Luận Văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘNG CƠ, ĐỘNG LỰC 5
I.Nhu cầu và động lực 5
1.1.Nhu cầu 5
1.2.Động lực 6
1.3.Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc 7
1.3.1.Về phía người lao động 7
1.3.2.Môi trường làm việc 8
1.3.3.Bản thân công việc: 10
1.4.Vai trò của động cơ, động lực 10
II.Một số mô hình nghiên cứu động lực của con người 10
2.1.Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow 10
2.2.Học thuyết về động cơ của F.Herzberg 12
2.3.Các công cụ tạo động lực cho con người lao động 12
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và pháttriển nông thôn 6 15
II.Thực trạng vấn đề tạo động lực cho người lao động 17
2.1.Đánh giá chung về động lực của người lao động tại Công ty cổ phầnxây dựng và phát triển nông thôn 6 172.2.Đánh giá các công cụ tạo động lực tại Công ty cổ phần xây dựng và
Trang 2phát triển nông thôn 6 20
2.2.1.Công cụ kinh tế 20
2.2.1.1 Công cụ kinh tế trực tiếp 20
2.2.1.2 Công cụ kinh tế gián tiếp 25
2.2.2.Công cụ tâm lý – giáo dục 26
I.Phương hướng phát triển của công ty 44
3.2.Về phía công ty 51
3.3.Về phía người lao động 52
KẾT LUẬN 54
Phụ lục 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56LỜI NÓI ĐẦU
Trang 3Sự thành công của doanh nghiệp không chỉ ở chỗ sản phẩm phù hợp với ngườitiêu dùng mà còn là ở bộ máy quản lý, ở người lao động Vấn đề quản lý và sử dụngcon người là hết sức quan trọng Bất kì một tổ chức nào nếu biết khai thác hiệu quảcủa nguồn lực này thì cả hoạt động kinh tế và hoạt các hoạt động khác đều sẽ đem lạihiệu quả cao Tuy nhiên sự phục vụ của người lao động đều vì mục đích riêng của họ.Nói cách khác mỗi người lao động đều có động cơ, động lực của riêng mình và điều đóđã thúc đẩy họ làm việc Động lực xuất phát từ bản thân mỗi người lao động ở mỗi vịtrí khác nhau với đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có mục tiêu khác nhau cho nên độngcơ, động lực cũng khác nhau Chính vì thế, động cơ động lực của người lao động là hếtsức quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp Và các nhà lãnh đạocủa mỗi doanh nghiệp luôn đưa ra những biện pháp để tạo động lực cho người laođộng.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng lên khẳng định mình trong cơ chế mới,chủ động và sáng tạo hơn trong những bước phát triển của mình Trong nền kinh tế thịtrường với sự cạnh tranh khắc nghiệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnđược một cách bền vững cần quan tâm tới tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm Để làm tốt những công việc này đòi hỏi phải có những người lao động giỏi vàhăng say làm việc vì doanh nghiệp của mình Việc thay đổi cơ cấu cũng như cách thứcquản lý và đặc biệt là quản lý người lao động để giúp họ có thêm động lực làm việc.Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nôngthôn 6 hết sức chú trọng việc tạo động lực cho người lao động Nhờ vào đó, Công tyđã thu được những thành tựu đáng kể trong những năm vừa qua và đặc biệt là trongthời gian kinh tế suy thoái hiện nay.
Sau thời gian thực tập ở công ty em đã chọn đề tài “Tạo động lực cho người laođộng tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6” để viết chuyên đề.
Trang 4Chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Một số lí luận cơ bản
Chương II: Thực trạng vấn đề tạo động lực cho gười lao động tại Công ty cổphần xây dựng và phát triển nông thôn 6
Chương III: Một số giải pháp nâng cao vấn đề tạo động lực cho người laođộng tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6
Do còn nhiều hạn chế, bài viết chắc chắn không tránh khỏi sai sót Vì vậy, em rấtmong sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS Đỗ Thị Hải Hà và ban lãnhđạo cùng các bác, cô (chú), anh (chị) trong Công ty cổ phần xây dựng và phát triểnnông thôn 6 đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Trang 5CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘNG CƠ, ĐỘNG LỰC
I. Nhu cầu và động lực
I.1.Nhu cầu
Theo Lê Hữu Tầng thì: ''Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cánhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xă hội muốn có những điều kiệnnhất định để tồn tại và phát triển''1 Từ điển Bách khoa Toàn thư triết học của Liên Xôđịnh nghĩa: “Nhu cầu là sự cần hay sự thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạtđộng sống của cơ chế một cá nhân con người, một nhóm xã hội hay xã hội nói chung,là động cơ bên trong của tính tích cực”2.
Theo Giáo trình Khoa học quản lý thì nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con ngườicảm thấy thiếu thốn không thỏa mãn về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó.Nhu cầu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người, cộng đồng và tập thể xãhội.3
Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối mộtcách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng.Nhu cầu được nhiều ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khácnhau trong cuộc sống: Trong quản lý, kinh doanh, giáo dục Như vậy, đặc trưng cơbản của nhu cầu là trạng thái thiếu hụt của cơ thể cần phải được bù đắp để tồn tại vàphát triển bình thường.
Con người là chủ thể của hoạt động, của hành vi Con người thực hiện: hành vinhằm thỏa mãn nhu cầu được ý thức và hành vi này được thực hiện trên những kháchthể nhất định Muốn hướng con người vào một hành vi nào đó phải nghiên cứu hệthống nhu cầu của người đó, giúp họ ý thức được nhu cầu, tạo điều kiện cho sự gặp gỡgiữa nhu cầu và đối tượng hay nói cách khác là phải tìm cách đối tượng hóa nhu cầucủa chủ thể
1 Lê Hữu Tầng, Về động lực của sự phát triền kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
2 M Nxb Bách khoa toàn thư Xô viết, 1983, tr 518.
Trang 6Chúng ta có thể chia nhu cầu con người dựa theo các tiêu chuẩn khác nhau
Căn cứ vào đối tượng có hai loại nhu cầu: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần
Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản bảo đảm sự tồn tại của con người: Nhu cầu
thức ăn thức uống, nhà cửa, quần áo Nhu cầu vật chất được phát triển cùng sự tiếnbộ của xã hội,
Nhu cầu tinh thần được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu vật chất và được nhu cầu
vật chất nuôi dưỡng Nhu cầu tinh thần làm cho nhu cầu vật chất biến dạng cao thườngphức tạp thêm lên Nhu cầu tinh thần cũng vô cùng đa dạng: Nhu cầu học tập, nhu cầulàm khoa học nghệ thuật, chính trị, nhu cầu công bằng xã hội
Nhu cầu tinh thần phát triển không ngừng Việc tìm cách thỏa mãn các nhu cầungày càng cao làm cho xã hội phát triển.
Chỉ khi nào người lao động có được việc làm ổn định mang lại thu nhập thì mớicó thể giải quyết được nhu cầu của đời sống và cho đến khi có đời sống đảm bảo thìngười lao động mới yên tâm hăng say, nhiệt tình trong lao động.
I.2.Động lực
Mỗi hoạt động của con người đều bao hàm những mục đích nhất định Để sửdụng lao động một cách hợp lí và đạt hiệu quả cao, các nhà quản lý phải tìm hiểu độngcơ, động lực của người lao động và có những biện pháp tạo động lực cho người laođộng trong quá trình làm việc.
Động lực là động cơ đẩy mạnh, thúc đẩy con người hoạt động một cách tích cựccó năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng thích nghi và sáng tạo cao nhất trongtiềm năng của mỗi con người.4
Các nhà quản lý luôn có trách nhiệm tạo điều kiện để với những điều kiện đó conngười có lí do để hoạt động và hoạt động với động lực cao Đây là tiền đề đặc biệtquan trọng để lãnh đạo con người.
I.3.Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Trang 7I.3.1 Về phía người lao động
Nhân tố này xuất hiện trong chính bản thân con người và sự xuất hiện của nó đãthúc đẩy con người làm việc Nó bao gồm:
Lợi ích của con người: lợi ích là mức độ thỏa mãn của nhu cầu Nếu không có
nhu cầu thì cũng sẽ không có những hành động để thỏa mãn nhu cầu đó và cũng khôngcó lợi ích được tạo ra Khi đứng trước một nhu cầu về vật chất hay tinh thần, conngười sẽ nỗ lực làm việc, nhu cầu càng cao động lực tạo ra càng lớn tức là lợi ích đạtđược càng nhiều.
Mục tiêu cá nhân: là những điều mà mỗi cá nhân mong đợi Mục tiêu này là khác
nhau ở mỗi cá nhân và mỗi người có những cách thức khác nhau để đạt được nó Sứcmạnh thực tế của hệ thống mục tiêu từ trên xuống này là sự phù hợp với các mục đíchcao nhất của tổ chức Mọi nhân viên cần hiểu được mục tiêu cho phép của mình cũngnhư hiểu được mục tiêu đó sẽ hỗ trợ mục tiêu chiến lược của tổ chức Vì vậy, sự phùhợp mục tiêu cho phép tập trung mọi sức mạnh của tổ chức vào những điều có ý nghĩaquan trọng nhất Đôi khi, việc phân bố mục tiêu từ trên xuống sẽ không thực tế, vì khócó thể bao quát toàn bộ mối quan tâm và đóng góp tiềm tàng của nhân viên Điều nàyảnh hưởng rất lớn đến việc tạo động lực phù hợp cho từng nhân viên trong tổ chức.
Thái độ cá nhân: là cách nhìn nhận của từng cá nhân về công việc cụ thể của họ.
Từ đó, chúng ta có thể biết được thấy được người đó yêu thích hay ghét, bằng lòng haykhông bằng lòng với công việc của họ Tùy từng trạng thái tâm lý này mà động lực tạora cho người lao động là nhiều hay ít Đơn giản là người lao động luôn cố gắng vớinhững gì mà họ yêu thích và điều này ngược lại ở những việc mà họ có thái độ tiêucực.
Năng lực của cá nhân: là kiến thức chuyên môn của người lao động về công việc
của họ Năng lực có thể tạo ra động lực giúp họ hoành thành công việc nhanh chóng vàkết quả tốt hơn Tuy nhiên nếu người lao động không có năng lực thì điều tất yếu xảy
Trang 8ra là người đó dễ dẫn đến chán nản, không muốn làm Như vậy nâng cao năng lực cánhân cũng là cách thức để tạo ra động lực để thực thi công việc.
Thâm niên – kinh nghiệm: khi người lao động đã công tác lâu năm lẽ dĩ nhiên là
người đó mong muốn nhận được mức lương và những cơ chế khuyến khích phù hợp.Chủ yếu nhân tố này sử dụng trong việc tính lương, thưởng cho nhân viên Chính vìvậy, nó cũng góp phần quan trọng trong việc tạo ra động lực thúc đẩy người lao độnggắn bó làm việc trong tổ chức.
I.3.2 Môi trường làm việc
Văn hóa doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được
gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thànhcác giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanhnghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanhnghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thểriêng biệt Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làmtrong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thốngcác giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứngxử theo các giá trị đó Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữacác doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp Văn hóadoanh nghiệp góp phần tạo không khí làm việc cho nhân viên Chính vì vậy, một nềnvăn hóa tốt, có sự cởi mở trao đổi giữa người lao động và cấp trên sẽ thúc đẩy họ làmviệc năng suất hơn và hiệu quả hơn Ngược lại, nó cũng có thể khiến họ có xu hướngtrì trệ, chán nản nếu như văn hóa doanh nghiệp quá khắc nghiệt và khép kín.
Các chính sách về nhân sự: Hầu hết các chủ lao động đều có những chính sách
trong đó nêu rõ các quy định và thủ tục mà người lao động cần biết Các chính sách –ví dụ về sức khoẻ và an toàn – giúp người lao động hiểu được chủ lao động cần gì ở họ
Trang 9và họ phải làm như thế nào Những chính sách này cũng cho người lao động biết vềcác quy định và chế độ thưởng.
Các chính sách rõ ràng sẽ giúp công ty xác định được và ngăn chặn những rủi roxảy đến đối với người lao động và đảm bảo rằng công ty đang tuân theo đúng luậtpháp Chúng cũng sẽ giúp tạo lập văn hoá công ty: khi mà tất cả mọi vấn đề được giảiquyết công bằng và nhất quán Có được một chính sách lao động phù hợp đem lại rấtnhiều lợi ích Thiết lập được các tiêu chuẩn là chìa khoá cho mối quan hệ tốt đẹp giữachủ lao động và người lao động Nó có thể giảm được những vụ kỷ luật hay kiện cáo.Nó cũng có thể nâng cao năng suất và đạo đức cũng như giúp giữ được người laođộng.
Lập một chính sách rõ ràng có thể cũng đem lại hình ảnh tích cực cho công ty trong mắt khách hàng và chính quyền địa phương Bên cạnh việc nâng cao uy tín công ty, nó cũng có thể giúp công ty thu hút thêm nhiều lao động mới.
Bản quyền và quyền sở hữu
Thông tin bảo mật
Rượu bia và ma tuý
Trang 10I.3.3 Bản thân công việc:
Tính ổn định của công việc: nếu công việc có mức độ ổn định cao thì nó sẽ tạo ra
sự yên tâm cho người lao động Từ đó, động lực của người lao động cũng lớn hơn vàhọ có thể hoàn thành công việc tốt hơn
Sự phức tạp của công việc: công việc càng phức tạp càng khiến người lao động
hao tổn nhiều sức lực và trí lực Tuy nhiên những việc này thường có thu nhập cao, nócũng tác động khá lớn tới động lực cho người lao động.
Sự hấp dẫn của công việc: trong quá trình làm việc nếu như người lao động cảm
thấy công việc có sự hấp dẫn thì nó sẽ làm cho người lao động cảm thấy hứng khởi vànăng suất lao động cũng tăng theo.
I.4.Vai trò của động cơ, động lực
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm về động cơ, động lực củangười lao động Những quan điểm đó đều cho thấy vai trò to lớn của động cơ, độnglực trong việc quyết định hành vi của con người từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo hiểurõ về người lao động để đưa ra biện pháp quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lí.Người lao động sẽ có hành vi tích cực trong việc hoàn thiện mình thông qua côngviệc.
Động lực thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhau đó là tích cực và tiêu cực.Người lao động có động lực tích cực thì sẽ có tâm lý làm việc tốt, lành mạnh đồng thờigóp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng trở nên phát triển, bền vững hơn.
II. Một số mô hình nghiên cứu động lực của con người
II.1 Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow
Theo Abraham Maslow con người có năm nhu cầu được xếp loại từ cao xuốngthấp Thông thường hành cộng của một con người tại một thời điểm được quyết địnhbởi nhu cầu của họ lúc đó Khi được thỏa mãn họ sẽ có xu hướng nảy sinh nhu cầumới cao hơn, nhu cầu trước không còn là động cơ thúc đẩy nữa.
Trang 11Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
Nhu cầu sinh lý: đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người để có thể duy trì cuộcsống như: ăn, uống, mặc, ở, đi lại… và khi những nhu cầu này chưa được thỏa mãnđến mức có thể duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác cũng không thúc đẩy đượccon người.
Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọamất việc, mất tài sản Đây là nhu cầu quan trọng bởi khi người lao động làm trong mộtdoanh nghiệp họ sẽ quan tâm đến các điều kiện việc làm mà họ nhận được Sự đảmbảo ở đây không chỉ là bản thân công việc mà còn ở các chế độ, vấn đề tai nạn laođộng, các trợ cấp, bảo hiểm xã hội, lương thưởng…
Nhu cầu xã hội(về liên kết và chấp nhận): khi những nhu cầu về sinh lý và antoàn được thỏa mãn con người sẽ có nhu cầu về xã hội, họ là thành viên của xã hội nênluôn mong được xã hội chấp nhận Họ sống trong xã hội và muốn hòa nhập, hữu nghịvới xã hội đó.
Nhu cầu được tôn trọng: khi con người đã là thành viên trong xã hội thì họ có xuSinh lý
An toànXã hộiĐược tôn trọng
Tựhoàn thiện
Trang 12thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầu này dẫn tới những sự thỏamãn nhu quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.
- Quyền lực: là một hình sức mạnh vô hình mà một cá nhân hoặc tổ chức cóthể sử dụng để chi phối hoặc có những tác động lên các cá nhân hoặc tổchức… và bắt buộc họ tuân theo các mệnh lệnh đưa ra.
- Uy tín: là giá trị của con người do con người tạo ra Nó được khẳng địnhthông qua những việc làm và cách ứng xử của con người
Nhu cầu tự hoàn thiện bản thân: đây là nhu cầu cao nhất trong hệ thống phân cấpcủa Maslow Theo ông thì đây là một nhu cầu rất khó nhận biết và mỗi người lại cónhững cách thức khác nhau để có thể đạt được Nó làm cho tiềm năng của con ngườiđạt đến mức tối đa.
Như vậy, lý thuyết này cho thấy các nhà quản lý cần phải quan tâm đến các nhucầu về vật chất của người lao động trước và dần dần nâng lên các nhu cầu bậc cao hơn.
II.2 Học thuyết về động cơ của F.Herzberg
F.Herzberg chia động cơ thành hai nhóm:
Nhóm 1 gồm những yếu tố có thể định lượng như lương, thưởng, điều kiện laođộng, bảo hiểm, trợ cấp làm cho con người hài lòng, thỏa mãn, chúng được gọi lànhững yếu tố duy trì Đây là yếu tố cần phải có, nếu không nó sẽ đem lại sự bất bình.Tuy nhiên những yếu tố này không được coi là động lực thúc đẩy.
Nhóm 2 gồm những yếu tố định tính (trách nhiệm, sự thành công, được côngnhận ) Đây mới là những yếu tố được Herzberg coi là động lực thúc đẩy.
II.3 Các công cụ tạo động lực cho con người lao độngII.3.1 Công cụ kinh tế
Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo động lực thúc đẩy con người tíchcực hoạt động Động lực đó càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn cáclợi ích tồn tại khách quan trong hệ thống Sự tác động này khiến cho người lao động
Trang 13quan tâm đến vật chất thiết thân nên họ phải tự xác định và lựa chọn phương pháp giảiquyết vấn đề một cách sang tạo và linh hoạt.
Có hai loại công cụ kinh tế:
- Công cụ kinh tế trực tiếp: là những công cụ có khả năng chuyển đổi nhanhchóng ra tiền như: lương, phụ cấp, tiền ăn trưa, cổ phần, chế độ phân chialợi ích…
- Công cụ kinh tế gián tiếp: là những công cụ có khả năng quy đổi ra tiềnnhưng chậm hơn như bảo hiểm Xã hội càng phát triển thì các công cụ nàycàng được sử dụng nhiều và rộng rãi hơn.
Ngày nay xu hướng chung của mọi tổ chức là mở rộng việc sử dụng các công cụkinh tế.
II.3.2 Công cụ tâm lý giáo dục
Các công cụ tâm lý giáo dục tác động vào tâm lý, nhận thức và tình cảm của conngười trong tổ chức nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình lao động của họtrong việc thực hiện nhiệm vụ Công cụ này dựa vào sự hiểu biết và tính nhạy cảm củacác nhà quản lý về mặt tâm lý Các công cụ tâm lý giáo dục làm cho con người phânbiệt được phải – trái, đúng – sai, lợi – hại, đẹp – xấu, thiện – ác từ đó nâng cao tính tựgiác làm việc và sự gắn bó với tổ chức.
Nội dung giáo dục bao gồm:
- Giáo dục ý thức pháp luật để người lao động luôn biết hành động theo khuônkhổ cho phép của pháp luật.
- Giáo dục nâng cao nhận thức tính quy luật của cơ chế thị trường- Giáo dục nâng cao trình độ, khả năng hoạt động cho con người
Để thực thi những nội dung đó, chúng ta cần một hệ thống công cụ:- Hệ thống thông tin, truyền thông đại chúng và nội bộ
- Xây dựng và thực thi các chương trình đào tạo và phát triển.
- Sử dụng các tổ chức chính trị, đoàn thể nghề nghiệp là các phần tử đặc biệt –
Trang 14những người không nằm trong vị thế cao trong bộ máy quản lý nhưng có vị thếcao đối với người lao động.
II.3.3 Công cụ hành chính tổ chức
Các công cụ hành chính tổ chức tác động trực tiếp đến người lao động dựa vàocác mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của hệ thống quản lý Sự tác động này mang tính bấtbuộc, dứt khoát và đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽbị xử lí kịp thời, thích đáng.
Công cụ tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức: vị thế chính thức của con người- Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật
Tiêu chuẩn cho đầu ra
Tiêu chuẩn cho các hoạt động Tiêu chuẩn cho đầu vàoCông cụ hành chính
- Quản lý dựa vào pháp luật
- Hệ thống văn bản hành chính của tổ chức
- Sự giám sát và quyền ra quyết định trực tiếp của nhà quản lý Các cơ cấu hànhchính tổ chức là những công cụ tác động trực tiếp lên con người, các công cụtâm lý giáo dục thường có xu hướng tác động gián tiếp tạo điều kiện cho conngười mở rộng khả năng lựa chọn và sáng tạo.
Trang 15CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và pháttriển nông thôn 6
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 – Tổng công ty xây dựngnông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn làdoanh nghiệp nhà nước.
Tên giao dịch: RURAL DEVELOPMENT AND CONSTRUCTIONINSTALLIATION JOINT STOCK COMPANY No 6.
Tên viết tắt: RCJCNo 6.
Trụ sở chính: số 36 – ngõ 120 – đường Trường Chinh – quận Đống Đa – Hà Nội.Tel: (04)35636948/ (04)35762818
- Xây dựng các công trình công nghiệp;- Xây dựng thủy lợi;
- Xây dựng giao thông;
- Xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35KV;
- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và lắp ráp thiết bị xử lí nước, dây chuyềncông nghệ các nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản, gia súc, gia cầm, phân bónvà thủy lợi phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Trang 16- Lập dự án đầu tư và lập dự toán xây dựng các công trình dân dụng, côngnghiệp, nông thôn, giao thông, thủy lợi, lâm nghiệp, cải tạo đồng ruộng, kỹthuật hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đường dây tải điện và trạm biến thế đến35KV;
- Khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, địa chất công trình, môi trường sinh thái;- Thiết kế quy hoạch các công trình xây dựng kỹ thuật hạ tầng nông nghiệp và
phát triển nông thôn;
- Tư vấn đấu thầu, chọn thầu các hợp đồng xây lắp và mua sắm thiết bị;
- Tư vấn thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định thiết kế và dự toán công trình ;- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Tư vấn giám sát xây dựng các công trình;
- Thí nghiệm và xây dựng thực nghiệm các công việc thuốc đề tài nghiên cứu vềchất lượng vật liệu, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật công trình;
- Xây dựng các công trình cấp thoát nước;
- Đầu tư, xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp;- Xây dựng công trình viễn thông, xử lí môi trường nước;
- Cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng và thi công công trình.Vốn điều lệ: 8.900.000.000 (tám tỷ chín trăm triệu đồng VN).
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 6 thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghệthực phẩm, nay là công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 thuộc Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, được thành lập theo quyết định 173/NN – TCCB/QĐcủa Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm.
Sau 15 năm hoạt động, công ty đã đạt được nhiều thành tựu lớn, góp phần quantrọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Công ty đã xây dựngnhững công trình thủy lợi, giao thông đường bộ, các công trình phục vụ nghiên cứunông nghiệp, cấp thoát nước góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Namcũng như đưa nông thôn Việt Nam bước lên con đường công nghiệp hóa – hiện đại
Trang 17hóa theo kịp thời đại.
Từ những cơ sở vật chất thiếu thốn ban đầu, công ty đã đầu tư thêm những trangthiết bị hiện đại nhập khẩu từ Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc Với mong muốn cải tạobộ mặt nông thôn Việt Nam, công ty đã thay đổi cách thức quản lý, kinh doanh Và cổphần hóa là một trong những thay đổi ấy 09 – 03 – 2005, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn đã kí quyết định chuyển đổi công ty xây dựng và phát triểnnông thôn 6 từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Sự thay đổi đó đã manglại cho công ty những hoạt động đa dạng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thịtrường.
Bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã gặt hái được nhiềuthành công Công ty đã nhận được bằng chứng nhận công trình – sản phẩm chất lượngcao của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nôn thôn vào năm 2002 cho côngtrình kênh chính Nam Vực Tròn thuộc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, bằngchứng nhận năm 2003 cho công trình Cống Ông Khánh huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang,và bằn chứng nhận đạt huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xâydựng Việt Nam năm 2004 cho trụ sở làm việc Sở giao thông vận tải – Hải Dương doBộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam trao tặng Không chỉ dừng lại ở đó,ngày 24 – 08 – 2008, công ty đã nhận được giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO9001:2000 về các hoạt động quản lý, các công trình xây dựng giao thông vận tải, thủylợi, cấp thoát nước, trạm biến áp.
II. Thực trạng vấn đề tạo động lực cho người lao động
II.1 Đánh giá chung về động lực của người lao động tại Công ty cổ phần xâydựng và phát triển nông thôn 6
Hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 có 153 nhân viêntrực thuộc khối văn phòng trong đó có 83 người thuộc cấp quản lý Nhìn chung động
Trang 18lực làm việc của người lao động tại Công ty là khá tốt Nhân viên luôn gắn bó vớicông ty và làm việc hăng hái, đem lại kết quả cao Với một không khí làm việc vui vẻ,hòa đồng được tạo ra cả nhân viên và các cán bộ quản lý đều thấy hài lòng từ đó cáchoạt động diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Nhân viên hài lòng với chế độ mà họ được hưởng nên hết sức nhiệt tình, năngđộng Mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau hòa đồng và thân ái, luôn chia sẽnhững khó khăn, vui buồn trong quá trình làm việc với nhau và giúp đỡ nhau nhữnglúc cần thiết Không chỉ có vậy, quan hệ giữa nhân viên với sếp cũng rất cởi mở Mọiý kiến của nhân viên đều được các nhà quản lý ghi nhận và tiếp thu Nhờ đó, công việchoàn thành tốt hơn và nhanh hơn.
Khả năng làm việc nhóm cũng được cải thiện rõ rệt, các nhân viên từng phòngban phối hợp với nhau hết sức nhịp nhàng và đem lại hiệu quả cao Các hoạt độngđoàn thể cũng được chú trọng và luôn thu hút được nhiều người tham gia nhiệt tình.
Các khóa học do Công ty tổ chức hay việc cử cán bộ đi đào tạo được lấy ý kiếncông khai và luôn mang lại cho nhân viên những nguồn kiến thức, kĩ năng mới, phongphú, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Sau quá trình đào tạo và tuyển dụng lâu dài, hiện nay Công ty đã có một đội ngũCBCNV có năng lực tốt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Dưới đây là Biểu năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật của Công ty
STT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo nghề Số lượng Số năm trong nghềI.
Kỹ sư
Kỹ sư xây dựngKỹ sư xây dựngKỹ sư xây dựng
Kỹ sư kinh tế xây dựngKỹ sư máy xây dựngKỹ sư thủy lợi
từ 25 – 30 nămtừ 15 – 24 nămtừ 2 – 14 nămtừ 5 – 18 nămtừ 5 – 15 nămtừ 20 – 25 năm
Trang 19Kỹ sư thủy lợiKỹ sư thủy lợiKỹ sư giao thôngKỹ sư giao thôngKỹ sư điện
Kỹ sư cấp thoát nướcKiến trúc sư
Cử nhân kinh tế
Kỹ sư vận hành máy xây dựngKỹ sư trắc địa
Đại học tài chínhĐại học tài chínhHọc viện ngân hàng
Trung cấp
Trung cấp xây dựngTrung cấp giao thôngTrung cấp kế toánTrung cấp thủy lợi
từ 11 – 19 nămtừ 2 – 10 nămtừ 15 – 20 nămtừ 2 – 14 nămtừ 7 – 18 nămtừ 5 – 8 nămtừ 7 – 15 nămtừ 10 – 12 nămtừ 8 – 20 nămtừ 20 – 25 nămtừ 10 – 20 nămtừ 5 – 9 nămtừ 4 – 15 năm
từ 5 – 20 nămtừ 5 – 20 nămtừ 6 – 10 nămtừ 6 – 15 năm
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6
Số lượng CBCNV của Công ty tăng đều qua các năm và trình độ học vẫn cũngngày càng cao, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được nhịpnhàng và thông suốt.
Bộ máy các phòng ban tiếp tục được ổn định và đi vào nề nếp Các chủ nhiệmcông trình của Công ty vẫn giữ được uy tín và phát huy thế mạnh trên thương trường.Điều đó cho thấy, từ các cấp cán bộ đến nhân viên đều làm việc hết sức hiệu quả, vịthế của Công ty đang ngày một đi lên.
Trang 20II.2 Đánh giá các công cụ tạo động lực tại Công ty cổ phần xây dựng và pháttriển nông thôn 6
II.2.1 Công cụ kinh tế
II.2.1.1 Công cụ kinh tế trực tiếp
Chế độ khen thưởng cho nhân viên của Công ty gắn liền với kết quả hoạt độngkinh doanh và chất lượng công việc của mỗi nhân viên Công cụ này bao gồm lương,thưởng, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa, cổ phần, chế độ phân chia lợi nhuận
Lương là số tiền mà tổ chức trả cho người lao động một cách cố định thườngnhận theo một đơn vị thời gian cố định là tuần, tháng… Bản chất của tiền lương là giácả của lao động trong thời đại mà lao động là hàng hóa được mang ra trao đổi trên thịtrường như hiện nay Thông qua mức lương, nhà quản lý có thể khuyến khích ngườilao động làm tốt công việc, tăng năng suất, nâng cao tinh thần trách nhiệm Bên cạnhcác yếu tố về lương, doanh nghiệp còn có hình thức khuyến khích bằng tiền thường.Tiền thưởng ngoài tác dụng bổ sung thu nhập cho người lao động, nó còn là phươngtiện để đánh giá thành tích, trách nhiệm của người lao động đối với công việc mà họđang làm Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích người lao động cảvề mặt vật chất và tinh thần Người lao động vì mục tiêu này nên quan tâm hơn đếnnăng suất, chất lượng công việc, tiết kiệm vật liệu, đưa ra các sáng kiến… để nâng caokết quả sản xuất, quản lý.
Về quy định chung, Công ty có các chế độ cơ bản như sau:
Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương Mức lương theo nhưquy định cụ thể của Pháp luật đối với các Công ty cổ phần.
Mức Lương Bình Quân
Năm 2006: 2.453.000 đồng/tháng Năm 2007: 2.876.000 đồng/tháng Năm 2008: 3.358.000 đồng/tháng
Ngày 1/9/2009, tại cuộc họp Ban chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính
Trang 21sách tiền lương, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Phó thủ tướngthường trực Nguyễn Sinh Hùng Theo đó, từ 1/5/2010, mức lương tối thiểu chung ápdụng cho người hưởng lương từ ngân sách sẽ được điều chỉnh từ 650.000 lên 800.000đồng một tháng Như vậy, tháng 5 sắp tới, toàn bộ nhân viên của công ty sẽ đượchưởng mức lương mới theo quy định của nhà nước.
Hình thức thưởng của công ty cũng khá phong phú như nhân viên còn đượchưởng thêm lương, thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sángkiến, thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập Công ty Tiềnthưởng cuối năm, ngày lễ Tết trong năm như sau:
Dịp Tết: 500.000đ/người
Ngày lễ (như Quốc khánh, quốc tế lao động…): 100.000đ/người
Trong dịp kỉ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam vừa qua, Công ty đã tiếnhành trích thưởng cho mỗi nhân viên 500.000đ Đây là nguồn cổ vũ động viên lớn laocủa Công ty, cũng là sự ghi nhận những cống hiến của đội ngũ nhân viên.
Trong quá trình lao động, sản xuất, nếu nhân viên đưa ra một phát minh, sangkiến giúp hoàn thiện công việc tốt hơn, họ sẽ nhận được những khoản tiền thưởng nhưlà hình thức ghi nhận cho những cố gắng của mình Đối với với các phát minh sángkiến được cấp bằng lao động sáng tạo thì sẽ được công ty trích thưởng 3.000.000 đồngtừ quỹ tiền lương của công ty Những sang kiến trong lĩnh vực kinh doanh và thịtrường mà đem lợi cho công ty thì sẽ được công ty thưởng từ 500.000đ đến 1.000.000đtùy theo mức độ lợi nhuận mà sáng kiến đó đem lại.
Trong năm 2009, toàn bộ nhân viên của công ty đã được thưởng 302.175.000đồng Mức thưởng cao vọt so với các năm trước phần lớn nhờ vào mức tăng trưởng vềmặt số lượng cũng như chất lượng các dự án mà công ty nhận thầu.
Về chế độ cổ tức, căn cứ theo Điều lệ của Công ty, chính sách phân phối cổ tức sẽdo Hội đồng Quản trị đề nghị và Đại hội đồng Cổ đông quyết định, theo đó : Công ty
Trang 22chỉ được trả cổ tức cho các cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thànhnghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Cổ đông được chiacổ tức tương đương với phần vốn góp của mình vào Công ty Tỷ lệ cổ tức sẽ được Đạihội đồng Cổ đông quyết định dựa trên đề xuất của Hội đồng Quản trị với căn cứ là Kếtquả hoạt động kinh doanh của năm Trên cơ sở số liệu đã được kiểm toán và tư vấnUHY, Hội đồng quản trị nhất trí đệ trình Đại hội đồng cổ đông phương án chia cổ tứccổ phiếu là 16%/năm bằng 1.424 triệu đồng Cổ tức năm nay cao hơn so với nhữngnăm trước, cụ thể cao hơn năm 2005 (năm bắt đầu thực hiện cổ phần hóa) là 695 triệuđồng, tăng 195%.
Chế độ phân chia lợi nhuận của Công ty được thực thi theo nghị định 09 củaChính Phủ ban hành ngày 05 – 02 – 2009 như sau:
- Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định củaLuật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phânphối như sau:
Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng(nếu có);
Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuậntrước thuế;
Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệthì không trích nữa;
Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nướcquy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập.
Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d khoản này đượcphân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tựhuy động bình quân trong năm.
- Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:
Trang 23 Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty;
Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty, mức tríchmột năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quảntrị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) theo mứcđộ hoàn thành nhiệm vụ của Ban quản lý điều hành công ty và kết quả xếploại doanh nghiệp Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này;
Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợitheo kết quả phân loại doanh nghiệp.
Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được bổsung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty.
Tình hình phân phối lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nôngthôn 6 trong ba năm gần đây như sau:
Trang 24Năm 2007 2008 2009
Lợi tức chia cổ đông 1.384.290.000 1.638.062.500 1.638.062.500 1.366.115.500 1.366.115.500 1.062.894.500
Quỹ khen thưởng phúc lợi 661.495.745 630.689.529 630.689.529 655.804.699 655.804.699 1.732.847.292
Quỹ đầu tư phát triển 76.984.460 1.044.754.034 1.044.754.034 1.533.588.429 1.533.588.429 2.641.080.157
Quỹ dự phòng tài chính 153.734.865 261.104.865 261.104.865 481.812.839 481.812.839 723.085.711
Nguồn: báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 năm 2007, 2008, 2009.
Trang 25II.2.1.2 Công cụ kinh tế gián tiếp
Đầu tiên phải nhấc đến ở đây là Bảo hiểm xã hội dành cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ bảo hiểm xã hội.5
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và
người sử dụng lao động phải tham gia.6
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhậpcủa mình để hưởng bảo hiểm xã hội.7
Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định hiệnhành Trong đó, người lao động đóng 5% trong tổng số tiền lương cơ bản của ngườilao động, còn công ty sẽ đóng 15% tổng quỹ lương theo quy định của Nhà nước banhành Tại công ty hiện nay, số người đóng BHXH là 100% trong tổng số cán bộ côngnhân viên của công ty và luôn nộp cho Nhà nước đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, nhân viên còn được hưởng các chế độ phúc lợi như các khoản hỗtrợ đi lại chủ yếu là tiền xăng xe hoặc chi phí cho các chuyến công tác tại các tỉnh,thành phố khác và tiền ăn trưa Cụ thể các chương trình phúc lợi được cung cấp nhưsau:
Chính sách công tác phí
Công ty quy định mức công tác phí cụ thể cho từng cấp thành viên, đảm bảo tínhđồng bộ, công bằng đảm bảo đầy đủ quyền lợi và các nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ nhânviên hoàn thành tốt công việc được giao.
Chương trình hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa
Là một trong những Chế độ phúc lợi, công ty thực hiện làm việc 6 giờ/ngày mộttuần(thứ bảy được nghỉ hai lần một tháng) và cũng có sự sắp đặt sử dụng một ngàynghỉ đề giúp cho thoải mái, vì vậy các nhân viên đang cố chất đời sống được cải thiệnvới đầy đủ thời gian nghỉ ngơi, và công ty cũng đang hỗ trợ một cách đa dạng để cácnhân viên chứa nhiều kinh nghiệm Công ty đã quan tâm đến các mặt đời sống củaCBCNV, một cách toàn diện và đầy đủ, những ngày lễ tết như 1/5, 2/9, tết Âm lịch, tếtDương lịch, 8/3, 20/10 công ty đều có tổ chức liên hoan hoặc dã ngoại nhằm củng cốtình đoàn kết trong đơn vị Ngày 8/3/2010 vừa qua, công ty đã tổ chức cho chị em phụnữ trong công ty đi thăm Trung Quốc Điều đó đã góp phần tạo không khí vui vẻ, hòađồng trong công ty Từ đó nâng cao động lực làm việc của nhân viên.
Trang 26Hỗ trợ phương tiện đi lại
Công ty không cung cấp xe buýt để đưa đón các nhân viên đi làm và về nhà, tuynhiên Công ty có mức hỗ trợ đi lại cho nhân viên cụ thể là tiền xăng dầu hàng tháng.Mức độ hỗ trợ được hưởng tùy theo khoảng cách từ nhà riêng hay nơi trọ của nhânviên tới công ty Ngoài ra còn có các khoản công tác phí các tỉnh thành Riêng ăn trưa,nhân viên được hỗ trợ 10.000đ/người/buổi.
Bên cạnh đó, những công việc buồn hoặc vui hay khi nhân viên mắc bệnh tậtcông ty đều hỗ trợ chi phí, và trường hợp một thành viên nào đó trong gia đình củanhân viên qua đời thì cũng được hỗ trợ những điều cần thiết cho họ.
II.2.2 Công cụ tâm lý – giáo dục
Một thực tế mà chúng ta thừa nhận là chất lượng giáo dục đào tạo của Việt Namchưa cao Hầu hết các ứng viên mới ra trường đều cần đào tạo lại trước khi được chínhthức giao việc Điều này đúng cả với những ứng viên đã tốt nghiệp đại học và trên đạihọc Nền giáo dục Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng phương pháp dạy học cơ bản củaChâu Âu (tại Anh, người ta có thói quen đề cao những ngành học cơ bản, đồng thời hếtsức coi thường ngành học mang tính thực hành, ví dụ như ngành công trình, trái lại ởMỹ, phạm vi đào tạo Đại học rộng và mang tính hướng nghiệp hơn, ví dụ có cả ngànhquản lý sân golf) Không một trường Đại học nào ở Việt Nam hướng tới thực tiễn củacác ngành công nghiệp như ở Mỹ Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệtlà các doanh nghiệp làm việc trong các ngành công nghệ có tốc độ thay đổi nhanh, đềuphải đào tạo bổ sung rất nhiều cho các nhân viên mới tuyển dụng, trước khi có thểchính thức giao việc cho họ.
Do đó, Công ty hỗ trợ để các nhân viên có thể phát triển năng lực của mình vàlàm cho năng lực của mình được vững thêm, cộng thêm với việc viện nghiên cứu vàtrung tâm giáo dục kỹ thuật đều có phòng tự học và phòng tập luyện Hơn nữa công tysắp đặt huấn luyện ở các cơ quan giáo dục, truờng đại học và công ty của cả quốc nộivà nước ngoài v.v vì vậy giúp cho họ tiếp thu được sự hiểu biết hay kỹ thuật mới.ngoài ra công ty mở quá trình đào tạo máy vi tính để hỗ trợ giáo dục.
Công ty đã đưa ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của một số nhân viên cácphòng ban từ đó nhận thấy những kiến thức, kĩ năng cần đào tạo bổ sung Kỹ năng tốithiểu của một nhân viên phòng hành chính – nhân sự như sau:
Tốt nghiệp cao đẳng trở lên
Có kiến thức về các chức năng quản trị nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, chínhsách và chương trình thù lao – phúc lợi lao động, đánh giá nhân viên.
Có kiến thức về các quy định pháp luật về luật doanh nghiệp, quản lý lao độngvà các chế độ chính sách có liên quan.
Trang 27Có kĩ năng tổng hợp, phân tích số liệu và lập báo cáoThành thạo vi tính văn phòng, Tiếng Anh giao tiếp
Với những kỹ năng đó và nhằm có được đội ngũ nhân viên hành chính nhân sự cóđủ năng lực thực thi công việc Công ty đã chú trọng đào tạo cách thức xử lý và quản lýcông văn lưu trữ hồ sơ phù hợp với tình hình thực tế của Công ty cũng như những yêucầu về tuyển dụng nhân sự, tổ chức hội nghị và tiếp khách, các chế độ lương thưởng,đánh giá nhân viên cho để từ đó làm cơ sở cho việc chi trả lương, thưởng.
Kỹ năng tối thiểu của nhân viên kế toán:
Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán các trường khối kinh tế,ngoại ngữ, thương mại, Yêu thích kinh doanh, giao tiếp tốt, nhanh nhẹn,trung thực, nhiệt tình với công việc.
Có khả năng học tập nhanh, tư duy logic tốt và làm việc dưới áp lực cao. Có kỹ năng quản lý công việc và thời gian tốt.
Có tinh thần trách nhiệm công việc, trung thực và minh bạch.
Tuy nhiên với đặc thù sử dụng phần mềm kế toán Sao Việt nên sau khi tuyểndụng, Công ty sẽ tiến hành đào tạo cho nhân viên mới sử dụng phần mềm này Bêncạnh đó là đào tạo cách thức sử dụng các loại nguồn lực thông tin và tài chính củacông ty.
Kỹ năng của kỹ sư thi công phòng kế hoạch – thi công:
Biết đọc và hiểu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, kiểm tra đối chiếu được khối lượnggiữa dự toán thi công và hồ sơ thiết kế.
Biết sử dụng các loại máy trắc địa (kinh vĩ, thủy bình)
Biết lên ga, cắm tuyến công trình theo hướng dẫn của chỉ huy công trường. Hiểu biết các thủ tục, pháp luật liên quan đến xây dựng, thi công
Chấp nhận làm việc theo công trình Biết vẽ Autocad để vẽ hồ sơ hoàn công. Trình độ, chuyên ngành:
- Kỹ sư thủy lợi
- Kỹ sư xây dựng cầu đường
Để có thể phù hợp với những yêu cầu đó, công ty tổ chức các khóa đào tạo chonhân viên mới như sau:
Giới thiệu về bộ định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ công ty đang áp dụng cholĩnh vực xây dựng.
Giới thiệu về các qui định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng Giới thiệu về kinh nghiệm và giải pháp cơ bản trong thi công các loại hình