Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội là thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai, xác định những vấn đề còn tồn tại trong việc khai thác nguồn thu từ đất, từ đó đề xuất một số giải pháp với Chi cục Thuế và kiến nghị với các ban ngành có liên quan nhằm nâng cao việc quản lý các nguồn thu này trên địa bàn huyện.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN
TRAN TUAN HAI
QUAN LY CAC KHOAN THU TU DAT TREN DIA BAN HUYEN THACH THAT -
THANH PHO HA NOI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN
TRAN TUAN HAI
QUAN LY CAC KHOAN THU TU DAT
TREN DJA BAN HUYEN THACH THAT - THANH PHO HA NOI
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
NGƯời HƯớNG DẫN KHOA HọC:
TS TRAN DINH NAM
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về quy định khách quan, trung thực trong nghiên cứu học
thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này đo tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến 'Viện Ngân hàng — Tai chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; TS Trần Đình Nam,
người thầy tận tụy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn:
"Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội" Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn
Xin gửi tới Ban lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai lời
cảm ơn chân thành nhất về những động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả thu nhập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến
luận văn
Xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, cô vũ và động viên tôi
những lúc khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này
“Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
DANH MUC BANG BIEU
TÓM TAT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN MO DAU CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE QUAN LY CAC KHOAN THU
TU DAT TẠI CÁC CHI CỤC THUÊ Ở VIỆT NAM
1.1, Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các khoản thu từ đất đ:
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm các khoản thu từ đất dai 6
1.1.2 Vai trò của các khoản thu từ đất đai - os _-
1.2 Quản lý các khoản thu từ đất
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản lý các khoản thu từ đất 14
1.2.2 Nội dung quản lý các khoản thu từ đất đai tại Chỉ cục Thuế 16
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quan lý các khoản thu từ đất 18
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các nguồn thu từ đất d:
1.3.1 Nhân tố chủ quan 20
1.3.2 Nhân tố khách quan 21
CHUONG 2: THUC TRA! ING TAC QUAN LY CAC KHOẢN THU TỪ:
DAT TREN DIA BAN HUYEN THACH THAT 24
2.1 Khái quát chung về huyện Thạch Thất, Chỉ cục Thuế Khu vực Thạch Thất
~ Quốc Oai và tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất 24 2.1.2 Giới thiệu khái quát về Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thắt-Quốc Oai 27
2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất 31
Trang 62.2 Thực trạng quản lý nguồn thu từ đất đai huyện Thạch Thất giai đoạn 2015-2019 2.2.1 Công tác lập kế hoạch — _ sens 32 2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch 33
2.2.3.Kiém tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch 00 coed
2.3 Đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch
Thất 45
2.3.1 Kết quá dat được 45
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ¬
CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẢM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUAN LY CAC KHOAN THU TU DAT TREN DIA BAN HUYỆN THẠCH
THAT TRONG THOIGIAN TOL 52
3.1 Phương hướng hồn thiện cơng tác quản lý các khoản thu từ đất tại Thạch
Thất trong thời gian tới 52 3.2 Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất 53 3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý thu các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thắ - 7 - 7 - 53 3.22 Giải phá huyện Thạch Thái hoàn thiện lập dự toán thu các khoản thu từ đất trên địa bàn 35 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện tuyên truyền hỗ trợ người nộp các khoản thu từ đất
trên địa bàn huyện Thạch Thất 56
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện kê khai quán lý đối tượng nộp các khoản thu từ đất
trên địa bàn huyện Thạch Thất 58
Trang 73.3.1 Kiến nghị với Tổng cục thuế và Bộ Tài chính 62
3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thất 63
3.3.3 Kién nghi vai cac phong ban cua huyén Thach That 64 3.3.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân 66 KẾT LUẬN
Trang 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa ¡ |BĐS Bắt động sản 2 |ĐTNN Đầu tư nước ngoài 3 |KTTT Kinh tế thị trường 4 |NSNN "Ngân sách nhà nước § |NNT 'Người nộp thuế 6 |PNN Phi nông nghiệp 7 |QSDĐ Quyền sử dụng đất 8 |SXKD Sản xuất kinh doanh
9 |UBND Ủy ban nhân dân 10 [XHCN “Xã hội chủ nghĩa
Trang 9Bảng 2.1 Bảng 22 Bang 23 Bảng 24 Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7, Bảng 28 Bảng 29 Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bảng 2.14 DANH MỤC BẢNG BIÊU
Hiện trạng sử dụng đắt huyện Thạch Thất năm 2019 31
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 - Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc
Trang 11BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN
TRAN TUAN HAI
QUAN LY CAC KHOAN THU TU DAT
TREN DIA BAN HUYEN THACH THAT - THANH PHO HA NOI
TOM TAT LUAN VAN THAC SI
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 12
“Tính cấp thiết của đề tài:
Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất-Quốc Oai xây dựng dự toán thu và chịu
trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo thực hiện dự toán thu đối với các khoản thu từ thuế sử dung dat, thué nha dat (thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp), thu tiền sử dụng đắt, thu
tiễn thuê đất, thu lệ phí trước bạ, kể bán nhà thuộc sở hữu nhà nước Theo đõi, tổng hợp, đánh giá, phân tích tỉnh hình thực hiện dự toán thu từ đất, xác định
nguyên nhân thất thu để để xuất các biện pháp chống thất thu, gian lận các khoản
thu từ đất Phối hợp với các ngành của địa phương tiếp nhận, giải quyết hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với các dự án cấp quyền,
cho thuê quyền hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất do huyện và thành phó Hà
iện nay, Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thắt-Quốc Oai đã thực hiện
Nội quản lý
khá tốt việc quản lý các khoản thu từ đất nhưng trong đó vẫn có những hạn chế như:
Chính sách tính tiền thuê đất thay đổi qua từng thời kỳ, giai đoạn dẫn đến khó thực hiện cụ thể là việc xác định diện tích, vị trí của các mảnh đất qua từng giai đoạn là
khác nhau Hoạt động bù trừ tiền ứng trước đền bù giải phóng mặt bằng vào tiền
thuê đất phải nộp là khác nhau Sử dụng đất và việc lồng ghép các chính sách xã hội
nhiều khi đã gây ra sự bắt hợp lý, bắt công bằng xã hội Đồng thời, nhân lực làm công tác quản lý thu thuế còn hạn chế nhưng do địa bàn rộng, dân cư sống không
tập trung, thời tiết diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của
nhân dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn thu từ đất hàng năm trên địa bàn
Những khó khăn hạn chế trên cần được xem xét và đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết toàn diện các vấn để còn tồn đọng, chưa được xử lý trên địa bản huyện Thạch Thất Nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề, học viên đã chọn đề
tài: * Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất -Thành phố
Hà Nội ” để làm luận văn tốt nghiệp cao học
Trang 13.Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
các khoản thu từ đất tại Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai, xác định
những vấn để còn tổn tại trong việc khai thác nguồn thu từ đất, từ đó để xuất một số
giải pháp với Chỉ cục Thuế và kiến nghị với các ban ngành có liên quan nhằm nâng cao việc quản lý các nguồn thu này trên địa bàn huyện
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây
.Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý các khoản
thủ từ đất
Hai la, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất
trên địa bàn huyện Thạch Thất trong thời gian qua, chỉ rõ những tồn tại và hạn chế
của công tác này
Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giúp Chi cục Thuế khu vực
Thạch Thắt-Quốc Oai khai thác và quản lý có hiệu quả nguồn thu từ đất đai trong
thời gian tới
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác tổ chức thu các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất
thông qua Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai
Phạm vỉ nghiên cứu:
~ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn
huyện Thạch Thắt -Thành phố Hà Nội bao gồm lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch
~ Về không gian: đề tài nghiên cứu công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất và được thực hiện thông qua Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai
Trang 14Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tac gid sưu tầm những nghiên cứu trong các công trình, tài liệu đã công bố
trong nước có liên quan tới đề tài quản lý thuế từ các nguồn như mạng internet, các
để tài thạc sĩ, iến sĩ trong các thư viện, các cuốn sách đã xuất bản để hoàn thiện
phần lý luận của luận văn Ngoài ra, mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiễu lịch sử
nghiên cứu, nắm bắt những nội dung các tác giả đi trước đã làm, không mắt thời
gian lặp lại nhưng công việc mà tác giá đi trước đã thực hiện Nội dung phân tích có
thể bao gồm: phân tích tác giả, phân tích nội dung và tông hợp tài liệu
~ Các tài liệu được thu nhập bằng cách tìm, đọc, sao chép và được tác giả trích dẫn đầy đủ
~ Phương pháp này được sử dụng để tổng quan tài liệu, tìm kiếm các luận chứng để hỗ trợ cho những lập luận trong nghiên cứu
Đối vối việc nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật giúp tác giả nắm bắt được những nội dung cần nghiên cứu, thu thập số liệu phù hợp với nội dung đề tài đạt được kết quả nghiên cứu
Phương pháp phân tích thắng kê mô t
Luận văn đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa trên tài liệu đã được
công bó trên sách, báo, tạp chi, trang Website của các bộ, ngành, mạng Intermet Ngoài ra dữ liệu thứ cắp cũng được lấy từ báo cáo tông kết hàng năm của Chỉ cục
Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội- Chỉ nhánh huyện Thạch Thắt, các cơ quan liên quan
trên địa bàn huyện Thạch Thất Các số liệu thống kê thích hợp thu thập được để
nhằm mục đích phục vụ cho việc phân tích., đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ
và kết quả của hoạt động quản lý các khoản thu từ đất trong từng năm cụ thể của địa
phương Từ kết quả đó, chúng ta có thể tìm ra những vấn đề còn tồn tại, để xuất
những giải pháp phù hợp hồn thiện cơng tác quản lý các khoản thu từ đất cho thời gian tới
Trang 15trạng quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất và chứng minh
cho những đánh giá của tác giả về công tác này
Phương pháp phân tich-tong hợp:
~ Là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế được vận dụng trong quá
trình nghiên cứu để tài nhằm phân tích từng nội dung qua tổng hợp, nhận xét, đánh
giá các kết quả phân tích về từng nội dung nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu một cách toàn diện các nội dung của quản lý các khoản thu từ đắt
~ Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những
kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất
~ Phương pháp này được tác giả sử dụng nhiều ở chương 3 khi phân tích thực
trạng quản lý các khoản thu từ đắt trên địa bàn huyện Thạch Thất
Kết cấu của luận văn:
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý các khoản thu từ đất tại các chỉ cục thuế ở Việt Nam
Trong chương I, tac giả xây dựng cơ sở khoa học về khái niệm, đặc điểm và vai trò của các khoản thu từ đất đai đồng thời nghiên cứu sâu về lý thuyết, lý luận
về quản lý các khoản thu từ đất với các nội dung: Khái niệm, mục tiêu quản lý các
khoản thu từ đất; Nội dung quản lý các khoản thu từ đắt đai tại Chỉ cục Thuế; Các
tiêu chí đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất
Đồng thời tác giả đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản
ý các nguồn thu tir dat dai với 2 nhóm nhân tố chủ quan và hân tố khách quan 'Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa
ban huyện Thạch Thất
Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu khái quát chung về huyện Thạch Thất, Chỉ cục Thuế Khu vực Thạch Thất ~ Quốc Oai và tình hình sử dụng đắt trên địa bàn
Trang 16Thạch Thất; Giới thiệu khái quát về Chi cục Thuế khu vực Thạch Thắt-Quốc Oai;
Hiện trạng sử dụng đắt đai trên địa bàn huyện Thạch Thất
Trên cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương l, tác giả phân tích thực trạng quản
lý nguồn thu từ đất đai huyện Thạch Thất giai đoạn 2015-2019, bao gồm: Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch
Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, tác giá rút ra đánh giá công tác quản lý
các khoản thu từ đất trên địa bản huyện Thạch Thất với kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đẻ xuắt giải pháp khắc phục
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý các khoản thu từ đất trên
địa bàn huyện Thạch Thất
Trên cơ sở hạn chế và nguyên nhân hạn chế rút ra trong đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất phương hướng hồn thiện cơng tác quản lý các khoản thu từ đất tại
“Thạch Thắt trong thời gian tới
Đồng thời để xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý các khoản
thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất, cụ thê là các nhóm giải pháp sau;
~ Hoàn thiện bộ máy quản lý thu các khoản thu từ đất trên địa bản huyện
Thạch Thất
~ Giải pháp hồn thiện lập dự tốn thu các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện “Thạch TÌ
~ Giải pháp hoàn thiện tuyên truyền hỗ trợ người nộp các khoản thu từ đắt trên
địa bản huyện Thạch That
Trang 17vi
cũng đã nêu một số kiến nghị với Tổng cục thuế và Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân
huyện Thạch Thất, với các phòng ban của huyện Thạch Thất và đối với các doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân về cơ chế hỗ trợ thực hiện
KẾT LUẬN
Việc hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ
quả công tác quản lý đắt trên địa bàn huyện Thạch Thất là một đòi hỏi cấp thiết, là
nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành thuế, mà còn là nhiệm vụ chủ yếu của
ất, nhằm nâng cao hiệu
huyện Thạch Thất trong giai đoạn hiện nay Một lần nữa khẳng định lại sự cần thiết
của công tác quản lý các khoản thu từ đất, đã góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngan sách huyện Thạch Thất, phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý đất đai
qua từng thời kỳ Có thể nhận thấy, quản lý các khoản thu từ đất là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay Yêu cầu quản lý các khoản thu từ đắt như thế nào, có hiệu quả, đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN,
thực hiện mục tiêu công bằng, dân chủ luôn là câu hỏi khó của huyện Thạch Thất
nói chung và của Chỉ cục Thuế Thạch Thất nói riêng
Trong những năm qua, thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định
hướng dẫn thì hành, công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch
Thất về cơ bản đã đi vào nề nếp, đáp ứng và góp phần phát triển kinh tế xã hội của
huyện Đất đai trên địa bàn được quản lý chặt chẽ, cơ bản đã được giao đến các doanh nghiệp, để sử dụng đúng mục đích và hiệu quả Việc khai thác các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất đã được triển khai, thực hiện và tăng thu
hàng năm, góp phần vào nguồn thu ngân sách của huyện
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất -Thành phố Hà
ý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện va tích lũy được một số kinh nghiệm để (ôi”, đã giúp tôi hiểu sâu hơn về công tác quản phục vụ cho công tác sau này Việc nghiên cứu đề tài này hy vọng sẽ giúp Chỉ cục
Trang 18BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN
TRAN TUAN HAI
QUAN LY CAC KHOAN THU TU DAT
TREN DJA BAN HUYEN THACH THAT - THANH PHO HA NOI
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
NGƯời HƯớNG DẫN KHOA HọC:
TS TRAN DINH NAM
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 19
PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các khoản thu từ đất là việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đắt nộp tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất vào Ngân sách nhà nước theo luật đất đai và
các quy định hiện hành của Nhà nước Việc thực hiện các khoản thu từ đất giúp bio đảm việc chấp hành các chính sách pháp luật
người dân và làm tăng Ngân sách nhà nước đồng thời để người sử dụng đất có ý thức
quản lý thu, đảm bảo công bằng cho
sử dụng đất, đưa đất vào phục vụ sản xuất kinh doanh tiết kiệm hiệu quả
Thạch Thất là một huyện ngoại thành Hà Nội, đang trong thời kỳ đổi mới,
kinh tế còn chậm phát triển, các khoản thu ngoài quốc doanh chưa cao Do đó, các
khoản thu từ đất đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn kinh phí thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn huyện để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất-Quốc Oai xây dựng dự toán thu và chịu
ới các khoản thu từ thuế sử
trách nhiệm đôn đốc, chi đạo thực hiện dự toán thu đối
dung dat, thuế nhà đắt (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), thu tiền sử dụng đất, thu
tiền thuê đất, thu lệ phí trước bạ, kể cả tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước Theo
đõi, tổng hợp, đánh giá, phân tích tỉnh hình thực hiện dự toán thu từ đất, xác định
nguyên nhân thất thu để đẻ xuất các biện pháp chóng thất thu, gian lận các khoản
thu từ đất Phối hợp với các ngành của địa phương tiếp nhận, giải quyết hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với các dự án cắp quyền,
cho thuê quyền hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất do huyện và thành phó Ha Nội quản lý Hiện nay, Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thắt-Quốc Oai đã thực hiện
khá tốt việc quản lý các khoản thu từ đất nhưng trong đó vẫn có những hạn chế như: Chính sách tính tiền thuê đất thay đổi qua từng thời kỳ, giai đoạn dẫn đến khó thực
hiện cụ thể là việc xác định diện tích, vị trí của các mảnh đắt qua từng giai đoạn là
khác nhau Hoạt động bù trừ tiền ứng trước đền bù giải phóng mặt bằng vào tiền
Trang 20nhiều khi đã gây ra sự bắt hợp lý, bất công bằng xã hội Đồng thời, nhân lực làm
công tác quản lý thu thuế còn hạn chế nhưng do địa bàn rộng, dân cư sống không
tập trung, thời tiết diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn thu tử đất hàng năm trên dia ban
Những khó khăn hạn chế trên cần được xem xét và đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết toàn diện các vấn đề còn tồn đọng, chưa được xử lý trên địa bàn
huyện Thạch Thất Nhận ra được tầm quan trọng của vấn đẻ, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý các khoản thu từ đắt trên địa bàn huyện Thạch Thất -Thành phố
Hà Nội ” để làm luận văn tốt nghiệp cao học
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
các khoản thu từ đất tại Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai, xác định
những vấn đề còn tồn tại trong việc khai thác nguồn thu từ đắt, từ đó đề xuất một số giải pháp với Chỉ cục Thuế và kiến nghị với các ban ngành có liên quan nhằm nâng
cao việc quản lý các nguồn thu này trên địa bàn huyện
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
.Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý các khoản thu từ đất
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất
trên địa bàn huyện Thạch Thất trong thời gian qua, chỉ rõ những tồn tại và hạn chế
của công tác này
Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giúp Chi cục Thuế khu vực
Trang 213 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác tổ chức thu các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất
thông qua Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thất - Quốc Oai
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu:
~ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn
huyện Thạch Thất -Thành phô Hà Nội bao gồm lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch
~ Về không gian: đề tài nghiên cứu công tác quản lý các khoản thu từ đất trên
địa bàn huyện Thạch Thất và được thực hiện thông qua Chi cục Thuế khu vực “Thạch Thất - Quốc Oai
~ Về thời gian: đề tài tiến hành nghiên cứu số liệu thứ cắp từ 2015 - 2019
4 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tài liệu và dữ liệu
~ Các văn bản pháp luật: Luật, Nghị định, Thông tư ~ Các văn bản của Trung ương, UBND Thành phố
~ Các tài liệu liên quan đến vướng mắc khi thực hiện các thủ tục hành chính
~ Nguồn số liệu thứ cấp:
+ Điều kiện kinh tế xã hội, thu thập từ phòng kinh tế huyện Thạch Thất;
+ Hiện trạng sử dụng đắt và tình hình quản lý đắt đai, thu thập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội-Ch¡
nhánh huyện Thạch Thất,
+ Số liệu về tình hình cho các đơn vị thuê đắt trên địa bàn huyện thu thập tại
Chỉ cục Thuế khu vực Thạch Thắt-Quốc Oai,
+ Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Thất giai đoạn
2015-2019 thu thập tại Phòng Tài chính- Kế hoạch, Chỉ cục Thuế khu vực Thạch
'Thắt-Quốc Oai;
Trang 226.2 Các phương pháp nghiên cứu 6.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tac gid sưu tầm những nghiên cứu trong các công trình, tài liệu đã công bố
trong nước có liên quan tới đề tài quản lý thuế từ các nguồn như mạng internet, các
để tài thạc sĩ, tiến sĩ trong các thư viện, các cuốn sách đã xuất bản để hoàn thiện
phần lý luận của luận văn Ngoài ra, mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiễu lịch sử
nghiên cứu, nắm bắt những nội dung các tác giả đi trước đã làm, không mắt thời
gian lặp lại nhưng công việc mà tác giá đi trước đã thực hiện Nội dung phân tích có
thể bao gồm: phân tích tác giả, phân tích nội dung và tông hợp tài liệu
~ Các tài liệu được thu nhập bằng cách tìm, đọc, sao chép và được tác giả trích dẫn đầy đủ
~ Phương pháp này được sử dụng để tổng quan tài liệu, tìm kiếm các luận
chứng để hỗ trợ cho những lập luận trong nghiên cứu
Đối vối việc nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật giúp tác giả nắm bắt được những nội dung cần nghiên cứu, thu thập số liệu phù hợp với nội dung đề tài đạt được kết quả nghiên cứu
6.2.2 Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Luận văn đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa trên tài liệu đã được
công bố trên sách „ báo, tạp chí, trang Website của các bộ, ngành, mạng Intermet Ngoài ra dữ liệu thứ cắp cũng được lấy từ báo cáo tổng kết hàng năm của Chỉ cục Thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường_„ Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện , Văn
phòng đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh huyện Thạch Thắt, các cơ quan liên quan
trên địa bàn huyện Thạch Thất Các số liệu thống kê thích hợp thu thập được đề
nhằm mục đích phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ
và kết quả của hoạt động quản lý các khoản thu từ đất trong từng năm cụ thể của địa
phương Từ kết quả đó, chúng ta có thể tìm ra những vấn đề còn tồn tai, để xuất
những giải pháp phù hợp hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ đất cho thời
Trang 23Các số liệu điều tra thu thập được nhằm đưa ra các số liệu dẫn chứng cho thực
trạng quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất và chứng minh
cho những đánh giá của tác giả về công tác này 6.2.3 Phương pháp phân tích-tỗng hợp
~ Là phương pháp phô biến trong phân tích kinh tế được vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung qua tổng hợp, nhận xét, đánh
giá các kết quả phân tích về từng nội dung nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu một cách toàn diện các nội dung của quản lý các khoản thu từ đất
~ Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những
kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
ý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất
~ Phương pháp này được tác giả sử dụng nhiễu ở chương 3 khi phân tích thực
trạng quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất § Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận tải liệu
tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn để cơ bản về quản lý các khoản thu từ đất tại các chỉ
cục thuế ở Việt Nam
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đắt trên địa
ban huyện Thạch Thất
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý các khoản thu từ đất trên
Trang 24CHƯƠNG I
NHUNG VAN DE CO BAN VE QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TU DAT TAI CAC CHI CUC THUE 6 VIET NAM
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các khoản thu từ đất đai 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm các khoản thu từ đất đai
1.1.1.1 Khái niệm
Va Cuong (2012) định nghĩa: “?huế đất đai là một khoản phí tài chính bắt
buộc áp dụng cho người sử dụng đất đai phải nộp cho chính phú để tài trợ cho các
khoản chỉ tiêu công khác nhau ”
Đặng Văn Du (2017) đưa ra quan điểm: “Các khoản thư từ đất là việc thực
hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất nộp tiền thuê đắt hoặc tiền sử dụng
đất vào ngân sách nhà nước theo luật đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước Việc thực hiện các khoản thu từ đất giúp bảo đảm việc chấp hành các chính Ê quản lý thu, đảm bảo công bằng cho người dân và làm tăng ngân
sách pháp luật
sách nhà nước đông thời đề người sử dụng đất có ý thức sử dụng đất, đưa đất vào phục vụ sản xuất kinh doanh tiết kiệm hiệu quả ”
'Như vậy theo tác giả luận văn: Các khoản thu từ đất là các khoản kinh phí mà
tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước theo
quy định của pháp luật Tùy vào mục đích và diện tích sử dụng mà các khoản thu tit
đất các đối tượng nộp sẽ khác nhau
Hiện nay theo quy định, các khoản thu từ đất bao gồm:
~ Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đắt có thu tiền sir dung dat, cho
phép chuyên mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;
~ Tiển thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; ~ Thuế sử dụng đất;
~ Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
~ Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về dat dai;
Trang 25~ Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
1.1.1.2 Đặc điểm các khoản thu ngân sách nhà nước từ đắt
Đặc điểm các khoản thu từ đất đai (Nguyễn Thị Cúc, 2013) bao gồm:
Thứ nhất, nguồn thu từ đất gồm nhiều khoản thu trong hệ thống thuế Nhà nước Thứ hai, các khoản thu từ đất đai có phạm vi áp dụng rộng, đối tượng tác động rất lớn, đa dạng
Thứ ba, thủ tục hành chính với các khoản thu từ đất đai mang tính đặc thù cơ
bản Việc thu thuế đối với đất đai vừa được thực hiện thông qua cơ quan, tô chức, doanh nghiệp và vừa trực tiếp với người nộp thuế
1.1.1.3 Các hình thức khai thác nguôn thu từ đắt đai
a, Tiền sử dụng đắt
Khoản 21, Điều 3, Luật Đắt đai 2013 quy định: “21 Tiền sử dụng đất là số ít phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có
tiền mà người sử dụng
thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyển sử
dụng đắt” Nói cách khác tiền sử dụng đất là khoản tiền mà Nhà nước thu của
người sử dụng đắt khi được Nhà nước cho phép sử dụng đất mà thuộc các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tương đương với giá trị của quyền sử dụng đất mà
Nhà nước quy định Tiền sử dụng đất được xác định trên các căn cứ: diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đắt; mục
đích sử dụng đắt và giá dat thu tiền sử dụng đất Giá đất được áp dụng theo bảng giá
đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và công bồ vào ngày 01 tháng 01 hàng năm Việc quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước
(NSNN) từ tiền sử dụng đất được thực hiện thông qua các chính sách của Nhà nước, cụ thể là Chính sách thu tiền sử dụng đắt
Căn cứ Luật đất đai năm 2003, ngày 03/12/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 198/2004/NĐ-
Trang 26Để hướng dẫn việc thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai năm
2013, ngày 15/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy
định về thu tiền sử dụng đất có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 và chính thức thay thế 'Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/2/2004 của Chính phủ vẻ thu tiền sử dụng đất;
Nghị định 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
b, Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước
Thu tiền thuê đắt, thuê mặt nước là một trong những khoản thu của NSNN đối
với người sử dụng đất áp dụng trong trường hợp được Nhà nước cho thuê đất, thuê: mặt nước Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định, hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất Tiền thuê đắt, thuê mặt
nước là số tiền người sử dụng đất phải trả khi được Nhà nước cho thuê đắt, thuê mặt nước (dưới đây gọi chung là tiên thuê đất) trong một thời hạn nhất định
Tổ chức; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải nộp tiền thuê đất được chia ra 2 hình thức là nộp tiền thuê đất hàng năm và nộp tiền thuê đất 1 lần cho cả
thời gian thuê
Theo Luật đất đai 2003, Chính sách thu tiền thuê đất được quy định tại Nghị
định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê
mặt nước; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính Phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước
Ngày 15/05/2014, Căn cứ Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013, Chính Phủ ban
hành Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
“Theo đó, những điểm thay đổi cơ bản về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước như sau: Thứ nhất, theo căn cứ Quyết định số 3667/QĐ-UBND ngày 07/07/2014 của
UBND TP Hà Nội vẻ tỉ lệ phần trăm (%) đơn giá thuê đái
thuê đất hàng năm không thông qua hình thức đấu giá, thuê đất có mặt nước, thuê
Trang 27
đất để xây dựng công trình ngầm trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quyết định số 3153/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của UBND TP Hà Nội về việc sửa đổi một số
điều tại Quyết định số 3667/QĐ-UBND: tỉ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất (
hình thức thuê đất trả tiền hàng năm) đã được điều chỉnh từ mức chung là 1,5%
giá dat tinh thu tiền thuê đất sang các mức khác nhau phụ thuộc mục đích thuê đất,
cụ thể
+ Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất một năm là 1 % giá đất tính thu
tiền thuê đất đối với trường hợp mục đích sử dụng đắt thuê làm mặt bằng sản xuất, thuê đất để xây dựng kết cấu hạ tằng để chuyển nhượng hoặc cho thuê đất đã có hạ
tầng (bao gồm xây dựng kết cấu hạ tằng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu
kinh tế, khu dân cư nông thôn, khu dân cư đô thị và các trường hợp xây dựng kết cấu hạ tằng khác); thuê đất làm sân đường nội bộ, vườn hoa, phục vụ cho tòa nhà
nhà chung cư trong khu đô thị (không sử dụng để kinh doanh dịch vụ)
+Tÿ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất một năm là 1,4 % giá đất tính thu tiền thuê đất đối với trường hợp mục đích sử dụng đất thuê làm trụ sở, văn phòng
+ Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất một năm là 2% giá đất tính thu tiền thuê đất đối với trường hợp mục đích sử dụng đắt thuê làm mặt bằng kinh
doanh thuộc các ngành thương mại, địch vụ
+ Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất một năm là 0,5 % giá đất tính thu
tiễn thuê đất đối với trường hợp mục đích sử dụng đắt thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bản ưu
do Chính phủ quy định, địa bàn đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,
lầu tư theo danh mục
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
Thứ hai, đơn giản hóa việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất Căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường, điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương, Bảng
giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành và quy hoạch; hàng năm, Sở Tài chính chủ trì
xây dựng và trình UBND cấp tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất theo từng khu
Trang 2810
Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính trong xác định và điều chỉnh đơn giá thuê
dat Co quan Thuế căn cứ vào hỗ sơ địa chính, giá đắt tính thu tiền thuê đất, mức
lệ (%), hệ số điều chỉnh giá đất thực hiện xác định đơn giá thuê đất và thông báo số
tiễn thuê đất phải nộp cho người sử dụng đất khi nhà nước cho thuê đất hoặc điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết chu kỳ ổn định 05 năm theo quy định Đối với đất
xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước, Sở Tài chính chủ trì xây dựng, trình 'UBND cấp tỉnh ban hành mức thu tiền thuê đối với từng loại đắt này, trên cơ sở đó
cơ quan thuế thực hiện xác định đơn giá và số tiền thuê đất phải nộp
Thứ ne, hoàn thiện trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối tượng được nhà nước nhà
nước cho thuê đất nhưng được miễn, giảm tiền thuê đất Theo đó, nếu trong quá
trình quản lý, sử dụng đất không đáp ứng các điều kiện để được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước có nguyên nhân từ phía người thuê đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã được ghỉ tại quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đắt
nhưng không thuộc trường hợp bị thu hồi đắt theo quy định của pháp luật đắt đai thì phải thực hiện hoàn trả ngân sách Nhà nước số tiền thuê đất đã được miễn, giảm và
tiễn chậm nộp tính trên số tiền thuê đất được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
Thứ năm, theo quy định của Luật Đắt đai, Nhà nước sẽ chủ động thu hồi đất
theo quy hoạch, thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao
đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá hoặc không đấu giá Quỹ phát triển đất sẽ ứng vốn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện và hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn
Thứ sáu, đễ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhà nước cho
thuê đất, tại Nghị định này đã cho phép đối với các dự án thuê đất, thuê mặt nước trước ngày 01/7/2014 và đang trong thời gian ôn định đơn giá thuê đất mà đơn giá
thuê đất cao hơn đơn giá quy định tại Nghị định này thì được điều chỉnh đơn giá
theo Nghị định này kể từ ngày 01/01/2015 Đồng thời, cũng có quy định xử lý đối
Trang 29"
nhận đầu tư, Hợp đồng cho thuê đắt theo hướng đảm bảo cam kết của nhà nước và
phù hợp với điều kiện thực tiễn
Thứ bảy, thời gian nộp tiền thuê đất đối với thuê đất trả tiền hàng năm, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đã được điều chỉnh, quy định phủ hợp với
yêu cầu của thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho người thuê đắt thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước
Thứ tám, xử lý đứt điểm một số vấn đề còn tồn tại như: trường hợp đang sử
dụng đất vào sản xuất kinh doanh nhưng chưa có quyết định cho thuê đất và đang tạm nộp tiền thuê đất, hoặc đang tạm nộp tiền thuê đất do cơ quan nhà nước có thâm
quyền chưa duyệt giá đắt tính thu tiền thuê đắt theo quy định; trường hợp công ty
đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm trước ngày 01/01/2006 nhưng đã cho thuê lại đất thu tiền một lần cho
cả thời gian thuê
©, Thuế sử dụng đắt nông nghiệp
Tir nim 2003, Quốc hội có Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 về
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến 2010 Sau đó có Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về tiếp tục miễn, giảm thuế sử: dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2020 Số thuế sử dụng đất nông nghiệp
phát sinh hàng năm giai đoạn này là 0
dd, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
‘Thué nha, đất được thực hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Từ
năm 1991 đến 1994 Pháp lệnh về thuế nhà, đất được ban hành, thay đổi và bổ sung
ba lần Giai đoạn trước 1/1/2012, thuế nhà, đất được thực hiện theo quy định của
Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 31/7/1992 và pháp lệnh sửa đổi, bỗ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994 Theo đó thuế nhà, đất là thuế thu đối
với nhà và đất ở, đắt xây dựng công trình, được tính dựa trên diện tích, hạng đất và
giá thóc tại địa phương
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7
Trang 3012 48/2010/QH12, có hiệu lực thỉ hành từ ngày 01/01/2012 Đối tượng chịu thuế sử dụng đất PNN bao gồm: doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghi sản xuất, kinh ; đất làm mat bing xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản
ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị:
xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gồm; Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của
Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh
“Theo luật này, căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đắt tính thuế nhân với giá của ImỶ đất Giá của
1m? dat là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm Thuế suất được quy
định riêng đối với từng trường hợp cụ thể, biến động từ 0,03% - 0,2% e, Thuế thu nhập cá nhân liên quan đền bắt động sản
‘Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, luật sửa đổi bổ sung một số điều của
luật thế thu nhập cá nhân năm 2012, luật sửa đổi bổ sung một số điều của các loại luật về thuế 2014: Thu nhập chịu thuế từ chuyên nhượng bắt động sản (BĐS) được xác định bằng giá chuyển nhượng bắt động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bắt động sản và các chỉ phí liên quan
Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và các luật sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 nêu rð các trường hợp nhận chuyển nhượng trước ngày 01/01/2009, chỉ thu một lần
thuế thu nhập cá nhân của lần chuyển nhượng cuối cùng, các lần chuyển nhượng trước đó không thực hiện truy thu thuế Trường hợp chuyển nhượng từ ngày
01/01/2009 trở về sau thì thực hiện theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 fi Phi, lệ phí liên quan đến đắt
Lệ phí trước bạ: là khoản tiền mà cơ quan thuế thu của người được Nhà nước giao đất (gồm cả trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất khi được hợp thức hoá quyền sử dụng đất) hoặc khi được phép nhận chuyển quyền sử dụng đắt Thông tư
Trang 3113
từ ngày 1/4/2013 quy định Nhà nước thu 0,5% của giá trị quyền sử dụng đắt và chỉ
thu một lần khi xảy ra việc nhận chuyển quyền sử dụng đất
Lệ phí địa chính: là khoản tiền mà Nhà nước thu khi cơ quan Nhà nước có
thấm quyền thực hiện một trong các công việc về địa chính sau đây: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đắt (bao gồm cả cấp giấy hợp thức hoá quyền sử dụng đất);
chứng nhận đăng ký biến động về đất đai, bao gồm chứng nhận thay đổi về chủ sử
dụng đất, thay đổi về hình thé, diện tích thửa đắt, thay đổi về mục đích sử dụng đắt, trích lục hồ sơ địa chính, gồm trích lục bản đồ hoặc các văn bản cần thiết trong hồ
sơ địa chính theo yêu
g, Tién phat déi với các hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai
âu của người sử dụng đất
Tiền phạt đối với các hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai là khoản tiền mà
Nhà nước thu của người vi phạm pháp luật trong khi quản lý hoặc sử dụng đất đai
Nó có thể là tiền thu từ việc xử phạt hành chính khi vì phạm pháp luật về đất đai
hoặc tiền thu từ việc phải bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý:
và sử dụng đất đai
1.1.2 Vai trò của các khoản thụ từ đất dai
Vai trò của dat dai có thể được xem xét dưới nhiều góc độ: kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục, tính thần Luận văn này nghiên cứu đất đai dưới góc độ là nguồn
thu tải chính, do vậy mục tiêu chủ yếu và cơ bản là sử dụng đất đai phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước
Vai trò của các khoản thu từ đất đai (Nguyễn Thị Cúc, 2013) gồm:
.Một là, các khoản thu từ đất góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước, là nguồn thu ôn định, bền vững của ngân sách địa phương
Hai là, các khoản thu từ đất là công cụ quan trọng của Nhà nước góp phần
thực hiện quản lý đất dai, quản lý thị trường bắt động sản
“Thông qua thu các loại thuế liên quan đến đắt đã giúp Nhà nước nắm được
hoạt động mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có biện pháp quản lý thị
trường bất động sản để từ đó thực hiện điều tiết công bằng và quản lý của Nhà nước
Trang 3214
Ba là, các khoản thu từ đất tác động tích cực tới sản xuất kinh doanh, thu hút
vốn đầu tư: thông qua các ưu đãi về tiền sử dụng đất và tiền thuê đất đã góp phần
thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Bồn là, thực hiện chính sách công bằng xã hội: thông qua chính sách thu -
miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do mắt mùa, cho các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa; Miễn giảm thuế nhà đắt cho hộ nghèo, người có công với cách mạng
1.2 Quản lý các khoản thu từ đất
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản lý các khoản thu từ đắt 1.2.1.1 Khái niệm 'Võ Hồng Phúc (2007), cho rằng “Quản lý là sự tác thể quản lÿ tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chứ ¡ng có chủ đích của chủ liên kết các thành
viên trong tô chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất ”
Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội Bắt kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện
quản lý Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt
động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy
luật khách quan
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm: Quản by là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các nguôn lực, các thời cơ của tổ chức đề đạt mục tiêu đặt ra trong điều
kiện môi trường luôn biến động
TheoVa Cuong (2012): “Quản lý các khoản thu từ đất là quá trình nhà nước
sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế
đất vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng Phân lớn các khoản thu từ đất đều mang tính chất pháp chế, do đó đòi hỏi sự quản [ý chặt chẽ đề bắt buộc chủ thể nộp
thuế phí đắt đai phải tuân thủ thực hiện theo pháp luật ”
Quản lý các khoản thu từ đất được thực hiện theo pháp luật và dự toán Quá trình thực hiện thu và quản lý các khoản thu từ đất là một hệ thống gồm nhiều cơ
Trang 3315 Quản lý các khoản thu từ đất là quá trình nhà nước tại địa phương bao gồm Cục Thuế đồ i phân cấp và quản lý hoạt động thu thuế đất đai của các chỉ cục thuế cấp huyện với cấp tỉnh và Chỉ cục thuế đối với cấp huyện Cục thuế cấp tỉnh
Quản lý thu của Cục thuế đối với các khoản thu từ đất của các chỉ cục thuế là hoạt
động mang tính quyền lực của Cục Thuế, sử dụng các công cụ, chế tài pháp luật đề thực hiện công tác quản lý hoạt động thu các khoản thu từ đất của các chỉ cục thuế:
trực thuộc để đạt được hiệu quả cao nhất
Hiện nay trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sử dụng khái niệm quản lý thu
các khoản thu từ đất của các chỉ cục thuế: Ld quá trình chỉ cục thuế sử dụng quyển
lực đề huy động thu các khoản thuế phí từ đất đai từ người dân, các chủ sở hữu hợp
pháp theo quy định hiện hành của pháp luật, triển khai các nội dung xây dựng kế
hoach thu thi
lý hoạt động thu các khoản thu từ đất nhằm đảm bảo tính công bằng khu) ý tổ chức thực hiện thu thuế và kiểm tra giám sắt thu thuế để quản khích kinh tế xã hội tại địa phương phát triển 1.2.1.2 Mục tỉ Thứ nhắt, mục tiêu quản lý các khoản thu từ đắt là bảo đảm thực hiện tốt nhất âu
ddự toán thu ngân sách Dự toán thu ngân sách do chính những cơ quan sử dụng trực
tiếp ngân sách Nhà nước lập dự toán cụ thẻ là UBND các cấp, được lập cùng thời
điểm lập dự toán ngân sách Nhà nước và được thực hiện cùng thời gian của năm ngân sách
Thứ hai, Quan lý các khoản thu từ đắt phải đảm bảo thì hành nghiêm pháp luật
về đất đai và phát huy được vai trò tích cực của ngun thu từ đất
'Yêu cầu quản lý nguồn thu từ đất gồm các yêu cầu về thu đúng, thu đủ, thu kip
thời Thu đúng theo nghĩa vụ tài chính về đất đai của đối tượng sử dụng đất Thu đủ
số tiền phải nộp Thu kịp thời theo đúng thời điểi
theo quy định của pháp luật về
nghĩa vụ tài chính phải nộp
Quản lý các khoản thu từ đất phải tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý thu và
người nộp thuế, tối thiểu hóa chỉ phí hành thu, tiết kiệm thời gian cho người nộp thuế và thu thuế thông qua bộ máy quản lý hiệu quả đồng thời cải cách quá trình thu
Trang 3416
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô của Nhà nước, phải gắn với thực tế
và thực hiện các mục tiêu kinh tế
1.2.2 Nội dung quản lý các khoản thu từ đất đai tại Chỉ cục Thuế 1.2.2.1 Lập kế hoạch Để thực hiện quản lý và thu các khoản thu từ đất trên địa bàn, Cơ quan quản ä hội lý Thuế phải thực hiện các công việc sau: ~ Lập dự toán thu + Phân tích khả năng nguồn lực có thể huy động cho hoạt động quản lý thu các khoản thu từ đất
+ Phân tích biến động kinh tế xã hội, sự thay đổi các chính sách thuế liên quan
đến đắt đai, tình hình hoạt động trên thực tế của các đối tượng nộp các khoản thu từ đất tại địa phương
+ Xác định khả năng thu thực tế của năm Ngân sách và những năm tiếp theo + Phan tích hành vi tuân thủ thuế của các đối tượng nộp thuế trong những năm qua
~ Kế hoạch thu: Để công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn được hiệu quả, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Chi cục Thuế cần xây dựng
kế hoạch thu, rà soát, nắm chắc các đối tượng, nguồn thu trên địa bản, khai thác các nguồn thu còn tiềm năng, thực hiện tổng thể các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ,
thu kịp thời các khoản phát sinh vào ngân sách Nhà nước 1.2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch ~ Thực hiện nội dung, chương trình kế hoạch, triển khai thực hiện, hướng dẫn tực hiện chính sách thu, các thủ tục hành chính liên quan đến các khoản thu từ thuế sử dụng đất
hoặc phối hợp với các phòng chức năng hướng dẫn người nộp thuế
nông nghiệp, thuế nhà đắt (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp), thu tiền sử dụng đất,
thu tiền thuê đắt, thu lệ phí trước bạ đất, kể cả tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước
trên địa ban Cụ thể
+ Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Trang 3517
thu từ đắt, thông tin, hướng dẫn để đối tượng nộp thuế hiểu biết đầy đủ các quy định
về chính sách thuế liên quan đến đất đai và thủ tục hành chính thuế
.Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế liên quan đến các
khoản thu từ đất cho đối tượng nộp thuế và mọi tằng lớp dân cư trong xã hội để làm cho các cắp các ngành và mọi người dân hiểu biết về các khoản nghĩa vụ tải chính liên quan đến đắt đai, thực hiện pháp luật thuế và lên án những hành vi vi phạm
pháp luật thuế, hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý các khoản thu từ đất
+ Quản lý đăng ký, kê khai nộp thuế
Quản lý đăng ký, kê khai nộp thuế của các khoản thu liên quan đến đất đai bao gồm hoạt động quản lý tờ khai của người nộp thuế, từ đó làm cơ sở để tính tốn và ra thơng báo để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với ngân
sách Nhà nước
+ Tổ chức thực hiện thu thuế
Căn cứ trên thông tin đăng ký, kê khai của người sử dụng đất, cơ quan thuế tổ
chức thực hiện công tác thu các khoản từ đất bao gồm việc tính toán, xác định số tiền thuế phải nộp và ra thông báo đến người nộp thuế Công việc này có thể được cán bộ thuế làm và thông báo trực tiếp tới người nộp thuế, hoặc phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tùy đặc thù của từng sắc thuế trong các khoản thu từ đắt
+ Giám sát việc thực hiện chấp hành chính sách thuế đối với các khoản thu từ
đất đai của người sử dụng đắt và thực hiện quyết toán thuế hàng năm
~ Ngoài ra, cán bộ quản lý phải thực hiện công tác kiểm tra các hỗ sơ miễn, giảm các khoản thu từ đất chuyển hoặc trình cắp có thắm quyền xem xét, quyết định
theo quy định của pháp luật
~ Phối hợp với các bộ phận chức năng giải đáp các vướng mắc của người nộp
thuế liên quan đến các khoản thu từ đất
Trang 3618
1.2.2.3 Kiém tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch
~ Theo đõi, tổng hợp, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện dự toán thu
các khoản thu từ đất: từng quý, căn cứ số thu ngân sách của các khoản thu từ đất, so sánh với dự toán được giao, so sánh với số phải thu trên số bộ được lập đầu năm, đánh giá kết quả thu Từ đó, có kế hoạch đôn đốc thu (đối với trường hợp
chưa hoàn thành dự toán của kỳ) hoặc giao tăng thu (đối với trường hợp đã hoàn thành dự toán)
~ Tổng hợp số nợ các khoản thu từ đất, so sánh với số phải thu,đánh giá
nợ đọng, xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, đôn đốc nợ,
chống thắt thu các khoản thu từ đất
~ Theo dõi công tác xác định nghĩa vụ tài chính đối với chuyển quyền sử dụng nhà đất đã đúng chính sách, đúng thời gian quy định chưa Điều chỉnh kế hoạch
công việc để đảm bảo hồn thành cơng việc dúng quy định
~ Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chính sách thu các khoản thu từ đất,
L kiến nghị
cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính
quy trình nghiệp vụ, biện pháp quản lý các khoản thu từ đất, và
sách thu, quy trình nghiệp vụ, biện pháp quản lý các khoản thu từ đất; nghiên cứu,
đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả các khoản thu từ đất
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đắt
Đánh giá công tác quản lý các khoản thu từ đất là một trong những nội dung
quan trọng đối với quản lý các khoản thu từ đất Mục đích đánh giá này để xác định kết quả thực hiện nội dung quản lý các khoản thu từ đất
Đánh giá quản lý các khoản thu từ đất phải xem xét trong mối liên hệ về kết quả
đạt được giữa các mục tiêu quản lý, chức năng quản lý và nội dung quản lý các khoản thu từ đất và qua đánh giá, xem xét những tác động, rút ra những bài học trong quá trình quản lý các khoản thu từ đất Trong đó, các mục tiêu quản lý các khoản thu từ đất tăng trưởng nhanh, hiệu quả, an toàn, bền vững, đúng định hướng, đúng pháp luật,
đảm bảo công bằng, minh bạch, hài hòa các lợi ích phải gắn liền với thực hiện các
Trang 3719
Từ các mối liên hệ trên và vận dụng các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước
các tiêu chí về hiệu lực, hiệu quả, sự công bằng, sự duy trì một cách bền vững ta có thể tổng hợp các tiêu chí đánh giá quản lý các khoản thu từ đất bao gồm: Tiêu chí
hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp và tiêu chí công bằng:
Các tiêu chí quản lý các khoản thu từ đất được vận dụng và đánh giá dựa trên cơ sở như sau:
Thứ nhất, Tiêu chí hiệu lực
Hiệu lực quản lý các khoản thu từ đất chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ Cơ quan thuế trong công tác thu các khoản thu từ đất; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của cơ quan thuế và uy tín
của cơ quan thuế trong quản lý các khoản thu từ đất Xem xét mức độ tuân thủ về thủ tục thu của các chỉ cục thuế, quy định pháp luật về quản lý các khoản thu từ đất
Đồng thời đánh giá việc tuân thủ các mức quy định theo các tiêu chí, chỉ tiêu chính
yếu để quản lý các khoản thu từ đất Đánh giá mức độ thực hiện việc tổ chức xây dựng và quản lý các khoản thu từ đất, mức độ ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo điều kiện pháp lý cho quản lý các khoản thu từ đất; mức độ thực hiện
kiểm tra, thanh tra, giám sát có thường xuyên hay buông lỏng trong quản lý các
khoản thu từ đất
Thứ hai, Tiêu chí hiệu quả
“rong công tác xây dựng, ban hành các quy định pháp luật, tao khung pháp lý
ổn định lâu dài, ít điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin
pháp luật góp phân gia tăng hiệu quả quản lý các khoản thu từ đất Hoạt động điều
hành của Nhà nước tạo thuận lợi cho các hoạt động quản lý các khoản thu từ đất
Đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngoài việc xử lý nghiêm, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật còn tiến hành phân tích, đánh giá, tìm
ra những hạn chế trong công tác định hướng, ban hành pháp luật và điều hành của
Nha nước đẻ hiệu chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho quản lý các khoản thu từ đất
Trang 3820
Thứ ba, Tiêu chí phù hợp
“Tiêu chí phù hợp trong quản lý các khoản thu từ đất bao gồm: Sự phù hợp của
các chỉ tiêu; các quy định của pháp luật có nội dung bên trong phủ hợp nhau, sự phù hợp giữa luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện, sự phủ hợp giữa các quy định
quản lý các khoản thu từ đất với các quy định pháp luật khác; phủ hợp vẻ nội dung,
phương pháp điều hành; sự phù hợp về nội dung, phương thức, hình thức, kiểm tra,
thanh tra, giám sát
Sự phù hợp của các chỉ tiêu định hướng: Sự phủ hợp các tiêu chí cắp xét phân
loại các khoản thu từ đất đai, phù hợp với tình hình thực tế của các đối tượng nộp
thuế phí đất đai Nếu tiêu chí công nhận phân loại, mức đánh thuế đối với đất đai
không phù hợp, sẽ dẫn đến sự trì trệ về kinh tế
Sự phủ hợp về nội dung, phương pháp điều hành: Hoạt động điều tiết của cơ
quan thuế về quản lý các khoản thu từ đất cần có sự phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh
tiến độ hoạt động cho phủ hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và dự toán thu của cơ
quan thuế đối với các khoản thu từ đất hàng năm
Trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát trong quá trình quản lý các khoản thu từ đất, cần vận dụng phi hợp giữa nội dung và phương thức thanh tra,
giám sát; Thực hiện hoạt động giám sát từ xa, hoạt động thanh tra tại chỗ phù hợp
với từng nội dung thanh tra, giám sát theo nguyên tắc kết hợp Thứ tư, Tiêu chí công bằng
Tiêu chí công bằng trong quản lý các khoản thu từ đất đòi hỏi sự cân đối về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Việc đảm bảo công bằng, lợi ích cho các người sử dụng đất và lợi ích chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng thúc đầy việc thu các khoản thu từ đất của chỉ cục thuế
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các nguồn thu
từ đất đai
1.3.1 Nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Đội ngũ làm công tác quản lý thu của cơ quan thuế
Công tác quản lý thu NSNN được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ làm công tác
Trang 3921
các chính sách cũng như công tác thu NSNN Chính vì vậy, năng lực quản lý của
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN các cấp ảnh hưởng to lớn đến công tác quản lý thu NSNN:
Việc nắm trong tay tắt cả công cụ, nhiệm vụ mỗi hành động của đội ngũ các nhà quản lý đều tác động hoặc tích cực, hoặc tiêu cực đến công tác thực hiện các
đường lối chính sách của cả bộ máy Nếu năng lực, trình độ của các nhà quản lý: cảng cao thì việc quản lý càng được đảm bảo và quy trình thực hiện đều đáp ứng, yêu cầu theo quy định của pháp luật và những vấn đẻ thực tiễn đặt ra; ngược lại
năng lực yếu kém thì công tác quản lý cũng không tránh khỏi hạn chế và vê kém
1.3.1.2 Đội ngũ nhân lực làm công tác thu các khoản thu về đắt t
Việc tô chức cơ cấu đội ngũ cán bộ làm công tác thu thuế từ đá tùy điều kiện nhân lực, diện tích địa bàn và yêu cầu tính chất thuế đất đai sẽ khác nhau Nếu tô chức tốt đội ngũ với đầy đủ nhân lực, phối hợp đồng bộ sẽ giúp công tác thu các
khoản từ đất được thực hiện tốt và ngược lại
1.3.1.2 Trang thiết bị quan lý thu của cơ quan thuế trang bị
Co sở vật chất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của cơ quan
thuế đối với các khoản thu từ đất của các chỉ cục thuế, làm thay đổi giảm chỉ phí việc thực hiện quản lý thuế Một hệ thống thuế hiệu quả còn được đánh giá thông
qua chỉ phí phải bỏ ra để thu được thuế Từ chỉ phí thực hiện công tác thu, duy trì
bộ máy đều cần được cân nhắc và thiết kế sao cho phủ hợp
Công nghệ thông tin, hệ thống hỗ trợ quản lý thu thuế của địa phương: Việc quản lý thu thuế tại Cục Thuế rất cần các công cụ hỗ trợ thông tin lưu trữ cũng như
sổ sách, chứng từ điện tử Day la yéu t6 quan trọng, công nghệ và hệ thống hỗ trợ cảng hiện địa thì công tác quản lý thu thuế cảng thuận lợi và ngược lại
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1 Hệ thống luật và chính sách về thuế
Hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực
Trang 402
bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất Do tính chất phức tạp và phạm
vi rộng lớn của chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước không thể trực tiếp tham gia
vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà thực hiện quản lý mang tầm vĩ mô và mang tính hành chính - kinh tế, vì thế trong việc quản lý thu các khoản thu về đất không thể thiếu hệ thống pháp luật Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và
đủ mạnh Nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội Luật thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, các văn bản quy định phạm vi, đối tượng thu thuế đất
đai của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vu thu, quản lý thu của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp
hành và quyết toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thắm quyển của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu các khoản thu về đất Các văn bản này
có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý các khoản thu từ đất trên một địa bản nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù
hợp với điều kiện thực tế thi công tác quản lý các khoản thu từ đất mới đạt được
hiệu quả
1.3.2.2 Sự tuân thủ và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người sử
dụng đất
Nộp thuế là nghĩa vụ của người dân nói chung và người sử dụng đất nói riêng Ý thức tuân thủ và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người sử dụng đất càng
cao thì quản lý các khoản thu từ đất cảng thuân lợi ngược lại ý thức chấp hành pháp
luật về thuế của người sử dụng đất chưa đúng mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
quản lý các khoản thu từ đất, kéo dài thời gian và phải áp dụng các hình thức cưỡng,
chế nợ thuế Mục tiêu công tác quản lý thu thuế là tập trung huy động đầy đủ,
thời nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và
phát triển nguồn thu Sự tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của các đối