1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

142 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 47,3 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Giải pháp phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động vay vốn thông qua chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động vay vốn thông qua chương trình tín dụng với HSSV tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Lào Cai gaii đoạn 2017-2019 từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó; đề xuất các gaiir pháp góp phần phát triển hoạt động vay vốn thông qua chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHSCXH - Chi nhánh Lào Cai đến hết năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

AI HOC KINH TE QUOC DAN

TT THONG TIN THU VIEN

TRAN HUY HOANG

GIAI PHAP PHAT TRIEN CHUONG TRINH TiN DUNG ĐÓI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TAI NGAN HANG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn luận văn: TS NGUYÊN TUẦN ANH

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TT THONG TIN THU VIEN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng _ năm 2020

Học viên

uly

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn và trí ân sâu sắc đối với sự quan tâm, hướng dẫn

tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Tuấn Anh đã giúp tơi hồn thành luận

văn này

“Trong quá trình làm luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ

lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bản luận văn không tránh

khỏi có những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo

và các nhà khoa học để bản luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Ha Noi, ngay thing năm 2020 Học viên

hy —

Trang 5

BV14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO _ - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2020

BAO CAO CHÍNH SỬA, HỒN THIỆN LUẬN VAN

'THEO YÊU CÀU CỦA HỘI ĐÔNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP

Họ và tên: Trần Huy Hoàng Mã HV: CH270666

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Tuấn Anh Chuyên ngành: Tài chính-ngân hàng, Tén dé tài luận văn: Giải pháp phát triển Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

Căn cứ quyết nghị tại buổi họp ngày (được thành lập theo Quyết định số ngày

tế Quốc dân), học viên đã chỉnh sửa, hoàn thiện luận văn theo các nội dung như sau:

'Nội dung HV đã chỉnh sửa, bổ sung | Thể hiện trong / 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh 'Yêu cầu bổ sung, sửa chữa

STT TT dls een ex hoặc giải trình lý do nếu muốn bảo _ | luận văn (ghi rỡ

của Hội đông đánh giá lưu ý kiến ban đầu số dẳng số rang)

1 | Rà soát lại trùng lặp các nội | HV đã bỏ phần trùng lặp nội dung | Dòng _ 21-27

dung trong luận văn trong phan 1.1.2 (trang 5) 2 | Bỏ tất cả những phần đề cập đến | HV đã bỏ các phần liên quan tới tính

tính hiệu quả hiệu quả

3 | Rà soát sự mâu thuẫn trong bảng | HV đã rà soát lại bảng số liệu HV giải 2.5 về các nhận xét đánh giá về | trình lý do dư nợ quá hạn giữ nguyên

nợ quá hạn (trang 61) nhưng tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 1 phần là

vì dư nợ giảm qua các năm nên tỷ lệ nợ

quá hạn tăng và qua thực tế tìm hiểu một

số hộ gia đình đã giải quyết xong nợ quá

'hạn từ năm trước nhưng năm sau tiếp tục

có hộ khác có nợ quá hạn với số lượng

tương ứng nên số dư nợ quá hạn qua các

năm hầu như giữ nguyên

4 | Rà soát lỗi chính tả HV da ra soát lại các lỗi chính tả Dòng 2 trang 18

5 | Rà soát trường hợp Việt Nam tại | HV đã rà soát lại nội dung Chương 1 Chương l

6 | Bổ sung tài liệu tham khảo 'HV đã bỏ phần thứ 3 tại mục tài liệu | Trang 98 tham khảo HV đã bỏ sung phần tài

liệu tham khảo số thứ tự thứ 13 và 14 Học viên

ler

Trang 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“RƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

YEU CÀU CỦA HỘI ĐÒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ

'Về: Những điểm cần sửa chữa bổ sung trước khi nộp luận văn chính thức cho Viện Đào tạo Sau đại học Cam kết của Học viên 1 2 Chủ tịch Hội đồng, j⁄ PGS.TS Cao Thị ý Nhi Trần Huy Hoàng

Học viên có trách nhiệm chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đằng chấm luận văn Trong trường hợp không chỉnh sửa, học viên sẽ không được công nhận kết quả bảo vệ

Học viên phải đáng bởnyêu cầu chỉnh sàa này cùng 02 bản nhện số phần biện vào tước Mục lục của Qupin lun vn chin thức nộp co Viện ĐTSDH

Trang 7

Nhận xét luận văn Thạc sỹ Tài chính ~ Ngân hàng

Đề tài “Giải pháp phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai”

Học viên: Trần Huy Hoàng

Chuyên ngành: Tài chính — Ngan hang Phản biện 2: TS Lục Diệu Khánh

1 Về tính cắp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

'Nhân lực là một trong ba yếu tố quyết định mức sản suất của một nền kinh tế, Đào

tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội là một chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Một trong những giải pháp cho vấn đề

này là việc triển khai chính sách tín dụng học sinh sinh viên (HSSV) của Ngân hàng chính sách xã hội (NH CSXH) giúp các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có

hoàn cảnh khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính để con em các gia đình này

có thể hoàn thành chương trình học tập Chương trình này còn có ý nghĩa thiết thực góp phần thúc đây phong trào học tập ở cdc dia phương nghèo, vùng sâu, vùng xa,

vùng miền núi và tạo sự bình đẳng nhất định trong việc tiếp cận giáo dục đào tạo

của HSSV các vùng này Do vậy, việc học viên lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội

tỉnh Lào Cai” — một tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn - theo tôi là có ý

nghĩa thiết thực cho việc quản lý, đánh giá, phát triển hoạt động của NH CSXH tỉnh Lào Cai cũng như có ý nghĩa khoa học, thực tiễn nhất định cho việc áp dụng tại các

địa phương khác

~ _ Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình tín dụng HSSV tại Ngân hàng CSXH Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019 Qua những luận giải phân tích số liệu trong luận

văn, lấy phiếu điều tra khảo sát ý kiến SV Trường Cao đẳng Lào Cai và những kết

quả nghiên cứu của luận văn thì cho thấy sự không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đây mà tôi đã biết

Trang 8

2 Về phương pháp nghiên cứu:

~_ Học viên đã sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê,so sánh, mô tả,

phân tích để phân tích các số liệu thu thập và kết quả khảo sát ý kiến

~ _ VỀ tư liệu tham khảo, nhìn chung luận văn đã có định hướng đúng và có danh mục

khá đầy đủ cho các trích dẫn trong luận văn Học viên đã có nêu các số liệu về hoạt

động tín dụng HSSV của tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An nhưng chưa nêu rõ nguồn tư liệu tham khảo

3 Về kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn:

« _ VỀ hình thức của Luận văn:

+ Luận văn gồm 101 trang, theo kết cấu truyền thống gồm 3 chương Chương 1

trình bày những vấn đề cơ bản về chương trình tín dụng đối với HSSV tại Ngân hàng CSXH và kinh nghiệm hoạt động này tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Chương 2 học viên phân tích tình hình tại Ngân hàng CSXH Lào Cai, đưa ra những hạn chế

của hoạt động, nguyên nhân các hạn chế này để từ đó có được các giải pháp tại

chương 3

+ Nhìn chung luận văn đã thể hiện học viên nắm bắt được tình hình tín dụng HSSV

tại Ngân hàng CSXH Lào Cai nhưng cách trình bày còn chưa hoàn toàn mạch lạc,

một số ý còn bị trùng lắp

+ Các Biểu, Bảng, Sơ Đồ được trình bày đúng quy cách, khá rõ ràng Tuy nhiên vẫn

còn một số lỗi chính tả, lỗi đánh máy

«_ Kết quả nghiên cứu đã đạt được và một số điểm có thể cải thiện:

+ Học viên đã hệ thống được các văn bản, chính sách điều chỉnh hoạt động tín dụng 1ISSV của Ngân hàng CSXH Học viên đưa một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín dụng HSSV, tuy nhiên một số chỉ tiêu được nêu ở Chương 1 nhưng đã không

được áp dụng để đánh giá tình hình thực tế của Lào Cai ở Chương 2, ví dụ như: Tỷ

lệ HSSV trong diện chính sách được vay vốn tại NH CSXH, tỷ lệ HSSV phân theo

đối tượng thụ hưởng (hộ nghèo, cận nghèo ) được vay vốn ngân hàng

+ Học viên đã trình bày được quy trình cho vay đối với HSSV, phân tích thực trạng

hoạt động tín dụng HSSV trong giai đoạn 2017-2019, các vấn đề phát sinh và biện pháp của NHCSXH Lào Cai thể hiện sự am hiểu nhất định về đề tài nghiên cứu Tuy nhiên tôi thấy học viên cần bổ sung một số số liệu/chỉ tiêu sau để việc đánh giá

Trang 9

'Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn;

Số lượng HSSV tại các đối tượng này;

Số lượng HSSV chung của tỉnh; Dư nợ theo đối tượng thụ hưởng

Dy ng theo địa bàn HSSV đang theo học (tại Lào Cai, tại các thành phố)

'Ngoài ra một số giải thích còn cần kỹ lưỡng hơn tại trang 49 liên quan số HSSV vay

vốn giảm là do 02 văn bản số 2287 và 2547 của NHCSXH năm 2010 về điều kiện

cho vay đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì nguyên nhân NHCSXH không,

có sửa đổi chính sách này dù đã ban hành khá lâu?

Với nội dung Phiếu điều tra khảo sát ý kiến 200 sinh viên Cao đẳng Lào Cai thì liệu

đây có phải là “khảo sát chất lượng”? Học viên có thể trình bày kết quả dưới dạng bảng để người đọc thuận tiện theo dõi

+ Trong Chương 3 học viên đã có phân tích, lý giải và đề xuất một số giải pháp theo tôi là có tính kha thi cho việc phát triển tín dụng HSSV tại NHCSXH Lào Cai Tuy

nhiên cần có chỉnh sửa một số nội dung sau: Về dự báo nhu cầu vay vốn của HSSV

Lào Cai giai đoạn 2020-2025 cần viết lại cho rõ hơn Nghiên cứu và trình bày lại

giải pháp 3.2.2 về tăng nguồn vốn cho NHCSXH Lao Cai (huy động vốn qua thị trường vốn quốc tế) Xem lại kiến nghị với Chính phủ hay là với NHCSXH TW? Câu hỏi: Tình hình tăng trưởng kinh tế và biến động số hộ thuộc đối tượng cho vay

HSSV của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tín dụng HSSV của NHCSXH Lào Cai?

Kết luận chung: Nội dung và khối lượng công việc của luận văn là phù hợp và đáp ứng

được yêu cầu của một luận văn thạc sĩ Mặc dù còn có một số điểm khiếm khuyết như đã

nêu và học viên cần chỉnh sửa trước khi nôp bản cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy

học viên đã rất nỗ lực và nếu bảo vệ thành công trước hội đồng thì xin đề nghị nhà trường

công nhận học vị thạc sỹ cho học viên

Trang 10

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Học viên: Trần Huy Hoàng

Tên đề tài: “Giải pháp phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai”

Chuyên ngành: Tài chính — Ngân hàng, Mã số 60.31.12 Người nhận xét: TS Nguyễn Thị Hoài Phương — Phản biện 1

Sau khi đọc kỹ bản chính luận văn thạc sĩ kinh tế về “Giải pháp phát triển

chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tín dụng cho HSSV là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà

nước nhằm thực hiện quốc sách về giáo dục - đào tạo Sau 13 năm thực hiện

chương trình đã mang lại những hiệu quả xã hội thiết thực, qua đó đã góp phần xây

dựng nguồn nhân lực đào tạo có trình độ, kiến thức phục vụ đất nước Được thành

lập từ năm 2003, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai đã có những đóng góp

tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Chương trình tín dụng dành cho đối tượng HSSV của NHCSXH tỉnh Lào Cai đã góp phần nâng cao trình độ

dân trí cho đối tượng HSSV, đặc biệt là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn Tuy nhiên hoạt động tín dụng cho HSSV tại Ngân hàng chính sách xã hội

tỉnh Lào Cai thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như vốn

vay chưa được sử dụng đúng mục đích, công tác quản lý nợ vay và xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu quả cao

Bởi vậy, theo tôi đề tài mà học viên Trần Huy Hoàng lựa chọn trên đây nhằm tìm kiếm giải pháp phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh

viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai là đáp ứng yêu cầu cả lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

2 Kết quả chủ yếu của luận văn

~ Thứ nhất, tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về chương trình tín dụng đối với HSSV tại Ngân hàng Chính sách xã hội như khái niệm, đặc điểm, vai trò

của chương trình tín dụng đối với HSSV Tác giả cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá

và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chương trình tín dụng đối với HSSV Các bài học kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình tín dụng đối với HSSV đã

Trang 11

Đây là những địa bàn có truyền thống hiếu học, đời sống người dân tương đối khó

khăn nên theo tôi sự lựa chọn này là phù hợp

- Thứ hai, tác giả đã trình bày khá rõ thực trạng phát triển chương trình tín dụng đối với HSSV tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai trong giai đoạn

2017 — 2019 Cụ thể các văn bản pháp luật được sử dụng có liên quan đến tín dụng HSSV hiện hành, thực trạng về quy trình cho vay đối với HSSV, bộ máy thực hiện

cho vay, kết quả thực hiện cho vay HSSV: số lượng HSSV được vay, dư nợ cho vay HSSV, chất lượng các khoản vay Trên cơ sở thực trạng đó tác giả đã có

những đánh giá khách quan về kết quả đạt được, đặc biệt là phát hiện một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với HSSV tại ngân hàng

~ Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với HSSV tại NHCS Xã hội tỉnh Lào Cai, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển chương trình tín dụng đối với HSSV trong những năm tới Các giải pháp và kiến nghị nhìn chung có cơ sở khoa học

3 Hạn chế của luận văn

Bên cạnh những kết quả trên, luận văn còn một số hạn chế như sau:

- Dé tai tập trung vào phát triển chương trình tín dụng đối với HSSV vi vậy tác giả cần rà soát lại những chỗ có đề cập đến tính hiệu quả của chương trình tín dụng (VD trong tính cấp thiết)

~ _ Viết lại phương pháp nghiên cứu: bỏ phương pháp duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử

~_ Trong phần lý thuyết, khi phân tích về đặc điểm chương trình tín dụng, cho vay HSSV không viết về các quy định của Việt Nam

- Rà soát lại một số nội dung bị trùng lặp: VD trong phần vai trò của chương trình tín dụng đối với HSSV phần vai trò đối với NHCSXH và vai trò đối với hệ thống giáo dục đào tạo có nội dung trùng lặp với vai trò đối với HSSV và vai trò đối với xã hội

~ _ Sửa lại các chỉ tiêu và nhân tố chính tác động đến phát triển chương trình tín dụng đối với HSSV chứ không phải nhân tố chính tác động đến

chương trình tín dụng

~ _ Rà soát bỏ 1 số phần không cần thiết như phân tích về dư nợ cho vay các

tổ chức Hội đoàn thể

Trang 12

~_ Trong bảng 2.5 Dư nợ quá hạn HSSV gần như không đổi, nhưng dư nợ

cho vay giảm dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng: 0,25%, 0,34%, 0,51%

Do vậy tác giả nhận xét có được kết quả nợ quá hạn giữ nguyên mà có xu hướng giảm là tốt do NHCS XH tỉnh Lào Cai đã có những giải pháp

quyết liệt để thu hồi nợ là chưa chính xác

~_ Còn tồn tại một số mâu thuẫn như trong phần hạn chế (trg 61) phần đầu

thì tác giả nhận định nợ quá hạn qua các năm có xu hướng giảm, sau đó lại nói nợ quá hạn có xu hướng tăng

~ _ Tập trung vào những giải pháp và kiến nghị trọng tâm, giải quyết vấn đề

nghiên cứu

Một số nhận xét khác

~ Luận văn được kết cầu hợp lý, phương pháp nghiên cứu phù hợp

- Luận văn phù hợp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng

~ Số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng

~_ Nội dung luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học khác mà

tôi được biết

4 Đánh giá chung

Luận văn đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của luận văn thạc sĩ kinh tế

Nếu bảo vệ tốt trước Hội đồng, học viên Trần Huy Hoàng xứng đáng được nhận học vị thạc sĩ kinh tế của trường đại học Kinh tế quốc dân

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2020 Người nhận xét

#

Trang 13

Câu hỏi: 1 Theo tác giả giải pháp ưu tiên nhằm giúp chương trình cho vay của NHCS XH phát triển bền vững là gì? 2 Trong trường hợp sinh viên ra trường không tìm được việc làm thì hoạt động thu nợ thực hiện ntn?

3 Hoạt động kiểm tra giám sát sau giải ngân của đối tượng HSSV khác gì so

Trang 14

Document Viewer Turnitin Báo cáo Độc sáng hy khi Song

gan Tnển Hua Hang

LUAN VAN Bởi Huy Hoàng Trần TH an Cotet tone dies | pores eae, | Bence TRỊO _bạo gồm trích dẫn be sb eeu ine ud < 20 chế độ: | ri-r-~—T=-T—T-TREEGIL-—-T—1 NET) | 3% match (Internet từ 27-thg 2-2019) tn(0vhsp,oro.vn 1% match (internet từ 28-thg 6-2020) _Đlai/lanchicongthuang.vn

1% match (Submitted to Cong Doan University)

‘Submitted to Cong Doan University

1Ñ con: ti co kW G022 S000)

“1% match (Internet từ 05-thg 10-2018) "Hữa://hoInongdan.org.vn

1% match (bài của học sinh từ 04-thg 1-2018)

1% match (Submitted to Thuong Mai University) ‘Submitted to Thuong Mai University “<1% match (Internet từ 07-thg 8-2015)

http://youthneu,edu.vn

-<1% match (Internet từ 19-thg 4-2014) htte://vbsp.ora.vn

“<1% makch (bài của học sinh từ 11-thg 4-2019) ‘Submitted to Banking Academy on 2019-04-11

<<1% match (Internet ti 12-thg 6-2011) http://www vbsp.org.vn

‘<1% match (Internet tif 25-thg 1-2020) http:/luanvan,net.vn

<<1% match (Submitted to Thuong Mal University) ‘Submitted to Thuong Mai University

Trang 15

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

DANH MUC BANG, BIEU DO, SO DO

TOM TAT LUAN VAN

MỞ ĐÀU : CHUONG 1 NHUNG VAN DE CO BAN VE CHUONG TRINH TiN DUNG DOI VOI HQC SINH SINH VIEN TAI NGAN HANG CHiNH SÁCH XÃ HỘI 1.1 Tổng quan về Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên 1.1.1 Khái 1.1.2 Đặc điểm của Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên lệm về tín dụng đối với học sinh sinh viên

1.1.3 Vai trò của Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên

1.2 Các chỉ tiêu và nhân tố chính tác động đến Chương trình tt

với học sinh sinh viên

1.2.1 Các chỉ tiêu

1.2.2 Các nhân t6

1.3 Kinh nghiệm phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên của một số tỉnh thành và bài học rút ra cho Ngân hàng Chính sách xã hội

tĩnh Lào Cai 22

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên

của một số tỉnh thành 128

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai 26

CHUONG 2 THUC TRANG PHAT TRIEN CHUONG TRINH TiN DỤNG ĐÓI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI 228

Trang 16

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách

xã hội tỉnh Lào C;

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng

2.1.3 Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội : 2.2 Tình hình triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên những năm qua của Ngân hàng Chính sách xã hội 34 2.3 Thực trạng Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

2.3.1 Thực trạng pháp luật, chính sách, các quy định có liên quan đến tín dụng hoe sinh sinh vi

2.3.2 Thực trạng về quy trình cho vay đối với học sinh sinh

2.3.3 Thực trạng bộ máy thực hiện cho vay đối với học sinh sinh viên : 2.3.4 Kết quả thực hiện Chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 -45 2.4 Đánh giá sự phát triển Chương trình tín dụng đối với HSSV tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai —

2.4.1 Những kết quả đã đạt được giai đoạn từ năm 2017-2019

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHAT TRIEN CHUONG TRÌNH TÍN DUNG ĐĨI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI TỈNH LÀO CA)

3.1 Định hướng phát triển Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên

tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

3.1.1 Định hướng hoạt động chung của Ngẫn hàng Chính sách xã hội Việt Nam 66

3.1.2 Định hướng phát triển Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên

tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai .69

3.2 Các giải pháp nhằm phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh

sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai 73

Trang 17

3.2.3 Giải pháp về tổ chức điều hành 3.2.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi 3.2.5 Một số giải pháp khác 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội

Trang 18

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT | Chữviết tắt Nguyên nghĩa

1 | Hssv Học sinh sinh viên 2_ |BĐD Ban đại diện 3 |HĐQT Hội đồng quản trị 4 |NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 5s [NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 |CT-XH Chính trị xã hội 7 |HĐND Hội đồng nhân dân 8 |NNL Nguồn nhân lực

9 |TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

10 |UBND Ủy ban nhân dân

Trang 19

DANH MUC BANG, BIEU DO, SO DO

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện cho vay hàng năm của NHCSXHVN 2003-2019 37

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của các tổ chức Hội - đoàn thể trong năm 2017 - 2019 45

Bảng 2.3: Số lượng HSSV được vay phân theo loại hình và cấp bậc đào tạo từ năm 2017-2019

Bang 2.4: Dư nợ cho vay HSSV từ năm 2017-2019 Bảng 2.5: Nợ quá hạn HSSV tir nam 2017-201

Bang 2.6: Doanh số thu hồi nợ Chương trình cho vay HSSV từ năm 2017-2019 58

Biểu đồ 2.1: Số lượng HSSV còn dư nợ

Biểu dé 2.2: Dư nợ cho vay HSSV phân theo cấp bậc đào tạc

So dé 2.1 Mô hình tổ chức quan ly Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai

Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay đối với HSSV

Trang 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

TRAN HUY HOANG

GIAI PHAP PHAT TRIEN CHUONG TRINH TiN DUNG DOI VOI HQC SINH SINH VIÊN TẠI NGAN HANG

CHÍNH SÁCH XÃ HOI TINH LAO CAI

Trang 21

TOM TAT LUẬN VĂN 1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư cho giáo dục là con đường duy nhất đem đến sự thịnh vượng và phát

triển cho đất nước Cương lĩnh và Nghị quyết qua các kỳ Đại hội của Đảng đã xác

định: Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu; Giáo dục và đào

tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là

một trong những động lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển đất

nước Theo đó, tín dụng cho HSSV là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và

Nha nước nhằm thực hiện quốc sách về giáo dục và đào tạo Kể từ khi thực hiện

Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lập “Quỹ tín

dụng dành cho sinh viên” và quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ra ngày 27 tháng 9 năm 2007 về các ưu đãi tín dụng cho HSSV, hoạt động của chương trình này đã

mang lại hiệu quả xã hội thiết thực Sau hơn 13 năm thực hiện chương trình, đến

nay đã có hơn 3,5 triệu lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả

nước được vay vốn học tập Kết quả đạt được từ hơn 13 năm qua cho thấy, chính

sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã

hội, phù hợp với tình hình thực tế, tạo được sự đồng thuận của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội Qua đó đã góp phần xây dựng nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ, kiến thức và tay nghẻ phục vụ phát triển đất nước

Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, trong những năm vừa qua

nên kinh tế đã có bước phát triển đáng khích lệ, đời sống nhân dân được nâng cao

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân gặp khó khăn trong việc đầu tư cho con em học tập, đào tạo nghề Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều

chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho con em các đối tượng này được học tập và học

nghề, đặc biệt là chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó

khăn Một trong các chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương “Giáo dục là quốc sách

hàng đầu” thời gian qua của tỉnh Lào Cai là thực hiện tín dụng ưu đãi đối với HSSV

Trang 22

tục học lên bậc cao hơn để tiếp cận được với nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự

đại hóa đất nước

nghiệp công nghiệp hóa,

Được thành lập từ năm 2003, ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai đã

có những đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Chương trình tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Lào Cai là chương trình

có tính chất xã hội hóa cao, đối tượng thụ hưởng rộng Do vậy đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ dân trí cho nhiều đối tượng HSSV, đặc

biệt là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn Đạt được những kết quả đó là do ngân hàng đã triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của NHCSXH Việt Nam và của UBND tỉnh Lào Cai Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai thời gian qua vẫn còn

tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như: Chưa đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay chưa được sử dụng đúng mục đích, công tác quản lý nợ vay và

xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu quả cao

Để chương trình cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Lào Cai hoạt động hiệu quả hơn; có những đóng góp tích cực hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo bền

vững; phát triển nguồn nhân lực có qua đào tạo, thì cần thiết phải nghiên cứu để

tìm ra những giải pháp thiết thực để tăng cường hoạt động quản lý cho vay HSSV

của ngân hàng

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết nêu trên, học viên lựa chọn đề tài: “Giải pháp

phát triển chương trình tin dung déi với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Lào Cai” làm đề tài luận văn của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động vay vốn thông qua

chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH

Trang 23

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển hoạt động vay vốn thông qua

chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH - Chỉ nhánh tỉnh Lào Cai đến hết

năm 2020, định hướng đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH:

tinh Lao Cai

Pham vi nghién citu: Chuong trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Lào Cai từ năm 2017-2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp chung, phổ biến trong

nghiên cứu khoa học bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;

trong luận văn tác giả có sử dụng phương pháp phân tích; thống kê; tổng hợp; so sánh; phương pháp thực chứng chủ yếu dựa trên dữ liệu thực tiễn của NHCSXH chỉ nhánh tỉnh Lào Cai để phân tích

Để có thêm thông tin, trong luận văn tác giả có sử dụng các phương pháp

điều tra xã hội

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

học

luận văn được cấu trúc thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chương trình tín dụng đối với HSSV tại

NHCSXH

1.1 Tổng quan về chương trình tín dụng đối với HSSV

~ Tín dụng HSSV là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học

(hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đảo

tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam vay

Trang 24

iv

gian theo học tại trường; là công cụ tài chính để Nhà nước hỗ trợ người nghèo học

tập và góp phần đào tạo NNL chất lượng cao

- Chương trình tín dụng đối với HSSV có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, đối tượng vay vốn tín dụng HSSV là những HSSV đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp

luật Việt Nam

Hai là, chương trình tín dụng đối với HSSV hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

Ba là, HSSV có hoàn cảnh khó khăn khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho

vay, điều kiện vay vốn, thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng,

chính sách xã hội

Bồn là, nguồn vốn để cho vay đối với HSSV chủ yếu là nguồn vốn của Nhà

nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước

~ Vai trò của chương trình tín dụng chính sách xã hội gồm có:

Thứ nhất, vai trò đối với HSSV

Thứ hai, vai trò đối với xã hội

Thứ ba, vai trò đối với NHCSXH

Thứ tư, vai trò đối với hệ thống giáo dục và đào tạo

1.2 Các chỉ tiêu và nhân tố chính tác động đến Chương trình tín dụng đối

với học sinh sinh viên

~ Các chỉ tiêu gồm có:

Thứ nhất, số lượng HSSV được vay: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tiếp cận nguồn vốn của đối tượng H§SV qua các năm Tùy theo mỗi quốc gia mà đối tượng

Trang 25

Thứ hai, dư nợ cho vay HSSV: Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu phản ánh quy

mô cho vay theo thời điểm Nó thể hiện việc cấp vốn tín dụng chính sách của

'NHCSXH tại thời điểm đó có tốt hay không, có tập trung vào đối tượng HSSV hay

không Dư nợ cho vay HSSV cập nhật một cách chính xác quy mô cho vay của

Ngân hàng, trong đó, nó cũng thể hiện số nợ quá han, nợ xấu trong hoạt động cho

vay của ngân hàng Dư nợ cho vay HSSV thể hiện năng lực cho vay của Ngân hàng

và tính trạng sự dụng vốn ưu đãi của các đối tượng chính sách đã vay vốn Dự nợ

càng cao chứng tỏ Chương trình tín dụng dành cho HSSV ngày càng được ưu tiên,

nhiều đối tượng được tiếp cận

Thứ ba, Nợ quá hạn: Nợ quá hạn cao làm giảm chất lượng tín dụng, hiệu quá

sự dụng vốn thấp, hệ số quay vòng vốn chậm, điều này làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng Đặc biệt là tín dụng chính sách khi nguồn vốn cho vay còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước nợ quá hạn có nguy cơ cao trở

thành nợ khó đòi điều này nói lên khả năng thu hồi vốn và lãi của khách hàng sẽ trở nên khó khăn, có nguy cơ không thu hồi được

Thứ tự, Thu hôi nợ: Việc thu hồi nợ thể hiện mức độ quan hệ tín dụng giữa

khách hàng và tổ chức tín dụng Ở đây tỷ lệ thu hồi nợ phản ánh từ việc cho vay và

thu hồi vốn vay Một mối quan hệ tín dụng tốt đồng nghĩa với việc thu hồi vốn vay

phải cao

~ Các nhân tố gồm có:

Thứ nhất, các nhân tố chủ quan

+ Khả năng huy động vốn của NHCSXH

+ Mối quan hệ với Chính quyền và các Hội, ban ngành đoàn thể địa phương

+ Năng lực của cán bộ tín dụng NHCSXH và của các tổ chức chính trị nhận ủy thác

Thứ hai, các nhân tố khách quan

+ Nhân tố liên quan đến đối tượng vay vốn

+ Các văn bản liên quan đến hoạt động vay vốn của HSSV

Trang 26

vi + Hoạt động thông tin tuyên truyền

1.3 Kinh nghiệm phát triển Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh

viên của một số tỉnh thành và bài học rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay đối với HSSV của

NHCSXH tinh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai như sau:

Một là, Ngân hàng bám sát chỉ đạo của HĐQT, NHCSXH Trung ương, của

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT tỉnh, triển khai thực hiện có hiệu

quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn

Hai là, NHCSXH tỉnh Lào Cai cần phối kết hợp với các sở ban, ngành có

liên quan, với các tổ chức CT - XH nhận ủy thác, các tổ TK&VV liên quan đến tín

dụng cho HSSV, tạo thành hệ thống quản lý kênh tín dụng chương trình HSSV vừa

tận dụng được tiềm lực to lớn về nhân tài, vật lực, vừa là một giải pháp thực tế tiết

kiệm chỉ phí quản lý xã hội, vừa là chiến lược lâu dài, quyết định sự phát triển bền

vững, có hiệu quả cao đối với hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH

Ba là, cùng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ trưởng Tổ

'TK&VV; kịp thời triển khai cho vay các chương trình, kiểm soát chặt chẽ qui trình nghiệp vụ tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại

các Điểm giao dịch xã

Bồn là, Ngân hàng cần tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức CT - XH, UBND các cấp, các cơ sở giáo dục - đào tạo về chính sách cho vay đối với HSSV

Chương 2: Thực trạng phát triển Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh

viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào C;

2.1 Khái quát về Chỉ nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

Trang 27

vii

hội Việt Nam, dựa trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai

Khi mới thành lập, NHCSXH tỉnh Lào Cai chỉ có 23 cán bộ viên chức điều

chuyển từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, với nguồn vốn gần 50 tỷ đồng, phục vụ một đối tượng duy nhất là người nghèo, cơ sở vật chất

thiếu thốn, trang thiết bị làm việc lạc hậu, trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Lào Cai phải đi thuê

Sau 15 năm hoạt động, đến nay NHCSXH tỉnh Lào Cai đã có 151 cán bộ viên chức (trong đó 126 cán bộ nghiệp vụ, 25 cán bộ bảo vệ và tạp vụ), cán bộ có đủ trình độ chuyên môn theo các chuyên ngành được đào tạo (trình độ thạc sĩ 04

người, Dai học 96 người, Cao đẳng 11 người, Trung cấp 14 người, Sơ cấp 01

người), thực hiện 13 chương trình tín dụng (gấp 13 lần so với thời điểm thành lập),

cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, trụ sở làm việc của NHCSXH tỉnh Lào

Cai được xây dựng mới

2.2 Tình hình triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên những năm qua của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Năm 2019 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1656/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay tối đa từ 1.500.000 đồng/tháng/HSSV lên mức cho vay

2.500.000 đồng/tháng/HSSV Như vậy mức vay mới đã đáp ứng được theo lộ trình tăng học phí từ năm theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ

và chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm Đến hết năm 2019, dư nợ chương trình

đạt 11.020 tỷ đồng với 400.485 khách hàng còn dư nợ và 441.264 HSSV đang thụ hưởng chính sách chương trình tín dụng này Dư nợ của Chương trình năm 2019 và

các năm gần trở lại nhìn chung có xu hướng giảm, do các nguyên nhân chính sau:

+ Số hộ nghèo, hộ có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức

thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo, hộ có HCKK về tài chính giảm

+ Do công tác tuyên truyền, đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn phân kỳ và kỳ cuối

Trang 28

cũng như tính cộng đồng ngày càng được nâng cao nên việc thu hồi nợ đến hạn ngày cảng có hiệu quả

+ Xu hướng HSSV theo học tại các trường đại học, cao đẳng ngày một giảm

cũng là một trong các nguyên nhân giảm nhu cầu vay vốn đi học của HSSV

2.3 Thực trạng Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020

2.3.1 Thực trạng pháp luật, chính sách, các quy định có liên quan đến tín dụng học sinh sinh viên

Trong thời gian qua, Chỉ nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai đã thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách Nhà nước ban hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV nghèo

có nhu cầu được vay vốn một cách nhanh chóng, kịp thời NHCSXH không thu bất

kỳ một khoản phí nào, thời gian giải quyết nhanh chóng: Trong thời gian 03 ngày

làm việc kể từ ngày NHCSXH nhận được hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp lệ

2.3.2 Thực trạng về quy trình cho vay đối với học sinh sinh viên

Sự ra đời của chính sách cho vay đối với HSSV đã góp phần giúp đỡ rất

nhiều sinh viên vươn lên trong học tập Chỉ nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình HSSV vay vốn theo quy định của NHCSXH Quy trình

cho vay tại chỉ nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai có bước kiểm tra vốn vay của sinh viên được cho là khá tốt Bước kiểm tra vốn vay đã đi sâu, đi sát vào tình hình của

từng HSSV

2.3.3 Thực trạng bộ máy thực hiện cho vay đối với học sinh sinh viên

Hiện nay, bộ máy Chỉ nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai gồm có 9 ban đại diện từ tỉnh đến các huyện thị xã Tại các huyện, thị xã, Ban đại diện có chức năng giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của HĐQT Hiện có gần 1400

cán bộ lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức hội, đoàn thể tham

gia kiêm nhiệm công tác quản trị NHCSXH Đây là một mô hình tổ chức mang tính

Trang 29

ix

NHCSXH tỉnh Lào Cai đã xây dựng và hoàn thiện được bộ máy điều hành tác

nghiệp làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành và quản lý nguồn vốn, với

mạng lưới hoạt động phủ khắp các huyện thị xã, thơn bản trong tồn tỉnh

2.3.4 Kết quả thực hiện Chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại Chỉ nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019

a, Số lượng HSSV được vay

Tình hình HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn từ nguồn vốn chính sách

của NHCSXH tỉnh Lào Cai tính từ năm 2017 đến năm 2019 có xu hướng giảm qua

từng năm Năm 2017 số lượng HSSV vay vốn là 2869 HSSV nhưng đến năm 2018

siảm còn 1905 HSSV tương đương giảm 33% và đến năm 2019 giảm chỉ còn 1120

HSSV vay vốn tương đương giảm 60% so với năm 2017

Số lượng HSSV học đại học vay vốn là 860 người, chiếm 76% tổng số

HSSV vay vốn Đây là tỷ lệ cao, chứng tỏ việc cho con em theo học đại học là một

vấn đề khó khăn cho các hộ vay, thời gian theo học dài và tốn kém nhiều chỉ phí Đứng thứ hai là HSSV học cao đẳng chiếm 19,5% tổng số HSSV vay vốn, tiếp đến

HSSV học trung cấp nghề chiếm tỷ lệ 1,6% trên tổng số HSSV vay vốn Đối lượng

HSSV học nghề mặc dù đã được quan tâm nhưng tỷ lệ HSSV học nghề trên tổng số HSSV vay vốn chiếm tỷ lệ đang là rất thấp

b, Dư nợ cho vay HSSV

Qua những số liệu thống kê, có thể thấy chương trình đã nhanh chóng đi vào

cuộc sống và phát huy hiệu quả do nhận được sự chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên của Chính phủ và sự phối hợp tích cực triển khai của các Bộ, ngành, các tổ chức CT

~ XH và chính quyền địa phương các cấp Tuy nhiên, nhìn từ mặt khác, chúng ta có thể nhận thấy dư nợ của chương trình có xu hướng giảm nhanh qua các năm gần

đây đồng thời tỷ trọng dư nợ của chương trình so với tổng dư nợ cũng có xu hướng giảm đáng kể Năm 2017 dư nợ cho vay HSSV đạt 57,733 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 2,48% so với tổng dư nợ) nhưng đến năm 2019 chỉ còn 27,990 tỷ đồng (chiếm tỷ

Trang 30

quan trọng hơn cả là do chính sách giảm lãi khi trả nợ trước hạn nhiều hộ gia đình

vay vốn HSSV tìm mọi cách trả nợ gốc trước hạn đẻ hưởng giảm lãi ngay khi

HSSV chưa ra trường hoặc chưa tìm được việc làm; đặc biệt, theo phản ánh của

nhiều hộ tại nhiều địa phương, đặc biệt những địa phương vùng sâu, vùng xa thì

mức vay hiện còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu chỉ phí học tập cho HSSV nên

họ không muốn vay là nguyên nhân giảm nhanh dư nợ của chương trình Nhiều hộ

gia đình có từ 02 con trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo hoặc những hộ gia đình có con theo học tại các trường, cơ sở đào tạo đang sinh sống ở vùng khó

khăn có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của

chương trình ¢, No qua han

Nợ quá hạn chương trình HSSV có xu hướng giữ nguyên qua các năm nằm

trong xu hướng giảm nợ quá hạn các chương trình cho vay tại NHCSXH tỉnh Lào Cai Một trong số những nguyên nhân quan trọng làm tỷ lệ nợ quá hạn chương trình HSSV không tăng mà có xu hướng giảm trong những năm gần đây là NHCSXH

tỉnh Lào Cai đã có nhiều các giải pháp rất tích cực và quyết liệt để tăng cường đôn

đốc thu hồi nợ đến bạn, nợ quá hạn, như xây dựng phương án củng cố nâng cao chất

lượng cho vay tại các xã, thành lập các Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi do Chủ tịch

UBND cấp xã làm trưởng ban và thành phần gồm công an xã, trưởng thôn, tổ chức

€T - XH có liên quan tại xã; đối với nợ quá hạn do hộ vay chây ì, chuyểi hồ sơ

sang cơ quan pháp luật để xử lý; trường hợp HSSV ra trường đã có việc làm, phối

hợp với các cơ quan nơi HSSV làm việc để thu hồi nợ Điều này đã đạt được hiệu

quả cao khi số nợ khoanh và tỷ lệ nợ khoanh trên tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh

Lào Cai trong 3 năm liên tiếp đều ở mức 0% đối với chương trình vay vốn HSSV Bên cạnh đó nhiều hộ vay trả nợ trước hạn để được hưởng ưu đãi giảm lãi

suất, nên nợ quá hạn phát sinh mới rất hạn chế

d, Thu hồi nợ

Doanh số thu hồi nợ và tỷ lệ thu hồi nợ những năm qua khá khả quan đề làm

Trang 31

xi

trong cả nước Tuy rằng dư nợ cho vay HSSV giảm dần qua từng năm nhưng ngược

lại tỷ lệ thu hồi nợ của Chương trình cho vay HSSV luôn đạt mức tăng trưởng bình

quân 6%/năm điều này chứng tỏ hiệu quả cho vay của chương trình đến từ chất lượng chứ không còn nằm ở số lượng cho vay Ngoài ra, Chương trình được sự ing

hộ của Chính phủ, đồng lòng của nhân dân vì đây là một chương trình tín dụng

chính sach có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao; sự phối hợp khá tốt giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương cùng tham

gia Bản thân các em HSSV cũng mang trong mình một ý thức trách nhiệm trong

học tập, sau khi ra trường có việc làm hầu hết các em đã cùng gia đình trả nợ đầy

đủ Từ đó, nguồn vốn của chương trình tiếp tục quay vòng cho các thế hệ HSSV sau

được vay vốn để học tập

2.4 Đánh giá sự phát triển Chương trình tín dụng đối với HSSV tại Ngân

hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

* Những kết quả đạt được

Qua 13 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín

dụng ưu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã đạt được những kết quả quan trọng: hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao, đã tạo được nguồn vốn đáp ứng cho việc thực hiện chương trình tín dụng đối với HSSV ngày càng

được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao Vốn tín dụng được ủy thác cho vay thông qua các tổ chức CT - XH, qua đó các tổ chức này gắn kết với nhiều hội

viên, nâng cao trách nhiệm đối với người nghèo, góp phần củng cố hệ thống chính

trị Cơ SỞ

* Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

~ Những tồn tại và hạn chế bao gồm:

Tại NHCSXH Chỉ nhánh tỉnh Lào Cai mặc dù những kết quả đạt được trong những năm qua là cơ bản, song qua quá trình theo dõi hoạt động ủy thác nói chung

và hoạt động cho vay HSSV nói riêng vẫn còn những tồn tại hạn chế cần phải đánh

giá nghiêm túc và chỉnh sửa kịp thời để đảm bảo hoạt động cho vay người nghèo,

Trang 32

xii

Thứ nhất, công tác lập kế hoạch, thu thập và xử lý thông tin cho vay chưa thực sự hợp lý: Trong thực tế,việc xác nhận của một số chính quyền địa phương quá chặt chẽ dẫn đến những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay; có nơi lại dễ đãi dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao, cá biệt có

trường hợp do nể nang, thiên vị cho anh em, họ hàng, người quen nên đã xác nhận

vay vốn cho cả những đối tượng không thuộc diện được vay vốn từ chương trình cho vay HSSV

Thit hai, công tác quản lý nợ vay: Theo cơ chế cho vay hiện hành, HSSV vay vốn không cần tài sản đảm bảo, khi ra trường HSSV mới phải trả nợ Tuy nhiên, một số HSSV sau khi ra trường đã không cung cấp hoặc cung cấp sai địa chỉ nơi

làm việc, nhiều trường hợp bố mẹ cũng không biết con mình đang ở đâu; gia đình 'HSSV vay vốn chuyển địa điểm cứ trú nhưng không thông báo cho chính quyền địa

phương Những trường hợp này đang gây nhiều khó khăn trong quá trình thu nợ

đến hạn

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác kiểm tra giám sát việc quản lý

vốn vay đối với tổ trưởng tổ TK&VV thiếu thường xuyên, còn mang tính hình thức,

vẫn còn tư tưởng trông chờ ÿ lại vào cán bộ NHCSXH Sau kiểm tra chưa có văn bản chỉ đạo chắn chỉnh, chưa đưa ra giải pháp giúp đơn vị được kiểm tra có lộ trình

khắc phục chỉnh sửa Còn có tổ chức CT - XH cắp xã chưa chủ động thực hiện các

trách nhiệm của mình theo Hợp đồng uỷ thác đã ký kết, chưa chủ động trong việc

kiểm tra, giám sát và giúp đỡ Tổ TK&VV Chất lượng kiểm tra giám sát chưa cao

nên chưa phát hiện và chắn chỉnh kịp thời những tồn tại, sai sót phát sinh

Thứ tư, công tác xử lý nợ quá hạn: Công tác xử lý nợ quá hạn chưa đạt hiệu

qua cao do chính quyền địa phương còn vướng mắc trong khâu xử lý, cưỡng chế thu

hồi nợ (đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ÿ) vẫn còn dừng lại ở

khâu thiết phục, động viên trả nợ là chính

Trang 33

xiii

chưa cao Ngân hàng chưa xây dựng được cơ chế trao đổi thông tin giữa ngân hàng

với nhà trường có HSSV vay vốn Đặc biệt là những HSSV được vay vốn trong quá

trình học tập vỉ phạm pháp luật, ngừng học, thôi học, chuyển trường gây khó khăn cho NHCSXH trong quá trình quản lý chương trình

Thứ sáu, công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền chính sách tín dụng, ưu đãi tại một số vùng sâu, vùng xa, khu vực dân trí thấp chưa được thường xuyên, phương pháp chưa phù hợp nên người dân nơi đây chưa hiểu hết chính sách cho vay dẫn đến việc một số hộ nghèo chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư, sản xuất; hoặc còn

hiểu đây là khoản hỗ trợ cho không của Nhà nước nên có tâm lý chây ỳ, ý thức trả

nợ chưa cao

- Những nguyên nhân bao gồm:

Nguyên nhân chính của việc nợ quá hạn tăng nhanh là do người vay tốt

nghiệp ra trường, không xin được việc làm, dẫn đến không có thu nhập để trả nợ

Do điều kiện tự nhiên của địa phương là tỉnh miền núi, dân cư thưa thớt,

giao thông đi lại khó khăn, trong khi đó biên chế cán bộ tổ chức CT - XH ở cấp xã

chỉ có từ 1-2 người nên còn gặp nhiều khó khăn công tác tuyên truyền, kiểm tra,

giám sát

Do trình độ dân trí không đồng đều nên một số nơi trình độ, năng lực của

bạn quản lý Tổ TK&VV còn hạn chế nên chưa làm hết các trách nhiệm của mình

trong Hợp đồng ủy nhiệm

Sự phối hợp giữa NHCSXH tỉnh Lào Cai với các cơ sở đào tạo, các tổ chức

CT - XH, chính quyền địa phương các cấp trong việc tổ chức cho vay, quản lý món

ài cụ thể xử lý

vay, thu nợ, thu lãi cho vay HSSV chưa thật sự tốt Chưa có chế

người có trách nhiệm, địa phương để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện và

quản lý cho vay đối với HSSV nên chưa có tính răn đe, nhiều sai phạm xảy ra vẫn

tái diễn

'Năng lực, nhận thức, trách nhiệm của đối tượng tham gia chương trình còn

Trang 34

xiv

cách thức, thủ tục, trình tự vay vốn nên thường gặp khó khăn, sai sót trong quá trình

lập hồ sơ vay vốn

Chương 3: Giải pháp phát triển Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

3.1 Định hướng phát triển Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Chỉ nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

* Dự báo nhu cầu vay vốn của HSSV trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn

2020-2025

Dự báo cơ cấu lao động của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, những năm tới sẽ có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, chuyên

môn hóa Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề sẽ

lớn và đa dạng Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục hiện

nay là trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo Mục đích chính của việc trao quyền

cho các cơ sở đảo tạo tự chủ là có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng

những đòi hỏi của xã hội Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này thì nguồn lực tài chính lại là điều kiện cần để thực hiện, chủ trương tăng học phí là cần thiết nếu đặt

đúng mục tiêu Vấn đề đặt ra là để chủ trương tăng học phí nhận được sự đồng

thuận của người dân, cần cùng lúc thực hiện những cải cách cần thiết Vì vậy mức

học phí cao phải đi kèm với chính sách về học bổng, miễn giảm và chính sách cho HSSV vay vốn phải đa dạng, linh hoạt, mức cho vay nâng lên mới đáp ứng được

nhu cầu trong điều kiện các cơ sở đào tạo đang thực hiện chế độ tự chủ

Chính phủ trong những năm qua cũng đã từng bước nâng cao mức chuẩn

nghèo Trong giai đoạn 2011-2015 chuẩn nghèo tại nông thôn được tính trên mức thu nhập bình quân 400.000 đồng/người“tháng, thành thị là 500.000

Trang 35

xv

nâng mới trong giai đoạn tới đây thì số người nghèo tại tỉnh Lào Cai sẽ tăng lên

nhanh chóng dẫn tới nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho người nghèo sẽ tăng và đặc

biệt là tài chính cho tín dụng HSSV dự báo sẽ tăng lên

Xu hướng các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp nghề tự chủ về tài chính ngày càng tăng; hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước ngày càng giảm Điều đó có nghĩa chỉ phí đóng góp cho học tập của HSSV sẽ tăng cao, nhu cầu tín dụng cho

'HSSV theo đó cũng tăng lên

* Định hướng hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Lào Cai

Hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức CT - XH trên địa bàn tỉnh,

tiếp tục là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội đến với 'HSSV và các đối tượng chính sách khác nhanh chóng, thuận lợi, đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả cao nhất

Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam đáp ứng nhu

cầu vay vốn của đối tượng thụ huỏng chương trình, phấn đấu “bảo đảm cho các sinh viên không phải bỏ học vì lý do không có khả năng đóng học phí và trang trải các

nhu cầu sinh hoạt tối thiểu”

Phối hợp với Chính quyền địa phương, các tô chức CT - XH làm ủy thác

thực hiện tốt tuyên truyền về tín dụng HSSV để cộng đồng, các tầng lớp nhân dân hiểu và nhận thức đúng bản chất tín dụng cho HSSV và chủ trương, cơ chế, chính

sách thực hiện tính dụng chính sách cho vay HSSV của Nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, điều hành ở cả 3 cấp theo

hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở Trung ương, tỉnh giảm các khâu trung gian

và tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động ở xã, phường

3.2 Các giải pháp nhằm phát triển chương trình tín dụng đối với học sinh

sinh viên tại Chỉ nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

* Giải pháp về cơ ché, chính sách tại NHCSXH tỉnh Lào Cai

~ Xây dựng hệ thống quản lý chính sách hiệu quả bao gồm: giải ngân vốn,

Trang 36

xvi

- Các tiêu chí rõ ràng và cơ chế đễác định đủ điều kiện vay vốn, không đủ

đi

và công khai để người dân hiểu và chấp nhận nguyên tắc cơ bản và có nghĩa vụ

lên vay, trường hợp không phải trả lãi Xây dựng hệ thống thông tin rõ rằng,

trong các khoản cho vay và trả nợ

- Cần chú trọng nhiều hơn đến hoạt động phân tích chính sách, điều tra, đánh giá nhu cầu xã hội, tổng kết thực tiễn thực hiện chính sách để những vấn đề mới nảy

sinh được phản ánh trong chính sách

~ Nâng cao dân chủ, công khai, minh bạch trong từng bước của quy trình xây dựng chính sách Chính sách tín dụng cho người nghèo hay HSSV cần phải

phát từ thực tiễn, có sự khác biệt giữa các vùng miền, không nên cao bằng hoặc uất

bình quân hóa các vấn đề trong chính sách

* Giải pháp về tăng nguồn vốn cho Chương trình

~ NHCSXH cần tiếp tục duy trì việc huy động vốn của các tổ chức tài chính,

tín dụng khác theo chỉ định của Chính phủ với khối lượng lớn hơn

- Nghiên cứu khả năng huy động vốn thông qua thị trường vốn quốc tế với

hình thức, lãi suất và quy mô thích hợp, kiến nghị với Chính phủ để được tiến hành

huy động vốn trên thị trường đầy tiềm năng này

- NHCSXH cần chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn cho Chương trình, có

kế hoạch huy động từ các nguồn cụ thẻ

- NHCSXH cần làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn thông qua việc tuyên truyền qua các Tổ chức CT - XH về thời hạn chuẩn bị trả nợ, về các chính sách

được giảm lãi khi trả nợ trước hạn

- NHCSXH cần tập trung vào các nguồn vốn không lãi như: tiền gửi tự nguyện không lấy lãi, vốn cho, tặng, hoặc nguồn có lãi suất thấp như: tiền

ết kiệm

không kỳ hạn, tiết kiệm của cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán của khách

hàng, nguồn ODA theo chương trình, dự án

*Giải pháp về tổ chức điều hành

Trang 37

xvii

'Về điều hành trong việc phối hợp tăng cường phối hợp hành động liên ngành

trong việc thực hiện Chương trình từ tạo lập nguồn vốn, triển khai cho vay, thu hồi nợ đến hạn; phát huy vai trò của NHCSXH về điều hành, triển khai thực hiện

Chương trình để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý

'Về điều hành trong công tác khảo sát thực tế NHCSXH tỉnh Lào Cai cần chú

trọng khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Chương

trình để việc cho vay tới HSSV Từ đó, kiến nghị Chính phủ có kế hoạch cân đối

nguồn vốn để NHCSXH giải ngân và đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn Vé kiểm tra, kiểm soát vốn vay, mở rộng cho vay đi đôi với không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng nhằm kiểm soát và khống chế rủi ro

* Giải pháp về nâng cao chất lượng NNL thực thỉ

Đào tạo nâng cao chất lượng NNL Để Chương trình tín dụng HSSV đáp ứng

được các mục tiêu chính sách của Đảng, Nhà nước, việc nâng cao trình độ chuyên

môn và phẩm chất các bộ là hết sức quan trọng + Một số giải pháp khác

‘Tang cường hơn nữa công tác tuyên truyền và tập huấn cho cán bộ tổ chức Hội đoàn thể, cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn để họ hiểu rõ nghiệp vụ

ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương

Chú trọng công tác thỉ đua, khen thưởng: Thường xuyên phát động phong trào thi dua trong toàn đơn vị để thúc đây tinh thần hăng say làm việc của toàn thể

cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ

3.3 Một số kiến nghị

* Kiến nghị với Chính phủ

Đề xuất NHCSXH tiếp tục kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao các Bộ ngành, NHCSXH để Chương trình tín dụng đối với HSSV ngày càng bền vững và là đôi cánh cho tất cả các HSSV được thực hiện ước mơ học hành

Đề xuất NHCSXH kiến nghị Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ

đào tạo gắn với việc làm, hỗ trợ những sinh viên đã vay vốn NHCSXH tốt nghiệp ra

Trang 38

xviii

Đề xuất NHCSXH tiếp tục kiến nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung đối

tượng cho vay đối với những hộ gia đình có từ 02 con trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo hoặc cho vay những hộ gia đình có con theo học tại các

trường, cơ sở đào tạo đang sinh sống tại vùng khó khăn hiện nay chưa thuộc đối

tượng vay vốn theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Đề xuất NHCSXH kiến nghị Chính phủ

những HSSV chưa tìm được việc làm chưa có khả năng trả nợ trong khi gia đình

vẫn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo

Đề xuất NHCSXH đề nghị Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh tăng

mức cho vay phù hợp với mức tăng của giá cả thị trường trong từng thời kỳ Theo

p tục gia hạn nợ thêm đối với

nhận định của tác giả trong gia đoạn 2020 đến 2025 cần thiết nâng mức cho vay từ

2.500.000đ/HSSV/tháng như hiện nay lên mức 3.000.000 đ/HSSV/tháng

* Kiến nghị với NHCSXH

Kiến nghị NHCSXH tiếp tục chủ động nghiên cứu và đề xuất với các bộ, ngành chức năng xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, hoàn thiện cơ chế tạo lập nguồn

vốn cho Chương trình, cơ chế quản lý tài chính cho Chương trình, cơ chế quản lý

nợ và xử lý nợ bị rủi ro trên cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thu

hồi nợ khi liên quan đến hạn, quá hạn

Bổ sung quy trình cho vay Ngân hàng thông báo trực tiếp cho Tổ TK&VV

danh sách phê duyệt vay vốn để khách hàng trực tiếp đến nhận tiền vay không cần

có sự chứng kiến của cấp hội và Tổ TK&VV

'Phối hợp chặt chẽ , thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình cho vay để vốn vay được

sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV trong việc nhận tiền vay và đóng học phí

* Kiến nghị với chính quyền địa phương

UBND xã, phường, thị trắn chính là nơi xác nhận các đối tượng thuộc nghèo

và cận nghèo tại địa phương mình, NHCSXH dựa vào đó làm căn cứ để xem xét cấp

Trang 39

xix

trấn, các tổ chức Chính trị-xã hội tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện

chính sách tín dụng đối với HSSV theo chức năng, nhiệm vụ được giao

KÉT LUẬN

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV là một chính sách hợp lòng dân và

thực sự đi vào cuộc sống Chương trình không chỉ giải quyết khó khăn trước mắt về

kinh tế cho một bộ phận người nghèo mà chính sách tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Qua hơn 13 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV, Chương trình đã giúp cho 3,5 triệu HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, tạo thêm nguồn nhân lực có tri thức, có tay nghề góp phần làm đồng bộ hoá các giải pháp thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội và

chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Chương trình được triển khai đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai dưới sự bình xét, kiểm tra, giám sát tại cơ sở, góp phần xã hội hoá hoạt động của chương trình, tạo được sự đồng thuận cáo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân Thông qua hệ thống

'NHCSXH, nguồn vốn của Nhà nước đã và đang được truyền tải đến với các hộ có hoàn cảnh khó khăn, có con theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và

học nghề Đây là hình thức đầu tư có hiệu quả cao vì nguồn vốn tín dụng được bảo

toàn, tiếp tục cho vay quay vòng tạo cơ hội cho nhiều thế hệ HSSV được hưởng lợi

từ chính sách của Nhà nước

Với nhận thức tín dụng ưu đãi đối với HSSV là một chính sách lớn, quan

trọng trong hệ thống chính sách về xoá đói, giảm nghèo, an sinh xã hội và đào tạo

nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; có tằm ảnh hưởng rộng lớn trong toàn xã hội, nhất là đối với giai cấp nông dân và liên quan

Trang 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

TRAN HUY HOANG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

ĐĨI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn luận văn: TS NGUYÊN TUẦN ANH

Hà Nội - 2020

Ngày đăng: 27/10/2022, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w