1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đo lường chất lượng hôn nhân bằng thang hạnh phúc hôn nhân có tương đương hài lòng hôn nhân

13 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 290,77 KB

Nội dung

Trang 1

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG HON NHAN BANG THANG HANH PHUC

HON NHAN CO TUONG DUONG HAI LONG HON NHAN?

Bài viết được rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Viện 2018: Xây dựng thang đo lường chất lượng hôn nhân, Viện Tâm lý học chủ trì TS Đỗ Thị Lệ Hằng làm chủ nhiệm PGS.TS Phan Thị Mai Hương

Viện Tâm lý học

TÓM TẮT

Trong các nghiên cứu ở nước ngoài, chất lượng hôn nhân được đo lường bằng thang Hạnh phúc hôn nhân hoặc Hài lòng hôn nhân với kết quả tương đương nhau Vậy ở Viêt Nam, liệu thang äo Hạnh phúc hôn nhân có tương đương thang Hài lòng hôn nhân trong ảo lường không? Mẫu nghiên cứu gồm 726 đại diện hộ gia đình tại Đà Nẵng, Nam Định và Đắk Lắk trả lời bảng hỏi có sử dung hai thang do một ménh dé (single item) dé khảo sát Két quả cho thấy, hai thang đo có những chỉ số thống kê tương đương nhau, có hệ số tương quan manh (r = 0,83) với nhau và nhìn chung, hai thang do nay déu cho két qua tương đẳng ở nhiều phương diện khác nhau trong ẩo lường Kết quả này có ý nghĩa về mặi phương pháp luận và có thể ứng dụng trong các nghiên cứu về hôn nhân hay chất lượng hôn nhân ở Việt Nam

Từ khóa: Chất lượng hôn nhân, Hài lòng hôn nhân, Hạnh phúc hôn nhân, Đo lường

Ngày nhận bài 12/6/2018; Ngày duyệt đăng bài: 25/6/2018

1 Giới thiệu

Về mặt khái niệm, chất lượng hôn nhân là một thuật ngữ khá đa chiều

Glenn (1990) da téng hợp hai trường phái xác định nội hàm khái niệm chất lượng hôn nhân Thứ nhất là trường phải “cảm xúc” coí chất lượng hôn nhân là

đánh giá chủ quan của một người về mức độ hài lòng và cảm nhận hạnh phúc

về hôn nhân của họ Thứ hai là trường phái “điều chỉnh” coi chất lượng hôn nhân là đặc điểm tương đối khách quan về mối quan hệ như sự đồng hành, giao tiếp, xung đột giữa vợ và chồng Dù đứng từ góc độ chủ quan hay khách quan thì chất lượng hôn nhân vẫn là thuật ngữ chỉ những điều tốt đẹp của cuộc

sống vợ chồng Một cuộc hôn nhân có chất lượng là cuộc hôn nhân đem lại cho

Trang 2

vợ chồng cảm giác hạnh phúc chứ không phải là bất hạnh, niềm vui nhiều hơn

nỗi buồn, làm người vợ, người chồng cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với cuộc

hôn nhân của mình

Dù cùng thuộc trường phái cảm xúc chủ quan, nhưng Campbell và cộng sự (1976) cho rằng hài lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân tuy rất gần gũi nhau nhưng không đồng nhất Cả hai thuật ngữ đều phản ánh cảm xúc dương

tính mà hôn nhân mang lại cho vợ chồng và về mặt ngữ nghĩa thì cả hai đều

mang ý nghĩa rộng và tổng thể hơn các thuật ngữ như vui vẻ, thỏa mãn Điểm khác nhau của chúng là hạnh phúc hôn nhân dựa trên đánh giá cảm xúc, còn

hài lòng hôn nhân lại có vẻ dựa trên cơ sở nhận thức của chủ thể về mức độ

đáp ứng của hôn nhân đối với nhu cầu của mỗi cá nhân Một số tác giả cho rằng, chất lượng hôn nhân như một khái niệm bao trùm cả 2 thuật ngữ trên

(Lewis R.A và Spanier G.B., 1979) Như thể, có thể hiểu, hài lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân đều phản ánh chất lượng hôn nhân nhưng từ những góc

độ khác nhau

Về mặt đo lường, chất lượng hôn nhân thường được dùng đồng nghĩa với một số thuật ngữ khác Ví dụ, theo Dush và cộng sự (2008), hạnh phúc hôn nhân là chỉ báo có sức nặng của chất lượng hôn nhân, trong đó, hạnh phúc hôn nhân là sự đánh giá chung về hôn nhân để, chỉ sự hài lòng hay hạnh phúc liên

quan đến những khía cạnh lớn trong cuộc sống hôn nhân, thể hiện mức độ hạnh phúc đối với các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hôn nhân Một số khác lại đo lường chất lượng hôn nhân qua sự hài lòng với hôn nhân (Schumm và cộng

sự, 1986; Kearns và cộng sự, 2004; Fincham và cộng sự, 2006) Theo cách này, dé do lường chất lượng hôn nhân, các nhà nghiên cứu đề nghị người được hỏi đánh giá vê mức độ hài lòng hoặc hạnh phúc trong hôn nhân của họ Hoặc

nghiên cứu về hạnh phúc, người trả lời được đề nghị đánh giá về mức độ hài

lòng Ngoài ra, chất lượng hôn nhân còn được đo lường qua các chỉ báo khách

quan như tương tác, giải quyết xung đột, gắn bó tình cảm vợ chồng Trong các nghiên cứu về hôn nhân, có thể thầy sự giao thoa mạnh mẽ giữa chất lượng hôn nhân với những thuật ngữ khác như những chỉ báo của chất lượng hôn nhân,

nhưng lại rất khó tìm kiếm một khái niệm thống nhất về chất lượng hôn nhân Có lẽ đó là lý do mà các thuật ngữ: chất lượng hôn nhân, sự hai lòng hôn nhân,

hạnh phúc hôn nhân thường được dùng tương đương nhau để mô tả về trạng

thái tốt đẹp của hôn nhân

Để đảm bảo việc đo lường chất lượng hôn nhân có độ hiệu lực cao, một

số nghiên cứu đề cập đến sự tương đương của hài lòng và hạnh phúc hôn nhân

về mặt đo lường như cả hai thang đều có tương quan cao với nhau và có quan hệ tương tự nhau với các biến số khác (Gienn, 1995) Nhưng có những kết quả cho thấy một số khác biệt như có sự khác nhau giữa mức độ hài lòng hôn nhân

Trang 3

và hạnh phúc hôn nhân theo trình độ học vấn Cụ thể, hạnh phúc hôn nhân có

tương quan thuận với trình độ học vấn, tức là trình độ học vấn cảng cao thì càng hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng ở thang đo Hài lòng hôn nhân thì những người có trình độ học vấn cao có mức độ hài lòng thấp hơn so với những người có trình độ học vấn thấp (Campbell va cong sy, 1976) Nó cho thấy, hạnh phúc và hài lòng có những điểm khác biệt nhất định Tuy nhiên, những phát hiện về sự khác biệt này là khá ít

Những nghiên cứu trên cho thấy, sự tương đồng về mặt khái niệm cũng như đo lường giữa hạnh phúc hôn nhân và hài lòng hôn nhân thông qua chất

lượng hôn nhân, dù chúng không đồng nghĩa và phản ánh những góc nhìn khác

nhau của đời sông hôn nhân Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều được tiến

hành ở những nên văn hóa khác, trong đó nổi trội là văn hóa Âu Mỹ, rất ít

nghiên cứu được tiến hành ở châu Á Ở Việt Nam, nghiên cứu về hài lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân thường được thực hiện một cách độc lập Về mặt

ngôn ngữ, sự hải lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân có thể được hiểu với những chiều cạnh khác nhau hay không thì nghiên cứu này không đề cập đến Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: trong nghiên cứu chất lượng hôn nhân thì đo lường bằng thang Hạnh phúc hôn nhân và Hài lòng hôn nhân có cho kết quả tương đương nhau hay không?

2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ 3 nghiên cứu khác nhau về đời sống hôn nhân

và gia đình tại 3 địa bàn Đà Nẵng, Nam Định và Đắk Lắk trong khoảng thời

gian giữa 8/2016 và 5/2017 Nội dung bảng hỏi của 3 cuộc điều tra này khơng hồn tồn giống nhau, nhưng những thông tin cơ bản cần cho nghiên cứu này

là trùng nhau Dữ liệu thu thập được về nội dung bài viết này chưa từng được phân tích trong các nghiên cứu đó

Điều tra viên là các cán bộ nghiên cứu trẻ, học viên lớp Bài dưỡng phương pháp nghiên cứu liên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam các năm 2016 và 2017 Họ được tập huấn kĩ lưỡng về bảng hỏi trước cuộc khảo sát với 3 bước gồm hỏi thử hai phiếu, hop rit kinh nghiém, rồi mới điều tra chính thức Cách thức này giúp họ nắm chắc nội dung, cấu trúc bảng hỏi cũng như một số kỹ năng cần thiết trong điều tra Phương thức thu thập dữ

liệu là phòng vấn cấu trúc băng bảng hỏi, trực tiếp ) hỏi I - 1, người ghi chép là điều tra viên Số bảng hỏi điền đủ thông tin của mỗi người không quá 5 phiếu/

ngày để đảm bảo chất lượng thông tin Các giảng viên là người giám sát từng phiêu điều tra của học viên cả về kỹ năng phóng vấn và kỹ năng ghi chép

thông tin vào bảng hỏi

Trang 4

2.2 Mẫu nghiên cứu

Tổng cộng 726 hộ gia đình tham gia nghiên cứu tại 3 địa bàn: Đà Nẵng (1 xã ven đô và | phường), Nam Định (1 xã ven biên) và Đắk Lắk (1 buôn vùng ven và 1 phường thuộc thành phô Buôn Ma Thuột) Mẫu nghiên cứu là đại điện hộ gia đình, tuổi từ 22 đến 85, với tuổi trung bình là 40 và độ lệch chuẩn là 8,5 tuổi, trong đó tỷ lệ nam là 33,8% và nữ là 66,2% Tat ca khach thé nghiên cứu đã kết hôn và có con Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo bậc Đầu

tiên, các địa bàn được chọn thuận tiện Sau đó, tại mỗi địa bàn, chọn 1 xã và ]

phường để phân biệt về khu vực là nông thôn và đô thị, trừ Nam Định chỉ chọn

1 xã nông thôn ven biển, có đặc trưng về tôn giáo - hơn 90% sô hộ dân của xã

này theo Công giáo Tại mỗi xã/phường, khoảng 40 đến 50% sô thôn/buôn

làng/tổ dân phô được chọn do những đặc trưng về địa lý (xa hay gan khu vực

trung tâm của xã/phường) Cuối cùng, trong mỗi thôn/buôn/tô đó, một sô hộ

đại điện được chọn ngẫu nhiên từ danh sách hộ gia đình trong thôn 3 Công cụ nghiên cứu

Nội dung bảng hỏi phục vụ bài viết này gồm 2 thang đo chính Thang thứ nhất chỉ có 1 mệnh đề: “Nhìn chung cho đến nay, ông/bà hài

lòng với cuộc hôn nhân của mình ở mức độ nào?” (Đánh giá trên thang từ 0

đến 10, trong đó 0 là hoàn tồn khơng hài lịng một chút nào, 5 là bình thường, không rõ hài lòng hay không, 10 là hài lòng mỹ mãn với hôn nhân của mình)

Thang thứ hai cũng là thang l mệnh đề: “Nhìn chung, ông/bà cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống với bạn đời của mình không?” (Đánh giá trên thang

điểm từ 0 đến 10, thế hiện mức độ hạnh phúc tăng dẫn, trong đó 0 là rất bat

hạnh, 5 là bình thường, không rõ hạnh phúc hay không, 10 là rất hạnh phúc với

hôn nhân của mình)

Bên cạnh đó, bảng hởi có một số câu hỏi về thông tin cá nhân và những

thông tin khác liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình

Trong bảng hỏi, thang đo Hài lòng với hôn nhân xuất hiện trước và thang đo Hạnh phúc hôn nhân xuất hiện sau Chúng được đặt ở vị trí không sát nhau mà cách nhau từ l8 mệnh đề (item) đến 27 item tùy từng cuộc điều tra Việc sắp xếp như vậy là đề đảm bảo câu trả lời sau không bị ảnh hưởng bởi câu

trả lời trước lí nhật người trả lời không nhớ đến câu hỏi trước đã trả lời như

thê nào 4 Phân tích

Để so sánh khả năng đo lường của hai thang đo này, một số giá trị thống kê sau được tính toán

(1) Các thông số thống kê mô tả được dùng để phân tích sự thống nhất

hay khác biệt trong mô tả chât lượng hôn nhân từ hai thang đo: Hạnh phúc hôn

Trang 5

nhân và Hài lòng hôn nhân; Phân bố điểm của 2 thang đo được xem xét để xác định sự thống nhất giữa hai thang đo trong đo lường;

(2) Hệ số tương quan giữa hai thang đo được tính toán để đánh giá độ

hiệu lực của hai thang này khi đo lường chất lượng hôn nhân;

@) Độ hiệu lực phân biệt của 2 thang đo được tính bằng khoảng cách điểm giữa nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp trên hai thang đo;

(4) Mối quan hệ của hài lòng và hạnh phúc hôn nhân với các biến số

khác được thực hiện qua kiểm định t-test (so sánh theo gidi tinh), one-way Anova (so sánh theo tuổi, trình độ học vấn và địa bàn) và tương quan Pearson giữa hài lòng và hạnh phúc hôn nhân với điểm trung bình các item của thang tương tác vợ chồng (4 item, hệ số Alpha của Cronbach = 0,739); hòa hợp tình dục vợ chồng (2 item, hệ số Alpha của Cronbach = 0,896); giải quyết xung đột @ item, hệ số Alpha của Cronbach = 0,451) và thể hiện tình cảm gắn bó vợ

chồng (5 item, hệ số Alpha của Cronbach = 0,733)

5 Kết quả nghiên cứu

5.1 Cac chỉ số đo lường của thang Hài lòng hôn nhân và thang Hạnh phúc hôn nhân

Kết quả đo lường chất lượng hôn nhân bằng hai thang đo khác nhau

được thể hiện qua các chỉ số thống kê mô tả, qua phân bố của điểm thang đo sẽ

được đối chiếu với nhau để xác định liệu hai thang đo này có tương đương nhau qua các chỉ số đó hay không

3.1.1 Các thông số thống kê mô tả

Bảng 1: Các thông số thống ké cua 2 thang do

Trang 6

Két qua cho thay:

- Các chỉ số thống kê của hai thang là như nhau: gồm | các giá trị thống kê mô tả xu hướng trung tâm như điểm trung vị, điểm có tần suất cao nhất, điểm cao nhất

- Các chỉ số thống kê của hai thang gần bằng nhau, độ chênh lệch các giá trị tương ứng giữa hai thang là không đáng kẻ: gồm điểm trung bình (chênh 0,12 điểm - tương đương hơn 1% của thang điểm 11 bậc), độ lệch chuẩn (chênh

0,003), điểm thấp nhất và khoảng cách điểm

Nhìn chung, có thể nói, các thông số thống kê mô tả của hai thang này là tương tự nhau, cho thấy hài lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân có giá trị thể

hiện như nhau, độ phân tán như nhau, khoảng cách điểm trong đo lường cũng

tương đương nhau

5.2.2 Phân bố điểm hài lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân Phân bố điểm của hai thang đo được hiển thị ở hình I cho thấy, đường

phân bố có hình dạng tương tự nhau: nghiêng phải và có đuôi dài phía bên trái Chi số về độ nghiêng và độ nhọn ở bảng 1 cũng thể hiện được điều này, độ nghiêng âm với giá trị gẦn bằng nhau, biểu đồ hơi nhọn với giá trị cũng tương tự nhau

a) Hài lòng hôn nhân b) Hạnh phúc hôn nhân

Hình 1: Phân bố điểm của hai thang hài lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân Cụ thê về phân bố điểm theo từng nhóm được trình bày ở bảng 2

Dữ liệu cho thấy, với phân bố điểm cu thể thì có những độ chênh nhất

định giữa hai thang đo Ở nhóm điểm 8 trở xuống (nhóm 1, 2 va 3) thi ty lệ hài

Trang 7

lòng lớn hơn tỷ lệ hạnh phúc một chút Nhưng ở ở nhóm 9 điểm trở lên (nhóm 4) thì tỷ lệ hài lòng với hôn nhân lại thấp hơn tỷ lệ hạnh phúc với hôn nhân

(chênh 4 36%) CO thể hiểu, với một số người, tiêu chuẩn đánh giá trạng thái rất hạnh phúc thấp hơn đánh giá sự hài lòng Nhưng cũng có một số người, đánh giá sự không hài lòng lại chặt chẽ hơn không hạnh phúc Tuy nhiên, tỷ lệ này khơng lớn trên tồn mẫu Đa số là tương đương nhau khi đánh giá hài lòng hay hạnh phúc trong hôn nhân Chỉ tiết hơn về độ chênh giữa hai thang điểm khi

đánh giá được trình bày sau đây

Bảng 2: Tỳ lệ % các nhóm điểm của hai thang do Nhóm điểm Hài lòng hôn nhân Hạnh phúc hôn nhân 1) Dưới 5 điểm 2,1 1,9 2) 5 - 6 điểm 16,5 13,9 3)7- § điểm 57,5 56,0 4) 9-10 diém 23,7 28,3 3.2.3 Sự thống nhất về điểm khi đánh giá chất lượng hôn nhân bằng 2 thang do

Số liệu ở bảng 3 cho thấy rõ sự thống nhất tuyệt đối trong đánh giá mức

độ hài lòng hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân chiếm tý lệ lớn Khoảng 1⁄4 số người đánh giá chênh 1 điểm giữa hai thang đo (25,4%)

Tỷ lệ người đánh giá chênh từ 2 điểm trở lên là 6,2%, trong đó có 3 người có độ chênh lệch lớn từ 6 - 8 điểm (chiếm 0,3%): 1 người hạnh phúc

nhưng không hài lòng và 2 người hài lòng nhưng không hạnh phúc Cả 3 người

đều ở Buôn Ma Thuột, trong đó, có một người là người dân tộc, đang sống

trong buôn làng; hai người là người Kinh, một sông ở buôn làng và người kia ở thành phố Về độ tuổi của ba người này thì một người tuổi trẻ (sinh năm 1981), còn hai người tuổi đầu trung niên (sinh năm 1971 và 1977) Giả thuyết đặt ra: có thể là do vấn đề về ngôn ngữ hoặc quan niệm về hạnh phúc và hài lòng khác hẳn nhau Tuy nhiên, không có các bằng chứng định tính để giải thích cho vấn

đề này và cần tìm hiểu tiếp theo Đặc biệt trường hợp trái ngược, hài lòng với hôn nhân nhưng không hạnh phúc hoặc không hải lòng với hôn nhân nhưng lại

cảm thấy hạnh phúc là vấn đề rất đáng tìm hiểu kĩ càng hơn trong những nghiên cứu tiếp theo

Như vậy, với đại đa số mẫu nghiên cứu (hơn 93% số người trả lời) thì

mức độ hài lòng hôn nhân tương đương hạnh phúc hôn nhân, trong đó, sự

Trang 8

thống nhất tuyệt đối chiếm tỷ lệ áp đảo Số người đánh giá khác nhau giữa hài lòng và hạnh phúc hôn nhân chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

Bang 3: Hiệu số giữa điểm đánh giá mức độ hài lòng và hạnh phúc hôn nhân

Hiệu số giữa hài lòng lượng Tỷ lệ và Điểm 1 1 5 7 24 3 124 496 60 i 3 1 1 726

Tóm lại, với các chỉ số thống kê mô tả của hai thang đo như trên, kết luận về chất lượng hôn nhân khi sử dụng hai thang đo này là như nhau

$3 Tương quan giữa hai thang đo Hài lòng hôn nhân và Chất lượng hôn nhân

Mối tương quan giữa điểm của hai thang đo thể hiện độ “hiệu lực của

chúng khi đánh giá cùng một nội dung Trong trường hợp hệ số tương quan yếu, đó là hai yếu tố độc lập nhau, phản ánh những nội dung khác nhau Còn

trong trường hợp hệ số tương quan rất mạnh, đó là hai yếu tố phản ánh cùng một nội dung, có liên quan chặt với nhau và có thể dùng thay thể nhau

Phân tích cho thấy, hệ số tương quan Pearson giữa điểm hai thang Hài

lòng hôn nhân và Hạnh phúc hôn nhân 1(726) = 0,813; p < 0,001 Hệ số này cho

thấy hai thang đo có tương quan rất mạnh, biên độ giao nhau lên tới 81,3%

Tuy vậy, ta cũng thấy, chúng khơng hồn toàn trùng khít nhau Ý nghĩa của hệ sô tương quan này là khi cá nhân hài lòng với hôn nhân của mình ở mức nào

thì họ cũng cảm thấy hạnh phúc ở mức tương tự như thế Hay nói khác đi, người nào đánh giá điểm hài lòng hôn nhân của mình cảng cao thì cũng đánh

Trang 9

gia diém hanh phic càng cao và ngược lại, điểm hài lòng hôn nhân được đánh giá càng thấp thì điểm hạnh phúc hôn nhân cũng được đánh giá cảng thấp tương ứng

Như thế, hai thang đo này cùng phản ánh một nội dung trong đo lường

3.4, Độ hiệu lực phân biệt của hai thang ấo

Độ hiệu lực phân biệt phân ánh khả năng phân biệt của thang đo lường

giữa nhóm điểm cao với nhóm điểm thấp Một thang đo tốt là thang đo có khả

năng phân hóa tốt giữa nhóm cao và nhóm thấp Việc phân nhóm điểm cao và điểm thấp SẼ lấy mức điểm tương đương nhau của 2 thang đo và phải đảm bảo

số lượng mẫu trong mỗi nhóm đáp ứng tiêu chuẩn thống kê

Đối chiếu với phân bố điểm của thang đo, nhóm điểm cao của thang đo được coi là những người rất hài lòng, rất hạnh phúc với hôn nhân của mình, có

điểm đạt được trên thang đo từ 9 trở lên Còn nhóm điểm thấp của thang đo

được coi là những người có mức độ hài lòng/hạnh phúc thấp hơn hắn những

người khác, có điểm đạt được trên thang đo từ 5 trở xuống

So sánh điểm của hai thang đo được trình bày ở bảng sau

Bảng 4: So sánh điểm của nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp của hai thang do

Các giá trị thống kê Hài lòng hôn nhân | Hạnh phúc hôn nhân Điểm trung bình của nhóm điểm thấp (N,) = ay N= ts Điểm trung bình của nhóm điểm cao (N2) N= Me N= “oe

Độ chênh điểm giữa 2 nhóm 4,74 4,72 Biên độ khác biệt (Conhen d) 6,60 6,56

T-test 52,143 53,089

Pp <0,01 < 0,01

Kết quả của bang trên cho thấy, điểm trung bình về mức độ hài lòng hôn

nhân và mức độ hạnh phúc hôn nhân của hai thang đo là tương đương nhau cả ở nhóm điểm thấp (độ chênh = 0) và nhóm điểm cao (chênh 0,02 điểm - tức 0, 18%

của thang diém 11 bac), dẫn đến độ chênh điểm giữa hai nhóm cũng gần như nhau (chênh 0,02 điểm) Một điểm tương đồng nữa là cả hai thang đo đều.có

biên độ khác biệt rất lớn giữa nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp (Cohen d > 6,5)

(Effect size, n.d)

Trang 10

5.5 Méi quan hệ của hài lòng hôn nhân và chất lượng hôn nhân với

các biến sỗ khác

Bang 3: Mắt quan hệ của hài lòng và hạnh phúc hôn nhân với các biến sô khác nhau Các biến số Hài lòng hôn nhân | Hạnh phúc hôn nhân =246 7,65 7,73 Giới nh | ŠEmÔY=246) (ttest) | Nữ(N=480) 7,53 7,68 p 0,287 0,661 2 Từ 35 tuổi trở xuống 7,53 7,80 Tuôi (N=237) (Oneway - - Anova) | 36 - 49 tudi (N = 391) 7,51 7,58 Tir 50 tudi trở lên (N = 98) 787 7,88 Pp 0,076 0,065 Không biết chữ, tiểu học 7,34 7,37 Hoc van {N= 130) (Oneway - | THCS (N = 344) 7,62 7,82 A nova | THPT (N= 141) 7,60 7,61 TC, CD, DH, sau DH 7,61 7,78 (N= 111) p 0,241 0,013 Phật giáo (N = 65) 734 1,54 Tôn giáo | Céng gido (N = 227) 7/75 7,93

Trang 11

Việc đối chiếu sự tương đồng hay khác biệt giữa hai thang đo lường

chất lượng hôn nhân không chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ sô giữa chúng

với nhau mà còn xem xét mối quan hệ của chúng với các biến số khác Nếu cả 2 thang đo đều có mối quan hệ tương đương nhau với các biến số khác thì kết

luận sẽ dựa trên bằng chứng đa chiều hơn Ở phần này, mối quan hệ của hài

lòng và hạnh phúc hôn nhân với các biến nhân khẩu xã hội và một số biến tâm

lý sẽ được xem xét

Đối chiếu kết quả so sánh điểm hài lòng và hạnh phúc hôn nhân theo

giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn và tôn giáo, dữ liệu ở bảng 5 cho thấy, có

độ chênh nhất định giữa hai thang đo Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý

nghĩa thống kê đối với biến số giới tính, lứa tuổi Cụ thể, dùng hai thang đo này để so sánh, ta đều có chung kết luận về sự không khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi khác nhau và có khác biệt trong

đánh giá chất lượng hôn nhân giữa những người theo các tôn giáo khác nhau,

trong đó, những người theo Công giáo có mức độ hài lòng và hạnh phúc hôn

nhân cao hơn

Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa hai thang đánh giá có thể dẫn đến kết luận khác nhau xuất hiện ở biến trình độ học vấn Nếu dùng thang Hài lòng hôn nhân, có thể kết luận là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người có trình độ học vấn khác nhau về mức độ hài lòng hôn nhân Còn dùng thang Hạnh phúc hôn nhân, thì có kết luận lại trái ngược, đó là có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa các nhóm được so sánh Sự khác biệt thể hiện rõ

ở nhóm học vấn trung học cơ sở, nhóm từ trung cấp trở lên Với các nhóm này,

mức độ hạnh phúc được đánh giá cao hơn mức độ hải lòng

Khi xem xét tương quan của hài lòng và hạnh phúc hôn nhân với các biến số tâm lý như sự gắn bó tình cảm, tương tác tích cực, giải quyết xung đột và sự hỏa hợp tình dục giữa vợ và chồng, kết quả cho thấy cả hai thang déu có hệ số tương quan với biên độ gần bằng nhau (bảng 5), độ chênh không đáng kế và cùng chiều Ý nghĩa của các dữ liệu này là khi vợ chồng cảng cảm thấy hài lòng và hạnh phúc thì họ đồng thời cũng có tương tác tích cực hơn, hòa hợp tình dục hơn, giải quyết xung đột mang tính xây dựng hơn và gan bó cảm xúc hơn Ngược lại, khí họ có mức độ hài lòng và hạnh phúc càng thấp thi tương tác tích cực ít hơn, tình dục ít hòa hợp hơn, giải quyết xung đột tiêu cực hơn và cảm xúc gắn bó ít hơn Nhìn chung, khi xem xét môi quan hệ cúa hài lòng và hạnh phúc hôn nhân với các biến số tâm lý thì cả hai thang có kết quả tương tự nhau

6 Bàn luận và kết luận

Nghiên cứu bàn đến sự tương đồng của hài lòng và hạnh phúc hôn nhân

trong đo lường và các kết quả nghiên cứu trên mẫu người Việt cho thấy, khi đo

Trang 12

lường chất lượng hôn nhân, các chi số thống kê mô tả của hai thang Hài lòng hôn nhân và Hạnh phúc hôn nhân cho những kết luận như nhau

Trên thực tế, về mặt ngữ nghĩa, trong Từ điển tiếng Việt, hài lòng là “cảm

thấy hợp ý vì đã đáp ứng được đây đủ những đòi hỏi đã đặt ra”; còn hạnh phúc

là “trạng thái sung sướng, vi cam thay dat được như ý nguyện” ° (Hoàng Phê và

cộng sự, 2006) Như vậy, về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt, hai thuật ngữ này có liên quan với nhau ở căn nguyên là đáp ứng đòi hỏi đặt ra hay đạt được ý nguyện,

nhưng khác nhau ở biểu hiện, một bên là cảm thấy hợp ý, còn bên kia là trạng thái sung sướng Điều này cũng gần như tương tự với phân tích của Campbell và cộng sự (1976) đã đề cập ở trên về hài lòng và hạnh phúc hôn nhân, đều phản ánh những khía cạnh đương tính của hôn nhân, mô tả chất lượng hôn nhân

Từ góc độ đo lường, kết quả cho thấy, đây là hai thang đo có thể sử

dụng tương đương nhau, chúng có thể thay thế nhau bởi cho kết quả tương tự nhau Điều đó thể hiện không chỉ ở việc mô tả thực trạng chất lượng hôn nhân qua các chỉ số thống kê mô tả đã nói ở trên mà còn ở tương quan rất mạnh giữa chúng và về cơ bản, chúng đều có mối quan hệ tương tự với các biến số khác cũng như có độ phân biệt tốt Kết quả này cũng thống nhất với tổng hợp của Glenn (1995) Mét điểm nữa khá thú vị là sự khác biệt giữa hai thang đo này trong mối quan hệ với trình độ học vấn ở mẫu tại Việt Nam Kết quả của Campbell và cộng sự (1976) cũng cho thấy điều tương tự Kết quả này là bằng chứng cho thấy hai thuật ngữ tuy có liên quan nhưng không đồng nhất

Như vậy, xem xét hai thang đo một mệnh đề: hài lòng hôn nhân và hạnh

phúc hôn nhân để đo lường chất lượng hôn nhân, kết qua cho thay rang hai thang đo này có thể dùng tương đương nhau bởi sự tương đồng về các chỉ số đo lường giữa chúng Những khác biệt giữa hai thang đo là nhỏ và không đáng kể, tuy nhiên cũng là điều đáng lưu tâm trong các nghiên cứu khác Đó là sự phân biệt quan niệm về hài lòng và hạnh phúc hôn nhân trong thực tế, chứ không phải trong ngữ nghĩa

Kết quả này có ý nghĩa về mặt phương pháp luận khi thực hiện các

nghiên cứu thực tiễn về hôn nhân hoặc về chất lượng hôn nhân Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy những đặc điểm tương đồng giữa Việt Nam và quôc tế về vấn đề này, cả về mặt khái niệm lẫn đo lường Nhà nghiên cứu có thể dùng một

trong hai thang đo này dé thu thập dữ liệu về chất lượng hôn nhân mà vẫn cho kết luận như nhau Ngoài ra, cũng có thể so sánh đữ liệu từ các cuộc nghiên cứu khác nhau ngay cả khi các cuộc nghiên cứu đó dùng hai thang đo khác

nhau trên cả bình diện Việt Nam và quốc tế

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định Thứ nhất,

dữ liệu được tổng hợp từ 3 cuộc nghiên cứu với những mẫu không đồng nhất về địa bàn, vê nghề nghiệp, về đặc trưng tôn giáo Dù rằng ưu điểm của nó là

Trang 13

có được sự đa đạng của mẫu, nên có thê so sánh đa chiều, nhưng sự quá khác

biệt (ví đụ tôn giáo) lại tạo nên những dấu ấn khác nhau khiến việc so sánh không dựa trên cơ sở đồng đẳng {ví dụ không so sánh được từ góc độ địa bản

nghiên cứu) Thứ hai, các biến số tâm lý có mặt trong nghiên cứu còn hạn chế

không chỉ về số biến số mà còn cả số lượng item trong mỗi biến số, thâm chí,

biến giải quyết xung đột có hệ số Alpha của Cronbach = 0,451 là rất thấp Thứ ba, một số chỉ số tâm trắc không khảo sát được để có những góc nhìn đa chiều hơn vì chỉ dùng 1 item để đo lường, ví dụ, khơng tính tốn được độ tin cậy của

thang đo Đó là những điểm cần được làm rõ hơn và không thể bàn đến chúng một cách đầy đủ, trọn vẹn trong một nghiên cứu mà cần một hệ thống các

nghiên cứu cùng chủ đề Tài liệu tham khảo

1 Campbell A., Converse P.E & Rodgers W (1976), The Quality of American Life: Perceptions, Evaluations, and Satisfactions New York: Russell Sage Foundation 2 Dush C.M.K., Taylor M.G and Kroeger Rhiannon A (2008) Marital Happiness and Psychological Well-Being Across the Life Course Family Relationships 57 (2)

Doi: 10.1111/j.1741-3729.2008.00495.x

3 Effect Size Calculator for T-Test Social Sciences Statistics http://www.socscistatistics com/effectsize/Default3 aspx

4 Fincham F.D., Beach S.R.H (2006) Relationship satisfaction In: Perlman D., Vangelisti A., editors The Cambridge handbook of personal relationships Cambridge University Press P 579 - 594

5 Glenn N.D (1990) Quantitative research on marital quality in the 1980s: A critical review, Journal of Marriage and the Family 52 818 - 831

6 Glenn N.D (1995) Marital quality In: International Encyclopedia of Marriage and Family Copyright 2003 The Gale Group Inc https:/Avww., encyclopedia.com/reference/ encyclopedias-almanacs-transcripts-and-maps/marital-quality Truy cép ngay 10/7/2018 7 Kearns J.N., Leonard K.E (2004) Social networks, structural interdependence, and marital quality over the transition to marriage: A prospective analysis Journal of Family Psychology No 18 P 383 - 395

8 Lewis R.A & Spanier G.B (1979) Theorizing about the quality and stability of marriage In W Burr, R Hill, F.L Nye & I Reiss (Eds.) Contemporary theories about the family P 268 - 294 New York NY: Free Press

9 Hoang Phé, Hoang Thi Tuyén Linh, Vũ Xuân Lương, Phạm Thị Thủy, Đào Thị

Minh Thu, Đặng Thanh Hóa (2006) 7# điền Tiếng Việt NXB Đà Nẵng Trung tâm

Từ điền học

10 Schumm W.R., Paff-Bergen L.A., Hatch R.C., Obiorah F.C., Copeland J.M., Meens L.D & Bugaighis M.A (1986) Concurrent and discriminant validity of the Kansas Marital Satisfaction scale Journal of Marriage and the Family 48 P 381 - 387

Ngày đăng: 26/10/2022, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w