vẻ Thị Phương Anh Ttờng ĐH Thủ Dâu Một trnall' anhtto@tomu edu vn |
¡_1 Một số khái niệm cơ bản |_ 1.1 Khái niệm giao tiếp
| Giao tiếp là vấn đề phức tạp Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về vấn đề giao tiếp, Nhưng chúng ta có thể hiểu giao tiếp là một quá trình trao đổi giữa người - người thông qua lời nói và cử chỉ nhằm cung cấp, trao đổi thông tin và tạo nên các mối quan hệ xã hội của con người
| 1.2 Khai niém hanh vi
Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại hay là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật,
hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, được
thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định Điều x z Ann AAA này được hình thành và thúc đẩy diva trên hệ thống các
nhu cầu của con người 1.3 Giáo dục văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng thì ^Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng "; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là
tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối
cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng [4]
| 1.4 Khái niệm hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo
Hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo chính
Tóm tắt: Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ vì vậy cần giáo dục hành vỉ giao tiếp có văn hóa cho trẻ Trong ngành giáo dục thì giáo dục đạo đức cho trẻ là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục toàn diện Giáo dục đạo đức có ảnh hưởng to lớn đến các mặt giáo dục khác Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá là một bộ phận của giáo dục đạo đức cho trẻ Và hơn thế nữa trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung, sử dụng các biện pháp giáo dục và phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Từ khóa: Biện pháp giáo dục, hành vi giao tiếp, trẻ mẫu giáo
Nhận bài: 15/11/2021; Phản biện: 18/11/2021; Duyệt đăng: 22/11/2021
là những phép tắc lễ nghĩa, những chuẩn mực và mẫu hành vi đơn giản, phổ biến, cần thiết với ltrẻ như cách ăn nói, phép tắc ứng xử có văn hoá trong quan hệ của trẻ với những người xung quanh, gia đình, nhà trường, môi trường thiên nhiên, vật nuôi cây trồng Từ đó hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen và hành vi đẹp, biết phân biệt được tốt, xấu; hư ngoan; thế nào là đáng chê - đáng khen 2 Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 2.1 Vai trò giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo
Dinan HAW IA RAL ARA
khi mới được sinh ra, trẻ em đã bắt đầu giao tiếp với những người xung quanh, văn hóa giao tiếp cơ bản của mỗi con người được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non Các hành vi giao tiếp của trẻ được hình thành chủ yếu từ sự bắt chước và phản ánh rất chân thực những điều trẻ học được Nếu không có sự can thiệp kịp thời của người lớn, những hành vi không phù hợp với chuẩn mực của người xung quanh sẽ ăn sâu vào nhận thức và trở thành những hành vi giao tiếp không văn hóa của trẻ Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho con người nói chung và cho trẻ ở trường mầm non nói riêng trở thành một mục tiêu quan trọng Việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ phải được tiến hành ngay từ nhỏ để giúp trẻ hình thành những phẩm chất cần thiết cho con người
trong tương lai Những phẩm chất này sẽ làm cho trẻ tự tin, mạnh dạn, độc lập, sáng tạo, linh hoạt dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham
Trang 2gia vào cuộc sống Vì vậy, việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa trẻ - người thân, trẻ - cô giáo, trẻ - bạn bè Làm cho mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu, giúp cho các trẻ mầm non dễ dàng hòa hợp hơn, cộng tác với mọi người dễ dàng hơn
2.2 Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo
Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo đã được thể hiện trong chương trình giáo dục mới hiện nay và trong chuyên đề “Giáo dục lễ giáo” Trong đó Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo, nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa được lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ với nội dung cụ thể là:
- Lắng nghe người khác nói
` 2 ` 2 a `
-RAvtA tinh ram nhii céii va Linh pay LÔ tín Cam, Oniu Cau Va Ain igi na bằng các câu đơn và câu nhiều thành phần
- Sử dụng các từ biểu hiện sự lễ phép - Nghe và làm theo một số lời chỉ dẫn
- Sự đồng cảm với người thân, cách cư xử với người thân, chơi hòa thuận với bạn
- Giáo dục nề nếp quy tắc chung
Như vậy, nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa đã được đưa vào tương đối đầy đủ trong chương trình và chuyên đề giáo dục lễ giáo Tuy nhiên nội dung này vẫn còn chung chung, chưa được đưa vào theo một hệ thống và chưa xác định được các yêu cầu cụ thể đối với hành vi của trẻ Do đó, chúng tôi tập trung vào xác định nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo đã khái quát thành 5 nhóm với 18 hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mâm non
3 Một số phương pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo
3 1 Lựa chọn nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa vào kế hoạch tổ chức các hoạt động hàng ngày ở trường mắm non
Mục đích: Giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo
Ý nghĩa: Với việc lập kế hoạch một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện đưa nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, qua đó giúp giáo viên chủ động hơn trong việc thực hiện nội dung giáo dục phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của trẻ Từ đó, giáo viên sẽ tự tin hơn trong quá trình tổ chức hướng dẫn cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày như là hoạt động học tập, chơi tự do hay hoạt động chơi có chủ đề
Cách tiến hành:
36 © Biá0 chức Việt Nam
Bước 1: Xác định nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cần đưa vào chủ đề giáo dục
- Lựa chọn nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa đưa vào các chủ đề phù hợp với chương trình chăm sóc giáo dục mầm non hiện hành
- Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa thích hợp nhất là khi đưa vào các chủ đề mang tính xã hội như các chủ đề về trường lớp mầm non, gia đình, bản thân Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cần phải được lựa chọn sắp xếp theo một trình tự thực hiện chủ đề trong năm, để việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa luôn được củng cố ở các chủ để tiếp theo Tuy nhiên chúng ta không nên lồng ghép quá nhiều nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cùng một lúc vào một hoạt động
Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ở trường Mầm non để hướng vào thực hiện nội dung giáo dục
hàn
hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ
- Trên cơ sở dự kiến nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa đưa vào các chủ đề, giáo viên lựa chọn nội dung để lập kế hoạch tổ chức hoạt động phù hợp với thực tế và khả năng của trẻ trên lớp
- Trong kế hoạch tổ chức hoạt động giáo viên nên đưa ra những dự kiến về nội dung hoạt động, cũng như là dự kiến xây dựng các tình huống mở rộng nội dung trong quá trình tổ chức các hoạt động ởtrường mâm non thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, tạo cơ hội tăng cường sự giao tiếp của trẻ trong lớp nhằm giúp trẻ được thể hiện, bộc lộ và thực hành các hành vi giao tiếp có văn hóa
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo viên quan sát để có những ghi chép các biểu hiện của trẻ, xác định những kỹ năng, kinh nghiệm của trẻ để điều chỉnh kế hoạch thực hiện nội dung, thực hiện các biện pháp phù hợp Cần xây dựng một số tình huống mới giúp trẻ luân phiên nhóm chơi để tạo điều kiện cho mọi trẻ được chơi, thực hành, luyện tập các hành vi giao tiếp có văn hóa một cách thuận lợi
Trong quá trình lập kế hoạch, giáo viên cần lưu ý: - Cần dựa vào đặc điểm của trẻ và điều kiện của trường, lớp để lựa chọn chủ đề cho phù hợp
- Thể hiện được sự lựa chọn và cung cấp các đồ dùng học tập ở các khu vực chơi trong lớp
3.2 Tổchức cho trẻ đàm thoại về những hành vi giao tiếp có văn hóa
Mục đích: lựa chọn đúng nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ
Ỹ nghĩa: tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào quá trình xây dựng biểu tượng hành vi giao tiếp có văn hóa
Trang 3Tổ chức cho trẻ đàm thoại dưới hình thức tạo tình huống có vấn dé từ đó buộc trẻ phải dựa vào kinh nghiệm, vốn tri thức đã có để giải quyết vấn đề
Tổ chức các buổi trò chuyện trực tiếp với trẻ về những hành vi giao tiếp có văn hóa cần thiết cho bản thân bằng
các câu hỏi gợi mở
3.3 Cho trẻ được trải nghiệm trong cuộc sống về các mổi quan hệ giao tiếp có văn hóa
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được hành vi cũng như
các chuẩn mực hành vi và tạo ra được những xúc cảm
tình|cảm phù hợp để kích thích trẻ, biểu hiện được những
hành vi giao tiếp có văn hóa khi tổ chức các hoạt động ở trưởng mâm non
Ý nghĩa: Từ việc cho trẻ được trải nghiệm các mối
quan hệ giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng
ngày mà dần làm cho trẻ lĩnh hội được những mẫu hành vi lam phong phú thêm vốn sống cho trẻ Việc trải
nghiệm này thông qua tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống
thực xung quanh và gián tiếp thông qua truyện kể, tranh
ảnh đặc biệt là thông qua các giờ làm quen với tác
phẩm văn học và các phương tiện nghe nhìn, vốn hiểu
biết và kinh nghiệm sống của trẻ về cách ứng xử, giao tiếp với những người xung quanh trở nên phong phú hơn| Kinh nghiệm và vốn sống mà trẻ tiếp nhận được
thông qua quan sát thực tiễn có thể nói đây là những hình ảnh trực quan sinh động, dễ bắt chước làm nảy sinh những tình huống, ý tưởng chơi, khơi gợi ở trẻ hứng thú trong việc thể hiện các chuẩn mực hành vi
trong cuộc sống thực Cách tiến hành:
Giáo viên tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, xem băng
hình, các phương tiện nghe, nhìn về các mối quan hệ
giao tiếp trong hoạt động, sinh hoạt, các mối quan hệ
giao| tiếp hàng ngày của người lớn Giáo viên cần lựa chọïi và cho trẻ xem nội dung của hình ảnh và các phương
tiện nghe nhìn thể hiện các mẫu hành vi theo đúng chuẩn
mực giao tiếp Thời gian tiến hành các biện pháp này có
thể vào các thời điểm khác nhau trong ngày như lúc đón,
trả trẻ, lúc trẻ chơi ở ngoài trời và vào buổi chiều trong thời gian hoạt động ở góc sách, thư viện
- Căn cứ vào các mảng hoạt động hay các chủ đề
của tuần, của tháng mà giáo viên lựa chọn để tiến hành tổ chức kể và đọc cho trẻ nghe về các câu chuyện, bài
thơ dó nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
thông qua các câu chuyện như, “chú dê đen” Có thể cho trẻ nghe các câu đố có nội dung gắn liền với từng
mảng hoạt động của đời sống xã hội (như câu đố về chú bộ đội, công an, bác sỹ ) và thông qua việc giải câu đố giúp trẻ nhớ lại các công việc của người lớn
trong xã hội, kích thích trẻ nảy sinh tình cảm trong cuộc sống hàng ngày Đây là cơ sở để thúc đẩy trẻ thể hiện
vai tà và khả năng giao tiếp trong quá trình tham gia
vào hội thoại Thời điểm thích hợp nhất có thể đọc và kể chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ tập kể lại một số ấn
tượng đã được quan sát trực tiếp và gián tiếp vào thời
gian chơi và hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động chơi theo ý thích ở buổi chiều
Một số yêu cầu khi thực hiện:
- Giáo viên cân lên kế hoạch cụ thể để chủ động triển
khai cho trẻ tiếp xúc với cuộc sống thực qua việc đi thăm quan, xem băng đĩa, tranh ảnh
- Chuẩn bị đầy đủ, đa dạng tranh ảnh, truyện kể, băng đĩa, phương tiện nghe nhìn có nội dung giáo dục những hành vi đúng và đẹp trong giao tiếp hàng ngày
- Cần lựa chọn mẫu hành vi cho trẻ quan sát, nghe, xem là những mẫu hành vi đúng chuẩn mực giao tiếp
- Nắm bắt kịp thời vốn kinh nghiệm, khả năng của
trẻ, những khó khăn mà trẻ gặp phải, để lên kế hoạch
lựa chon nội dung truyện kể, tranh ảnh giúp trẻ bổ sung kinh nghiệm, làm giàu những ấn tượng cho trẻ một cách phù hợp 3.4 Phối hợp với phụ huynh Mục đích: để có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa giáo viên và phụ huynh giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách Cách tiến hành:
Thông qua việc dán bản tin tuyên truyền những bài
học lễ giáo, hành vi văn minh nơi công cộng, cách ứng
xử đối với trẻ để phụ huynh tham khảo và tích lũy kinh
nghiệm Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ tự phục vụ bản thân tại gia đình, động viên phụ huynh không
làm thay trẻ, tránh hình thành ở trẻ tính ý lại, nhút nhát,
đồng thời quan tâm đến môi trường, những người trẻ
thường xuyên tiếp xúc tại nhà để trẻ không tiếp thu những
lời nói, hành vi không tốt Trao đổi với phụ huynh về cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, về nề nếp, thói
quen giao tiếp để trẻ học cách giao tiếp, cách ứng xử trong gia đình Tránh cư xử bạo hành giữa các thành
viên trong gia đình Ví dụ: Cha mẹ không bạo hành với
nhau, không nói những lời lẽ không hay trước mặt trẻ,
hoặc khi có lỗi phải biết nhận lỗi với trẻ Qua đó sẽ làm cho trẻ mạnh dạn nhận lỗi và sửa sai trong cuộc sống
hằng ngày
3.5 Phối hợp với nhà trường
Mục đích: có sự thống nhất giữa trong lớp với nhà trường về nội dung giáo dục hành vi giao tiếp cho trẻ từ đó việc giáo dục trẻ mới có hiệu quả
Ý nghĩa: phát triển toàn diện về nhân cách trẻ
Cách tiến hành:
Nhà trường và giáo cần thống nhất nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt trao đối kinh nghiệm, tập huấn cho giáo viên bằng các buổi sinh hoạt trong
Trang 4điều kiện cơ sở vật chất để có giáo cụ trực quan cần thiết cho việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo Cì
Tài liệu tham khảo
[1] B.Pho.Lomop (1981), Những vấn đề giao tiếp trong
tâm lí học, giáo đục học và đào tạo, Trung tâm nghiên
cứu Giáo dục mầm non, Hà Nội
[2] Ngô Công Hoàn (2005), Giao tiếp của cô giáo với trẻ em Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
[3] Nguyễn Khắc Viện, 7 điển Tám lý NXB VHTT Hà Nội 2001 [4] Tuyên bố vê những chính sách văn hoá, UNESCO (1982) [5] Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Giáo trình Hành vì văn hóa cho trẻ
[6] Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo trình Tâm Lý học Trẻ em
[7] Pham Minh Hac (1997), Tam lý học Vư-gốt-xki, NXB Giáo dục, Hà Nội [8] Macarenco.A.S (1984) Tuyển tập các tác phẩm sư phạm, - NXB Giáo dục Hà Nội (9] Phạm Công Sơn (2000), Nghệ thuật giao tiếp và ứng xứ, NXB Phụ nữ [10] Halák László Phép lịch sự hàng ngày, NXB Thanh niên
[11] Võ Nguyễn Du (2001) Một số nội dung và biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ em trong gia đình Luận án Tiến sĩ Giáo dục học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
[12] Huynh Van Sơn (chủ biên), Giáo trình giao tiếp,
NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
{13] Hoàng Thị Phương (2002) Một số biện pháp giáo
dục hành vì giao tiếp có văn hóa cho trẻ Š - 6 tuổi
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học
municative hehavior education for alder preschool children in preschool Tran Thi Phuong Anh
Thu Dau Mot University, Binh Duong Email: anhttp@tdmu.edu.vn
Abstract: Psychology and education have proven that the children from birth to 6 years old are a very long development step Any child in that age has to go through stages of development Each stage has its own developmental needs It requires appropriate responses and forms of impact To become an adult in the true sense of the word, there must be the educational impact from the adult right from the moment the baby cries out Children are the happiness of the family, the future of each nation: “Children of today, the world of tomorrow’ Protecting, caring for and educating the children is the responsibility of the state, the whole society and each family For the children at preschool age, their vocabulary already has all kinds of words, so it is necessary to educate them in cultural communication behavior In the field of education, the moral education for them is an indispensable part of a comprehensive education Moral education has a great influence on other aspects of education Educating cultural communication behavior is a part of moral education for the children And more than that, in the current period, the education of cultural communication behaviors for them is facing a lot of difficulties in choosing content, using educational methods and coordinating between schools and parents
Keywords: Culturally communicative behavior education, older preschool children, preschool, moral education for children