1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Văn 12 Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

3 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 162,81 KB

Nội dung

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài a) Giới thiệu chung Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn xuôi hiện đại Vi.

Trang 1

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng

nhân vật A Phủ trong truyện ngắn

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

a) Giới thiệu chung

- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Ông thường quan tâm đến số phận những con người bất hạnh, nghèo khổ Tô Hoài cũng là cây bút tài năng trong lĩnh vực tả cảnh; cảnh khắc họa nội tâm nhân vật chân thực, tinh tế; cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn

- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

+ Là truyện ngắn thành công hơn cả của tập “Truyện Tây Bắc”

+ Tác phẩm ra đời từ “nỗi ám ảnh mạnh mẽ” của nhà văn sau tám tháng sống, tìm hiểu, gắn bó với đồng bào các dân tộc Tây Bắc

- Hình tượng nhân vật A Phủ:

+ Là hình tượng nhân vật góp phần tô đậm, khắc sâu hơn giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, làm nên thành công mới của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Là hình tượng nhân vật có số phận đặc biệt và cá tính đặc biệt

b) Cảm nhận về hình tượng

- Vào lúc xung đột giữa ước vọng sống chính đáng bình dị, chính đáng trong Mị với hiện thực phũ phàng được đẩy đến mức căng thẳng thì A Phủ xuất hiện Sự xuất hiện của A Phủ báo hiệu cho một xung đột mới bắt đầu

=> Cách giới thiệu nhân vật của tác giả vừa tự nhiên vừa bất ngờ tạo được sự chú ý đối với người đọc

- Số phận đặc biệt của A Phủ:

+ Mồ côi cả cha lẫn mẹ ngay từ khi còn thơ dại, không một người thân thích trên đời vì một trận dịch đậu mùa hãi hùng; bị người làng vì “đói bụng” bắt đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái lúc mới mười tuổi, “không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc”

+ Sớm nếm trải cảnh sống làm thuê “cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác”

+ Bị cột chặt vào kiếp sống làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra: đánh A Sử, con trai của thống lí – một thứ “con trời” không ai dám động đến ở cái vùng núi cao này, A Phủ bị phạt vạ nhưng nghèo phải vay tiền thống lí, thống lí bắt đi ở để trừ nợ

Trang 2

* Nhà văn đã tập trung miêu tả thật ấn tượng cảnh A Phủ bị phạt vạ “Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hsut Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỡ cửa sổ Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ

cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”

Sở trường quan sát đời sống sắc sảo cùng vốn kiến thức phong phú về tập quán và phong tục của đồng bào dân tộc đã giúp Tô Hoài viết nên những câu văn ngắn, ngắt nhịp dồn dập, lời văn trùng điệp, giọng văn thản nhiên cùng phép liệt kê đã dựng lại chân thực, sống động một tập tục đã trở thành hủ tục bất công đối với những người lao động nghèo khó, “thấp cổ bé họng” ở miền núi trước cách mạng

Người đọc hình dung rất rõ bộ mặt lạnh lùng, vô cảm cùng bản chất thú tính tàn bạo của bọn thống trị miền núi Tây Bắc Các thế lực cường quyền cấu kết, lợi dụng thần quyền để tước đoạt trắng trợn và thô bạo nhất quyền sống, quyền tự do của con người

Không chỉ vậy, người đọc còn cảm nhận đau xót về số phận “trâu ngựa” của A Phủ (liên hệ đoạn văn miêu tả cảnh A Sử trói Mị trong đêm mùa xuân)

* Cảnh A Phủ bị trói đứng giữa sân nhà thống lí trong những đêm đông giá buốt ở vùng cao chỉ vì để hổ

ăn mất nửa con bò, một lần nữa tô đậm số phận bất hạnh của nhân vật

- Tính cách đặc biệt của A Phủ:

+ Một người lao động khỏe mạnh, giỏi giang:

* Cảnh sống bất hạnh của trẻ mồ côi; cuộc sống vất vả cực nhọc của kẻ làm thuê; kiếp sống tủi nhục của người đi ở gạt nợ đã hun đúc nhân vật thành chàng trai lao động khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”

* A Phủ trở thành niềm ao ước của đám con gái trong làng “Đứa nào được A Phủ cũng được bằng con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”

+ Một con người gan góc, táo bạo:

• A Phủ là đứa trẻ gan bướng tìm cách trốn thoát lên núi khi bị bắt xuống đồng bằng lúc còn rất nhỏ tuổi

• A Phủ là chàng thanh niên gan góc khi thạo săn bò tót: khi thản nhiên vác nửa con bò bị hổ ăn dở

và nói với thống lí chuyện “đi lấy con hổ về” coi đó là việc dễ dàng; điềm nhiên cãi lại thống lí, kho6gn biết sợ cái uy của bất cứ ai; thản nhiên đi lấy cọc và dây mây, rồi đóng cọc để người ta trói đứng mình thế mạng cho con bò bị mất Đó là một con người không sợ cái chết

+ Một người mạnh mẽ, chuộng tự do:

• A Phủ như một mầm sống khoẻ khoắn đã vượt qua được dự dàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên trận dịch đậu mùa

Trang 3

• Hành động đánh A Sử trong một đêm mùa xuân cho thấy rõ sức mạnh thể chất cụng như tinh

thần chuộng tự do của nhân vật “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to, […]

A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp” A Phủ đánh A

Sử theo nhận thức hồn nhiên; trừng trị kẻ xấu, đứa phá đám cuộc chơi Nhưng sâu xa, hành động còn có ý nghĩa chống lại sự bất công và thể hiện ý thức về tự do của nhân vật

Tính cách chuộng tự do của A Phủ được nhà văn khắc hoạ ấn tượng qua chi tiết miêu tả nhân vật

cuối phần đoạn trích tác phẩm trong sách giáo khoa “A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi

Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy” khi bất ngờ được

Mị cắt dây trói giải cứu vào một đêm đông

c) Đánh giá chung

- Nếu nhân vật Mị được khắc hoạ chủ yếu qua điểm nhìn từ bên trong với thế giới nội tâm chân thực, tinh

tế thì hình tượng A Phủ chủ yếu được nhìn từ bên ngoài với những hành động đầy ý nghĩa Nghệ thuật xây dựng hình tượng này tiếp tục chứng tỏ khả năng quan sát, phát hiện mới mẻ của tác giả về những nét riêng, lạ trong tập quán, phong tục của các dân tộc vùng Tây Bắc trước Cách mạng

- Bên cạnh một cô Mị bề ngòai tưởng sống câm lặng, cam chịu, nhẫn nhục mà bên trong vẫn luôn cháy bóng khao khát một cuộc sống tự do, hạnh phúc đã có hêm một A Phủ giỏi trong lao động và cũng rất mạnh mẽ, táo bạo, gan góc trong cuộc sống Những phẩm chất này biểu hiện sinh lực sống dồi dào của những người lao động miền núi Tây Bắc khiến họ có đủ sức mạnh vượt lên bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào

- Cùng với hình tượng nhân vật Mị, hình tượng A Phủ đã góp phần làm nên giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm

Ngày đăng: 31/10/2022, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w