Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM chi nhánh Hà Nội thực hiện
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 3
1.1 Quá trình thành lập Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 3
1.2 Nguyên tắc hoạt động của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 4
1.3 Các dịch vụ kiểm toán cung cấp tại chi nhánh AISC tại Hà Nội 4
1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội 5
1.5 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánh AISC Hà Nội 7
1.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán 8
1.5.2 Thực hiện kiểm toán 9
1.5.3 Kết thúc kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán 9
1.6 Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán 10
1.7 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 11
Phần II : Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện 12
2.1 Khái quát chung về hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán .12
2.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 12
2.1.2 Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán 12
2.2 Nội dung kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
2.2.2 Các giai đoạn kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 16
Trang 22.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 16 2.2.2.2 Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho 22 2.2.2.3 Kết thúc kiểm toán 27
2.3 Quy trình kiểm toán thực tế chu trình hàng tồn kho trong
kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh tại
Hà Nội thực hiện 28
2.3.1 Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo
tài chính tại khách hàng ABC 29
2.3.1.1 Công việc thực hiện trước khi kiểm toán 29 2.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp 31 2.3.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và lên chương trình
kiểm toán 41 2.3.1.4 Thực hiện kiểm toán 42 2.3.1.5 Tổng hợp và báo cáo 54
2.3.2 Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng XYZ 55
2.3.2.1 Tìm hiểu chung về Nhà máy XYZ 55 2.3.2.2 Tìm hiểu chung về quy trình kế toán hàng tồn kho tại
Nhà máy XYZ 57 2.3.2.3 Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho tại nhà máy XYZ 63 2.3.2.4 Tổng hợp và báo cáo 76
Phần III Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình
kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện 77 3.1 So sánh quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán
báo cáo tài chính tại hai khách hàng ABC và XYZ 77
Trang 33.2 Nhận xét chung về thực tế kiểm toán chu trình hàng tồn kho
trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh
Hà Nội thực hiện 80
3.2.1 Về Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ 80
3.2.2 Về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 81
3.2.3 Về phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán 81
3.2.4 Thực hiện kiểm kê cuối năm 82
3.3 Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty AISC chi nhánh tại Hà Nội 82
3.3.1 Ý nghĩa việc hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 82
3.3.2 Định hướng hoàn thiện kiểm toán khoảm mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 83
3.3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phương pháp kiểm toán hàng tồn kho 85
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 93
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh
AISC Hà Nội 5
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán của Công ty AISC Hà Nội 7
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho 14
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho 16
Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ABC 33
Biểu 2.1 Giấy tờ làm việc số …ABC – Ghi chú hệ thống hàng tồn kho 35
Biểu 2.2: Giấy làm việc số …ABC – Báo cáo kiểm kê kho nguyên vật liệu 44
Biểu 2.3: Giấy làm việc số …ABC – Tổng hợp giá trị hàng tồn kho cuối năm 47
Biểu 3.4: Giấy làm việc số …ABC - Đánh giá hàng tồn kho chậm luân chuyển - Nguyên vật liệu 49
Biểu 2.5: Giấy làm việc số …ABC - So sánh giá trị tồn kho với giá thị trường 52
Biểu 2.6: Giấy làm việc số …ABC - So sánh giá trị tồn kho với giá thị trường – Sợi bông gòn 53
Biểu 2.7: Giấy làm việc số …XYZ – Ghi chú hệ thống hàng tồn kho 57
Biểu 2.8: Giấy làm việc …XYZ - Kiểm kê hàng tồn kho – Kho nguyên liệu 63
Biểu 2.9: Giấy làm việc số …XYZ - Lập dự phòng hàng tồn kho 66
Biểu 2.10: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra tính đúng kì hàng tồn kho 68
Biểu 2.11: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra việc tính giá thành thành phẩm 69
Biểu 2.12: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra việc tính giá thành thành phẩm – Tính hệ số phân bổ 72
Bảng 2.2: Bảng phân bổ chi phí 73
Biểu 2.13: Giấy làm việc số …XYZ – Kiểm tra việc tính giá thành thành phẩm – Xác định mức ảnh hưởng khi chi phí dùng xác định giá thành khác chi phí thực tế phát sinh 74
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hiện nay, khi Việt Nam đã ra nhập WTO, các doanh nghiệp
sẽ ngày càng có nhiều cơ hội mới để phát triển kinh doanh; đồng thời đi kèmvới các cơ hội này là hàng loạt các thách thức và những rủi ro mới Các doanhnghiệp muốn phát triển phải tạo dựng chỗ đứng cho mình, tạo được niềm tinnơi khách hàng Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải được kiểm toán.Kiểm toán là sự xác minh tính đúng đắn của thông tin, tính minh bạch củadoanh nghiệp, kiểm toán là nền tảng tạo lập môi trường tài chính công khai,minh bạch cho đầu tư cũng như cho sự phát triển kinh tế xã hội Sự cần thiếtcủa kiểm toán là rất rõ ràng Và như một xu thế chung của toàn thế giới, kiểmtoán cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam
Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán của trường ĐH Kinh Tế QuốcDân, với sự ham thích về kiểm toán, sau quá trình thực tập kiểm toán tại Công
ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM – AISC đã giúp em hoàn
thành chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán
và dịch vụ tin học TP.HCM chi nhánh Hà Nội thực hiện” Đây là một nội
dung lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính, là mối quan tâm của các công tykiểm toán nói chung và là vấn đề hết sức phức tạp Do trình độ cũng như thờigian và kinh nghiệm có hạn nên bài viết của em khó tránh khỏi các khiếmkhuyết Em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô, các anh chị để bàiviết của em được hoàn thiện hơn, giúp em có thêm hiểu biết và kinh nghiệm
về quy trình kiểm toán koản mục hàng tồn kho
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo - TS Nguyễn Thị Phương Hoa đã tận tình giúp em hoàn thiện Chuyên đề thực tập của mình.
Trang 7Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và bảo ban tận tình của cácanh chị trong Công ty AISC chi nhánh Hà Nội ( Sau đây xin gọi là Công tyAISC Hà Nội) đã giúp em hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập là những nghiên cứu của em về quy trình kiểm toánkhoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC
Hà Nội thực hiện Chuyên đề thực tập này bao gồm bốn phần chính:
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Phần II : Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Phần III Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
Một lần nữa, em xin cám ơn Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tinhọc TP.HCM chi nhánh Hà Nội và TS Nguyễn Thị Phương Hoa đã giúp đỡ
em hoàn thành Chuyên đề thực tập này
Trang 8Phần I : Giới thiệu chung về Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
1.1 Quá trình thành lập Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Công ty AISC chi nhánh Hà Nội được thành lập theo Quyết định số4485/QĐ- UB ngày 9/8/2001 của UBND Thành phố Hà Nội Chi nhánh hoạtđộng theo giấy phép kinh doanh số 314886 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư HàNội cấp ngày 4/8/2001 Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty,đặt tại C2 Tầng 24 Toà nhà VIMECO Lô E9,Phạm Hùng - Hà Nội Chi nhánh
mở Tài khoản số 720A 02227 tại Sở giao dịch I của Ngân hàng Công thươngViệt Nam
Năm tài chính của Chi nhánh được bắt đầu từ tháng 1 năm sau khi quyếttoán của năm trước được duyệt
Khách hàng của chi nhánh bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan NhàNước, các đoàn thể công cộng và các tổ chức kinh tế xã hội Các khách hàngcủa chi nhánh cũng rất đa dạng hoạt động hầu hết trong tất cả các ngành nghềnhư ngân hàng, thương mại, tín dụng, bảo hiểm, xây dựng, dịch vụ, bưu chínhviễn thông, vận chuyển, công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trên tất
cả các địa bàn trong cả nước
Hiện Chi nhánh có khoảng 50 nhân viên chính thức có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ cao và đạo đức nghề nghiệp tốt Công ty AISC Hà Nội cũng
có đội ngũ cán bộ, cộng tác viên đông đảo, gồm những chuyên gia có kinhnghiệm, có nhiều năm công tác trong ngành quản lý kinh tế, tài chính, kếtoán, kiểm toán, pháp lý và được đào tạo có hệ thống
Trang 91.2 Nguyên tắc hoạt động của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Nguyên tắc hoạt động của Chi nhánh là độc lập, tự chủ về tài chính,khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan chứcnăng Nhà nước theo luật pháp quy định Chi nhánh chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính trung thực và chính xác, bí mật của những số liệu, tài liệu dochi nhánh kiểm tra hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp
Hoạt động của Chi nhánh theo cơ chế thị trường vừa là căn cứ, là đốitượng hoạt động Chi nhánh phải chịu trách nhiệm kinh doanh có lãi, bảo toàn
và phát triển vốn Với giá cả, lệ phí dịch vụ hợp lý, chất lượng của dịch vụcao Chi nhánh AISC Hà nội đã ngày càng có uy tín và đạt được những hiệuquả kinh doanh tốt
1.3 Các dịch vụ kiểm toán cung cấp tại chi nhánh AISC tại Hà Nội
Chi nhánh Công ty AISC tại Hà Nội tự tổ chức hoạt động kinh doanhcủa mình như một công ty riêng không phụ thuộc vào Tổng Công ty Chinhánh Công ty AISC tại Hà Nội tự tìm kiếm khách hàng cho mình và thựchiện đầy đủ mọi dịch vụ kiểm toán, tư vấn và tin học, với quy trình kiểm toánthống nhất với Tổng Công ty, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các chuẩn mựckiểm toán, kế toán hiện hành Chi nhánh không chỉ hoạt động trên các lĩnhvực của Tổng Công ty mà còn mở rộng thêm một vài dịch vụ mới như:
*Các dịch vụ kiểm toán:
Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính(Báo cáo tài chính các dựán)
Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hoàn thành
Kiểm toán các Tổ chức phi chính phủ,các nhóm đồng quan điểm
Kiểm toán các dự án hoàn thành
*Xác định giá trị Doanh Nghiệp:
Trang 10Hướng dẫn lập báo cáo hợp nhất.
Cung cấp dịch vụ kiểm toán tuân thủ
1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AISC chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh AISC Hà Nội được quyền tự do kinh doanh và tìm kiếmkhách hàng,…như một công ty riêng mà không phụ thuộc vào văn phòngchính Công ty AISC tại TP.HCM Chi nhánh AISC Hà Nội do Giám đốc ĐàoTiến Đạt lãnh đạo Giám đốc của chi nhánh có toàn quyền điều hành và quyếtđịnh mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng luật pháp nhà nước Việt Nam.Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của chinhánh đảm bảo gọn nhẹ và có hiệu quả kinh doanh cao Giám đốc chi nhánhphải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh Giúp việc cho Giámđốc chi nhánh có phó giám đốc và trưởng phòng hành chính nhân sự Phógiám đốc và trưởng phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm trước giámđốc về các phần việc được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về hành visai phạm pháp luật, và họ đều do giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệm
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh AISC Hà Nội
Giám đốc
chính nhân sự
Phòng kiểm toán II
Phòng kiểm toán XDCB
Phòng hành chính nhân sự
Phòng tổ chức kế toán,marketing
Phòng
kiểm
toán I
Trang 11Các phòng ban trong Công ty hoạt động khá độc lập và hiệu quả, mỗiphòng đều có một trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên Các phòngkiểm toán bao gồm các trưởng nhóm, các kiểm toán viên, các kỹ thuật viên
và các trợ lý kiểm toán Các phòng hành chính thực hiện chức năng theo đúngnhư tên gọi của mình Tất cả các phòng ban đều nằm trong sự chỉ huy và điềuhành của Giám đốc
* Bộ máy kế toán tại Chi nhánh AISC Hà Nội
Bộ máy kế toán tại Chi nhánh AISC Hà nội được tổ chức đơn giản, gọnnhẹ để phù hợp với chức năng kinh doanh dịch vụ Phòng tài chính kế toánđược ghép chung với phòng hành chính tổng hợp tồn tại độc lập bên cạnh cácphòng nghiệp vụ Bộ máy kế toán của Công ty AISC Hà Nội chỉ có 2 người.Một người phụ trách chủ yếu các hoạt động liên quan đến tiền, giao dịch vớingân hàng,…Người kia phụ trách các lĩnh vực còn lại và thực hiện lưu trữ tàiliệu Các kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều chức năng
Tại Hà Nội, Công ty chỉ tiến hành hạch toán chi phí và đóng thuế riêngcòn việc hạch toán lỗ lãi được gửi vào trong thành phố Hồ Chí Minh để hạchtoán kết quả cuối cùng Các hoạt động theo dõi công nợ cũng được tiến hành
ở TP.HCM, ở Hà Nội chỉ thu tiền ở một số khách hàng nào đó tuỳ theo hợpđồng ký kết Do các hoạt động phát sinh đơn giản nên hình thức ghi sổ được
áp dụng là hình thức Nhật ký chung Công ty sử dụng phần mềm kế toánAISYS (Accounting Informatic system) Là phần mềm áp dụng cho các Công
ty hoạt động thương mại dịch vụ đơn giản Các hoạt động kế toán được Công
ty thực hiện theo Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành do BộTài Chính quy định Hình thức ghi sổ của Công ty được hạch toán theo sơ đồ:
Trang 12Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toỏn của Cụng ty AISC Hà Nội
hệ thống đỏp ứng đầy đủ cỏc chức năng nghiệp vụ kế toỏn phự hợp với chế độ
kế toỏn Việt Nam
1.5 Quy trỡnh kiểm toỏn bỏo cỏo tài chớnh tại Chi nhỏnh AISC Hà Nội
Do đặc điểm cụng việc kiểm toỏn tại mỗi cụng ty, mỗi đơn vị khỏc nhau
là khỏc nhau nờn việc tiến hành kiểm toỏn sẽ khỏc nhau tại cỏc cụng ty khỏc
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốcBảng tổng hợp chứng từ gốc
Báo cáo tài chínhBáo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Trang 13nhau Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực củatừng cuộc kiểm toán cũng như để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy
đủ và có giá trị, Chi nhánh AISC Hà Nội đã lập ra cho mình một quy trìnhkiểm toán báo cáo tài chính mẫu chung; theo đó các bước công việc sẽ diễn ratheo quy trình sau: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúckiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
1.5.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán cóvai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn cuộc kiểmtoán Kế hoạch kiểm toán là định hướng cho kiểm toán viên trong cuộc kiểmtoán, giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng đầy đủ, có hiệu quả, hạn chếsai sót; giúp các kiểm toán viên phối hợp hoạt động hiệu quả; đây cũng là mộtcăn cứ để đánh giá tính hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán Vì vậy:
- Kế hoạch kiểm toán được lập cho mọi cuộc kiểm toán mà công ty tham
gia kiểm toán, kế hoạch phải được lập thích hợp cho mỗi cuộc kiểm toán đảmbảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gianlận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoànthành đúng thời hạn, kế hoạch kiểm toán giúp việc phân chia công việc giữacác thành viên trong nhóm hiệu quả hơn, tránh trùng lặp công việc giữa cácthành viên,…
- Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy theo quy mô khách hàng,tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biếtcủa kiểm toán viên về khách hàng và lĩnh vực hoạt động kinh doanh củakhách hàng để phần nào xác định được các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu đếnkết quả kinh doanh và báo cáo tài chính,…
Trang 14- Đồng thời khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên của Công ty cũngcần thảo luận với các kiểm toán viên nội bộ, ban giám đốc và nhân viên củađơn vị được kiểm toán, tham khảo ý kiến của các kiểm toán viên tiền nhiệm
đã thực hiện kiểm toán công ty khách hàng những năm trước nhằm nâng caohiệu quả công việc
Các công việc cụ thể trong khâu lập kế hoạch kiểm toán sẽ được trìnhbày cụ thể trong Phần II bên dưới
1.5.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cựccác kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đã lập nhằm đưa ra các ý kiếnxác thực về mức độ trung thực và hợp lý của đối tượng kiểm toán
Sau khi thực hiện xong việc lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽthực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đã địnhmột cách chủ động để rút ra các bằng chứng kiểm toán có giá trị, xác minh chotính đúng đắn và chính xác của đội tượng kiểm toán Công việc kiểm toán rất đadạng tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, thời gian cũng như thời điểm tiến hànhkiểm toán nên có thể có những thay đổi về công việc để có thể phù hợp với tìnhhình của cuộc kiểm toán, tiến độ của cuộc kiểm toán và đặc biệt là phù hợp vớichi phi cuộc kiểm toán
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thực hiện cácthủ tục kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán Các thủ tục kiểm toánnày bao gồm các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết Các thủ tục kiểmtoán này sẽ được trình bày rõ hơn trong Phần II bên dưới
1.5.3 Kết thúc kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán
Sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên cần lập và phát hành các báocáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán thực chất là thông báo về kết quả cuộc kiểm
Trang 15toán cho những người quan tâm, có ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán số lượngbáo cáo kiểm toán phát hành và đối tượng nhận báo cáo.
Nội dung trình bày báo cáo kiểm toán có thể khác nhau nhưng chung quylại phải cung cấp cho người đọc những đánh giá của kiểm toán viên về tínhđúng đắn và chính xác của những thông tin trong báo cáo, sự phù hợp củanhững thông tin này cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực và quy định luật pháphiện hành
Đồng thời, kiểm toán viên cũng cung cấp cho nhà quản lý Thư quản lý,trong đó kiểm toán viên phải lập báo cáo những phát hiện quan trọng trong quátrình kiểm toán đề cập tới tất cả các phát hiện quan trọng của kiểm toán viênthu được trong quá trình kiểm toán (ngoài những vấn đề đã được nêu trong Báocáo kiểm toán), những vấn đề kiểm toán viên lưu ý đối với đơn vị nhằm giúpđơn vị hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và quản lý tài chính
1.6 Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Sau khi hoàn thành tất cả các công việc kiểm toán, kiểm toán viên tiếnhành thu thập mọi giấy tờ làm việc cũng như tài liêu, bằng chứng kiểm toán,báo cáo kiểm toán để lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán là hoàntoàn bảo mật với bên ngoài
Chi nhánh AISC Hà Nội có các quy định về đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt
là các quy định về vấn đề bảo mật và cam kết giữ bí mật: Công việc của công
ty có liên quan đến công việc của các tổ chức khác nhau, thông tin mà các nhânviên công ty thu thập được từ khách hàng phải tuyệt đối giữ bí mật, các nhânviên không được bàn tán, tiết lộ về các thông tin kể cả với người thân Mọinhân viên trong công ty phải đọc, hiểu và kí tên xác nhận sự đồng ý của mìnhvới các cam kết này khi họ ký hợp đồng tuyển dụng
Trang 161.7 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán là vấn đề về mặt chữ tín, luônđược Chi nhánh AISC Hà Nội coi là mục tiêu hàng đầu Chi nhánh AISC HàNội đã có các chính sách rất hiệu quả cho việc kiểm soát chất lượng này Chinhánh AISC Hà Nội không chỉ có các chính sách kiểm soát chất lượng trongquá trình kiểm toán như các quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán, câu hỏiđánh giá chất lượng kiểm toán trong mỗi bước công việc từ kiểm soát việc tìmhiểu khách hàng đến kiểm soát quá trình lập kế hoạch, kiểm soát giai đoạnthực hiện kiểm toán và quá trình lên báo cáo, lưu trữ hồ sơ kiểm toán, đảmbảo cho các quy trình thực hiện phù hợp, đúng quy định và có hiệu quả
Ngoài ra Chi nhánh AISC Hà Nội còn có các chính sách để nâng cao chấtlượng kiểm toán viên như các chính sách về tuyển nhân viên, phát triển nhânviên Công ty có các chương trình đào tạo và huấn luyện nhân viên, các quyđịnh về đánh giá công việc của nhân viên song hành với quy định nâng bậcvới các nhân viên thâm niên, có kinh nghiệm và làm tốt công việc Đây cũng
là một trong những biện pháp kiểm soát đi đôi với cải thiện chất lượng kiểmtoán của Công ty
Trang 17Phần II : Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho
trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC
chi nhánh Hà Nội thực hiện
2.1 Khái quát chung về hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán
2.1.1 Khái niệm hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA2) và chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 02” Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường
- Đang trong quà trình sản xuất kinh doanh dở dang
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sảnxuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Có nhiều tiêu thức để phân loại hàng tồn kho, hàng tồn kho là tài sảnngắn hạn của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất, có thể muangoài hoặc tự sản xuất để phục vụ mục đích sản xuất Hàng tồn kho có thểbao gồm hàng mua về chờ bán ( hàng tồn kho, hàng mua đang đi đường, hànggửi bán, hàng thuê gia công chế biến,…) với doanh nghiệp thương mại; hàngtồn kho cũng có thể chia thành: nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ tồnkho hoặc đang gửi gia công, đã mua đang đi đường, sản phẩm dở dang, thànhphẩm,…
2.1.2 Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán
Hàng tồn kho luôn là một khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chínhcủa mọi doanh nghiệp Các đặc điểm chính khiến cho hàng tồn kho trở nênđặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán bao gồm:
- Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản lưuđộng của doanh nghiệp Những sai phạm trên khoản mục hàng tồn kho
Trang 18thường dẫn đến những sai sót trọng yếu về chi phí và kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp Nếu hàng tồn kho bị đánh giá sai lệch sẽ ảnh hưởng trọng yếutới mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng nghiệp
vụ phát sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn và liên quan đến nhiều loạichứng từ Do đó, việc quản lý và ghi chép hàng tồn kho rất phức tạp
- Hơn nữa việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến giávốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận của doanh nghiệp
- Công viêc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị của hàng tồn kholuôn là công việc khó khăn và phức tạp, nhiều khoản mục hàng tồn kho rấtkhó phân loại và định giá như các công trình xây dựng dở dang hay các tácphẩm nghệ thuật, đá quý,…
- Hàng tồn kho thường được bố trí ở các địa điểm khác nhau, thậm chí
có thể phân tán và có thể do nhiều người ở các bộ phận khác nhau quản lý Dovậy, vấn đề kiểm soát vật chất thường gặp nhiều khó khăn và phức tạp, saiphạm thường dễ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra những gian lận từ phía nhàquản lý
- Có nhiều phương pháp tính giá khác nhau để đánh giá hàng tồn kho,với mỗi phương pháp khác nhau thì giá trị hàng tồn kho cũng sẽ khác nhaukéo theo sự thay đổi của giá vốn hàng bán và sự thay đổi của lợi nhuận Vì thếrất dễ xảy ra khả năng doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính giá khôngphù hợp, không nhất quán theo chuẩn mực và chế độ kế toán để điều chỉnhgiá trị hàng tồn kho, điều chỉnh lãi (lỗ)
Do tính chất phức tạp của hàng tồn kho như đã trình bày ở trên, có thểthấy khoản mục hàng tồn kho là vô cùng trọng yếu và có ảnh hưởng rất lớntới qua trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Trang 192.2 Nội dung kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
Mục tiêu của kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán khoản mục hàngtồn kho là nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình hàng tồnkho và nhằm xác định tính hiện hữu đối với hàng tồn kho, khẳng định tínhtrọn vẹn ( đầy đủ) của hàng tồn kho, quyền sở hữu của khách hàng với tài sảnhàng tồn kho, cũng như khẳng định tính chính xác và đúng đắn của các con sốtrên sổ sách kế toán về hàng tồn kho và đảm bảo sự trình bày, khai báo vềhàng tồn kho là hợp lý Các mục tiêu cụ thể về hàng tồn kho được tóm tắt cụthể trong bảng sau:
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ Mục tiêu đối với số dư
Sự hiện hữu
hay
phát sinh
- Các nghiệp vụ mua hàng đãghi sổ thể hiện số hàng hóađược mua trong kì
- Các nghiệp vụ kết chuyểnhàng đã ghi sổ đại diện cho sốhàng tồn kho được chuyển từnơi này sang nơi khác hoặc từloại này sang loại khác
- Các nghiệp vụ tiêu thụ hànghóa đã được ghi sổ đại diệncho số hàng tồn kho đã xuấtbán
- Hàng tồn kho được phảnánh trên bảng cân đối kếtoán là thực sự tồn tại
- Tất cả các nghiệp vụ mua, -Số dư tài khoản “Hàng tồn
Trang 20Tính đầy đủ
hay trọn vẹn
kết chuyển và tiêu thụ hàngtồn kho xảy ra trong kỳ đều
đã được phản ánh trên sổ kếtoán và báo cáo kế toán
kho” đã bao hàm tất cả cácnguyên vật liệu, công cụdụng cụ,…hiện có tại thờiđiểm lập báo cáo
Đo lường và
tính giá
- Chi phí nguyên vật liệu vàhàng hóa thu mua, giá thànhsản phẩm, sản phẩm dở dangphải được xác định chính xác
và phù hợp với quy định cảuchế độ và các nguyên tắc kếtoán hiện hành
- Số dư hàng tồn kho phảiđược phản ánh đúng giá trịthực hoặc giá trị thuần của
nó tuân theo các nguyêntắc chung được thừa nhận
Phân loại và
trình bày
- Các nghiệp vụ liên quan tớihàng tồn kho phải được xácđịnh và phân loại đúng đắntrên hệ thống báo cáo tàichính
- Số dư hàng tồn kho phảiđược phân loại và sắp xếpđúng vị trí trên bảng cânđối kế toán Những khaibáo có liên quan tới sựphân loại căn cứ tính giá vàphân bổ hàng tồn kho phảithích đáng
2.2.2 Các giai đoạn kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán hàng tồn kho là một phần hành cụ thể trong kiểm toán báocáo tài chính của doanh nghiệp Do đó, kiểm toán hàng tồn kho cũng phải
Trang 21được thực hiện qua ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểmtoán và kết thúc kiểm toán.
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán đối với hàng tồn kho bao gồm các bước côngviệc sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho
* Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán được bắt đầu từ khi kiểm toán viên và công ty kiểmtoán tiếp nhận một khách hàng, trên cơ sở thư mời kiểm toán, kiểm toán viên
sẽ tiến hành các công việc cần thiết bao gồm:
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý
Trang 22- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, điều tra về khách hàng và đánh giákhả năng chấp nhận kiểm toán Kiểm toán viên phải đánh giá việc chấp nhậnmột khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng truyền thống;đồng thời đánh giá việc chấp nhận kiểm toán có làm tăng rủi roc hoạt độngkiểm toán và có ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán hay không Đểthực hiện công việc này kiểm toán viên cần chú trọng tới xem xét tính liêmchính của ban giám đốc công ty khách hàng vì đây chính là nền tảng cho mọihoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
- Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán Dựa trênyêu cầu của công việc kiểm toán, trình độ, khả năng và chuyên môn nghiệp
vụ, chuyên môn kỹ thuật của các kiểm toán viên để ban giám đốc công tykiểm toán lựa chọn
- Sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, công tykiểm toán tiến hành ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng Đây là cơ sởpháp lý để kiểm toán viên thực hiện các bước công việc tiếp theo của cuộckiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý với khách hàng
* Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toántiến hành lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát Trong đó, kiểm toánviên phải có hiểu biết cần thiết và đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánhgiá và phân tích được các sự kiện, các nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động củađơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếuđến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáokiểm toán
Theo đó, khi lập kế hoạch kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toánviên cần thực hiện các bước:
Trang 23- Tìm hiểu các thông tin về hàng tồn kho của khách hàng bao gồm vềchủng loại, đặc điểm của từng chủng loại hàng, công tác bảo quản và quản lýhàng tồn kho mang tính quy chuẩn của khách hàng
Với các khách hàng năm đầu, kiểm toán viên thường phải thu thập cácthông tin sau: ngành nghề kinh doanh;các chủng loại và đặc điểm của từngchủng loại hàng tồn kho;công tác bảo quản hàng tồn kho; báo cáo tài chính,biên bản thanh tra hay kiểm tra của các năm trước và năm hiện hành, biên bảnhọp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc liên quan tới hàng tồnkho
Với các khách hàng lâu năm, thường xuyên của công ty kiểm toán thìcác thông tin này được lưu trữ lại trong hồ sơ kiểm toán chung của kháchhàng và các kiểm toán viên chỉ cần thu thập các thông tin của năm hiện hành.Các thông tin này kiểm toán viên có thể thu thập thông qua các phương phápnhư: Phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng, các nhân viên của khách hànghoặc thông qua quan sát thực tế
- Xem xét lại kết quả kiểm toán hàng tồn kho của cuộc kiểm toán trước
và hồ sơ kiểm toán chung: Các hồ sơ kiểm toán năm chứa rất nhiều thông tin
về khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm hoạtđộng khác Việc xem xét lại kết luận kiểm toán hàng tồn kho năm trước giúpkiểm toán viên có thể đối chiếu và đánh giá tình hình thực hiện các quy định
về hàng tồn kho năm nay
- Tiến hành đi tham quan nhà xưởng và dự kiến nhu cầu chuyên giatrong trường hợp cần thiết Việc tham quan nhà xưởng giúp kiểm toán viên
có cái nhìn tổng thể về công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặcbiệt là công tác bảo quản và lưu kho, giúp kiểm toán viên phát hiện các vấn đềcần quan tâm như: sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu,…cũng
Trang 24như có được những nhận định ban đầu về cách thức quản lý của ban giámđốc.
* Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng đối vớihàng tồn kho giúp kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính pháp lý
có ảnh hưởng đến khoản mục hàng tồn kho Các thông tin này được thu thậptrong quá trình tiếp xúc với khách hàng thông qua: giấy phép thành lập công
ty, giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, báo cáo kiểm toán các năm trước,biên bản thanh tra, kiểm tra các năm trước, biên bản họp đại hội cổ đông,…
* Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Thủ tục phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thựchiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệutài chính và phi tài chính, nó bao hàm cả việc so sánh số liệu trên sổ với sốliệu ước tính Các thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểmtoán Đối với phần hành hàng tồn kho kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tíchmột số các chỉ tiêu sau:
- So sánh số dư của từng khoản mục hàng tồn kho kỳ này so với kỳ trướchoặc giữa các tháng, quý với nhau, xem xét và phát hiện những biến động bấtthường đối với số lượng và giá trị của hàng tồn kho
- Chọn mẫu so sánh hàng tồn kho thực tế với định mức hàng tồn khonhằm phát hiện các chênh lệch quá lớn so với định mức
- So sánh tổng giá vốn hàng bán thực tế kỳ này so với các kỳ trước đểnhận thấy sự biến động của giá vốn hàng bán; đồng thời xem xét sự biến độngcủa giá vốn hàng bán có phù hợp với biến động của doanh thu không
- So sánh tỷ trọng cảu từng loại hàng tồn kho để nhân thấy sự bất thườngtrong các tài khoản chi tiết Tuy nhiên, khi tiến hành so sánh giữa các kỳ,kiểm toán viên cần loại bỏ sự ảnh hưởng do biến động của giá
Trang 25* Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng hàng tồn kho
-Tính trọng yếu: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viênphải đánh giá được mức độ trọng yếu để ước tính được mức độ sai sót trongbáo cáo tài chính, từ đó xác định phạm vi của cuộc kiểm toán Sau khi đánhgiá mức độ trọng yếu, kiểm toán viên cần phải phân bổ về cho từng khoảnmục trên báo cáo tài chính
Trong báo cáo tài chính của phần lớn các doanh nghiệp, hàng tồn kho vàgiá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ lệ cao và có ảnh hưởng trọng yếu đến tìnhhình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc đánh giá tínhtrọng yếu của khoản mục hàng tồn kho được tiến hành theo hai bước sau: Ướclượng ban đầu về mức độ trọng yếu và phân bổ ước lượng ban đầu về mức độtrọng yếu cho hàng tồn kho Việc phân bổ mức trọng yếu dựa trên bản chấtcủa khoản mục, kinh nghiệm của các kiểm toán viên, rủi ro kiểm toán, rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với khoản mục Nếukhoản mục hàng tồn kho của khách hàng phát sinh nhiều và phức tạp, hệthống kiểm soát về hàng tồn kho là yếu,…dẫn đến khả năng xảy ra sai phạm
là cao thì ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu của khoản mục hàng tồnkho sẽ cao hơn và ngược lại
- Đánh giá rủi ro: để đánh giá tính trọng yếu, đồng thời kiểm toán viênphải đánh giá rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho Có rất nhiều khả nănglàm tăng khả năng xảy ra sai phạm với khoản mục hàng tồn kho như: Sốlượng nghiệp vụ mua, sản xuất, tiêu thụ và mức độ thường xuyên của chúng,tính chủ quan trong việc tính giá và đo lường, kiểm soát việc bảo quản hàngtồn kho, định mức hàng tồn kho,…
* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho
Các vấn đề mà kiểm toán viên cần tìm hiểu trong phần này bao gồm:
Trang 26- Môi trường kiểm soát: bao gồm tòa bộ các nhân tố bên trong và bênngoài công ty khách hàng có tác động đến hoạt động kiểm soát hàng tồn khocủa công ty khách hàng như: Đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức phân côngphân nhiệm, theo dõi hàng tồn kho, công tác dự trữ, bảo quản hàng tồn kho,lập dự phòng cho sản xuất, việc ghi chép kiểm tra kiểm soát hàng tồn kho,…
- Hệ thống kế toán hàng tồn kho: bao gồm hệ thống chứng từ, sổ sách kếtoán, tìa khoản kế toán và hệ thống bảng biểu tổng hợp trong chu trình hàngtồn kho, các vấn đề về lập và luân chuyển chứng từ, lưu trữ và bảo quảnchứng từ về kho,…
- Các thủ tục kiểm soát với hàng tồn kho: kiểm toán viên cần xem xét sựtồn tại của các thủ tục kiểm soát với hàng tồn kho cũng như tính hiệu quả của
nó ở công ty khách hàng
- Kiểm toán nội bộ đối với hàng tồn kho: đây là một trong các nhân tốquan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Để đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể sử dụng bảng câu hỏi về hệthống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho, sử dụng các bảng tường thuật để mô
tả và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
* Thiết kế chương trình kiểm toán hàng tồn kho
Sau khi thực hiện xong các bước trên, kiểm toán viên tiến hành lậpchương trình kiểm toán hàng tồn kho Đây là những dự kiến chi tiết về nộidung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, cũng như các tài liệu cóliên quan cần thu thập Khi tiến hành lập chương trình kiểm toán hàng tồnkho, kiểm toán viên cần xác định được các thủ tục kiểm toán cần thực hiệnđối với hàng tồn kho, quy mô chọn mẫu hàng tồn kho,…đây cũng là căn cứ
để phối hợp, kiểm tra cuộc kiểm toán, làm căn cứ để kiểm soát chất lượngkiểm toán.( Mẫu chương trình kiểm toán tại Phụ lục 1)
Trang 272.2.2.2 Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuậtkiểm toán thích hợp đối với mỗi đối tượng cụ thể nhằm thu thập bằng chứngkiểm toán Khi thực hiện kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán viên cần phảithực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản theo chương trìnhkiểm toán hàng tồn kho đã được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán
* Thực hiện thử nghiệm kiểm soát hàng tồn kho
Các thủ nghiệm kiểm soát thường hướng và tính hiệu lực của hệ thốngkiểm soát nội bộ nhằm giúp kiểm toán viên đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực
đó và khẳng định lại mức rủi ro đánh giá ban đầu Thường các thử nghiệmkiểm soát thường chỉ được kiểm toán viên thực hiện khi đánh giá ban đầu củakiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ là tốt, có hiệu quả Các thủ tụckiểm soát hàng tồn kho bao gồm:
- Thủ tục kiểm soát quá trình mua hàng: Kiểm tra dấu hiệu của tính phêchuẩn các nghiệp vụ mua hàng có đúng thẩm quyền không, dấu hiệu kiểmsoát nội bộ trên các hóa đơn của người bán, báo cáo nhận hàng, phiếu yêu cầumua hàng, đơn đặt hàng Xem xét việc xử lý đơn đặt hàng có đúng quy địnhhay không, kiểm tra chứng từ đảm bảo tính có thật của việc mua hàng, đơnđặt hàng, báo cáo nhận hàng và hóa đơn của người bán
- Thủ tục kiểm soát quá trình nhập xuất kho: Kiểm tra tính có thật củacác yêu cầu sử dụng vật tư hàng hóa kiểm tra lại các phiếu yêu cầu và có sựphê duyệt với các yêu cầu đó như chữ ký, dấu của bộ phận yêu cầu haykhông Xem xét các thủ tục nhập, xuất kho hàng hóa vật tư có đúng quy địnhhay không, có kiểm nhận hàng đúng quy định không Xem xét tính độc lậpcủa thủ kho với người giao nhận hàng, sự độc lập của người làm nhiệm vụkiểm tra chất lượng vật tư với người giao hàng và người sản xuất Kiểm tra
Trang 28chứng từ, sổ sách có liên quan đến việc hạch toán nghiệp vụ nhập xuất vật tưhàng hóa Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ và quy định về ghi sổ kếtoán kho.
- Thủ tục kiểm soát đối với quá trình sản xuất: Xem xét việc tổ chứcquản lý và theo dõi sản xuất tại các phân xưởng, việc giám sát và kiểm soátsản xuất của quản lý phân xưởng, việc ghi chép nhật ký sản xuất tại các bộphận sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng,…
-Thủ tục kiểm soát quá trình lưu kho: Kiểm tra việc ký nhận hàng nhậpkho của thủ kho, người giao hàng trên các phiếu nhập kho, báo cáo giao nhậnhàng, tính liên tục của chứng từ để phát hiện việc ghi thiếu hoặc ghi trùngchứng từ: kiểm tra quá trình xuất kho, tính đầy đủ của các chứng từ gốc nhưphiếu xuất kho, lệnh xuất, phiếu lĩnh vật tư đồng thời kiểm tra tính phê duyệtcủa các chứng từ này Đối chiếu giữa sổ sách kế toán và các chứng từ gốc cóliên quan Quan sát kiểm kê hàng tồn kho và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội
bộ với hàng tồn kho như việc quản lý kho bãi, thực hiện định mức hàng tồnkho,…Quan sát và phỏng vấn việc phân công phân nhiệm giữa các thànhviên
Sau khi thực hiện thủ tục kiểm soát hàng tồn kho cần lưu hồ sơ và xemxét ảnh hưởng của các phát hiện qua kiểm tra tới việc lựa chọn thực hiện cácthử nghiệm tiếp theo với hàng tồn kho
* Thực hiện các thủ tục phân tích
- Phân tích ngang( phân tích xu hướng)
Rà soát các mối quan hệ giữa hàng tồn kho với số hàng mua trong kỳ,lượng sản xuất ra, số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nhằm đánh giá chính xác
sụ thay đổi của hàng tồn kho
So sánh số dư hàng tồn kho năm nay so với năm trước, số dư hàng tồnkho thực tế so với định mức trong đơn vị
Trang 29So sánh chi phí sản xuất thực tế kỳ này so với kỳ trước, và tổng chi phí
kế hoạch để thấy sự biến động của tổng chi phí sản xuất giữa các kỳ
So sánh giá thành đơn vị thực tế của kỳ này so với kỳ trước, so sánh giáthành thực tế và giá thành kế hoạch Thủ tục này giúp kiểm toán viên pháthiện sự biến động tăng giảm bất thường của giá thành sản phẩm sau khi đãloại bỏ sự ảnh hưởng của các biến động giá cả nhằm tìm hiểu nguyên nhândẫn đên sự thay đổi đó
- Phân tích dọc( Phân tích tỷ suất)
So sánh tỷ lệ hàng tồn kho trong tài sản lưu động của công ty để xem xét
xu hướng biến động của chúng
Trang 30Trong đó:
Số dư HTK đầu kỳ + Số dư HTK cuối kỳ
Số dư bình quân HTK =
2
Việc so sánh hệ số vông quay hàng tồn kho so với kỳ trước thường được
áp dụng cho các khoản muc như thành phẩm, hàng hóa tồn kho Nếu số vòngquay hàng tồn kho kỳ này so với kỳ trước chênh lệch quá nhỏ hoặc quá lớn thì
có thể có sự bất thường Tuy nhiên nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho của kỳnày xấp xỉ kỳ trước thì cũng chưa hẳn là tốt cho nên kiểm toán viên cần sosánh với hệ số vòng quay hàng tồn kho bình quân của ngành để có kết luậnchính xác hơn Nếu tỷ lệ lợi nhuận quá thấp hoặc tỷ lệ hàng tồn kho quá cao
so với dự kiến của kiểm toán viên thì có thể đơn vị khách hàng đã khai tănggiá vốn hàng bán và khai giảm hàng tồn kho
* Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho
Để kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho, kiểm toán viên chủ yếu tiếnhành xem xét mối liên hệ giữa các tài khoản có liên quan Cụ thể:
- Để kiểm tra sự phù hợp của giá trị nguyên vật liệu xuất kho sử dụngvới chi phí vật liệu phát sinh ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệpkiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu trên tài khoản 152 với số liệu phátsinh Nợ của các tài khoản 621, 627, 641, 642 Tại các doanh nghiệp việc kiểmsoát quá trình sản xuất không chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho những gian lậnphát sinh Có những trường hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳkhông được sử dụng vào sản xuất mà vẫn được hạch toán vào chi phí sản xuấttrong kỳ Những sai sót này dẫn đến việc tập hợp sai chi phí sản xuất phátsinh trong kỳ của doanh nghiệp do đod phản ánh sai lệch giá trị sản phẩm dởdang và thành phẩm cuối kỳ
- Để đánh giá tính hợp lý, đúng đắn của quá trình tập hợp chi phí kiểmtoán viên cần tiến hành xem xét chứng từ, tài liệu của chi phí sản xuất được
Trang 31hạch toán vào tài khoản chi phí có đầy đủ hay không Kiểm toán viên tiếnhành chọn mẫu phiếu xuất kho để tiến hành kiểm tra chi tiết nhằm khẳng địnhtính hiệu lực và đầy đủ của chứng từ phiếu xuất kho.
- Kiểm toán viên xem xét việc ghi chép, xác định giá trị sản phẩm dởdang cuối kỳ có hợp lý hay không, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dangcuối kỳ có nhất quán hay không Đồng thời, khảo sát phương pháp tính giáthành, xem xét tính nhất quán trong phương pháp tính giá thành, thực hiện lạiviệc tập hợp chi phí tính giá thành để phát hiện các sai sót trong quá trìnhhạch toán
- Đối chiếu giữa số phát sinh bên Có tài khoản 155 với số dư bên Nợ tàikhoản 632 để kiểm tra tính khớp đúng của giá trị thành phẩm xuất bán Kiểmtoán viên tiến hành chọn mẫu một số phiếu xuất kho thành phẩm đối chiếuvới sổ cái tài khoản 155 và tài khoản 632 để khẳng định tính có thật và tínhđúng kỳ của nghiệp vụ
* Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư hàng tồn kho
- Thu thập danh mục hàng tồn kho và đối chiếu chúng với hệ thống sổtổng hợp và sổ chi tiết hàng tồn kho nhằm khẳng định tính khớp đúng giữacác thẻ kho với sổ sách kế tóan cũng như báo cáo tài chính
- Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho: Xác định cuộc kiểm kê củakhách hàng đang thực hiện có tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn củadoanh nghiệp hay không; tham quan và xem xét các phương tiên, kho bãi, nơibảo quản hàng hóa, hàng tồn kho, khu vực sản xuất; theo dõi và xem xét sổ kếtoán ghi chép các nghiệp vụ nhập xuất kho hàng hóa, thành phẩm, nguyên vậtliệu, sổ theo dõi chi phí sản xuất, sản phẩm dở dang,…Đối chiếu số liệu xem
có đúng khớp và phù hợp hay không; khẳng định hàng tồn kho đã được kiểm
kê chính xác
Trang 32- Kiểm tra quá trình tập hợp chi phí: Xem xét đối tượng tập hợp chi phí
và đối tượng tính giá thành của đơn vị xem có thay đổi gì không; xem xéthạch toán chi phí có đúng phạm vị khoản mục không; các phương pháp tínhtoán, phân bổ chi phí, tính giá thành của đơn vị có nhất quán hay không, cóđúng đắn và hợp lý với kỳ trước hay không
2.2.2.3 Kết thúc kiểm toán
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính
Thủ tục nhằm xác nhận tcác sự kiện này với hàng tồn kho bao gồm cácbước sau: Xem xét lại các thủ tục do khách hàng áp dụng đối với hàng tồnkho nhằm đảm bảo mọi sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán đều đượcxác định; xem xét các biên bản họp hội đồng cổ đông, họp hội đồng quản trị,ban giám đốc, biên bản kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng saungày khóa sổ kế toán để tìm kiếm các sự kiện có ảnh hưởng đến chỉ tiêu hàngtồn kho; trao đổi với ban giám đốc khách hàng để xác định các sự kiện liênquan đến hàng tồn kho xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán có ảnh hưởng trọngyếu đến báo cáo tài chính như: Việc ước tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳchưa có cơ sở, hàng tồn kho bị phá hủy do thiên tai, hỏa hoạn,…
- Xem xét đánh giá bằng chứng, tổng hợp kết quả kiểm toán
Việc đánh giá của kiểm toán viên về sự đầy đủ và hợp lý của các bằngchứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào: Tính chất, nội dung và mức độ rủi rotiềm tàng của khoản mục hàng tồn kho và các nghiệp vụ có liên quan; hệthống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soátđối với hàng tồn kho; kinh nghiệm của kiểm toán viên về kiểm toán khoảnmục hàng tồn kho trong các lần kiểm toán trước đây; kết quả của thủ tục kiểmtoán, kể cả các sai sót và gian lận đã được phát hiện;nguồn gốc và độ tin cậycủa thông tin, tài liệu làm bằng chứng
Trang 33Sau khi đánh giá các bằng chứng kiểm toán viên đã thu thập được, kiểmtoán viên phải đưa ra ý kiến của mình về chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tàichính có đảm bảo tính trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu haykhông, có thỏa mãn được các mục tiêu kiểm toán hay không.
- Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành, kiểm toán viênđưa ra ý kiến của mình xác nhận về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tàichính cũng như việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán, chính sách,pháp luật về kế toán hiện hành
Cùng với việc phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có thể pháthành thư quản lý để đưa ra các kiến nghị của mình nhằm giúp khách hàngchấn chỉnh, cải thiện công tác quản lý, công tác tài chính và kế toán, hoànthiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Thư quản lý mô tả vềtừng sự kiện cụ thể bao gồm: Hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro và kiến nghịcủa kiểm toán viên cùng với ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiệnấy
2.3 Quy trình kiểm toán thực tế chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh tại Hà Nội thực hiện
Trong phần này của chuyên đề sẽ phản ánh thực tế chu trình kiểm toánhàng tồn kho tại 2 đơn vị khách hàng của Công ty kiểm toán AISC chi nhánhtại Hà Nội là: Công ty ABC và nhà máy XYZ Khách hàng ABC – là kháchhàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty AISC chi nhánh tại Hà Nội, kháchhàng XYZ sẽ là khách hàng kiểm toán nhiều năm của Công ty AISC chinhánh tại Hà Nội
Chuyên đề sẽ trình bày thực tế kiểm toán tại 2 khách hàng nói trên theođúng trình tự của cuộc kiểm toán Song để tránh đi lạc nội dung đề tài, trọng
Trang 34toán phần hành hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính của 2 kháchhàng Các nội dung không liên quan hoặc ít liên quan sẽ được lược bỏ hoặctrình bày ngắn gọn Hơn nữa, do yêu cầu bảo mật thông tin cho khách hàngnên một số thông tin chính lien quan đến khách hàng sẽ được thay đổi như:Tên doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, các bên liên quan,…
2.3.1 Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC
2.3.1.1 Công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty kiểmtoán AISC chi nhánh tại Hà Nội nên các thủ tục kiểm toán áp dụng khi thựchiện kiểm toán tại Công ty ABC cũng được các kiểm toán viên thực hiện kĩlưỡng hơn, đầy đủ và chi tiết hơn so với kiểm toán tại khách hàng XYZ
Để cuộc kiểm toán thực hiện có hiệu quả, các kiểm toán viên tổ chứcmột cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin và tìm hiểu yêu cầu khách hàng,đánh giá khả năng phục vụ khách hàng trên cơ sở đó xác định giá phí kiểmtoán và lập kế hoạch kiểm toán
Trước khi tiến hành kiểm toán, đại diện Công ty AISC chi nhánh tại HàNội và Công ty ABC sẽ cùng thảo luận về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán.Giám đốc hoặc chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập kế hoạch giao dịch và cung cấpdịch vụ kiểm toán cho khách hàng, kiểm tra các điều kiện phục vụ công việc,các tài liệu cần được khách hàng cung cấp Trong cuộc họp với khách hàng,giám đốc hoặc chủ nhiệm kiểm toán sẽ thảo luận và thống nhất với kháchhàng về các thông tin cơ bản liên quan đến cuộc kiểm toán như: Thời điểmthực hiện kiểm toán, thời hạn kiểm toán, thời hạn lập dự thảo báo cáo kiểmtoán, thời điểm phát hành báo cáo chính thức, các thành viên của đoàn kiểmtoán cũng như các tài liệu kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp,…Các
Trang 35tài liệu này sẽ được lưu trữ lại trong hồ sơ kiểm toán, là cơ sở để kiểm toánviên và khách hàng tuân thủ trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Do Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của AISC nênPhó giám đốc chi nhánh sẽ lập biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểmtoán cho khách hàng Nội dung chính của biên bản bao gồm:
- Thông tin chung về khách hàng: Tên Công ty khách hàng, kỳ kế toán,các nét chính trong kinh doanh, loại hình kinh doanh, kiểm toán viên trướcđây của khách hàng, lý do khách hàng thay đổi đơn vị kiểm toán, loại hìnhdịch vụ kiểm toán khách hàng yêu cầu chi nhánh AISC cung cấp
- Đánh giá rủi ro: Phong cách và tính chính trực cảu Ban quản lý, BanGiám đốc của khách hàng,cơ cấu tổ chức và quản lý, loại hình kinh doanh,môi trường kinh doanh, kết quả kinh doanh, đặc thù của dịch vụ kiểm toáncung cấp, các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan, các hiểu biết vàkinh nghiệm về khách hàng này,… đánh giá chung về rủi ro
- Mức phí kiểm toán chấp nhận được
- Kết luận về sự chấp thuận: Trong đó nêu ra những ghi chú chi tiết nếurủi ro được đánh giá là hơn hoặc vượt mức bình thường Nếu có quyết địnhtiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán thì trưởng nhóm kiểm toán cần có kếhoạch quản lý rủi ro
Hai bên tiến hành kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán Sau khihợp đồng kiểm toán được kí kết, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toántại khách hàng ABC( các thành viên kiểm toán được ghi rõ trong hợp đồng)
sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng và phân công công việccho các thành viên trong đoàn kiểm toán
Đối với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho nói riêng, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ chi tiết các tài liệu cần khách hàng cung cấp phục vụ cho kiểm toánbáo cáo tài chính cho năm tài chính 2008 bao gồm:
Trang 36- Bảng mô tả quy trình sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho và tài sản cố định vào cuối năm tàichính( kiểm toán viên hướng dẫn kế hoạch, thủ tục thực hiện và chứng kiếnkiểm kê)
- Bảng tóm tắt và báo cáo chi tiết hàng tồn kho cho nguyên vật liệu, sảnphẩm dở dang và thành phẩm cuối kì
- Bảng kê mua vật liệu chính, vật liệu phụ trong năm
- Báo cáo về giá thành sản xuất( chi tiết theo các khoản mục nguyên vậtliệu, nhân công chính, chi phí quản lý phân xưởng)
- Báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩmtồn kho hư hỏng và chậm luân chuyển
- Bảng phân tích giá vốn theo tỉ lệ lãi gộp hàng tháng
- Bảng phân tích sự tăng giảm các khoản chi phí sản xuất( chi tiết theocác khoản mục nguyên vật liệu, nhân công chính, chi phí quản lý phân xưởng)trong kì so với các kì trước và so với kế hoạch
- Báo cáo thành phẩm gửi bán và hàng mua đang đi đường cuối năm tàichính
- Bảng đối chiếu nguyên vật liệu xuất dùng, sản phẩm dở dang, thànhphẩm, giá vốn hàng bán và tài khoản 632 hàng tháng hoặc hàng quý
2.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp
Trang 37Đối với khách hàng, ngoài các yếu tố cơ bản như: Tên công ty, loại hìnhkinh doanh, địa chỉ văn phòng, số điện thoại, số fax, các ngân hàng giao dịch,
…kiểm toán viên còn phải thu thập các thông tin về các yếu tố bên trong vàbên ngoài đơn vị khách hàng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng như: Cơ cấu vốn chủ sở hữu và cấu trúc quản lý, cácbên liên quan, đối tượng kinh doanh chủ yếu, các giai đoạn, kế hoạch vàphương pháp sản xuất kinh doanh, chính sách tài chính kế toán áp dụng, độingũ nhân viên kế toán và lãnh đạo của công ty khách hàng, chính sách thuế vàcác điều kiện thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh và môi trường kinh doanh,
…
* Cơ cấu tổ chức và nguồn vốn chủ sở hữu:
Công ty ABC ( sau đây gọi tắt là “Công ty”) là Công ty 100% vốn đầu tưnước ngoài, được thành lập năm 1993 theo giấy phép đầu tư số /GP củaUBNN về hợp tác và đầu tư Do có sự chuyển đổi về cơ cấu vốn chủ sở hữu
và vốn pháp định, Công ty ABC đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấyphép điều chỉnh số /GPDC để phù hợp với nhu cầu mở rộng quy mô hoạtđộng kinh doanh cũng như nguồn vốn đầu tư của Công ty
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc 3 Phó Giám đốc 2
Phó Giám đốc 1
Phòng
thu mua
Phòng kỹ thuật
Phòng sản xuất
Phòng hành chính
Phòng
kế toán Phòng
Marketing
Trang 38Giám đốc sinh năm 1949 kĩ sư đại học Bách khoa Hà Nội, phụ tráchchung Ông được đánh giá là người đặc biệt giỏi về kĩ thuật, chủ trì nhiềusáng kiến và được cấp bằng sở hữu công nghiệp về cải tiến dây truyền sảnxuất phân lân.
Ba Phó Giám đốc đều là cử nhân kinh tế
Theo đánh giá của kiểm toán viên, Ban Giám đốc Công ty đều là nhữngngười được đào tạo chuyên ngành chính quy, đã có nhiều năm kinh nghiệmtrong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, do đó có đủ khả năng điều hành
và quản lý Công ty
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ABC
* Hoạt động kinh doanh, các sản phẩm chính:
Công ty ABC sản xuất ba nhóm sản phẩm chính gồm: Sợi bông gòn, vảimộc và vải thành phần Từ cuối năm 2007, Công ty ngừng sản xuất vải mộc
do không bán được Vải thành phần chủ yếu được sản xuất với mục đích đểmay đồng phục cho công nhân không phải để bán Hiện tại, Công ty chỉ cònsản xuất sợi bông gòn
Kế toán công nợ
Kế toán TSCĐ
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền và doanh thu
Trang 39- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toánnhật ký chung.
- Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01/ vàkết thúc vào ngày 31/12/ hàng năm
- Đơn vị tiền tệ: VND
- Hạch toán ngoại tệ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ đượcquy đổi ra VND theo tỉ giá giao dịch thực tế hoặc tỉ giá bình quân liên ngânhàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Tại thời điểm cuối năm, Công ty tiếnhành đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ theo tỉ giá bình quân lienngân hàng do NHNN VN công bố tại ngày khóa sổ Khoản chênh lệch tỉ giá
do đánh giá lại được kết chuyển vào BCKQKD trong năm tài chính
- Hàng tồn kho: kế toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp kêkhai thường xuyên, sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền để tínhgiá hàng tồn kho
- Tài sản cố định và trích khấu hao: Tài sản cố định được ghi nhận theogiá gốc, trong quá trình sử dụng tài sản cố định được theo dõi trên ba chỉ tiêu:nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại Khấu hao được tính theo phươngpháp đường thẳng, thời gian khấu hao được xác định phù hợp với quyết định206/2006/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC
* Tìm hiểu quy trình kế toán khoản mục hàng tồn kho
Đối với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán tổng quát, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin có liên quantới quản lý và sử dụng hàng tồn kho tại đơn vị khách hàng Sau đó, kiểm toánviên tổng hợp các thông tin đã thu thập được trên giấy làm việc của kiểm toánviên - phần ghi chú hệ thống về quy trình luân chuyển, kiểm soát và hạch toán
kế toán hàng tồn kho
Trang 40Kết quả tìm hiểu quy trình kế toán hàng tồn kho tại Công ty ABC đượckiểm toán viên mô tả trên giấy tờ làm việc số … ABC – Ghi chú hệ thốngphần hành hàng tồn kho như sau:
Biểu 2.1 Giấy tờ làm việc số …ABC – Ghi chú hệ thống hàng tồn kho
CÔNG TY AISC CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI Khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu:
Kỳ kết thúc: 31/12/2008 Người thực hiện:
Nội dung: Ghi chú hệ thống hàng tồn kho Ngày thực hiện:
TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Tài khoản 15110: Hàng mua đang đi đường
Tài khoản 15210: Nguyên vật liệu chính
Tài khoản 15220: Nguyên vật liệu phụ
Tài khoản 15310: Công cụ, dụng cụ cho sản xuất
Tài khoản 15313: Hàng tồn kho khác
Tài khoản 15400: Sản phẩm dở dang
Tài khoản 15510: Thành phẩm – Vải mộc (Ingrey Fabric)
Tài khoản 15511: Thành phẩm – Sợi bong gòn (Ingrey Fiber)
Tài khoản 15530: Thành phẩm – Vải thành phẩm (Fabic)
Tài khoản 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho