Luận văn : Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này tại Việt Nam.
Trang 1Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bảo HườngLớp: CH 17Q
BÀI KIỂM TRAMôn: Kinh tế đầu tư
Đề bài: Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam Anh
(chị) hãy trình bày các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này tại ViệtNam.
Bài làm:
1 Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vàChính phủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của ViệtNam là 9 - 10% năm và phấn đấu đến năm 2020 mức GDP bình quân đầu ngườităng lên gấp 8 - 10 lần so với hiện nay, tương đương mức 2 - 3 nghìn USD/người.Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu về thu hút và dùng vốn làmột trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết với nền kinh tế Việt Nam.Theo tính toán sơ bộ, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP như mục tiêu đề ra, ViệtNam cần đầu tư khoảng lớn hơn 40 tỷ USD So với năng lực tiết kiệm nội địa hiệntại của Việt Nam thì con số này thực sự là khổng lồ, vì vậy chúng ta phải tính đếnkhả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vật tư.
1.1 Thực trạng về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam
Nhìn lại năm 1986, nền kinh tế Việt Nam với tỷ lệ đói nghèo lên đến 60%,thuần túy nông nghiệp và thu hút đầu tư FDI gần như bằng không thì sau hơn 20năm, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ, tăng trưởng kinh tế nhanh,ngày càng đa dạng hóa lĩnh vực và nguồn lực, tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 20%.Đặc biệt ngay sau khi gia nhập WTO, thu hút vốn FDI tại Việt Nam đạt số vốnđăng ký FDI kỷ lục 64 tỷ USD năm 2008.Tính đến tháng 10/2009, cả nước có10.805 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 174,7 tỷ USD
Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Việt Nam là do Việt Namchính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTOvới những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường
Trang 2dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xửquốc gia
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phânngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn làlĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm 62,1% số dự án và 50,6% vốnđăng ký tại Việt Nam.
Đến nay, 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư vào Việt Nam, trong đóĐài Loan là nhà đầu tư số 1 với 2.010 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 21,28tỷ USD Hàn Quốc đứng thứ 2 với 2.283 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký20,4 tỷ USD Tiếp theo là nhà đầu tư Malaysia, Nhật Bản và Singapore
Đầu tư nước ngoài đã có mặt 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TPHCM vẫn là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư nhất với 3.092 dự án còn hiệu lực, vốnđăng ký 27,1 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng dự án và 15,5% tổng vốn đăng ký cảnước Trong hai năm 2008, 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếuvào các ngành công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là kinh doanh bất động sản, lĩnhvực dịch vụ lưu trú, ăn uống Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, để các dự án FDI cóhiệu quả hơn, Việt Nam chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vựcquan trọng, ưu tiên như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triểnnguồn nhân lực, chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuấttiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn Theo thống kê, tínhchung quý I - 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỷ USD, giảm1,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanhnghiệp FDI đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng 7,1 tỷ USD Cònnếu không kể dầu thô, trong bốn tháng đầu năm 2010, khối các doanh nghiệp FDIxuất khẩu 4,13 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ 2009, và nhập siêu khoảng 60triệu USD
Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp do khả năng tiếp nhận của chúng tacòn kém Bên cạnh đó, cơ cấu FDI cũng không hợp lý FDI vào công nghệ chế tạovà chế biến giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 (70,4% năm 2005 xuống68,9% năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36% năm 2008) và chủ yếu là đầu tư vàocông nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp Trong khiđó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động sản (cũng là một dạng khaithác tài nguyên đất đai) tăng lên Đầu tư vào khai thác mỏ từ 0,8% năm 2005 lên1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào khách sạn, nhà hàng, khu
Trang 3ứng sân golf làm một diện tích không ít đất đai (trong đó có đất nông nghiệp) vàcó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Theo các chuyên gia kinh tế, có hai nguyênnhân quan trọng hạn chế đầu tư vào công nghiệp chế biến và công nghệ cao là dochất lượng nguồn nhân lực thấp và công nghiệp hỗ trợ không phát triển Cơ cấuđầu tư như vậy không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhìn lại hai năm gia nhập WTO, vẫn còn những tồn tại cần phải giải quyếttrong môi trường đầu tư Trước hết là về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giaothông còn yếu kém Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông chưa theo kịp sựphát triển của kinh tế và dòng đầu tư của nước ngoài Về môi trường pháp lý, hệthống toà án và thực thi luật pháp còn nhiều hạn chế Nguyên nhân do các thủ tụccòn rườm rà và chi phí cao, thiếu tính minh bạch Đặc biệt là các công ty luật, đasố hoạt động kém hiệu quả và chi phí lớn đã làm giảm lòng tin đối với nhà đầu tư.Một lợi thế của Việt Nam là nguồn nhân lực, nhưng nguồn nhân lực cótrình độ quản lý và tay nghề cao còn rất thiếu Theo thống kê chỉ có gần 30% lựclượng lao động là đã qua đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa cao,chưa đồng đều và sử dụng chưa hiệu quả Ngoài ra, dịch vụ hành chính, hệ thốngthuế, hải quan cũng còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ.
1.2 Những khó khăn vướng mắc trong việc thu hút FDI1.2.1 Những vướng mắc về mặt pháp luật
Vấn đề chuyển lỗ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Theoqui định của Luật đầu tư nước ngoài, chỉ có các doanh nghiệp liên doanh mớiđược chuỷen lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm có lãi tiếp theo thời gianchuyển lỗ không quá 5 năm Nhưng cũng theo luật này, chỉ có doanh nghiệp liêndoanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đều là pháp nhân Việt Namviệc quy định chuyển lỗ như trên đã gây sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tưnước ngoài.
Về thuế doanh thu có hiện tượng thuế chồng lên thuế, luật thuế thu nhậpcông ty thuế suất chủ yếu là 32% có hiệu lực từ ngay 1/1/99 trong khi theo luậtđầu tư nước ngoài có doanh nghiệp FDI trừ dầu khí và khai thác vàng bạc đá quíđược hưởng thuế suất 10%, 20%, 25% trong một thời gian nhất định hoặc suốtthời gian thực hiện dự án Như vậy tất cả doanh nghiệp FDI được cấp giấy phépsẽ chịu thuế suất thu nhập công ty 32% thay cho thuế suất từ 10 - 20% và khi đó
Trang 4cần bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với thuế suất từ 5 - 10% để đảm bảosự công bằng nhất định cho các nhà đầu tư.
Thuế suất áp dụng theo pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhậpcao là quá cao so với các nước lân cận vì vậy các doanh nghiệp FDI đứng trướcnguy cơ khó mà duy trì đủ lượng nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý có trìnhđộ chuyên môn cần thiết để tham gia và điều hành hoạt động của doanh nghiệp vàcàng không thu hút được những nười giỏi vào làm việc ở Việt Nam
1.2.2 Về cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém do phải bỏ nhiều chi phí cho cáccông trình ngoài hàng rào, chi phí vận chuyển Chính phủ chủ trương huy độngFDI dưới hình thức BOT, BTO và BT để cải thiện cơ sở hạ tầng nhưng cho đếnnay chưa đem lại hiệu quả vì các nhà đầu tư đều đánh giá rằng các công trình kếtcấu hạ tầng ở Việt Nam còn nhiều rủi ro.
1.2.3 Việc quy hoạch ruộng đất, quy hoạch ngành kinh tế -kỹ thuật trongviệc gọi vốn FDI còn nhiều yếu kém, chúng ta đã phê duyệt thành lập nhiều KCNở nhiều tỉnh thành nhưng đối với các khu đã đi vào hoạt động hoặc đang tiến hànhxây dựng cơ sở hạ tầng việc quy hoạch chi tiết rất chậm khiến các nhà đầu tưnước ngoài rất bị động trong việc chọn địa điểm nhất, thậm chí gây tâm lý hoàinghi Nhiều dự án cần sử dụng diện tích đất lớn liên quan đến an ninh quốcphòng nhưng phối hợp quy hoạch không đồng bộ, có dự án được cấp giấy phép vàchấp thuận cho thuê nhưng khi đi vào triển khai lại bị phản đối phải chuyển địađiểm, phải giảm đáng kể diện tích dẫn đến dự án kém khả thi.
Việc quy hoạch gọi vốn FDI vào 1 số ngành quá yếu kém và các nhà đầu tưnước ngoài cũng đã tin vaò những dự báo khả quan của ta, vì vậy, chúng ta phảichịu trách nhiệm về tình trạng thừa công suấtcủa một số ngành như: Khách sạn,nhà ở, thuê văn phòng
1.2.4 Lực lượng lao động của chúng ta còn nhiều yếu kém Chúng ta rấthiếm công nhân lành nghề, hiện nay việc tuyển 1 công nhân lành nghề cao khókhăn hơn việc tuyển 1 sinh viên tốt nghiệp đại học Thêm vào nữa hệ thống cáctrường đại học của ta chưa đảm bảo chất lượng về đào tạo ngoại ngữ, lẫn chuyênmôn, hầu hết lao động trực tiếp của các doanh nghiệp FDI đều tuyển chưa qua đàotạo hoặc đào tạo chưa đầy đủ chưa đạt chất lượng, chính vì vậy chi phí cho dạynghề rất tốn kém Lao động của ta được các chuyên gia đánh giá là chịu khó, cầncù nhưng vì ít kinh nghiệm nghề nghiệp, không có tác phong công nghiệp cho nênnăng suất thấp.
Trang 51.2.5 Khó khăn về cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhà nước
Theo luật đầu tư và các văn bản dưới luật, ngân hàng nhà nước chỉ cân đốingoại tệ cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinhdoanh các công trình kết cấu hạ tầng hoặc sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩuthiết yếu Trong điều kiện nhà nước và doanh nghiệp đều thiếu ngoại tệ thì quyđịnh trên là phù hợp với tình hình thực tiễn Tuy nhiên trong điều kiện 70% cácdoanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá tại thị trường Việt Nam và nguyên liệu chủ yếudựa vào nguồn nhập khẩu (linh kiện điện tử, ô tô ) việc không có 1 chính sách vàbiện pháp giúp đỡ tất cả các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI cân đốingoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu (chưa nói đến nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc, lãivay nước ngoài ) sẽ không đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động bìnhthường và cản trở việc tiếp tục huy động nguồn vốn FDI.
1.2.6 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực FDI còn quá rườm rà nhiêu khê.Các nhà đầu tư nước ngoài kêu ca phàn nàn nhiều về việc xin giấy phépđầu tư, thủ tục thuê đất, xin giấy phép xây dựng cũng như các thủ tục triển khaithực hiện quá trình XDCB Còn nhiều điều phải xét lại trong thủ tục kiểm trahàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong nhiều trường hợp vàokiểm tra gian lận thương mại các cơ quan hải quan đã giữ hàng nhập khẩu hoặcxuất khẩu quá lâu gây ách tách cho hoạt động của doanh nghiệp FDI
1.2.7 Yếu kém trong lĩnh vực kiểm tra của các cơ quan chức năng đối vớihoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Trong lĩnh vực này phải nói rằng kiểm tra thì nhiều nhưng chất lượngkhông đạt yêu cầu bởi lẽ cán bộ được cử đi kiểm tra chưa đủ trình độ phát hiệnnhững vi phạm của đơn vị, đặc biệt về lĩnh vực tài chính về giá xuất khẩu thànhphẩm Sự buông lỏng quản lý trong đó bao gồm công tác kiểm tra của các đơnvị chủ quản bên Việt Nam trong các doanh nghiệp lao động với nước ngoài đãdẫn đến tình trạng không phát hiện được những yếu kém trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Chỉ đến khi doanh nghiệp bị lỗ, cơ quan quản lý mới biết.
2 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI tại Việt Nam
2.1 Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI tại Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng và cótốc độ tăng trưởng nhanh,đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triểnkinh tế xã hội của nước ta, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm, công nghệ
Trang 6mới,nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết việc làm Tuy nhiên hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài còn thể hiện nhiều nhược điềm, nhiều hạn chế cần phải khắcphục, chấn chỉnh mới tạo ra những thuận lợi cho việc thu hút vốn và công nghệtiên tiến, song thực sự nó đã trở thành một yêu cầu cấp thiết của đất nước trongquá trình đi lên, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và khu vực cũng như thế giớivề nhiều mặt Công nghiệp hóa chất là một ngành kinh tế quan trọng của côngnghiệp có nhu cầu hợp tác quốc tế cao để đổi mới công nghệ, thiết bị, phát triểnnhững ngành nghề mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranhcủa chúng ngay cả trên thị trường trong nước trong điều kiện mở cửa
Biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI ở Việt Nam trongnhững năm tới là: Xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế về các vùng kinh tế, cácngành, các lĩnh vực và các dự án đầu tư tiền khả thi để chào gọi đầu tư; tạo môitrường đầu tư hấp dẫn (hạ tầng cơ sở, thủ tục hành chính, các chính sách khuyếnkhích ); có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhà đầu tư vào lĩnh vực khác nhau cácnhà đầu tư có số lượng vốn khác nhau, ưu đãi các nhà đầu tư có số lượng vốn lớnvà nhiều kinh nghiệm kinh doanh, các nhà đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu; đồngthời kiểm soát việc chấp hành luật pháp Việt Nam và thưởng phạt nghiêm minh,để vừa có thể khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mà vẫn hạn chế đượcnhững ảnh hưởng tiêu cực, bảo vệ quyền lợi đất nước
Để tạo chuyển biến cơ bản dòng vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng góp phầnthực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời khắc phục những yếu kém và tồntại còn chưa được giải quyết chưa triệt để Cụ thể, các giải pháp cho thời gian đếncần phải tập trung là:
Một là, cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trước hết phải
khẳng định tính nhất quán, ổn định của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài Các quy định mới của nhà nước làm thiệt hại đến lợi ích của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nhà nước không áp dụng đối với các doanh nghiệp đã đượccấp giấy phép đầu tư trước đó; các quy định mới ưu đãi hơn sẽ được áp dụng chodoanh nghiệp đã được cấp giấy phép trước đó Việc bổ sung 1 số biện phápkhuyến khích và bảo đảm nhất, khẳng định tính nhất quán ổn định của chính sáchđầu tư
Trong khi chúng ta chủ trương phát triển đầu tư nước ngoài trên cơ sở cótính đến quy hoạch phát triển chung và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đấtnước để tránh sự hiểu lầm từ phía các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng chúng ta
Trang 7ngay các danh mục: Danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; danh mụccác dự án khuyến khích đầu tư; danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện; danhmục các lĩnh vực không cấp phép đầu tư; danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.
Đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng thay thế nhậpkhẩu thiết yếu và các công trình đầu tư quan trọng ngân hàng nhà nước Việt Namcần đảm bảo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp đảm bảo bán ngoại tệ cho doanhnghiệp trong suốt thời gian hoạt động Còn dự án khác, ngân hàng có thể xem xétcho mua ngoại tệ phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối.
Cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính vẫn là khâu cần tiếp tụcđược cải cách, đặc biệt là các thủ tục sau giấy phép đầu tư Cần xem xét bỏ quyđịnh việc xin giấy phép hành nghề đối với những dịch vụ có liên quan sau khi đãđược cấp giấy phép đầu tư.
Cần cải tiến việc điều hành, quản lý nhà nước và chính sách cán bộ tronglĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, nhân viênkỹ thuật và tay nghề, cho công nhân theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản,vừa đào tạo chuyên sâu.
Ngoài ra, nhà nước cần sửa đổi quy định thuế thu nhập cá nhân đối vớingười nước ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu tư Nhu cầu về cổ phần hoádoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài việc thành lập công ty cổ phần có vốnnước ngoài, đặc khu kinh tế đã và đang là yêu cầu được đáp ứng
Hai là, tiếp tục tháo gỡ những rào cản trong công tác quy hoạch: Về quy
hoạch, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điềukiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư Khẩn trương ràsoát, điều chỉnh quy hoạch ngành nhằm dỡ bỏ các hạn chế đối với đầu tư nướcngoài phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương Trong quyhoạch cần quan tâm thỏa đáng đến lợi thế so sánh của từng ngành và từng địaphương trong thu hút đầu tư nước ngoài Cần khắc phục những bất hợp lý trongquy hoạch theo kiểu truyền thống, tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình cơsở hạ tầng như cung cấp điện, nước, các công trình giao thông, cảng biển nhằmtạo thuận tiện cho các nhà đầu tư
Ba là, tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án: Tiếp tục
rà soát các dự án đã được cấp phép, trên cơ sở đó tập trung tháo gỡ các khó khănvà vướng mắc nhằm thúc đẩy triển khai dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp nướcngoài hoạt động kinh doanh có hiệu quả Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
Trang 8để các dự án lớn, chuyển giao công nghệ nguồn mở rộng sản xuất kinh doanh.Cần sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tưvà kinh doanh, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, không cấp phép chocác dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường, thẩm tra kỹ các dự ánsử dụng nhiều đất…
Bốn là, cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng
biển và nhà máy điện Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khíchdoanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, nhất là những công trình hạtầng đang xây dựng dở dang và đã kéo dài nên được hoàn thành tránh sự lãn phíkhông đáng có
Năm là, cần xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách
hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết Cần công khai, minh bạch mọichính sách, cơ chế quản lý Trong đó, cần rà soát lại các văn bản phát quy liênquan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi các văn bản cho phù hợp với quy địnhcủa WTO
Sáu là, từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn
nhân lực Phải xác định cho đúng những đối tượng cần được đào tạo và đào tạolại, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không biết sử dụng vào việc gì Đẩy mạnhviệc xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chấtlượng và tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của cả nước và xuất khẩu.
Bảy là, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với sự phát triển của
phân công lao động quốc tế Một số cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tập trung pháttriển mạnh những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh.
Tám là, mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, nhất là thông tin kinh tế
và thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ dưới mọi hình thức Thiết lậpmột thị trường thông tin công bằng đối với mọi thành viên, mọi người dân và cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế.
2.2 Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng FDI tại Việt Nam2.2.1 Tạo điều kiện để thực hiện các dự án
Tốc độ thực hiện dự án đầu tư là 1 yếu tố quan trọng trong quyết định đếnhiệu quả nhất, quá trình thực hiện càng nhanh thì dự án càng sớm đi vào sản xuấtđem lại hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các nhà đầu tư còngặp trở ngại thủ tục hành chính rườm rà , giải phóng mặt bằng chậm chễ Để cho
Trang 9các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được triển khai nhanh chóng, sớm phát huyhiệu quả, chúng ta cần thiết phải tháo gỡ những trở ngại trên.
Cùng với việc cải tiến thủ tục hành chính, hoàn thành các văn bản phápquy, chúng ta cần phải cải tạo và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế.
Quản lý dự án sau giấy phép đầu tư là công đoạn khó khăn nhất chiếm thờigian và công sức nhất trong toàn bộ quy trình quản lý nhà nước, nó quyết địnhthành công và hiệu quả của hoạt động hợp tác đầu tư Việc buông lỏng quản lý dựán sau giấy phép đầu tư đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc triển khai thựchiện dự án một cách có hiệu quả.
Công tác tổ chức cán bộ là yếu tố quyết định nhất nhưng đang là khâu yếunhất trong công tác quản lý nhà nước Hầu hết các cán bộ hoạt động trong lĩnhvực đầu tư chưa có kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư nước ngoài, ít hiểu biếtpháp luật ngoại ngữ kém Nhưng họ lại được nhận công việc khó khăn, mới mẻvượt quá sức của họ Để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, chúng tacần đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ.
2.2.3 Tăng khả năng tiếp nhận đầu tư nhà nước.
Khả năng tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của nền kinh tế nói chungvà từng doanh nghiệp là một nhân tố quyết định hiệu quả nhất Đầu tư FDI chỉphát huy hiệu quả tốt khi chúng ta có khả năng tiếp nhận tốt Để tiếp tục nhận mộtcách có hiệu quả FDI đòi hỏi chúng ta phải có 1 tỷ lệ hợp lý vốn đối ứng trongnước Nhưng vấn đề là làm thế nào để huy động được nhiều vốn trong nước đủ đểđáp ứng nhu cầu đầu tư một cách chủ động, điều đó phụ thuộc vào tốc độ tăngtrưởng kinh tế khả năng huy động vốn tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế.
Về năng lực tiếp nhận đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp trong thờigian qua còn nhiều hạn chế Trong các doanh nghiệp liên doanh, phần vốn góp
Trang 10của bên Việt Nam còn thấp, trung bình từ khoảng 25% Phần vốn góp ít không chỉcó nghĩa là phần lợi nhuận được chia thấp, mà quan trọng hơn về lâu dài là quyềnchi phối hoạt động kinh tế của cơ sở kinh doanh thuộc về các chủ đầu tư nướcngoài Để hạn chế sự chi phối của các công ty nước ngoài và nâng cao hiệu quảcủa hợp tác đầu tư, các bên đối tác Việt Nam cần tăng tỉ lệ góp vốn trong cá liêndoanh với nước ngoài, về lâu dài có thể mua cổ phần của bên nước ngoài.
Để tăng cường tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tạicũng như trong tương lai, ngoài sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp nó cầnthiết phải có sự giúp đỡ của Nhà nước bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, Nhànước cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinhdoanh tăng sức mạnh kinh tế Đây là công việc mang tính chiến lược nó phục vụcho lợi ích lâu dài của chúng ta trong hợp tác đầu tư với nước ngoài cũng nhưtrong quá trình phát triển kinh tế
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai tròto lớn để phát triển kinh tế Đối với các nước đang phát triển như nước ta vai tròcủa vốn FDI lại càng lớn hơn và cũng là một nguồn quan trọng để phát triển đấtnước và tiến hành CNH - HĐH đất nước Vì thế, thu hút vốn FDI để đáp ứng chophát triển là một nhu cầu tất yếu và khách quan Mặc dù nước ta đã có một sốthành tựu trong việc thu hút vốn FDI song hạn chế vẫn nhiều hơn thành công vàcơ hội luôn tiềm ẩn những thách thức, khó khăn Tuy nhiên, chúng ta vẫn mongrằng hạn chế và khó khăn sẽ được xóa bỏ trong tương lai, thách thức sẽ được vượtqua và cơ hội sẽ được tận dụng một cách đầy đủ và khôn ngoan Và chúng ta cũngcần biết rằng, để tăng cường việc thu hút vốn FDI liên doanh, nước ta khôngnhững cần những cơ chế, chính sách thực sự đủ hấp dẫn nhà đầu tư mà còn cầnmột tầm nhìn chiến lược và một kế hoạch cụ thể từ việc vận động xúc tiến đến sửdụng vốn FDI sao có hiệu quả mới thực sự thu hút được các nhà đầu tư về lâu vềdài cũng như thức sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia./.