Chống thất thoát vốn Nhà nước trong đầu tư và xây dựng:

Một phần của tài liệu thỰc trạng quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng (Trang 47 - 52)

II. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:

8.chống thất thoát vốn Nhà nước trong đầu tư và xây dựng:

Lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Đó là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành. Đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng khách quan, thận trọng để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư pháp triển ngành xây dựng và và sản phẩm xây dựng là tiến hành thời gian dài: phạm vi rộng lớn, tính chất chi phí phức tạp, giá cả lại biế động nên việc xác định chất lượng và giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng rất khó khăn. Mặt khác chủ sở hữu các nguồn vốn đầu tư và tài sản mới hình thành là Nhà nước. Các chủ đầu tư là người sử dụng công trình nhưng không phải là người chủ thực sự của đồng vốn nên thường họ chưa đề cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, thậm chí còn tìm cách xin được nhiều vốn của Nhà nước càng tốt. Từ đó tạo ra những kẽ hở gây lãng phí tham nhũng vốn đầu tư của Nhà nước dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau

Thực tế cho thấy thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước thường do hai nguyên nhân sau:

Về nguyên nhân trực tiếp: Thất thoát do chủ đầu tư và nhà thầu cố tình vi phạm các quy định về quản lý đầu tư và xây dựn như thi công ăn bớt khối lượng so với thiết kế được duyệt, trong thanh toán khai tăng chi phí và giá cả... tuy nhiên trên tổng thể thì thất thoát từ nguyên nhân trực tiếp không phải là chủ yếu. Vì các đối tượng sợ bị xử lý pháp luật khi sự cố xảy ra. Về nguyên nhân dán tiếp: Do sơ hở bởi chính sách chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, định mức xây dựng chưa chặt chẽ: làm cho vốn thất thoát không được xác định rõ đối tượng và mức độ vi phạm nên thất thoát do nguyên nhân này là chủ yếu.

Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cần coi trọng những biện pháp phòng ngừa, cần khẩn trương bổ sung hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và xây dựng cho chặt chẽ gắn trách nhiệm cá nhân từng khâu công việc hạn chế sơ hở, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

Đây là một việc lớn, phức tạp, bao gồm nhiều công việc nhiều nội dung song trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

-Xem xét quyết định đầu tư:

phải bảo đảm quyết định đúng, kịp thời, hiệu quả. Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa tiên quyết. Nếu việc quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn tới lãng phí rất lớn. Vì sản phẩm xây dựng cơ bản không dễ dàng chuyển mục đích sử dụng.

- Việc quyết định các thủ tục xây dựng cơ bản như phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết, cấp có thẩm quyền cần tổ chức thẩm định nghiêm túc chặt chẽ. Trên cơ sở thiết kế đầu tư đảm bảo hệ số an toàn, công năng sử dụng của công trình, biện pháp thi công hợp lý, phẩm chất vật liệu phù hợp, định mức, đơn giá áp đúng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc điều chỉnh bổ sung, một biện pháp tích cực ngăn chặn sơ hở tiêu cực thất thoát.

Thực tế cho thấy chỉ riêng việc quyết định biện pháp thi công không phù hợp đã gây thất thoát rất lớn. Đặc biệt là lĩnh vực cầu đường, nhiều khi chi phí cho việc áp dụng biện pháp thi công chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị sản phẩm xây dựng. Nhiều khi chênh lệch trong việc áp dụng giữa các biện pháp thi công thu công và cơ giới rất cao. Đây là 1 trong những sơ hở mà nhà thầu có thể móc ngoặc với tổ chức tư vấn.

-Quyền hạn trách nhiệm chủ đầu tư được quan tâm:

theo Quy định của điều lệ chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư, quản lý sử dụng tài sản sau đầu tư nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khâu lập dự án đến quá trình khai thác sử dụng để tăng cường quyền

hạn và trách nhiệm chủ đầu tư, ngăn ngừa thất thoát lãng phí cần chấn chỉnh khâu này theo hướng sau:

xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với hoạt động đầu tư. Quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập BQLDA, trong việc lựa chọn nhà thầu, trong đấu thầu và chỉ định thầu, phân chia gói thầu, việc thay đổi thiết kế và phát sinh sau đấu thầu, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán, việc quản lý giá cả và thời gian xây dựng. Đây là khâu quan trọng để hạn chế thất thoát, tham nhũng.

- UBND tỉnh sẽ tiến hành thành lập Ban quản lý dự án chung các dự án có quy mô lớn hoặc các dự án chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý.

- áp dụng hình thức đấu thầu, khoán gọn.

Như phần đánh giá và giải pháp về công tác đấu thầu đã trình bày để công tác đấu thầu được áp dụng rộng rãi trước hết cần chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế kế hoạch theo hướng đã nêu ở phần trên. Đồng thời cải tiến thủ tục sao cho gọn nhẹ, đơn giản, dễ làm phù hợp với trình độ tổ chức thực hiện của chủ đầu tư và các nhà thầu. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm quỳen hạn cụ thể về kinh tế và pháp luật với chủ đầu tư. Phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đấu thầu hết sức chú ý hồ sơ mời thầu; Xác định đúng “giá xét thầu” để làm cơ sở cho việc đánh giá, xét chọn.

Mặt khác, nên làm thử và mở rộng hình thức khoán gọn. Trường hợp cần thiết phải áp dụng hình thức giao thầu cần hoàn thành đầy đủ thiết kế kỹ thuật, dự toán trước khi cấp có thẩm quyền quyết định.

- quản lý chất lượng công trình xây dựng :

tăng cường công tác quản lý chất lượng theo đúng Quyết định số 18/2003/QĐ - BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Các cư quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây lắpvà cung cấp thiết bị. Công trình có chấtlượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về chủ đầu tư.

Sở xây dựng tăng cường công tác thanh tra chất lượng các công trình xây dựng do tỉnh quản lý. Phát hiện, báo cáo những sai phạm về chất lượng, để xử lý kịp thời.

-Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng :

Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng theo Quyết định số: 2178/2007 - QĐ - UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh, dành quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho các cấp ở cơ sở và chủ đầu tư.

Cấp được uỷ quyền phải thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý đầu tư và xây dựng lên cơ quan cấp trên.

UBND tỉnh, các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng ở tỉnh phải thực hiện chế độ hậu kiểm tăng cường công tác thanh tra, giám sát đầu tư, giám sát chất lượng xây dựng các công trình dự án đã được phân cấp.

- Giám sát đánh giá đầu tư :

nâng cao chất lượng công tác GSĐGĐT, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư và xây dựng:

Đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện giám sát đầu tư, ở dự án đầu tư nào phát hiện thấy những yếu tố thay đổi so với dự án ban đầu hoặc những vấn đề mới phát sinh, phải báo cáo kịp thời và nhất thiết đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện.

Những dự án không báo cáo GSĐGĐT không bố trí kế hoạch đầu tư và không được điều chỉnh dự án, đề nghị Kho bạc Nhà nước không cấp vốn thanh toán.

Tăng cường công tác giám sát cộng động: Tất cả các dự án, chương trình đầu tư (trừ công trình bí mật quốc gia) đều phải được thực hiện giám sát cộng đồng trong toàn bộ quá trình đầu tư. Các phương án quy hoạch đã được phê duyệt, các chương trình dự án phải được công bố công khai nội dung cơ bản trên các phương tiện thông tin đại chúng thích hợp (như : niêm yết, Pa - nô, phát thanh, truyền hình...) để dân biết dân bàn, dân giám sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý :

- Tăng cưởng công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan, các cán bộ quản lý đầu tư, các chủ đầu tư, các nhà thầu. Chấm dứt hẳn tình trạng cán bọ BQLDA, chủ đầu tư và xây dựng để đáp dứng với nhiệm vụ được phân cấp.

Người cán bộ phải tích cực học tập, nghiên cứu tranh thủ tiếp thu những thông tin mới, các kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, tham dự các hội thảo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ. Nên có chính sách khen thưởng thoả đáng đối với những người có thành tích phát hiện ra những sai trái có giá trị lớn trong việc thanh quyết toán, người có công chống thất thoát vốn nhà nước trong đầu tư xây dựng. Đồng thời thực hiện nghiêm túc pháp lệnh công chức, pháp lệnh chống tham nhũng và pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước hiện nay là vấn đề được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách, nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tư và xây dựng ở tỉnh Ninh Bình khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Trên cở sở phân tích những thế mạnh và những điểm yếu trong công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh hội trong giai đoạn tới, tỉnh Ninh Bình cần chú trọng vào một số giải pháp chủ yếu có tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

Trước mắt cần tập trung điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đổi mới công tác kế hoạch hoá, hết sức quan tâm đến việc lập và thẩm định dự toán đầu tư, đổi mới công tác cán bộ quản lý dự án, thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, làm tốt công tác quyết toán, thực hiện tích cực và hiệu quả việc chống thất thoát lãng phí trong đầu tư - xây dựng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý. Các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ nhằm tạo hiệu ứng mạnh để hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng Vốn NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu thỰc trạng quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng (Trang 47 - 52)