1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 

61 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 8,96 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

G ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

ĐÈ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỎNG CÔNG

TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

NGANH DAO TAO: KINH TE

CHUYEN NGANH: QUAN LY KINH TE

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

PGS.TS Hà Văn Sự Trần Ngọc Hương

Bộ môn: Quản lý Kinh tế Lớp HC: K54F2

Trang 2

LOICAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10

trên thị trường nội địa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở bắt kì công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2021

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ

của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Văn Sự đã tận tâm hướng dẫn, chỉ

bảo em trong quá trình thực hiện báo cáo Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của

thầy thì bài báo cáo của em sẽ rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành

cam on thay

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô ở khoa Kinh té — Luat Trường Đại Học Thương

Mại đã cùng với trỉ thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em

trong suốt thời gian học tập tại trường

Sau cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh em hỗ trợ, động vi

giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này

Tran trong cam on!

Sinh viên thực hiện

Trang 4

MUC LUC PHAN MO DAU 1 Tính cắp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn 4 Phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 6 Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn

7 Kết cầu khóa luận văn SiĐSHHĐSE

CHUONG 1 MOT SO CO SO LY LUAN VE NANG LUC CANH TRANH CUA DOANH NGHIỆP 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1 Bản chất và vai trò của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 1.1.1.1 Bản chất của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1.2 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh

1.1.2 Mục tiêu, yêu cầu và nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh Tả

1.2 CAC NHAN TO ANH HUGNG DEN NANG LUC CANH TRANH CUA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Các nhân tổ bên ngồi mơi trường doanh nghiệp 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô 1.2.1.2 Môi trường ngành 6 6 6 7

1.2.2 Các nhân tố bên trong môi trường doanh nghiệ wh

CHUONG 2 PHAN TICH VA DANH GIA THUC TRANG NHAM NANG LUC CANH

TRANH CUA TONG CONG TY MAY 10 TREN TH] TRUONG NOI DIA 9

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VE TONG CONG TY MAY 10 Ad

2.2 PHAN TICH CAC YEU TO BEN NGOAI ANH HUONG DEN NANG LUC CANH

TRANH CUA TONG CONG TY MAY 10 13

2.2.1 Các yếu tổ thuộc môi trường vi mé 13

2.2.2 Các yếu tô thuộc môi trường ngành 16

2.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TÔNG CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ

Trang 5

2.3.1 Năng lực cạnh tranh của May 10 trên thị trường nội địa 219 2.3.1.1 Thị phần ne 19

2.3.1.2 Quản trị hệ thống phân phối wed

2.3.1.3 Năng lực cạnh tranh về giá a5

2.3.1.4 Năng lực cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng, mẫu ma .24 2.3.1.5 Đa dạng hóa sản phẩm 26 2.3.1.6 Năng lực cạnh tranh về thương hiệu .26

2.3.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi của May 10 trên thị trường nội địa „27

2.3.2.1 Năng lực tài chính au/27

2.3.2.2 Quản trị nhân lực 30

2.3.2.3 Chiến lược kinh doanh .33

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VE THUC TRANG NANG LUC CANH TRANH CUA TONG

CONG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA - 36

2.4.1 Thành tựu 36

2.4.2 Hạn chế 37

CHUONG 3 QUAN DIEM PHAT TRIEN VA MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA TONG CONG TY MAY 10 TREN THI

TRUONG NOI DIA „39

3.1 QUAN ĐIÊM PHÁT TRIÊN MỤC TIÊU

3.1.1 Quan điểm phát triễ 3.1.2 Mục tiêu löHDÐE0JNN0UNdOUSSAHg 3.2 MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA TONG

CONG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA .40

3.2.1 Đối với Tổng Công ty May 10 2.40

3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan 46

KÉT LU

TÀI LIỆU THAM KHAO

Trang 6

DANH MUC TU VIET TAT bé va May 10

STT | Tirviettit | Nguyên nghĩa |

1 |WTO Tô chức Thương mại Thể giới

2_ |CPTPP Hiệp định Đơi tác Tồn diện và Tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương 3 |GCI Hệ thống chỉ số năng lực cạnh tranh tông hợp, |

4 |FTA Hiệp định Thương mại tự do |

5 | VINATEX _| Tap doan dét may Vi 6 [ROA Hệ số sinh lợi của tài sản 7 |ROS TIệ số sinh lợi doanh thu

8_ |ROE' Hệ số sinh lợi vỗn chủ sở hữu |

9_ |TNV Tong ngudn von |

10 [VCSH Vốn chủ sở hữu II |CTCP Công ty cô phần

DANH MỤC BẢNG

STT[ Bảng Nội dung Trang

1 | Bảng 2.1 | Doanh thu thị trường nội địa của Tông Công ty May 10 12 2 |Bảng2.2 | Cơ cấu doanh thu theo sản phâm của Tông Công ty May 10 l3 3 | Bang 2.3 | Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2020 trên thị trường nội địa của May 10 | 18 4 | Bảng 2.4 | Phân tích điểm mạnh, điêm yêu của một số đôi thủ trên thị trường nội địa | 19 5 [Bảng 2.5 | Quy mô thị trường may mặc, doanh thu của Vinatex và Tông công ty May |_ 20

10 tại thị trường nội địa

6 | Bang 2.6 | Doanh thu nội địa của một số công ty may mặc giai đoạn 2018 - 2020, 21 7 | Bảng2.7 | Hệ thông cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại của May 10, ViệtTiển | 22

và Nhà Bè

8 | Bang 2.8 | Giá một số dòng sản phẩm của Tổng công ty May 10 hiện nay 25 9 |Bảng2.9 | Danh sách Top 5 doanh nghiệp ngành May - Thêu đạt Hàng Việt Nam 27

chất lượng cao trong năm 2019 và 2020

10 | Bảng 2.10 | Tình hình tài sản và nguồn von của Tổng công ty May 10 năm 2018 — 28 2020

11 | Bảng 2.11 | Một số chỉ tiêu tài chính của Tông Công ty May 10, Việt Tiến Và Nhà Bè |_ 30 năm 2018 - 2020

12 | Bảng 2.12 | Tình hình lao động của Tổng công ty qua 3 năm 2018-2020 32 13 | Bảng 2.13 | Thu nhập trung bình của Nhà Bè, Việt Tiến, May 10 từ năm 2018-2020 | 32 14 | Bảng 2.14 | Tổng hợp lợi thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của Việt Tiên, Nhà |_ 34

Trang 7

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn

“Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng và được coi là động lực của sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung Trong

cùng một thị trường cảng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì cạnh tranh càng trở nên gay

git và phức tạp Trong khi đó môi trường kinh doanh lại luôn biến động không ngừng diễn

biến phức tạp và đầy rủi ro, từ đó áp lực cạnh tranh càng gay gắt hơn Do vậy muốn tồn tại và

phát triển thì các doanh nghiệp phải tự khẳng định được năng lực của mình trên thị trường

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế

giới Tuy nhiên ngành dệt may nước ta vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá

trị dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất xuất khâu gia công theo phương thức CMT Bên cạnh

đó, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển là một trong những thách thức lớn trong

việc khai thác những lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do như: Hiệp định đối tác kinh tế

chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA-EU Việt Nam Thị trường trong nước lại đang cạnh tranh với một loạt các ông lớn về may mặc ở nước ngoài : Trung Quốc, Hàn Quốc,

Đài Loan, Thái Lan Trước tình hình đó, việc tập trung vào phát triển thị trường trong nước

là một chiến lược dài hạn của nhiều doanh nghiệp may mặc cũng như chiến lược của toàn

ngành Với hơn 90 triệu dân, thị trường nội địa mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp may

mac nhong hầu như các doanh nghiệp trong nước lại chỉ chú trọng nhiều cho hoạt động xuất

khâu chưa quan tâm phát triển thị trường nội địa

Tổng công ty May 10 cũng vậy, là một doanh nghiệp trong ngành may mặc, Công ty

lặt với nhiều thách thức, phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và

ng ty May 10 nhất thiết phải nâng cao năng lực

đang phải đối

cả các đối thủ cạnh tranh nước ngoài Tổng,

cạnh tranh của mình Nhận thức được vấn đề trên, tác giả nhận thấy việc nâng cao năng lực

cạnh tranh trên thị trường nội địa là việc rất cần thiết đối với Tổng công ty May 10 Do vậy,

qua quá trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10 tác giả đã chọn đề tài: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 trên thị trường nội địa”

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

— *Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” của

nhóm tác giả Đỗ Văn Dũng, Trương Thị Thanh Loan, Trần Thị Hà, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp trường của Trường Đại học Thương mại, năm 2010 Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của

Trang 8

Công ty cỗ phần May 10 - Gia Lâm - Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2009 Nhóm tác giả đã

làm rõ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp dệt may trong

đó có Tổng công ty May 10, và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp dệt

may của Việt Nam có thể tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trước cuộc khủng hoảng

kinh tế mang tính toàn cầu như hiện nay Tuy nhiên đẻ tài mới chỉ đi vào giải pháp nâng cao

tính cạnh tranh cho sản phẩm trong giai đoạn khủng hoảng mà chưa đề cập tới nâng cao sức

cạnh tranh cho các doanh nghiệp

~ "Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU” của Nguyễn Anh Tuấn (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), năm 2006 Luận án từ những lý luận về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc tác giả đã vận dụng để đưa ra những tiêu chí cơ bản cho việc đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường EU ở cấp

sản phẩm Những tiêu chí mà tác giả lựa chọn là phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam

là cơ sở để đánh giá, phân tích khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị

trường EU Bên cạnh đó với hệ thống số liệu, tư liệu khá phong phú, có nguồn góc rõ ràng, có

độ tin cậy cao, luận án đã phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về thị trường may mặc EU và khả năng cạnh tranh của may mặc Việt Nam trên thị trường EU Nhưng luận

án lại chưa đưa ra được những dự báo thay đổi về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi trở

thành thành viên của WTO, đồng thời luận án chỉ phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc chứ chưa đi vào phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc

~ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cô phần Dệt mùa đông trên thị trường nội

địa" của Nguyễn Hữu Đức (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) năm 2010 Luận văn đã làm rõ

được một số lý thuyết về cạnh tranh, công cụ cạnh tranh, những nhân tố ảnh hưởng tới năng,

lực cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M Porter Từ thực trạng cạnh tranh của

công ty Dệt mùa đông trên thị trường nội địa cộng tác giả đã đưa ra các giải pháp phủ với thực tế hiện thời của công ty Tuy nhiên do tác giả nghiên cứu về công ty với đặc thù là hàng dệt

nên có nhiều khác biệt so với hàng may mặc

~*Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và những mục tiêu hướng tới” của Vũ Quốc Dũng, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 9 năm 2007 trang 29-31 Bài viết đã khái quát thực trạng đang đặt ra đối với ngành đệt may sau khi Việt Nam gia nhập WTO Trong đó đưa ra

hàng loạt vấn đề mà ngành dệt may cần giải quyết trong thời gian tới nhằm tận dụng cơ hội

cũng như phòng trừ các nguy cơ như cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, hàng ngoại ngày càng phát triển ở thị trường nội địa,

sâu về vấn để nguyên phụ liệu và đưa ra giải pháp

Đồng thời, tác giả đã tập trung phân tích

Trang 9

trung lớn, đồng thời có chính sách tài chính thích hợp khuyến khích các vùng trồng bông, day, gai không tập trung Tuy vậy, tác giả chưa đưa ra các giải pháp, bước đi cụ thể để thực hiện Thực trạng thực thi giải pháp vẫn dang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn

Ngoài ra còn có nhiều các bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang

web, trong nước và quốc tế có liên quan đến ngành dệt may Việt Nam Tuy nhiên, nhiều đề

tài mới đi vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm chứ rất ít đề tài đi vào nghiên cứu

năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp thị trường nội địa

Trên đây là một số công trình nghiên cứu có phạm vi và đối tượng gần nhất với đề tài

nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 trên thị trường nội địa”

3 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 gắn với sản phẩm may mặc

— Mục tiêu nghiên cứu:

+ Đánh giá các nhân tổ tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp

+ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tông công ty May 10

— Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10

+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May

10 tại thị trường nội địa 4 Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi về không gian: Tại Tổng công ty May 10 với sản phẩm may mặc ở thị trường

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập dữ liệu

Sưu tầm, tra cứu thu thập và chọn lọc thông tin từ giáo trình, các tạp chí nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan; khai thác số liệu trong báo cáo tải chính

hợp nhất, báo cáo thường niên, trang web của doanh nghiệp

b) Phương pháp xử lý dữ liệu, phân tích

Dựa trên số liệu thu thập được đẻ tông hợp, phân tích tình hình kinh doanh tại thị trường nội địa đưa ra kết luận về năng cạnh tranh của đoanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp

cùng thị trường; trên cơ sở đó xác định những định hướng, mục tiêu và để ra khuyến nghị đói

với doanh nghiệp và nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị

trường nội địa

6 Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn

Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giúp sản phẩm may mặc của Tổng công

ty May 10 nói riêng và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung khăng định và làm

chủ thị trường trong nước trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của hàng hóa nhập ngoại, luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau:

Thứ nhất: Tông quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ở các doanh

nghiệp nói chung và ở doanh nghiệp may mặc nói riêng

Thứ hai: Hệ thông hóa lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; trong đó phân tích

các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng

thời chỉ ra được sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Thứ ba: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May I0 tại thị trường nội địa, xác định những thành tựu, khó khăn hạn chế và nguyên nhân trong quá trình kinh doanh tại thị trường nội địa

Tint tw: Luan văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty May 10 tại thị trường nội địa Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị

Trang 11

7 Kết cấu khóa luận văn

Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3

chương cụ thể như sau:

Chương 1 Một số cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng nhằm năng lực cạnh tranh của Tổng Công

ty May 10 trên thị trường nội địa

Chương 3 Quan điểm phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 12

CHUONG 1 MOT SO CO'SO LY LUAN VE NANG LUC CANH TRANH CUA DOANH NGHIEP 1.1 CO SO LY LUẬN VẺ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1 Bản chất và vai trò của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 1.1.1.1 Một số khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo Porter (1998), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, mở rộng

thị phần và đạt được lợi nhuận cao Porter cho rằng, để có thể cạnh tranh thành công, doanh được lợi thế cạnh tranh, có chỉ phí sản xuất thấp hơn hoặ có khả năng khác phải

biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình

Năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi" của doanh nghiệp Quan niệm này đồng thuận với các công trình nghiên cứu của Metrra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989), Viện Nghiên cứu Quản

lý kinh tế Trung ương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế của Việt Nam Trong khi đó, Nguyễn Minh Tuấn (2010) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút, sử dụng có hiệu quả các yếu tổ sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao, đảm bảo sự

phát triển kinh tế bền vững,

Với quan điểm, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế, tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn

đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững

Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp

các nguồn lực nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đẻ ra, tạo ra lợi thế cạnh tranh, năng

suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững,

1.1.2 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Bắt kỳ một doanh nghiệp

nào cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại

và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh Trong giai đoạn hiện nay do tác động của khoa

học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống,

Trang 13

của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều Dé

nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, điều tra nghiên cứu thị trường tìm

hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh

Chính vì vậy năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố

kích thích kinh doanh Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đây phát triển sản xuất, sản xuất

ố lượng người cung ứng ngày

càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng tháp và ngược lại nó thúc đây những công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Các

hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều,

doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cä phù hợp với chất lượng sản

phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng Có như vậy hàng hoá của

doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng Muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ưu thế của mình, tạo ra những điểm khác

biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và

thủ được lợi nhuận cao

1.1.2 Mục tiêu, yêu cầu và nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp

1.1.2.1 Mục tiêu

~ Tạo ra điều kiện thuận lợi để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giúp doanh

nghiệp tổn tại và phát triển

Doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, tìm ra được những ưu điểm đặc biệt, vượt trội và bỏ xa đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực

— Khai thác triệt để lợi thế so sánh để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, làm tăng vị thế

của sản phẩm trên thị trường

~Giành được lợi thế, tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh

Trang 14

— Nâng cao năng lực cạnh tranh phải dựa trên tình hình cụ thê của từng doanh nghiệp,

khai thác và phát huy tối đa lợi thể, tiềm năng của doanh nghiệp

~ Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, sản phẩm, trí tuệ kinh doanh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp

~ Cần có phương hướng phát triển thông qua các kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn, sứ

mệnh hoạt động cụ thẻ

~ Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường

1.1.2.3 Nội dung

+#ˆ Nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính:

Năng lực tài chính là nguồn lực tải chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo

tiền, tổ chức lưu chuyên tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất

lượng tài sản và khả năng sinh lời đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp dựa vào

các yếu tố định lượng và định tính để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp sau: Cac yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: Quy mô vốn,

chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời

~ Các yếu tổ định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài

chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng

nguồn nhân lực

s# Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chính vì vậy, công ty cần lập ra các kế hoạch, mục tiêu phát trí

từ đó đưa ra các chiến lược tuyển dụng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên, phân bố nguồn nhân lực hợp lý phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh

đó, việc xây dựng một chế độ trả lương, đãi ngộ thỏa đáng đó

với những lao động có kiế

lg có đóng góp đối với sự phát triển của công ty cũng là một

nguồn khích lệ quan trọng giúp họ làm việc tốt hơn cũng như gắn bó với công ty lâu hơn

Trang 15

“ Nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm

Được hiểu là năng lực mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh để có thể giành được thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, những sản

phẩm đó các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng sao chép và bắt chước được với công ty Đề nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm, doanh nghiệp cần chú trọng đến một số yếu tố:

~— Năng lực cạnh tranh về giá: Giá cả được hiều là số tiền mà người mua trả cho người

bán về việc cung ứng một số hàng hoá dịch vụ nào đó Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khách hàng có quyên lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi

có cùng hàng hoá dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức

giá thấp hơn, để lợi ích họ thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở

thành một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: định giá thấp hơn, định giá ngang bằng giá thị trường hay chính sách giá cao hơn giá thị trường

— Năng lực cạnh tranh về chất lượng, kiều dáng, mẫu mã: Chất lượng sản phẩm là tổng, thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cau trong

những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm Chất lượng

sản phẩm cùng với kiểu dáng, mẫu mã được coi là vấn đề sóng còn đối với doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp Chất lượng không được bảo đảm hoặc kiêu dáng mẫu mã không phù hợp thì có nghĩa là khách hàng sẽ đến với doanh nghiệp ngày càng giảm, dẫn tới sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh

~ Da dạng hóa sản phẩm: Dẻ có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh

nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh Thực chất đó là quá trình mở

rộng danh mục hàng hoá, tạo nên một cơ cầu hàng hoá có hiệu quả của doanh nghiệp Hang

hoá của doanh nghiệp phải luôn được hồn thiện khơng ngừng đẻ có thể theo kịp nhu cầu thị

trường bằng cách nghiên cứu tìm ra các hàng hoá mới, cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì đồng thời tiếp tục duy trì các hàng hoá đang là thế mạnh của doanh nghiệp Đa

dạng hoá hàng hoá còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi mà tình hình

cạnh tranh trở nên gay gắt, quyết liệt Đa dạng hóa là yếu tổ rất quan trọng đối với các doanh

nghiệp, doanh nghiệp càng đa dạng hóa sản phẩm thì sẽ càng hạn chế được rủi ro, giúp mở

Trang 16

“ Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị p!

Thị phần hay tỷ trọng trong thị trường (market share) là tỷ trọng của một doanh nghiệp cá biệt trong tổng mức tiêu thụ hay sản lượng của một thị trường Số liệu về tỷ trọng thị trường

được dùng để tính mức độ tập trung hóa người bán trong một thị trường Đánh giá thị phần

của một doanh nghiệp có thể theo 2 cách, đó là thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối

Doanh thu của doanh nghiệp

Thị phần tuyệt đối =

Doanh thu của toàn ngành

Cho biết độ lớn về doanh thu của doanh nghiệp so với doanh thu chung của toàn ngành trong nước, từ đó thấy được vị thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của toàn

ngành Sự biến động của chỉ tiêu qua các năm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh, có sự tăng lên hay giảm đi và nguyên nhân từ đâu Chỉ tiêu này cảng lớn nị mlĩnh thị trường của doanh nghiệp cảng rộng

Doanh thu của doanh nghiệp

Thị phần tương đối =

Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

Chỉ tiêu này cho biết vị tri của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Để đánh giá tốt chỉ tiêu này cần phải so sánh thị phần với các đối thủ cạnh tranh và so sánh tốc độ phát triển

thị phần với các đối thủ cạnh tranh khác Dựa vào thị phần mà công ty nắm giữ và sau khi so

sánh với các đối thủ cạnh tranh ta sẽ thấy được khả năng chiếm lĩnh của doanh nghiệp trên thị

trường như thế nào Dựa vào tốc độ phát triển của thị phần và khi thực hiện so sánh với tố

phát triển thị phần với các đối thủ cạnh tranh khác ta sẽ thấy được xu hướng biến động về thị

phần ra sao, là tốt hay không tốt từ đó giúp cho doanh nghiệp đưa ra các chính sách hợp lý c độ

Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải

thiện khả năng sinh lời Một công ty có thể cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng cách

giảm giá, sử dụng quảng cáo hoặc giới thiệu sản phâm mới hay khác biệt Ngoài ra, nó cũng

có thê tăng kích thước thị phần của nó bằng cách hấp dẫn những đối tượng hoặc nhân khâu

học khác Muốn tăng thị phần, ngoài việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp

cũng cần phải chú trọng các dịch vụ quảng cáo, khuếch trương, địch vụ sau bán hàng s#ˆ Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu

Trang 17

Thương hiệu là tông hợp tất cả những gì mà người tiêu dùng cảm nhận được khi tiếp xúc

với sản phẩm mang thương hiệu đó Ngày nay, thương hiệu không chỉ là một cái tên hay, nhãn mác đẹp, quảng cáo rằm rộ mà đẳng sau nó là cả một chiến lược tổng thể, nghiêm túc về quảng bá, phát triển thương hiệu Chính vì vậy, các công ty cần có cái nhìn đúng và đủ về thương hiệu, đưa ra các chiến lược trung và dài hạn đưa uy tín công ty ngày càng vươn cao

trên thị trường nội địa và quốc tế

1.2 CÁC CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN NANG LUC CANH TRANH

CUA DOANH NGHIEP

1.2.1 Các nhân tố bên ngồi mơi trường doanh nghiệp

1.2.1.1 Môi trường vĩ mô

— Các yếu tố môi trường kinh tế: Đây là nhóm các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến

thách thức và rằng buộc, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác các cơ hội đối với doanh

nghiệp Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát

~ Các yếu tố môi trường công nghệ: Sự ảnh hưởng chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá

trình công nghệ và vật liệu mới Sự thay đôi về công nghệ có thể tác động lên chiều cao của

rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành Sự phát triển nhanh của khoa học nghệ có tác động mạnh mẽ đến tinh chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp, quy

trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp

ong

~ Các yếu tố môi trường văn hóa, xã hội: Các giá trị văn hóa xã hội tạo nên nền tảng của

xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng Bắt cứ sự thay đồi nào của các giá trị này

đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

~ Các yếu tố môi trường chính trị, pháp luật: Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ

của các cơ hội và đe dọa từ môi trường Sự ôn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ

tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đăng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả Doanh

nghiệp cần phải phân tích các triết lý, chính sách mới của nhà nước như: chính sách thuế, luật

cạnh tranh, luật lao động, chính sách tín dụng luật bảo vệ mội trường

~ Các yếu tổ thuộc cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên: Các yếu tố thuộc co sé ha ting

và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp Các hoạt động sản xuất,

khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đôi và khan hiếm nguồn tài nguyên Do vậy,

Trang 18

hoạt động của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm 6 nhiễm,

mắt cân bằng sinh thái, lãng phí tài nguyên

1.2.1.2 Môi trường ngành

~ Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng Do đó, nhà cung

ứng có thê chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp tăng lên

trong giá thành sản xuất Áp lực từ nhà cung cấp sẽ tăng lên nếu: chỉ có một

ứng, khi sản phâm thay thế không có sẵn, khi sản phẩm của nhả cung ứng là yếu tố đầu

t các nhà cụng

0 quan trọng đối với hoạt động của khách hàng, khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi các đối thủ của người mua

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn Chính điều này làm cho các

đối thủ chống lại lẫn nhau dẫn tới làm tôn hao mức lợi nhuận của ngành

p lực cạnh tranh từ đối thủ Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập, thê hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các

đối thủ mới có thể dự đoán Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đói thủ mới rất thấp

~ Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhị

tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp

trong ngành có thể kinh doanh có lãi Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ sự cạnh tranh trên thị trường Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích

xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính

hay là sản phẩm thay thể chỉ mang tính chất tương đối dẫn Áp lực đối thủ cạnh tranh trong ngành: Tính chất và cường độ cạnh tranh giữa các

lượng các đối thủ cạnh tranh đông,

đúc, tốc độ tăng trưởng của ngành, chỉ phí cố định và chỉ phí lưu kho cao, sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chỉ phí chuyên đổi, ngành có năng lực dư thừa, tính đa dạng của ngành, sự tham gia vào ngành cao, các rào can rút lui

doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc vào các

1.2.2 Các nhân tố bên trong môi trường doanh nghiệp

Năng lực về tài chính: Năng lực tài chính phản ánh năng lực, hiệu quả tài chính của

Trang 19

¡ng tài trợ vốn cho

boạt động sản xuất kinh đoanh của doanh nghiệp như: vốn đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật công nghệ mới hay chỉ phí cho việc tu bổ sữa chữa máy móc thiết bị hiện có nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân

tích năng lực tài chính như: vốn điều lệ, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tổng tài sản, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận

đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên

~ Quản trị nhân lực: Lao động là

sự thành bại của một doanh nghiệp Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình doanh

nghiệp phải chú ý quan tâm đến tắt cả mọi người trong doanh nghiệp, từ những người lao động

bậc thấp đến nhà quản trị cắp cao nhất, bởi mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một số chỉ tiêu để đánh giá về nguồn nhân lực của

mỗi công ty là cơ cấu lao động theo giới tính, đối tượng, trình độ; các chính sách đảo tạo,

lương thưởng, phúc lợi xã hội; năng suất lao động Trong đó năng suất lao động là nhân tố có

ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi

thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của doanh nghiệp

~ Chiến lược kinh doanh: Có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm hàng đầu, định

hướng cho mọi hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh vạch ra phương hướng phát t của công ty trong ngắn hạn và trong dài hạn phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty

~ Trình độ tổ chức hoạt động quản trị: Tổ chức hoạt động quản trị là công việc rất quan

trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hoạt động quản trị

bao gồm nhiều công việc như bồ trí công việc cho từng người nhằm phát huy năng lực công

tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh, tránh hao phí trong quá trình sản xuất, xây

dựng những định mức tiêu hao nguyên vật liệu và có kế hoạch bố trí, sử dụng nguyên vật liệu

Trang 20

CHUONG 2

PHAN TICH VA DANH GIÁ THỰC TRẠNG NHẢM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA TONG CONG TY MAY 10 TREN TH] TRUONG NOI DIA

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VE TONG CONG TY MAY 10

2.1.1 Giới thiệu về Tổng Công ty May 10

Tổng công ty May 10 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc Tập đoàn Dệt

may Việt Nam (VINATEX) Tiền thân là một đơn vị hậu cần quân đội, thành lập năm 1946

với nhiệm vụ may quân trang phục vụ bộ đội chiến sĩ, trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, May 10 đã đạt được những thành tựu đây tự hào, những sản phẩm của công ty không chỉ được

tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài như EU, Mỹ, Nhật Bản,

Canada với rất nhiều tên tuổi thương hiệu lớn của ngành thời trang thế giới nhu: GAP, Old Navy, Brandtex, John Lewis, Pierre Cardin, Camel, Tommy Hilñiger, Express

Với trên 18 nhà máy, xí nghiệp tại các tỉnh thành trên khắp mọi miền tổ quốc, đến nay May 10 đã khẳng định vị thế của mình trên toàn quốc với hệ thống phân phối gần 300 cửa

hàng và đại lý, đồng thời bán trên trang thương mại điện tử may10.vn và các website uy tín

như amazone.com Đăng cấp May 10 còn được khẳng định khi luôn đứng trong top thương,

hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cùng rất nhiều giải thưởng: “Giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương”, “Sao vàng đất Việt", “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” Một số chỉ tiết đáng lưu ý về công ty như sau:

Tên giao dịch quốc tế là: Garment 10 Joint Stock Company

Tên viết tat là: Garco 10 JSC

Trụ sở chính: Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội

Website: http:// garcol0.com.vn

— Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu may mặc Với sản

phẩm chủ lực của Tổng công ty là áo sơ mỉ nam được người tiêu dùng trong và ngoài nước tra chuộng Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác Kinh doanh văn phòng, bắt động sản, nhà ở cho công nhân

Trang 21

¡ trường của Tổng công ty - trường Cao đẳng nghề Long Biên

~ Đào tạo nghề may

Hang năm trường đã cung cấp cho Tổng công ty số lượng lớn công nhân chất lượng cao và một số nhân viên các phòng ban đáp ứng yêu cầu sản xuất của Tổng công ty

~ Xuất nhập khẩu trực tiếp: gồm có hai hình thức xuất khâu: may gia công xuất khẩu và xuất khâu dưới dạng FOB Hàng xuất khâu chiếm đến hơn 80% tổng sản phẩm của Tổng công ty, hàng trong nước chỉ chiếm hơn 10% Nhưng Tổng công ty luôn coi trọng và đầu tư hợp lý

cho cả hai thị trường

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty May 10

Téng công ty May 10 là một công ty truyền thống, trải qua 65 năm hình thành và phát

triển Mặc dù đã được cổ phần hóa, chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc thuộc Tập

đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), cán

chất cần kiệm của bộ đội cụ Hồ

công nhân viên May 10 luôn giữ vững bản

Tiền thân của Tổng công ty May 10 là các xưởng may quân trang đặt tại chiến khu Việt

thành lập năm 1946 Các xưởng may có nhiệm vụ sản xuất quân trang, quân phục cho bộ

đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc

Từ năm 1947-1949 việc may quân trang được tiến hành ở nhiều nơi như: miền Tây Thanh Hóa, miền Tây Ninh Bình, Hà Đông và được đặt theo các bí số XI, X30, AMI, BKI, CKI các đơn vị tiền thân của xưởng May 10 sau nay

Nam 1952, xưởng May 10 được thành lập trên cơ sở hợp nhất các xưởng may nhỏ, mang,

bí số XI, đóng tại Tây Cốc (Phú Thọ), mà hiện là Tổng Công ty May 10

Năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải, xưởng May 10 được lệnh trở về Hà Nội đề tập trung

sản xuất và lấy hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là phường Sài Đồng, quận Long Biên,

'TP.Hà Nội để làm địa điểm sản xuất chính

Năm 1961 xưởng May 10 được chuyển đổi cơ quan chủ quản từ *Tổng cục hậu cần” ông nghiệp nhẹ” quản lý và được đổi tên thành "Xí nghiệp May 10” Từ năm 1975 ~ 1985 đánh dấu bước ngoặt mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp May 10

Đó là chuyển từ may quân trang quân phục sang sản xuất và gia công hàng xuất khâu Thị

trường chính là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô

Trang 22

Tháng 11/1992 Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đôi tén: “Xi nghiép May 10” thanh “Céng

ty May 10° Từ đây công ty không ngừng đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội

Tháng 11/2005 thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, "Công ty May

10” đojợc chuyên sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần thuộc “Tổng công ty Dệt May

Vigt Nam” n gọi "Công ty cổ phần May 10”

Ngày 26 tháng 03 năm 2010, "Công ty cổ phần May 10” được đổi tên thành “Tổng công ty May 10 ~ Công ty Cổ Phần” thuộc *Tập đoàn Dệt May Việt Nam~ VINATEX”

Với những cố gắng và nỗ lực của mình Tổng công ty đã và đang khang định thế mạnh, thương hiệu, uy tín của mình cả ở trong và ngoài nước Tổng công ty đang dần khẳng vị thế

là công ty hàng đầu trong ngành dét may Việt Nam đưa dệt may Việt Nam thành ngành kinh

tế mũi nhọn của đất nước trong tương lai

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Tống Công ty May 10 trên thị trường nội địa 2.1.3.1 Đặc điểm môi trường kinh doanh trên thị trường nội địa

Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu, năm vừa qua cũng như trong thời gian tới ngành may mặc vẫn luôn định hướng đi sâu vào thị trường nội địa Chính những khó khăn về

xuất khâu trong những năm gần đây do dịch bệnh COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp cơ

lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mạnh cho thị trường nội địa Nỗ lực cạnh tranh

với các nước xuất khâu đẻ dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động thành công của hầu hết các doanh nghiệp may mặc

ci

Nam 2020, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa

của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá Theo số liệu nghiên cứu và dự báo của công ty nghiên cứu & tư vấn thương hiệu the Pathfñnder thì tốc độ tăng trưởng tiêu dùng hàng may mặc của thị trường trong née khoảng 15%/năm Quy mô thị trường năm 2020 dat

khoảng 54.000 tỷ đồng/năm và dự kiến sẽ tăng lên 58.000 tỷ

thị trường trên đây Việt Nam hiện được xem là thị trường đầy tiềm

may mặc, mang đến cơ hội hấp dẫn cho cả các thương hiệu quốc tế và trong nội địa

ng vào năm 2021 Với quy mô

ng trong lĩnh vực hàng

Khách hàng tiêu dùng thời trang nội địa có thể tạm chia làm 3 nhóm: nhóm có thu nhập

thấp thơjờng sử dụng hàng may sẵn, rẻ tiền nhưng nhanh hỏng; nhóm có thu nhập cao sử dụng

Trang 23

sản phẩm của các hãng thời trang cao cấp: nhóm trung lưu chiếm số lượng khá đông đảo,

không chấp nhận các hàng đại trả hàng kém chất lượng nhưng lại không quan tâm tới các loại

hàng hiệu Đối tượng này khá khó tính, nhưng lại có nhu cầu lớn về thời trang Phục vụ nhóm

khách hàng trung lưu chủ yếu vẫn là các nhà may, cửa hàng thời trang đơn lẻ Một số doanh

nghiệp có tên tuổi đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhóm này, nhưng lại chuyên về thời trang

của nam giới như Việt Tiến, Thành Công, Nhà Bè, May 10

Tuy nhiên ngành May mặc khi kinh doanh tại thị trường nội địa cũng gặp phải một số khó khăn như:

~ Hàng Trung Quốc ở ạt tràn sang làm sản phẩm may mặc trong nước khó cạnh tranh va

doanh nghiệp may mặc hết sức khó khăn do hàng Việt Nam không cạnh tranh lại

được về giá cả, thiệt kê và cả tốc độ trong kinh doanh

— Một trong những vấn đề khó khăn của ngành May mặc Việt Nam là phụ thuộc nhiều

vào nguyên phụ liệu nhập khâu và khâu thiết kế

~ Trình độ thiết kế thời trang của Việt Nam vẫn còn non kém, chưa có những trường dạy chuyên nghiệp, lực lượng những nhà thiết kế trẻ dù đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đối của người tiêu dùng

2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty May 10 trên thị trường

ội địa trong thời gian gần đây

Hoạt động chủ yếu của Tổng công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc, so mi,

comple, các loại quần áo thời trang nam nữ và trẻ em Với kiểu đáng và mẫu mã đẹp và đang

được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, May 10 được nhắc đến với các nhãn hiệu nỗi

tiếng như: May 10 Expert, May 10 Classic, Cleopatre, Eternity Grusz

Trang 24

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, doanh thu nộ

có thể thấy ngoài tập trung vào thị trường xuất khâu, Tổng công ty đã có sự chú trọng vào thị

ia của May 10 ngày cảng tăng,

trường trong nước Tuy nhiên, nếu xét về tỉ trọng so với tông doanh thu thì thấy rằng doanh thu nội địa chiếm tỉ trọng rất nhỏ, năm 2020 là chiếm tỉ trọng cao nhất với 19,6%

Bảng 2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2020 trên thị trường nội địa của May 10

Don vi:ty dong

[ Tên sản phẩm Số lượng tiêu thụ Tỉ trọng của lượng |

| Tổng số Lượng tiêu thụ trong nước | tiêu thụ trong nước | Ão sơ mi 11.518.259 216.369 1.88% | Quân 2.892.172 53.092 1,84% | Jacket 1.197.010 | 4000 0,33% | [Bo comple 439.698 2000 0.45% | Khác 1.747.861 594.539 34,02% | 17.795.000 870.000 716%

Nguôn: Báo cáo kinh doanh của Tông Công ty May 10

Qua bang 2.2 ta thay san phẩm tiêu thụ mạnh nhất ở Tổng công ty trong năm qua là áo sơ mi với 11.518.259 chiếc, sau đó là quần với 2.892.172 chiếc, jacket là 1.197.010 chiếc

Trong đó phần lớn là xuất khâu, sản phẩm tiêu thụ nội địa chi là 870.000 sản phẩm trên tổng

số 17.795.000 sản phẩm tiêu thụ, chiếm 7,16%

2.2 PHAN TICH CAC YEU TO BEN NGOAI

CANH TRANH CUA TONG CONG TY MAY 10 2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

+ Chính trị, pháp luật: Chính trị và pháp luật là hai nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián

tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể tạo ra cơ hội nhưng

HUONG DEN NANG LUC

đồng thời cũng có thể tạo ra các nguy cơ và thậm chí là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp ~ Tác động tích cực: Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp may mặc nói riêng xây dựng chiến lược dài hạn Hệ thống pháp luật dẳn được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp dệt may Ngành đệt may là ngành công nghiệp nhẹ giữ vai trò

quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động,

do đó ngành dệt may Việt Nam được hưởng khá nhiều ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước,

trong đó bao gồm cả May 10

Trang 25

~ Tác động tiêu cực:

Khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh việc được đối xử bình đẳng

hơn thì mặt trái của nó là làm cho ngành dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức

từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, trong khi tiểm lực và khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn non nớt,

'Việt Nam tham gia vào sân chơi quốc tế, kéo theo việc phải ký kết các hiệp định cắt giảm

thuế quan theo lộ trình AFTA đã làm cho khá nhiều doanh nghiệp đệt may Việt Nam gặp khó do Việt Nam phải cắt giảm ba hình thức ưu đãi (ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về đầu tư và bảo

lãnh tín dụng đầu tư) Vì vậy, ngành dệt may nhận được ít hỗ trợ hơn từ Chính phủ sau khi gia

nhập WTO Thêm vào đó là hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP

'Việt Nam phải đáp ứng được các ván đề về quyền sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường Do đó vấn để đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khi gia nhập là làm thế nào để

giữ được thị phần nội địa trong môi trường cạnh tranh đầy khóc liệt

s* Kinh tế

~— Tác động tiêu cực: Trong mấy năm vừa qua, môi trường kinh tế đã có ảnh hưởng rất

lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sự biến động của tình hình kinh tế

thế giới cũng như sự tăng giảm giá cả của một số mặt hàng trong nước đặc biệt là xăng dầu, điện đã làm cho giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, do đó làm giá thành phẩm của

một số sản phẩm may mặc cũng bị tăng lên, gây khó khăn trong việc tiêu thụ của công ty

Ngoài ra, nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn, chính phủ đang thực hiện kiểm chế lạm phát, thắt chặt chỉ tiêu, điều này khiến người tiêu dùng trong nước có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, làm giảm một phần sản phẩm tiêu thụ

~ Tác động tích cực: Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các quyết sách nhằm hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khâu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa

và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong đó có ngành may $#ˆ Khoa học công nghệ

~ Tác động tiêu cực: Thiết bị phần lớn được nhập về từ Nhật Bản, Đức, Đài Loan Hầu

hết máy móc do doanh nghiệp trong nước é

kỹ thuật Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam hiện

14

an xuất không đáp ứng được yêu cải

Trang 26

nay con thap hon 30 — 50% so với các nước trong khu vụ

phải đổi mới thiết bị có công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm đồng thời

để cạnh tranh với sản phẩm của các công ty đến từ các nước có trình độ công nghệ hiện đại Doanh nghiệp sẽ thường xuyên

~ Tác động tích cực: Trong thời gian qua, May 10 đã chủ động đầu tư cho khoa học kỹ

thuật, đặc biệt sử dụng phương pháp Lean giúp rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm

năng lượng, giảm chỉ phí sản xuất giúp tăng lợi nhuận, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị

trường Ngoài ra, May 10 đã đầu tư thêm khá nhiều máy móc trang thiết bị mới từ Trung Quốc,

Đài Loan, và Italia Nhờ có sự thay đổi đó mà năng sĩ

tăng lên thấy rõ, kiểu dáng cũng như chất lượng ngày càng đáp ứng được nhu cầu ngày càng,

cao hơn của người tiêu dùng

t lao động và sản lượng của công ty

+ Văn hóa, xã hội ~ Tác động tiêu cực:

+ Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người cảng chu trong đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo Thêm vào đó, xu hướng và thị hi thẳm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục Nếu

các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh này

+ Tâm lý thích dùng hàng ngoại vẫn còn tổn tại ở một bộ phận người dân, nhất là những

người có thu nhập cao Ngược lại, đối với người dân ở các khu dân cư vùng sâu, vùng xa lại rit khó tiếp cận hàng hóa sản xuất trong nước, trong khi đó hàng may mặc Trung Quốc với giá bán rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị

của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa

— Tác động tích cực:

+ Người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm chat lượng tốt

của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tin dùng

+ Hiện nay, toàn xã hội đang hưởng ứng cuộc vận động "Người việt ưu tiên dùng hàng Việt” và được người tiêu dùng rất ủng ho

Trang 27

~ Tác động tích cực:

+ Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển toàn diện các

mối quan hệ kinh tế — xã hội liên vùng với miền núi và miền biển Tổng công ty May 10 có

thuận lợi là đặt ở khu vực quận Long Biên, thành phó Hà Nội, và đặt ngay trên quốc lộ 5 có

hệ thống giao thông thuận tiện cho hoạt động giao dịch Mặt khác, công ty cũng có thể tìm

được nguồn nhân lực dồi dào đủ trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu cao về công việc của ty

+ Khí hậu nước ta có sự khác nhau vẻ địa hình, miền Nam thì nóng, miền Bắc lại có

mùa xuân hạ thu đông, đây là điều kiện rất thuận lợi để May 10 có thể đa dạng hóa các sản

phẩm của mình đề phù hợp với thời tiết nóng hoặc lạnh

~ Tác động tiêu cực: Tuy có điều kiện thuận lợi là nằm ở khu vực quận Long Biên song bên cạnh đó công ty cũng gặp phải khó khăn đó là sự cạnh tranh (vẻ lao động, khách hàng, ) của rất nhiều công ty trên hoạt động trong ngành may mặc đóng trên cùng địa bàn và khu vực tỉnh lân cận

2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành

s# Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

— Nguồn vật lực: Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất của May 10

được mua ở cả trong và ngoài nước Tuy nhiên chủ yếu là các nhà cung ứng nước ngoài như

Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Asean, Việt Nam điều này đã làm giảm sức cạnh tranh các sản phâm may mặc của May 10 Do vậy khi có biến động thị trường sẽ ảnh hưởng đến

hoạt động sản xuất như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá hoặc giá nguyên vật liệu trên thế giới

có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt Điều này trở thành một áp lực và rủi ro tương đối lớn

~ Nguồn nhân lực: Một tình trạng chung của ngành dệt may là thiếu nguồn nhân lực chất

lượng cao, sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều giữa các vùng, miền khiến công tác

tuyển dụng nhân lực gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên, từ sau khi công ty thành lập trường Cao đảng nghề Long Biên thì công ty đã chủ động đảo tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật

phù hợp với nhu cầu

s# Áp lực cạnh tranh từ khách hàng,

+ Theo số liệu từ tổng cục thống kê, dân số trung bình tại Việt Nam năm 2020 là gần

Trang 28

người và dân số tí

trung về các thành phó ngày càng nhiều Mỗi người dân là một

khách hàng của ngành may cũng như là khách hàng hiện tại và tương lai của May 10 Đối với trong nước, cảng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm may cảng gia ting và ngày cảng phong phú và đa dạng Thị hiếu của họ luôn thay đôi, nếu như nhà sản xuất không đáp ứng được nhu

cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp tốt hơn

+ Khách hàng nội địa của công ty rất đa dạng Với chiến lược phân biệt giá của mình,

sản phẩm của công ty được sử dụng rộng rãi Tuy nhiên công ty vẫn tập trung chủ yếu ở đối

tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá

+» Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

'Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành may Sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp may mặc mới là gia tăng sức ép cạnh tranh giữa

các công ty trên thị trường nội địa

Ngoài ra, việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc từ nước ngoài có tiềm lực tai

chính mạnh và công nị ên đại Từ đó, tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với

các doanh nghiệp sản xuất trong nước

s# Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

“Tổng công ty May 10 chủ yếu sản xuất các sản phẩm áo sơ mi, quần âu, áo Jacket Nhu

cầu tiêu dùng của khách hàng đang ngày càng có xu hướng thay đổi theo mốt, họ thích sự đa

dạng trong kiểu cách, mẫu mã sản phẩm Vì vậy trong chiến lược sản phẩm tông công ty cần

đưa ra đích cho sản phẩm của mình là sản phẩm thời trang ứng dụng, cải tiến liên tục, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, phù hợp lứa tuổi, thời tiết

s# Áp lực đối thủ cạnh trạnh trong ngành

Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh

thuận lợi để phát triển xong song song vớ

cạnh tranh ngay trên địa bàn của mình Đối thủ của Tổng công ty có thể được phân thành hai

nhóm: đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh ngoài nước

~ Đối thủ cạnh tranh trong nước: May 10 có sản phẩm chủ lực là áo sơ mi, quần âu, áo

Jacket Những đối thủ cạnh tranh chủ yếu có đặc điểm sản phâm kinh doanh giống công ty

Trang 29

có thể kể đến là Tổng Công ty cỏ phần Việt Tiến, Tổng Công ty may Nhà Bè -,

¡ địa là một thị trường tiềm năng đầy sức hút và đang ra sức tăng doanh bằng sức cạnh tranh của sản phẩm nhận thấy thị trường, số bán, giành lại thi pl Họ cũng đã Bảng 2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của một số đối thủ trên thị trường nội địa

STT[ Công ty Điềm mạnh Điễm yếu

1 | Việt Tiến | - Hệ thông phân phối rộng lớn - Chủng loại sản phẩm chưa - Dịch vụ mở đại lý nhanh phong phú, đa dạng

~ Thương hiệu lâu năm và mạnh ~ Điều kiện mở đại lý còn nhiều

~ Đa dạng hóa kiểu dáng và màu sắc cản trở

- Chất lượng sản phẩm đồng đều, giá cả phủ | - Tập trung quá nhiều vào thị

rộng trường áo sơ mi, quần âu và

~ Trang thiết bị bán hàng hiện đại, kỹ thuật | comple

đóng bao gói đẹp - Quản lý thị trường chưa chặt chẽ ~ Tình hình tài chính én định và lượng vốn _ | dẫn tới có hàng nhái, giả

lớn

2 |NhàBè | - Hệ thống phân phối lớn - Cơ cầu sản phẩm chưa đều ~ Thủ tục mở đại lý nhanh gọn, đơn giản | - Nhịp độ cung ứng hàng hóa đến

~ Màu sắc, kiểu đáng phong phú, đa dạng, | đại lý chậm, không đều, không

đẹp và hợp thời trang đủ hàng để bán

~ Chất lượng tương đối đồng đều, giá cả trải | - Mật độ đại lý và cửa hàng

rộng cho mọi phân đoạn thị trường không đồng đều

~ Có nhiều đại lý lớn - Hệ thống trang thiết bị bán

hàng chưa đồng bộ

3 | An Phước | - Thương hiệu mạnh - Phân đoạn thị trường nhỏ, chỉ

- Hệ thống đại lý, cửa hàng chuẩn mực tập trung vào thị trường cao cấp ~ Kiểu đáng, mẫu mã sản phẩm, bao gói đẹp | - Mạng lưới phân phối nhỏ

~ Chất lượng tốt thuộc hàng cao cáp

- Giá cả hàng hóa cao tạo thương hiệu mạnh

Các công ty này đều có sản phẩm phong phú với nhiều mức giá khác nhau đề phục vụ

cho mọi đối tượng từ quần áo trẻ em đến người lớn Đề giữ vững thị trường hiện tại và phát

triển thị trường mới các đối thủ cạnh tranh của May 10 đều đưa ra các chiến lược riêng với hệ thống kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp, sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã kiểu dáng đẹp,

phong phú Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh với May 10 đã rất chú trọng tăng cường thêm sức mạnh về cơ sở vật chất cũng như năng lực sản xuất, đặc biệt là rất chú trọng tạo cho mình một

Trang 30

thương hiệu riêng, với những đặc thù riêng cho từng dòng sản phẩm

~ Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Hàng Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh tới 60% thị

trường tiêu dùng của Việt Nam Hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao nhưng với giá rẻ,

hợp thời trang, màu sắc phong phú, mẫu mã thay đổi thường xuyên nên vẫn được đại bộ phận

ngơiời tiêu dùng Việt Nam chấp nhận, nhất là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp đến trung bình,

đặc biệt ở khu vực nông thôn Ở khu vực này, hầu như không xuất hiện hàng may mặc nội địa

mà chỉ có hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trung bình, thấp cùng với hàng may sẵn của các hộ gia đình địa phương Ngoài ra, do Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ (từ tháng 1/2009) theo thỏa thuận khi gia nhập WTO nên doanh nghiệp may mặc của Việt Nam còn phải chịu nhiều áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh đến từ Hàn Quốc, Asean,

2.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỎNG CÔNG TY MAY 10

TREN TH] TRUONG NOI DIA

đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của May 10 là rất khó, do vậy tác giả lựa chọn

2 doanh nghiệp có cùng ngành nghề may mặc và đều lọt vào top 500 doanh nghiệp Việt Nam

(của Vietnam Report) đề so sánh, đó là Tông công ty may Nhà Bè và Tổng công ty cỗ phần may Việt Tiến

2.3.1 Năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của Tổng Công ty May 10 trên thị

trường nội địa 2.3.1.1 Thị phần a Thị phần tương đối Bang 2.4 Quy mô thị trường may mặc, doanh thu của Vinatex và Tổng công ty May 10 Đơn vị: tỷ đồng

[ Năm | Quy mô thị | Doanh thu Tổng Công ty May 10 |

trường ‘Vinatex Doanh thu Ti trong so với thị | Ti trong so với

Trang 31

ia, thi phan của Tông công ty May 10 chiếm

So với quy mô thị trường may mặc ni

một tỷ lệ rất nhỏ, thấp nhất là năm 2018 là 1,14%, và cao nhất năm 2020 cũng chỉ có 1,27%

Như vậy, đối với thị trường trong nước, tuy tổng công ty đã đầu tư và có sự quan tâm chú trọng song quy mô tại thị trường này vẫn còn nhỏ, khiêm tốn Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh về sản phẩm may mặc của tổng công ty vẫn chưa mạnh và cần phải có gắng hơn

nữa So với doanh thu của các doanh nghiệp thuộc Vinatex, doanh thu nội địa của May 10

cũng chưa phải là cao

Nhìn chung thị phần của May 10 đã có bước tăng đều qua từng năm Điều này cũng là

do May 10 đã rất chú trọng đến thị trường nội địa Tuy nhiên thị phần của công ty còn rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường, do đó công ty cần có gắng hơn nữa để đây mạnh việc tiêu thụ

sản phẩm tại thị trường trong nước b Thị phần tuyệt đối Bảng 2.5 Doanh thu nội địa của một số công ty may mặc giai đoạn 2018 — 2020 Đơn vị: tỷ đồng STT Công ty 2018 | 2019 | 2020 | 1 | Tổng Công ty may Nhà Bè 53834 | 768,14 | 837.89 | 2 _ | Tổng Công ty cô phần may Việt Tiên 905/71 | 110523 | 12948 | 3 [Tông Công ty May l0 347,07 | 637.38 | 68317 | 4 [Titrong của May I0 so với Nhà Bè 101,6 83 815 | 3 | Titrong cia May 10 so voi Việt Tiên 604 | 376 | 528 |

Nguôn: Bản cáo bạch — May 10, Viét Tiên, Nhà Bè

Doanh thu của ba công ty trong giai đoạn 2018 ~ 2020 đều có xu hướng tăng So với

May Nhà Bè, năm 2018 doanh thu nội địa của May 10 nhiều hơn Nhà Bè (bằng 101,6%), tuy

nhiên sang năm 2019, doanh thu nội địa của May 10 chỉ còn bằng 83% so với Nhà Bè, chứng tö Nhà Bè có sự đầu tư chú trọng rất lớn tới thị trường nội địa, trong khi đó May 10 không có nhiều sự thay đổi Và chính nhờ sự chú trọng này mà sang năm 2020, thị phần của Nhà Bè \g 81,5% so với Nhà Bè) Việt Tiến là một

công ty có thế mạnh về thị trường trong nước Công ty luôn chiếm một thị phần rất cao, và trong cả ba năm doanh thu của May 10 luôn chỉ bằng trên dưới 60% so với Việt Tiến

tiếp tục tăng cao (doanh thu May 10 chỉ còn

Xét về thị phần tương đối hay tuyệt đối thì tốc độ tăng trưởng thị phần còn khá thấp

Trang 32

May 10 muốn cạnh tranh trong nước thì cần phải đầu tư hơn nữa dé mở rộng thị phần của mình, vì hiện này tông công ty so với các đối thủ cạnh tranh chính thì thị phần còn chưa lớn

2.3.1.2 Quản trị hệ thống phân phối

‹# Tình hình hệ thống phân phối của May 10

Hiện nay, May 10 lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước, với bốn kênh tiêu thụ gồm: các cửa hàng độc lậ lưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp; giao ngay sản phâm hoàn chỉnh cho khách

hàng mà không thông qua bắt kỳ cửa hàng hay đại lý nào khác thống các đại Bảng 2.6 Hệ thống cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại của May 10, Việt Tiến và Nhà Bè Khu vực May 10 Nhà Bè Việt Tiến | Miễn Bắc 196 156 213 | Miễn Trung 12 37 97 | Miễn Nam 23 132 208 | Tổng 231 325 518 |

Nguôn: Trang web của công ty May 10, Nhà Bè và Viet Tién Như vậy, hệ thống phân phối của May 10 phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở miền

Bắc với 196 cửa hàng, daily, trong đó chủ đạo là Hà Nội với 98 cửa hàng và đại lý Trong khi

đó đối với khu vực miền Trung và Nam chưa được May 10 quan tâm mặc dù sức mua tại thị

trường miền Nam là vô cùng lớn Điều này chứng tỏ kênh phân phối của tổng công ty tuy rộng, nhưng không trải khắp đất nước mà mới chỉ chú trọng vào thị trường miền Bắc

Đối với Nhà Bè, số lượng cửa hàng, đại lý và trung tâm thương mại khá lớn với 325 cửa

hàng, đại lý; hệ thống phân phối của Nhà Bè có sự trải rộng khắp Bắc, Trung và Nam (trong,

khi miền Bắc có 156 cửa hàng đại lý thì miền Nam cũng có số lượng là 132)

Trong ba công ty, có thể thấy Việt Tiến có mạng lưới phân bó rất rộng lớn, trải khắp các

miền đất nước với 518 cửa hàng, đại lý và trung tâm thương mại, gần gấp đôi so với May 10 và Nhà Bè Điều này thể hiện quyết tâm của Việt Tiến trong việc phát triển kinh doanh trên thị trường nội địa

Trong thời gian tới, May 10 muốn cạnh tranh với các đối thủ và phát triển kinh doanh,

Trang 33

tăng thị phần nội địa thì tổng công ty sẽ cần phải cân nhắc phát triển hơn nữa hệ thống phân

phối ở miền Bắc, đồng thời phải mở rộng mạng lưới phân phối xuống miền Nam (nơi có nhu

cầu mua sắm lớn nhất cả nước)

s#* Quản lý hệ thông cửa hàng đại lý

~ Đối với hệ thống cửa hàng: Các cửa hàng luôn phải đảm bảo có đủ hàng hóa, chủ động những mã hàng nào hoặc loại cỡ nào bán mạnh hay ngược lại Khi

đã nắm bắt được nhu cầu thì sẽ tăng dự trữ cho loại sản phẩm đó Tuy nhiên do các cửa hàng

chưa có kho chứa hàng nên lượng dữ trữ không lớn Nhìn chung, việc kiểm soát kinh doanh của các cửa hàng May 10 hết sức chặt chẽ nên trong thời gian qua hiệu quả bán hàng tại các cửa hàng khá cao

~ Đối với hệ thống đại lý: Hiệu quả bán hàng của các đại lý còn chưa cao do nhiều

nguyên nhân khác nhau như dự trữ hàng ít, người bán chưa am hiễu sâu sắc về sản phẩm, thực

hiện chính sách marketing chưa tốt, Để khuyến khích các đại lý bán hàng có hiệu qua thi

tổng công ty đã đề ra nhiều chính sách khác nhau như: phần trăm chiết khấu cao, các đại lý được hỗ trợ tối đa về quảng cáo (bảng hiệu, banner, quà tặng khuyến mãi, ), được tư vấn về

trang trí, trưng bày cửa hàng, đào tạo cách bán hàng cho các nhân viên,

2.3.1.3 Năng lực cạnh tranh về giá s# Các chính sách về giá

Do đặc điểm sản phẩm của công ty là những sản phẩm có chất lượng cao cả về chất liệu

Trang 34

5 Eternity Grusz - So mi Từ 700.000đ đến 2.000.000đ - Quần âu 700.000đ trở lên - Veston 5.000.000đ trở lên

Nguôn: Trang web của Tổng Công ty May 10

So với Việt Tiến thì giá bán của May 10 có phần thấp hơn nhưng so với các đối thủ cạnh tranh khác như Nhà Bè, May Thăng Long, May Đức Giang, là các công ty cũng có hình thức sản xuất kinh doanh như May 10, cũng có các dây chuyển may sẵn sơ mi, áo khoác, quần

âu tiên tiến thì giá cả của May 10 có phần trội hơn #* Điều chỉnh, thay đối giá

Tổng công ty luôn cố gắng đầu tư công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất, tìm nguồn vào chất lượng cao với giá thấp hơn để giảm giá thành sản xuất

Tắt nhiên sản phẩm của công ty không thê giảm giá mạnh vì tâm lý người tiêu dùng cho rằng giá hàng thấp là hàng chất lượng kém Đối với cửa hàng đại lý công ty áp dụng những mức hoa hồng lũy tiến nhằm kích thích tiêu thụ Mức hoa hồng mà các đại lý được hưởng phụ

thuộc vào doanh số bán của cửa hàng, Để tăng cường tiêu thụ và thúc đây hoạt động kinh

doanh, tổng công ty còn áp dụng chính sách cửa hàng giá cả như sau:

+ Khách mua 100 ~ 300 sản phẩm được giảm giá 3% + Khách mua 300 ~ 1000 sản phẩm được giảm giá 5% + Khách mua 1000 ~ 2000 sản phẩm được giảm giá 7% + Khách mua 2000 sản phẩm trở lên được giảm giá 10%

Giá cả sản phẩm thay đổi theo chu kỳ sống sản phẩm, vào cuối vụ hàng hóa còn tồn

nhiều thì sản phâm được giảm giá để kích thích tiêu thụ hoặc đem những sảm phẩm tồn kho

c vùng nông thôn để bán với mức giá rẻ Vào những dịp +t tổng công ty có những đợt

Trang 35

lặt chẽ, c: của công

giá được công ty quản lý đại lý và cửa hàng chỉ được bán đúng gi

ty đã đặt ra Tại các vùng đều có một hệ thống quản lý đại lý nên việc định giá đến tay người

tiêu dùng cuối cùng được đảm bảo

2.3.1.4 Năng lực cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã s# Chất lượng

Cùng với giá bán thì chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi

mua hàng của người tiêu dùng Về lý thuyết, nếu cùng loại sản phẩm có công dụng và giá bán

như nhau thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn Thậm chí hàng hóa đó có giá cao hơn mà chất lượng tốt hơn thì cũng sẽ được người tiêu dùng lựa chọn

Sản phẩm của May 10 luôn được đánh giá là có chất lượng cao ở cả thị trường trong nước cũng như trên thị trường tÌ

sức cạnh tranh của sản phâm, từ năm 1999, May 10 đã quan tâm tới việc triển khai xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: Hệ thống quản ly chat long ISO

9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA

§000 Đây chính là những công cụ quản lý tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động sản xuất

kinh doanh, góp phần khẳng định thương hiệu May 10 trên thị trường

¡ Để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng nhe nâng cao

Để đạt được những thành tích ở trên thì May 10 luôn chú ý đến chất lượng của từng sản ngay từ khâu ban đầu chọn lựa nguyên liệu sản xuất, May 10 đã xây dựng quy trình đặt mua

và kiểm tra chất lượng khi nhập hàng của từng nhà cung cấp Bên cạnh đó, với bất cứ sản

phẩm nào, hướng tới đối tượng nào, May 10 cũng luôn luôn khẳng định việc lấy chất lượng

sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu May 10 chỉ cung cấp những mẫu quan áo có chất lượng vải được kiểm nghiệm, cam kết không có chất gây kích ứng da Đồng thời May 10 cũng,

đưa ra một quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ:

~ Kiểm tra chất lượng trên chuyển: Kiểm tra chủng loại, chất lượng nguyên phụ liệu,

quy cách may

— Kiểm tra chất lượng thành phẩm ban đầu: kiểm tra cách sử dụng nguyên phụ liệu, quy cách kỹ thuật, chất lượng may, thông số

— Kiểm tra chất lượng ủi: kiểm tra về sử dụng phụ liệu gắp, ủi, vệ sinh công nghiệp, hình

đáng bên ngoài của sản phẩm sau ủi, kiểm tra các thông số chính

Trang 36

Tao ra san phim có chất lượng cao đã khó, bảo vệ chất lượng lại càng khó hơn Nhận

thức được điều này, năm 2002, May 10 đã bắt đầu tiến hành dán tem chống hàng giả và đề can mã số, mã vạch lên từng sản phẩm; đưa sợi chống hàng giả vào nhãn dệt nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như thương hiệu của sản phẩm

Với những gì đã làm được, May 10 đã được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao

về chất lượng sản phẩm

Bang 2.8 Danh sách Top § doanh nghiệp ngành May - Thêu đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao trong năm 2019 và 2020 STT 2019 2020

1 | Tống công ty cô phần may Việt Tiến Công ty cô phần May Sông Hỗng

2 _ | Công ty cô phân may Sông Hồng, Tổng Công ty cô phân may Việt Tiên _ |

3 | Tổng Công ty May I0 Tông Công ty May 10 |

4 | Công ty TNHH May thêu giày An Phước | Công ty TNHH Thời trang Xanh cơ bản |

5 | Téng Công ty may Nhà Bè Tông Công ty may Nhà Bè |

‘Ngudn: Vietnamnet Theo bang trén trong hai năm liên tiếp, May 10 luôn đứng thứ ba trong ngành hàng, đây

là thành tích đáng nễ So với May Nhà Bè thì người tiêu dùng đã đánh giá chất lượng của tổng

công ty là tốt hơn, song nếu so với Việt Tiến thì chất lượng sản phẩm của tông công ty được

người tiêu dùng đánh giá kém hơn Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì tổng công ty

vẫn cần cố găng rất nhiều trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình s# Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm

Trong nghiên cứu, thiết kế, công ty chú trọng các yếu tố văn hóa từng vùng miễn, thói quen ăn mặc đề đưa ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam Ngoài

việc đầu tư, thu hút các nhà thiết kế thời trang để chủ động đưa nhiều mẫu quần áo phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, các yếu tổ kích cỡ, kiểu đáng của sản phẩm được tính toán phù hợp kích cỡ và phong cách của người Việt Nam nhưng vẫn tiếp cận xu thế thời trang quốc tế, đáp

ứng cho nhiều đối tượng tiêu dùng ở nhiều phân khúc khác nhau Tổng công ty thuê độc quyền một công ty người mẫu chuyên quảng bá sản phẩm, đồng thời triển khai các cửa hàng may đo sản phẩm cao cấp Tổng công ty đã cho ra mắt các bộ sưu tập sơ-mi và veston nam, nữ như

May 10 Series, May 10 Expert, Grusz với mẫu mã và giá cả đa dạng

Trang 37

Tuy nhiên, các sản phẩm mà May 10 sản xuất tạo được thương hiệu chưa nhiều và nhìn

chung còn ít mẫu mã hơn so với các sản phẩm bán trên thị trường trong nước (điển hình công

ty Việt Tiến đã cho ra rất nhiều sản phẩm tạo được thương hiệu như Sanciaro, Manhattan, )

2.3.1.5 Da dang héa san phim

Sản phẩm chủ yếu của May 10 là quần âu, áo Jacket và đặc biệt là áo sơ mi May 10 luôn coi đây là sản phâm mũi nhọn, sản phẩm có thẻ cạnh tranh của công ty Công ty đã tập trung hầu hết các nguồn lực vào sản xuất các mặt hàng trên trong nhiều năm Hiện nay May 10 đã

thay đổi cơ cầu sản phẩm bằng việc sản xuất thêm một số mặt hàng mới như áo Vest hay bộ

Comple đề đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Cho đến nay, sản phẩm của May 10 khá đa dạng bao gồm từ áo sơ mi, quần tây, veston đến áo thun, quần short, quần áo trẻ em

Tính thời điểm hiện nay thì May 10 có một số dòng sản phẩm chính là Series, Expert, Cleopatre và Grusz Trong khi đó Nhà Bè cũng có ba dòng sản phẩm chính là Mattana, Novelty

và De Celso, còn Việt Tiến có nhiều dòng sản phẩm nhát với Việt Tiến, TT — up, San Sciaro,

Mahattan, Smart Casual, Việt Long Như vậy trong số ba công ty, Việt Tiến có số dòng sản phẩm nhiều hơn cả chứng tỏ công ty đã rất chú trọng tới việc tập trung đa dạng hóa các dòng sản phẩm, trong khi đó May 10 vẫn chưa tạo ra nhiều dòng sản phẩm để có thẻ cung cấp cho

tật

nhiều đối tượng khách hàng

Tuy May 10 đã có sự chú trọng đến vấn đề đa dạng hóa sản phẩm nhưng ngoài các sản

phẩm chính thì những sản phẩm còn lại chưa tạo được thương hiệu riêng Do vậy, không chỉ

đa dạng hóa sản phẩm, tổng công ty cần khai thác chú trọng phát triển sản phâm mới, giúp nó

có chỗ đứng trên thị trường và cũng là giúp công ty nâng cao năng lực cạnh trên thị trường

khốc liệt

2.3.1.6 Năng lực cạnh tranh về thương hiệu

Thương hiệu May 10 là một trong các thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam với

dòng thời trang công sở, những phong cách thời trang mang nét truyền thống rất riêng kết hợp

cùng vẻ hiện đại tạo nên sự tỉnh tế, lịch lãm Thương hiệu May 10 đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm Tại thị trường nội địa, May 10 có hệ thống phân phối rộng rãi, phân

bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước Tại thị trường xuất khâu, May 10 hiện đang giao địch với trên 50 khách hàng thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh,

Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha ), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông,

Singapore, Malaysia, Indonesia ), Chau Uc vv

Trang 38

u sản phẩm

được đầu tư xây dựng chuyên nghiệp Với chiến lược marketing hợp lý, các thương hiệu hiện nay đều đã được định vị khá tốt đối với người tiêu dùng, và thương hiệu May 10 đã trở nên ¡ May 10 có nỈ ó thương hiệu (như Cla

ic, Expert, Cleopatre, )

rất quen thuộc với thị trường

Nhìn chung, thương hiệu May 10 được đánh giá là khá mạnh Điều này được thẻ hiện rõ

qua việc trong những năm gần đây, May 10 liên tục được nhận các giải thưởng lớn về thương

hiệu: Giải thưởng Sao Vàng Đắt Việt (top 200 thương hiệu tiêu biểu Việt Nam), giải thưởng

Thương hiệu nổi tiếng quốc gia, giải thưởng Doanh nghiệp đệt may tiêu biểu, giải thưởng Doanh nghiệp hội nhập và phát triền, danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

2.3.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi của May 10 trên thị trường nội

2.3.2.1 Năng lực tài chính

May 10 được đánh giá là một công ty có tiềm lực tài chính mạnh Là một doanh nghiệp

lâu năm với kết quả hoạt động kinh doanh khá khả quan nên không những vốn tự có của May

10 lớn mà công ty còn tạo được niềm tin cho các tổ chức tài chính trong cũng như nước ngoài

Đây là một lợi thế rất lớn của May 10 mà không phải doanh nghiệp nào cũng có, cũng nhờ đó

mà công ty có thể đễ dàng đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng,

cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của công ty Bang 2.9 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty May 10 năm 2018 - 2020

Trang 39

Qua bảng tổng kết 2.9 ta thấy, tông tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty tăng lên qua

các năm Đây là biểu hiện tốt, chứng tỏ dòng tiền có chuyên biến tích cực, vòng vốn lưu động,

luôn được kiểm soát đảm bảo việc sử dụng nguồn vuốn có hiệu quả Tài sản dài hạn giảm qua

sản cố định là máy móc, thiết bị đã khấu hao hết

các năm do có mộ

Song để đánh giá chính xác tình hình tài sản nguồn vốn của công ty cần xem xét các chỉ số như vốn điều lệ, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận bảng 2.10

Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty May 10, Việt Tiến Và Nhà Bè năm 2018 - 2020 Chỉ tiêu tài chính Tổng Công ty May | Tổng CTCPmay | Tổng Công ty may 10 Việt Tiền Nhà Bè 2018 | 2019 | 2020 | 2018 | 2019 | 2020 | 2018 | 2019 | 2020 L1 Vốn điều lệ (tỷ) 302.4 | 302,4 | 302,4| 441 | 441 | 441 | 182 | 182 | 182 [2 Co clu ngudn von | Hệ số Nợ phải trả/TNV (lẫn) 0,76 | 0/75 | 0,75 | 0,74 | 0,71 | 0,70 | 0,87 | 0,88 | 0,86 | Hệ số Nợ phải trả/VCSH (lần) | 3,19 | 306 | 3,04 | 2,83 [2.41 [238 | 684 | 7.11 | 607 | 3 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành [ 1,15 [ 1,13 [ 1,12 [1,11 1,16 [1,16 [ 086 [ 086 [0.86 (lan) Khả năng thanh toán nhanh| 0,54 | 0,45 | 0,95 | 0.85 | 0,82 | 0,86 | 043 | 048 | 052 (lan) |4 Tỉ suất lợi nhuận | Hệ số sinh lợi của tài sản %9) [ 3,55 ] 431 | 416 | 84 | 72 | 746 | 2/09 | 182 [127 | Hệ số sinh lợi của doanh thu (%) | 1,87 | 2,04 | 2.23 | 3,5 | 3,5 | 3,1 | 139 | 125 |0,87 [ Hệ số sinh lợi VCSH (%) 18,88 | 17.87 | 16,74 | 32.1 | 244 | 22.2 | 16,43 |15,01| 14 Nguôn: bảo cáo thường niên của May 10, Việt tiến, Nhà Bè ‹®* Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Việt Tiến là cao nhất với 441 tỷ Như vậy với vốn điều lệ nhiều hơn gần

100 tỷ so với May 10, Việt Tiến có lợi thế nhất do có vốn đầu tư cho hoạt động của công ty

lớn, sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất với khách hàng đối tác cũng cao hơn Đây là

một lợi thế rất lớn với Việt Tiến và cũng là một khó khăn, thử thách cho May 10 trên con

đường nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

Trang 40

s Cơ

u nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của của cả 3 công ty khá ngang nhau

$3 Khả năng thanh tốn

Cơng ty May 10 có hệ số thanh toán hiện hành trong ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ

công ty có khả năng thanh toán nợ tốt Trong năm 2018, có thể thấy cứ mỗi đồng ngắn hạn

mà tổng công ty đang giữ thì công ty có 1,15 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng đẻ thanh toán Tuy nhiên có thé thấy hệ số này giảm dẫn (chỉ còn 1,13 và 1,12) chứng tỏ khả năng thanh

toán nợ của May 10 giảm sút, không tốt như trước May Việt Tiến có hệ số thanh toán nợ hiện

hành cao hơn May 10, và tăng dần qua các năm Không được như May 10 và Việt Tiến, may

Nhà Bè có hệ số nhỏ hơn 1 thể hiện công ty không đủ tài sản sử dụng ngay để thanh toán nợ

và rủi ro thanh toán nợ của công ty gặp phải cũng rất cao

Theo trên bảng, cả 3 công ty đều có hệ số thanh toán nhanh trong năm 2020 lớn hơn 0.5 lần Điều này chứng tỏ trong năm qua các công ty đều có khả năng đáp ứng việc thanh toán

các khoản nợ ngắn hạn vì các công ty dé ding chuyên từ tài sản lưu động khác về tiền mặt Xét ở công ty May 10, năm 2018, hệ số thanh toán nhanh cao và đạt 0,54 lần, tuy nhiên

sang năm 2019 hệ số này đã giảm còn 0,45 lần chứng tỏ khả năng thanh toán nợ nhanh của

công ty đã giảm xuống Nguyên nhân có thể do hàng tồn kho của công ty lớn (vì trong khi hệ

số thanh toán hiện hành tăng thì hệ số này lại giảm), do vậy công ty cần xem xét lại và có sự điều chỉnh hợp lý vấn đẻ hàng tổn kho Nếu so sánh với hai công ty còn lại trong năm 2020

thi May 10 có hệ số cao hơn hắn

Việt Tiến năm 2018 hệ số cao nhất đạt 0,85 lần Trong năm tiếp theo, cũng giống như May 10, hệ số của Việt Tiến đã giảm dần chỉ còn 0,82 lần và tăng trở lại trong năm 2020

Ngoài ra, May Nhà Bè có hệ số thanh toán nhanh thấp nhất, chứng tỏ khả năng thanh toán

nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Nhà Bè không tốt, có khả năng đề thanh tốn cơng ty sẽ cần

đến các nguồn thu hay doanh số bán

s& Tỉ suất lợi nhuận

ROA của May 10 từ năm 2018 đến 2020 đều lớn hơn 0 chứng tỏ công ty làm ăn có lãi Tuy nhiên hệ số lại không ổn định May Việt Tiến có hệ số

29

Ngày đăng: 31/10/2022, 01:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w