UNG XU CUA BO, ME VA ANH HUONG CUA NO TOI
MỐI QUAN HE LANG MAN CUA
HOC SINH TRUNG HOC PHO THONG
Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ năm 2019 - 2020: Mối quan hệ thân mật với bạn khác giới của học sinh trung học phổ thông; Viện Tâm lý học chủ trì, TS Nguyễn Thị Phương Hoa làm chủ nhiệm
Phạm Minh Thu
Vién Tam lý học
#® TÓM TÁT
Nhằm tìm hiểu ứng xử của bố, mẹ và sự ảnh hưởng của sự ứng xử này tới moi quan hé lang man cua hoc sinh trung hoc phổ thông, nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến trên 253 học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trong mối quan hệ lãng mạn/quan hệ yêu đương Kết quả cho thầy, cá bỗ và mẹ có xu hướng thể hiện sự gân gũi, không gò ép và tôn trọng các môi quan hệ của con Những mẹ có con học tập ở ngoại thành có xu hướng không ủng hộ moi quan hệ lãng mạn hơn so với những mẹ có con học tập ở nội thành Kết quả nghiên Cứu gợi ý rằng, dé con có được môi quan hệ lãng mạn tốt đẹp hơn nữa, những người bố hãy thể hiện sự gan gũi, hiểu biết và không gò ép con và cả bố và mẹ hãy thể hiện sự tôn trọng các môi quan hệ lãng mạn của con hơn
Từ khóa: Bố mẹ; Quan hệ lãng mạn, Học sinh trung học phổ thông Ngày nhận bài: 25/6/2020; Ngày duyệt đăng bài: 25/7/2020
1 Mở đầu
Ứng xử của con người “không chỉ là những hành động đáp trả tức thời, mà trong phần lớn các trường hợp, là một tập hợp, một chuỗi các hoạt động thê hiện vai xã hội của cá nhân trong các mối quan.hệ xã hội nhất định” (Lê Thị Thanh Hương chủ biên, 2009, tr 16) Trong quan hệ gia đình, ứng xử của bố mẹ là những hành vi của họ khi thực hiện các vai trong mỗi quan hệ gia đình, tập trung vào mối quan hệ giữa bố mẹ và con
Ứng xử của bố mẹ với con phụ thuộc khá nhiều vào quan niệm về vai trò của bố mẹ đối với con và quan niệm của bố mẹ về mối quan hệ này Có những ứng xử mang tính chất độc đoán, bình đẳng hoặc kiểm soát nhưng cũng
Trang 2
có ứng xử thê hiện sự thiếu quan tâm đối với con Mỗi cá nhân trước hết là một thành viên trong một gia đình với mối quan hệ với bố mẹ của họ, chịu những ảnh hưởng nhất định từ sự ứng xử của bố mẹ đối với họ trong các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cũng như những vấn đề khác
Các quan điểm về lý thuyết gan bó và các lý thuyết về học tập xã hội cho rằng, sự ủng hộ và gân gũi của bố mẹ, cũng như những tiêu cực chung trong môi quan hệ giữa bố mẹ và con trong thời niên thiếu có những tác động khác nhau đến việc một người trong độ tuổi thanh thiếu niên và độ tuổi trưởng thành hình thành các mối quan hệ lãng mạn Trên thực tế, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy điều này
Mỗi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mà cụ thể là giữa bố mẹ và con có ảnh hưởng đên môi quan hệ lãng mạn của thanh thiêu niên theo các chiêu hướng khác nhau
Một số nghiên cứu nhận thấy, mối quan hệ tích cực của thanh thiếu niên với bố, mẹ có ảnh hưởng tích cực tới sự thân mật trong mối quan hệ lãng mạn của thanh thiếu niên Cụ thể: Cách nuôi dạy và hành vi cụ thể của bố mẹ như sự quan tâm, khen ngợi của bó, trò chuyện, hỗ trợ, khuyến khích của mẹ về các van dé trường học, gia tăng sự âm áp và giảm sự kiểm soát về mặt tâm lý sẽ có tác dụng hỗ trợ mối quan hệ lãng mạn của con (Karre, 2015); hay Sự ng hộ của bố mẹ đối với con ở tuổi vị thành niên có thể gia tăng sự ấm áp, hỗ trợ và làm giảm mức độ thù hận của con đối với đối tác lãng mạn của con; đồng thời, sự gắn kết và tôn trọng sự riêng tư trong gia đình cũng có những ảnh hưởng tích cực đến sự thân mật trong các mối quan hệ tình cảm lãng mạn cuối tuổi thanh thiếu niên (Conger, Cui, Bryant va Elder, 2000)
Một số nghiên cứu khác lại nhận thấy, những ảnh hưởng tiêu cực của mối quan hệ giữa bố mẹ và con tới mối quan hệ lãng mạn của con, Cụ thể: Sự xa cách giữa bố và con khi con ở tuổi thiếu niên có mối quan hệ với sự lo lăng/ bất an trong tình yêu sau này của thanh niên, hay nói cách khác, sự găn bó không an toàn với bố khi con ở tuổi thiếu niên cũng dự đoán đến cảm giác khơng an tồn trong mối quan hệ yêu đương của con trong tuổi thanh niên sau này (Seiffge-Krenke, Overbeek và Vermulst, 2010); Phong cách ác cảm của bố
mẹ thể hiện việc nuôi dạy con và giao tiếp VỚI con có tương quan với những
cảm xúc tiêu cực và tương tác kém của trẻ vị thành niên trong mối quan hệ lãng mạn (Conger, Cui, Bryant và Elder, 2000)
Rõ ràng, các kết quả nghiên cứu nước ngoài đã cho thấy rằng, mỗi quan ệ của bố mẹ với con thông qua sự ứng xử, phong cách giáo dục đã có hững ảnh hưởng nhất định tới mối quan hệ lãng mạn của con sau này Tuy hiên, một sô nghiên cứu trong nước mới chỉ quan tâm tới mối quan hệ giữa bố ẹ và con như xung đột tâm lý giữa bố mẹ và con (Lê Thị Minh Nguyệt,
Trang 32016), quan hệ ứng xử mà biểu hiện là sự tôn trọng lẫn nhau đang là xu hướng hiện nay của các gia đình (Lê Thi, 2011) hoặc ứng xử của bố mẹ đối với con khi con bị phạm lỗi (Nguyễn Thị Nguyệt, 2007) Nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyệt (2016) cũng đã nhận thấy răng, cả bố mẹ và con đều khẳng định những xung đột giữa bố mẹ và con cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sông của họ, tác động tiêu cực tới hoạt động của con trong phạm vi gia đình, nhà trường và cộng đồng, nhưng số các nghiên cứu này lại chưa quan tâm tới sự ảnh hưởng của mối quan hệ giữa bố mẹ với con, mà cụ thể là ứng xử của bố mẹ với con có ảnh hưởng thế nào tới mối quan hệ lãng mạn của con trong hiện tại và sau này Vậy, với ý kiến đánh gia của người con - đang trong độ tuôi học sinh trung học phổ thông thì thực tế sự ứng xử của bố mẹ đối với các em như thế nào? và sự ứng xử này có ảnh hưởng thế nào tới mối quan hệ lãng mạn hiện
tại của các em?
2 Mẫu và phương pháp nghiên cứu
2.1 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 253 học sinh, được chọn lọc từ cuộc khảo sát trên 942 học sinh thuộc 4 trường THPT ở thành phố Hà Nội và thành phó Hồ Chí Minh (Trường THPT Việt Đức, Trường THPT Tân Lập, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu và Trường THPT Đa Phước) Đây là những học sinh hiện đang trong mối quan hệ lãng mạn, chiếm tỷ lệ 25,8% học sinh trong tổng số mẫu Trong số này, học sinh nữ chiếm tỷ lệ 61, học sinh tại Hà Nội chiếm 38 3%; hoc sinh nội thành chiếm 59% Số liệu mẫu nghiên cứu cho thấy, phân nhiều học sinh hiện đang có người yêu là nữ, ở nội thành và tại thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện vào tháng 12/2019 và tháng 01/2020
2.2 Công cụ nghiên cứu
Bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu Hai nội dung chính của bảng hỏi gồm: (1) Cách ứng xử của bố, mẹ với con: gồm 7 câu, tương ứng với 7 biểu hiện trong ứng xử của từng người (cha, mẹ) đối với con Cụ thể: Gần gũi và hiểu con; Dễ dãi, không gò ép con; Bận rộn, ít quan tâm tới con; Bảo vệ con quá mức; Cố kiểm soát mọi thứ con làm; Tôn trọng các mối quan hệ của con và Không ủng hộ tình yêu học trò Thang Likert 4 bậc với 1: “Hoàn tồn khơng đúng” đến 4: “Hoàn toàn đúng” được áp dụng (2) Chất lượng mối quan hệ lãng mạn: gồm 20 câu về sự quan tâm, gân gũi, hiểu biết, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa cặp đôi trong mối quan hệ lãng mạn Thang điểm từ 0 đến 10 điểm tương ứng với mức độ đúng tăng dần từ 0: “Hồn tồn khơng đúng” đến 10: “Hoàn toàn đúng” Điểm càng cao, mối quan hệ càng có chất lượng Độ tin cậy Alpha của Cronbach là 0,952
Trang 4
Đề lý giải sâu hơn các vấn đề được quan tâm nghiên cứu, một số cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với các câu hỏi xoay quanh tìm hiểu các biểu hiện ứng xử cụ thể của bó, của mẹ đối với con Phỏng vấn sâu được tiến hành chủ yêu theo kiểu phỏng vân bán cấu trúc Những thông tin thu được được dùng để mỉnh họa, bổ sung cho các kết quả khảo sát định lượng
2.3 Phân tích thống kê
Số liệu khảo sát được xử lý băng phần mềm SPSS phién ban 22.0 Phan tich thống kê mô tả với các tham số thống kê: tỷ lệ %, điểm trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) được áp dụng để mô tả thực trạng cách ứng xử của cha mẹ Kiểm định T-test được áp dụng để so sánh ứng xử của bố và mẹ
Để tìm hiểu dự báo cách ứng xử của cha mẹ với chất lượng mối quan hệ lãng mạn của con, phân tích hồi quy Logicstic nhị phân được sử dụng Trong phép phân tích này, các biến độc lập là cách ứng xử của cha và ứng xử của mẹ, được chuyển đổi thành biến nhị phân với sự nhóm gop của điểm 1 với 2 thành 0 (không đúng) và điểm 3 với 4 thành 1 (dung) Biến phụ thuộc là chất lượng môi quan hệ lãng mạn của con Biến số này được tính toán bang điểm trung bình của 20 mệnh đề (item) của thang đo Phân bố của điểm này không phải là phân bố chuẩn (Sk = -2 „848) nên đã được chuyển thành biến nhị phân, trong đó, những học sinh có điểm trung bình trên 8,5 trở lên được coi là nhóm có mối quan hệ lãng mạn rất có chất lượng (được quy gán thành I điểm), trong khi các em có điểm từ 8,5 trở xuống được quy gán thành điểm 0 với ý nghĩa: đây không phải là nhóm có mối quan hệ rất có chất lượng Trong mô hình hồi quy này, nghiên cứu xem xét cách ứng xử của cha và của mẹ như thế nào có thê dự báo cho mối quan hệ lãng mạn rất có chất lượng ở con
3 Kết quả nghiên cứu
3.1 Thực trạng cách ứng xử của bố, me đối với con lứa tuổi học sinh
trung học phổ thông
Trong gia đình, giữa bố và mẹ, mỗi người với những cách ứng xử khác nhau mang nhiều nét đặc thù của giới tính, tính cách Kết quả về cách ứng xử của cha và của mẹ với con được hiển thị ở bang 1
Sắc thái tích cực trong ứng xử của bố và mẹ đối với con được thể hiện qua sự tôn trọng các môi quan hệ của con (Mụ¿ = 2,76 va Mine = 2,94) Biéu hiện rõ của sắc thái này được thể hiện thông qua một số ý kiến của học sinh như bố mẹ không bắt ép, ràng buộc, giới hạn về mối quan hệ của con với bạn bè, cũng không phân biệt bạn bè của con mà để con tự lựa chọn bạn; đồng thời lắng nghe những câu chuyện liên quan đến bạn bè mà con chia sẻ Thêm nữa, mặc dù có sự hội nhập và nhiều thay đổi trong văn hóa và cách sống của người Việt Nam nhưng môi quan hệ và các giá trị gia đình vẫn rất được coi trọng
Trang 5Con dù lớn hay nhỏ vẫn sẽ luôn nhận được quan tâm, chăm sóc từ bố mẹ (theo nhiều hình thức, cách thức khác nhau) (biểu hiện ít quan tâm ở cả bố và mẹ đều
có điểm số thấp với Mis = 1,91 va Mine = 1,69) Vi vay, su gan gill, hiéu biét
con dù ít hay nhiều vẫn là ứng xử thuong thay (Myg = 2,39 va Mạn = 2.93) Bảng I: Sự ứng xử của bô, mẹ đổi với con Biểu hiện Ứng xử của bố Ứng xử của mẹ N M | SD N M | SD Gần gũi và hiểu em 245 | 2,41 | 0,93 | 252 | 2,94 ] 0,89 Dé dai/khéng go ép với em 244 2,44 | 1,04 | 253 | 2,53 | 0,94
Ít quan tâm tới em 245 | 191 | 0,996 | 252 | 1,69 | 0,87 Bảo vệ em quá mức cần thiết 244 | 2/04 | 1,08 | 253 | 2,23 | 1,09 Cố kiêm soát mọi thứ em làm 244 | 2/08 | 1,09 | 250 | 2/21 | 1,05
Tôn trọng các mối quan hệ của em 244 2/76 | 1,10 | 253 2,94 | 1,02
Không ủng hộ tình yêu học trò 243 2,14 | 1,21 253 | 2,09 | 1,17
Ghi chú: Từ I- Hồn tồn khơng đúng đến 4- Hoàn toàn đúng
Mặc dù không phải là những ứng xử phổ biến trong các gia đình, nhưng
sự kiểm soát những hoạt động của con (Mụp¿ = 2,08 va Mme = 2,21) va su bảo
vé con mot cach thai qua (Mpg = 2,04 va Mme = 2,23) cting co trong ung xu cua cả bố và mẹ ở nhiều gia đình Nghiên cứu này không tìm hiểu được từ ý kiến chủ quan của phụ huynh về lý do khiến họ có cách ứng xử đó, nhưng thông qua ý kiến của học sinh có thể thấy một vài lý do như: bố mẹ coi các em còn non nớt, sợ bị sa ngã, hoặc có những sai phạm, hoặc cảm thấy không yên tâm khi “thả” con Những điều này cũng gây cho các em nhiều khó chịu, thậm chí có những dau hiệu ngâm ngầm phản kháng Đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ bất ôn, cần có sự điều chỉnh trong cách ứng xử của bố mẹ
“Em cảm thấy em như một đứa trẻ lên ba khi đi đâu cũng phải báo cáo
bằng facetime voi bố mẹ Hội ban em nhìn em như một đứa từ hành tỉnh khác
xuống Lúc đó em cảm thấy rất xấu hồ Nhiều lúc bực, em còn không nghe điện
của bố mẹ nữa” (nữ, lớp 10, Hà Nội)
“Em đi đâu cũng phải có bố me đưa đi Bạn bè của em được di riêng hết
roi Ching no thích đi đâu thì tự đi, thích chơi với ai thì chơi, chỉ cần báo với bỗ mẹ là được Nhưng em thì không được thế Lắm lúc em cảm thấy ngột ngạt muon thodt ra, tron di riêng như chúng nó, nhưng có lúc lại chẳng muốn đi
nữa” (nữ, lớp 10, thành phố Hồ Chí Minh)
Trang 6
Mot điểm khá thú vị trong ứng xử của bố và mẹ trong thể hiện quan điểm về tình yêu học trò Dường như có sự thống nhất chung về quan điểm và bày tỏ xu hướng không ủng hộ tình yêu học trò (Mụ = 2,14 và Ming = 2,09) Mac du vay, khi biết con có người yêu, phản ứng thường thấy của bố mẹ không phải là cấm cản, phản đối mà chính là phản ứng trung lập: không khuyên khích, không phản đối (chiếm 42,9%)
Trong cách ứng xử với con, kết quả khảo sát cho thấy, có sự thống nhất trong ứng xử của các bố có con học ở trường tại Hà Nội (HN) và ở các bố có con học ở trường tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), đồng thời ứng xử của bố sinh sống ở khu vực nội thành có sự đồng nhất với ứng xử của bố sinh sống ở khu vực ngoại thành (p > 0,05) Nhưng khi xem xét ứng xử của người mẹ, những mẹ sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh có sự gần gũi và hiểu con nhiều
hon so với những mẹ ở Hà Nội (Mtp cm = 3,05; Mun = 2,78; t (250) = -2,276;
p = 0.024); những mẹ ở ngoại thành không ủng hộ tình yêu học trò hơn so
với những mẹ ở nội thành (Magoai thanh = 2531; Magi thann = 1,96; t (237) = -2,280;
p = 0,024) Điều này cho thấy, người mẹ ở các khu vực, địa bàn khác nhau sẽ có một số cách thức ứng xử khác nhau đối với con
3.2 Dự báo của ứng xử của bỗ và mẹ đến chất lượng mỗi quan hệ lãng mạn của con lứa tudi hoc sinh trung học phổ thông
3.2.1 Dự báo của ứng xử của bố tới chất lượng mối quan hệ lãng mạn của con
Khi xem xét tác động đơn lẻ của từng ứng xử của bố, chỉ có sự gần gũi, không gò ép và tôn trọng các mối quan hệ của con (xem mô hình la, 2a, 6a của bảng 2) mới có ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ lãng mạn của con (p < 0,05) Cụ thể: Chất lượng mối quan hệ lãng mạn tất tốt đẹp ở những học sinh có bố gần gũi, hiểu biết về con có thể xảy ra cao hơn gấp 1,8 lần so với chất lượng này ở những người con có cha không có ứng xử này (OR = 1,801; p = 0,038 va 95%CI = [1,033 - 3,141] Tương tự, những học sinh có bé khong go ép con thì có mối quan hệ lãng mạn rất tốt đẹp có thể diễn ra cao hơn 1,8 lần so với những học sinh có bố gò ép con (OR = 1,834; p = 0,029 va 95%CI = [1,063 - 3,164] Đặc biệt chất lượng mối quan hệ của con có bố có sự tôn trọng các mối quan hệ của con sẽ trở nên tốt hơn nữa, gấp gần 2 lần so với chất lượng này khi con có bố không có sự tôn trọng (OR = 1,945; p = 0,017 và 95%CI = [1,127 - 3,358] Các mô hình dự báo hồi quy này đều phù hợp (p < 0 05) với tý lệ dự đoán đúng dao động từ 66,9 - 67,14) Như vậy, người cha có lối ứng xử gần gũi, hiểu biết, không gò ép và tôn trọng các môi quan hệ của con có khả năng dự báo cho môi quan hệ lãng mạn rất tốt đẹp ở con Trong khi đó, sự tốt đẹp của mối quan hệ lãng mạn của con không phụ thuộc vào sự thiểu quan tâm, sự kiểm soát, bảo vệ quá mức của người bố (p > 0,05)
Trang 10
3.2.2 Dự báo của ứng xử của mẹ tới chát lượng môi quan hệ lãng mạn của con
Kết quả phân tích hồi quy cho thay, sự tốt đẹp của mối quan hệ lãng mạn của con có người mẹ thể hiện sự tôn trọng các môi quan hệ của con có khả năng xảy ra cao gấp 1,7 lần so với điều này ở những học sinh mà mẹ không có sự tôn trọng (OR = 1,768; p = 0,046 và 95%CTI = [1,010 - 3,096] Mô hình dự báo hồi quy đơn biến này phù hợp (p < 0,05) với tỷ lệ dự đoán đúng là 66,9% Các kiểu ứng xử khác của mẹ không liên quan đến chất lượng rất tốt của mối quan hệ lãng mạn ở con
Như vậy, dữ liệu cho thấy, hiện nay khi thái độ của nhiều bố mẹ (chiếm 42,9% thông qua ý kiến của học sinh) trước việc con có người yêu là phản ứng trung lập, nghĩa là không phản đối một cách hoàn tồn nhưng cũng khơng phải là khuyến khích thì việc tôn trọng các mối quan hệ của con sẽ đem lại những hiệu ứng tốt cho con hơn là không tôn trọng Các mô hình hồi quy trên đã gợi ý rằng: Sự chấp nhận mối quan hệ ấy, sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ của con vỆ những trải nghiệm trong tình yêu và tôn trọng những quyên riêng tư của con trong môi quan hệ ây là những điều cần thiết và tốt cho con hơn là việc cam đốn hoặc cơ kiểm sốt mơi quan hệ này; đồng thời giúp cho chất lượng mối quan hệ â Ấy ngày càng tốt đẹp hơn nữa Hơn nữa, những ảnh hưởng tích cực của sự gần gũi, hiểu biết, không gò ép và tôn trọng môi quan hệ của con đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ trong hiện tại và gián tiếp hình thành nên những nếp nghĩ, thói quen ứng xử tích cực của con trong các mối
quan hệ khác ở hiện tại và tương lai 4 Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số điểm chính sau:
1/ Trọng gia đình có con trong độ tuổi học sinh trung học phổ thông, ứng xử thường thấy của bố, mẹ đối với con chính là sự gần gũi, không gò ép và tôn trọng các mối quan hệ của con Ủng hộ tình yêu học trò không phải là xu hướng thường thấy của các bố mẹ, đặc biệt là các bố mẹ đang có con học tập ở khu vực ngoại thành, tuy nhiên khi biết con đang trong môi quan hệ lãng mạn, phần nhiều các bố mẹ có quan điểm trung lập: không khuyến khích nhưng cũng không phản đối
2/ Một số kiểu ứng xử của bố mẹ có thể dự báo cho mối quan hệ lãng mạn tốt đẹp của con Sự gần gũi, không gò ép, sự tôn trọng, SỰ hiểu biết con của người bố và tôn trọng con của người mẹ có thể làm cho mối quan hệ lãng mạn của con tốt đẹp hơn
Trang 11
Két quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của cách ứng xử của mình với con trong cuộc sống Cách ứng xử của cha mẹ với con có thể đem lại những kết quả tốt đẹp Muốn chất lượng mối quan hệ lãng mạn của con vẫn giữ gìn và ngày càng trở nên tốt đẹp hơn nữa thì người bố cần thể hiện sự hiểu biết, gần gũi, không gò ép con, đồng thời bố mẹ cũng cần phải thể hiện sự tôn trọng mối quan hệ lãng mạn của con
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1 Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên, 2009) Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình NXB Từ điễn Bách khoa Hà Nội
2 Lê Thị Minh Nguyệt (2016) Xung đột tám lý giữa bố mẹ với con tuổi thiếu niên - Những vấn đề lý luận và thực tiễn Sách chuyên khảo NXB Giáo dục Hà Nội
3 Nguyễn Thị Nguyệt (2007) Sự /ựa chọn ứng xử của bố mẹ đối với con Tạp chí
Tâm lý học Số 9 (102) Tr 60 - 63
4 Lê Thi (2011) Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới Số 1 Tr 15 - 21
Tài liệu tiếng Anh
5 Conger R.D., Cui M., Bryant C.M., Elder G.H Jr (2000) Competence in early adult romantic relationships: A developmental perspective on family influences Journal of Personality and Social Psychology 79 (2) P 224 - 237
6 Cui M & Fincham F.D (2010) The differential effects of parental divorce and marital conflict on young adult romantic relationships Personal Realtionships 17 (3)
P 331 - 343 DOT: 10.1111/4.1475-6811.2010.01279.x
7 Karre J.K (2015) Fathering behavior and emerging adult romantic relationship quality: Individual and constellations of behavior Journal of Adult Development 22 (3) P 148 - 158 DOT: 10.1007/s10804-015-9208-3
8 Seiffge-Krenke I., Overbeek G & Vermulst Ad (2010) Parent-child relationship trajectories during adolescence: Longitudinal associations with romantic outcomes in emerging adulthood Journal of Adolescence 33 (1) P 159 - 171 DOT: 10.1016/ j.adolescence 2009.04.001