Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam pdf

22 1.5K 4
Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ PHÁT TRIỂN TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn Nhóm 02 MSSV Ts. Lê Tấn Nghiêm Phạm Thị Cẩm Hường 4105640 Lê Phương Toàn 4113954 Nguyễn Quốc Bình 4114734 Nguyễn Phước Lộc 4115210 Cần Thơ, 03/2013 MỤC LỤC Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam PHẦN GIỚI THIỆU 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI 4 1. Mục tiêu nghiên cứu 4 2. Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN NỘI DUNG 5 I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 5 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 2. Đặc điểm chủ yếu của FDI 6 II. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 7 III. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 9 1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 9 2. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại 10 3. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên 10 4. Các chính sách 10 5. Các nhân tố ảnh hưởng khác 11 IV. CÁC HÌNH THỨC CỦA FDI 11 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 11 3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 12 Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nước ngoài và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép trên cơ sở tự quản lý 12 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta đã ban hành. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại cấp giấy phép và chứng nhận doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp 12 Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng giám đốc doanh nghiệp. Nếu Giám đốc doanh nghiệp không thường trú tại nước sở tại thì phải uỷ quyền cho người thường trú tại nươc sở tại đảm nhiệm 13 Trong thực tế các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này nếu có điều kiện vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết trong mọi vấn đề ,ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra 13 4. Các phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 13 Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều phương thức để tiến hành đầu tư vào các nước, thông thường thì các dự án phần lớn được tiến hành trên cơ sở ký kết giữa Chính Phủ nước sở tại và các tổ chức nước ngoài để xây dựng các công trình phúc lợi như hình thức hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT, build operation-transfer), hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO, build- transfer-operation), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT, build-transfer),… 13 4. Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới 18 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 2 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam I. KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN GIỚI THIỆU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Việt Nam không những đã vượt qua được sự khủng hoảng triền miên trong thập kỉ 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân ở các năm cao, công nghiệp giữ nhịp độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 13,5%, nông nghiệp được phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, lạm phát được đẩy lùi, đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Có được những thành tựu đáng ghi nhận trên, là nhờ phần đóng góp lớn của đầu tư nước ngoài (FDI). FDI đã trở thành một phần rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một nước. Gian đoạn 1997-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cộng với mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Mã Lai… Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta có phần giảm thiểu cả về số lượng và chất lượng. Do đó đã ành hường không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội. Khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Đó là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhưng cơ hội thì luôn kèm theo những thách thức, cơ hội càng nhiều thách thức càng lớn, nếu chúng ta không tĩnh táo thì dễ sa vào “lưới” của những nước khác. GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 3 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Trước tình hình đó, vấn đề của chúng ta là phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về sự đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để thấy được những tác động tích cực hay tiêu cực đối với đất nước. Chính vì vậy, để nhận thức rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em chọn đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” là thực sự cần thiết, để từ đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn dấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. II. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đề ra những giải pháp cụ thể để thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. b) Mục tiêu cụ thể - Nắm tình hình tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). - Thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta. - Giải pháp góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 2. Phạm vi nghiên cứu a) Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Việt Nam. b) Phạm vi thời gian - Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập vào 1988 - 2012. - Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ 02/2013 đến 03/2013. c) Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 4 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam PHẦN NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Trước tiên để hiểu về vốn đầu tư ta phải xác định xem vốn đầu tư là gì? Theo cách hiểu chung thì vốn đầu tư ở đây được coi là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá và trong đầu tư xây dựng các công trình dự án và đây là yếu tố không thể thiếu trong tất cả mọi hoạt động trên, nó có thể là bằng tiền như tiền mặt tiền gửi ngân hàng hoặc có thể bằng hiện vật tài sản máy móc trang thiết bị, dây truyền công nghệ, nhà xưởng, bến bãi. Nói chung ở đây là tất cả những gì phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và xây dựng có liên quan tới tài chính. Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư (chủ đầu tư) các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lí cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo Tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư vào một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lí tài sản đó. Phương diện quản lí là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 5 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lí ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn quốc tế. Trong đó, người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn. 2. Đặc điểm chủ yếu của FDI a) FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình quản lí sản xuất, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên quốc tế. b) FDI đã và đang tăng mạnh ở các nước đang phát triển Có nhiều lý do giải thích mức độ đầu tư cao giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau: + Thứ nhất, môi trường đầu tư của các nước phát triển có độ tương hợp cao. Môi trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trương công nghệ và môi trường pháp lí. + Thứ hai, xu hướng khu vực hóa đã thúc đẩy các nước này xâm nhập thị trường của nhau. Ngoài ra, xu hướng tự do hoá và mở cửa của nền kinh tế các nước đang phát triển trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự thay đổi đáng kể dòng chảy FDI. c) Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn Trong những năm gần đây cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn so với trước đây. Điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh tế thương mại toàn cầu. d) Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa FDI và ODA, thương mại và chuyển giao công nghệ GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 6 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam FDI và thương mại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm năng xuất khẩu của một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn ngành và địa điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. FDI đang chuyển thành kênh quan trọng nhất của việc chuyển giao công nghệ. Xu hướng hiện nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất của sự lưu chuyển vốn và kĩ thuật trên phạm vi quốc tế. II. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yêu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Với những đặc điểm của mình, FDI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối với cả nước nhập khẩu đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy các nước này gia tăng liên kết, nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế của mình. (1) Nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991 - 2000 đạt trung bình 30%, đến giai đoạn 2001 - 2005 là 16%, và giai đoạn 2006 - 2011 là khoảng 24,8%. Các doanh nghiệp FDI cũng đóng góp khá ấn tượng vào GDP. Trong thời kỳ 2001 - 2005, khối này đóng góp trung bình vào GDP là 14,5%, và tăng lên 20% trong năm 2010. Biểu đồ 2: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội (%) Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 7 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam (2) Doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và các cân đối vĩ mô. Trong 5 năm 2006 - 2010, khối doanh nghiệp này đã nộp ngân sách hơn 10,5 tỷ USD, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong năm 2011, con số này đạt 3,5 tỷ USD (không kể thu từ dầu thô). (3) FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Nếu như trong năm 1988, nông nghiệp chiếm đến 80% cơ cấu nền kinh tế, thì đến năm 2011 chỉ còn khoảng 22%. Thay vào đó là sự tăng lên của khối ngành công nghiệp - dịch vụ với 78%, trong đó FDI đóng góp không nhỏ vào sự tăng lên này, số vốn FDI của các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm đến 60.2414%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 47.55% tổng số vốn, các ngành dịch vụ chiếm 37.2711%, còn nông nghiệp, thủy sản và các ngành khác chiếm chưa đến 5%. Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI cũng luôn cao hơn cả nước. Năm 1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI là 21,7%, trong khi tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000 tốc độ này tương ứng là 21,8% và 17,5%. Năm 2005 là 21,2% và 17,1%, năm 2010 là 17,2% và 14,7%. Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP (%) GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 8 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê (4) Một đóng góp quan trọng và ấn tượng nữa từ doanh nghiệp FDI là tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu như năm 1995, đóng góp của khu vực này chỉ chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (tính cả dầu thô), thì đến giai đoạn 2006 - 2010 đã chiếm trung bình 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 9 tháng đầu năm nay, nếu tính cả dầu thô, doanh nghiệp FDI đã đạt kim ngạch xuất khẩu là 52,48 tỷ USD, xuất siêu hơn 8,1 tỷ USD. Xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giới hiện nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguồn vốn hết sức quan trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế mà vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, có một cơ chế chính sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn này trong tương lai là hết sức cần thiết. III. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Helpmam và Sibert, Richard S.Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn và ngược lại. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển nguồn vốn từ nơi dư thừa đến nơi khan hiếm nhằn tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước sản xuất thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 9 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có những hoạt động quan trọng, là sống còn của doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp. 2. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu hay phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Để đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và Tây Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Nhật còn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. 3. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI hiện nay của Trung Quốc cũng có mục đích tương tự. 4. Các chính sách Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư. Yếu tố đầu tiên ở đây góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư. Tỷ gía đồng bản được nâng cao hay bị hạ thấp đều bị ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách thương nghiệp. Yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề đầu tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu. Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá hàng xuất khẩu. Hạn mức (quota) xuất nhập khẩu thấp và các hàng rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cungc như có thể không kích thích hấp dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chính yếu tố này làm phức tạp thêm cho thủ tục xuất khẩu và bị xếp vào hàng rào xuất khẩu khác. Chính sách thuế và ưu đãi. Chính sách ưu đãi thường được áp dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 10 [...]... đồ 1: Tình hình thu hút FDI từ năm 1988-2012 GVHD: Ts Lê Tấn Nghiêm 13 Nhóm 2 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Nguồn: Tổng Cục thống kê (1988 – 2010); Cục Đầu tư nước ngoài (2011- 2012) Quá trình thu hút FDI có thể chia ra các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1988 – 1990, Luật Đầu tư nước ngoài vừa mới ra đời Vì vậy, việc thu hút vốn FDI lúc này chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh... Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam TÀI THAM KHẢO 1 TS Đỗ Nhất Hoàng, (2012) 25 năm thu hút FDI tại VN: Những vấn đề tồn tại, http://diendandautu.vn/c7n2012031519261000000/25 -nam -thu- hut -fdi- taivn-nhung-van-de-ton-tai.html 2.GS Nguyễn Mại, (2012) 25 năm thu hút FDI, thành công và vấp váp, http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHDAGJ/25 -nam -thu- hut -fdi- thanh-congva-vap-vap.html 3 Minh... FDI thứ hai vào Việt Nam Đỉnh điểm là năm 2008 khi vốn đăng ký đạt hơn 71 tỷ USD - Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, nên tình hình thu hút có chiều hướng giảm xuống Cụ thể, năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt mục tiêu thu hút khoảng 20-21 tỷ USD vốn FDI, nhưng kết quả là chỉ thu hút được 14,7 tỷ USD Năm 2012, mặc dù đã đặt mục tiêu thu hút. .. hết tháng 9/2012, chúng ta mới chỉ thu hút được hơn 9,5 tỷ USD vốn đăng ký, nguy cơ không đạt mức kế hoạch đề ra là khá cao GVHD: Ts Lê Tấn Nghiêm 14 Nhóm 2 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua cách nay 25 năm, dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế Việt Nam rất ấn tượng Theo số liệu của... lãnh thổ châu á sang các nước thu c châu Âu, Mỹ Hiện nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Mỹ với tổng số vốn đăng ký là 9,8 tỉ USD (chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) ; tiếp theo là Quần đảo Cay-man: 2,02 tỉ USD (chiếm 9,4%); Samoa: 1,7 tỉ USD (chiếm 7,9%); Hàn Quốc: 1,66 tỉ USD (chiếm 7,7%) Ngoài ra đã có một số tập đoàn xuyên quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam với những dự án quy mô lớn... của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại diện GVHD: Ts Lê Tấn Nghiêm 16 Nhóm 2 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cho 21% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì “doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và có lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho các... công trình phúc lợi như hình thức hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT, build operation-transfer), hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO, build- transfer-operation), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT, build-transfer),… V ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Đã 25 năm, kể từ khi hoạt động thu hút FDI được chính thức hóa qua... nước ngoài (FDI) vào Việt Nam PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN FDI có vai trò quan trọng trong phát triển của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới FDI đã đem lại một hơi thở mới cho nền kinh tế thế giới Mở cửa cho sự toàn cầu hóa lan rộng khắp thế giới FDI có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư Năm 2012, tình hình kinh tế... ngày 20/9/2012, Việt Nam có 14.198 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là hơn 208,1 tỷ USD Trong đó, vốn thực hiện khoảng hơn 96 tỷ USD, tức hơn 46% tổng vốn đăng ký 2 Những thành tựu đạt được Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất cao Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những... ban quản lý doanh nghiệp FDI, hải quan, cơ quan thu , ngân hàng để khắc phục nhược điểm thiếu thông tin, không cập nhật, nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp xử lý kịp thời đối với hoạt động FDI trong cả nước Đây là điều đáng mừng Bài học thành công và thất bại trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, trong đó có thu hút FDI là tài sản quý giá để người Việt Nam khôn ngoan hơn, để tiếp . build-transfer),… V. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Đã 25 năm, kể từ khi hoạt động thu hút FDI được chính. nay. Biểu đồ 1: Tình hình thu hút FDI từ năm 1988-2012 GVHD: Ts. Lê Tấn Nghiêm Nhóm 2 13 Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Nguồn: Tổng

Ngày đăng: 17/03/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN GIỚI THIỆU

    • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • II. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI

      • 1. Mục tiêu nghiên cứu

      • 2. Phạm vi nghiên cứu

      • PHẦN NỘI DUNG

        • I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

          • 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

          • 2. Đặc điểm chủ yếu của FDI

          • II. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

          • III. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

            • 1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

            • 2. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

            • 3. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

            • 4. Các chính sách

            • 5. Các nhân tố ảnh hưởng khác

            • IV. CÁC HÌNH THỨC CỦA FDI

            • 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

              • 3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

              • Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nước ngoài và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép trên cơ sở tự quản lý.

              • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta đã ban hành. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại cấp giấy phép và chứng nhận doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp.

              • Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng giám đốc doanh nghiệp. Nếu Giám đốc doanh nghiệp không thường trú tại nước sở tại thì phải uỷ quyền cho người thường trú tại nươc sở tại đảm nhiệm.

              • Trong thực tế các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này nếu có điều kiện vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết trong mọi vấn đề ,ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra.

              • 4. Các phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

              • Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều phương thức để tiến hành đầu tư vào các nước, thông thường thì các dự án phần lớn được tiến hành trên cơ sở ký kết giữa Chính Phủ nước sở tại và các tổ chức nước ngoài để xây dựng các công trình phúc lợi như hình thức hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT, build operation-transfer), hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO, build- transfer-operation), hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT, build-transfer),…

              • 4. Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan