1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động tâm lý của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can dưới 18 tuổi

13 39 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TÁC DONG TAM LY CUA DIEU TRA VIEN TRONG HOAT DONG HOI CUNG

BỊ CAN DUG! 18 TUOI Tran Thi Thanh

Truong Dai hoc Kiểm sỏt Ha Ni

âđ

TOM TAT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm chỉ ra các biện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can dưới lồ tuổi Mẫu nghiên cứu gom 30 điều tra viên thuộc cơ quan điều tra công an thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) và cơ quan điểu tra cơng an quận Hồng Mai (Hà Nội) đã được giao giải quyết vụ đn hình sự mà người phạm tội dưới 18 tuổi Thiết kế điều tra một lần theo lát cắt ngang

được sử dụng Bảng hỏi là phương pháp thu thập đữ liệu chính, trong đó liệt kê các

biện pháp tác động tâm lý đối với bị can đưới 18 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điều tra viên sử dụng các biện pháp tác động tâm lý như truyền đạt thông tin, thuyết phục, đặt và thay đổi vấn đề tư duy, ám thị gián tiếp khá thường xuyên Trong đó, phương pháp thuyết phục là phương pháp được điểu tra viên sử dụng nhiễu nhất và mang lại hiệu quả hơn các phương pháp còn lại Để quá trình tác động tâm lý có hiệu quả phụ thuộc vào khả năng am hiểu về đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này của điều tra viên Do vậy, đối với công tác bôi dưỡng, đào tạo cán bộ điểều tra cân trang bị cho họ những kiến thức về tâm lý người nói chung và tâm lý lứa tuổi này nói riêng

Từ khóa: Tác động tâm lý; Người đưới 18 tuổi phạm tội; Hỏi cung bị can; Điều tra viên

Ngày nhận bài: 9/10/2020; Ngày duyệt đăng bai: 25/3/2021

1 Đặt vấn đề

Theo SỐ, liệu thông kê từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong giai đoạn 2012 - 2017 số vụ án đã khởi tố qua các năm có biến động tăng lên, giảm đi qua các thời kỳ, SỐ bị can dưới 18 tuôi bị khởi tố có xu hướng, giam di qua cac nam nhung vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định Cụ thể, năm 2017 sô vụ án do người dưới 18 tuôi thực hiện là trên 6000 vụ, chiếm 8,91% trên tổng số vụ án đã được khởi tố với hơn 3000 bị can chiếm 3,53% tổng số bị can bị khởi tố (Số liệu thống kê người dưới 18 tuôi phạm tội từ 2012 - 2017 - Cục Thống kê tội phạm, Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao) Từ thực tế các vụ án do người dưới 18 tuôi thực hiện cho thấy tính chất manh động, phức tạp khi gây án của các đối tượng

Trang 2

ngày cảng tăng cao Có thể kể đến một số vụ án như vụ thảm sát tại tiệm vàng N.B ở B.G cách đây vài năm; vụ sát hại một bé trai 9 tuôi ở Tat rồi dìm xác xuống giếng nước phi tang chi vi muốn chiếm đoạt một chiếc điện thoại di động rẻ tiên, đáng nói là hung thủ chỉ hơn nạn nhân chưa tới 6 tuổi Năm 2019, nhóm cướp nhí tại H.N chuyên cướp tiền của các lái xe ôm làm việc ban đêm Điều đáng nói là tính chất manh động của nhóm cướp nhí là sử dụng các hung khí là đao phóng có gắn tuýp sắt đê trần áp nạn nhân

Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, là hành vi có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ được gọi là người phạm tội dưới 18 tuôi Ở họ có một số đặc điểm đặc trưng so với các lứa tuôi khác vê tâm lý và thé chat Về thê chất, người dưới 18 tuôi là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thê lực, trí tuệ, tâm sinh lý Đây là giai đoạn thường diễn ra những biến có, gây nên tình trạng mat can bang tạm thời trong cảm xúc của người dưới 18 tuổi Ở người dưới 18 tuổi, quá trình hưng phấn thần kinh của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế nên đôi lúc các em không làm chủ được hành vi của mình, dễ nỗi nóng, thích gây gố, dễ xúc động mạnh mà không kiềm chế được Mặt khác, với đặc điểm nhận thức sai lệch, đôi khi các em hay cô chấp, tỏ ra liều lĩnh, táo tợn nhưng lại nghĩ đó là sự dũng cảm, còn ngang ngược, hỗn xược thì cho là bản lĩnh Bên cạnh đó, lứa tuôi này là lứa tudi bắt đầu có nhận thức để hình thành thé giới quan cho riêng mình, họ bắt đầu có những suy nghĩ, trăn trở về mục đích cuộc sông, về việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, định hướng cho tương lai nên dễ rơi vào trạng thái hoang mang, mât định hướng Lứa tuổi này là giai đoạn các em có nhu câu về độc lập, mong muôn thê hiện cái tôi và khám phá những cái mới xung quanh cao hơn bắt cứ giai đoạn nào Chính vì thé, khi đã thực hiện hành vi phạm tội, những biểu hiện về trạng thái tâm lý và về hành vi cũng có những điểm khác so với lứa tuổi khác

Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự (bị can) nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng phạm (nêu có) Khi tiến hành hỏi cung bị can, chủ thê tiến hành phải quán triệt nguyên tắc thận trọng, khách quan và theo đúng thủ tục hỏi cung bị can Chủ thê tiến hành hỏi cung bị can có thê là điều tra viên hoặc kiểm sát viên Việc hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi phải tuân thủ những quy định cụ thể tại Điều 421, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (về thời gian, số lần, những người tham dự bắt buộc ) Kết quả của hỏi cung bị can là nguôn chứng cứ quan trọng đề chứng minh tội phạm Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, điều tra viên phải có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và am hiểu tâm lý người dưới 18 tuổi, do đó cần có các phương pháp tác động tâm lý cho phù hợp

Tác động tâm lý của điều tra viên trong hỏi cung bị can là những cách thức, biện pháp có tổ chức, kế hoạch nhằm chuyển biến, thay đổi những đặc

Trang 3

điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi phạm tội đáp ứng yêu cầu của hoạt động điều tra Trong quá trình hỏi cung bị can dưới 18 tuổi, điều tra viên có thể vận dụng các phương pháp tác động tâm lý như: phương pháp truyền đạt thông tin (gợi nhớ), phương pháp thuyết phục, phương pháp hướng dẫn tư duy (đặt và thay đổi vấn đề tư duy), phương pháp ám thị gián tiếp để tác động lên những người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm đạt được mục đích đề ra

Thực tiễn, quá trình giải quyết các vụ án đối với người dưới 18 tuôi phạm tội cho thay, nêu điều tra viên có kiến thức, am hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, hơn nữa biết lựa chọn cách thức tác động tâm lý phù hợp đến bị can là người dưới 18 tuổi có ý nghĩa hết sức lớn để giải quyết, tìm ra sự thật của vụ án Bên cạnh đó, tác động tâm lý còn giúp xóa bỏ được động cơ tiêu cực, khơi dậy động cơ tích cực ở người phạm tội, tạo điều kiện xác lập chứng cứ thông qua lời khai của họ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan Ngoài ra, tác động tâm lý với người dưới 1§ tuổi phạm tội còn giúp họ nhận ra hành vi lệch lạc, để từ đó giáo dục, cảm hóa, giup ho nhan ra sai lầm Xuất phát từ những điều trên nên việc nghiên cứu về tác động tâm lý của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi là cần thiết và có ý nghĩa

2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Mẫu nghiên cứu

Mẫu khảo sát là 30 điều tra viên sơ cấp và trung cấp tại cơ quan điều tra công an thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) và cơ quan điều tra cơng an quận Hồng Mai (Hà Nội)

2.2 Công cụ nghiên cứu

Bảng hỏi là công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này Nội dung bảng hỏi gồm 20 mệnh đề đề cập đến bốn phương pháp tác động tâm lý (mỗi biện pháp 5 mệnh dé) được điều tra viên sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, gồm: phương pháp thuyết phục, phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy và phương pháp ám thị gián tiếp Mức độ thường xuyên áp dụng các biện pháp đó được tìm hiểu bằng thang Likert 5 mức độ, trong đó 5- Rất thường xuyên, 4- Thường xuyên, 3- Thỉnh thoảng, 2- Hiếm khi và I1- Không bao giờ Điểm càng cao càng thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng các biện pháp tâm lý Độ tin cậy Alpha của Cronbach của toàn bộ thang là 0,85

2.3 Phân tích

5 biến số được tạo ra gồm biến tổng hợp và 4 biến số về 4 phương pháp tác động tâm lý được tạo ra băng cách tính điểm trung bình cộng của các mệnh đề tương ứng Sau đó, dựa vào điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) của các điểm số trên của mẫu nghiên cứu, chúng tôi phân chia mức độ thường

Trang 4

xuyên sử dụng các biện pháp tác động tâm lý Cụ thể, điều tra viên có khả năng tác động tốt và thường xuyên sử dụng các phương pháp tác động tâm lý khi tiến hành hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi có khoảng điểm từ 3,87 - 5,0 điểm; điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm lý ở mức bình thường có khoảng điểm từ 2,91 - 3,86; điều tra viên ít sử dụng phương pháp tác động tâm lý khi hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có khoảng điểm từ 1,0 - 2,90

Các kết quả tính toán của nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học với phần mềm SPSS 22.0

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Đánh giá chung về tác động tâm ly của điều tra viên trong hỏi cung

bị can dưới 18 tuổi

Kết quả khảo sát về tác động tâm lý của điều tra viên trong hỏi cung bị can cho thay, diém trung binh chung là 3,39 điểm, độ lệch chuẩn là 0,48 Khoảng điểm trung bình chung toàn mẫu trải từ 2,6 (điểm thấp nhất) đến 4,6 (điểm cao nhất), khoảng điểm tập trung nhiều nhất từ gần 3,0 điểm đến 3,3 điểm (24 người, chiếm 80%) Có nghĩa là mức độ tác động tâm lý của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can dưới 18 tuổi ở mức khá thường xuyên Số lượng điều tra viên sử dụng các phương pháp tác động tâm lý khi hỏi cung bị can dưới 18 tuổi ở mức rất thường xuyên chiếm tỷ lệ không nhiều (6 người, chiếm 20%), đặc biệt không có điêu tra viên nào không sử dụng các phương pháp tác động tâm lý khi hỏi cung những bị can này Cụ thê được thê hiện dưới biểu đồ 1 1h - “Điểm trung bình —= 3.39 125— Độ lệch chuẩn —= 484 Tổng =3a0 3.50 4.00 Tác động tâm lý chung

Biểu đồ 1: Biếu hiện mức độ thường xuyên sử dụng phương pháp tác động tâm lý của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới l8 tuổi

Trang 5

Như vậy, điều tra viên khi tiến hành hỏi cung bị can dưới I8 tuổi có sử dụng các phương pháp tác động tâm lý như phương pháp thuyết phục, phương pháp truyên đạt thông tin, phương pháp đặt và thay đổi vẫn đề tư duy và phương pháp ám thị gián tiếp dé làm thay đối nhận thức và hành vi xử sự của bị can dưới 1§ tuổi Mức độ sử dụng các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can dưới 18 tuổi đạt mức khá thường xuyên và có sự khác nhau về tần suất sử dụng trong mỗi phương pháp tác động tâm lý

3.2 Thực trạng sứ dụng các phương pháp tác động tâm lý của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi

Khi hỏi cung bị can dưới 18 tuổi, điều tra viên có thể áp dụng các phương pháp tác động tâm lý khác nhau để đạt mục đích trong hỏi cung Căn cứ vào đặc điểm tâm lý, kinh nghiệm sống và hoàn cảnh phạm tội của người dưới 18 tuổi mà điều tra viên sẽ lựa chọn cách thức và các biện pháp tác động tâm lý đến họ Phần này sẽ tìm hiểu xem với các phương pháp tác động tâm lý sử dụng trong hỏi cung bị can dưới 1§ tuổi thì phương pháp nào sử dụng thường xuyên và có hiệu quả hơn cả Kết quả mức độ sử dụng từng phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi như sau:

3.2.1 Mức độ sử dụng phương pháp thuyết phục của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tudi

Bảng 1: Mức độ sử dụng phương pháp thuyết phục của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuôi

Phương pháp thuyết phục M SD

1 Khi tiến hành hỏi cung người dưới 18 tuổi phạm tội, tôi có đưa ra những 46 | 0.5

lời khuyên đề đối tượng thành khẩn khai báo : l

2 Sau khi được thuyết phục, bị can có thay đổi thái độ theo hướng mà tôi 34 | 07

mong muôn , :

3 Tôi thường sử dụng mối quan hệ tình cảm thân thiết từ bố mẹ, bạn bè,

người thân khiến họ cảm động nhằm thay đổi suy nghĩ, thành khẩn | 3,9 | 0,8 khai báo 4 Tôi thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ để tăng sự tin tưởng của họ 3,4 0,8 5 Tôi có giải thích để họ nhận thấy những mặt đúng sai trong hành vi 38 | 09 của mình l : Chung 3,81 | 0,45

Thuyết phục là phương pháp sử dụng lý lẽ dé lập luận, phân tích, giải thích của điều tra viên nhằm giúp bị can nhận rõ đúng - sai, phải - trái, thiệt -

Trang 6

hơn về các vấn đề liên quan tới họ, qua đó làm cho bị can thay đổi thái độ, nhận thức, quan điểm, đáp ứng yêu câu hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động hỏi cung bị can nói riêng Có những hình thức thuyết phục khác nhau, như thuyết phục lôgíc (thông qua phân tích, lập luận chặt chế để tác động vào nhận thức bị can, từ đó dẫn đến sự thay đổi thái độ, lập trường bị can); thuyết phục tình cảm (là hình thức chủ yếu tác động vào tình cảm, gợi lên những cảm xúc tích cực, có lợi cho việc thay đối thái độ, lập trường của đối tượng); thuyết phục thông qua cô động tuyên truyền (là hình thức tác động vào nhận thức của bị can nhằm giúp họ có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về một van dé)

Két qua khao sat về mức độ sử dụng phương pháp thuyết phục trong hỏi cung bị can dưới 18 tuôi cho thấy, đây là phương pháp tác động tâm lý mà điều tra viên sử dụng thường xuyên nhất trong các phương pháp tác động tâm lý, VỚI điểm sô dao động từ 3,4 đến 4,6 điểm và điểm trung bình chung là 3,81 điểm Kết quả cụ thể được thê hiện 6 bang 1

Nhóm tuổi dưới 18 tuôi được coi là “thế giới thứ ba” theo đúng nghĩa đen vì tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuôi người lớn Giai đoạn này ở các em có sự

phát triển mạnh về các mặt sinh lý, tâm lý nhưng thiếu sự đồng đều Cụ thể, hệ thống tim mạch phát triển nhưng không cân đối do đó dẫn đến một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp Hơn nữa, tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh nên các em dễ nổi khùng, có những phản ứng gay gắt mạnh mẽ và những cơn xúc động Hệ thần kinh các em chưa chịu được những kích thích mạnh Đặc biệt, lứa tudi này về mặt tâm lý xuất hiện vấn đề “khủng hoảng” và thậm chí có những hiện tượng như “điên loạn”, “thô bạo” và “vô chính phủ” Các em cũng bắt đầu muốn thể hiện vai trò của mình trong gia đình, xã hội và mong muôn làm người lớn (Lê Văn Hồng, 2007) Chính vì thế, mà phương pháp thuyết phục là phương pháp hợp lý hơn cả để tác động đến nhận thức của bị can dưới 18 tuổi Trong nghiên cứu này, để thuyết phục thành công điều tra viên đã sử dụng hình thức thuyết phục tình cảm Cụ thể, điều tra viên đưa ra những lời khuyên, giải thích những đúng sai của bi can dé giup bi can hiểu rõ hơn vấn đề của mình, từ đó lựa chọn cách thức ứng xử với điều tra viên (M = 4,6) Ngoài ra, dé thuyết phục bị can, điều tra viên còn sử dụng mối quan hệ tình cảm thân thiết như bố mẹ ruột, ông bà, anh, chị em, thậm chí người yêu của bị can dé khơi gợi tình cảm giữa bị can với gia đình, đề từ đó bị can hiểu rằng, gia đình vẫn còn quan tâm đến mình, vì thế họ sẽ thành khẩn khai báo để sớm được trở về với gia đình, người thân

Ví dụ, tháng 3 năm 2019 nhóm cướp nhí gồm ba đối tượng gồm N.N.Q sinh năm 2004, N.M.H sinh năm 2004 và T.X.Q sinh năm 2003 do không có tiền ăn chơi nên đã bàn nhau cướp tiền của những lái xe ôm ban đêm quanh khu vực H.M., H.N Điều đặc biệt là hành vi của nhóm cướp nhí này đặc biệt

Trang 7

nguy hiểm, manh động khi dùng hung khí là dao phóng lợn hàn tuýp sắt dé tan công các nạn nhân hòng cướp tài sản bằng được Khi bị đội cảnh sát hình sự Công an quận H.M bắt giữ và tiến hành hỏi cung bị can, các điều tra viên đã sử dụng các phương pháp tác động tâm lý trong đó có phương pháp thuyết phục tình cảm Cụ thê, qua quá trình tìm hiểu đặc điểm nhân thân của các bị can cho thấy, các bị can đều đã bỏ học, bố mẹ đã ly hôn và chủ yeu ở với bố hoặc mẹ hoặc với ông bà, nên trước khi tiến hành hỏi cung bị can điều tra viên đã mời mẹ của các bị can tới làm việc trước và đưa những yêu cầu Sau đó, điều tra viên tổ chức cho mẹ bị can gặp bị can để trò chuyện, đồng thời truyền đạt lại những nội dung mà điều tra viên đã trao đổi trước đó để khuyên bị can thành khân khai báo, hợp tác trong quá trình điều tra Hoặc có những bị can điều tra viên hỏi sâu vào van dé tình cảm khác như đã có người yêu hay chưa? Yêu được bao lâu rồi và có xác định cưới hay không? Và khi được hỏi đến mẹ và người yêu thì các bị can đều khóc Sau những lần tác động như vậy, các bị can trong vụ án này đều thành khẩn khai báo và hợp tác với điều tra viên

Thuyết phục là một nghệ thuật, hơn nữa để thuyết phục bị can đưới 18 tuôi lại càng khó hơn Nó đòi hỏi điều tra viên phải co su am hiểu nhất định về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này và cần hướng về những van dé ma bi can quan tâm hoặc những mối quan hệ thân tín với bị can đề từ đó bị can tin tưởng và hợp tác Đồng thời, để thuyết phục thành công, điều tra viên cần tác động đồng thời đến cả nhận thức, tình cảm và ý chí của bị can Cuối cùng, để tăng hiệu quả thuyết phục, điều tra viên cần dùng những từ ngữ phù hợp với lứa tuổi của bị can và phải sử dụng kèm với các chứng cứ đã thu thập được

Như vậy, việc sử dụng phương pháp thuyết phục với hình thức thuyết phục chủ yêu là thuyết phục tình cảm giúp cho điều tra viên nhanh chóng thu được những thông tin cân thiết để giải quyết vụ án hình sự Những điều tra viên khi được khảo sat đều khăng định đối với bị can dưới 18 tuổi khi nhận thức, kinh nghiệm sóng còn hạn chế, hành vi và cảm xúc rất dễ thay đôi nên đề thuyết phục bị can khai báo không quá vất vả như những bị can khác Từ thực tế trên, có thể khẳng định, phương pháp thuyết phục là phương pháp tác động tâm lý hữu hiệu nhất trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi

3.2.2 Mức độ sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin của điều tra viên khi hỏi cung bị can đưới 18 tuổi

Truyền đạt thông tin là phương pháp điều tra viên đưa ra thông báo về những thông tin liên quan đến sự việc phạm tội, hành vi phạm tội cũng như các sự kiện, sự việc khác có liên quan đến quá trình điều tra vụ án nhằm làm xuất hiện những cảm xúc hay làm thay đổi thái độ của bị can Những thông tin mà điều tra viên sử dung dé truyén đạt là những tài liệu thu thập được vê vụ án, về đối tượng điều tra hay vê những người khác Đó là những dấu vết, vật chứng,

Trang 8

các tài liệu, tin tức, các sự việc, sự kiện về vụ án, về nhân thân đối tượng thu

được qua công tác điều tra Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng rộng rãi đối với tất cả các đôi tượng cần có sự tác động tâm lý nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng

Kết quả khảo sát mức độ sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi đạt mức khá thường xuyên, khoảng điểm dao động từ 3,2 đến 4,0 điểm, trong đó tập trung chủ yêu vào khoảng từ 3,5 đến 4,0 điểm Kết quả cụ thể được thê hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Mức độ sử dụng phương pháp truyên đạt thông tin của diéu tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tudi Phương pháp truyền đạt thông tin M SD 1 Tôi có giải thích những thông tin về quyền và nghĩa vụ của người dưới 3.8 0.7 18 tuổi phạm tội Ộ

2 Khi họ quên một số tình tiết vụ án thì tôi có đưa những hình ảnh, sơ đồ, | 4+2 | 1o

tài liệu đã điều tra được đề gợi nhớ : h

3 Khi họ thành khẩn khai báo, tôi có hướng dẫn họ khai theo trình tự sự 37 10

việc hoặc thời gian 7 :

4 Trong hoạt động điều tra tôi đưa ra những mâu thuẫn giữa những người 40 0.9

liên quan nhăm làm rõ vân đê nêu ra : ‘

5 Tôi phân tích những hậu quả của hành vi mà ho đã thực hiện 3,6 0,9

Chung 3,67 | 0,48

Diéu tra vién trong qua trinh khảo sát khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi đã sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin bằng cách nêu đường lối pháp luật, chính sách hình sự, để giáo dục đối tượng làm cho đối tượng thay đổi nhận thức, phân biệt được đúng sai dé từ bỏ những ý nghĩ bất cần và hành động chống đối (M = 3,8) Bên cạnh đó, để cảm hóa bị can, điều tra viên còn sử dụng cách thức đưa ra những mâu thuẫn trong lời khai của những người liên quan (bị can khác, những người làm chứng hay người bị hại) nhằm giúp bị can hiểu cần khai báo trung thực dé nhận được sự khoan hồng của pháp luật (M = 4,0) Ngoài ra, nội dung của phương pháp truyền đạt thông tin khi hỏi cung bị can còn được thực hiện bằng cách sử dụng những thông tin, tài liệu để gợi nhớ giúp bị can khai báo chính xác, đúng trình tự thời gian, tránh nhầm lẫn hoặc điều tra viên có thể thông báo những thông tin liên quan đến hậu quả của hành vi phạm tội mà bị can đã gây ra trên thực tế để từ đó bị can có sự thay đổi nhận thức, dẫn đến thay đổi hành vi xử sự của mình theo hướng tích hơn

Trang 9

Ví dụ, khi hỏi cung bị can K trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thong đường bộ (K đang là học sinh, không có giây phép lái xe, xe máy đi mượn) khiến bà P.T.C tử vong Trong buổi hỏi cung đầu tiên, K tỏ ra sợ hãi, mất bình tĩnh, hoảng loạn do sợ bị ngồi tù, sợ phải chịu trách nhiệm Hơn nữa K cũng bị ám ảnh bởi hình ảnh nạn nhân khi tử vong Do vậy, lời khai của K ngắt quãng, không đầy đủ Điều tra viên đã sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin bằng cách nêu lên những chính sách nhân đạo của pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời cung cấp thơng tin vê hồn cảnh gia đình bà C rất khó khăn và bà đã chết Điều tra viên cũng “khai thông” tư tưởng cho K đề từ đó K ôn định tâm lý hơn, khai báo đầy đủ hơn

Như vậy có thể thay, việc sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có ý nghĩa đặc biệt Trước hết, việc sử dụng phương pháp này làm tăng tri thức, hiểu biết của bị can về các vấn đề xung quanh đến vụ án (từ chính sách pháp luật, các thông tin liên quan trực tiếp đến các tình tiết của vụ án, hậu quả hành vi phạm tội họ gây ra ), vì bị can dưới 18 tuổi nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng còn hạn chế Hai là, giúp bị can tái hiện lại những tình tiết bị quên hoặc nhằm lẫn Việc tiếp nhận thông tin sẽ làm tích cực hóa hoạt động trí tuệ của bị can giúp họ có thê nhớ lại tình tiết bị quên Ba là, giúp bị can thay đổi thái độ, lập trường hoặc làm xuất hiện lại những xúc cảm, tình cảm nhất định Bởi việc tiếp cận được các thông tin tạo điều kiện giúp bị can phân tích, xem xét lại thái độ và quyết định của bản thân theo hướng tích cực hơn Phương pháp này được các chủ thê tiến hành tố tụng nói chung và điều tra viên nói riêng sử dụng một cách thường xuyên trong hoạt động hỏi cung bị can dưới 18 tuổi Tuy nhiên, mức độ sử dụng phương pháp này so với phương pháp thuyết phục có phần thấp hơn

3.2.3 Mức độ sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy (hướng dân tư duy) của điều tra viên khi hỏi cung bị can đưới 18 tuổi

Đặt và thay đôi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm lý bằng cách đưa ra những yêu cầu, những câu hỏi có liên quan đến sự việc phạm tội hoặc liên quan đến lời khai gian dôi của người bị tác động Qua việc trả lời và tự rút ra kết luận, bị can nhận thấy không thê giấu được cơ quan điều tra, cần phải thay đổi thái độ khai báo Phương pháp hướng dẫn tư duy được điều tra viên sử dụng rộng rãi nhằm vạch trần sự dối trá, thiếu trung thực trong khai báo của bị can Nó dẫn dắt bị can đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong lời khai của mình, đồng thời khiến họ nhớ lại những sự kiện, tình tiết nào đó được tốt hơn bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan làm “sống lại” những mối liên hệ thần kinh tạm thời và phục hồi lại trong ký ức những sự kiện tương tự

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi đạt mức

Trang 10

thỉnh thoảng, với khoảng điểm dao động từ 2,6 đến 3,6 điểm, điểm trung bình chung đạt 3,1 điêm Cụ thê được thê hiện ở bảng sau:

Bảng 3: Mức độ sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tu duy của điều tra viên trong hỏi cung bị can đưới 18 tuổi Phương pháp đặt và thay đối vấn đề tư duy M SD 1 Tôi đặt câu hỏi ngay vào vấn đề buộc bị can phải trả lời trực tiếp vào 26 09 những tình tiết vụ án ;

2 Khi họ ở trạng thái không én dinh hoặc trí nhớ kém, tôi không dẫn dắt 3.0 1.4

suy nghĩ của họ theo kê hoạch định săn :

3 Tôi có đặt các câu hỏi đề họ phải liên hệ tới các sự kiện đã xảy ra của vụ 34 1.0

án đê họ khai báo đúng sự thật : ‘

4 Téi hoi that chi tiét, hoi dirt quang, không theo trình tự lôgíc của sự việc

hoặc có đưa ra một loạt các câu hỏi cụ thể xung quanh sự kiện, vấn đề mà | 2.7 iS họ khai báo không đúng sự thật

5 Tôi có đặt câu hỏi dé dẫn dắt người bị tác động đến chỗ phải thừa nhận

sự vô lý trong lời khai của mình, đồng thời giúp họ lựa chọn thái độ khai | 3,6 | 0,7

báo tích cực

Chung 3,1 0,73

Đề sử dụng phương pháp này, khi hỏi cung bị can, điều tra viên đã sử dụng các hình thức khác nhau Điều tra viên đặt các câu hỏi để dẫn dắt bị can đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý của mình trong lời khai, từ đó bị can sẽ xem xét lại thái độ khai báo của mình Hình thức này thường xuyên được sử dụng trong trường hợp bị can có những lời khai gian dối, mâu thuẫn trong khi khai báo Bên cạnh đó, điều tra viên cũng đặt các câu hỏi liên quan trực tiếp tới hoạt động phạm tội của đối tượng buộc bị can phải liên hệ tới các sự kiện đã xảy ra trước đó Đặc biệt, trong trường hợp tìm hiểu đặc điểm tâm lý của bị can, nếu phát hiện bị can có ý đồ khai báo gian dối và có chuẩn bị những câu trả lời dé

đối phó thì điều tra viên sẽ áp dụng hình thức hỏi đứt quãng, không theo trình

tu, légic van dé dé lam nổi bật sự mâu thuẫn trong lời khai của bị can Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát có thê nhận thấy, điều tra viên thỉnh thoảng mới sử dụng phương pháp này khi hỏi cung bị can dưới l8 tuôi Nguyên nhân là do xuất phát từ đặc điểm nhận thức, khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và kinh nghiệm sống của bị can đưới 18 tuổi còn han ché, vì thế có ít trường hợp trên thực tế khi hỏi cung bị can này mà điều tra viên gặp sự phản kháng mạnh mẽ hoặc khai báo gian đối Do đó, việc áp dụng phương pháp tác động tâm lý này cũng hạn chế hơn

Trang 11

3.2.4 Mức độ sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi

Ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằng cách điều tra viên đưa ra những câu hỏi và những thông tin về các sự kiện nào đó, không có quan hệ trực tiếp đến sự việc phạm tội nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sông riêng tư của bị can Hoặc những thông tin có liên quan đến quá trình điều tra nhằm làm cho đối tượng hiểu răng chắc chắn cơ quan điều tra đã biết hoặc sẽ biết về hành động phạm tội của mình, từ đó bị can có sự cân nhắc và thay đổi thái độ tích cực hơn Phương pháp ám thị gián tiếp khác cơ bản với phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy ở chỗ, những thông tin mà điều tra viên đưa ra không có liên quan trực tiếp đến sự kiện phạm tội

Bảng 4: Mức độ sử dụng phương pháp ám thị gián riếp cua diéu tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi

Phương pháp ám thị gián tiếp M | SD

1 Tôi có đưa ra câu hỏi, thông tin về cuộc sống riêng tư (giới tính thật, 26 L3 quan hệ tình cảm ) nhằm chứng minh tôi biết về họ : :

2 Tôi tỏ ra hiểu biết tường tận, chỉ tiết những vấn đề về hành vi phạm tội 28 10

của họ trước đó mà họ nghĩ không ai biết 7 `

3 Trong vụ án có đồng phạm, tôi muốn họ lầm tưởng các đồng phạm: khác

đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội để họ nghĩ không thể che giấu sự | 3.6 | 0,6

thật được nữa

4 Tôi cố ý để họ nhìn thấy các chứng cứ, hình ảnh về vụ án tuy nhiên 30 10

không đề cập đến nó trong quá trình hỏi cung ` l

5 Tôi thường sử dụng ám thị gián tiếp trong buổi tiếp xúc đầu tiên hoặc 29 1.0

ngoài lề những cuộc tiếp xúc chính thức 7 l

Chung 2,9 | 0,74

Két qua khao sat cho thấy, mức độ sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi đạt mức thỉnh thoảng với khoảng từ 2,6 đến 3,6 điểm và điểm trung bình chung là 2,9 điểm Cụ thể được thể hiện ở bảng 4

Điều tra viên khi hỏi cung bị can dưới 18 tuôi đã sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp băng cách khi vụ án có đồng phạm thì để bị can lầm tưởng các đồng phạm khác đã khai nhận toàn bộ sự việc về hành vi phạm tội của cả nhóm nên bị can khai báo thành khẩn (M =3,6) Hoặc trong một sô trường hợp điều tra viên có tình dé lộ một số thông tin, hình ảnh về vụ án nhưng lại không trực tiếp đề cập đến khi hỏi cung để ám thị đến bị can nhằm đạt mục đích nhất định

Trang 12

khi hỏi cung (M = 3,0) Cũng có những trường hợp điều tra viên sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp bằng cách đưa ra những bí mật đời tư cá nhân của bị can, những bí mật này rất ít người biết về bị can nhưng không trực tiếp liên quan đến tình tiết của vụ án làm bị can “chột dạ” và từ đó điều chỉnh thái độ khai báo

Tuy nhiên, cũng giống phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, trong quá trình hỏi cung bị can dưới 18 tuôi, điều tra viên không thường xuyên phải sử dụng đến phương pháp ám thị gián tiếp Bởi bị can là người dưới 18 tuổi nên ở họ không tồn tại những đặc điểm tâm lý như những bị can đã trưởng thành Bị can là người trưởng thành thường có tâm lý chống đối, chối tội và bằng mọi cách để khai gian dối hoặc “chạy” tội Trong khi đó, bị can dưới 18 tuôi về tất cả các mặt đều hạn ché, sống phụ thuộc vào gia đình, thiếu sự quan tâm giáo dục nên mới có những suy nghĩ lệch lạc, bốc đồng, vi phạm pháp luật Tóm lại, việc tác động tâm lý đến những bị can dưới 18 tuổi trong hỏi cung bị can của điều tra viên cũng cần tính toán để sử dụng những phương pháp tác động tâm lý cho phù hợp và mang lại hiệu quả Từ những đặc điểm riêng đặc trưng của lứa tuổi này nên hiện nay vân đề tư pháp đối với người dưới 18 tuôi phạm tội là vấn đề đang được quan tâm Trong các trường đại học có đào tạo cử nhân Luật trên cả nước đã đưa môn học Tư pháp người chưa thành niên vào chương trình đào tạo Đồng thời ngành Tòa án đã tổ chức những phiên tòa xét xử “thân thiện” đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội dé dam bao tinh nhan van theo dung tinh thần của Đảng, Nhà nước Tuy nhiên, trong hệ thống tố tụng chưa có những điều tra viên, kiêm sát viên chuyên trách được trang bị kiến thức tâm lý lứa tuổi một cách bài bản để giải quyết những vụ án mà người phạm tội là người dưới 18 tuổi

4 Kết luận

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng các phương pháp tác động tâm lý của điều tra viên trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi ở mức khá thường xuyên Trong bốn phương pháp tác động tâm lý mà điều tra viên sử dụng khi hỏi cung bị can thì phương pháp thuyết phục được sử dụng thường xuyên nhất Ngoài ra, phương pháp truyền đạt thông tin cũng được điều tra viên sử dụng khá thường xuyên Đối với phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy và phương pháp ám thị gián tiếp được điều tra viên sử dụng ở mức thỉnh thoảng khi hỏi cung bị can đưới 18 tuổi

Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có vai trò đặc biệt quan trọng để xác định đúng đắn sự thật khách quan một cách đầy đủ Cụ thể, thông qua việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý giúp điều tra viên thu thập được các tài liệu, chứng cứ khác nhau, tìm hiểu các thông tin về vụ án (nhân thân người bị hại, manh mối vụ án, xác

Trang 13

minh các thông tin có liên quan tới vụ án do quần chúng cung cấp ) tạo cơ sở

để tìm ra sự thật về hành vi phạm tội của bị can Hơn nữa, tác động tâm lý

nhằm giải quyết, xóa bỏ động cơ tiêu cực, khơi dậy động cơ tích cực ở những người dưới l8 tuổi, tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ thông qua lời khai của họ được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan Tác động tâm lý của điều tra viên còn nhằm tạo ra sự thoải mái, bình tĩnh về mặt tâm lý giúp họ dễ dàng và tích cực hồi tưởng, nhớ lại được chính xác những øì liên quan vụ án Người dưới 18 tuổi phạm tội thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, đôi khi có trường hợp ngoan cô, khai báo quanh co, nhỏ giọt do những động cơ tiêu cực bên trong, vì thế điều tra viên cần giúp họ có thái độ hợp tác tích cực và khai báo trung thực, đầy đủ Cuối cùng, việc tác động tâm lý đối với người đưới 18 tuổi phạm tội để

họ nhận ra hành vi lệch lạc, từ đó, giáo dục, cảm hóa, giúp họ nhận ra những

sai lầm của bản thân

5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu được khảo sát với lượng mẫu không lớn nên chưa đủ dữ liệu để so sánh mức độ tác động tâm lý của điêu tra viên trong hoạt động hỏi cung

bị can dưới 18 tuổi giữa những điều tra viên có kinh nghiệm công tác, trình độ

học vấn và nơi sống khác nhau Hơn nữa, kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả về mức độ sử dụng phương pháp tác động tâm lý của điều tra viên trong hỏi cung bị can đưới 18 tudi ở tất cả các tội danh nói chung, mà chưa làm rõ được mức độ sử dụng các phương pháp trong từng loại tội, nhóm tội danh khác nhau Đây là những hạn chế của nghiên cứu và để làm rõ những vấn đề trên cần những nghiên cứu tiếp theo và chuyên sâu hơn

Tài liệu tham khảo

1 Đào Trung Hiếu (2016) tú huat cảm hóa giáo dục bị can trong hoạt động hỏi cung

Tạp chí Khoa học Kiêm sát Sô 5 Tr 6 - I1

2 Lê Văn Hồng (Chủ biên, 2007) Tâm ly hoc lita tuổi và Tâm lý học sư phạm NXB Đại học Quôc gia Hà Nội

3 Dang Thanh Nga (2008) Mot số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội Tạp chí Luật học Sô 1 Tr 39 - 41

4 Đặng Thanh Nga (Chủ biên, 2016) Giáo trình Tám lý học tư pháp NXB Công an nhân dân Hà Nội

5 Đỗ Ngọc Thùy (2011) Hình phạt ti đối với người chưa thành niên phạm lội - lý luận

và thực tiễn áp dụng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

6 Quốc hội (2015, sđbs 2017) Bộ Tuật Hình sự NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 7 Nguyễn Xuân Yêm (2013) Khoa học hình sự Việt Nam - Tập 5: Tâm lý học hình sự NXB Công an nhân dân Hà Nội

Ngày đăng: 26/10/2022, 15:28

w