II. Thực trạng
3. Đánh giá chung về thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt
dệt may Việt Nam
Việt Nam đã phát triển ngành công nghiệp dệt may khá sớm, nhưng vẫn chỉ được xem là một nước mới tiếp nhận chuyển giao công nghệ quốc tế của ngành công nghiệp này, từ khi tiến hành đổi mới kinh tế, đặc biệt là sự chuyển giao theo hướng xuất khẩu. Do đó các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh sản phẩm chưa được chú trọng cải thiện phát triển một cách toàn diện và đồng bộ. Trong đó yếu tố chính tạo nên sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt nam vẫn là yếu tố ban đầu để thu hút sự chuyển giao với nguồn lao động dồi dào, giá rẻ được chính phủ ta quan tâm hỗ trơ.
Về mặt hàng xuất khẩu thì hàng dệt may Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công. Các công ty của Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan cung cấp toàn bộ vải, phụ kiện, kiểu cách, mẫu mã và thông tin về thời trang cho công ty Việt Nam. Ngành dệt may của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào người mua với đặc điểm là giá thấp, giá trị gia tăng của người sản xuất thấp. Thị trường xuất khẩu sang một số nước lớn như: EU, Nhật, Mỹ chưa khai thác hết và cũng chưa đáp ứng nhu cầu, xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam chỉ dừng lại ở cạnh tranh qua giá và những sản phẩm truyền thống, chưa đạt đến sự khác biệt hoá sản phẩm, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh và uy tín.
Hơn nữa phát triển sản phẩm để cạnh tranh là điểm cực yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty tiếp cận thông tin thị trường kém và các xu hướng thời trang mới thiếu cập nhật trên thị trường xuất khẩu. Đồng thời nội lực về mặt này yếu chưa thể cạnh tranh trên thi trường xuất khẩu. Do xuất khẩu dưới hình thức CMT phụ thuộc chủ yếu vào chi phí lao động, chi phí lưu kho giao nhận và phụ thuộc cả vào bạn hàng theo phương thức CMT.
Chương III: Những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh