1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các khó khăn trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp của trẻ vị thành niên

14 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 341,66 KB

Nội dung

Trang 1

CÁC KHO KHAN TRONG QUA TRINH RA QUYẾT ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài: Xây dựng thang đo xu hướng nghề nghiệp cho học sinh, Mã số QS.17.03; ThS Hồ Thu Hà làm chủ nhiệm

ThS Hồ Thu Hà, Vũ Kim Giang, Nguyễn Minh Hằng

Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia H Ni

âđ TOM TAT

Ở tuổi vị thành niên, cá nhân bắt đầu tìm kiếm va dua ra các quyết định nghề nghiệp (Gai và cộng sự, 2001) Nhiều trẻ gặp phải các khó khăn trước hoặc trong quá trình ra quyết định này, dẫn tới những lo âu, căng thẳng và ảnh hưởng tới hoạt động chức năng hiện tại của trẻ (Brown va Rector, 2008), cũng như gây ra hệ quả lâu dai đối với sự nghiệp, tài chỉnh, sức khỏe thể chất - tình thần của cá nhân nếu lựa chon sai ldm (Willner và cộng sự, 2013) Xuất phát từ lý do đó, nghiên cứu này đặt ra mục tiêu là khảo sát hệ thong các khó khăn trong quá trình ra quyết định nghệ nghiệp của trẻ vị thành niên, sử dụng mô hình của Gali (1996) và công cụ tương ứng do tác giả thiết kế: Bảng hôi các khó khăn trong ra quyết định nghề nghiệp - Ban rit gon (Career Decision - Making Difficulties Questionnaire - CDDQ-R) (Kleiman va Gati, 2004) Nghién citu cũng tìm hiểu mỗi liên hệ giữa mức độ tiếp cận các nguôn thông tin hướng nghiệp và công tác hướng nghiệp ở nhà trường với các khó khăn trong quá trình ra quyết định nghệ nghiệp, từ đó đưa ra các đề xuất để tham khảo cho việc thiết kế các chiến lược hướng nghiệp trong tương lai

Từ khóa: Ra quyết định; Quyết định nghệ nghiệp; Khó khăn; Vị thành niên; Hướng nghiệp

Ngày nhận bài: 8/8/2018; Ngày duyệt đăng bài: 25/10/2018

Trải qua các giai đoạn cuộc đời, cá nhân phải đối diện với nhiều quyết

Trang 2

sự, 2001), đồng thời những sai lầm trong quyết định nghề nghiệp này cũng

gián tiếp để lại các ảnh hưởng tới xã hội (Gillie va cOng sy, 2003)

Giai đoạn vị thành niên thường là thời gian cá nhân bắt đầu tìm kiếm và

đưa ra Các quyết định nghề nghiệp đầu tiên (Gati và cộng sự, 2001) Tuy rằng một số rẻ có thể thực hiện việc ra quyết định này tương đối dễ đàng, nhiều trẻ

khác vẫn phải đối mặt với các khó khăn trước hoặc trong quá trình ra quyết

định (Brown và Rector, 2008) Sự phức tạp của quá trình ra quyết định nghề nghiệp cùng với các thách thức khác ở giai đoạn phat triển này có thể góp phần mang tới căng thang, lo 4 âu cho trẻ và những căng thẳng này lại có thê tiếp tục khiến cho việc ra quyết định nghề nghiệp càng thêm khó khăn (Lipshits-

Braziler và cộng sự, 2017) Không chỉ vậy, trạng thái căng thẳng liên quan đến các khó khăn trong việc ra quyêt định nghề nghiệp có thể tác động đến các lĩnh

VỰC khác trong cuộc sống của trẻ (Gati và Saka, 2001) Do đó, trong công tác tư vấn hướng nghiệp, để giúp học sinh đưa ra các quyết định nghề nghiệp phù hợp và phòng ngừa các vân đề về sức khỏe tâm thần phát sinh từ những khó khăn này, cán bộ tư vấn cần xác định được bản chất của những khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp của các em và giúp các em vượt qua chúng

Khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp đã được quan tâm và

nghiên cứu nhiều ở các nước trên thế giới từ nửa sau thế kỹ XX (Athanasou,

2008) Ở Việt Nam, cũng đã có các báo cáo về khó khăn của học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp (Phạm Mạnh Hà, 2009; Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2008) Các nghiên cứu chỉ ra rằng với học sinh THPT, vấn đề nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề là một nhiệm vụ quan trọng Đây cũng là

mối quan tâm lớn nhất và là sự khó khăn của đa số học sinh Các khó khăn của

các em có thê liên quan đến các yếu tố chủ quan như hiểu biết về nghề còn hạn chế, việc chọn nghệ mang tính cảm tính; hoặc các yếu tố khách quan như sự phát triển của mạng lưới nghề đa dạng, phong phú và biến động, v.v (Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2008; Nguyễn Thị Trường Hân, 2011) Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy được thực trạng phong phú các khó khăn liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp, tuy nhiên công cụ điều tra tự thiết kế, không đảm bảo các chỉ số tâm trắc, chủ yêu mang tính liệt kê, mô tả, không thống kê

được các khó khăn một cách hệ thống gắn với quá trình ra quyết định nghề

nghiệp Trong khi đó, hệ thống các khó khăn trong quá trình ra quyết định là

thiết yêu, bởi nó phục vụ cho việc đưa ra và áp dụng giải pháp một cách toàn điện; đồng thời nếu đối chiếu kết quả theo các mô hình đã được thống nhất và

phổ biến trên thế giới, việc hệ thống sẽ giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn các

cách lý giải và các chiến lược giải quyết các khó khăn liên quan đến ra quyết

định nghề nghiệp (Brown và Rector, 2008) Từ yêu cầu thiết yếu đó, nghiên

cứu này đặt ra mục tiêu chính là khảo sát hệ thống các khó khăn trong quá trình

Trang 3

ra quyết định nghề nghiệp của trẻ vị thành niên, sử dụng mô hình của Gati (1996) - mô hình được tương đối đồng thuận trong các nghiên cứu và ứng dụng hướng nghiệp và công cụ tương ứng do tác giả thiết kê: Bảng hỏi Khó khăn trong ra quyết định nghề nghiép (1) (Kleiman và Gati, 2004) Bên cạnh đó,

nghiên cứu cũng tìm hiểu mỗi liên hệ giữa mức độ tiếp cận các nguồn thông tin

hướng nghiệp và công tác hướng nghiệp ở nhà trường với các khó khăn trong

quá trình ra quyết định nghề nghiệp, từ đó đưa ra các đề xuất để tham khảo cho

việc thiết kế các chiến lược hướng nghiệp trong tương lai

Theo Gati và Asher (2001), quá trình ra quyết định nghề nghiệp tương đối phức tạp, bao gồm ba giai đoạn: kiểm tra trước, thăm dò chuyên sâu và lựa chọn (PIC) Đặc điểm của các quyết định nghề nghiệp là có tương đối nhiều các phương án lựa chọn; lượng thông tỉn của môi phương án rất rộng; có số

lượng lớn các tiêu chí cần xem xét liệu có đáp ứng với yêu cầu của các công

việc và hứng thú nghề nghiệp của cá nhân; tính bất định ở trong cả các đặc điểm của cá nhân lẫn bản chất của các phương án lựa chọn nghề nghiệp tương

lai (Gati, Krausz và Osipow, 1996) Để hệ thông các khó khăn trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp, Gati và cộng sự (1996) đã dựa trên quy trình ra

quyết định nghề nghiệp thông thường, xác định các đặc điểm khác biệt với một

mẫu hình “người ra quyết định nghề nghiệp hoàn hảo” và định nghĩa nó là các khó khăn trong mô hình lý thuyết mà tác giả gọi là “hệ thống phân loại các khó khăn trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp” (được trích dẫn bởi Pešjak và Koši, 2007) Hệ thống này phân loại các khó khăn thành ba nhóm lớn, từ ba

nhóm này tiếp tục chia thành mười nhóm nhỏ cụ thể hơn Các nhóm lớn lần lượt là: thiếu sự sẵn 1 sàng, thiếu thông tin và thông tin không nhất quán Nhóm đầu tiên, thiểu sự sẵn sàng, tổng hợp các khó khăn có trước quá trình ra quyết

định, bao gồm: Q) thiếu động lực để bắt đầu quá trình ra quyết định nghề nghiệp; (2) tính thiếu quyết đoán chung đối với tất cả các loại quyết định và (3)

các niềm tin không hợp lý, hiểu là các kỳ vọng phi lý về quá trình ra quyết định

nghề nghiệp Hai nhóm lớn còn lại đều bao gồm các khó khăn trong quá trình ra quyết định Nhóm thiếu thông tin đề cập tới bốn nhóm khó khan: (4) thiếu

hiểu biết về các bước trong quá trình ra quyết định; (5) thiếu thông tin về bản

thân mình; (6) thiểu thông tin về các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau và @®) thiểu thơng tin về các cách/các nguồn để có thêm thông tin Nhóm cuối cùng,

thông tin không nhất quán, gồm: (8) thông tin không đáng tin cậy (như chênh lệch giữa chỉ số thông minh và kết quả học tập trên lớp); (9) mâu thuẫn nội tại (diễn ra bên trong cá nhân, ví dụ như sự đối lập giữa các sở thích khác nhau của cá nhân hay khó khăn liên quan đến nhu câu phải cân déi/théa hiệp giữa

các yếu tố/điều kiện) và (10) mâu thuẫn bên ngoài, liên quan đến sự ảnh hưởng

của những người có ý nghĩa Bảng hỏi Khó khăn trong ra quyết định nghệ nghiệp được thiết kế dựa trên mô hình này và là công cụ tối ưu để nghiên cứu

Trang 4

= Se ng Seas CHỈ dị no SS aC Ss = aes: fae a eee

hệ thống các khó khăn trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp theo Gati và cộng sự (1996) mô tả Chỉ tiết về công cụ cũng như quy trình nghiên cứu và

các kết quả, diễn giải ứng theo hệ thống của Gati va cộng sự (1996) va so sánh với kết quả của các : nghiên cứu đã có trên thế giới sẽ được trình bày ở các phần

tiếp theo của bài viết này

1 Phương pháp nghiên cứu 1.2 Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu có sự tham gia của 627 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 tại 4

trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong đó có 307 khách thể ở khu

vực nội thành, 320 khách thể ở khu vực ngoại thành; 168 học sinh nam (chiếm

26,8%) và 459 học sinh nữ (chiếm 73,2%)

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phiếu hỏi cho học sinh sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 3 phan:

Phân 1: Các thông tin về nhân khẩu (trường, lớp, năm sinh, giới tính,

học lực)

Phân 2: Bảng hỏi Khó khăn trong ra quyết định nghề nghiệp - Rút gọn

Phiên bản gốc có 44 câu, được thiết kế để đánh giá các khó khăn trong quá trỉnh ra quyết định nghề nghiệp trên 3 tiểu thang: thiếu sẵn sang, thiếu thông tin và thông tin không nhất quán Có thê thu được điểm sô khó khăn tổng và khó khăn ở từng lĩnh vực trên bằng cách cộng tổng điểm các câu

Phiên bản sử dụng trong nghiên cứu này là phiên bản rút gọn 34 câu, có độ tin

cậy cao (a= 0,62 - 0,91) (Gati va Saka, 2001) Bản dịch tiếng Việt không lược bỏ câu/về, độ tin cậy ở mức chấp nhận được (œ = 0,67 - 0,9) Bảng hỏi Khó

khăn trong ra quyết định nghề nghiệp gồm 2 phan Phan dau gôm 3 câu hỏi chung tìm hiểu việc khách thể đã bắt đầu quá trình ra quyết định nghề nghiệp

chưa, mức độ tự tin về quyết định nghề nghiệp và lĩnh vực quan tâm Trong phần 2, khách thể được yêu cầu chọn mức độ đồng ý của họ với từng mệnh đề

(như: “Tôi thấy khó khăn để ra quyết định nghề nghiệp của mình bởi tôi không

biết cần phải cân nhắc những yếu tố nào”) trên thang Likert 1 - 9 (voi 1 là

hồn tồn khơng đúng với tôi và 9 là hoàn toàn đúng với tôi), với điểm càng cao thì mức độ khó khăn càng lớn

Phân 3: Các thông tin về khả năng tiếp cận với thông tin hướng nghiệp

của học sinh

Phần 3a khảo sát mức độ thường xuyên học sinh được tiếp cận với những nguồn thông tin hướng nghiệp và mức độ hữu ích thông tin nhận được từ: (1) Hoạt động hướng nghiệp do các đơn vị tổ chức gồm trường học, các cơ

Trang 5

SỞ tuyển dụng, các trường đại học, cao đẳng, v.v; (2) Tham khảo từ các cán bộ nhà trường và người thân và (3) Tự tìm hiểu qua các nguồn như internet, tivi,

sách, báo, v.v Phần 3b tập trung vào công tác hướng nghiệp trong nhà trường,

bao gồm các câu hỏi về phòng tham vân tại nhà trường, mức độ thường xuyên,

nội dung tham vấn và chất lượng của công tác hướng nghiệp ở trường Thang đo được thiết kế với các câu trả lời từ 1 đến 5 là các lựa chọn thể hiện mức độ thường xuyên (với 1 = không bao giờ, 5 = rất thường xuyên) và mức độ hữu ich (véi 1 là rất không hữu ích, 5 là rất hữu ích)

2 Kết quả nghiên cứu

2.1 Thực trạng các khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp ở

vị thành niên

Trong 627 khách thể tham gia nghiên cứu, 93,7% cho biết đã suy nghĩ về lĩnh vực chuyên môn hoặc nghề nghiệp muốn làm; 81,4% đã có sự quan tâm đến một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, Tuy nhiên, mức độ tự tin của nhỏm khách thể về sự lựa chọn chỉ ở mức trung bình với điểm trung bình (ĐTB) là 5,54, độ lệch chuẩn (ĐLC) là 1,94 Khi tự đánh giá mức độ khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp với mệnh đề (item) “Bạn đánh giá mức độ khó khăn của bạn trong

việc ra quyết định nghề nghiệp như thế nào?”, ĐTB của nhóm khách thể = 5,96; ĐLC =2,29

Bảng 1: Điểm trung bình của các tiểu thang do va

thang ảo Khó khăn trong ra quyết định nghề nghiệp đo và ĐTE đo Thiếu sự sẵn : đo Thiếu tin đo tin nhất đo Khó khăn

Bảng I trình bày ĐTB các nhóm khó khăn trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp của trẻ vị thành niên, ĐTB khó khăn chung trong quá trình ra quyết

định nghề nghiệp là ĐTB = 5,34; DLC = 2,33 Trong đó tỷ lệ trẻ lựa chọn điểm

9 (mức độ khó khăn cao nhất) là cao nhất (17,5%) Tỷ lệ trẻ có lựa chọn thang

điểm từ 7 đến 9 chiếm gần 40% Xem xét 3 phân nhóm khó khăn chính, nhóm khó khăn thiểu thông tin có ĐTB cao nhất (PTB = 5,66; DLC = 1,76), tiếp đó là

thiếu sẵn sảng (ĐTB = 5,26; ĐLC = 1,26) và sau cùng là thông tin không nhất

quan (DTB = 4,97; DLC = 1,74)

Trang 6

Đối với 10 loại khó khăn cụ thể, ĐTB dao động từ 4,37 đến 6,06 Cụ thể, ĐTB của các loại khó khăn ở từng phân nhóm như sau: Trong nhóm khó

khăn thiếu sẵn sang, ĐTB của thiếu quyết doan (DTB = 6,06; DLC = 1,71) lớn hơn hẳn so với thiếu động lực (ĐTB = 4,37; ĐLC = 1,9) va ky vọng phi lý

(ĐTB = 5,37; DLC = 1,65) Về nhóm khó khăn thiếu thông tin, cả 4 tiểu mục khó khăn trong nhóm đều có mức ĐTB lớn hơn mức điểm 5, trong đó cao nhất

là thiếu thông tin về quy trình ra quyết định nghề nghiệp (ĐIB= 5,87; DLC = 2,14) Ở nhóm thông tin không nhất quán, khó khăn mâu thuẫn bên ngoài (ĐTB = 5,66;

ĐLC = 1,76) có ĐTB cao hơn so với khó khăn về thông tin không đáng tin cậy (PTB = 5,04; ĐLC = 2,04) và mâu thuẫn bên trong (ĐTB = 5,21; DLC = 1,85)

Bảng 2: Điểm trung bình của 10 loại khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp Các loại khó khăn DTB | DLC

Tiểu thang đo Thiêu động lực 437 1,90

Thiếu sự sẵn sàng | Thiếu quyết đoán 606 | L71

Kỳ vọng phi lý 5,37 1,65

Thiéu thông tin về các bước trong quá trình ra quyết | 5,87 2,14 Tiểu thang đo định nghề nghiệp

Thiếu thông tín | Thiếu thông tin về bản thân 536 | 221 Thiếu thong tin về nghề 575 | 2,07 Thiếu thông tin về cách tìm kiểm thông tin 565 | 2/27

Tiểu thang đo | Thông tỉn không tín cậy 5,04 | 2,04

_— + Mâu thuẫn bên trong 521 | 1,85

Mâu thuẫn bên ngoài 4,67 2,44

2.2, Sw khdc biệt về mức độ khó khăn giữa các nhóm nhân khẩu

Xét theo giới tính, chỉ có đuy nhất 1 loại khó khăn về mâu thuẫn bên

trong có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p < 0,01) giữa nhóm nam (ĐT = 5,55;

DLC = 1,94) và nhóm nit (PTB = 5,08; DLC = 1,81)

Xét theo lớp học, học sinh lớp 10 (ĐTB = 5,67; DLC = 2,15) thiểu thông tin vé ban thân hơn học sinh lớp 12 (ĐTB = 5,07; ĐLC = 1,96) với p <0, 01 Học sinh lớp 11 (ĐTB = 5,92; ĐLC = 2,13) thiểu thông tin về nghề nghiệp hơn học sinh lớp 12 (ĐTB = 5,39; ĐLC = 2,07) với p < 0,05 Tuy nhiên, học sinh lớp

Trang 7

12 (ĐTB = 6,35; ĐLC = 1,55) có khó khăn thiếu quyết đoán cao hơn học sinh lép 10 (DTB = 5,83; DLC = 1,76) véi p < 0,01

Xét theo khu vực sinh sống, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) giữa nhóm nội thành và ngoại thành với ĐTB của 6/10 loại khó khăn,

trong đó ĐTB của vị thành niên nội thành thấp hơn so với vị thành niên ngoại

thành Cụ thể: khó khăn thiếu thông tin về quy trình ra quyết định nghề nghiệp (t = -2,538); thiếu thông tin về bản thân (t = -2,409); thiếu thông tin về nghệ nghiệp (t = -2,042); thiểu thông tin về cách tìm thông tin (t = -2,136); mâu thuẫn

bên trong (t= -3 ;813); mâu thuẫn bên ngoài (t = -2,042) 2.3 Thực trạng công tác hướng nghiệp tại trường THPT Bảng 3: Thực trạng mức độ tiếp cận các nguén thông tin hướng nghiệp Mức độ thường | Mức độ hữu ích x é théng tin nha Các nguồn thông tin hướng nghiệp xuyên aaa ee ĐTEB DLC ĐTB BLC Truéng THPT 2,50 1,08 2,41 1,23 Hoat — động | Các cơ sở tuyên dụng 1,87 1,09 212 1,18 hướng | Cao trường đại học, cao đẳng 1,99 1,09 227 | 123 nghiệp ở Các cựu học sinh 1,57 0,92 1,69 1,00

Cán bô chuyên trách hướng nghiệp 1,83 1,14 1,82 1,13

Giáo viên chủ nhiệm 234 1,29 2,39 1,47

Tham _ Ì Giáo viên bộ mơn 225 | 129 | 247 | L20

khảo ý

kiên của | Cha mẹ 3,13 1,31 2,97 1,75

Cưu học sinh 2,15 1,53 2,02 1,37

Người khác 2,78 1,35 2,90 1,29

Tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp thông qua

internet, tivi, sách, báo 355 | l7 | 326 | 125

VỀ mức độ tiếp cận các nguồn thông tin hướng nghiệp: Hình thức mà trẻ vị thành niên tiếp cận thường xuyên nhất và thấy hiệu quả nhất là tìm hiểu

thông tin nghề nghiệp qua internet, tivi, sách báo (BTB = 3,55; DLC = 1,17; ĐTB= 3,26; DLC = 1,25) Trong số các đơn vị tổ chức hoạt động hướng nghiệp,

nguồn thông tin từ nhà trường có ĐTB cao nhất với ĐTB = 2,5, DLC = 1,08 và

Trang 8

mức độ hữu ích là DTB = 2,41, DLC = 1, 23 và từ cựu học sinh là thấp nhất (ĐTB = 1,57; DLC = 0, 92; ĐTB = 1,69; ĐLC = 1,00) Trong số những người

mà học sinh tham khảo ý kiến, ĐTB cao nhất là cha mẹ (PTB = 3,13; DLC = 1,31; PTB = 2,97; DLC = 1,75) va thép nhất là cán bộ tham vấn hướng nghiệp trong nhà trường (ĐTB = 1,83; DLC = 1,14; DTB = 1,82; DLC = 1,13)

Và thực trạng céng tdc hướng nghiệp ở các trường: Trong số 307 học sinh học ở trường có phòng tham vẫn, chỉ 16,5% biết có phòng này ở trường,

42,6% cho răng không có và 40,9% không biết trường có hay không Trong số những học sinh biết đến phòng tham vân ở trường, có đến 57,1% không bao

giờ đến phòng tham vấn, 36,7% thỉnh thoảng đến và chỉ có 6,1% học sinh chọn

mức độ thường xuyên

Mức độ hữu ích của các loại hoạt động hướng nghiệp do trường tổ chức được mô tả qua biêu đô sau:

Âêtnỏi vơi cacchuyn ga SESE >]? Tum hiểu cachtim kiếm thông trì

Tim hiểu về cá cbước chọn nghệ 321

Tim biểu cách làm hỗ sơ thì 332

Tim hiểu về tường ổao tao 327

Tìm hiểu vẻ thị trương lao động 312

Tim hiểu vé dj cdiém nghé 3.29

Tim hicu so thich SSSR 2 8

Tứm hiệu tỉnh cách PS 2 18 Tim hiéu nang hrc EROS 2 | {

ch o in - _ la w Me ia “ we tn

_ Biêu đề 1: Mức độ hữu ích của eae loại hoạt động hướng nghiệp ˆ mm Nhìn chung, ĐTB mức độ hữu ích của các loại hoạt động hướng nghiệp

đao động trong khoảng 2,1 đến 3,3 Nhóm các loại hoạt động có ĐTB cao hơn là các loại hoạt động liên quan đến việc tìm hiểu thị trường lao động và các quy trình hành chính trong việc lựa chọn nghề (tìm hiểu các trường đào tạo,

cách làm hồ sơ ) Nhóm thấp hơn chủ yếu tập trung vào các loại hoạt động giúp khám phá bản thân, cách tìm kiếm thông tin và liên hệ chuyên gia

Trang 9

2.4 Mỗi liên hệ giữa khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp

và sự tiếp cận thông tin hướng nghiệp

Kết quả khảo SÁT cho thấy có tương quan nghịch thấp giữa mức độ khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp và mức độ thường xuyên tiếp cận thông tin hướng nghiệp từ giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ, internet với hệ số tương quan r dao động từ -0,20 tới -0,30 với p < 0,01 Cụ thể: tương quan nghịch giữa việc thường xuyên tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm với tông khó khăn (r = -0,20; p< 0,01); giữa việc thường xuyên tìm hiểu trên internet với tổng khó khăn, thiếu thông tin và thông tin không nhất quán ứ lần lượt là -0, 30; -0,26; -0,28 với p < 0,01); giữa việc tham khảo thông tin từ bố mẹ với tổng khó khăn và cả 3 phân nhóm chính ( từ -0,23 đến -0,28 với p < 0,01)

Đối với các loại hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, có tương quan nghịch giữa mức độ hữu ích của hoạt động tìm hiểu các nét tính cách của bản

thân với cả 3 phân nhóm khó khăn và tổng khó khăn (r từ -0,20 đến -0,27 với

p <0,01) Mức độ hữu ích của hoạt động tìm hiểu sở thích và thông tin hướng nghiệp có tương quan nghịch với thiếu thông tin (r = -0,24 và -0,21 với p < 0,01)

3 Bàn luận

Đa phần trẻ vị thành niên quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng có số lượng không nhỏ các em thấy khó khăn trong quá trình ra quyết định nghề

nghiệp và chưa tự tin vào lựa chọn của mình Điều này được thể hiện trong kết

quả nghiên cứu với 80% số khách thể đã suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp hoặc quan tâm đến lĩnh vực cụ thể nhưng mức độ tự tin chỉ ở mức trung bình Trung bình mức độ khó khăn của trẻ đao động trong khoảng 4,6 - 6,1, ngang

bằng hoặc thậm chí cao hơn so với điều tra ở trẻ vị thành niên Hoa Kỳ, Israel và

Trung Quốc (Wiliner và cộng sự, 2017)

Trong 627 trẻ vị thành niên, có khoảng 40% số khách thể chọn mức điểm khó khăn cao (từ 7 đến 9) đã cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên đang gặp

phải khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp là không nhỏ Trong đó, nhóm khó khăn nhất là thiếu thông tin (ĐTB = 5,66; ĐLC = 1,76) Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước của Đỗ Thị Ngọc Chi (2013) với 64,6% số khách thể không biết thông tin đầy đủ về nghé hay trong nghiên cứu Nguyễn Văn Tòng (2015) có 50% số học sinh gặp khó khăn thiếu thông tin về nghề Bên cạnh đó, loại khó khăn cụ thé hoc sinh gap nhiéu nhất là thiểu quyết

đoán (DTB = 6,06; DLC = 1,71), có thé gia thuyết rằng, nguồn đữ kiện mà học sinh sử dụng để ra quyết định còn chưa chắc chắn hoặc học sinh còn hạn chế

trong kỹ năng ra quyết định

Xem xét các khó khăn của từng nhóm lớp, học sinh lớp 10 gặp khó khăn nhiều hơn ở việc thiếu thông tin bản thân, học sinh lớp I1 thiếu thông tin về

Trang 10

nghề nghiệp, học sinh lớp 12 thiếu quyết đoán hơn Lý giải về điều này có thê được giả thuyết là mức độ quan tâm và hứng thú với việc ra quyết định nghề nghiệp của học sinh lớp 10, 11 chưa nhiều và đến lớp 12, do sự chuẩn bị chưa

tốt từ các năm trước có xu hướng dẫn tới khó khăn thiếu quyết đoán Xét theo giới tính, có sự khác biệt có ý nghĩa thống ké (p < 0,01) giữa nhém nam (DTB = 5,55; DLC = 1 94) và nhóm nữ (ĐTB= 5,08; DLC = 1,81) ve khó khăn mâu thuẫn bên trong Kết quả này tương đối nhất quán với một số

nghiên cứu đi trước: nam giới gặp nhiều khó khăn về mâu thuẫn bên trong

nhiều hơn nữ giới với nghiên cứu của Gati và cộng sự (2001) trên nhóm học sinh lớp 9, 10 ở Irasel; nam giới gặp nhiều khó khăn về thông tin không nhất quán hơn nữ giới trong nghiên cứu trên nhóm trẻ vị thành niên ở Trung Quốc (Crecd và cộng sự, 2009) Có nhiều giả thuyết về điều này: So với nam giới, nữ

giới có mức độ đầu tư nỗ lực cao hơn vào quá trình ra quyết định và thường

tìm kiếm sự trợ giúp nhiều hơn để tham khảo các ý kiên (Gati và cộng sự,

2010) Ngoài ra, lý giải về điều này có thể là vì nam giới có xu hướng thiếu sự

chín chắn về định hướng nghề nghiệp hơn so với nữ giới; hoặc đo ảnh hưởng từ văn hóa trong một xã hội mà nữ thường phải chọn nghề nghiệp trong phạm vi hẹp các nghề nghiệp dành riêng cho nữ giới, còn nam giới thường được đặt nhiều kỷ vọng cao về sự nghiệp và kỳ vọng nhiều định hướng nghề nghiệp hơn (Creed và cộng sự, 2009)

Xét theo khu vực sinh sống, trẻ vị thành niên ở khu vực ngoại thành gặp

khó khăn hơn so với trẻ vị thành niên ở khu vực nội thành ở các khó khăn

trong 2 phân nhóm lớn thiéu thông tin và thông tin không nhất quán Sự khác biệt này có thể không phái đơn thuần là khác biệt do khu vực, mà có thể do mức độ cơ sở vật chất hoặc mức độ đầu tư cho công tác hướng nghiệp của các trường ngoại thành ít hơn các trường nội thành Trong nghiên cứu này, đơn cử

như việc các trường nội thành đều có phòng tham vấn hướng nghiệp trong khi

các trường ngoại thành thì không

Trong các nguồn thông tin hướng nghiệp, nguồn thông tin được đánh

giá hiệu quả và thường xuyên nhất là các thông tin trẻ nhận được qua phương tiện truyền thông như: internet, tivi, sách báo Kết quá phản ánh thực trạng

phổ biến các thông tin về hướng nghiệp trong mạng lưới truyền thông Việt

Nam hiện nay, khả năng học sinh có thể tiếp cận dé đàng và mức độ ưu tiên của các em với nguôn thông tin nảy Gati va Tal (2008) cũng từng đề cập tới

những tác động từ internet như một nguồn thông tín mới về hướng nghiệp cho

trẻ, đù tác giả chủ yếu mộ tả sự phức tạp và biến chuyển của các thông tín từ Internet và các nguôn truyền thông tương tự Nguồn thông tin được đánh giá cao tiếp theo là nguôn thông tin từ phía cha mẹ Các nghiên cứu đã có cũng

cho thay trẻ thường nói về các vấn đề nghề nghiệp với cha mẹ nhiều nhất

Trang 11

(Otto, 2000) va cho rằng cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính

tới các thay đổi về học tập và nghề nghiép cia minh (Dietrich va cong SU 2009; Mortimer va cộng sự, 2002)

Có tương quan nghịch giữa mức độ thường xuyên tiếp cận thông tin hướng nghiệp từ cha mẹ, giao viên chủ nhiệm và internet với khó khăn của trẻ vị thành niên cho thấy, cảng đầy mạnh việc trao đổi giữa trẻ với cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm về nghề nghiệp và hỗ trợ trẻ khám phá thông tin qua internet, thì mức độ khó khăn (rong việc ra quyết định nghề nghiệp của trẻ cảng thấp

Nhiều tác giả đồng thuận răng các nguôn hỗ trợ xã hội làm tang cơ hội và thúc

đây vị thành niên tham gia vào các trải nghiệm độc lập để khám phá các đặc

điểm bản thân và các lựa chọn nghề nghiệp (Hirschi và cộng sự, 2011) Các

nguồn thông tin từ phía nhà trường và cán bộ tham vấn hướng nghiệp được đánh giá là ít thường xuyên và ít hiệu quả hơn Điều này càng được thẻ hiện rõ

hơn qua kết quả nghiên cứu gần 85% sô học sinh ở các trường có phòng tham

vẫn hướng nghiệp không biết hoặc không chắc chắn về việc trường mình có

phòng tham vân hướng nghiệp Trong số học sinh biết đến, chỉ có 5% số học

sinh thường xuyên đến phòng tham vân và có hơn một nửa học sinh không sử

dung dich vụ nảy Do đó, công tác hướng nghiệp trong trường THPT và tham

vân hướng nghiệp cần được chú trọng và đây mạnh hơn nữa để tiếp cận gần

với nhụ câu của học sinh hơn

Trong các loại hoạt động hướng nghiệp, các hoạt động cung cấp thông

tin vé nghé nghiệp, thị trường lao động được trẻ vi thành niên đánh giá mức độ hữu ích cao hơn các loại hoạt động giúp tìm hiểu thông tin về bản thân hoặc cách tìm kiếm thông tin/nguồn thông tin Tuy nhiên, loại hoạt động thực sự có liên hệ với khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp lại chỉ có các hoạt

động tìm hiểu về bản thân Điều này có thể do chính bản thân trẻ vị thành niên

cũng chưa đánh giá được hết hiệu quả và tác động của các loại hoạt động hướng nghiệp đến quá trình ra quyết định nghề nghiệp của mình

4 Kết luận và khuyến nghị

Nhìn chung, thực trạng trẻ vị thành niên trong nghiên cứu này gặp khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp ở mức không nhỏ, tương đương và còn cao hơn so với một số quốc gia khác Các khỏ khăn nhiều nhất là thiéu

thông tin, bao gồm thông tin liên quan đến các lựa chọn nghề nghiệp và thông

tin về bản thân Có một số khác biệt về các đặc điểm khó khăn này giữa các nhóm giới tính, khối lớp và khu vực trường Trẻ cũng cho thấy nguồn hỗ trợ

hướng nghiệp sử dụng nhiều và hữu ích nhất là tự tìm kiếm qua internet, sách

báo, v.v và cha mẹ, trong khi đó, ít tìm tới giáo viên hay không sử dụng các dịch vụ tư vấn hướng nghiệp của nhà trường Hiệu quả các hoạt động được đánh giá cao là các hoạt động cung cấp thông tin, các hoạt động giúp trẻ khám

Trang 12

phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp lại thấp hơn; trong khi các hoạt động này lại có tương quan nghịch có ý nghĩa với mức độ khó khăn của trẻ

Dựa vào các bàn luận trên, có thé thay, chúng ta cần quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn đối với quả trình ra quyết định nghề nghiệp của trẻ vị thành niên Cụ thể:

Cần tăng cường cung cấp thông tín qua các phương tiện truyền thông,

tập huấn thêm cho cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm về hướng nghiệp và thúc đây họ thực hiện công tác này với trẻ Lưu ý đảm bảo chất lượng các thông tin từ phương tiện truyền thông và hướng dẫn các cách tiếp cận thông tin hiệu quả, chính xác cho học sinh Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng của các hoạt động hướng nghiệp do nhà trường tô chức và nguồn thông tin từ phía cán bộ nhà

trường như giáo viên, cán bộ tham vấn hướng nghiệp để tận dụng toàn bộ các hướng tiếp cận với trẻ vị thành niên

Công tác hướng nghiệp cho học sinh cần được thực hiện ngay từ những

năm đầu của THPT (lớp 10, 11), riêng đối với học sinh lớp 12, cân được hỗ trợ để nâng cao kỹ nang ra quyét dinh va kha năng quyết đoán Các chính sách về hướng nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm trường ngoại thành

Cuối cùng, cần tập trung triển khai hơn nữa các hoạt động cung cấp các thông tin liên quan đến nghề nghiệp và hỗ trợ trẻ vị thành niên tăng cường khả năng nhận thức vê bản thân (năng lực, tính cách, sở thích ) Ngoài ra, gia đình và nhà trường cũng nên tạo điều kiện để tăng thêm các hoạt động rèn luyện kỹ năng ra quyết định cho học sinh

Chú thích

1, Career Decision-Making Difficulties Questionnaire (CDDQ) Tài liệu tham khảo

1 Athanasou J.A & Van Esbroeck R (Eds.) (2008) /nternational handbook of career guidance (Vol 21) Springer Science & Business Media

2 Brown D (Ed.) (2002) Career choice and development John Wiley & Sons 3 Brown S.D & Rector C.C, (2008) Conceptualizing and diagnosing problems in vocational decision making Handbook of counseling psychology 4 392 - 407 4, Dé Thi Ngoc Chi (2013) Định: hướng nghề nghiệp của hoc sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phô Hải Phòng Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

5 Creed, P A., Wong, O Y., & Hood, M (2009) Career decision-making, career barriers and occupational aspirations in Chinese adolescents \nternational Journal for Educational and Vocational Guidance 9 (3) 189

Trang 13

6, Crigan C & Turda S (2015) The connection between the level of career indecision and the perceived self-efficacy on the career decision-making among teenagers Procedia-Social and Behavioral Sciences 209, 154 - 160

7 Dietrich J & Kracke B, (2009) Career-specific parental behaviors in adolescents’ development Journal of Vocational behavior 75 (2) 109 - 119

8 Gati L & Asher I (2001) The PIC model for career decision making: Prescreening, in-depth exploration, and choice Contemporary models in vocational psychology: A volume in honor of Samuel H Osipow

9, Gati L, Krausz M & Osipow S.H (1996) A taxonomy of difficulties in career decision making Journal of counseling psychology 43 (4) 510

10 Gati 1, Landman S., Davidovitch S., Asulin-Peretz L & Gadassi R (2010) From career decision-making styles to career decision-making profiles: A multidimensional approach, Journal of Vocational behavior 76 (2) 277 - 291

11 Gati I & Saka N (2001) High school students’ career-related decision-making difficulties, Journal of Counseling & Development 79 (3) 331 - 340

12 Gati I & Tal S, (2008) Decision-making models and career guidance In International handbook of career guidance P 157 - 185 Springer Netherlands 13, Gillie S & Gillie Isenhour M (2003) The educational, social, and economic value of informed and considered career decisions America’s Career Resource Network Association Research-based Policy Guidance

14 Phạm Mạnh Hà (2009) Thực trạng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT SỐ 1 Bát Xát, Lào Cai Tạp chỉ Tâm lý học Số 3 (120)

15 Nguyễn Thị Trường Hân (2011) Thực trạng tư vấn hưởng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Số 25 Tr 116 - 120

16 Dương Thị Diệu Hoa, Nguyễn Ảnh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ

Thị Hạnh Phúc (2008) Giáo trình Tâm lý học phát triển NXB Đại học Sư phạm 17 Kleiman T & Gati I (2004) Challenges of Internet-based assessment: Measuring career decision-making difficulties Measurement and Evaluation in Counseling and Development 37 (1) 41 - 55

18 Lipshits-Braziler Y., Tatar M & Gati I (2017) The effectiveness of strategies for coping with career indecision: Young adults’ and career counselors’ perceptions Journal of Career Development 44 (5) 453 - 468

19 Mortimer J.T., Zimmer-Gembeck M.J., Holmes M & Shanahan M.J (2002) The process of occupational decision making: Patterns during the transition to adulthood Journal of Vocational Behavior 61 (3) 439 - 465

Trang 14

20 Otto L.B (2000) Youth perspectives on parental career influence Journal of Career Development 27 (2) 111 - 118

21 Petjak S & Kogir K (2007) Personality, motivational factors and difficulties in career decision-making in secondary school students Psibologijske teme 16 (1) 141 - 158 22 Nguyễn Văn Tòng (2015) Động cơ lựa chọn nghệ nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

23, Willner T., Gati I & Guan Y (2015) Career decision-making profiles and career decision-making difficulties A cross-cultural comparison among US, Israeli, and Chinese samples Journal of Vocational Behavior 88 143 - 153

Ngày đăng: 26/10/2022, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w