Mục tiêu của đề tài Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Quảng Ninh là hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại; phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Quảng Ninh; đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Quảng Ninh.
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN ——~H«s— NGUYÊN ĐỨC HIẾU
QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG DOI VOI
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN ——~H«s— NGUYÊN ĐỨC HIẾU
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG DOI VỚI
KHACH HANG CA NHAN TAI VIETCOMBANK
QUANG NINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THỊ HÒNG HẢI
HÀ NỘI - 2020
Trang 3Tôi là Nguyễn Đức Hiếu
Học viên Cao học khóa 27 - Chuyên ngành: Tài chính ~ Ngân hàng Mã học viên: CH270655
Đề tài nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàngcánhân tại Vietcombank Quảng Ninh
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, không bị trùng lặp với các dé tài của các tác giả khác Các tài liệu, tư liệu được sử
dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình
nghiên cứu thực tế, được thực hiện dựa trên các cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát
tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của TS Phan Thị Hồng Hải
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện Đào tạo
Sau Đại học trường Đại học Kinh tế quốc dân về tính xác thực và nguyên bản
của luận văn
Hà Nội, ngày thắng _ năm 2020 Tác giá
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
cùng các thầy cô trong khoa Tài chính — Ngân hàng đã tạo điều kiện đề tôi học tập và
hoàn thành tốt khóa học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phan Thị Hồng Hải - người thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành bài
luận văn thạc sĩ này
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân
viên Vietcombank Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi trong việc cung cấp thông, tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình khảo sát, điều tra đề có đầy đủ thơng tin hồn
thành luân văn thạc sĩ này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng đề hoàn thiện luận văn, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô
và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng _ năm 2020 Tác giá
Trang 5LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TAT
DANH MUC BANG, BIEU DO, SO DO, HINH
PHAN MO DAU 1
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE RUIRO TIN DUNG VA QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TRONG HOAT DONG KINH DOANH CUA
NGAN HANG THUONG MAI 5
1.1 Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại
và các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined 1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 1.2.4 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dung % sẽ SƠ 0
1.3.2 Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của Ngan hang 8 1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 9 1.3.5 Các qui định về quản trị rủi ro tín dụng "1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DUNG DOI VOI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANKQUẢNG NINH 24
2.1 Tổng quan về ngân hàng VietcomBank Quang Ninh 24
Trang 62.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân tại VietcomBank Quảng Ninh 37 Bảng 2.5: Tốc độ tăng tưởng dư nợ KHCN tại VietcomBank Quang Ninh 37 2.2.2 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đã được áp dụng đối với khách hàng cá nhân 40
2.2.3 Một số hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐÓI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH
QUẢNG NINH 62
3.1 Định hướng phát triển của Vietcombank ~ Chỉ nhánh Quảng Ninh 62 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tai VietcomBank Quang Ninh 64 3.2.1 Hồn thiện mơ hình tổ chức, quy trình cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 65
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 66
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý tài sản bảo đảm tiền vay 6 3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định tin dụng 71 3.2.5 Tăng cường công tác giám sát và quản lý nợ vay 73 3.2.6 Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin 74 3.2.7 Khai thác bán chéo sản phẩm cá nhân đối với những khách hàng doanh nghiệp T5
3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan T5
3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam T5 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 79 3.3.3 Đối với Chính phủ, Nhà nước 80
KET LUAN 82
Trang 8BANG:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của VietcomBank Quang Ninh
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại VietcomBank Quảng Ninh Bảng 2.3: Kết quả hoạt động dịch vụ khác tại VietcomBank Quảng Ninh Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại VietcomBank Quảng Ninh Bảng 2.5: Tốc độ tăng tưởng dư nợ KHCN tại VietcomBank Quảng Ninh
'Bảng 2.6: Phân bồ tỷ trọng cấp tín dụng đói với KHCN tại VietcomBankQuảng Ninh Bảng 2.7: Chất lượng tín dụng đối với KHCN VietcomBank Quảng Ninh
Bảng 2.8: Bảng điểm dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ Bảng 2.9: Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng Bảng 3.1: Tỷ lệ giá trị của TSBĐ được xác định để loại trừ BIEU DO: Biểu đồ 2.I: Phân phối lỗ từ rủi ro tín dụng, SƠ ĐÒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tô chức, bộ máy quản lý của VCB Quảng Ninh
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài
Tin dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phan thúc
day sự phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của
nhà nước Hiện nay ở nước ta tín dụng ngân hàng cũng đem lại nguồn thu nhập
chủ yếu cho NHTM; tài sản sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tài sản có của ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Song lợi nhuậ
càng cao thì rủi ro càng lớn; mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro là mối
quan hệ tỷ lệ thuận Như thế giảm thiểu rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu
của các ngân hàng thương mại
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước tình
trạng khó khăn về tài chính do những khoản cấp tín dụng khó đòi Vấn đề nợ xấu trong
hệ thống ngân hàng đang là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam Nợ xấu của
thống ngân hàng Việt Nam cuối năm 2013 là trên 8% (theo báo cáo của Ngân hàng nhà
nước) Nhiều ngân hàng đã bị đặt vào tình trạng giám sát đặc biệt do tỷ lệ nợ xấu quá
cao Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải có
biện pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây ra thiệt hại cho ngân hàng hay khách hàng
VietcomBank Quảng Ninh là một trong những ngân hàng có mặt tương đối sớm và là ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua cũng
như các Ngân hàng khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng cá nhân
nhằm mục đích kinh doanh và phục vụ cuộc sống tương đối nhanh nhưng khả năng,
quản lý rủi ro chưa cao Điều đó đã dẫn đến nợ xấu khách hàng cá nhân của Vietcombank Chỉ nhánh Quảng Ninh tăng một cách nhanh chóng: năm 2015 tỷ lệ nợ xấu là 0,88%/ tổng dư nợ cá nhân, năm 2016 là 0,98%, đến năm 2017 tỷ lệ nợ
xấu là 2,16% tổng dư nợ cá nhân, (theo báo cáo tổng kết hàng năm của
Trang 10Nhận thức được mối nguy hiểm và hậu quả không lường trước được do các rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra, chính vi vậy tôi đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại VietcomBank Quảng Ninh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại
Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá
nhân tại VietcombankQuảng Ninh Đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế
trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Chỉ nhánh
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách
hàng cá nhân tại VietcombankQuảng Ninh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
cá nhân tại ngân hàng thương mại 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu tại VietcomBank Quảng Ninh
~ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng ở giai đoạn 2015 — 2019; đề xuất các giải
pháp cho giai đoạn 2020-2024 4 Phương pháp nghiên cứu
* Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin về sách báo chuyên ngành, các báo cáo tông kết, biên bản kiêm tra thanh tra của ngân hàng nhà nước tỉnh Quảng Ninh, các
tài liệu có liên quan của VietcomBank Quảng Ninh; các đề tài khoa học có liên
quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê như phân tích, so sánh, tổng hợp
Trang 11vận dụng các kiến thức có được từ thực tế công tác tại VietcomBank Quảng Ninh
5 Giới thiệu các công trình nghiên cứu 3.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
~ “Quản trị rủi ro trong ngân hàng ” của tác giả loši Bessis „ do nhà xuất bản
Lao động — Xã hội xuất bản năm 2012 Trong lần tái bản lần thứ ba, nội dung của cuốn sách đã được chỉnh sửa và cập nhật tương đối toàn diện nhằm nghiên cứu về
những mặt thay đôi trong phương pháp quản trị rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Cuốn sáchđã được tái cấu trúc toàn bộ vàđưa vào thêm nhưng tài liệu và thảo luận hoàn toàn mới về những sản phẩm tài chính mới như các sản phẩm phái sinh, mô hình Basel II đượcáp dụng toàn cầu, nhữngđiểm mới về mô hình tín
dung dựa trên cường độ thời gian, thực thi những hệ thống rủi ro và mô hình cường
độ của vỡ nợ Bên cạnhđó, cuốn sách còn giới thiệu ra một khái niệm mới về dưới
chuẩn để nói về những cơ chế khủng hoảng và nhữngđiều kiện tài chính khó khăn gằnđây Tác giả cho rằng, những phươngthức và kỹ thuật trong quản trị rủi ro vẫn rất quan trọng nếu được thực thi một cách đúng đắn với sự điều hành phù hợp Bên cạnh
đó, Quản trị rủi ro trong ngân hàng còn khảo sát về những khía cạnh của quản lý rủi
ro nhằm nhắn mạnh sự cần thiết phải hiểu những vấn đề khái niệm và thực thi của
quản lư rủi ro và xem xét những kỹ thuật và vấn đề thực tế mới nhát, bao gồm: Quản
lý rủi ro tại ngân hàng; Quản lý nợ tài sản; Quy định rủi ro và tiêu chuẩn kế toán; Các mô hình rủi ro về thị trường; Các mô hình rủi ro tín dụng; Mô phỏng những sự phụ
thuộc; Các mô hình danh mục đầu tư tín dụng; Phân bỗ nguồn vốn; Hoạt động điều
chỉnh theo rủi ro; Quản lý danh mục đầu tư tín dụng
5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
~ Nguyễn Thị Vân Huyền (2010), Luận văn Thạc s}
và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam" được bảo vệ tại Đại học 'Giải pháp nhằm hạn chế
Kinh tế quốc Dân Trong bài luận văn này tác giả đã làm rõ thêm các khái niệm và
Trang 12
vấn đề xử lý nợ xấu chỉ mang tính chất vĩ mô chưa có giới hạn cụ thê áp dụng cho
từng ngân hàng, việc trích lập dự phòng chưa theo tiêu chuẩn quốc tế
- Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Luận án Tiến sỹ: "Nâng cao chất lượng tín
dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập",
bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Luận án cấp Nhà nước, tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tại luận án này tác giả đã đưa ra các khái niệm về chất lượng tín dụng
ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế Đồng thời trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp thu
thập tại VCB trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, luận án đã phản ánh thực trạng
chất lượng tín dụng của VCB trong điều kiện hội nhập Tác giả cũng rất thành công, trong việc áp dụng mô hình hồi quy logistic để kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của
khách hàng doanh nghiệp tại VCB - chỉ nhánh Đà Nẵng Tác giả cũng đề xuất khả năng ứng dụng mô hình đó trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng
- Ngoài ra còn có rất nhiều luận văn nghiên cứu cùng đề tài nhưng ở các hệ thống ngân hàng khác như luận văn “Hạn chế rủi ro tín dụng tại chỉ nhánh ngân hàng
SHB Hà Nội ” của tác giả Lê Xuân Tài (ĐH KTQD năm 2009), hay đề tài “Quản by rit
ro tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Thị Hương Giang (ĐH KTQD năm 201 1)
Các bài viết cũng đều đưa ra được những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM nhằm làm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến
rủi ro tin dụng và quản trị rủi ro tín dụng; Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát, nhận dạng các loại rủi ro tín
Trang 13RO TIN DUNG TRONG HOAT DONG KINH DOANH CUA
NGAN HANG THUONG MAI 1.1 Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 1.1.1.1 Khái n
Rủi ro tín dụng đối với khác hàng cá nhân được định nghĩa là khoản lỗ tiềm an êm rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân
vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng; có nghĩa là khả năng khách hàng không đủ khả năng trả được nợ khi khoản vay đến hạn theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ
Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng bởi vì cho vay bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro và xảy ra tôn thất Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn Nếu tắt cả các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn thì ngân hàng sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro tín dụng nào Trường hợp người vay tiền phá sản thì việc thu hồi vốn gốc và lãi tin dụng đầy đủ là không chắc chắn do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng
1.1.2 Phân loại rủi ro tin dung
W8 Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
- Rủi ro giao dịch: Là rủi ro tín dụng xảy ra mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng
~ Rủi ro danh mục: Là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng
8 Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: Rui ro do khách hàng không trả nợ đúng hạn và rủi ro do
khách hàng mắt khả năng thanh toán:
Trang 14những tốn thất xảy ra trong trường hợp này được gọi là rủi ro do khơng hồn trả nợ
đúng hạn
- Rủi ro do khách hàng mắt khả năng thanh toán: là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay đã mắt khả năng chỉ trả Do vậy biện pháp được ngân
hàng đưa ra nhằm thu hồi vốn là thanh lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu nợ
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tin dung 1.1.3.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
- Nguyên nhân bất khả kháng: các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, bão lụt,
hạn hán, động đất
- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: các yếu tố như vấn đề về chu kỳ kinh tế (business cycle), lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh của khách hàng, vì vậy tác động tương đối nhiều đến
khả năng trả nợ của khách hàng
- Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước: như chính sách đầu tư, chính
sách thuế, chính sách xuất nhập khâu, tỷ giá
~ Môi trường pháp lý, chính trị: cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý — chính trị tạo nên môi trường cho vay của các NHTM Môi trường cho vay có
thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể làm hạn chế hay tăng thêm rủi ro đối với
hoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM
- Nguyên nhân từ phía khách hàng: nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng Nhìn chung, các nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được thông qua quá trình
tìm hiễu, phân tích trước, trong và sau khi cấp tín dụng, tìm hiểu mục đích của việc
sử dụng tiền vay và hiệu quả của phương án sử dụng vốn
- Nguyên nhân từ các biện pháp đảm bảo tín dụng: do sự biến động giá trị
tài sản đảm bảo theo chiều hướng bắt lợi, biến động của giá trị tài sản đảm bao
Trang 151.1.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng không hợp lý với từng thời kỳ, mức tăng trưởng tín dụng kỳ vọng quá cao
- Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tin dụng, không chấp hành đúng
quy trình cho vay, vi phạm đạo đức nghề nghiệp
- Định giá tài sản đảm bảo không chính xác hoặc không thực hiện đầy đủ thủ
tục pháp lý cần thiết
~ Do sự cạnh tranh giữa các ngân hang đối thủ nhằm gia tăng thị phần
1.1.4 Những thiệt hại từ rải ro tín dụng
1.1.4.1 Đối với ngân hàng
Nếu một khoản cấp tín dụng gặp rủi ro thất thốt, khơng thu hồi được thì ngân
hàng phải huy động các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một giới hạn nào đấy mà ngân hàng không còn đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mắt khả năng thanh toán , có thể dẫn đến phá sản
1.1.4.2 Đối với nên kinh tế xã hội
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của những người gửi tiền
cũng bị ảnh hưởng theo
Bên cạnh đó, do hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao vì vậy một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì ngay lập tức nó sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế - xã hội Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù
chỉ ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây ra “hiệu ứng
Trang 16Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn,
hiệu quả và phát triển bền vững Đồng thời, phải tăng cường đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng,
từ đó tăng doanh thu, giảm chỉ phí và nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của NHTM
1.2.2 Mục đích và vai trò của quản trị ri ro tín dụng 1.2.2.1 Mục đích của quản trị rủi ro tin dung
Mục đích của nhà quản trị ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối
đa hóa lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vỉ ngân hàng có thể chấp nhận được, phủ hợp với quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng và phù hợp với quy định của pháp luật
1.2.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Quản trị rải ro tín dụng là cơ sở đễ các Ngân hàng báo cáo và kiểm soát rũi
rotheo quy định của Nhà nước
Để có thể hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng cần phải tuân thủ các
quy định, các nguyên tắc của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng như tỷ lệ an toàn
tối đa của nguồn vốn ngắn
vn tối thiêu; giới hạn tín dụng đối với khách hàng; tỷ Ì
hạn được sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn
Chính vì
\y, quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp cho các Ngân hàng hoạt động được trên cơ sở đúng định hướng mà Nhà nước đã quy định vẻ tín dụng, đảm bảo không bị Ngân hàng nhà nước có những cảnh báo hay xử lý về việc vi phạm các
nguyên tác về quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở để các Ngân hàng báo cáo và kiểm soát rủi ro
trong nội bộ ngân hàng
Trang 17Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở đề Ngân hàng đề ra chiến lược kinh doanh Đối với một ngân hàng, việc đưa ra chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng Chiến lược kinh doanh ấy được xây dựng trên cơ sở
những quy định của nhà nước, tình hình thị trường, tình hình đối thủ cạnh tranh và
bản thân tiềm lực của nội bộ Ngân hang Dé đưa ra được chiến lược kinh doanh
trong từng thời kỳ, nhà quản trị ngân hàng cần căn cứ trên cơ sở các thông tin về tín
dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quản trị danh mục cho vay
Rủi ro là yếu tố song hành trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng, do
đó các ngân hàng luôn luôn xây dựng những chính sách hợp lý để kiểm soát rủi ro theo quy định và mức độ cho phép sao cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng Ngân hàng
Ngan hàng tiến hành phân loại các khoản nợ vào theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghỉ ngờ và nợ có khả năng mắt vốn
1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tin dung
Hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng luôn đảm bảo việc xác định các loại rủi
ro có thể xảy ra cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, bao gồm các loại rủi ro truyền thống và các loại rủi ro mà ngân hàng có thê dự đoán dựa trên sự biến đôi của
thị trường Một trong những công cụ hữu hiệu để nhận diện rủi ro là sử dụng Ma trận xác định rủi ro của Ngân hàng
1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Việc đo lường rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro Ngân hàng xây dựng các công cụ định lượng và định tính để đo lường các rủi ro tồn
tại trong danh mục tín dụng tạo cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát, điều chỉnh rủi ro Rui ro tin dung được xác định trên cơ sở tính toán tồn thất dự kiến và tôn thất
Trang 18a) Ton that dy kién (EL)
+ Tén thất dự kiến xuất phát từ xác suất vỡ nợ của người đi vay va du ng dy
kiến của người đi vay tại thời điểm vỡ nợ đã tính tới tỉ lệ thu hồi + Tổn thất dự kiến có thể được tính tốn theo cơng thức sau:
EL= PD * EAD * LGD (Công thức 4)
EL (Expeeted loss) là tôn thất tín dụng trung bình tính trên khoảng thời gian
dài, có thể được tính vào chỉ phí khoản vay
PD (Probability of Defaulf) ki xác suất khách hàng sẽ quá hạn 90 ngày hoặc
mắt khả năng thanh toán, phụ thuộc vào chất lượng của khách hàng vay và được đo lường bằng hệ thống xếp hạng PD
EAD (Exposure at Defaulf) là dư nơ dự kiến tại thời điểm khách hàng phát
sinh vỡ nợ, phụ thuộc vào bản chất của sản phâm tín dụng và được đo lường dựa vào
thống kê các trường hợp vỡ nợ trong quá khứ
LGD (Loss given Defaulf) là tổn thất trong trường hợp xảy ra vỡ nợ, phụ
thuộc vào các biện pháp giảm thiểu rủi ro và được đo lường bằng EAD trừ đi phần
thu hồi lại được từ tài sản đảm bảo
b)Tổn thất không dự kiến (UL)
+ Tổn thắt không dự kiến chính là độ lệch về tồn thất so với tôn thất dự kiến
+ Tổn thất không dự kiến có thể được tính toán theo 2 phương pháp phô biến:
Phân tích VaR : đưa ra tôn thất lớn nhất có thê xảy ra đối với một mức độ tin
Trang 19sô Phan phối rủi ro tín dụng Tổn thất không dự kiến được (UL) 7 EC, (ar) = VAR(a) - EL, 25% 20% 1.5% 10% ES(ø)= E|L„ |L, > VAR(2)] Ril ro tin dung 05% Ton that dự kién (EL) Biểu đồ 2.1: Phân phối lỗ từ rủi ro tin dung Nguén: http:/financetrain.com/expected-loss-unexpected-loss-and-loss-distribution ¡ với
Kịch bản dự báo: phân tích sự dao động trạng thái của danh mục dư nợ
các sự kiện có thể xảy ra
1.2.3.3 Quản trị kiểm soát và điều chỉnh rủi ro
Sau khi rủi ro được nhận dang và do lường, các biện pháp và công cụ quản lý
kiểm soát và điều chỉnh cần được thiết lập nhằm:
~_ Kiểmsốtrủiro khơng vượt q giới hạn mà Ngân hàng có thể chấp nhận được ~_ Đưa trạng thái rủi ro của Ngân hàng về trạng thái mà Ngân hàng mong muốn đã đề ra trong chiến lược quản lý rủi ro
- Bao dam lugng vốn đủ đề bù đắp tốn thất có thể xảy ra a) Hệ thống quản lý và kiểm soát thường bao gồm:
~_ Chính sách, quy trình hướng dẫn cho tắt cả các đơn vị nhằm, giảm thiểu tần suất và quy mô của các loại rủi ro
~_ Công nghệ (giảm thiểu lỗi tác nghiệp), tốc độ xử lý và phân tích dữ liệu ~_ Hệ thống thông tin nhằm cung cấp các dữ liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời để có thể theo dõi và phát hiện các thay đôi nhỏ một cách dễ dàng,
Trang 20*) Thiết lập hệ thống hạn mức:
Thiết lập hệ thống hạn mức cho toàn ngân hàng + Hạn mức theo sản phẩm, vùng, ngành nghề
+ Hạn mức theo khách hàng và nhóm khách hàng *) Giá điều chỉnh rủi ro (RBP)
+ Giá điều chỉnh rủi ro được áp dụng sau khi đánh giá khách hàng + Phản ánh mức độ rủi ro của khách hàng
+ Được tính theo công thức
RBP = Idi suất cơ sở + tôn thất dự kiến + các khoản chỉ phí khác
*) Bán nợ: Khi một khoản nợ được bán thành công thì khoản nợđósẽ được hạch toán ra khỏi bảng cân đối của ngân hàng do đó Ngân hàng sẽ không còn chịu rủi ro với khoản vay đó
1.2.3.4 Giám sát và báo cáo rủi ro tin dung
- Tại Ngân hàng, hoạt động giám sát và báo cáo rủi ro được thực hiện nhằm
nâng cao nhận thức và hành động của lãnh đạo cấp cao về những vấn đề liên quan đến rủi ro và đồng thời đảm bảo duy trì tuân thủ theo yêu cầu của pháp luật
~ Ngân hàng xây dựng và triển khai hoạt động giám sát và báo cáo hướng tới 3
mục tiêu:
+ Phản ánh toàn diện trạng thái rủi ro tại mọi thời điểm
+ Đánh giá mức độ hiệu quả, kết quả thực hiện công tác quản trị rủi ro
+ Đưa ra được các vấn đề đang tồn tại, phân tích ảnh hưởng và đưa ra khuyến nghị, định hướng cho công tác quản trị rủi ro tiếp theo
Trang 21
Thông thường tỷ lệ này ở mức <2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2% - 5%
được cho là tốt, từ 5% - 10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Van Tiến, 2015)
+ Tỷ lệ khách hàng Số khách hàng có dư nợ quá hạn
côngquáhmn Tổngsốkháhhàng = LƯỚC
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng có dư nợ quá hạn Tỷ lệ này căng cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả Chỉ tiêu này căng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của
ngân hàng càng lớn Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu đanh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng như Nguyễn Văn Tiến (2005), Nguyễn Thị Thu Đông (2012)
Chỉ tiêu “Cơ cấu nợ quá hạn”
, Nợ quá hạn ngắn hị
Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn — = “ Ngnginhan 100%
Tylêng đài hạn quábạn = N94Mẩhandàhm cu
—_— Nodaihan *
Đây là hai chỉ tiêu phản ánh chất lượng của khoản vay ngắn hạn và dài hạn
Các tỷ lệ này càng nhỏ thì phản ánh hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng đó
căng hiệu quả, không có nguy cơ mắt vốn Còn nếu tỷ lệ này càng lớn thì ngân hàng
sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, có thể từ việc mất khả năng thanh toan hoặc tệ
hơn nữa là phá sản
Kha nang thu hồi Nợ quá hạn
Trang 22Nợ quá hạn không có _ _ Nợ quá hạn không có khả năngthuhồi | 494, khả năng thu hồi Nợ quá hạn
Đây là hai chỉ tiêu phản ánh khả năng xử lý nợ quá hạn của ngân hàng đối với khoản vay của khách hàng Chỉ tiêu nợ quá hạn có khả năng thu hồi cảng cao chứng tỏ năng lực quản trị RRTD của ngân hàng càng tốt và ngược lại chỉ tiêu nợ
quá hạn không có khả năng thu hồi càng cao càng thể hiện được năng lực yếu kém
của ngân hang trong hoạt động quản tri RRTD
1242 Noxdu
'Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì “nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3,
4 và 5” Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mắt vốn Nợ xấu được
phản ánh qua chỉ tiêu:
Tổng dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xá -
ray Téngdwng cho vay * 100%
Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ
xấu Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lượng danh mục tín dụng của
Trang 23Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng nợ xấu Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất tỉnh hình nợ xấu tại ngân hàng Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá chỉ tiết hơn về độ an toan tín dụng cũng như năng lực quản trị
RRTD của ngân hàng
Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực quản trị RRTD của ngân hàng còn
yếu kém và cần khắc phục, sửa đôi, và ngược lại
1.24.3 Trích lập dự phòng RRTD
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chỉ phí hoạt động để dự phòng cho những tồn thất có thể
xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài Dự
phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung” Chỉ tiêu dự phòng RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau:
+ Ty Ié trích lập dự phòng = Dự phòng RRTD được trích lập _., AE x RRTD Dư nợ cho vay bình quân
Nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao Tỷ lệ này dao động từ 0 đến 5%
+ Hệ số khả năng bù đắp = Dự phòng RRTD được trích lập = x 100%
các khoản cho vay bị mắt Dư nợ có khả năng mất vốn
'Nếu tỷ lệ này lớn (từ 2% trở lên) thì mức độ RRTD của ngân hàng được xem
là có vấn đề và hoạt động quản trị RRTD trong ngân hàng cần được xem xét và có biện pháp khắc phục
Trang 24nguy cơ rủi ro tín dụng Chỉ tiêu nay cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả
năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mắt vốn
1.2.4.4 Tỷ lệ an toan vốn tối thiểu (Capital Adequaey Ratio- CAR)
Tỷ lệ an toan vốn tối thiểu là một thước đo độ an toan vốn của ngân hàng Ns được tỉnh theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] x 100%
Tỷ lệ này thường được dùng đề bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tỉnh ôn định cũng như hiệu quả của hệ thôn tài chỉnh toàn cầu Bằng tỷ lệ này người ta có thê xác định được khả năng của ngân hàng thanh toan
các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hanh Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã
tự tạo ra một tắm đệm chống lại những cú sốc tài chỉnh, vừa tự bảo vệ minh, vừa
bảo vệ những người gửi tiền
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý nhanh ngân hàng các nước luôn xác định
rõ và giam sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Theo chuẩn mực Basel, tỷ lệ mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là
8%
Khi tỉnh toán tỷ lệ an toan vốn tối thiểu, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I (vốn nòng cốt) và vốn cấp II (vốn bồ sung), trong đó vốn cấp I được coi là có
độ tin cậy và an toan cao hơn Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở lên, các
ápL
ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn
Hệ số CAR càng cao tức ngân hàng càng dễ dàng đối phó khi có những rủi
ro xảy ra như khách hàng rút tiền nhiều, thiếu hụt thanh khoản, trả nợ các khoản
Trang 251.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của
các Ngân hàng thương mại
1.2.5.1 Nhóm các nhân tố vĩ mô
Có 03 nhân tố vĩ mô của nền kinh tế tác động chính tới quản trị RRTD tại ngân hàng đó là: Tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất Lịch sử đã chứng minh rằng, tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng tới RRTD, đồng thời, từ đó
ảnh hưởng đến hiệu qua quản trị RRTD
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, tăng trưởng GDP có tác động ngược
chiều với RRTD Trường hợp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng được cấp tín dụng, vì vậy, rõ
ràng là xác suất xảy ra RRTD sẽ thấp hơn ở thời kỳ nền kinh tế suy thoái, hiệu quả
quản trị RRTD của NHTM trong thời điểm này sẽ cao hơn
Tương tự như tăng trưởng GDP, lạm phát cũng có tác động lớn đến quản trị RRTD
tại NHTM: Lạm phát cao được biết đến như là một trong những yếu tố gây ra khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế, trong
ưu thông, khi vat giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ thường xuyên
xảy ra, gây nên sự mắt cân đối giả tạo làm cho lưu thông rối loạn Điều này làm anh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh cũng như thu nhập của các thành phần tham gia vào nền kinh tế
Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dung rơi vào tình
trạng khủng hoảng Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, các thành phần tham gia vào nền kinh tế có thê mắt khả năng thanh toán, các tính toán kinh tế
bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư, do đó
xảy ra RRTD là điều tắt yếu, hiệu quả quản trị RRTD cũng sẽ thấp hơn thời kỳ lạm phát thấp
Trang 26Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng lên thì RRTD cũng sẽ có cơ hội gia tăng, hiệu
quả quản trị RRTD suy giảm và ngược lại
1.2.5.2 Nhóm các nhân tố thuộc về nội tại của các ngân hàng: ~ Về quy mô của ngân hàng:
Qua các nghiên cứu cho thấy, thực tế quy mô của ngân hàng có tác động 2 chiều
đến RRTD cũng như hiệu quả quản trị RRTD Hiện nay, các nghiên cứu di theo 2 hướng Thứ nhất, ngân hàng có quy mô lớn thường có nguy cơ RRTD cao hơn, hiệu quả quản trị RRTD thấp hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ Theo lý giải thông
thường, đối với những ngân hàng có quy mô lớn, đối tượng khách hàng đều là
những doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực khác nhau, vì vậy khi xảy ra biến động
thị trường, các doanh nghiệp này dễ bị tổn thất nặng nề, ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh từ đó xác suất không thực hiện được nghĩa vụ tín dụng đối với ngân
hàng là khá lớn Bên cạnh đó, đối với đối tượng khách hàng này, tâm lý chung của các ngân hàng là đơn giản hoá các thủ tục tín dụng, vì vay tao ra lỗ hổng trong quá
trình cấp tín dụng sẽ phát sinh RRTD
Thứ hai, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, quy mô tín dụng ngân hàng có tác động ngược chiều đến RRTD, nghĩa là với những ngân hàng có quy mô lớn, có đầy đủ nguồn lực để xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn, do đó RRTD đối với
các ngân hàng này là khá thấp mang lại hiệu quả quản trị RRTD cao
~ Về tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng:
Trang 27thì RRTD sẽ cao hơn do nguồn vốn tín dụng chỉ tập trung vào các lĩnh vực này Nếu xảy ra biến động lớn, ngân hàng có khả năng sẽ lâm vào tình trạng mắt cân đối vốn, mắt khả năng thanh khoản, làm giảm uy tín của ngân hàng Tỷ suất lợi nhuận/vốn
chủ sở hữu (ROE): Tỷ lệ ROE của ngân hàng trong một thời kỳ ở mức thấp, điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh từ hoạt động tín dụng không cao, đây cũng chính
là kết quả của công tác quản trị RRTD thực hiện khơng tốt, gây thất thốt nguồn vốn và làm suy giảm nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
~ Về nguồn nhân lực:
Trong hoạt động tín dụng, nếu chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, không đủ năng, lực chuyên môn để thực hiện thâm định yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng thì RRTD phát sinh là điều không thẻ tránh khỏi Điều này cũng thể hiện năng lực quản
trị RRTD của mỗi ngân hàng chưa thực sự tốt Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp
của mỗi cán bộ tín dụng cũng là vấn đề cần quan tâm Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, vì tư lợi có thể làm sai lệch hồ sơ xin cấp tín dụng hoặc bỏ qua, xem nhẹ các quy định cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng cũng chính là nguyên
nhân gây nên RRTD cho ngân hàng
Ngoài những nhân tố nêu trên, theo các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa
học trên thế giới và trong nước thì tỷ lệ an toàn vồn tối thiểu (CAR), chính sách tín
dụng của các ngân hàng trong từng thời kỳ, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sin (ROA)
đều có ảnh hưởng cùng hoặc ngược chiều đến hiệu quả của quản trị RRTD tại
NHTM
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân trong ngân hàng thương mại
Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là một bộ phận của quản trị rủi ro tín dung
nằm trong khuôn khô quản trị rủi ro chung của ngân hàng thương mại, cần xây dung
mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh đối với đối tượng khách hang cá nhân,
trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng, để thiết lập một
Trang 28phải tổ chức, giam sát các hoạt động tín dung theo đung quy định, đanh giá mức độ
rủi ro của hoạt động tín dụng, đưa ra các biện pháp tô chức đề hạn chế rủi ro, đặt ra
các hạn mức và giam sát rủi ro Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân hiệu quả là điểm căn bản cho một phương pháp quản trị rủi ro toàn diện và thành công của bắt kỳ ngân hàng nào Điều này đòi hỏi các NHTM phải đặc biệt chú trọng đén công tác xác định, đo lường, quản trị và kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, phải
có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả nhằm giảm thiểu tồn thất trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng
1.3.2 Nguyên tắc quân trị rủi ro khách hàng cá nhân
Dù là tín dụng đối với khách hàng cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp thì việc
quản trị rủi ro tín dụng đều phải dựa trên những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc không có rủi ro thì không có lợi nhuận: đây là một nguyên tắc cơ
bản khu thực hiện quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân nói riêng Trong kinh doanh tín dụng thì rủi ro là không thể tranh khỏi, nhưng
nếu sợ rủi ro mà không kinh doanh thì sẽ không có lợi nhuận Vì vậy mà cần phải
chấp nhận rủi ro một cách chủ động và có sự tỉnh toán trước, việc xác định rủi ro và
mức độ của nó đề từ đó đưa ra mức giá (lãi suất) của việc chấp nhận rủi ro đó và bù
đắp được các chị phí (đặc biệt là chỉ phí dự phòng rủi ro) và có lãi
Nguyên tắc phân tách người chấp nhận rủi ro và người kiểm sốt rủi ro cơng
khai: nghĩa là phải phân tách nơi phát sinh rủi ro- đơn vị kinh doanh với đơn vị giam sát và hạn chế rủi ro Hai bộ phận nảy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, bộ phận kinh doanh luôn tìm cách cho vay tăng doanh số và lợi nhuận, bộ phận giam
sát và hạn chế rủi ro luôn tìm cách bát lỗi trong quá trinh cho vay đề phòng ngừa rủi ro Vì vậy việc phân tách giữa hai bộ phận này là cần thiết đề đảm bảo tính khách
quan, chỉnh xác trong việc quản lý rủi ro tin dung
Nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ: việc đảm bảo quy tắc này tạo ra sự thống nhất trong toan hệ thống, tranh tỉnh trạng duy ý chí trong các quyết định cho vay Việc
Trang 29bảo nguyên tắc này còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân trong ngân hàng thương mại
1.3.3.1 Nhận điện rủi ro tín đụng:
Trước khi khoản vay phát sinh, việc nhận diện RRTD bằng cách: Ngân hàng
cần phải phân loại, phân nhôm khách hàng theo từng đối tượng khách hàng cá nhân cu thé dé định hướng chỉnh sách cho vay riêng theo từng nhôm đối tượng khách hàng nhằm quyết định đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng Sau khi khoản vay phát
sinh nhân viên tín dụng luôn phải theo dõi, giam sát khoản vay để nhận diện rủi ro
thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau
Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phai khách hàng:
+ Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong qua trinh
kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tỉnh hình sử dụng vốn vay;
+ Đề nghị gia hạn, điều chinh kỳ hạn nợ nhiều lần; + Chậm thanh toán các khoản nợ gốc và lãi khi đến hạn;
+ Mức độ vay thường xuyên gia tăng; + Tai sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn;
+ Có sự chênh lệc lớn giữa doanh thu hay dông tiền thực tế so với mức dự
kiến khi khách hàng đẻ nghị cấp tín dụng
Nhóm dấu hiệu xuất phát từ phía ngân hàng:
+ Sự đánh giá và phân loại khách hàng cá nhân không chính xác;
+ Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn;
+ Chính sách tin dung quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo; + Ngân hàng có khuynh hướng cạnh tranh thái quá 1.3.3.2 Đo lường rủi ro tin dung
Để đo lường RRTD, ngân hàng cần thu thập số liệu và phân tích đanh giá
mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra Có hai xu hướng cơ bản để phân tích, đo lường RRTD là dùng mô hình định tỉnh và mô hình định lượng
Mô hình định tính:
Trang 30nhưng một trong những mô hình phổ biến được sử dụng hiện nay là mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có
thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không
+ (C1) Tư cách khách hàng: Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng
và có thiện chí trả nợ khi đến hạn
+ (C2) Năng lực của khách hàng: Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hanh vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
+ (C3) Thu nhập của khách hàng: là cơ sở đề xác định nguồn trả nợ
+ (C4) Bảo đảm tiền vay: Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn
khả năng trả nợ
+ (C5) Các điều kiện: Tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân
hàng có những chỉnh sách tin dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ,
+ (C6) Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đồi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng
Mô hình định lượng:
+ Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay tiêu dùng ngày một gia tăng của khách
hàng cá nhân mà các ngân hàng áp dụng phương pháp cho điểm này để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe, trang thiệt bị gia đỉnh, bất động sản, Các tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuôi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập + Hệ thống xếp hạng tín dụng nị Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khách hàng theo nhanh nghề, quy mô, tính chất sở hữu,
phi tài chính dé chấm điểm khách hàng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quan trọng trong việc quan lý và giam sát chất lượng đối với từng khách hàng cũng như toan bộ danh mục tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt cho thấy sự khác biệt về mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng của ngân hàng Nó
Trang 31các khoản tín dụng có vấn đề và đầy đủ các dựu phòng tôn thất tin dung 1.3.3.3 Kiếm soát rủi ro tín dụng:
Kiểm soát RRTD khách hàng cá nhân là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật,
các công cụ chiến lược, các chương trinh hoạt động dé ngân ngừa, né tranh hoặc
giảm thiểu những tôn thất Các kỹ thuật kiểm soát RRTD được sử dụng gồm: Né
tranh rủi ro; Ngăn ngừa rủi ro, đa dạng hóa rủi ro ; Giảm thiểu tồn thất
1.3.3.4 Tài trợ rúi ro tín dụng
Tài trợ rủi ro tín dụng là việc sử dụng những kỹ thuật, công cu để tài trợ cho
chỉ phí của rủi ro và tôn thất Trong quản trị RRTD đối với khách hàng cá nhân, các ngân hàng thường dùng phô biến một số công cụ như: Nguồn dự phòng rủi ro tín
Trang 32
CHUONG 2
THUC TRANG QUAN TRI RUI RO TIN DUNG DOI VOL
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBAN
QUẢNG NINH
2.1 Tổng quan về ngân hang VietcomBank Quang Ninh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VietcombankQuäng Ninh
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam — Chỉ nhánh Quảng Ninh được thành lập
theo Quyết định số 129.NH-QÐ ngày 31/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và chính thức khai trương hoạt động kể từ ngày 01/10/1991 Ngày 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chỉ nhánh Quảng Ninh chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chỉ nhánh Quảng Ninh
theo Quyết định số 447/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam Mạng lưới Chỉ nhánh hiện nay gồm trụ sở chính và 07 phòng Giao dịch (PGD): PGD Cẩm Phả, PGD Bạch Đằng, PGD Hồng Hải,
PGD Lê Thánh Tơng, PGD Cửa Ơng, PGD Cao Thắng và PGD Trần Phú Trong
đó, trụ sở chính Chỉ nhánh tại địa chỉ đường 25/4, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và 07 phòng Giao dịch trụ sở kinh doanh tại 02 thành phố lớn của tỉnh Quảng Ninh (thành phố Hạ Long có 04 phòng Giao dịch và thành phố Cẩm Phả có 03 phòng Giao dịch)
Trải qua gần 29 năm xây dựng, VCB Chỉ nhánh Quảng Ninh đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Với tiền thân là phòng Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh, Chỉ nhánh
Ngan hàng Ngoại thương Quảng Ninh những ngày đầu thành lập chỉ gồm 03 phòng
nghiệp vụ với 19 cán bộ nhân viên, trong đó: cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng
chiếm 42% tổng số lao động, không nhiều cán bộ có trình độ ngoại ngữ và tin học,
trụ sở làm việc chật hẹp, nằm trong trụ sở của Ngân hàng Nhà nước Chỉ nhánh tỉnh
Quảng Ninh, cơ sở vật chất còn đơn sơ, thiếu thốn Vietcombank Chỉ nhánh Quảng,
Trang 33dụng ra đời tương đối muộn trên địa bàn, quy mô tai sản nhỏ, nhân lực mỏng, mạng
lưới giao dịch hạn chế Khó khăn là thế nhưng chính trong những khó khăn, thử thách đó đã hun đúc ý chí, tinh than đoàn kết và năng lực, sức sáng tạo cho mỗi cán
bộ nhân viên Chỉ nhánh, quyết tâm đưa VCB Chỉ nhánh Quảng Ninh từng bước phát triển Trong quá trình hoạt động, VCB Chỉ nhánh Quảng Ninh đã không ngừng
hoàn thiện bộ máy tô chức và phát triên nguồn nhân lực cả về chất và lượng Đến
ngày 31/12/2019, tổng số lao động của Chỉ nhánh là 178 người, trong đó, lao động nữ chiếm 67,42% lao động toàn Chỉ nhánh Cơ cấu lao động trẻ với độ tuổi bình quân là 33 tuổi; nguồn lao động có trình độ cao với 96,07% lao động có trình độ từ đại học trở lên/ tổng lao động toàn Chỉ nhánh
Qua hơn nhiều năm xây dựng và phát triển, VietcomBank Quảng Ninh ngày
cảng mở rộng và phát triển gia tăng thị phần trên địa bàn toàn tỉnh, quy mô hoạt động không ngừng gia tăng bắt kịp theo xu thế tăng trưởng bình quan 20 — 25%
của toàn ngành
Các lình vực kinh doanh chính tại VietcomBank Quảng Ninh
+ Hoạt động huy động vốn: Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác đề huy động vốn và các hình thức
huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
+ Hoạt động tín dụng: Bao gồm các khoản cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng và các
hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
+ Dịch vụ thanh toán và ngân quÿ: Bao gồm dịch vụ mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh tốn trong và ngồi nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong
nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chỉ hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền
mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng
+ Nhóm sản phẩm tài trợ thương mại: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, chiết khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng đối
ngoại
Trang 34gồmphát hành thẻ các loại nhu thé ATM Connect 24, thẻ ghỉ nợ, thẻ tin dung (Visa card, Master card, .); dịch vụ ngân hàng điện tử gồm các dịch vụ DigiBank, SMS B@nking,
+_ Dịch vụ khác: Bao gồm kinh doanh ngoại hồi và các dịch vụ phát sinh khác
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VietcomBank Quảng Ninh
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, bộ máy quản lý của VietcomBank
Quang Ninh được thể hiện qua sơ đồ 2.1 [PHONG [7 |KHACH HÀNG PHONG DICH VU IKHACH HANG [Bộ phận Quản lý nợ [PHONG bo IKE TOAN [B6 phan Kiém tra Gsít tuân GIÁM ĐỐC „PHÒNG hú |NGÂN QUỸ P GIÁM ĐÓC L „PHÒNG |Bơ phận tin học |HÀNH CHÍNH- [| [NHÂN SỰ: 4 PGD, [THÀNH l3 PGD TẠI [THÀNH PHÓ CÁM
So dé 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của VCB Quảng Ninh
(Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Si)
Trang 352.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của VietcomBank Quảng Ninh giai đoạn 2015 —
2019 được thể hiện chỉ tiết qua bảng số liệu sau: Bang 2.1: Kết quá hoạt động huy động vốn của VietcomBank Quảng Ninh Đơn vị tính: tỷ đồng ngàn USD Chi tiêu\Năm 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 Tông vốn huy động 4.1214 |4.106,6 | 4.852,2 | 5.008,9 | 6.3314
1 Phân theo đôi tượng khách hang
Tiền gửi của dân cư 2.322,4 | 2.529,8 | 3.340,8 | 3.350,0 | 4.400,6, Tiền gửi của các Tổ chức kinh té | 1.799,0 | 1.5769 | 1.511,4 | 1.658,9 | 1.930,8 2 Phan theo ky han Khong ky han 8248 | 8202 | 9723 | 999.9 | 1.6266 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 2.880,0 | 2.815,5 | 3.064,3 | 3.110,4 | 3.783,2 Có kỳ hạn trên 12 tháng 4166 | 4709 | 8156 | 8986 | 9216
Nguồn: Phòng Kế toán — VielcomBank Quảng Ninh
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của VietcomBank Quang Ninh tăng trưởng đều qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng hàng năm là không cao do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau khi chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tuy nhiên khoảng từ năm 2016
trở đi, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kẻ điều đó được
thể hiện thông qua sự tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn tại VietcomBank
Quảng Ninh với tốc độ tăng trưởng năm 2019 đạt 154% tương ứng tăng 2.210 tỷ
đồng so với năm 2015 Để dễ dàng hơn cho cấp quản trị nắm bắt được tình hình cơ cấu nguồn vốn thì bảng số liệu trên được chia thành 2 đối tượng cụ thể:
e Phân theo đối tượng KH:
“Theo bảng số liệu trên khi nguồn vốn huy động được chia thành 2 đối tượng,
Khách hàng cá nhân và Khách hàng tổ chức thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra
Trang 36chủ yếu đến từ dân cư và thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 70% trong tông nguồn von huy động Trong năm 2018 ~ 2019 cùng với sự khởi sắc trong nền kinh tế cùng, với đó là các chính sách sản phâm huy động hấp dẫn đã thu hút được một lượng vốn
lớn từ nhóm khách hàng cá nhân + Phân theo kỳ hạn:
Quan sát bảng số liệu được phân theo kỳ hạn gửi của Khách hàng, ta có thê dễ
dàng nhận thấy nguồn vốn huy động không kỳ hạn luôn được Ngân hàng chú trọng khai thác vì nguồn vốn này là nguồn vốn giá rẻ khi lãi gửi không kỳ hạn thường dao động từ 0.5% - 1% /năm đồng thời giá bán của nguồn vốn này được bán cho Trụ sở
chính lại thường dao động từ 4% - 4.5%/năm biên lợi nhuận tối da ma VietcomBank
Quảng Ninh có thể thu về từ nguồn vốn Không kỳ hạn từ 3% - 3.5%/năm Vì vậy trong,
những năm trở lại đây VietcomBank Quảng Ninh đã tích cực triển khai các biện pháp
thu hút nguồn vốn không kỳ hạn nhằm tối đa hoá lợi nhuận từ nguồn tiền gửi không kỳ
hạn của Khách hàng Cũng trong bảng số liệu trên chúng ta có thể dễ dàng quan sát
được tỷ trọng lượng tiền gửi ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng trên 80% trong tông nguồn vốn huy động điều này có thể dễ dàng giải thích do thói quen gửi tiền của Khách hàng thường lựa chọn các kỳ hạn ngắn để có thể linh hoạt sử dụng nguồn vốn của mình thay vì chọn gửi các kỳ hạn dài và chỉ hưởng các mức lãi suất an toàn Điều này phản ánh rõ ràng nhất chủ trương điều hành hợp lý và kịp thời trong, chính sách huy động vốn của Trụ sở chính cũng như quyết tâm tăng trưởng của Ngan hàng tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động kinh doanh khác trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng tại thời điểm hiện tại
2.1.3.2 Hoạt động cắp tín dụng
Trang 38CÁN BỘ [| KHÁCH HÀNG L—>| Lãnhđạo P.KH + Trong thâm quyền KHACH HÀNG |¿——] Ngoài thâm quyền P.PDTD Trụ sở chính Cấp phê duyệt “Trụ sở chính Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín đối với Khách hàng tại giai đoạn từ năm 2015~2019 được thê hiện chỉ tiết qua Bảng số liệu 3.3 như sau:
VieteomBank Quang Ninh
tinh hình hoạt động cấp tin dung tai VietcomBank Quảng Ninh
Trang 39Qua bảng số liệu ta thấy, tông dư nợ cấp tín dụng của VietcomBank Quảng Ninh luôn tăng trưởng đều qua các năm tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thê dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng trong những năm trở lại đây có dấu hiệu ching lại và suy giảm Để có góc nhìn tông quan và chỉ tiết hơn chúng ta sẽ đi sâu phân
tích về cơ cầu dư nợ cấp tín dụng theo 2 đối tượng cụ thể:
e Phân theo thành phần kinh tế
Bằng việc chia tỷ trọng dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế giúp cho nhà quản trị nhận thấy được tỷ trọng dư nợ nằm trong phân nhóm kinh tế nào chiếm vị trí chủ đạo, qua đó đưa ra những chiến lước phát triển tập trung vào những thế mạnh
sẵn có nhằm cải thiện chất lượng tín dụng của Chỉ nhánh
-_ Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Qua bảng thống kê số liệu trên cho thấy tỷ trọng cấp tín dụng đối với các DNNN có dấu hiệu suy giảm qua hàng năm Dư nợ cấp tín dụng đối với các DNNN trong năm 2019 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ xấp xi 1% trong tổng dư nợ cấp tín dụng tại VietcomBank Quảng Ninh (tương ứng với 131,8 tỷ đồng) Điều này được giải thích bởi sự sụt giảm gần 300 tỷ dư nợ đối với Công ty chế biến và xuất nhập khâu Dăm Mảnh (Đơn vị trực thuộc Tổng công ty
Giấy Việt Nam) Các DNNN được VietcomBank Quảng Ninh đầu tư đa phần là
những doanh nghiệp uy tín và có tình hình tài chính vững mạnh, minh bạch, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt như Công ty TNHH MTV Khách san Cơng Đồn
Bên cạnh đó các DNNN thường nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các ngân
hàng đối thủ, ý thức được điều này VietcomBank Quảng Ninh luôn tăng cường chăm sóc và cung ứng những dịch vụ tốt nhất nhằm giữ chân trước KH trước sự
thu hút bởi những Ngân hàng khác Tuy nhiên song song với đó, chỉ nhánh cũng
cần cân đối về tỷ trọng cấp tín dụng tránh việc cấp tín dụng quá nhiều vào một số KH sẽ gây nên nguy cơ sụp đồ theo hiệu ứng Domino
-_ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD): Xem xét số liệu được ghi
Trang 40
được giải thích bởi những tác động mạnh mẽ vẻ chính sách của Chính Phủ nhằm
khuyến khích và thúc đầy phát triển kinh tế đối với loại hình doanh nghiệp này Chính vì điều này nên Chỉ nhánh cần cân đối lại và gia tăng thêm tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này
-_ Cá nhân và các thành phần kinh tế khác: Do quy mô của chỉ nhánh còn đa phần theo định hướng của Trụ sở chính, Vietcombank nên tập trung vào việc cấp tín
dụng theo định hướng bán lẻ chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và
các thành phần kinh tế nhỏ lẻ khác Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, VietcomBank Quảng Ninh vẫn là 1 chỉ nhánh đa năng Điều này có thê được giải thích rằng: hoạt động huy động vốn của khu vực dân cư tuy nhiều và có xu hướng tăng nhanh qua từng năm nhưng hoạt động cho vay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khối Khách hàng doanh nghiệp ( Trong đó khối doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh là thành
phần chính), đi kèm với đó là những dịch vụ bán buôn, bao gồm:
+ Dịch vụ tài khoản: Bao gồm mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi,
tài khoản chuyên thu
+ Dịch vụ thu chỉ hộ: Bao gồm chỉ lương cán bộ nhân viên, nộp kho bạc nhà nước
+ Dịch vụ quản lý vốn tập trung: Bao gồm một số dịch vụ như thấu chỉ, quản
lý thanh khoản
+ Dịch vụ đối chiếu theo dõi các khoản phải thu
+ Dịch vụ tài trợ thương mại: L/C, Bảo lãnh, Nhờ thu, Bao thanh toán © Phan theo ky han
Qua bảng số liệu trên có thê nhận thấy rõ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng dư nợ toàn Chỉ nhánh, còn lại là dư nợ trung và dài hạn
- Dw ng tin dung ngắn hạn: Năm 2019, dư nợ ngắn hạn là 6.912,9 tỷ đồng
chiếm 58, 5% tổng dư nợ tín dụng, giảm khoảng 800 tỷ đồng so với năm 2018 Sở dĩ dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh có sự giảm đột biến như trên là do trong giai đoạn này Chi nhánh đã thu hẹp hoạt động quan hệ cấp tín dụng cho một số