1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

336 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 336
Dung lượng 33,28 MB

Nội dung

Dù là doanh nghiệp sản xuất ô tô hay cơ sở khám chữa bệnh thì quy trình sả bản chất tương tự nhau - chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các hàng hoá, dịch vụ đầu ra một cách khôn ngoan đ

Trang 1

TRUONG DAI HOC THUONG MAI

THUONGMAI UNIVERSITY

Chủ biên: TS Trần Văn Trang

GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ

SẢN XUẤT

if

k NHÀ XUẤT BAN THONG KE - 2018

Trang 3

LOI NOI DAU

Sản xuất cùng với mua hàng và bán hàng cấu thành ba hoạt động

cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Dù là doanh nghiệp sản xuất

ô tô hay cơ sở khám chữa bệnh thì quy trình sả

bản chất tương tự nhau - chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các hàng hoá, dịch vụ đầu ra một cách khôn ngoan để đáp ứng nhu cầu

khách hàng

Sản xuất đã có những bước tiến dài từ sản xuất thủ công, sản xuất

cơ khí ở thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tới

triết lý sản xuất tỉnh gọn, số hoá và tự động hoá hoàn toàn trong thời đại

công nghiệp 4.0 ngày nay Nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và tr thức quản trị đã được khám phá, đi theo, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phát

triên này

Làm thế nào để quản trị hệ thống sản xuất của doanh nghiệp đạt

của doanh nghiệp ngày cảng làm ra sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, chất

lượng hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn, ? Làm thế nào đề doanh nghiệp

có thể đối mặt với các thách thức mới của môi trường kinh doanh như toàn cầu hoá, thương mại điện tử, phát triển bền vững, cách mạng công nghiệp 4.0, Nhiều câu trả lời có thể được tìm thấy trong cuốn sách nảy

ra sản phẩm vật chất (hàng hoá), mặc dù nhiều nội dung kiến thức của

quản trị sản xuất và vận hành (Operations managemenU) có thể ứng dụng cho cả các doanh nghiệp dịch vụ

So với các môn học khác của khoa học quản trị, Quản trị sản xuất

có đặc thù là các mô hình toán được sử dụng rộng rãi dé thực hiện các

iii

Trang 4

phân tích nhằm giúp các nhà quản trị lượng hóa các lựa chọn và ra quyết định tối ưu Vì vậy, trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật, chọn cách tiếp cận và trình bày đơn giản đề tạo thuận lợi cho người đọc Các khái niệm và thuật ngữ chính đều được chú giải bằng tiếng Anh nhằm giúp độc giả có thê hiêu đúng khái niệm gốc và dễ dàng tra cứu các tài liệu bằng tiếng Anh

Giáo trình gồm 9 chương, đi vào các vấn đẻ tác nghiệp chính của Quản trị sản xuất Mỗi chương có bố cục bao gồm phần giới rhiệu - nêu

chủ để và trình bày các mục tiêu học tập cần đạt được; phần nói dưng

chính; phần tóm rắt - tôm lược lại các điểm chính; câu h - gợi ý người đọc kết nói kiến thức, tư duy đề hiểu và đào sâu thêm các nội dung,

đã học; bài sập và tình huống - gợi ý vận dụng kiến thức và thảo luận về các vấn để quản trị sản xuất trong thực tiễn

~ T§ Trần Văn Trang, Chủ biên, biên soạn các chương 1, 3 va 9;

- ThS Bùi Minh Lý và ThS Nguyễn Thị Thanh Tâm biên soạn chương 2;

- ThS Hoàng Cao Cường và ThS Nguyễn Ngọc Dương biên soạn chương 4;

- ThS Nguyễn Ngọc Hưng và ThS Trịnh Thị Nhuẳn, biên soạn chương 5;

-ThS Bai Minh Lý và Th§ Vũ Thị Như Quỳnh biên soạn chương 6:

~ Th§ Đảo Thị Phương Mai, biên soạn chương 7;

~ Th§ Lã Tiền Dũng, biên soạn chương 8

Chỉnh sửa, hiệu đính giáo trình: TS Trần Văn Trang

iv

Trang 5

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trương Đoàn Thể, PGS.TS Bùi Hữu Đức - hai nhà khoa học phản biện giáo trình, Hội đồng Khoa học Bộ môn, Khoa và Hội đồng thâm định của Nhà trường đã có những ý kiến đóng góp rất xác đáng và quý báu, giúp nhóm biên soạn chỉnh sửa và hoàn thiện giáo trình

Mặc dù được thực hiện với sự nỗ lực cao nhất của nhóm biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiế é

tac

sót Tập tÌ giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc Các ý kiến góp ý xin gửi về địa chỉ email: tranvotrang@gmail.com

TAP THE TAC GIA

Trang 6

vi

Trang 7

1.1 Khái luận về sản xuất và quản tr

1.1.1 Sản xuất - chức năng cơ bản của doanh nghiệp

1.1.2 Khái niệm và mục tiêu của quản trị sản xuất

1.1.3 Vị trí của quản trị sản xuất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp

1.1.4 Đánh giá năng suất

1.2 Lịch sử hình thành phát triển và các thách thức mới

của quản trị sản xuất

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất

1.2.2 Bồi cảnh và các thách thức mới của quản trị sản xuất

1.3 Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất

1.3.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm

1.3.2 Thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình và hoạch định

công suất sản xuất

1.3.3 Xác định địa điểm của doanh nghiệp

CAU HOI ON TAP

BAI TAP VA TINH HUONG

Trang 8

2.1.3 Các loại dự báo nhu cầu sản phẩm

2.1.4 Quy trình dự báo nhu cầu sản phẩm

2.2 Các phương pháp dự báo định tính

2.2.1 Lấy ý kiến của Ban điều hành

2.2.2 Lay ý kiến của lực lượng bán hàng

2.2.3 Lay y kiến của khách hàng

2.2.4 Lấy ý kiến chuyên gia

2.3 Các phương pháp dự báo định lượng

2.3.1 Các phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian

2.3.2 Các phương pháp dự báo theo quan hệ nhân quả

2.4 Kiểm soát sai số của dự báo nhu cầu sản phẩm

2.4.1 Đo lường sai số của dự báo

2.4.2 Tin hiệu theo dõi

TÓM TÁT

CÂU HỎI ÔN TẠP

BÀI TẬP VÀ TINH HUONG

Chương 3 THIET KE SAN PHÁM, LỰA CHỌN QUA TRINH SAN XUAT

'VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUÁT

GIỚI THIỆU

3.1 Thiết kế sản phẩm

3.1.1 Khái niệm thiết kế sản phẩm

3.1.2 Quy trình thiết kế sản phẩm

3.1.3 Các đặc trưng của sản phẩm cần quan tâm trong quá trình thiết kế

3.1.4 Các xu hướng trong thiết kế sản phẩm hiện nay

3.2 Lựa chọn quá trình sản xuất

3.2.1 Khái niệm

3.2.2 Phân loại quá trình sản xuất

3.2.3 Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất

3.2.4 Sử dụng phương pháp điểm hòa vốn trong lựa chọn quá trình sản xuất 3.3 Hoạch định công suất

3.3.1 Khái niệm công suất

3.3.2 Khái niệm và nội dung hoạch định công suất

Trang 9

3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất

3.3.4 Quy trình hoạch định công suất

TOM TAT

CÂU HỎI ÔN TẬP

BÀI TẬP VÀ TINH HUONG

Chương 4 XÁC ĐỊNH ĐỊA DIEM SAN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

GIỚI THIỆU

4.1 Khái quát về địa điểm sản xuất của doanh nghiệp

4.1.1 Khái niệm

4.1.2 Vai trò của địa điểm sản xuất

4.1.3 Quy trình xác định địa điểm

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm sản xuất

4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định vùng

4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định vị trí

4.3 Các phương pháp xác định địa điểm sản xuất

4.3.1 Phương pháp đánh giá theo các nhân tô

4.3.2 Phương pháp phân tích điểm hòa vốn chỉ phí theo vùng

4.3.3 Phương pháp tọa độ trung tâm

4.3.4 Phương pháp vận tải

TOM TAT

CÂU HỎI ÔN TẬP

BAI TAP VA TINH HUONG

Trang 10

6.1 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

6.1.1 Khái niệm, các yêu cầu ứng dụng và lợi ích của MRP'

6.1.2 Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

6.1.3 Quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

6.1.4 Xác định cỡ lô trong hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

6.2 Tổ chức mua nguyên vật

6.2.1 Tim kiếm và lựa chọn nhà cung cấp nguyên

6.2.2 Thương lượng va dat hàng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu

6.2.3 Giao nhận và thanh toán tiền mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp

6.2.4 Đánh giá kết quả mua nguyên vật liệu

7.1.2 Mục tiêu của lập lịch trình sản xuất

T.2 Sắp xếp công việc trên một quy trình sản xuất

7.2.1 Các phương pháp sắp xếp thứ tự wu tiên

7.2.2 Thực hành sắp xếp và lựa chọn

7.3 Sắp xếp công việc trên hai quy trình sản xuất

7.3.1 Phương pháp thực hiện (phương pháp Johnson)

Trang 11

7.4 Sắp xếp n công việc trên m quy trình sản xuất

CÂU HOI ON TAP

BAI TAP VA TINH HUONG

Chong 8 QUAN TRI DY’ TRO”

8.3.1 Phương pháp tính theo giá mua thực tế

8.3.2 Phương pháp tính theo giá mua bình quân gia quyền

8.3.3 Phương pháp tính theo lô

8.4 Quản trị kinh tế dự trữ

8.4.1 Hai hệ thống đặt hàng trong quản trị dự trữ

8.4.2 Kỹ thuật phân tích ABC

8.4.3 Mô hình lượng dat hàng kinh tế EOO

8.4.4 Mô hình lượng đặt hàng sản xuất POO

Trang 12

Chương 9 QUAN LÝ CHÁT LƯỢNG TRONG SAN XUAT

GIỚI THIỆU

9.1 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng

9.1.1 Khái niệm về chất lượng

9.1.2 Chi phi cho chất lượng

9.1.3, Quản lý chất lượng

9.2 Hệ thống đảm bảo chất lượng

9.2.1 Giới thiệu các bộ tiêu chuẩn hệ thông quản lý chất lượng

9.2.2 Các nguyên lý của hệ thống đảm bảo chất lượng

9.2.3 Quy trình áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng

9.3 Đánh giá chất lượng

9.3.1 Khái niệm

9.3.2 Mục tiêu của đánh giá chất lượng

9.3.4 Các loại hình đánh giá

9.3.4, Quy trình đánh giá chất lượng

9.4 Các công cụ kiểm soát và đánh giá chất lượng

9.4.1 Phiếu kiểm tra

CÂU HÔI ÔN TẠP

BAI TAP VA TINH HUONG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 13

Dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp Minh Anh

Bảng định mức sử dụng thiết bị của Minh Anh

Kế hoạch công suất phân xưởng TIỆN của Minh Anh

Kế hoạch công suất phân xưởng LÁP RÁP của Minh Anh

Khả năng ứng dụng của lý thuyết MRP đối với các DN sản xuất

Các nhà cung cấp phần mém MRP va ERP

Thời gian cung cấp các chỉ tiết cầu thành sản phẩm Z

Minh họa cách xác định trọng số tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp

Các phương pháp sắp xếp thứ tự ưu tiên

Thời gian thực hiện công việc (3 công việc, 4 máy)

Thời gian thực hiện công việc theo phương án A, B, C

xưởng cơ khí Gia Bình)

Các loại chỉ phí lưu kho

Các loại hình đánh giá chất lượng

Ví dụ về kế hoạch đánh giá chất lượng

Phiếu kiểm tra

Các biểu tượng để vẽ lưu đồ

Trang 14

Các mục tiêu cơ bản của quản trị sản xuất

Vị trí của sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp

Năng suất, hiệu suất và hiệu quả

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

'Các thành phần của nhu cầu theo thời gian

Đồ thị theo dõi và kiểm soát sai số dự báo

Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế sản phẩm

Quy trình thiết kế sản phẩm

Đồ thị trực giác

Quá trình đơn giản hóa thiết kế

Vị trí của lựa chọn quá trình sản xuất trong hệ thống sản xuất

Quá trình sản xuất áo sơ-mi thủ công

So sánh các quá trình sản xuất theo hai tiêu chí "tinh linh hoạt"

va “sy đa dang’ của sản phẩm

Mô hình quy trình sản xuất gián đoạn

Mô hình sản xuất theo dòng

Hình 3.10: Đồ thị phân tích và lựa chọn quá trình sản xuất

Bồ trí mặt bằng sản xuất theo chức năng

Sơ đỗ lưới Muther của nhà máy An Nhiên

Sơ đồ bố trí ban đầu của nhà máy An Nhiên

Sơ đồ bồ trí lại của nhà máy An Nhiên

Bồ trí mặt bằng định vị cố định

Phân loại nhu cầu nguyên vật liệu

Mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tổng quát

Lịch trình sản xuất tổng hợp nệm giường

Câu trúc hình cây của sản phẩm X

Cấu trúc hình cây của sản phẩm Y'

Cấu trúc hình cây của sản phẩm Z

Trang 15

Hinh 6.9: Quy trình lựa chọn nhà cung cấp theo phương pháp thang điểm

Hình 6.10: Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Kỹ thuật phân tích ABC

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ

Xác định lượng đặt hàng kinh tế EOQ

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế POQ

Dự trữ bảo hiểm

Cân đối giữa chỉ phí hết hàng và chi phí bảo hiểm

Xác suất đáp ứng nhu cầu trong thời gian chờ nhận hàng

Ý nghĩa của chất lượng

Chỉ phí cho chất lượng

Hệ thống tài liệu về chất lượng

Lưu đồ kiểm soát chất lượng ghế gỗ

Biểu đồ nhân quả

Trang 16

xvi

Trang 17

management) đề cập tới tổ hợp các hoạt động thiết kế, vận hành và cải

tiến hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp Đây chính là một khâu

quan trọng trong chuỗi hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho doanh

nghiệp Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp không được làm ra với mức chỉ phí hợp lý và có chất lượng thì mọi nỗ lực khác của doanh

nghiệp (hậu cần, marketing, bán hàng, ) đều khó có thể đạt kết quả

mong muốn

Sau khi học tập chương này, người học sẽ:

~ Hiểu được các khái niệm chính và xác định được các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp:

~ Nhận biết được các mục tiêu chính của quản trị sản xuất và vị trí

của sản xuất trong các hoạt động chung của doanh nghiệp;

~ Nhận thức được sự hình thành và phát triển của lý thuyết quản trị sản xuất;

~ Xác định được các chủ đề chính của quản trị sản xuất và cũng là

các nội dung chính của giáo trình này

Nội dung của chương được kết cấu thành 03 mục lớn Mục I.1 đề cập tới các hiểu biết chung về sản xuất và quản trị sản xuất Mục 1.2 trình bảy lịch sử phát triển của quản trị sản xuất, từ sản xuất thủ công, trong quá khứ tới sản xuất tỉnh gọn trong hiện tại; những đặc điểm của môi trường kinh doanh hiện nay và các xu hướng phát triển của quản trị

Trang 18

sản xuất Cuối cùng, mục 1.3 trình bày 8 nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất được trình bày trong cuốn giáo trình này

1.1 Khái luận về sản xuất và quản trị sản xuất

1.1.1 Sản xuất - chức năng cơ bản của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm sản xuất

Hoạt động sản xuất (production) lúc đầu được hiểu là những hoạt

động liên quan tới việc khai thác tài nguyên như khai thác than, đánh bắt

cá, trồng trọt, hoặc là các hoạt động chế biến, chế tạo, lắp ráp, mà kết

quả làm ra là những sản phẩm vật chất cụ thê như xỉ măng, sắt thép, tỉ vi,

tủ lạnh, ô tô tuy nhiên, đây là quan niệm không đầy đủ Ngày nay, trong một nền kinh tế phát triển, ngành dịch vụ chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh Đầu ra của các hoạt động sản xuất còn bao gồm cả các dịch vụ

'Vì vậy, sản xuất được hiểu là quá trình biến đổi các yếu tổ đầu vào thành các sản phẩm, dịch vụ đâu ra nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường (nhu hình 1.1 dưới đây)

Hình 1.1: Quá trình sản xuất

Trang 19

Quá trình sản xuất còn được diễn đạt bằng một cụm từ khác là “quá trình vận hành” (operation), biến đổi các yếu tố đầu vào như lao

máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên, nhiên vật liệu thành sản phẩm

y điều quan rời rạc đầu

hoặc dịch vụ đầu ra đáp ứng nhu cầu của khách hàng Như vị

trọng nhất của hoạt động sản xuất là đổi được các yế

vào thành kết quả đầu ra có giá trị và giá trị sử dụng Theo sơ đồ được trình bày trong hình 1.1, có bốn yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất: yếu tố đầu vào, quá trình biến đổi, yếu tố đầu ra và yếu tố phản hồi

'Yếu tố đầu vào (Input)

Yếu tố đầu vào là tat cả các yếu tố mà doanh nghiệp sử dụng đề chế biến, biến đổi Đó là tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ chúng là những điều kiện cần thiết cho bắt cứ quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nào Tổ chức, khai thác và quản trị tốt các yếu tổ đầu vào là một trong những yêu cầu cơ bản của quản trị sản xuất

Quá trình biến đôi (Transformation process)

Nội dung công việc chính yếu của quá trình quá trình

biến đôi Đó là quá trình chế biến, chuyên hoá các yếu tố đầu vào thành hàng hoá và dịch vụ mong muốn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của thị trường,

và tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Kết quả đầu ra của doanh

nghiệp phụ thuộc rất lớn vào quá trình biến đổi này Đây là hoạt động trọng tâm và là mỗi quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị sản xuất

'Yếu tố đầu ra (Output)

Sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm hai loại chính là hàng, hóa (goods) va dich vy (services) Hàng hóa hay sản phẩm hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người và tồn tại

dưới dạng vật thê Dịch vụ hay sản phẩm vô hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người nhưng không tồn tại dưới dạng

ật thể Dưới đây là bảng phân biệt hàng hóa và dịch vụ - hai loại yếu tố

đầu ra của quá trình sản xuất

Trang 20

Bảng 1.1 Phân biệt hàng hóa và dich vy

1 Về hình thái sản phẩm Hữu hình Vô hình

2 Thời điểm tiêu dùng Tách biệt với sản xuất Gắn liền với sản xuất

4 Khả năng dự tri Có thể dự trữ Không thẻ dự trữ

5 Sự tham gia của khách hàng _ Tham gia gián tiếp Tham gia trực tiếp

6 Đo lường chất lượng Dễ đánh giá dựa Khó lượng hóa

vào các tiêu chí định lượng

7 Phạm vi phân phốibán hàng _ Phạm vi phân phối rộng, Pham vi phan phối bị

có thể vận chuyển giới hạn về địa lý

tương đối

'Yếu tố phản hồi (Feedback)

Yếu t phản hồi đề cập tới hệ thống thông tin phản hồi giúp phối hợp và điều chỉnh các yếu tố của quá trình sản xuất Tùy theo tình hình thực tế của thị trường, các yêu cầu và phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra mà doanh nghiệp phải điều chỉnh yếu tố đầu

vào và điều chỉnh quá trình biến đổi Tương tự, quá trình biến đổi có thể

Trang 21

đặt ra các yêu cầu điều chỉnh các yếu tố đầu vào Ví dụ, nhà hàng sẽ phải

Theo sự phát triển của trình độ sản xuất được chia thành ba cấp độ:

sản xuất bậc l; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3

Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): Là hình thức sản xuất chỉ dựa vào

khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc tạo ra các nguyên liệu thô như khai

thác than, khai thác quặng, khai thác gỗ, đánh bắt hải sản, trồng trọt, chăn

nuôi,

Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): Là hình thức sản xuất, chế

loại nguyên liệu thô hay tải nguyên thiên nhiên thành

hàng hóa, chẳng hạn quặng mỏ biến thành sắt thép, gỗ chế tạo thành bàn ghế, sản xuất bậc 2 bao gồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành

được dùng đẻ lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp

Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người Trong,

ứng cung cấp sản phẩm dịch vụ trong phạm vi rộng lớn và ngày cảng tiện Tợi tới khách hàng Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ, Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: Bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn

Trang 22

1.1.2 Khải niệm và mục tiêu của quản trị sản xuất

1.1.2.1 Khải niệm quản trị sản xuất

Theo Russell & Taylor (2011), quan tri sản xuất (Operations

management) có thể được phát biểu ngắn gọn bao gồm việc thiết kế (design), van hanh (operation) va cai tién (improvement) hé théng sản xuất của doanh nghiệp

Nhiệm vụ trọng tâm của quản trị sản xuất là thiết kế và vận hành hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra, và sau

mỗi quá trình biến đổi tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị đầu tư ban đầu Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhát, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tô chức cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Giá trị gia tăng là nguồn gó:

sự tăng của cải và mức sống của toàn xã hội; tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh

nghiệp như chủ sở hữu, cán bộ quản lý, người lao động và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp,

la

Theo cách tiếp cận chức năng, guản trị sản xuất là quá trình thiết

kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiêm soát hệ thống sản xuất nhằm

thực hiện những mục tiêu đã xác định

6 ? Boe nhin nay, quản trị sản xuất trước hết bao gồm việc thiết kế hệ

ế sản phẩm và dịch vụ; thiết uy trình công nghệ chế tạ c định và lựa chọn năng lực sản xuất (thiết bị, công nghệ, công suấu), thiết kế hệ thống sản xuất về không gian (định vị doanh nghiệp và bố trí mặt bằng sản xuất) Hoạch định sản xuất bao gồm

việc dự báo nhu cầu sản phẩm, hoạch định tổng hợp, xây dựng kế hoạch

sản xuất, kế hoạch về nguyên vật liệu và các kế hoạch nguồn lực khác

Tổ chức điều hành bao gồm việc sắp xếp lịch trình sản xuất, phân công

bố trí công việc cho con người, máy móc Kiểm soát hệ thông a

gồm nhiều nội dung khác nhau từ kiểm soát quá trình thiết kế tới

Trang 23

hành, trong đó hai nội dung tác nghiệp quan trọng là kiểm soát dự trữ và

kiểm soát chất lượng

Quản trị hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là nhiệm vụ cơ bản của mỗi doanh nghiệp Thiết kế, vận hành và cải tiến tốt hệ thống sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể tổn tại và

phát triển trên thương trường

1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất

Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, vì

vậy quản trị sản xuất bị chỉ phối bởi mục tiêu của doanh nghiệp Mục

tiêu tông quát của quản trị sản xuất là tạo ra và cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở khai

thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào

Tuy nhiên, quản trị sản xuất có những mục tiêu cụ thể theo đặc thù

của hoạt động này Các mục tiêu đó liên quan tới 4 khía cạnh: Chỉ phí,

chất lượng, tốc độ và sự linh hoạt (hình 1.2)

Hình 1.2: Các mục tiêu cơ bản của quản trị sản xuất

AMục tiêu chỉ phí (Cost): Một trong những mục tiêu đầu tiên của quản trị sản xuất là giảm tối đa chỉ phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm

7

Trang 24

Đề làm được điều này, doanh nghiệp cần xem xét lại toàn bộ cấu trúc chỉ phí để phát hiện khả năng giảm chỉ phí ở một số công đoạn không tạo ra giá trị gia tăng hoặc có chỉ phí lớn hơn mức trung bình của ngành Doanh nghiệp cũng có thể liên tục theo đuổi việc loại bỏ các phế phẩm ra khỏi

quá trình sản xuất, áp dụng hệ thống sản xuất tỉnh gọn, đạt được mức chỉ

phí thấp nhờ quá trình vận hành có kỷ luật

Mục tiêu chất lượng (Qualiiy): Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch

vụ đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của khách hàng là mục tiêu quan trọng tiếp theo của quản trị sản xuất Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng quá trình của sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng đúng các chỉ tiêu thiết kế ban đầu, giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng, lỗi Việc áp dụng các nguyên lý của quản trị chất lượng toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này

Mục tiêu tốc độ (Speed): Mục tiêu này liên quan tới thời gian cung

cấp sản phẩm dịch vụ Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển của

công nghệ thông tin và internet, khách hàng thường kỳ vọng được đáp ứng nhanh và phản hồi ngay lập tức về các yêu cầu của họ, mục tiêu cung cấp nhanh sản phẩm dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng Các doanh nghiệp sản xuất ngày nay không chỉ cạnh tranh về giá cả và chất lượng mà còn cạnh tranh về thời gian: Làm sao sản xuất theo đơn đặt hàng và thực hiện chuỗi cung ứng nhanh hơn đối thủ cạnh tranh Zara, thương hiệu thời trang Tây Ban Nha chỉ

phẩm tới việc đưa hàng tới các kệ trong hệ thống phân phối

thích ứng với sự thay đổi “Cá biệt hóa hàng loạt"- sản phẩm sản xuất đại

ic

Trang 25

trà nhưng phải cá biệt hóa theo nhu cầu của khách hàng trở thành một thách thức rất lớn với các doanh nghiệp sản xuất

Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các

phân hệ hay các bộ phận cấu thành hoạt động của mình Các phân hệ cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp bao

sản xuất, bán hàng (marketing), tài chính/kế toán, nhân lực (hình 1.3) Trong đó, sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, tạo giá trị gia ting cho doanh nghiệp

Dữ liệu về sẵn xuất và tồnkho Ngân sách

Yeu cầu về ngân sách, vốn Phân ch chỉ phí Khả năng mở rộng sẵn xuất, Đầu tư vốn

Kế hoạch công nghệ Yeu dầu của cổ đông Yêu cầu về NVL Tính sẵn có của sản

Kế hoạch sân xuất và giao hàng phẩm

Thông số kỹ thuật về thiết kế, Tình trạng đơn hàng,

Wahanh Xế hoạch gao hàng

mm

Khuyến mại Xúc Bến

hú ầu nhân sự inh gá thực hiện Thất ôn vực |_ | TẾ ing enim 40 :

9elMðng công MỆC | Í mựchiệnghapluärlaoông Thei ước lao động

Hình 1.3: Vị trí của sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp

Nguồn: Russell& Taylor (2011)

Trang 26

Hình 1.3 chỉ ra mối liên hệ giữa sản xuất với các hoạt động quan trọng khác của doanh nghiệp, các luồng thông tin và sự phối hợp các hoạt động này Hoạt động sản xuất đóng vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị của

doanh nghiệp

Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các

nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu

quả của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra của doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình sản xuất Hoàn thiện quản trị sản

xuất tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng sản

phẩm/dịch vụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

de

Đánh giá năng suất

Làm thế nào để đánh giá một hệ thống sản xuất là tốt hay chưa tốt và

đưa ra các ý tưởng cải tiến? Không dễ để trả lời ngay câu hỏi này và chúng

ta sẽ cùng tìm kiếm câu trả lời trong nhiều vấn đề khác nhau của quản trị

sản xuất sẽ được trình bày trong cuốn sách này Tuy nhiên có một chỉ tiêu

tổng hợp có thể giúp chúng ta đánh giá hiệu quả/hiệu suất tông thể của hệ thống sản xuất là năng suất

'Về mặt toán học, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó Đầu ra có thể là tổng giá trị sản xuất, doanh thu, số lượng sản phẩm sản xuất ra, hoặc số khách hàng được phục vụ đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, đó

là lao động, nguyên vật liệu, vốn thiết bị máy móc, việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các chỉ tiêu đánh giá năng suất khác nhau Có hai

nhóm chỉ tiêu năng suất là chỉ tiêu năng suất tổng hợp và chỉ tiêu năng suất

từng phần

~ Chỉ tiêu năng suất tổng hợp:

=—D_—- L+C+R+0,

10

Trang 27

Trong đó:

P (productivity) - Nang suat tông hop

O (output) - Téng dau ra

L (labor) - Yéu t6 lao dong

C (capital) - Yéu t6 von

M (materials) - Nguyén liệu

O, (others input) - Nhimg yé lầu vào khác

~ Chỉ tiêu năng suất từng phần:

Trong đó:

P, - Nang suất của lao động,

Ð, - Năng suất của vốn

P; - Năng suất của nguyên vật liệu

tố hoặc cho từng yếu tố đầu vào Các chỉ số năng suất phản ánh mức h

quả của việc khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào Đây cũng là ic

chỉ số phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, trình độ phát triển của

mỗi doanh nghiệp

Theo các công thức tính toán ở trên, để nâng cao năng suất, đơn

giản là doanh nghiệp cần phải nâng cao yếu tố đầu ra và giảm thiểu việc

ll

Trang 28

sử dụng yếu tố đầu vào Thực tế không đơn thuần như vậy Để có cách nhìn đầy đủ hơn và xác định đúng các biện pháp nâng cao năng suất, cần phải xem xét cụ thể các thành phần khác nhau trong quy trình sản xuấUvận hành Theo Robert Jacobs and Richard B.Chase (2015), năng suất liên quan tới các “hoạt động” chứ không phải là “số lượng” Theo các tác giả này, năng suất nên được xem xét qua hai khía cạnh là hiệu qua (effectiveness) và hiệu suat (efficiency), như hình dưới đây

Hình 1.4: Năng suất, hiệu suất và hiệu quả

Nguồn: Jacobs and Chase (2015)

Higu qua (effectiveness) nghĩa là "làm đúng việc”, tạo ra đúng sản phẩm, dịch vụ đầu ra mong muốn và đem lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng Ở hàm ý rộng hơn, xem xét yếu tố “hiệu quả” nghĩa là tập trung vào yếu tố đầu ra, xác định những khía cạnh quan trọng nhất trong sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng mong muốn và tập trung vào giải quyết vấn

đề đó Chẳng hạn, một siêu thị có thể xác định giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng ở quầy thanh toán là yếu tố quan trọng trong dịch vụ

của họ Từ đó, siêu thị sẽ cho vận hành nhiều quầy thanh toán khác nhau,

mặc dù có thời điểm chỉ một vài quầy có khách hàng

12

Trang 29

Higu suat (efficiency) 1a “Lim ding cach” tức là hoàn thành việc gi

đó với chỉ phí thấp nhất Nói cách khác, hiệu suất nghĩa là làm ra sản

phẩm, dịch vụ mà dùng ít tài nguyên đầu vào nhất Ở hàm ý rộng hơn, xem xét yếu tố “hiệu suất" nghĩa là tập trung vào yếu tố đẩu vào, tận dụng đúng và đủ các tài nguyên cho sản xuất và hoàn thành các nhiệm vụ với những phương pháp ít gây lăng phí nhất có thẻ Trở lại ví dụ siêu thị,

họ có thể nâng cao hiệu suất bằng cách bố trí và cho vận hành số lượng ít hon hoặc hợp lý hơn các quây thanh toán

1.2 Lịch sử hình thành phát triên và các thách thức mới của

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất Các hiểu biết và trí thức về quản trị sản xuất được hình thành từ thực tiễn và đúc rút lâu dài theo lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa Có thể phân chia quá trình phát triển của quản trị sản xuất thành các giai đoạn như sau:

* Sản xudt thi cong (Craft production)

Trước những năm 1770, trình độ sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất đơn giản, chủ

c chỉ tiết bộ phận chưa tiêu chuẩn hoá, không lắp lẫn

được, Sản xuất diễn ra chậm, chu kỳ sản xuất kéo đài, năng suất rất thấp

Khối lượng hàng hoá sản xuất được còn ít Khả năng cung cấp hàng hoá

nhỏ hơn nhu cầu trên thị trường

*Sản xuất cơ khí và phân công lao động (Division oƒ labor)

Từ những năm 1770, những phát minh khoa học mới liên tục ra đời

đã tạo ra những thay đổi có tính cách mạng trong phương pháp sản xuất

và công cụ lao động, tạo điều kiện chuyên từ lao động thủ công sang lao động cơ khí Những phát minh cơ bản là phát minh máy hơi nước của James Watt năm 1769; phát minh máy kéo sợi của James Hargreaves

13

Trang 30

năm 1764 đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất; sau đó

là hàng loạt những phát hiện và khai thác than, sắt cung cấp nguồn nguyên liệu, năng lượng, máy móc mới cho sản xuất của các doanh nghiệp Cùng với những phát minh khoa học kỹ thuật là những khám phá mới trong khoa học quản lý, tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác kỹ thuật mới một cách có hiệu quả hơn Năm 1776, Adam Smith trong cuốn

"Của cải của các quốc gia" lần đầu tiên nhắc đến lợi ích của phân công lao động (Division of labor) Quá trình chuyên môn hoá dẫn dần được tổ chức, ứng dụng trong hoạt động sản xuất, đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể Quá trình sản xuất được phân chia thành các khâu khác nhau giao cho các bộ phận riêng lẻ đảm nhận

+ Các chỉ tiết có thể hoán đổi (Interchangeable par1s)

sản xuất chủ yếu là tổ chức điều hành các hoạt động tác nghiệp trong

là tô chức, điều hành sản xuât sao cho sản xuất ra càng nhiêu sản phẩm

Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức sản xuất trong gi

càng tốt vì cung còn thấp hơn cầu rất nhiều Vì vậy, trong giai đoạn này các doanh nghiệp có quy mô tăng lên nhanh chóng

* Quan Ii khoa hoe (Scientific management)

Một bước ngoặt cơ ban trong tổ chức hoạt động sản xuất của các

doanh nghiệp là sự ra đời của lý thuyết "Quản lý lao động khoa học" của Taylor công bố năm 1911 Quá trình lao động được hợp lý hoá thông qua việc quan sát, ghỉ chép, đánh giá, phân tích và cải tiến các phương pháp làm việc Công việc được phân chia nhỏ thành những bước đơn giản giao

14

Trang 31

cho một cá nhân thực hiện Đề tổ chức sản xuất không chỉ còn đơn thuần

là tổ chức điều hành công việc mà trước tiên phải hoạch định, hướng dẫn

và phân giao công việc một cách hợp lý nhất Nhờ phân công chuyên

quản lý theo kinh nghiệm, u trở thành một môn khoa học

Quản trị sản xuất lúc này có nội dung rộng hơn bao gồm các chức năng hoạch định, lựa chọn và đảo tạo hướng dẫn nhân viên, tổ chức và

kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp với mục tiêu chủ

yếu là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất đồng thời với nâng cao hiệu

quả của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lý l

những nhược điềm, mức phát huy tác dụng đã ở giới hạn tối da Dé nang

n của Taylor đã bộc lộ

cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chỉ phí, bắt đầu xuất hiện những lý luận mới được áp dụng trong quản trị sản xuất Con người không chỉ được xem xét ở khía cạnh kỹ

thuật đơn thuần như mộ máy” như trong lý thuyết quản lý lao động

khoa học của Taylor Người ta bắt đầu nhận thấy con người là một thực

thể sáng tạo có nhu cầu tâm lý, tình cảm và cần phải thoả mãn những nhu

cầu đó Những khía cạnh xã hội, tâm sinh lý, hành vi của người lao động được đề cập nghiên cứu và đáp ứng ngày cảng nhiều nhằm khai thác khả

năng vô tận của con người trong việc nâng cao năng suất Lý thuyết của

Trang 32

toán học xuất hiện đưa quản trị sản xuất chuyển sang một giai đoạn mới phát triển cao hơn, với những nội dung cần quan tâm rộng lớn hơn

+ Sản xuất hang loat (Mass production)

¡ chỉ phí sản xuất thấp Đây là phương thức sản xuất gắn

tên tuổi của Henry Ford, người đã đề cập tới dây chuyền lắp ráp và sản

chức thực hiện và kiểm tra kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp,

San xudt tinh gon (Lean production)

Tiép theo giai doan san xuat hang loat, mé hinh san xuat tỉnh gọn ra trong những doanh nghiệp đã có đóng góp quan trọng cho s

và bán thành phẩm tồn kho, phế phẩm và bán thành phẩm lỗi ẩn trong,

những lô lớn sản phẩm Họ cũng thấy ở Mỹ, bất kỳ siêu thị hoạt động,

hiệu quả nào thì lượng hàng hóa trên kệ được bổ sung chính xác bằng số khách hàng vừa lấy đi Nghĩa là việc sản xuất hoàn toàn phù hợp số

16

Trang 33

lượng tiêu thụ Hệ thống sản xudt Toyota (Toyota production system -

Toyata la Just-in-Time (JIT-vira đúng lúc) nghĩa là sản xuất vừa lúc cần

đến, không sản xuất thừa và Jidoka (tự kiêm lỗi) không bao giờ đề cho

phế phẩm có thể đi qua giai đoạn tiếp theo, giai đoạn sau được coi là

khách hàng của giai đoạn trước và phải được đáp ứng đúng yêu cầu Sản xuất tỉnh gọn là mức phát triển cao hơn của sản xuất hàng loạt, tập trung vào chất lượng sản phẩm, loại bỏ mọi lăng phí của quá trình sản xuất và hướng tới sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng Trong lịch sử

phát triển của quản trị sản xuất, sản xuất tỉnh gọn đượ it hiện từ những năm 1980, dựa trên tiền đề là mô hình sản xuất của Toyata Hiện nay, mô hình sản xuất tinh gọn đang được tiếp tục hoàn thiện và được

ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản x

x

Cũng trong giai đoạn này, một trong những phát kiến nổi bật nhất chính là khái niệm “quản trị chất lượng toàn diện” ra đời vào cuối những năm 1990 Các doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhận thức rõ ràng hơn tầm quan trọng của “chất lượng” - khái niệm được phô biến bởi những,

chuyên gia về chất lượng như Edwards W.Deming, Joseph M.Juran và Philip Crosby Các chứng chỉ về chất lượng ISO 9000 đang đóng vai trò quan trọng trong việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cho các nhà sản xuất trên toàn cầu Rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng của

mình phải đạt được những tiêu chuẩn này trước khi đặt bút ký kết hợp đồng

1.2.2 Bối cảnh và các thách thức mới của quản trị sản xuất

Trình độ sản xuất và các trí thức của quản trị sản xuất luôn vận

động và phát triển theo những thay đổi và đặc điểm mới của môi trường kinh doanh Những đặc điểm nổi bật của môi trường kinh doanh và kèm

17

Trang 34

theo là những thách thức mới của quản trị sản xuất trong giai đoạn hiện nay là:

~ Toàn cầu hoá (globalization) các hoạt động kinh tế, thương mại

và hợp tác kinh doanh Đây là một xu hướng đã manh nha từ những năm

1990 của thế kỷ trước với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, thành lập 1/1/1995), Liên minh châu Âu (European Union, hiệp ước Maastricht

ký ngày 7/2/1992) và nhiều hiệp định thương mại được ký kết giữa các nước Với sự kiện Brexit gần đây (người Anh bỏ phiếu rời khỏi liên minh châu Âu tháng 6/2016), nhiều người đặt dấu hỏi rằng xu hướng toàn cầu

hóa đã kết thúc? Thực ra toàn cầu hóa với tự do thương mại, tự do luân

cơ hội mới như sản xuất ở mức chỉ phí thấp hơn, khả năng tiếp cận thị

trường quốc tế, tiếp cận các nguồn cung cấp tin cậy, nhưng cũng đặt ra

những thách thức rất lớn liên quan tới quản trị chuỗi cung ứng, sự khác

biệt về văn hoá, quản trị chất lượng, quản trị thương hiệu toàn cầu,

- Thương mại điện tử (E-commerce) bắt đầu phát triển từ những,

năm 2000 sẽ tiếp tục là một xu hướng và là một đặc điểm nồi bật của môi trường kinh doanh Các số liệu thống kê" năm 2017 ở Việt Nam cho thấy tính tới cuối năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD (bằng 1⁄30 so với mức 120 tỷ USD của thị trường, Nhật Bản) và có thể đạt mức 10 tỷ USD trong 10 năm tới; hiện Việt Nam

có khoảng 35 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số (người từ 16 tuổi trở lên, thực hiện tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ qua mạng trực tuyến) và tốc độ

tăng trưởng hàng năm là 63%, đây là quy mô và tốc độ tăng trưởng đứng,

thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia Thương mại điện tử

Trang 35

chính bao gồm tiếp cận khách hàng toàn cầu, tiếp cận nhà cung cấp toàn cầu, giao tiếp trực tiếp với khách hàng cuối cùng, các khâu trung gian bị loại bỏ, chỉ phí dự trữ giảm, điều hành trực tuyến quy trình kinh doanh,

Các thách thức chính đặt ra bao gồm kỳ vọng của khách hàng ngày cảng tăng cao (chất lượng phải đảm bảo với chỉ phí thấp); nhu cầu khách hàng, trở nên dễ co dan và khó dự đoán; thực hiện đơn đặt hàng, hậu cần, kho bãi, vận chuyên và giao hàng trở thành trọng tâm của quản trị vận hành; thuê ngoài tăng nhanh, chỉ phí hỗ trợ khách hàng tăng cao

Co khi hoá, 'Điện năng, May tinh, Cách mạng số,

máyhơinước Sảnxuấthàng Tựđộnghoá Kếtnốivanvật

loạt

Hình 1.5: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

~ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industrie 4.0) Như mô tả

trong hình vẽ trên, thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất bắt đầu từ năm 1784 sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 từ năm 1870 sử dụng điện năng để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3 năm 1969 sử dụng

máy tính và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất Giờ đây, cuộc

19

Trang 36

cách mạng công nghiệp thứ tư” đang được tiếp nói, được hình thành trên nên tảng của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như internet

kết nối van vat (internet of Things - loT), robot và trí tuệ nhân tạo

(artificial intelligence -Al), in 3D, dign toán đám mây (cloud computing), cOng nghé nano (nanotechnology), phan tich dit ligu lén (Analysis of big data)

động, với sức mạnh xử lý, dung lượng lưu trữ và sự tiếp cận trí thức chưa

khả năng hàng triệu người kết nối với nhau qua điện thoại di

người Đối với ngành sản xuất, "nhà máy không đèn” (black f

là tương lai không xa, ở đó máy móc sẽ làm việc tự động 24/24 giờ và

thay thế hoàn toàn con người

- Yếu tố dịch vụ ngày càng chỉ

kinh doanh của

thị trường là sự kết hợp của các hàng hoá và dịch vụ đi kèm Các doanh

vị trí quan trọng trong hoạt động

trợ thủ tục toàn điện cho khách hàng khi mua xe Các công ty cung cấp dịch vụ đơn thuần cũng tiến hành tích hợp dịch vụ với những sản phẩm hữu hình Ví dụ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, họ không chỉ cung ch vụ lắp đặt cáp, sửa chữa mà còn cung cắp luôn

đầu thu phát tín hiệu, thực hiện gói tích hợp hàng hoá - dịch vụ trở thành xu hướng phổ biến trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho khách hàng Thách thức ở đây là làm sao để các doanh nghiệp tạo ra đủ doanh thu và lợi nhuận để bù đắp các khoản chỉ phí tăng thêm cho các dịch vụ liên quan Hơn nữa, việc quản lý tốt các điểm tiếp

? Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) bắt đầu được nhắc tới tại Diễn đàn Kinh tế thé giới ở Davos tháng 1/2015

20

Trang 37

xúc với khách hàng (eustomer touch-point) cũng là những thách thức không nhỏ

~ Cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế Yếu tố này

gần như là hệ quả của toàn cầu hoá và thương mại điện tử Trong bối cảnh hiện nay, các nhà cung ứng có thể đến từ mọi ngõ ngách trên thế giới và dễ dàng tiếp cận mọi loại đối tượng khách hàng và thị trường Ngược lại, khách hàng cũng có rất nhiều thông tin và cơ hội lựa chọn, quyền mặc cả của họ lớn hơn Nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng có thê thay đổi rất nhanh dưới tác động của những thay đôi nhanh chóng về công nghệ, kinh tế, hệ thống thông tin và mạng xã hội,

phát triển bền vững ngày càng được các chính phủ, cộng đồng và người tiêu dùng quan tâm Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại

tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai Một số cụm từ ngắn

gọn được gắn với khái niệm bền vững như 3P (people, planet, and profit- con người, hành tỉnh và lợi nhuận) hay Bộ ba vi lõi (triple bottom lines), đề cập tới thách thức trong việc cân bằng 3 yếu tố trong hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: yếu tố xã hội, yếu tố kinh

tế và yếu tố môi trường Về xã hội, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện

nghiệp phải đảm bảo việc sinh lời, tạo lợi nhuận cho các cô đông Về môi

với môi trường Doanh nghiệp phải giải quyết những thách thức trong cải

thiện quy trình sản xuất và cung cấp những sản phẩm không gây ô nhiễm

và không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Đảo vệ t

1.3 Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất

Mục này sẽ trình bày các chủ để chính của quản trị sản xuất, đây cũng là nội dung của từng chương được trình bày trong phần tiếp theo của cuốn sách này.

Trang 38

1.3.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm

sản

Dự báo nhu cầu sản phẩm nhằm trả lời một số câu hỏi cơ bản như

Vào thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản

phẩm, dịch vụ là gì?

Kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất, xác định năng lực sản xuất cần có và xây dựng các kế hoạch về nguồn lực (nguyên vật liệu, nhân lực, tài chính ) cho doanh nghiệp Đây cũng là căn cứ quan trọng để trả lời câu hỏi có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống

sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã dự báo một

cách tốt nhất

Để làm tốt dự báo nhu cầu sản phẩm, người dự báo phải biết cách

thu thập dữ liệu; nắm vững các kỹ thuật định tính và định lượng trong dự báo; kịp thời cập nhật và nắm bắt các thông tin và xu hướng đến từ môi trường kinh doanh bên ngoài

cứu khả thị, tức

với nhu cầu và thị hiếu của khách

xem xét xem nó có đáp ứng nhu cầu thị trường và đem

lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp

Trang 39

Thiết kế sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác

thử; đánh giá kiểm định và đưa vào sản xuất đại trà Khâu thiết kế sản

phẩm bao gồm ba nội dung cốt lõi là thiết kế chức năng của sản phẩm, thiết kế kiểu dáng sản phẩm và thiết kế sản xuất Có ba yếu tố quan trọng cần tính đến là nhu cầu của khách hàng, khả năng sản xuất của doanh

nghiệp và khả năng thương mại hóa sản phẩm (thị trường) Thiết kế và

đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng là một thách thức

đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay

Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng Thiết kế sản phẩm dịch vụ và lựa chọn quá trình sản xuất

hay không? Ngược lại tùy theo đặc điểm của sản phẩm thiết kế mà bộ

phận vận hành sẽ lựa chọn hoặc xây dựng quá trình sản xuất phù hợp Lựa chọn quá trình sản xuất là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị, công nghệ, trình tự các bước công việc

và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản

xuất, doanh

phẩm đã thiết kế Đương nhiên, khi lựa chọn quá trình

nghiệp phải tính tới bài toán chỉ phí, tức là làm ra sản phẩm với quy mô

bán hàng như dự báo với chỉ phí hợp lý nhất Về lý thuyết, doanh nghiệp

có thể lựa chọn quá trình sản xuất gián đoạn (ob siop) hoặc quá trình

sản xuất liên tục (flow shop)

Hoạch định công suất là nội dung logic tiếp theo sau khi đã dự báo

án phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất Hoạch định

nhằm xác định doanh nghiệp nên sản xuất ở quy mô nào dựa trên việc đánh giá năng lực của hệ thống sản xuất hiện tại, đặc điểm của

23

Trang 40

quy trình sản xuất và nhu cầu thị trường Xác định đúng công xuất cho phép doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu hiện

tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh khi nhu cầu thị

trường tăng lên Xác định sai công suất sẽ gây lăng phí lớn, tốn kém vốn đầu tư hoặc có thể cản trở quá trình sản xuất sau này Công suất hoạt động hay quy mô sản xuất luôn là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Sản xuất ở quy mô nào? Vào thời nào? Đạt được mức công suất mong muốn như thế nào? Đây là những câu hỏi mang tính chiến lược đối với

nhà quản trị sản xuất

1.3.3 Xác định địa điểm của doanh nghiệp

Xác định địa điểm, còn gọi là “định vị doanh nghiệp”, là quá trình lựa chọn vùng và vị trí bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn Đây là yêu cầu được đặt ra đối với những doanh nghiệp mới xây dung

ông quy mô sản xuất hiện có hoặc mở

thêm những chỉ nhánh, bộ phận sản xuất mới (nhà máy, điềm giao dịch, phân phối,

hoặc những doanh nghiệp mở

văn phòng mới ) Xác định địa điểm của doanh nghiệp là

công việc có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản xuất kinh doanh, có

khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cả về những yếu tố vô hình và

hữu hình

Để xác định vị trí đặt doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hàng loạt các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này Chang han, vj tri đặt doanh nghiệp có gần thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên vật

đầu vào? Vị trí đó có cơ sở hạ tầng tốt và dễ dàng tuyển dụng lao động phù hợp? Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi kết hợp chặt chẽ cả những phương pháp định tính và định lượng Trong đó

phương pháp định tính xác định chủ yếu những yếu tố về

rất khó hoặc không lượng hoá được một cách chính xác được,

phương pháp định lượng nhằm xác định địa điểm có chỉ phí

tiêu thụ là nhỏ nhất, đặc biệt là chỉ phí vận chuyển

Ngày đăng: 31/10/2022, 03:29