nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
35
TS. D−¬ng TuyÕt Miªn *
hụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên, so với nam giới,
phụ nữ vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi.
Trong tình trạng nghèo khổ, phụ nữ là người
chịu nhiều thiệt thòi nhất về ăn uống, sức
khoẻ, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm
và các nhu cầu khác. Bên cạnh đó, phụ nữ
còn phải gánh chịu những thiệt thòi khác do
việc họ trở thành nạnnhâncủatội phạm.
Phụ nữ là nạnnhâncủatội phạm trước hết
phải kể đến các nạnnhân bị xâm hại về tình
dục mà điển hình nhất là trường hợp nạn
nhân củatộihiếp dâm. Một cuộc nghiên cứu
được tiến hành ở Mỹ với cái tên “Hiếp dâm
ở Mỹ” đã dự đoán rằng hàng năm ở đất
nước này có khoảng 683.000 phụ nữ bị hiếp
dâm. Còn theo thống kê của FBI, có
102.555 phụ nữ bị hiếpdâm vào năm
1990.
(1)
Ở nước ta, chúng ta chưa có số liệu
thống kê vềnạnnhâncủatội phạm này mà
mới chỉ có số liệu thống kê về số vụ và số
bị cáo. Tuy nhiên, thông qua số liệu này,
chúng ta có thể hình dung được phần nào về
tình hình nạnnhâncủatộihiếpdâm ở nước
ta. Cụ thể như sau:
(2)
Năm Tộihiếpdâm
Vụ /bị cáo
Hiếp dâmtrẻem
Vụ /bị cáo
Tổng số các tội
Vụ /bị cáo
1999 401/622 624/763 49.022 /74.803
2000 408/679 713/792 41.427/61.484
2001 399/618 700/761 41.136/58.066
2002 384/617 673/767 42.311/60.333
2003 364/557 638/725 45.668/67.439
Tất nhiên, số liệu trên chỉ có ý nghĩa
tương đối trong việc tìm hiểu về tình hình
nạn nhâncủatộihiếpdâm ở nước ta vì đây
là loại tội phạm có tỷ lệ tội phạm ẩn rất lớn.
Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi
không có ý định trình bày các vấn đề liên
quan đến nạnnhâncủatộihiếpdâm mà chỉ
nói về thiệt hại vềtâmlý mà người phạm tội
gây ra cho nạnnhâncủatội này.
Thiệt hại mà tội phạm hiếpdâm gây ra
cho nạnnhân không chỉ đơn thuần là thiệt
hại về thể chất mà còn là những thiệt hại về
tinh thần mà nhiều khi không gì có thể bù
đắp được, bởi vì “Hậu quả mà nạnnhâncủa
P
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
36 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
tội hiếpdâm phải gánh chịu có thể là bị
chấn thương (về tinh thần), bị sốc, đau đớn
về thể xác, bị lây nhiễm các bệnh về tình dục
trong đó có bệnh HIV hoặc có thai. Những
hậu quả này không chỉ tồn tại trong một thời
gian ngắn mà có thể là tồn tại trong một thời
gian dài sau khi vụ hiếpdâm xảy ra”.
(3)
Có
thể nói, đời sống vật chất cũng như tinh thần
của tất cả các nạnnhâncủatộihiếpdâm đều
có nhiều trở ngại, bất ổn. Đặc biệt là thời
gian đầu, sau khi tội phạm hiếpdâm xảy ra,
nhiều nạnnhân đã không muốn và không thể
sống tại địa phương, họ gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống riêng.
Sau khi trở thành nạnnhâncủatộihiếp
dâm, đời sống của người phụ nữ bị ảnh
hưởng, xáo trộn, đặc biệt là đời sống tâm lý,
tình cảm của họ. Nhữnghậuquảtâmlý mà
nạn nhâncủatộihiếpdâm phải gánh chịu vô
cùng nặng nề trong khi nạnnhâncủa đa số
các tội phạm khác không phải hoặc ít khi rơi
vào tình trạng tương tự. Nhiều nhà khoa học
trên thế giới đã nghiên cứu về vấn đề nhạy
cảm vàphức tạp này để từ đó cảnh báovới
dư luận xã hội vềhậuquả ghê gớm củatội
phạm hiếp dâm. Theo cuộc thăm dò, nghiên
cứu của tác giả Patricia A. Resick cùng một
số đồng nghiệp vềnhững xúc cảm cũng như
những phản ứng tâmlýcủanhững người phụ
nữ sau khi trở thành nạnnhâncủatộihiếp
dâm thì thu được kết quả như sau: Sau khi bị
hiếp dâm, 96% nạnnhân rơi vào trạng thái
hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình, 92% rơi
vào trạng thái sợ hãi và rối loạn tâm lý. Đối
với trường hợp ngay sau khi bị hiếpdâm
khoảng 2 đến 3 giờ thì thu được kết quả như
sau: 96% nạnnhân cảm thấy kiệt sức, 84%
rơi vào trạng thái chán nản, buồn bã, 88%
rơi vào trạng thái sợ hãi không thể ngủ
được.
(4)
Một số nhà khoa học khácbao gồm:
Rothbaum, Foa, Murdock, Riggs và Walsh
cũng tiến hành điều tra nghiên cứu về phản
ứng tâmlýcủanạnnhântộihiếpdâm (bao
gồm cả trường hợp hiếpdâm hoàn thành và
chưa đạt) trong tuần đầu tiên và 12 tuần tiếp
theo kể từ khi tộihiếpdâm xảy ra thì thu
được kết quả như sau: Ngay trong tuần đầu
tiên, 94% nạnnhân rơi vào trạng thái sốc
mạnh vềtâmlývà chán nản, sau 3 tháng kể
từ khi xảy ra vụ hiếpdâm vẫn còn tới 47% bị
rơi vào trạng thái nói trên.
(5)
Một nhóm khác
bao gồm Atkeson, Calhoun, Resic & Ellis
khi nghiên cứu về phản ứng tâmlýcủa
người phụ nữ sau hai tuần kể từ khi vụ hiếp
dâm xảy ra thì họ nhận thấy điều chủ yếu
xảy ra đốivớinạnnhâncủatộihiếpdâm là
hoảng sợ, chán nản, những trạng thái tâmlý
bất thường khác, hoạt động bất thường của
cơ quan sinh dục, tự kỷ ám thị và có vấn đề
về sự điều chỉnh hành vi về mặt xã hội. Các
nhà nghiên cứu nhận thấy sau khi trở thành
nạn nhâncủatộihiếpdâm, trong thời gian
đầu, rất hiếm phụ nữ có thể trở lại cuộc sống
bình thường. Thậm chí sau một năm kể từ
ngày tội phạm được thực hiện, trạng thái bất
thường vềtâmlý nói trên vẫn còn tồn tại.
(6)
Một nhóm nhà khoa học khác rút ra nhận xét
là sau khi trở thành nạnnhâncủatộihiếp
dâm, phản ứng tâmlýcủa người phụ nữ là
sợ hãi, chán nản, tự kỷ ám thị, có vấn đề về
điều chỉnh hành vi về mặt xã hội, rối loạn
hoạt động tình dục và cảm giác ám ảnh sợ.
(7)
nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
37
Cuộc điều tra “Hiếp dâm ở Mỹ: Một bản tin
tới quốc gia”, trên cơ sở thăm dò 4.008 phụ
nữ, các nhà nghiên cứu thu được kết quả
đáng giật mình là trong số những người phụ
nữ được hỏi thì có tới 507 người thừa nhận
đã từng bị hiếpdâm ít nhất một lần. Theo
cuộc thăm dò nói trên, có 31% nạnnhân gia
tăng trạng thái tâmlý rối loạn, căng thẳng
thần kinh, có 11% vẫn còn ở trạng thái căng
thẳng, rối loạn tâmlý cho tới thời điểm tiến
hành cuộc thăm dò và vẫn còn một số ít nạn
nhân cho rằng mình sẽ rơi vào trạng thái nói
trên cho đến hết cuộc đời.
(8)
Những cuộc
nghiên cứu gần đây được tiến hành ở Mỹ và
New Zealand cho thấy nạnnhâncủatộihiếp
dâm cần được điều trị vềtâmlývới các
chứng bệnh như sự phiền muộn, sự căng
thẳng thần kinh, trạng thái bị kích động, lạm
dụng rượu và ma tuý do bị cưỡng bức
chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so vớinhững
công dân bình thường khác.
(9)
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có cuộc
nghiên cứu nào nói về trạng thái tâmlýcủa
người phụ nữ sau khi bị hiếp dâm. Nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do
tâm lýcủa người phương Đông ngại động
chạm tới vấn đề nhạy cảm hoặc cũng có thể
là do quan niệm coi nhẹ, chưa đánh giá hết
hậu quảtâmlýcủatộihiếp dâm. Để có thể
nghiên cứu sâu về vấn đề này, với sự trợ
giúp của một số cộng sự, tác giả đã tiến hành
cuộc thăm dò trên địa bàn của các quận nội
thành Hà Nội. Tác giả đã thu được thư hồi
âm với kết quả như sau: Có một số người
thừa nhận mình từng là nạnnhâncủatộihiếp
dâm, một số người khác thừa nhận mình
từng bị quấy rối tình dục. Trong số những
nạn nhâncủatộihiếpdâm chỉ có rất ít người
đã từng tố cáovới cơ quan chức năng về thủ
phạm hoặc về vụ hiếpdâm, đa phần còn lại
thì giữ im lặng vì xấu hổ hoặc sợ ảnh hưởng
đến cuộc sống tương lai của mình hoặc sợ
hạnh phúc gia đình tan vỡ hoặc sợ người
thân đồng thời là thủ phạm bị xử lý trước
pháp luật. Về trạng thái tâmlýcủanạnnhân
sau khi bị hiếpdâm thì tất cả các nạnnhân
nói trên đều thừa nhận thường xuyên có cảm
giác xấu hổ sợ người khác biết mình bị hiếp
dâm chiếm tỷ lệ 100%, số người bị sốc mạnh
sau khi bị hiếpdâm chiếm tỷ lệ 90,4%, số
người thừa nhận phải mất một thời gian mới
trở lại cuộc sống bình thường chiếm tỷ lệ
80,9%, số người thừa nhận thường xuyên ở
trạng thái lo âu, mất ngủ chiếm tỷ lệ 52,3%,
số người có ý định tự sát ngay sau khi vụ
hiếp dâm xảy ra chiếm tỷ lệ 49%, số người
có cảm giác ghê sợ đàn ông chiếm tỷ lệ
30,1%, số người thừa nhận không thể quan
hệ tình dục bình thường với chồng vì thường
xuyên bị ám ảnh về vụ hiếpdâm chiếm tỷ lệ
19%, số người có cảm giác chán đời chiếm
tỷ lệ 11% (có 5 người do chán đời đã trở
thành gái mại dâmvà hiện vẫn là gái mại
dâm, 2 người nghiện ma tuý), có 2 người
từng mắc bệnh tâm thần sau khi bị hiếpdâm
(những người này hiện đã được chữa khỏi)
chiếm tỷ lệ 3%. Sau đây là một trường hợp
điển hình. T.H là người có nguồn gốc từ
nông thôn, khi 17 tuổi cô bị 3 kẻ say rượu
hiếp dâm. Thời gian đầu, T.H ngủ ít và luôn
gặp ác mộng trong giấc ngủ. Mặt khác, ở
quê, N.T.H không thể sống nổi bởi những lời
nghiªn cøu - trao ®æi
38 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
đàm tiếu của xóm làng và bởi cảm giác xấu
hổ, nhục nhã mỗi khi nhìn thấy ánh mắt của
dân làng. Với sự giúp đỡ của người thân,
T.H lên Hà Nội lập nghiệp và làm việc trong
một xưởng may. Ba năm sau, T.H lấy chồng.
Tuy nhiên, trong thời gian đầu của cuộc hôn
nhân, T.H thường xuyên có cảm giác sợ
quan hệ tình dục với chồng vì vụ hiếpdâm
năm nào luôn ám ảnh. Chỉ đến khi sinh con
đầu lòng, T.H mới dần dần trở lại cuộc sống
bình thường.
Điều đáng kinh ngạc ở đây là trong số
các nạnnhân nói trên thì có nhữngnạnnhân
ở tình trạng bị hiếpdâm bởi chính người
thân trong gia đình (như bố đẻ, bố chồng,
cha dượng, chú ruột, anh trai…) và rất ít nạn
nhân trong số này dám đứng ra tố cáo thủ
phạm. Điều đáng nói là sau khi vụ việc xảy
ra, không phải bất kì nạnnhâncủa vụ hiếp
dâm nào cũng có điều kiện chuyển đến địa
phương khác để sinh sống. Họ phải nhẫn
nhục sống trong sự khinh rẻ của họ hàng,
người thân, hàng xóm, láng giềng. Ví dụ như
trường hợp của L.C, em bị chính bác ruột
hiếp dâm khi mới 12 tuổi. Sau khi vụ hiếp
dâm xảy ra, hầu hết mọi người trong gia đình
đều tỏ ra xa lánh emvà đều cho rằng em có
lỗi để cho chuyện đó xảy ra. Khi đi học về,
nhiều trẻ con cũng như người lớn ở khu phố
chỉ vào mặt em nói: “con này bị hiếp”. Gia
đình L.C rất nghèo, mẹ em làm nghề quét
rác ở chợ, thu nhập rất ít ỏi chỉ vừa đủ duy
trì cuộc sống đạm bạc còn bố em đã chết vì
tai nạn giao thông. Tuy rất thương con
nhưng mẹ em không có điều kiện chuyển
nhà đến nơi khác để giúp em có thể sống
thanh thản hơn đồng thời có thể quên được
quá khứ. Hiện tại, em đang phải sống trong
cảnh xấu hổ, buồn chán, muốn bỏ học. Một
bất ngờ khác là thủ phạm củanhững vụ
phạm tộihiếpdâm người thân lại có cả
người có học thức, có địa vị xã hội. Trường
hợp của B.K là một ví dụ điển hình. B.K bị
hiếp dâm khi mới 9 tuổi bởi chính cha ruột
của mình. Lợi dụng sự non nớt, thơ ngây của
em, người bố đã lợi dụng mỗi lần B.K mắc
lỗi là bắt em phải giao cấu và coi đó là một
hình thức xử phạt. Ví dụ nếu B.K bị điểm
kém hoặc không chào bạn của bố, B.K lại bị
bố xử phạt. Mỗi lần bị xử phạt là người bố
lại đưa em vào phòng riêng để giao cấu và
dặn không được nói với ai, nếu không sẽ bị
đánh bằng roi và sẽ còn đau hơn rất nhiều
việc giao cấu. B.K phải chịu đựng sự tha
hoá về đạo đức của người bố cho đến khi
em 19 tuổi. Biết rõ hành vi của bố là sai trái
nhưng B.K không thể tố cáo vì bố em là trụ
cột kinh tế của gia đình và đặc biệt là B.K
không muốn mẹ biết vì sợ mẹ đau khổ và
hạnh phúc gia đình tan nát. Trong thư của
mình, B.K viết em rất ghê sợ bố và ghê sợ
luôn cả những người khác giới và đặc biệt
em rất sợ mọi người biết mình từng bị hiếp
dâm, với B.K cảm giác xấu hổ, mất tự tin
luôn thường trực…
Tất nhiên, những số liệu trên chưa thể
phản ánh hết nhữnghậuquảvềtâmlý mà tội
hiếp dâm gây ra cho nạnnhân nhất là khi
còn nhiều nạnnhân vì nhữnglý do khác
nhau đã không dám cũng như không thể bộc
lộ nỗi niềm của họ. Tuy nhiên, điều không
thể phủ nhận được là hậuquảvềtâmlý mà
nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
39
tội phạm hiếpdâm gây ra cho nạnnhân là
khá nặng nề đòi hỏi phải có thời gian và đặc
biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tích cực của
người thân, cộng đồng mới có thể dần dần
giúp họ khắcphục được. Do vậy, để khắc
phục hậuquảvềtâmlýcủatộihiếpdâm,
theo chúng tôi có một số giảipháp sau:
- Việc quy định biện pháp xử lýtộihiếp
dâm trong BLHS cũng như việc xét xử tội
này trên thực tế phải thực sự đảmbảo được
tính nghiêm minh của luật pháp. Người
phạm tội phải bị xử lý nghiêm khắc theo
đúng quy định của luật và điều này phần nào
sẽ giúp cân bằng vềtâmlýđốivớinạnnhân
của tộihiếpdâm, bởi vì trong trường hợp
này họ sẽ cảm thấy công lý đã được thực
hiện, người gây ra tội phạm phải trả giá về
tội lỗi của mình. Đồng thời, việc xử lý
nghiêm người phạm tội sẽ có tác dụng răn đe
những người không vững vàng trong xã hội
sớm từ bỏ ý định phạm tộicủa mình và như
vậy trong chừng mực nhất định sẽ làm giảm
tỷ lệ loại tội này cũng như lượng nạnnhân
tương ứng. Điều này cũng phần nào làm ổn
định tâmlýnạn nhân, giảm bớt sự lo lắng
của họ cũng như cộng đồng xã hội. Do vậy,
cần khắcphục ngay tình trạng một số toà án
còn xử quá nhẹ dẫn đến nạnnhân cũng như
dư luận xã hội bất bình, bản án không có tính
giáo dục.
- Cần thành lập những trung tâm tư vấn
về tâmlý để giúp cho người phụ nữ (là nạn
nhân củatộihiếp dâm) có thể tâm sự (có thể
gặp gỡ trực tiếp hoặc bằng thư) để họ trút
nhẹ gánh nặng tâm lý, có thể vợi bớt nỗi đau
đang đè nặng trong lòng họ. Đồng thời, việc
tư vấn sẽ giúp họ có thể quên quá khứ,
hướng tới tương lai, từ đó có thể dần dần
sống thanh thản hơn và hoà nhập được vào
cuộc sống của cộng đồng. Hiện nay ở nước
ta trên thực tế có một số trung tâm tư vấn
nhưng hoạt động củanhững trung tâm này
mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn vềpháplý
nhưng chưa có trung tâm tư vấn vềtâmlý
dành riêng cho đối tượng là những phụ nữ
không may mắn (những đối tượng là nạn
nhân củatội phạm tình dục). Để hoạt động
của các trung tâm tư vấn vềtâmlý nói trên
có hiệu quả thì cần phải xác định đây là
những trung tâm tư vấn miễn phí vì lý do
nhân đạo vànhân viên của trung tâm phải là
người có trình độ chuyên môn tốt, có kinh
nghiệm về cuộc sống, biết thông cảm, chia
sẻ với nỗi đau của người khácvà đặc biệt là
không được phép tiết lộ về danh tính của
người tâm sự. Ở nhiều nước trên thế giới,
những trung tâm này hoạt động được sự tài
trợ của các tổ chức nhân đạo phi chính phủ
hoặc cũng có thể do nhà nước tài trợ. Nhân
viên của trung tâm thường là luật sư, giảng
viên đại học, bác sĩ tâm lý, công tố viên,
thẩm phán. Ở nước ta, hiện vẫn chưa thành
lập những trung tâm như trên. Trong thời
gian tới, chúng ta nên thành lập những trung
tâm này để giúp những người phụ nữ không
may mắn có thể thanh thản hơn vềđời sống
tâm lý, quên đi quá khứ, hướng tới tương lai,
hoà nhập tốt hơn vào cuộc sống cộng đồng.
- Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật cho công dân để
công dân thấy rõ tính nghiêm minh của luật
pháp, tự giác tuân thủ pháp luật, hạn chế tỷ
lệ phạm tội nói chung trong đó có tộihiếp
dâm. Đồng thời, công tác tuyên truyền cũng
nghiªn cøu - trao ®æi
40 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
phải làm cho người dân thấy rõ hành vi hiếp
dâm là tội ác, một hành vi rất xấu xa cần lên
án gay gắt. Mặt khác, trong khi thực hiện
chức năng tuyên truyền của mình, các
phương tiện thông tin đại chúng cũng phải
quan tâm đến việc bảovệ danh tính, bí mật
đời tư củanạn nhân. Một thực tế không thể
phủ nhận ở nước ta là khi đưa tin về vụ hiếp
dâm, trong một số trường hợp các phóng
viên chỉ tập trung vào việc đưa tin mà chưa
chú trọng đến việc giữ bí mật danh tính của
nạn nhân. Thậm chí có những bài báo giữ
nguyên họ, đệm, địa chỉ chi tiết củanạn
nhân (chỉ có bỏ bớt phần đuôi của tên, giữ
lại chữ cái đầu tiên của tên nạn nhân). Điều
này gây bất lợi rất lớn đến cuộc sống tiếp
theo củanạnnhânvànạnnhân sẽ gặp nhiều
khó khăn nếu họ muốn tiếp tục sống yên ổn
ở chỗ ở cũ (cũng như nơi làm việc) bởi việc
thay đổi chỗ ở cũng như tìm việc làm mới
không phải là điều dễ dàng. Do vậy, các
phương tiện thông tin đại chúng khi làm
nhiệm vụ đưa tin của mình thì không được
tiết lộ danh tính củanạnnhân cũng như chụp
ảnh nạnnhân đưa lên mặt báo./.
(1).Xem: “Violence Against Women”, Our
BodiesOurselves For The New Century 1998. The
Boston Women’s Health Book Collective, New York:
Touchstone, tr. 158.
(2). Số liệu từ Phòng tổng hợp, Toà án nhân dân tối cao.
(3), (9).Xem: The rape Report: An overview of rape
in Malaysia 2002, Rastam, Alida (ed), AWAM/
SIRD, Kuala lumpur Vinlin Press, tr. 11, 14.
(4), (5), (6), (7), (8).Xem: Patricia A. Resick, “The
Psypological Impact of rape”, Journal of Interpersonal
Violence, Vo 8. No 2. June 1993. tr. 223, 124.
VẤN ĐỀ TRẺEM
Tiếp theo trang 20
vì công việc trong gia đình thường không có
giờ giấc và thời gian biểu cố định, do đó hiện
tượng lạm dụng sức lao động rất dễ nảy sinh.
Thứ sáu, chính quyền địa phương cần có
biện pháp hỗ trợ trẻem gái trong việc nhập
học vào các trường đóng trên địa bàn;
khuyến khích các đoàn thể mở các lớp học
sinh hoạt, lớp dạy "nghề nội trợ" cho đối
tượng là trẻem gái đang làm thuê cho các gia
đình trong khu vực mình quản lý. Hội phụ nữ
cấp cơ sở cần có những hoạt động hay những
câu lạc bộ dành cho trẻem gái giúp việc và
cần có các biện pháp vận động gia chủ để các
em tham gia.
Thứ bảy, cần ghi nhận vai trò quan trọng
có tính quyết định của người sử dụng lao
động - gia chủ trong việc quan tâm tạo điều
kiện cho các em học tập. Cần hướng những
chính sách, những chương trình hành động vì
phụ nữ vào việc tuyên truyền, vận động,
khuyến khích và hỗ trợ các gia chủ tạo điều
kiện về thời gian cho trẻem gái giúp việc
được tiếp tục đi học.
Trẻ em gái giúp việc cho các gia đình là
một hình thức lao động có những nét đặc
trưng riêng nên dễ bị lạm dụng, phân biệt đối
xử làm ảnh hưởng đến việc phát triển nhân
cách. Vì vậy, để các em được hưởng các
quyền củatrẻem cũng như quyền của phụ nữ
thì cần thiết phải được sự quan tâmcủa toàn
xã hội vớinhữnggiảipháp có hiệu quả. Nó
phản ánh quyết tâmcủa toàn xã hội trong
cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng và tiến bộ
của phụ nữ./.
. họ khắc phục được. Do vậy, để khắc
phục hậu quả về tâm lý của tội hiếp dâm,
theo chúng tôi có một số giải pháp sau:
- Việc quy định biện pháp xử lý tội.
quan đến nạn nhân của tội hiếp dâm mà chỉ
nói về thiệt hại về tâm lý mà người phạm tội
gây ra cho nạn nhân của tội này.
Thiệt hại mà tội phạm hiếp dâm gây