1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động đào tạo nghề ở trường Trung cấp Việt Khoa quận 12, TP. Hồ Chí Minh

4 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Trang 1

NHÀ TRƯỞNG HIỆN ĐẠI NAN

Unit r= UNAT HAN DAN TAN UNI DUINU DAU InU

Phung Dinh Man, 7/Gng BHSP Haihoc Hué Email: phungdinhman@gmail com

Lê Việt Hà, 7⁄20 70 cap Viét Khoa, quan 12, TP H6 ChiMinh Email: rebettoha@gmall.com

Tóm tắt: Hoạt động đào tạo nghề (ĐTN) là một hoạt động quan trọng, cốt lõi của cơ sở giáo duc nghề nghiệp (GDNN) Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu, bài viết đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN của trường Trung cấp Việt Khoa quận 12, TP.Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay

Từ khóa: Quản lý đào tạo nghề, trường trung cấp

Nhận bài: 02/11/2021: Phản biện: 06/1 1/2021: Duyệt đăng: 08/1 1/2021 1 Mở đầu

Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã

nêu rõ “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã hình thành

hệ thống Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có quy định 3 cấp trình độ đào tạo là sơ cấp (SC), trung cấp (TC) và cao đẳng (CĐ) nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ quản lý kinh tế trong giai đoạn mới Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 3/9/2016 của Chính phủ về phiên

họp thường kỳ của Chính phủ tháng 8/2016, thống nhất

giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan

quản lý nhà nước về GDNN Như vậy, từ năm 2017 đến

nay là 3 năm đầu tiên, Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GDNN và vận hành toàn bộ hệ thống theo các

quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, là những

năm đánh dấu mốc quan trọng trong việc thống nhất quản lý nhà nước, quản lý hệ thống GDNN

Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội đã ban hành Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28 tháng 12 năm 2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 Đây là những định hướng quan trọng làm cơ sở cho các bộ ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các

cơ quan trực thuộc, các cơ sở GDNN thuộc quyền quản lý cụ thể hóa thành những kế hoạch, chương trình hành

động để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng ở các địa phương, cơ sở GDNN

118 © Biáo0 chức Việt Nam

Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh nói chung và tại

quận 12 nói riêng, cùng với các trường Trung cấp công

lập được thành lập có truyền thống từ lâu, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số lượng các trường Trung cấp tư thục cũng gia tăng trong những năm gần đây Trong số đó, trường Trung

cấp Việt Khoa là một trường tư thục được thành lập từ

năm 2007 và cũng đã trải qua nhiều thay đổi thăng

trầm trong suốt 14 năm qua Bên cạnh những kết quả nhất định do sự nỗ lực không ngừng của tập thể GV, nhân viên và cán bộ quản lý, hiện nay cũng đang còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bất cập trong các hoạt động tại trường Trung cấp Việt Khoa, trong đó quản lý hoạt

động đào tạo nghề (ĐTN) là một trong những nội dung

quản lý cực kỳ quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Thực trạng quản lý hoạt động ĐTN ở trường

Trung cấp Việt Khoa quận 12, TP Hồ Chí Minh

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý và đào

tạo tại trường Trung cấp Việt khoa, từ tháng 10-12/

2020, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu để

thực hiện khảo sát, trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quan ly (CBQL), GV va hoc sinh (HS) cua Trường Trung cap Viét Khoa

Số lượng tham gia khảo sát là 221 HS hệ Trung cấp và Sơ cấp, 36 người (17 cán bộ quản lý, nhân viên, 5

người hoạt động trong lĩnh vực GDNN, doanh nhân, quản lý doanh nghiệp và 14 giáo viên-GV) để tìm hiểu về tình hình hoạt động ĐTN và công tác quản lý hoạt

động này Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những

mặt đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập,

Trang 2

|

NHÀ TRƯỞNG HIỆN ĐẠI

2.1.1 Những hạn chế

- Chương trình tuyển sinh chưa được cải tiến và đa

dạng để hấp dẫn, thu hút HS, đặc biệt với các học sinh

tốt nghiệp cấp THCS (9+), chưa liên kết được với những

tổ chức có nhu cầu đào tạo nghề thường xuyên, số lượng ổn định Công tác quảng bá hình ảnh nhà trường còn thụ

động, đơn điệu

- Chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo không

hấp dẫn, thu hút người học trong những năm gần đây - Số lượng GV có kinh nghiệm lâu năm gắn bó việc

giảng dạy với trường trung cấp ngày càng sụt giảm mà chưa có các GV thay thế kịp thời, số lượng GV chấp

nhận gắn bó dạy trường trung cấp ngày càng ít do thù

lao thấp hơn các bậc học khác, cơ hội phát triển nghề

nghiệp không bằng các hệ đào tạo khác, có sự biến động

tâm lý và niềm tin học tập của HS cùng gia đình - Chưa có nhiều các chương trình liên kết đào tạo

phong phú nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, đào tạo

nâng cao của HS

- Địa điểm đào tạo và ký túc xá không thuận tiện cho

những HS ởxa

2.1.2 Nguyên nhân của hạn chế

- Nguồn ngân sách hạn hẹp cho kinh phí công tác

bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giáo dục nghề nghiệp

hiện đại

- Công tác cải tạo nâng cấp, mua sắm mới cho cơ sở

vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học gặp khó khăn do ngân sách nâng cấp, tai dau tư từ lợi nhuận thu được có

giới hạn

- Do chính sách dành cho các trường ĐH, CÐ tuyển sinh ngày càng dễ dàng

- Các trường cao đẳng thì vừa tuyển sinh THCS (9+)

pho hệ cao dang vừa tuyển sinh cho hệ trung cấp cho

chính trường cao đăng dẫn đến số lượng học sinh vào các trường Trung cấp chính qui giảm mạnh

'ˆ~Phụ huynh ở các thành phố lớn có tâm lý chỉ muốn

cho con theo học cao đẳng, đại học để phát triển tương

lai, người học thiếu hiểu biết và chưa được tư vấn kỹ về

định hướng nghẻ nghiệp

¡ - Các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu tuyển dụng

nhân lực trình độ trung cấp nhiều nhưng do các rào

cản kỹ thuật còn mang tính hình thức, từ các cơ quan

nhà nước trong việc xin giấy phép hoạt động nên buộc

phải tuyển dụng nguồn nhân lực tốt nghiệp hệ cao đẳng trở lên

- Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ tài chính cho HS học nghề

tại cơ sở GDNN tư thục từ nguồn ngân sách nhà nước

chưa thật sự nhất quán từ chủ trương, cơ chế hoạt

động chưa khoa học, minh bạch của các cơ quan quản lý nhà nước thật sự là một khó khăn cho việc thu hút

tuyển sinh lẫn việc thu hồi chi phí hoạt động của một

đơn vị ĐTN tư thục

- Bắt đầu từ năm 2019 trở đi, tình hình tuyển sinh bắt

đầu khó khăn khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh

chuẩn GV ngành Giáo dục Mầm non phải từ cao đẳng

trở lên, ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo lập lộ trình thu

hẹp, hạn chế chỉ tiêu cho phép các trường Trung cấp đào tạo ngành Giáo duc Mam non (Sư phạm Mầm non)

mà đây là ngành mũi nhọn chính yếu đã gầy dựng uy tín

của trường Trung cấp Việt Khoa, luôn chiếm tỉ trọng hơn

80% tuyển sinh của nhà trường

Những hạn chế và nguyên nhân này là cơ sở để chúng

tôi để xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho

trường TC Việt Khoa, quận 12, TP HCM

2.2 _Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề ở trường Trung cấp Việt Khoa quận 12 TP Hô Chí Minh

2.2.1 Đổi mới công tác tuyển sinh theo hướng mở

rộng qui mô và ngành nghề đào tạo:

- Tuyển chọn HS đạt tiêu chuẩn trình độ, đạo đức

theo quy định, chuẩn xét tuyển của từng ngành đào tạo, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh cho nhà trường nhằm duy trì

hoạt động của nhà trường

- Xây dựng lộ trình tuyển sinh phù hợp với tình hình

mới: cân lập đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, có

thể tiếp cận các trường THCS, THPT tiềm năng, thông

qua các hoạt động giao lưu, tham gia các ngày hội định

hướng nghề nghiệp

- Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh nhà trường

về quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, hình thức xét tuyển, chuẩn đầu ra, nhấn mạnh khả năng có được việc làm sau khi học giáo dục nghề nghiệp, khả năng tự khởi

nghiệp khi thành thạo tay nghề Đa dạng hóa các hình

thức quảng cáo trên các báo đài truyền thanh, các mạng

xã hội, các ứng dụng internet, tham gia ngày hội tư vấn

tuyển sinh do SởGD&ĐT, Báo Tuổi trẻ, Báo Giáo dục tổ chức

- Liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các

địa phương chưa có nhiều cơ sở GDNN chất lượng tốt cùng đội ngũ GV ĐTN chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm

- Xây dựng, phát triển hệ thống cộng tác viên tuyển

sinh ở các địa phương có liên kết tốt với các trường

THCS, THPT nhằm nhận hỗ trợ trong mùa tuyển sinh - Đẩy mạnh việc áp dụng các ứng dụng công nghệ

thông tin vào hoạt động tuyến sinh bằng các phương

thức phù hợp, đa dạng và hiệu quả

2.2.2 Gắn mục tiêu đào tạo và phát triển nội dung, chương trình đào tạo theo nhu cầu, bối cảnh kinh tế -

xã hội

- Đào tạo các chương trình, ngành nghề mà thật sự

đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp, người học thật sự cần thiết khi tìm việc hoặc tự muốn làm nghẻ

- Xác định rõ mục tiêu đào tạo phù hợp, hiệu chỉnh,

đổi mới nội dung chương trình đào tạo, gắn với yêu cầu

thực tế sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp tuyển dụng,

Trang 3

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

trong xu thế đào tạo theo địa chỉ thì có những đơn hàng đào tạo sát với yêu cầu doanh nghiệp thông qua những tiếp cận trong giai đoạn thực hành, thực tập hoặc thậm

chí có những nhóm HS được đào tạo theo đơn hàng yêu

cầu đào tạo của một số doanh nghiệp

- GV trong quá trình giảng dạy phải giúp HS củng cố mục tiêu học nghề cần cụ thể hơn, tự định vị cho bản

thân sẽ phát triển nghề nghiệp trong tương lai

- Trong bối cảnh dịch bệnh COVID trên toàn cầu, các môn học liên quan các ngành thiết kế đồ họa, du lịch, quản trị kinh doanh phải hiệu chỉnh, cập nhật,

bổ sung môn học và thay thế cho phù hợp xu thế của

ngành, có thể đào tạo thêm các khóa hỗ trợ như Digital

Marketing chuyên sâu, các khóa ngắn hạn về các công cụ Media Marketing

2.2.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động giảng dạy thực hành cua GV

- Đánh giá chất lượng đội ngũ trình độ, năng lực

chuyên môn của từng GV, nhân rộng những điển hình tiên tiến, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những

hạn chế của GV trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường và công tác bồi dưỡng,

phát triển đội ngũ GV giỏi

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong việc tự giác cải tiến phương pháp giảng dạy, sử dụng phương

tiện dạy học hiện đại Khuyến khích, tạo điều kiện cho

toàn thể GV tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ

năng thực hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp

ứng yêu cầu đổi mới của trường Trung cấp nghề trong

giai đoạn hiện nay

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ trẻ, đội ngũ cán bộ kế cận và đội ngũ GV đạt chuẩn và trên

chuẩn để họ sẵn sàng thay thế và có khả năng đảm

đương thực hiện các môn học kỹ năng có tính ứng dụng

thực tiễn cao

- Đánh giá việc vận dụng và cải tiến các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn thực hành tích hợp trong giảng dạy lý thuyết những môn học thiên về kỹ năng nghề

2.2.4 Khuyến khích hoạt động học của HS theo hướng chủ động, sáng tạo dựa trên cơ sở năng lực của

người học

- Dạy học cần phải tập trung vào người học, lấy người

học làm trung tâm, khuyến khích người học tự giác, chủ

động, tích cực, tự khám phá theo nguyên tắc thực tiễn, tự tin phát triển kỹ năng nghề nghiệp của bản thân

- Chuyển đổi chương trình đào tạo niên chế sang

chương trình đào tạo tín chỉ, đẩy mạnh liên kết với các trường cao đẳng, xây dựng cơ chế học liên thông hợp lý

nhằm thu hút người học bằng lộ trình học tập phù hợp

- Liên kết đào tạo với các trường nghề trong khu vực

120 6iáo0 chức Việt Nam

như Thái lan, Singapore, xây dựng chương trình đào tạo giao lưu đặc sắc, thực tập nghề chất lượng cao, xây dựng những khóa học ngắn hạn có các chuyên gia dạy

nghề tham gia hướng dẫn, đào tạo

2.2.5 Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo hướng thực tiễn, ứng dụng

- Đổi mới tư duy về bài kiểm tra, bài thi mang tính

thực tiễn cao, các bài kiểm tra cũng phải là những sản phẩm, những tình huống nghề nghiệp mang tính sáng

tạo, thực hành cao

- Điều chỉnh giảm phần kiến thức lý thuyết trong kết

cấu của bài kiểm tra, bài thi, gia tăng phần tư duy sáng

tạo ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ cuối cùng Phát triển

việc lập kế hoạch từng bước cho HS làm quen với các

dạng kiểm tra mang tính thực tiễn như tổ chức các

workshop ứng dụng theo chủ đề mà gắn kết với chương

trình đào tạo Đánh giá chất lượng đào tạo, xác định động lực học tập và có tư vấn điều chỉnh phù hợp cho HS GV động viên quá trình học tập chăm chỉ, sáng tạo

của HS bên cạnh những kết quả của những bài kiểm tra,

bai thi

2.2.6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo

- Tăng cường đầu tư, bảo quản, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (trực tiếp và trực tuyến) nhằm góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và chất lượng nghề nghiệp, bám sát quá trình, quy mô đào tạo, phù hợp kế hoạch đào tạo nội dung và

phương pháp dạy học

- Lập kế hoạch huy động và vận dụng tối đa các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau vào việc củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, sử dụng các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các đơn vị liên kết, các doanh nghiệp cho HS thực hành

- Ban hành các văn bản quy định về chế độ quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: quy định rõ đơn vị, cá nhân được quyền sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn, tập huấn cho nhân viên, GV kỹ năng quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả trang thiết bị hiện đại khi nâng cấp, thay mới

trang thiết bị

- Lập kế hoạch kiểm tra, định kỳ đánh giá tình trạng

thiết bị để nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời thiết

bị, phòng học Lập quỹ duy tu, bảo trì, sửa chữa định kỳ, nhu cầu sử dụng trang thiết bị phát sinh đột xuất

2.2.7 Phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp có công tác, tuyển dụng

- Phát triển quan hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu

tuyển dụng, cập nhật nhu cầu tuyển dụng, chuẩn đầu

Trang 4

cho HS của trường và nâng cao tỉ lệ HS có việc làm sau

khi hoàn thành khóa học

- Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với các tổ chức,

doanh nghiệp đang hỗ trợ và tuyển dụng trực tiếp HS tốt nghiệp, cần phải xây dựng mối liên kết với các công ty

chuyên giới thiệu việc làm trong và ngoài nước, chương

trình du học với các đơn vị đối tác 3 Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ĐTN, bài viết đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN ở trường Trung cấp Việt Khoa, quan 12, TP Hé Chi Minh

Các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ chat

chẽ, tác động qua lại với nhau Nếu được triển khai

thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng, chắc chắn sẽ

tạo được bước chuyển biến quan trọng, có tính đột phá

đối với việc tăng cường quản lý hoạt động BTN tại Trường Trung cấp Việt Khoa (quận 12, TP Hồ Chí

Minh) Tùy vào nguồn lực, điều kiện và hoàn cảnh thực

tế, lãnh đạo nhà trường cân nhắc và quyết định triển khai cụ thể, linh hoạt, sáng tạo để phát huy được tính đột phá về hiệu quả của mỗi biện pháp, góp phần nâng

NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI

cao chất lượng ĐTN, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát

triển giáo dục nghề nghiệp tại quận 12, TP Hồ Chí

Minh trong giai đoạn hiện nay CÌ

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), “Quy chế 14 về đào tạo nghề: quy định về việc tổ chúc thi, kiểm tra trong quá trình học nghê và công nhận tốt

nghiệp trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp

nghề, trình độ sơ cấp nghề hệ chính quy đối với sinh viên, học sinh, người học nghề”

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế tuyến sinh

TCCN, (Ban hành kèm theo Quyết đinh số 6/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8

khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc và

đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhấp quốc tế”

[4] Phạm Minh Hạc (2001), Về chiến lược phát triển sự nghiệp dạy và truyền nghé, Tạp chí giáo dục

[5] Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn (2009), 7âm lý học quản

lý, NXB Đại học Huế

Managing the vocational training activities at Viet Khoa Vocational School, District 12, Ho Chi Minh City

Phung Dinh Man

University of Education, Hue University Le Viet Ha

Viet Khoa Vocational School, district 12, HCM City Email: rebettoha@gmail.com

Abstract: Vocational training is an important and core activity of a vocational education institution Based on the theoretical research and survey of the current situation of the research problem, the article proposes the measures to manage the activities of Viet Khoa Vocational School in District 12, Ho Chi Minh City to meet the current renovation requirements of the vocational education Keywords: Management, vocational training, vocational schools

Ngày đăng: 28/10/2022, 11:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w