1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN

41 1,3K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 215 KB

Nội dung

mơc lơc Lời mở đầu 1 Chương I: Tổng quan về cạnh tranh 3 I. Các quan niệm về khả năng cạnh tranh 3 1.Khỏi niệm 3 2. Vai trũ của cạnh tranh 3 II. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh 5 1. Cỏc

Trang 1

Lời mở đầu

Thế giới đang biến động, ngày càng chuyển biến với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc Do hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu và khách quan, một nước muốn phát triển không còn cách nào khác là phải hoà nhập vào nền kinh tế thế giới Để làm được điều đó chúng ta phải tích cực xây dựng những thế mạnh xuất khẩu, qua đó lựa chọn được những mặt hàng chủ lực xuất khẩu, sử dụng lợi thế so sánh Một trong những thế mạnh mà chúng ta lựa chọn đó là ngành dệt may, đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giữ vị trí thứ hai sau dầu thô Có được kết quả này là do sự nỗ lực của Đảng, của Nhà nước và các doanh nghiệp đã có nhiều cải cách và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại hợp tác làm

ăn cùng có lợi Trước tình hình mới về về thị trường và cơ chế quản lý, cạnh tranh để đứng vững và phát triển là tất yếu khách quan không thể tránh khỏi Chủ động hội nhập quốc tế, tiến hành điều tra, phân loại, kiểm tra đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm mặt hàng, có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh là một trong những việc làm cần thiết và thiết yếu hiện nay Trong mấy năm qua, tuy ngành dệt may đã đạt được một số thành tựu cả về quy mô và giá trị sản xuất, xuất khẩu nhưng sản phẩm dệt may của ta còn rất nhiều hạn chế như: giá còn cao, chưa chủ động hội nhập, tính cạnh tranh của sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất thấp, về mặt quản lý thủ tục còn nhiều hạn chế, quản lý còn chưa sát thực tế và đặc biệt là đời sống người lao động còn thấp…

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay tình hình quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng với sự hợp tác và chuyên môn hoá ngày càng caochúng ta không có những

Trang 2

biện pháp hợp lý thì sẽ không trụ được khi tham gia hội nhập, không thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước.

Từ điều kiện chủ quan và khách quan cho ta thấy trong thời gian tới đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng phải tìm ra những hướng đi mới và những cơ hội phát triển vững chắc trên con đường hội nhập.

Do vậy đây là một vấn đề quan trọng mà chúng ta phải chú trọng và đầu tư chính đáng Do đó em chọn đề tài này để nghiên cứu, trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu ngành dệt may trong xu thế biến động và hội nhập nhằm tìm ra những hướng đi mới, những giải pháp để cạnh tranh có hiệu quả Đề tài này được nhiên cứu bằng phương pháp thực chúng và phương pháp duy vật biện chứng…với cách tiếp cận hệ thống Đây là một đề tài hay và tương đối rộng, là một sinh viên như em có nhiều hạn chế rất mong được sự quan tâm của các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

Chương I: Tổng quan về cạnh tranh

I Các quan niệm về khả năng cạnh tranh

1.Khái niệm

Cạnh tranh là một tấ yếu khách quan và có thể nói răng không có cạnh tranh thìkhông có sự phát triển, cạnh tranh là động lực của sự phát triển, không có cạnhtranh tức là không có sự phát triển Cho dù ở đâu đi chăng nữa cạnh tranh luôn luôntồn tại, nhưng ở đây ta chỉ xét dưới góc độ kinh tế Từ năm 1986 trở về trước dochúng ta không có quan điểm đúng đắn nên đã mắc phải sai lầm khi kìm hãm sựcạnh tranh Ở các lĩnh vực, các góc độ khác nhau thì quan niệm về cạnh tranh cũngkhác nhau Có nhiều quan điểm về cạnh tranh, nhưng theo quan điểm tổng hợp thìcanh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biệnpháp, thủ đoạn, cách thức…để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường lànhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy những khách hàng cũng như những điều kiệnsản xuất có lợi nhất

Xét ở góc độ kinh tế thuần tuý thì mục đích kinh tế của các chủ thể kinh tế là tối

đa hoá lợi ích, đối với người kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, với người tiêudùng là lợi ích tiêu dùng Do vậy cạnh tranh có vai trò to lớn, là linh hồn của cả nềnkinh tế, là nơi chọn lựa những thành viên ưu tú của nền kinh tế, đào thải nhữngdoanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả Do vậy những doanh nghiệp muốn tồn tại phảicạnh tranh, phải tìm ra những lợi thế so sánh của mình Chính vì vậy nâng cao khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp là điều kiện cần thiết

Cạnh tranh ở đây được thể hiện chủ yếu ra mặt ngoài chính là sản phẩm Từkhái niệm trên có thể hiểu khả năng cạnh tranh củ sản phẩm là tất cả những gì sảnphẩm đó đã có, đang và sẽ có để có thể có những ưu thế so với những sản phẩmkhác cùng loại hoặc khác loại trong quá trình cạnh tranh

Trang 4

2 Vai trò của cạnh tranh

Như trên chúng đã biết cạnh tranh là động lực của sự phát triển, nó có vai trò hếtsức to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và bản thânmỗi doanh nghiệp nói riêng Cạnh tranh có mặt lợi và cả mặt hại của nó, nhưngthực tế ta thấy rằng bất kì một nền kinh tế nào cũng cần duy trì sự cạnh tranh

Đứng ở góc độ xã hội thì cạnh tranh là hình thức mà Nhà nước sử dụng đểchống độc quyền, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm tốt,giá cả rẻ Chính vì vậy duy trì cạnh tranh là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Mặtkhác Nhà nước sử dụng cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả chung của nền kinh tế tránhlãng phí để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, tạo động lực bên trongnền kinh tế, tạo điều kiện phát triển các hình thức quan hệ quốc tế

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ la điều kiện thuận lợi để doanhnghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự quyền lựa chọn ngành nghềkinh doanh, tự hoàn thiện bản thân doanh nghiệp của mình để vươn lên dành ưu thếhơn so với các đối thủ cạnh tranh khác Các ưu thế đó thể hiện qua lợi thế so sánhcủa doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác, như việc khai thác triệt để hơn cáclợi thế so sánh, tận dụng ngày càng nhiều nguồn lực một cách có hiệu quả nhất Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cuộc cạnh tranh khốc liệtnhất nhằm dành dật người mua, chiếm lĩnh thị trường tạo ưư thế mọi mặt cho cácdoanh nghiệp nhằm thhu được lợi nhuận tối đa có thể Thực chất cạnh tranh là cuộcchạy đua không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biệnpháp kinh tếtích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thị trường, tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo

ưu thế về sản phẩm: giá bán, chất lượng sản phẩm… Muốn vậy doanh nghiệp phảikhông ngừng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng caochất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vàotrong sản xuất để giảm giá thành sản phẩm Trong cơ chế kinh tế thị trường nhữngdoanh nghiệp nào đưa ra được những sản phẩm có giá rẻ, chất lượng cao, dịch vụ

Trang 5

tốt thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng Do vậy cạnh tranh giúp loại bỏ nhữngdoanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn cóhiệu quả vươn lên Mặt khác khi tham gia vào thị trường các doanh nghiệp phảichấp nhận tuân thủ các quy luật của thị trường như quy luật cạnh tranh và đào thải.

Do đó cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của mình,trình độ quản lý và kinh doanh tạo điều kiện lợi dụng triệt để lợi thế so sánh củamình

Một khái niệm nữa mà chúng ta cần làm rõ là khẳ năng cạnh tranh và sức mạnhcạnh tranh cuả sản phẩm của doanh nghiệp, giữa chúng có mối quan hệ mật thiếtlồng ghép bao hàm và có mối quan hệ nhân quả với nhau Để có giải pháp nâng caokhả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp ta phải hiểu được khái niệm và nộidung cơ bản của sức cạnh tranh Vậy sức cạnh tranh là: Tổng thể các yếu tố gắntrực tiếp với hàng hoá cùng các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thành khả năngcạnh tranh được doanh nghiệp sử dụng trên thương trường nhằm chiếm lĩnh thịtrường, khách hàng và thi trường, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp khi cạnh tranh Nội dung sức cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: khả năng áp dụng khoahọc kĩ thuật, quản lý hiện đại, khả năng thu thập thông tin, khả năng cung cấp dịchvụ,…Do vậy cạnh tranh cóa vai trò rất to lớn, chúng ta cần tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho chúng phát huy những mặt tích cực của mình

II Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh

Sản phẩm của một doanh nghiệp có cạnh tranh được hay không nó phụ thuộc rấtlớn vào tỉ lệ các yếu tố sau:

1 Các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh được coi là yếu tố sống còn trong cạnh tranh.Ở đây khả năngcạnh tranh được xem là sức mạnh cạnh tranh thật và bằng với lợi thế so sánh Lợi

Trang 6

thế so sánh lớn nhất là được thể hiện ở các nguồn lực đầu vào, do đó có thể là tàinguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, đặc biệt hơn đó là lao động…nó được thể hiệnthông qua giá bán của sản phẩm Được thể hiện bằng hệ số đầu vào thấp một cáchtương đối Thực tế không dễ tách biệt giữa nguồn lực đầu vào và năng suất laođộng, bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao động Sự dồi dào của một yếu tố nào đó

có thể là do năng suất lao động cao, vừa do giá cả tạo nên kích thích cung ứng, vấn

đề thương hiệu cũng góp phần quan trọng thể hiện lợi thế so sánh Đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay với nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh quốc tế ngày càng găy gắt,các lợi thế so sanh trên tầm vĩ mô không thể coi nhẹ như: sự ổn định về kinh tếchính trị, luật pháp thể chế, kinh tế đất nước, kết cấu hạ tầng,…

Đây có thể nói là yếu tố rất quan trọng trong thời gian hiện nay, giúp chúng taphát triển trọng điểm sử dụng hiệu quả nguồn lực có nhiều lợi thế so sánh Do đóchúng ta nói chung các doanh nghiệp nói riêng cần tận dụng triệt để các yếu tố này

2 nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước

Theo Forger thì “Khả năng cạnh tranh là khả năng của một đất nước trong việcnhận thức rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là đối với tăng trưởngthu nhập và việc làm, mà không gặp phải những khó khăn trong cán cân thanhtoán” Bởi vì tăng trưởng của một quốc gia được xác định bởi năng suất của nềnkinh tế quốc gia đó, mà năng suất là yếu tố cơ bản tạo nên khả năng canh tranh và

nó la một yếu tố góp phần vào lợi thế so sánh của bản thân sản phẩm, góp phầnquan trọng trong hội nhập và phát triển kinh tế

3 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh tế của doanh nghiệp

Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế của doanh nghiệp bao gồm cácyếu tố như: Chính sách thương mại, môi trường đầu tư, tài chính, mức thanh khoảntrong nền kinh tế, cơ cấu doanh nghiệp, tính cạnh tranh trong nền kinh tế…

Trang 7

Với chính sách thương mại của mỗi quốc gia sử dụng khác nhau se cho nhữngtác động khác nhau, có thể trái ngược nhau đến môi trường thương mại quốc tế.Thực tế đối với nhập khẩu các nước thường áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu,làm giảm bớt và chống lại lợi thế của các hàng hoá nhập khẩu vào nước đó Ngượclại đối với hàng hoá xuất khẩu các nước thường áp dụng chính sách nhằm khuyếnkhích xuất khẩu cùng nhằm mục đích tăng ưu thế của hàng xuất khẩu Đôi khichính sách thương mại có tác dụng mạnh đến mức có thể xếp một trong các yếu tốtạo nên lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm (xếp vào lợi thế so sánh ảo ).

Chế độ tài chính: thực trạng và hoạt động của thị trường tài chính là một trongcác nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh chung của một nước Tăng trưởng kinh

tế phụ thuộc vào việc tập trung tài chính vào một lĩnh vực nào đó

Cơ cấu doanh nghiệp và tinh cạnh tranh: có ảnh hưởng tới sự gia tăng về năngsuất và khả năng cạnh tranh nâng cao về thu nhập và tăng việclàm Không chỉ cócạnh tranh giữa các quốc gia mà còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nó làđộng lực để các doanh nghiệp trong ngành nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Năng lực sản xuất công nghiệp của ngành, của quốc gia Ở đây phải nói đến độingũ nhân lực được đào tạo có kĩ năng nghề nghiệp không ngừng được nâng cao.Ngoài ra còn phải kể đến phần công nghệ trong máy móc thiết bị của quốc gia đó

4 Nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp

Hoạt động của doanh nghiệp là một trong các yếu tố nền tảng của khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Nó cho thấy khả năng của tổ chức sản xuất, trình độ quản

lý, khả năng chuyên môn hoá của các bộ phận trong doanh nghiệp Các yếu tốthuộc về hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cá biệt củadoanh nghiệp Nhóm các yếu tố này gồm: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,chiến lược phát triển của doanh nghiệp,…

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là các hoạt động của doanh nghiệpnhằm áp dụng công nghệ mới, sử dụng các đầu vào mới hoặc thay thế giới thiệu,

Trang 8

phân phối sản phẩm, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp triển vọngcạnh tranh dài hạn và cạnh tranh đa phương diện Trình độ đội ngũ lao động củadoanh nghiệp trong việc tiếp nhận xử lý thông tin, khả năng tiếp cận thị trường, bốtrí các phương án sản xuất kinh doanh, điều hành và quản lý doanh nghiệp, năngđộng thích nghi với điều kiện cạnh tranh ngày nay.

III Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp

Để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm kinh tế kĩ thuật, đặc biệt đối vớingành dệt may, có thể xem xét một số chỉ tiêu bao gồm cả nhóm chỉ tiêu phản ánh

về chất lượng và số lượng:

1 Các chỉ tiêu về chất lượng

Bao gồm cả chỉ tiêu định lượng và định tính, cụ thể là:

- Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật – công nghệ

- Sự thay dổi về hệ thống sản xuất

- Sự thay đổi về chất lượng trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh,hiệu quả đầu tư, năng suất lao động

- Giá trị thương mại dòng

- Lợi thế so sánh của bản thân sản phẩm và các yếu tố đầu vào tạo nênsản phẩm đó

- Ngoài ra mức độ cạnh tranh còn thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá mức

độ cạnh tranh trong nội bộ và liên ngành, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ số tập trung hoá (CRx) thể hiện mức độ tập trung vào sảnxuất vào những daonh nghiệp lớn nhất của ngành

Trang 9

+ Hệ số ghini thể hiện mức độ về quy mô đồng đều giữa cácdoanh nghiệp.

là tạo ra các ưu thế so với đối thủ của mình Mỗi doanh nghiệp có các ưu thế khácnhau, để cạnh tranh thành công thì các doanh nghiệp phải chú ý đến việc xây dựngchiến lược trên cơ sở sử dụng các công cụ cạnh tranh có ưu thế của mình Chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp hướng kinh doanh tổng thể và chính sách kinhdoanh bộ phận của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch mangtính tập trung cao còn trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp hoạt động theochiến lược kinh doanh cảu mình luôn tìm ra lợi thế cạnh tranh để có chỗ đứng trênthị trường Do đó cạnh tranh cần có chiến lược chính sách phát triển cụ thể và rõràng

Hiện nay doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ chủ yếu sau để xây dựngchiến lược cạnh tranh: cạnh tranh qua sản phẩm, cạnh tranh qua giá, cạnh tranhthông qua việc thiết lập mạng lưới kênh phân phối và cạnh tranh qua xúc tiến hỗnhợp

1 Cạnh tranh thông qua sản phẩm

Trang 10

Sức cạnh tranh thông qua sản phẩm của doanh nghiệp thông qua chất lượng.Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh mộtcách có hiệu quả và lâu dài Cạnh tranh qua sản phẩm được thể hiện qua tính năng

ưu việt của sản phẩm Để có thể cạnh tranh về chất lượng sản phẩm bắt buộc cácdoanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu cải tiến công nghệ kĩ thuật sản xuất, tạo ra sựkhác biệt thông qua tính năng, tác dụng của sản phẩm Sản phẩm muốn cạnh tranhphải có những nét riêng độc đáo, diều này cũng có ảnh hưởng tới vị trí cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường Đảm bảo chất lượng luôn luôn là phương châmkinh doanh , là một trong những vũ khí cạnh tranh hữu hiệu mà các doanh nghiệptrên thế giới sử dụng

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp phải chú ý đến chu kì sống củasản phẩm để chủ động đổi mới và nâng cấp chất lượng sản phẩm, đây là một công

cụ quan trọng Trong tình hình hiện nay cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thếgiới đang thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng găy gắt và khốc liệt hơn Đểthoả mãn nhu cầu không ngừng của khách hàng thì biện pháp quan trọng nhất củadoanh nghiệp là không ngừng đổi mới sản phẩm và cung cấp các dịch vụ mới Với doanh nghiệp chuyên kinh doanh lĩnh vực dịch vụ thì việc nâng cao chấtlượng sản phẩm chình là việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho kháchhàng và phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới, đây là hình thức mà các công tybưu chính viễn thông và kinh doanh dịch vụ ở các khu vui chơi giải trí thường sửdụng

Ngoài cạnh tranh qua chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn cạnh tranh quachủng loại, kiểu dáng nhãn hiệu Do đó để nói về cạnh tranh qua sản phẩm người tathường nói đến sự khác biệt của sản phẩm Doanh nghiệp phải thiết lập chiến lượcphát triển sản phẩm hợp lý, phải nghiên cứu được đầu vào và đầu ra, các hoạt độngđổi mới sản phẩm nâng cao chất lượng và vị thế trên thị trường Đến nay chúng ta

có thể thấy hầu hết các công ty sản xuất hàng tiêu dùng vẫn đang cạnh tranh dựa

Trang 11

trên tính ưu việt của sản phẩm Họ vẫn tiếp tục thêm vào những đặc tính mới, côngthức mới, mở rộng sản phẩm, thay đổi màu sắc kiểu dáng cách thức khác nhằmkhác biệt hoá sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh.

2 Cạnh tranh qua giá cả

Cạnh tranh là một trong các yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm Mộtdoanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt và giá cả hợp lý thì luôn chiếm được ưuthế trên thị trường Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu củahàng hoá, do vậy áp dụng chính sách định giá linh hoạt đa dạng là nhân tố quantrọng tạo nên sự thành công trên thị trường Việc định giá sản phẩm chủ yếu phảicăn cứ vào giá thành sản xuất đơn vị, nhu cầu thị trường và lấy quan hệ cung cầutrên thị trường làm chuẩn Doanh nghiệp có thể dựa vào giá thị trường để định giákhác nhau: chính sách định giá thấp hơn giá thị trường, bằng giá thị trường và caohơn giá thị trường

Cạnh tranh qua giá là một hình thức gián tiếp của cạnh tranh qua chi phí sảnxuất để có thể định mức giá thấp hơn mức giá thị trường Để làm được điều này cácdoanh nghiệp phải có thiết bị sản xuất đầy đủ hiệu quả tính kinh tế của quy mô thiếtlập các kênh phân phối Chính nhờ chi phí sản xuất thấp các đối thủ cạnh tranhtrong khi vẫn duy trì lợi nhuận mong muốnm giá thấp giúp doanh nghiệp chiếmđược thị trường, phần lớn giữ được thế chủ động trong thời kì cạnh tranh gay gắt Xét về góc độ này thì sản phẩm dệt may Việt Nam có lợi thế so sánh về chi phísản xuất vì có lợi thế về lao động Các sản phẩm dệt may có tỉ trọng giá trị lao độngsống cao, lao động của Việt Nam lại nhiều, khéo tay, thời gian lao động ngắn,lương công nhân thấp

3 Cạnh tranh thông qua hệ thống kênh phân phối

Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý hiệu quả là yếu tố rất có lợi để cạnhtranh Một doanh nghiệp mà có khả năng cung cấp hàng hoá dịch vụ đúng nơi,đúng lúc, kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Trang 12

thì sẽ có lòng tin uy tín với khách hàng và sẽ được khách hàng lựa chọn Thiết lậpmạng lưới kênh phân phối phải căn cứ vào đặc điểm hàng hoá, nhu cầu thị trườngcủa người tiêu dùng, có thể có các cách thiết lập kênh phân phối sau:

Cách 1: Người sản xuất - người tiêu dùngCách 2: Người sản xuất - người bán lẻ - người tiêu dùngCách 3: Người sản xuất - người bán buôn – người bán lẻ – người tiêudùng

Cách 4: Người sản xuất – trung gian – bán buôn – bán lẻ – người tiêudùng

Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh thông qua hệ thống kênh phân phối Cónghĩa là mục tiêu Marketing cơ bản của họ là làm sao cho khách hàng dễ dàng tiếpcận được với hàng hoá Khi đó phân phối sản phẩm như thế nào là một cách đểđem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Đặc biệt là thiết lập hệ thống thông tin

về sản phẩm để khách hàng dễ dàng tiếp cận được nó vậy Đây có thể nói là điềuquan trọng nhất trong công cụ này

4 Cạnh tranh qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Đây là cách tập hợp các phương pháp và công cụ hướng tới người tiêu dùng để

có thể hỗ trợ thúc đẩy khách hàng kích thích tiêu dùng Xúc tiến hỗn hợp bao gồmcác hoạt động như quảng cáo khuyến mại Quảng cáo là chiến lược truyền thông tinvào mục tiêu thương mại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Khuyếnmại là phương pháp làm kích thích nhu cầu khách hàng tăng mức hàng tức thì.Ngoài ra còn có hình thức khác như: chuyên thông bán hàng cá nhân Các hìnhthức này được sử dụng kết hợp nhằm mục đích thúc đẩy và kích thích tiêu dùng Tóm lại: các công cụ cạnh tranh đưa ra ở trên mang tính liệt kê Để xây dựngthành công chiến lược kinh doanh trên cơ sở chiến lược cạnh tranh doanh nghiệpphải biết kết hợp các công cụ cạnh tranh theo đặc điểm sản phẩm sản xuất Ngàynay tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng các công cụ trên dường như ngày càng mong

Trang 13

manh và không dài lâu Ngay cả khi giá cả rẻ, sản phẩm có tính năng ưu việt thìcung không thu hút được khách hàng trong dài hạn Khách hàng luôn đòi hỏi nhữngsản phẩm có chất lượng cao hơn và giá cả chưa chắc đã phải là yếu tố mà họ quantâm Tương tự lợi thế về kênh phân phối cũng vậy tữ xa xưa các công ty, các hãnglớn thường nổi tiếng về thương hiệu của mình Vậy tại sao chúng ta không xâydựng thưong hiệu mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp Đây là một điểm yếu củacác doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may khi tham gia vàothị trường quốc tế.

Trang 14

Chương II: Thực trạng

I Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

1 Vị trí và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam

Xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã, đang và sẽ là hàng xuất khẩu quantrọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI Vớimức tăng trưởng hàng năm cao từ 30% - 40% liên tục và ổn định trong 10 năm qua,xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt qua các mặt hàng chủ lực vưon lên vị trí

số một trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 1998 Tỷtrọng kim ngạch hàng xuất khẩu dệt may trong cơ cấu hàng xuất khẩu cũng ngàycàng tăng và chiếm một tỷ lệ quan trọng, chiếm khoảng 14,5% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Hiện nay vươn kên vị trí thứ 2 chỉ sau dầu mỏ

Xuất khẩu hàng dệt may hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức gia công xuất khẩu làchủ yếu, chiếm khoảng 75 – 80% đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước khoảng

300 tỷ USD Điều quan trọng hơn là giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu laođộng trên mọi miền đất nước trong khi chúng ta đang thiếu vốn thừa lao động.Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khu vực nước ta không tránh khỏi bị ảnhhưởng nặng nề, mặcdù kúc đầu có quan điểm là nước ta có mức độ hội nhập chưacao nên ít bị ảnh hưởng Thực ra không hoàn toàn như vậy, nước ta đang là nướcchậm phát triển,lại đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước nên chúng ta bị ảnh hưởng không nhỏ khi tham gia thị trường thế giới

Năm 1998 do tác động của khủng hoảng thị trường kinh tế khu vực, xuất khẩuchỉ tăng 2,4% bằng khoảng 41% mức tăng GDP Bốn tháng đầu năm 1999 lại cànggiảm mạnh Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của ta như: giàu thô, gạo, cà

Trang 15

phê, … biến động mạnh theo hướng bất lợi cho xuất khẩu Trong khi đó xuất khẩuhàng dệt may vẫn giữ được mức tăng trưởng khá cao khoảng 25%, đạt giá trị 420triệu USD Điều này càng khẳng định xuất khẩu dệt may đã và sẽ giữ một vị tríquan trọng trong chiến lược xuất khẩu và ổn định xã hội trong những năm sắp tới Bởi vậy muốn tăng nhanh và vững chắc chúng ta phải tậ trung vào xuất khẩunhững nhóm hàng công nghiệp nhẹ trong đó có hàng dệt may Đây là một ngànhđươc phát triển lâu đời, nó vừa mang tính lịch sử vừa mang tính chiến lược đúngđắn, nó càng được phát triển và củng cố trên thị trường và thực sự phát triển từnhững năm 1990 đến nay Đây là ngành được coi là thế mạnh của đất nước, sửdụng lợi thế so sánh lao đông rẻ, giải quyết công ăn việc làm, thu ngoại tệ cho đấtnước.

2 Những chỉ tiêu đánh giá ngành dệt may

Chỉ tiêu đánh giá là những chuẩn mực những thước đo mang tính chiến lược.Đánh giá theo đúng tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng, khả năng quản lý vấn đề môitrường, … Như ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002, … những chỉ tiêu đã nêu ở trênngành dệt may thể hiện ở khía cạnh sản phẩm, sự cạnh tranh của nó trên thị trường,tinh cạnh tranh của sản phẩm,… được thị trường chấp nhận, thông qua việc kí kếtcác hiệp định thương mại, khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn thương mại và hợp táckinh tế Về điểm này sẽ được làm rõ ở các phần tiếp theo

II Thực trạng

1 Khái quát chung

Trong quá trình chuyển dịch sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, cùng với các ngành khác của nền kinh tế ngành dệt may đã đạt được nhữngthành tựu đáng khích lệ, đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP

và vào việc xây dựng đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá

Trang 16

Để đạt đượoc điều đó toàn ngành không ngừng đổi mới hoàn thiện để đạt được mụctiêu cuối cùng cho ra những sản phẩm có chất lượng và hoà nhập thị trường thếgiới…

- Đã có 187 doanhnghiệp dệt may Nhà nước, trong đó có 70 doanhnghiệp dệt và 117 doanh nghiệp may

- Gần 800 công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần tư nhân

- Có 500 dự án đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoài trên cáclĩnh vực, đang dệt nhuộm may mặc phụ tùng với số vốn đăng kí 2,6 tỉ USD

- Thu hút khoảng 1,6 triệu lao động

- Chiếm khoảng 8,58% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước

- Chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

- Thiệt bị hiện có 1,05 triệu cọc sợi, 0,14 triệu máy dệt các loại, 450máy dệt kim…

- Năng lực hiện đạt 0,9 triệu tấn các loại sợi trên năm, trong đó 22%sợi chảo kĩ, còn lại là sợi thô và các loại, 380 triệu mét vải trên năm khổ 80 đápứng khoảng 30% làm hàng xuất khẩu, 2200 tấn/năm vải dệt kim, khăn bông cácloại và 400 triệu sản phẩm may

- Tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành năm 2001 đạt 15,1 tỉ USD, trong

đó ngành dệt may đạt 2 tỉ USD chiếm tỉ trọng 13,3%

2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam

Để đánh giá chi tiết khả năng cạnh tranh của ngành dệt may hiện nay ta cần xemxét chúng dưới hai góc độ, góc độ thị trường và góc độ sản phẩm

2.1 Góc độ thị trường tiêu thụ

Đây có thể nói là một mặt hàng bao gồm cả hai yếu tố thiết yếu và cao cấp.Chúng khó có thể thay thế được ở nhu cầu của con người nói riêng va thị trườngnói chung, để hiểu rõ vấn để này chúng ta tìm hiểu ở thị trường nước ngoài vàtrong nước

Trang 17

2.1.1 Thị trường nước ngoài

Thị trương nước ngoài là một hướng đi quan trọng trong chiến lược ngành dệtmay, ở đây có thể nói đến các thị trường khổng lồ và uy tín như: EU, Mỹ, Nhật,…

vì ở đây mức độ tiêu thụ tương đối lớn cả về tính chất xa xỉ và thiết yếu Mặt khác

ở đó tập trung nhiều du khách và qua đó tạo khẳ năng quảng bá sản phẩm trênphạm vi rộng

Việt Nam đã đặt đại diện ở các nước kể trên, hai thị trường xuất khẩu chính làNhật Bản và thị trường EU chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của ta Hiệnnay chúng ta đang mở rộng ra thị trường Mỹ, thể hiện ở bước đầu việc kí kết hiệpđịnh dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ Tuy nhiên chúng ta còn rất khiêm tốn và vấpphải những đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, … và đặcbiệt hơn khi Mỹ quy định hạn ngạch dệt may với nước ta, đây là một bất lợi lớn màchúng ta cần xem xét

* Đối với thị trường EU

Kể từ khi kí hiệp định thương mại Việt Nam - EU ngày 15/12/1992 và có hiệulực từ 01/01/1993, qua nhiều lần kí kết và đàm phán tiếp theo sản phẩm của chúng

ta càng được khẳng định Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên với tỉ lệ tăngbình quân là 40% trong khoảng thời gian 1993 - 2000 Đây là cơ sở quan trọng dưahàng dệt may Việt Nam xâm nhập vào thị trường thế giới Năm 2001 tổng kimngạch của hàng xuất khẩu dệt may đạt trên 2 tỉ USD gấp 16,9 lần so với năm 1990

và chiếm 13,25% tổng giá trị xuất khẩu cả nước Trong 7 tháng đầu năm 2002 kimngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 1,304 tỉ USD tăng 11,5% so với cùng kì

2001, chỉ riêng tháng 7 kim ngạch xuất khâue đạt 280 triệu USD Các thị trườngchính là EU 368 triệu USD chiếm 28,3%, theo sau là thị trường Mỹ đạt 320 triệuchiếm khoảng 25%, thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 260 triệu USD chiếm 20%,Đài Loan 130 triệu USD chiếm 14%, …

(bảng 1 trang 77 những vấn đề kinh tế thế giới số 82 năm 2003)

Trang 18

Trên thực tế tình hình xuất khẩu sau sự kiện 11/09 sự cạnh tranh ngày càng khốcliệt trên quy mô toàn cầu tạo không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Namtrong kinh doanh và xuất khẩu Do vậy tình hình xuất khẩu sang EU đã giảm đáng

kể do sức mua giảm sút, do sự cạnh tranh khốc liệt và đặc biệt do sự mất giá mạnhcủa đồng EURO so với đồng USD Và đặc biệt hơn khi hạn ngạch phân bổ quá ít,thêm vào đó là sự xoá bỏ hạn ngạch sau hiệp định ATC với các nước xuất khẩu dệtmay Đây là điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp ta

Sở dĩ có mức doanh thu lớn ở thị trường EU là do chúng ta liên kết với ĐàiLoan, Hồng Kông,…đối với thị trường này Việt Nam thực hiện tiêu thụ bằng cáchchính là: gia công cho đối tác nước ngoài hoặc trụ sở của EU có mặt ở châu Á, cáccông ty EU đầu tư tại Việt Nam Xuất khẩu trực tiêp của các công ty Việt Nam vàothị trường EU, trong khi đó chúng ta xuất khẩu chủ yếu dựa vào gia công chiếm70%, và lợi nhuận các doanh nghiệp đạt được chỉ chiếm dưới 30% so với sản xuất

và xuất khẩu trực tiếp Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay xuất khẩu sang thịtrường EU đã có chuyển biến và chúng ta lần lượt lấy lại vị trí của mình

* Thị trường Mỹ

Có thể nói đây là thị trường khổng lồ hàng năm nhập khẩu khoảng 1000 tỉ USD

và chiếm 1/5 tổng kim ngạch thế giới Với mức thu nhập cao có ảnh hưởng lớn đếnsức mua vào loại nhất thế giới Hơn nữa đây là một thị trường uy tín rộng lớn màhàng dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh hơn hàng chính quốc

Tính từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangthị trường Mỹ liên tục tăng nhanh Nếu 1994 kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang Mỹ là 50,4 triệu USD thì năm 2001 là 1065,3 triệu USD tăng gấp 11 lần sovới năm 1994, làm cho kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng 7,26% trong tổngkimngạch xuất khẩu Tuy nhiên nếu nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu thì ta lại thấythực trạng không mấy khả quan, đó là tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang Mỹ lại có xu hướng giảm dần Nếu năm 1995 chiếm 8,4% sang Mỹ thì năm

Trang 19

1999 là 5,8% và năm 2001 chỉ còn 4,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trongkhi tổng kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng, cụ thể là năm 1996 kim ngạch xuất khẩu là8,7 triệu USD thì năm 2001 là 46,4 triệu USD và đặc biệt tháng 10 năm 2003 đãhoàn thành kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ.

Hiện nay Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu từ Hồng Kông, Đài Loan, HànQuốc và Trung Quốc Những nước này chiếm khoảng 1/2 khối lượng hàng dệt maynhập khẩu vào Mỹ Hiện nay hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã có hiệu lựcm mứcthuế suất hàng may mặc giảm từ 68,9% xuống còn 13,4% và hàng dệt từ 51,1%xuống còn 10,3% Nếu tới đây Việt Nam được hưởng mức thuế suất này thì chắcchắn hàng dệt may Việt Nam sẽ ra tăng mạnh mẽ cơ cấu hàng dệt may xuất khẩusang Mỹ

Về mặt hàng dệt may vào thị trường Mỹ cũng chủ yếu là một số hàng còn một

số chủng loại có khi còn nhập từ Mỹ Trong khi đó chúng ta còn nhiều đối thủ cạnhtranh như Trung Quốc và Đài Loan, riêng hàng dệt may Mỹ thực hiện nhập khẩuhàng may mặc của Việt Nam được thực hiện bằng phương thức gia công nên hiệuquả chưa cao, về mặt chất lượng và giá cả chưa hợp lý, uy tín chưa được khẳngđịnh Mặt khác trong giai đoạn hiện nay khi xuất khẩu sang thị trường này chúng tagặp không ít khó khăn trong việc thực hiện hạn ngạch

Tuy nhiên đối với thị trường lớn nhất thế giới này chúng ta cần có những biệnpháp tích luỹ và tiếp cận để doanh nghiệp có uy tín trên thị trường Mỹ Đạt được kếhoạch cả năm 2003, đây là một thành tích lớn của hàng dệt may Việt Nam Năm

2004 chúng ta đã đạt 2,7 tỉ USD

Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ là Inđônêxia và TháiLan… đây là những đối thủ mạnh và Trung Quốc đã gia nhập WTO nên nhận đượcnhiều ưu đãi khác

Qua điều tra một số nước ta có:

Trang 20

Bảng 1: Thị trường xuất khẩu hàng may mặc chính của một số nước:

Do quản lý không chặt chẽ nên hiện tượng hàng sang kém chất lượng bị trả về thựchiện thừa hạn ngạch Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp dệt may Việt Nam đãthực hiện quản lý hạn ngạch, còn nếu hàng đã sang thì thực hiện việc ứng trước hạnngạch của năm sau Hiện nay Mỹ còn quy định phải khai báo mặt hàng và một số

Ngày đăng: 05/12/2012, 11:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thị trường xuất khẩu hàng may mặc chính của một số nước: - Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN
Bảng 1 Thị trường xuất khẩu hàng may mặc chính của một số nước: (Trang 20)
Bảng 1: Thị trường xuất khẩu hàng may mặc chính của một số nước: - Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN
Bảng 1 Thị trường xuất khẩu hàng may mặc chính của một số nước: (Trang 20)
Bảng 2: So sánh ngành công nghiệp dệt may Việt Nam với các nước khác trong khu vực: - Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN
Bảng 2 So sánh ngành công nghiệp dệt may Việt Nam với các nước khác trong khu vực: (Trang 23)
Bảng 3: Bảng chi phí lao động so với các nước: - Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN
Bảng 3 Bảng chi phí lao động so với các nước: (Trang 24)
Bảng 3: Bảng chi phí lao động so với các nước: - Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN
Bảng 3 Bảng chi phí lao động so với các nước: (Trang 24)
Bảng 4: mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến  năm 2010: - Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may VN
Bảng 4 mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010: (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w