Điều đó được thê hiện ở cả góc độ nghiên cứu lý luận của một khoa học còn non trẻ, mới mẻ, còn rất nhiều “khoảng trống” cho nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện nó đến góc độ thực ti
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Đồng Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan
PGS.TS Phạm Công Đoàn
GIÁO TRÌNH
QUAN TRI HỌC
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2021
Trang 2LOI GIỚI THIỆU
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Peter
Drucker cho rằng: “Chưa từng có một ngành nào phát triển
mau lẹ và có ảnh hưởng to lớn như quản trị Từ khi khoa học quản trị ra đời đến nay, chỉ với hơn trăm năm, quản trị đã làm
thay đổi mạnh mẽ cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước
phát triển trên thế giới”
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học quản trị tự nó đã nói lên
ý nghĩa khoa học và thực tiễn cấp bách, sự hấp dẫn của khoa học
này Điều đó được thê hiện ở cả góc độ nghiên cứu lý luận của
một khoa học còn non trẻ, mới mẻ, còn rất nhiều “khoảng trống” cho nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện nó đến góc độ thực
tiễn thực hành quản trị, Harold Koontz, Cyril O°Donnell đã chỉ
ra rằng hơn 90% thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực
và kinh nghiệm quản lý, điều hành Các nghiên cứu thực tiễn
cũng cho thấy việc tăng cường các nguồn tài chính và công nghệ
kỹ thuật cũng chưa thể đảm bảo phát triển tổ chức nếu năng lực quản trị yếu kém Sau nữa, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh và quản trị luôn biến đổi, phức tạp, đầy bất trắc, khó lường đã đặt ra cả những cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro, thách thức với các nhà quản trị tổ chức
Trong bối cảnh đó, nhà quản trị đòi hỏi vừa phải cập nhật những, kiến thức mới của khoa học quản trị vừa phải có tư duy đúng
đắn, có cái nhìn thực tế, phải có nghệ thuật vận dụng những tỉnh túy trong khoa học quản trị vào điều kiện cụ thể của quốc gia, của tổ chức nơi mình làm việc
Từ những nhận thức đó, các tác giả cuốn sách trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống các chương trình đào
Trang 3tạo của các chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh và ngành, chuyên ngành có liên quan khác mong muốn cung
ác kiến thức nền tảng, cốt lõi của khoa học quản trị; cố gắng cập nhật kiến thức mới, có hệ thống, đảm bảo tính khoa học, hiện
a:
Viét Nam đến người học Nội dung giáo trình được viết theo tiếp
tính đến bối cảnh hội nhập quốc tế, cạnh tranh và thực tiễn
cận quá trình của quản trị (theo đó, quản trị là quá trình thực hiện
4 chức năng: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm soát) đồng thời với tiếp
của các chức năng/công việc quản trị cụ thể thì công việc của nhà quản trị là thu thập, xử lý thông tin inh, tổ chức thực
hiện quyết định để thực hiện mục tiêu ) Từ tiếp cận trên, giáo
trình được cấu trúc thành 7 chương, trong đó 3 chương đầu khái
quát về khoa học quản trị, lịch sử phát triển và các cách tiếp cận,
ào 4
chức năng của quản trị Toàn bộ cuốn sách thể hiện các tiếp cận
ân thông tin và ra quyết định (nếu tước bỏ tên gọi
ra quyết
thông tin và quyết định quản trị; các chương sau đi sâu
chủ yếu, phổ biến đó là tiếp cận quá trình và ra quyết định được
xuyên suốt trong các chương, mục Bảy chương của giáo trình cụ thể là:
Chương 1: Khái luận về quản trị
Chương 2: Nhà quản trị
Chương 3: Thông tin và ra quyết định quản trị
Chương 4: Chức năng hoạch định
Chương 5: Chức năng tổ chức
Chương 6: Chức năng lãnh đạo
Chương 7: Chức năng kiêm soát
Chương I, 4, 6 do PGS.TS Phạm Công Đoàn biên soạn; Chương 2, 3, 5, 7 do PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan biên soạn
Cuốn sách được biên soạn với ý tưởng cung cấp các kiến thức cơ bản, nền tảng về quản trị học cho ngành quán trị kinh
Trang 4đoanh và các ngành liên quan ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh cũng như các nhà
nghiên cứu, thực hành quản trị ở các tỏ chức, doanh nghiệp
Nội dung cuốn sách là sự chất lọc, kế thửa các công trình
nghiên cứu đã cũng thể hiện những quan điểm, nhận định
của cá nhân các tác giả Mặc dù đã có nhiều có gắng nhưng quản
trị học là lĩnh vực rộng, phát triển nhanh, nhiều góc độ tiếp cận
nên chắc chắn cuốn sách vẫn còn những hạn chế Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, đồng nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản trị để cuốn sách được hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt cho đào tạo và nghiên cứu
Các tác giả biểu thị sự biết ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên
và Hội đồng Khoa Quản trị kinh doanh, Bộ môn Quản trị học, cá
nhân các nhà khoa học, đồng nghiệp trong và ngoài trường, đặc
biệt là Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Thương mại đã giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này
CÁC TÁC GIÁ
Trang 6ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
HỌC PHẢN QUẢN TRỊ HỌC
1 Đối tượng nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động quản trị ra đời từ rất lâu khi có đòi hỏi
phải phối hợp và kết hợp hoạt động của những con người trong một tổ chức Tổ chức bao gồm những con người liên kết với nhau để hành động nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức và qua
đó đạt được mục tiêu riêng của mỗi người Để thực hiện được
mục tiêu này, trong tổ chức đòi hỏi phải có người “nhạc trưởng”
(chủ thể quản trị) chỉ huy, định hướng, phối hợp con người và
các hoạt động của tổ chức (khách thể quản trị) dựa trên một nỗ
lực chung Như vậy, đối tượng quản trị là tổ chức và con người trong tổ chức Tác động của chủ thẻ quản trị (nhà quản trị) lên
đối tượng quản trị (con người, tổ chức) là các hoạt động quản trị
và qua đó hình thành nên các mối quan hệ quản trị
Hoạt động quản trị bị chỉ phối bởi các quy luật kinh tế, xã hội
và tâm lý khách quan, vì vậy, khi thực hành quản trị một tổ
chức, nhà quản trị cần phải nhận thức và vận dụng đúng đắn các
quy luật này mới đảm bảo sự thành công và hiệu quả của các hoạt động quản trị Sự phối hợp hoạt động của những con người
trong tổ chức được thực hiện thông qua quá trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực đề đảm bảo đạt được
mục tiêu của tô chức một cách hiệu quả Và đó cũng chính là các
chức năng của quản trị
Học phần Quản trị học xác định đối đượng nghiên cứu là tố
chức và các hoạt động quản trị tổ chức bao gồm: hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát trong mối quan hệ bên trong tô chức
và quan hệ giữa tổ chức với bên ngoài Đó cũng chính là cách
tiếp cận quản trị theo quá trình mà cuốn sách này nghiên cứu.
Trang 7Mục đích của học phần Quản trị học là trang bị cho người
học những kiến thức nền tảng, cốt lõi của khoa học quản trị đề từ
đó giúp họ nghiên cứu phát triển lý luận và vận dụng phù hợp và
hiệu quả vào công việc thực tế ở tô chức; do đó giáo trình là tài
liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và thực hành quản trị
Giáo trình Quản trị học tạo cơ sở khoa học nền tảng để
n cứu các chuyên ngành quản trị khác như: quản trị sản
t và tác nghiệp, quản trị rủi ro, quản trị marketing, quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị công nghệ
XI
2 Phương pháp nghiên cứu
Là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, quản trị học
sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm
nền tảng để xem xét, phân tích các sự vật, hiện tượng trong mối
quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị được
thực hiện theo tiếp cận hệ thống trên quan điểm toàn diện, có
tính đến điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
Hoe phan Quản trị học sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
ác phương pháp thống kê, toán kinh tế, dự báo, mô
lồng thời quản trị học là một khoa học ứng dụng, có tính liên ngành nên quá trình nghiên cứu cũng sử dụng kiến thức
của các ngành khoa học có liên quan như: triết học, kinh tế học, thống kê, toán kinh tế, xã hội học, tâm lý học, luật học và các
môn khoa học khác có liên quan
Quản trị là khoa học nhưng đồng thời cũng là nghệ thuật Vì vậy, khi thực hành quản trị, đòi hỏi nhà quản trị phải tuân thủ nghiêm túc nguyên lý quản trị, đồng thời phải biết sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để có thể ứng phó với mọi tình huồng xảy ra
Trang 8CHUONG 1
KHAI LUAN VE QUAN TRI
Sau khi đọc xong chương này, người đọc có thể nắm được
những nội dung chủ yếu của quản trị một tô chức, cụ thể là:
~ Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tổ chức
~ Khái niệm và bản chất quản trị, hiểu được vì sao quản trị
là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề, hiểu được thé nào là nhà quản trị, người thừa hành
- Các chức năng cơ bản của quản trị một tổ chức cũng như
vai trò, môi quan hệ giữa các chức năng của quản trị
~ Các lý thuyết quản trị và sự phát triển của các tư tưởng
quản trị
- Các yếu tô môi trường quản trị và tác động của môi trường
quản trị tới hoạt động quản trị
~ Tỉnh tắt yêu của quản trị sự thay đổi, nội dung và cách thức
quản trị sự thay đổi của tổ chức
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản trị một tổ chức cho thấy:
(Ù Hoạt động quản trị ra đời từ rất lâu trước sự ra đời của
các lý thuyết/ tư tưởng quản trị, nó được minh chứng bằng việc
con người đã hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát các
hoạt động xây dựng kim tự tháp, cách quản lý của người Trung
Hoa cổ ở giai đoạn nhiều ngàn năm trước công nguyên Song
về cơ bản quản trị thì không thay đổi chỉ có khả năng và cách
thức giải quyết các van đề của quản trị thì thay đổi đúng như
Peter F Drucker (1993) nhận định: “Những vấn đề cơ bản của
quản lý không thay đổi nhưng điều kiện bên trong và bên ngoài
Trang 9thi thay đôi do vậy những khả năng giải quyết vấn đề phải được thay đổi”
(ii) Quản trị là sự phối hợp và kết hợp các hoạt động trong
một tổ chức và hoạt động này được thực hiện bởi con người và
các nguồn lực của tổ chức để nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt
ra Do đó con người có vai trò là đối tượng của quản trị, có ý
nghĩa quyết định đến sự thành bại của tổ chức Michael H
Mescon, M Albert, F Khedouri (1988) đã khẳng định: “Hoạt
động quản trị ra đời khi đòi hỏi phải có sự phối hợp và kết hợp
hoạt động của một tỏ chức đề đạt mục tiêu đã đặt ra”
, để hiểu rõ về quản trị
trị
Từ những phân tích trên đ:
trả lời các câu hỏi: Quản trị là gì? Quản trị ai? Qu
Quan trị như thế nao và bằng cách nào? Những yếu
động đến quản trị? Làm thế nào đề quản trị thành công?
phải
i gi? nào tác
1.1 Quản trị và các chức năng quản trị tổ chức
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tổ chức
4a) Khái niệm về tổ chức
Theo Chester Barnard (1995): “Tổ chức là một hệ thống
các hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người một cách
có ý thức”
Ngoài ra, cũng còn có nhiều cách hiểu khác nhau hức,
song nói chung: Tổ chức là hệ thông những con người liên kết lại với nhau, hành động để đạt được mục tiêu của tổ chức
b) Các đặc điềm cơ bản của tổ chức
Từ khái niệm về tổ chức nêu trên cho thấy:
Tổ chức bao giờ cũng phải có từ 2 người trở lên, họ liên kết
lại với nhau để hành động nhằm đạt mục tiêu chung (của tô
chức) và qua đó đạt được mục tiêu riêng của mỗi người Chính
nhờ đạt được mục tiêu riêng khi gia nhập tỏ chức nên con người
10
Trang 10gắn kết với tổ chức và đề quản trị thành công thi nha quan tri
phải giúp các thành viên của tổ chức đạt được các mục tiêu riêng của họ thông qua việc thực hiện mục tiêu chung
Tô chức được cau trúc như một hệ thống, tức là nó bao gồm
các cá nhân, các bộ phận được sắp xếp theo một trật tự logic có
mối quan hệ, liên hệ với nhau theo một quy luật nhất định trong,
quá trình hoạt động đề đạt được mục tiêu
Hoạt động của những con người trong tổ chức đòi hỏi phải có
sự phối hợp và kết hợp với nhau để đạt được mục tiêu, do đó
phải có hoạt động quản trị, phải có người “nhạc trưởng” đề thực
hiện sự phối hợp và kết hợp đó, họ là nhà quản trị Do đó tổ chức
là đối tượng của quản trị, hơn nữa tổ chức bao gồm những con người liên kết với nhau đề triển khai các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung nên quản trị tô chức là quản trị con người,
quản trị môi quan hệ con người và hoạt động trong tô chức
Trong thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội, tô chức được thẻ
hiện ra rất phong phú, đa dạng: tỗ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ
chức chính trị, đoàn thể chúng biểu hiện ra là các tập đoàn kinh
tế, các công ty, doanh nghiệp, trường học, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn, các hiệp hội Các tổ chức này có thẻ có một hay nhiều mục tiêu, các thành viên trong tổ chức gắn kết với nhau vì mục tiêu chung đề qua đó
đạt được mục tiêu riêng Ví dụ: Doanh nghiệp có thể có mục tiêu
tăng trưởng, phát triển hay ôn định bền vững còn các thành viên
trong doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu: người lao động có mục tiêu công ăn việc làm, thu nhập hay thăng tiến người chủ có mục tiêu lợi nhuận Mọi thành viên trong tỏ chức phải tiến hành các hoạt động mang tính chuyên môn hóa, theo chức năng nhất định, ví dụ trong doanh ngh
động có tính chuyên môn hóa theo các chức năng như: sản xuất, thương mại, nhân sự, tài chính từ đó tỏ chức hình thành nên các
bộ phận chuyên môn hoá, các bộ phận này phải có những chức
1I
Trang 11năng, nhiệm vụ nhất định và phải phối hợp với nhau trong hoạt
động, phải có người đứng ra để tổ chức sự phối hợp và kết hợp
các hoạt động đó, tức là phải có người chỉ huy, người thừa hành
theo thứ bậc của hệ thống Tóm lại, doanh nghiệp là một tỗ chức được cấu trúc như một hệ thống có mục tiêu và để đạt được mục
tiêu thì hoạt động của nó cần phải được quản trị
1.1.2 Bản chất của quản trị
a) Khái niệm và bản chất của quản trị
Có rất nhiều cách hiểu về quản trị tùy theo cách tiếp cận nghiên cứu về quản trị
Theo Phạm Vũ Luận (2012): “Quản trị là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục đích (đảm bảo hoàn thành công việc) thông qua nỗ lực (sự thực hiện) của những người khác”
Theo James H Donnelly; J Gibson (2008): “Quản trị là một
quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác đề đạt được những kết quả mà
một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được”
Theo Stephen Robbins (2001): “Quản trị là tiến trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”
Theo Robert Kreitner (2009): *Quản trị là tiến trình làm việc với và thông qua người khác đề đạt được những mục tiêu của tổ
chức trong một môi trường thay đôi Trọng tâm của tiến trình này
là kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn"
Từ nghiên cứu các tiếp cận trên đây, có thể rút ra khái niệm
về quản trị như sau:
là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có
1g sự phối hop các hoạt động của những người khác
Quản trị
hiệu quả
12
Trang 12thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguôn
lực của tổ chức trong một môi trường luôn thay đồi
Khái niệm trên về quản trị có nhiều nét tương đồng với các khái niệm đã nêu và làm rõ hơn bản chất của quản trị, cụ thể:
Quản trị là hoạt động của một hay một số người nhằm phối
hợp hoạt động của những người khác để đạt được những mục tiêu của tổ chức Hoạt động quản trị sẽ không diễn ra hay không,
được “nhìn thấy” nếu tổ chức chỉ có một người, không có sự
phối hợp hay tương tác với nhau
Sự phối hợp hoạt động của những người khác được thực hiện
thông qua tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
các nguồn lực của tổ chức Và đó cũng chính là các chức năng
Hoạt động quản trị được tiến hành trong một môi trường luôn
thay đổi nên cần phải dự báo, nhận diện một cách chính xác, kịp
thời những cơ hội và thách thức, những thuận lợi và khó khăn, để
có những quyết định, hành động quản trị thích hợp với mỗi hoàn
cảnh, tỉnh huống cụ thẻ
Mỗi tô chức đều có những mục tiêu và những việc phải làm
để thực hiện mục tiêu, các công việc này được những con người
trong tổ chức thực hiện, mặc dù công việc của những người trong,
tổ chức khác nhau song tựu chung có thé phan chia thành hai
loại: nhà quản trị và người thừa hành
Nhà quản trị là người thực hiện các công việc quản trị, thực hiện các hoạt động đẻ đạt mục tiêu thông qua sự phối hợp hoạt
13
Trang 13động của những người dưới quyền và chịu trách nhiệm về hoạt
động của họ Sự phối hợp hoạt động của những người thừa hành được thực hiện thông qua hoạch định, tô chức, lãnh đạo và kiểm
soát các nguồn lực của tỏ chức một cách hiệu quả Do đó nhà
quản trị chính là chủ thể của hoạt động quản trị
Người thừa hành là những người đảm nhận những công việc
nhất định, hoạt động dưới sự điều khiển, kiểm soát của nhà quản trị mà không có trách nhiệm điều khiển và kiểm soát hoạt động
của những người khác
Quản trị có vai trò quan trọng, quyết sự sự thành công của tỏ
chức Tạp chí khoa học điều tra Forbes (2014), trong bản công
bố báo cáo về kinh doanh của Ngân hàng Châu Mỹ viết: "theo sự
phân tích cuối cùng thì hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là
do sự thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm quản lý”
b) Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề
Quản trị là một khoa học:
“Thứ nhất, thực tiễn hoạt động quản trị ra đời từ rất lâu khi có
đòi hỏi phải phối hợp và kết hợp hoạt động của những con người
trong một tô chức Qua thực tiễn, hoạt động quản trị được trải
nghiệm, đúc rút, tổng kết từ đó ra đời những tư tưởng, lý thuyết
về quản trị; trong đó 5 quan điểm được chấp nhận và phát triển rộng rãi Bắt đầu từ năm 1886 quan điểm quản trị truyền thống ra
đời gồm trường phái quản trị quan liêu của Max Weber (1864- 1920) với công trình nghiên cứu vẻ sự quan liêu của chính phủ
Đức Quản trị khoa học mà tiêu biểu là F Taylor và những người
kế tục Taylor với công trình của Taylor “Principles of scientific
management”; Quản trị tổng quát mà tiêu biểu là H Fayol về các công trình nghiên cứu về nhà quản trị và các chức năng của quản
trị được thể hiện trong công trình nghiên cứu “General and industrial management”; Quan diém hanh vi (quan hệ con người)
mà tiêu biểu là Mary Parker nhắn mạnh vào việc giải quyết mối
14
Trang 14quan hệ giữa các nhân viên và động lực của quản trị hơn là áp
dụng các nguyên tắc cứng nhắc Chester Barnard (1886-1961)
của trường Đại học Havard với tác phẩm “Functions of the excutive”; Elton Mayo với tác động Hawthorns cũng đi theo
hướng này
Và một loạt các công trình nghiên cứu và tiếp cận hệ thống, tiếp cận tình huồng, quản trị chất lượng
Thứ hai, các lý thuyết quản trị là sự tổng hợp, khái quát hóa
cao từ thực tiễn hoạt động quản trị với sự kế thừa, phát triển các
lý thuyết, kinh nghiệm đã có về quản trị; lý thuyết và thực hành
quản trị đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế,
xã hội và tâm lý để giải quyết các vấn đề của quản trị do đó nó có
tính khoa học
Thứ ba, lý thuyết quản trị sử dụng các thành tựu của các môn
khoa học khác nhau vào giải quyết các vẫn đề của quản trị như:
triết học, kinh tế học, luật học, toán học, lý thuyết hệ thống, tâm
lý, xã hội học nên nó có tính khoa học
Những luận cứ trên đây cho thấy quản trị là một khoa học
theo đúng nghĩa
Quản trị là một nghệ thuật
Nói quản trị là một nghệ thuật bởi vì như đã chỉ ra ở trên quản tri là hoạt động làm việc với và thông qua con người để đạt mục tiêu Con người luôn có tâm tư, tỉnh cảm, tinh cach va pl
chất, tâm lý nhất định, ở trong các điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau con người có nhu cầu, động cơ, hành vi ứng xử có thể khác
nhau do đó nhà quản trị cẩn phải có hoạt động quản trị, ứng xử thích hợp với các trạng thái tâm lý, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi
người trong bối cảnh cụ thể Thêm vào đó, môi trường quản trị luôn thay đổi, những tác động của môi trường đến hoạt động quản trị không giống nhau nên không thể áp dụng khoa học quản
trị vào thực tiễn một cách khuôn mẫu, cứng nhắc mà phải mềm
15
Trang 15đẻo, linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với mỗi con ngudi, mdi h động gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có nghĩa là phải có
tảng, làm phương pháp luận trong tư duy và hành động để giải
quyết vấn đề đó một cách linh hoạt, phải “dĩ bắt biến, ứng vạn biến” để đạt mục tiêu của nhà quản trị Khoa học quản trị cung,
cấp cho nhà quản trị kiến thức quản trị, còn nghệ thuật là sự tỉnh
lọc kiến thức để vận dụng nó một cách sáng tạo vào hoạt dong
quản trị
Quản trị là một nghệ
Từ những năm 50 của thế kỷ XX hoạt động quản trị tiền dần
đến chuyên nghiệp, một số người được đào tạo bài bản về quản
trị và hoạt động của họ chuyên về quản trị, từ đó quản trị trở
thành một nghề và người ta có thế kiếm sống, phát triển từ nghề
này Khi quản trị trở thành một nghề, con người tách ra khỏi các hoạt động sản xuất trực tiếp để chuyên tâm vào hoạt động quản
trị do đó hiệu quả của hoạt động quản trị trong một tổ chức được nâng lên và qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tô chức do
sự chuyên môn hóa đó
Hộp I.I: Quản trị là một nghề
Quản trị kinh doanh đã trở thành một nghề danh giá, tắm
bằng MBA trở thành tắm “hộ chiếu" để một cá nhân có thé bước vào thế giới kinh doanh đầy cảm hứng và thách thức Những người có bằng MBA ở các nước phát triển là tằng lớp
có thu nhập cao và được xã hội trọng vọng Các khóa học MBA cung cấp cho nhà quản trị những tri thức và kỹ năng cần
16
Trang 16thiết để điều hành thành công một doanh nghiệp Học đê trở
thành một lãnh đạo trong một tô chức tạo ra lợi nhuận nên đương nhiên các khóa học MBA thường có mức giá cao hơn
nhiều so với các ngành khác
Nguôn: Tom Gorman, MBA co ban
Nhà xuất bản Lao động Xã hội 2009
1.1.3 Chức năng quản trị
Chức năng quản trị chỉ những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu bao trùm các công việc và hoạt động quản trị
Lịch sử các tư tưởng quản trị từ F Taylor, H Fayol đến
ngày nay đều đề cập đến các chức năng quản trị song số
lượng, cấu trúc, tên gọi các chức năng có thể khác nhau Cuối
những năm 80 của thế kỷ XX ở Mỹ có hai quan điểm: quản trị có
4 hoặc 5 chức năng, nhưng nhìn chung trong tiếp cận quá trình,
các nhà nghiên cứu thường cho rằng quản trị có 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát và các chức năng này
được phân tích khá chỉ tiết, cụ thể trong các cuốn sách, các công
trình nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn hoạt động
quản trị
Quá trình quản trị thực hiện bốn chức năng riêng biệt, song
có mối quan hệ mật thiết với nhau đó là: hoạch định (phải làm
gì?), tổ chức (ai làm, làm cách nào?), lãnh đạo (gây ảnh hưởng lên cách làm), kiểm soát (đảm bảo thực hiện mục tiêu)
Quá trình quản trị thực hiện sự phối hợp các nguồn lực: nhân
lực, tài chính,vật chất, thông tin của tổ chức để đạt được mục tiêu
đã đề ra
17
Trang 17CAC CHUC NANG QUAN TRI
Sơ đồ 1.1: Quá trình quản trị tổ chức
được mục tiêu của
Cụ thể, những nhiệm vụ của hoạch định gồm:
Thứ nhất, xác định các mục tiêu của tô chức
Hai là, xây dựng chiến lược tông thể và chiến lược bộ phận,
cụ thể hóa chúng thành các kế hoạch để phối hợp hành động
Hoạch định liên quan đến dự báo về tương lai để xác định
mục tiêu và cách thức hành động trong một môi trường luôn biến
động, những dự báo có thể sai lệch so với thực tế do đó dự báo
càng chính xác thì hoạch định càng chính xác Hoạch định càng chính xác thì càng tạo thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động
quản trị, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và chủ động xử lý
18
Trang 18các tình huéng, nam bắt và khai thác cơ hội và hạn chế rủi ro
trong hoạt động của tổ chức
Với ý nghĩa đó hoạch định là chức năng đầu tiên, là chức
năng nền tảng của các chức năng quản trị
b) Tổ chức
Tổ chức là ng thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức
công việc và phân quyền
Các nhiệm vụ của tổ chức bao gồm: xác định các việc phải
làm phân công cá nhân, bộ phận nào làm và phối hợp hoạt động như thế nào với các cá nhân, bộ phận trong tô chức Những bộ phận nào được hình thành, mối quan hệ giữa các chúng và hệ
thống quyển hành trong tổ chức
Tổ chức phải tuân thủ nguyên lý là tạo môi trường thuận lợi, hài hoà cho các hoạt động của cá nhân và bộ phận trong tổ chức để đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đặt ra
Không phải ngẫu nhiên nguồn gốc xuất xứ của từ “tổ chức” theo
tiếng La tỉnh (Organon) có nghĩa là “hài hoà”
trong tô chức có nhu cầu, phẩm chất, điều kiện và vị trí khác
19
Trang 19nhau do đó đề tác động đến họ, làm cho họ họ tích nỗ lực
làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà quản trị phải
cầu và động cơ của họ trong công việc Và phải có nghệ thuật gây ảnh hưởng tới người dưới quyền bằng phong cách lãnh đạo thích hợp với mỗi tình huống cụ thể
Hoạt động của tô chức không phải lúc nào cũng đạt được kết
quả mong muốn như kế hoạch đã vạch ra, điều đó do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan Trên thực tế, mục tiêu, kế
hoạch của tô chức được xác định trước, là kết quả của công tác
dự báo và sự mong muốn của nhà quản trị Song mục tiêu, kế
hoạch được thực hiện trong môi trường luôn thay đổi, chứa đựng
nhiều yếu tố bất định khiến dự báo có thể không chính xác, sau nữa sự chính xác của dự báo còn phụ thuộc nhiều yếu tố như sự
chính xác của thông tin, phương pháp dự báo, năng lực của người dự báo do đó rất khó tránh khỏi sự sai lệch giữa mục tiêu
đặt ra với kết quả đạt được trên thực tế, sau nữa kết quả thực hiện
kế hoạch còn phụ thuộc vào năng lực quản trị điều hành, vào
20
Trang 20năng lực của nguồn nhân lực trong tố chức Hoạt động kiểm soát
ip nha quan tri lên được những sai lệch để nhà quản trị có những điều chỉnh đảm bảo sự phù hợp giữa hoạt động thực
tiễn với mục tiêu đặt ra và tránh lãng phí nguồn lực
Cũng như các chức năng trên, chức năng kiểm soát có mặt
trong tất cả quá trình quản trị: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát vì khi thực hiện các chức năng này các nhà quản trị
đều phải đặt mục tiêu, tổ chức các hoạt động để đạt được chúng
Bốn chức năng trên là bốn chức năng phổ biến đối với hoạt động quản trị nói chung và các cấp quản trị, cũng như đối với các
tổ chức khác nhau về tính chất (kinh hội, chính trị ), quy
mô, loại hình Điểm khác nhau chỉ là ở chỗ quy mô, tính phức
tạp, phương pháp triên khai thực hiện
1.2 Các lý thuyết quản trị
Lý thuyết quản trị là hệ thống các tư tưởng, quan niệm được
đúc kết, hệ thống hóa, giải thích về các hoạt động quản trị tỏ chức được thực hành trong thực tế
Lý thuyết quản trị ra đời từ thực tiễn hoạt động quản trị được
nghiên cứu, đúc rút một cách có hệ thông qua các thời đại với
những ý tưởng, quan điểm khác nhau được khái quát thành
những công trình khoa học về quản trị
Quản trị ra đời cùng với sự ra đời của văn minh nhân loại Sự
ra đời của các kim tự tháp hàng ngàn năm trước công nguyên đã thể hiện trình độ hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động xây dựng các kim tự tháp hay quản lý nhà nước thời
Trung Hoa cổ đại với những định chế và trình độ tổ chức cao của
hệ thống chính quyền dé quản lý một đất nước Ở châu Âu các
kỹ thuật và phương pháp quản trị được áp dụng vào sản xuất,
kinh doanh tir thé ky XVI khi việc tổ chức sản xuất, kinh doanh vượt quá quy mô một cá nhân, hộ cá thể Thế kỷ XVII với sự xuất
21
Trang 21hiện của cách mạng trong, công nghiệp đã xuất hiện các nghiên
cứu về quản trị, song chủ yếu tập trung vào kỹ thu:
Hoạt động nghiên cứu quản trị thật sự phát triển ở cuối thế kỷ
XIX với sự ra đời các kết quả nghiên cứu của E.W Taylor, Robert
Owen tạo nền móng cho các lý thuyết quản trị ngày nay
ác lý thuyết quản trị qua các thời kỳ bao gồm: lý thuyết cỗ điển về quản trị, lý thuyết tâm
lý xã hội (hành vi), lý thuyết định lượng về quản trị, lý thuyết hiện đại (trường phái tích hợp) và một số tiếp cận phi truyền thống trong quản trị những năm gần đây
Có thể khái quát sự phát triển của
1.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học
Các tác giả theo quan điểm quản trị khoa học tiêu biểu:
Charler Bebbage (1792-1871), tác giả người Anh nghiên cứu tìm cách tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa lao động
và tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu
Erank và Lik Gilberth (1868-1924) và (1878-1972): tập trung
vào hoàn thiện hệ thống thao tác, loại bỏ động tác thừa dé nang cao năng suất lao động
Henry L Gant (1861-1919): phát triể
đòng công việc phải hoàn thành, các công việc then chót cần phải
tập trung chỉ đạo để hoàn thành đúng tiến độ các giai đoạn hoạt
động vạch ra theo kế hoạch
n sơ đồ Gantt mô tả
Trong số các tác giả ở giai đoạn này, tiêu biểu nhất phải kể
đến là Frederich Willslow Taylor (1856-1915), ông được coi là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học Tư tưởng, quan điểm
của ông được thể hiện trong cuốn: “Các nguyên tắc quản trị một
cach khoa hoc” (Principles of Scientific Management) xuat ban
lần đầu ở Mỹ năm 1911, trong đó ông đưa ra 4 nguyên tắc quản
trị và chỉ ra các nội dung quản trị tương ứng:
2
Trang 224 nguyên tắc Taylor
+ Xây dựng cơ sở khoa học
cho các công việc cùng với các
+Tăng cường hợp tác, khen
việc, trang thiết bị và bó trí hiệu
quả nơi làm việc
+ Công việc và trách nhiệm
tách bạch giữa nhà quản trị với
công nhân
Công tác quản trị tương ứng + Nghiên cứu thời gian và
thao tác hiệu quả nhất để
hoàn thành công việc
+ Mô tả công việc đề lựa
chọn công nhân phủ hợp,
thị thống tiêu chuẩn
và hệ thống huấn luyện
chính thức
+ Trả lương theo kết quả
công việc, đảm bảo an toàn
lao động bằng những
phương tiện thích hợp
+ Thăng tiến trong công
việc, coi trọng lập kế hoạch
và tổ chức
Ưu và nhược điểm của lý thuyết quản trị khoa học:
Ưu điểm
~ Phát triển kỹ năng quản trị qua phân công, chuyên môn hóa
lao động, hình thành sản xuất theo dây chuyền
~ Để cao công tác tuyển chọn và huấn luyện
~ Dùng đãi ngộ đẻ kích thích người lao động nâng cao năng suất
- Sử dụng phương pháp hợp lý để giải quyết những vấn đề
Trang 23~ Đánh giá cao nhu cầu kinh tế, chú trọng yếu tố kỹ thuật, coi
con người như một “đỉnh vít trong một cỗ máy mà chưa chú ý
những nhu cầu xã hội, tâm lý chỉ tiết, tội phạm của người lao động
Henry Fayol là một nhà quản trị hành chính người Pháp, ông
nêu ra 14 nguyên tắc quản trị tổng quát:
1 Phân công lao động
24
Trang 24công, phân nhiệm, phân quyền chính xác, với mục tiêu và hệ thống quyền hành, trách nhiệm cụ thể, từ đó ông nêu 6 nguyên tắc quản trị mang tính chất hành chính:
Nguyên tic 1: Phan công lao động với thâm quyền và trách
nhiệm được quy định rõ và hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức
Nguyên tắc 2: Các chức vụ thích hợp theo hệ thông chỉ huy,
mỗi chức vụ được nằm dưới chức vụ khác cao hơn
Nguyên tắc 5: Quản trị tách rời với sở hữu
Nguyên tắc 6: Các nhà quản trị phải tuân thủ các luật lệ, quy
định, thủ tục, áp dụng cho tắt cả mọi người
Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết quản trị hành chính
Uu diém:
- Ly thuyét quan tri hanh chinh đóng góp nhiều cho lý thuyết
và thực hành quản trị do những nguyên tắc đúng đắn với những,
quy định chặt chẽ, cụ thể
~ Năng suất lao động cao nếu tô chức được sắp xếp hợp lý
- Những nguyên tắc quản trị này vẫn được nghiên cứu, áp
dụng đến ngày nay do tính đúng đắn của nó
- Hình thức tổ chức, phân công, phân quyền vẫn được sử
dụng trong các trường phái quản trị hiện đại
Nhược điểm:
~ Chỉ áp dụng tốt trong môi trường ổn định
~ Quan điểm quản trị cứng nhắc ít chú ý đến con người và xã
hội nên còn xa rời thực tế hoạt động của tô chức
25
Trang 251.2.3 Lý thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi hay còn gọi là lý thuyết tâm lý xã hội, lý thuyết tác phong Đây là lý thuyết nhấn mạnh đến yếu tố con người, đến yếu tô tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc Lý thuyết này cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định và năng suất lao động trong tỏ chức không chỉ do yếu tố kỹ thuật mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, xã hội của con người trong tô chức, phụ thuộc vào sự đáp ứng nhu cầu và động cơ thúc đây họ trong công việc
Các nhà nghiên cứu theo hướng nảy coi quản trị thực chất là quản trị con ngư
Một số nhà nghiên cứu tiêu biểu của lý thuyết hành vi:
Huygo Munsterberg (1863-1916)
Trong lý thuyết quản trị của mình, Huygo Munsterberg tập
trung nghiên cứu chủ yếu vào các vấn đề sau:
(0 Tác phong của con người từ đó tìm ra kỹ thuật thích hợp động viên người lao động làm việc
( Năng suất lao động sẽ tăng nếu công việc giao phó cho
người lao động được phân tích chu đáo, hợp với kỳ năng, tâm lý người lao động
Elton Mayo (1880-1949)
Elton Mayo là giáo sư tâm lý của trường Đại học Havard,
trong lý thuyết của mình, ông cho rằng:
() “Yếu tố xã hội" là nguyên nhân chính tăng năng suất lao
† với nhau động, tâm lý và tác phong có mối quan hệ mật t
(ii) Ảnh hưởng của tập thể tác động đến và tạo ra tác phong
của cá nhân, do đó để tăng năng suất lao động nhà quản trị phải
tìm cách tăng sự thỏa mãn tâm lý và tỉnh thân người lao động
26
Trang 26Abrahbam Maslow (1908-1970)
Nhà tâm lý học Abrahbam Maslow xây dựng lý thuyết nhu
cầu 5 bậc từ thấp đến cao gồm: (1) nhu cầu vật chất, (2) nhu cầu
an toàn, (3) nhu cầu xã hội, (4) nhu cầu được tôn trọng, (5) nhu cầu tự hoàn thiện
Ông cho rằng con người có 5 loại nhu cầu chủ yếu trên và
việc thỏa mãn nhu cầu có xu hướng đi từ thấp đến cao khi con
người đã thoả mãn nhu cầu nào đó thì người ta thường hướng
đến thoả mãn nhu cầu cao hơn
Quản trị hữu hiệu cần căn cứ vào nhu cầu của người thừa
hành và quy luật thỏa mãn nhu cầu của họ Nhà quản trị giao việc
và đãi ngộ phải gắn với nhu cầu và động cơ làm việc của người
thừa hành
Douglas Mc Gregor: (thuyết Y)
Theo Douglas Mc Gregor con ngudi sé thích thú công việc nếu có những thuận lợi, khi thực hiện công việc được tự chủ, được tạo điều kiện làm việc tốt được thưởng vì thành tích từ đó
họ sẽ cống hiến nhiều cho tô chức
Theo ông, thay vì nhắn mạnh kiểm tra nhà quản trị nên coi
trọng phối hợp hành động
Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết hành vi
Ướ điểm
~ Nhấn mạnh nhu cầu xã hội, tự thể hiện, lý thuyết này bổ
sung cho lý thuyết cỗ điển chỉ coi trọng yếu tố kỹ thuật
- Xác nhận mối quan hệ chặt chẽ của năng suất với tác
phong, qua đó hiểu rõ hơn sự động viên đối với người lao động,
và ảnh hưởng của tập thể đến tác phong người lao động
27
Trang 27Nhuge diém:
~ Lý thuyết này quá chú ý đến yếu tố xã hội của con người nên dẫn đến thiên lệch “con người xã hội” trong khi đó y
*con người xã hội” chỉ bỗ sung cho “con người kinh tế" chứ
không thể thay thế cho “con người kinh tế”
~ Thực tế không phải con người nào thỏa mãn nhu cầu cũng làm việc với năng suất cao
~ Coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín là không,
thực tế vì hoạt động của họ còn chịu những yếu tố của môi
trường bên ngoài
1.2.4 Lý thuyết định lượng trong quản trị
Quan điểm định lượng trong quản trị với cơ sở là coi tổ chức như một hệ thống và áp dụng các phương pháp định lượng như
thống kê, toán kinh tế và máy tính điện tử phục vụ cho việc ra
quyết định
Quan điểm định lượng trong quản trị coi tổ chức, doanh nghiệp là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở vì có mối liên hệ
với môi trường bên ngoài Hệ thống trong tổ chức doanh nghiệp
bao gồm nhiều phân hệ (nhân sự, tài chính, sản xuất, thương ai ) có mối quan hệ tương tác với nhau và với các yếu tố của
môi trường bên ngoài trong quá trình hoạt động đề đạt mục tiêu
Trong quản trị, các nhà quản trị sử dụng các mô hình toán
kinh tế, thống kê, phân tích để ra quyết định
Các nhà quản trị áp dụng phương pháp định lượng (dự báo,
quy hoạch, toán hoc, ly thu ết hệ thống, lý thuyết tương quan )
cu hành và kiêm soát các hoạt động, của tô chức
Một trong những nội dung của lý thuyết định lượng trong quản trị va quản trị hệ thống thông tin Quản trị hệ thống thông
28
Trang 28tin là chương trình tích hợp, thu thập, xử lý thông tin và ra quyết
định dưới sự trợ giúp của máy tính điện tử
Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết định lượng
- Đóng góp vào nâng cao trình độ hoạch định, tổ chức, điều
hành và kiểm soát các hoạt động quản trị của tổ chức
1.2.5 Lý thuyết tích hợp trong quản trị
a) Tiếp cận quản trị là một quá trình
Tư tưởng này cho rằng quản trị là một quá trình liên tục thực hiện các chức năng: Hoạch định, tỏ chức, lãnh đạo và kiểm soát
nhằm phối hợp và kết hợp các hoạt động để đạt được mục tiêt tưởng này thực chất đã được thẻ hiện trong tư tưởng Fayol từ đầu thế kỷ XX
Các chức năng trên đây là các chức năng chung của quản trị
được áp dụng đối với quản trị mọi tổ chức có quy mô, tính phức
tạp khác nhau (mặc dù các nhà nghiên cứu lý luận quản trị khác nhau nêu ra số lượng và nội dung các chức năng khác nhau, song
tương đối phố biến là thống nhất ở 4 chức năng hoạch định, tỏ
chức, lãnh đạo, kiểm soát)
29
Trang 29Ưu điểm và nhược điểm theo tiếp cận quản trị là quá trình:
Ư điểm: Tiếp cận quản trị là một quá trình có ưu điểm chỉ rõ những công việc phải làm, những kiến thức và kỹ năng cần thiết
phải có trong thực hành quản trị
Nhược điểm: Tiếp cận này mang tính cứng nhắc, khuôn mẫu,
mang tính trật tự so với thực tiễn, trong khi đó thực tiến luôn đa dạng, phong phú, không thể quản trị một cách cứng nhắc, giáo
điều Đây cũng là lý do của việc xuất hiện lý thuyết quản trị theo tình huống (tiếp cận tình huống ngẫu nhiên) và các lý thuyết
khác sau này
b) Tiếp cận tình huồng ngẫu nhiên
Tác giả tiêu biểu theo cách tiếp cận này là Fiedler Ông cho ran;
Thứ nhất, quản trị hữu hiệu phải căn cứ vào tình huống cụ
thể, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi tình huống đề giải quyết các vấn đề của quản trị tổ chức
Thứ hai, các tổ chức khác nhau thì khác nhau vẻ tính chất,
quy mô, tính phức tạp, mục tiêu, nhiệm vụ nên khó có thể dùng nguyên lý chung, khuôn mẫu chung áp dụng một cách cứng nhắc
cho tất cả các tổ chức trong hoạt động quản trị Do đó các
nguyên lý, nguyên tắc quản trị cần phải vận dụng một cách mềm
dẻo, linh hoạt tuỳ từng tình huống cụ thê
Ưu điểm và nhược điểm theo tiếp cận tình huống ngẫu nhiên
về quản trị:
Ưu điểm: Tiếp cận tình huống ngẫu nhiên mở rộng việc vận
dụng các nguyên tắc quản trị, gắn với tác động của yếu tố môi
trường, do đó, cách tiếp cận nảy mềm dẻo hơn, sát thực hơn trong giải quyết các vấn đề quản trị mà đôi khi các nguyên tắc
khoa học của quản trị không thê bao quát hết
30
Trang 30Nhược điềm: Theo tiếp cận tình huống ngẫu nhiên, kết quả, hiệu
quả quản trị phụ thuộc vào quan điểm, nhận thức, năng lực, kinh
nghiệm của nhà quản trị trong việc giải quyết các vần đề cụ thể 1.2.6 Lý thuyết quản trị Nhật Bản
a) Thuyết Z
Giáo sư người Mỹ gốc Nhật William Ouchi áp dụng cách quản lý Nhật Bản trong các công ty Mỹ (ra đời năm 1978) coi
trọng yếu tố con người và giá trị xã hội trong tổ chức
Đặc điểm của thuyết Z là công việc đài hạn cho người lao
động (Biên chế suốt đời), ra quyết định tập thể, trách nhiệm cá
nhân, xét đánh giá và đề bạt một cách thận trọng, kiểm soát kín
đáo bằng các biện pháp công khai, quan tâm đến tập thể và cả gia
Một là, áp dung mé hinh JIT Gust in time): sản xuất, cung
ứng vừa đúng lúc (dự trữ bằng không) đề tiết kiệm chỉ phí
Hai là, ghi nhận các sáng kiến, đóng góp của công nhân trong
công việc và khuyến khích họ phát hiện và báo cáo mọi vấn đề
nay sinh dé nha quan trị xử lý kịp thời
Ưu điểm của tiếp cận quản trị theo thuyết Z là tạo động lực
cho người lao động và sự gắn bó của họ với doanh n
quan tâm và chế độ làm việc suốt doi Kaizen khuyến "khích sự
cải tiến nâng cao năng suất Song chế độ làm việc suốt đời cũng
31
Trang 31có những nhược điềm như: tạo “sức ỳ” mất động lực cạnh tranh
nhân lực, còn mô hình JIT cần phải có những điều kiện và năng
lực quản trị nhất định mới áp dụng có hiệu quả
1.3 Môi trường quản trị
1.3.1 Khái niệm môi trường quản trị
Môi trường quản trị chỉ các định chế hay lực lượng bên trong,
và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của tỏ chức
Theo Robbins, nhà quản trị chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến kết
quả hoạt động của tổ chức (mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên) vì
tô chức có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức mà nha quản trị không thể kiểm soát, khống chế được nó Chúng là
các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức
Các yếu tố của môi trường quản trị luôn vận động, tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động
quản trị một tô chức Tình hình suy thoái kinh tế đến sức
mua giảm, sự thay đổi của công nghệ, kỹ thuật dẫn đến trên thị
trường xuất hiện sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá rẻ, một cán
bộ quản trị giỏi, một nhân viên thạo việc bỗng nhiên xin đi khỏi công ty mà chưa có người thay thế tương xứng, sự thay đổi của
giá cả các yếu tố đầu vào tắt cả chúng đều anh hưởng đến hoạt
1.3.2 Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài tô chức bao hai nhóm yếu tố: những yếu tố của môi trường vĩ mô và những yếu tố của môi trường vi mô (môi trường ngành) Những yếu tố này đều nằm
ngoài tổ chức
32
Trang 321.3.2.1 Môi trường vĩ mô
Đây là nhóm các yếu tố không chỉ ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến hoạt động quản trị tổ chức mà còn ảnh hưởng đến
cả các yếu tố của môi trường vỉ mô và môi trường bên trong tô
chức Chúng bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính trị, luật
pháp, văn hóa xã hội, sự tiền bộ của khoa học công nghệ, yếu tố
tự nhiên những yé lày có thể tạo cơ hội cũng như rủi ro
cho hoạt động quản trị tô chức
a) Yếu tổ kinh tế vĩ mô
Các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm: Thu nhập quốc dân (tăng trưởng hay suy thoái kinh tế), lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất, công ăn việc làm và tiền lương, thì
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP tăng hay giảm có ảnh
hưởng đến tăng hay giảm thu nhập của dân cư, tăng hay giảm
đầu tư, chỉ tiêu công din dén tang hay giam nhu cau hang héa
dịch vụ trong nền kinh tế, tăng, giảm quy mô thị trường hang hoá dịch vụ Đây là những thông tin quan trọng cho các hoạt động quản trị (hoạch định chiến lược, tác nghiệp, t6 chức điều hành và kiểm soát cũng như các hoạt động quản trị tác nghiệp)
Lạm phát: Lạm phát làm cho gia tăng chỉ phí các yếu tố đầu
vào, giá cả tăng cao làm sức cạnh tranh giảm, khó tiêu thụ Mặt
khác lạm phát cao cũng dẫn đến thu nhập thực tế của người dân
giảm nên nhu cầu người dân và sức mua giảm Các thông tin trên
giúp nhà quản trị doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược và
ch thích hợp để tránh được thua lỗ, hạn chế tác hại, rủi ro
của yếu tố lạm phát
Tỳ giá hồi đoái và lãi suất Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến
chỉ phí và giá thành hàng hóa, dịch vụ Nhất là đối với doanh
nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế Sự thay đổi tỷ giá ảnh
33
Trang 33hưởng mạnh đến xuất nhập khâu và đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thông qua nhập khẩu nguyên liệu, thiết
bị và sử dụng dịch vụ
Yếu tổ lãi suất tiền vay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ phí, giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào và đầu ra của doanh
nghiệp Trong hoạch định thực thi chiến lược và chính sách quản trị
kinh doanh, quản trị tài chính cần phải chú ý đến các yếu tố này
Công ăn việc làm và thu nhập: Tình trạng công ăn việc làm
và thu nhập của người lao động, chính sách tiền lương của nhà nước có tác động mạnh đến việc mở rộng hay hạn chế việc thuê
mướn lao động, tác động đến chỉ phí và giá thành của sản phẩm Tình hình cung cầu lao động và tiền lương trên thị trường lao
động buộc các nhà quản trị phải cân nhắc trong thuê mướn lao động, mở rộng hay hạn chế quy mô, thu hút, sử dụng lao động,
đến việc áp dụng các mô hình kinh doanh sử dụng công nghệ cao với lao động lành nghề hay ngược lại Chính sách tiền lương tối thiểu và việc thay đổi hệ thống tiền lương có thể sẽ gây ra áp lực
hoặc tạo thuận lợi cho nhà quản trị, đòi hỏi phải có biện pháp có
hiệu quả hơn sử dụng nguồn nhân lực
Thuế: Thuê suất tăng dẫn đến chỉ phí tăng, làm tăng giá thành,
gây khó khăn cho kinh doanh Việc hạ thấp thuế suất sẽ tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp Thuế suất áp dụng cho các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm ở mỗi giai đoạn có thể khác nhau đòi hỏi nhà quản
trị phải linh hoạt trong hoạch định kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thị trường để tránh rủi ro và kinh doanh có lợi
b) Yếu tố chính trị, luật pháp
Ôn định chính trị là điều kiện cần thiết khách quan đẻ phát
triển kinh tế đất nước vì các doanh nghiệp là tế bào của nền kinh
“ác nghị quyết, chính sách của Đảng và nhà nước, hệ thống
luật đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thị trường sẽ thúc đây hoạt
34
Trang 34động doanh nghiệp trong kinh tế thị trường Mở
nhập nên kinh tế có tác động định hướng chung đối với nền kinh
tế và doanh nghiệp vừa có thể tạo thời cơ song cũng có thể là rủi
ro mà trong quản trị doanh nghiệp phải tính đến để đưa ra những, quyết định quản trị cả về chiến lược lẫn tác nghiệp phù hợp
Trong dài hạn luật và chính sách có thể thay đổi do những nguyên nhân khác nhau, có thể là chúng không phù hợp với thực
tiễn hoặc do yếu tố môi trường thay đổi nên cần phải có những,
thay đổi, điều chỉnh do đó trong chiến lược dài hạn các doanh
nghiệp phải dự báo được sự thay đổi của luật, chính sách để chủ
động hoạch định, điều chỉnh chiến lược phát triển
Trong điều kiện hội nhập với thị trường bên ngoài, quản trị
doanh nghiệp phải nắm được quy định của WTO, của các khối thị trường và quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ kinh tế để
đảm bảo các quyết định quản trị chiến lược và hoạt động tác
nghiệp phù hợp, tận dụng những cơ hội và hạn chế rủi ro trong môi trường quốc tế
©) Yếu tố văn hóa, xã hội
Quản trị tổ chức liên quan đến vấn đề sử dụng nguồn nhâ lực, đến khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ canh tranh ma y văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, các chuẩn mực xã hội,
đạo đức, đặc điểm nhân khẩu học chỉ phối mạnh mẽ hành động
của người lao động trong tô chức, doanh nghiệp, hành vi của khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
cùng với xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự đa dạng về văn hóa,
sống của các đối tượng này mà quản trị tổ chức, doanh nghiệp
cần phải có nội dung, cách thức thích hợp
4) Yếu tố công nghệ, kỹ thuật
Mục đích kinh doanh trong kinh tế thị trường là đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận Song nhu
35
Trang 35cầu của thị trường luôn thay đổi, khách hàng đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng, sự phù hợp về giá cả và phương thức phục
vụ nên doanh nghiệp cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng
cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ là một trong những con đường cơ bản, hữu hiệu; Ở một
khía cạnh khác cạnh tranh khốc liệt với đối thủ đề tồn tại và phát
triển cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, việc đối thủ đi trước trong áp dụng khoa học, kỹ thuật công
nghệ cũng là yếu tố buộc doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, ứng,
dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là trong bối cảnh môi trường khoa học, công nghệ có những đặc điểm mới với
nhiều cơ hội và thách thức Có thể tóm tắt những đặc điểm của
yếu tố môi trường công nghệ, kỹ thuật hiện nay như sau:
liệu mới, công nghệ kỹ thuật mới với những tính năng vượt trội đem lại hiệu quả cao trong ứng dụng, sự bùng nỗ của internet và
các công nghệ thông tỉn, truyền thông Có thể nói các yếu tố
trên đây vừa có thể đem lại thời cơ song cũng là những thách thức to lớn trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp Phần thắng sẽ dành cho các doanh nghiệp có năng lực dự báo, phân tích, lựa chọn, tiếp nhận và khai thác thành tựu khoa học, kỳ thuật, công nghệ và ứng dụng chúng có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh và quản trị
©) Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm khí hậu, thủy văn, địa lý, địa hình,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên Các yếu tố tự nhiên là một
36
Trang 36nguồn lực đem lại cuộc sống cho con người Lối sống, sinh hoạt
và các nhu cầu của con người do đó chịu sự chỉ phối mạnh mẽ
của các yếu tố tự nhiên Song việc khai thác, sử dụng các yếu tố
tự nhiên thiếu khoa học, hợp lý cũng dẫn đến tàn phá môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến con người Do đó, trong kinh doanh và quản lý cần phải có kế hoạch khoa học, hợp lý để khai thác và
bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường là cái nôi mà con người
đang sống Doanh nghiệ| an phai thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề này
Như vậy, các yếu tố môi trường vĩ mô tồn tại khách quan,
chúng tác động theo hướng cả tạo cơ hội lẫn rủi ro và bản thân chúng cũng luôn có mối quan hệ tác động lẫn nhau Hoạt động
của doanh nghiệp không chỉ chịu tác động thụ động bởi các yếu
tố môi trường vĩ mô mà cũng tác động đến chúng cả tích cực lẫn
tiêu cực, do đó trong hoạt động quản trị không chỉ chú trọng
nhận thức, khai thác, sử dụng mà phải chú ý đến cả việc hoàn
thiện các yếu tố môi trường vĩ mô
Hộp 1.2: Môi trường vĩ mô ở Việt Nam và những thay đổi
Bao cao thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh (Doing Business report) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố việc xếp hạng dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp;
xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay
vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế;
thực thi hợp đồng; xử lý khi mắt khả năng thanh toán
Theo Doing Business 2017, c6 bén nén kinh té khu vue Déng
A Thai Binh Dương lọt vào nhóm 10 nền kinh tế đứng đầu bảng xếp hạng Môi trường Kinh doanh tốt, đó là New Zealand (số 1),
Singapore (số 2), Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc (số 4) va Hàn Quốc (só 5) Các nền kinh tế xếp hạng thấp nhát trong khu vực là Myanmar (số 170) và Timor-Leste (số 175) Các
37
Trang 37
nên kinh tế lớn khác và thứ hạng của chúng như sau: Trung Quốc (số 78), Nhật Bản (số 34), Indonesia (số 91), Malaysia (số 23), Philippines (số 99), Thái Lan (số 46) và Việt Nam (số 82) Cụ thể
theo Báo cáo này, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền
kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so với năm 2016 với một số
tiêu chí được cải thiện như: Tiếp cận điện năng tăng 5 bậc lên thứ
96 trên bảng xếp hạng; Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn
tượng 31 bậc lên thứ 87; Tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc lên thứ
167; Tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng tới 15 bậc lên thứ
93 Bên cạnh đó vẫn có những tiêu chí quan trọng nhưng bị sụt giảm thứ hạng như: Tiêu chí thành lập doanh nghiệp giảm tới 10
bậc, xuống thứ 121 trên bảng xếp hạng; Tiêu chí xin cấp phép xây dựng và vay vốn đều giảm 3 bậc WB cũng đánh giá: Thách
thức vẫn tồn tại trong các lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp,
Thương mại qua biên giới và Thực thi hợp đồng Ví dụ, để hoàn thành thủ tục xuất khâu phải mất đến 57 giờ, đây là mức cao hơn
hản so với mức trung bình 12 giờ tại các nước thu nhập cao trong
khối OECD
Theo Doing Business 2018, hai nén kinh tế của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đứng trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thể giới trong bảng xếp hạng của Môi trường kinh doanh,
đó là Singapore (xếp thứ 2) và ĐKHC Hồng Kông của Trung
Quốc (thứ 5) Các nền kinh tế có thứ hạng thấp nhất của khu
vực là Myanmar (thứ 171) và Timor-Leste (thứ 178) Việt Nam
và Indonesia là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15
năm qua, trong đó mỗi nước cùng có 39 cải cách (doanh nhân
tại TP Chí Minh chỉ mắt 22 ngày và 6,5% thu nhập đầu
người đề đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, so với 61 ngày
và 31,9% năm 2003 Tại Jakarta, mức thu hồi vốn bình quân
khi giải thể doanh nghiệp hiện nay là 64.3 cent Mỹ trên mỗi Đôla, so với 9.9% của năm 2003) Việt Nam tiếp tục được tăng
hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh
38
Trang 38tế được đánh giá, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017: với số
điểm 67,93 trên thang 100
Mặc dù nhiều chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đều tăng điểm, tăng hạng và
được các tổ chức quốc tế ghi nhận; tuy nhiên, tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018: Vững bước
cải cách”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, những chuyển biến này vẫn còn thiếu tính bền vững
Neguén: Xudn Than (2016) - https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-tang-9- bac-xep-hang-moi-truong-kinh-doanh-563581.vov; Quỳnh Chỉ (2018) -
Môi trường ngành (hay còn gọi là môi trường đặc thù) bao
gồm các yếu tố sau đây:
a) Khách hàng
Khách hàng là người mua sản phẩm của doanh nghiệp Mua cái gì? Có mua hay không? Cách thức mua như thế nào? Khi nào
mua? là những thông tin mà doanh nghiệp cần phải có để có thẻ
có kế hoạch đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Trong hoạt
động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cần phải coi khách hàng là thượng để, là người trả lương, nuôi sống và phát triển doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đáp ứng được tốt nhất các nhu
‘Au của họ thì sẽ tồn tại và phát triển ngược lại sẽ thất bại Tất cả
các hoạt động hoạch định, tô chức, lãnh đạo và kiểm soát của
doanh nghiệp đều phải dựa trên cơ sở thông tin vé nhu cầu, thị
hiếu của khách hàng, khả năng mua, hành vi và cách thức mua
39
Trang 39hàng của khách; phải tính đến sự tín nhiệm của khách hàng để
tạo dựng và phát triển chữ tín, phát triển thương hiệu; phải luôn
chủ động thiết lập các kênh thông tỉn về khách hàng, chủ động trong dự báo về những thay đồi nhu cầu, thị hiếu, hành vi mua
của khách hàng, cập nhật nhanh chóng, chính xác các thông tin
này trong việc ra quyết định kinh doanh và quản trị
b) Nhà cung ứng
Nha cung ứng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm:
Cung ứng vốn, lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu, công nghệ
và thông tin Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng đầu ra - các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị
trường Do đó, khi xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt
động tác nghiệp phải tính đến năng lực nhà cung cấp, đến uy tín
của họ và luôn phải có phương án dự phòng đẻ đảm bảo hoạt
động kinh doanh có thế diễn ra thường xuyên, đều đặn mới đảm
bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải tổ
chức thiết lập, duy trì các môi quan hệ tốt với nha cung ứng, luôn
có thông tin đầy đủ, chính xác về nhà cung ứng đề có quyết định đúng đắn hữu hiệu trong cung ứng
©) Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm an Cạnh tranh luôn tổn tại khách quan
trong kinh tế thị trường, trong tư duy cạnh tranh ngày nay người
ta không coi “Thương trường là chiến trường” mà cạnh tranh
theo hướng cạnh tranh để phát triển “Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác”, để tất cả đều chiến thăng Đề có thể tổn tại trong cạnh tranh,
các doanh nghiệp cần phải có thông tin cập nhật, đầy đủ, chính
xác về chiến lược, chiến thuật của đối thủ cạnh tranh từ đó có
chiến lược, chiến thuật, các công cụ và biện pháp cạnh tranh hữu
hiệu Ngoài yếu tố công nghệ, kỹ thuật thì yếu tố cơ bản quyết
40
Trang 40định năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh bền vững là dựa
trên nguồn nhân lực với sự sáng tạo không ngừng được tạo ra
qua đảo tạo để tạo ra sự khác biệt, sự tiết kiệm chỉ phi, nâng cao
chất lượng hàng hoá, dịch vụ Đề duy trì và nâng cao năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp phải thường xuyên nhận diện, xây dựng
và duy trì các yếu tố năng lực cạnh tranh cốt lõi
Trong khi chú ý đến đối thủ trực tiếp hiện có thì doanh
nghiệp còn phải chủ động nhận diện, dự báo, đánh giá các đối thủ cạnh tranh tiềm â đối thủ mới gia nhập vào ngành đề có
biện pháp chủ động đối phó trong dài hạn
, CÁC
4) Các cơ quan hữu quan
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự quản
lý, tác động của các cơ quan hữu quan như chính quyền địa
phương, các cơ quan quản lý thị trường, hải quan, thuế vụ, công
an Các cơ quan hữu quan khác thực thi các nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, những tổ
chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiệp hội doanh nghiệp,
các tô chức bảo vệ môi trường, cơ quan truyền thông đại chúng
cũng vừa là các tổ chức có thể tạo thuận lợi cho hoạt động của
doanh nghiệp song cũng có thẻ tạo ra áp lực mà doanh nghiệp phải tính đến trong quá trình hoạt động
1.3.3 Môi trường bên trong
Môi trường bên trong tổ chức (nội bộ) gồm các yếu tố và
điều kiện bên trong tổ chức như: nguồn tài chính, nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, cơ cầu tổ chức, văn hóa