Thực chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
Trang 1Lời nói đầu
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một chủ trươnglớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việclàm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt cácvấn đề chính trị và xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh,hiện đại Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định, phải “đặc biệt coi trọng côngnghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” Trong những năm gần đây,nhờ có “ đổi mới”, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựuđáng khích lệ Tuy vậy, nông nghiệp và nông thôn hiện nay đang đứng trướcnhững thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dânđang nổi lên gay gắt:
Một là, kết qủa sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp còn chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi thiên tai, cho đến nay ta chưa chủ động hạn chế được
Hai là, trình độ sản xuất và công nghệ còn thấp kém, năng suất chất lượng
hàng nông, lâm, thuỷ sản, nhất là hàng chế biến xuất khẩu chưa đủ sức cạnh tranhtrong hội nhập với khu vực và thế giới
Ba là, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và thị trường giao lưu hàng hoá
phát triển chậm, làm cho nông sản hàng hoá tuy chưa nhiều nhưng tiêu thụ đangrất khó khăn, người sản xuất dễ bị thua lỗ
Bốn là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm và cơ bản
vẫn là thuần nông, tỷ trọng ngành nghề dịch vụ còn rất thấp
Năm là, tốc độ tăng dân số ở nông thôn còn ở mức cao và cao hơn thành
thị, lao động, việc làm, thu nhập đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở nông thôn
Đứng trước những vấn đề trên, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là nhu cầu rất cấp thiễt
Trang 2Mỗi một phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật (
CSVC-KT ) tương ứng CSVC-CSVC-KT của một phương thức sản xuất là hệ thống cácyếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật( công nghệ ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất racủa cải vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội
Căn cứ để đánh giá trình độ CSVC-KT của một phương thức sản xuất là:+Trình độ của lực lượng sản xuất
+ Trình độ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ
CSVC-KT của các phương thức sản xuất ( PTSX ) trước chủ nghĩa tưbản( CNTB ) là các công cụ thủ công nhỏ bé, lạc hậu CSVC-KT của CNTB
là nền đại công nghiệp cơ khí hoá Chỉ đến khi xây dựng xong nền đại côngnghiệp cơ khí hoá, CNTB mới khẳng định được sự chiến thắng của nó đối vớicác PTSX trước đó Trong lịch sử, CNTB lần đầu tiên khẳng định được địa vịthống trị của nó ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, khi
mà cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất được hoàn thành: lao động thủ côngđược thay thế bằng lao động cơ khí hoá
Về mặt lôgic, CNXH là giai đoạn đầu của một PTSX mới cao hơnCNTB, vì vậy nó đòi hỏi phải có một CSVC-KT mới cao hơn, tức là CSVC-
KT đó không chỉ là nền đại công nghiệp cơ khí mà CNTB đã đạt được vàocuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX Thời đại ngày nay cuộc cách mạng
Trang 3khoa học và công nghệ đang tác động một cách mạnh mẽ trên phạm vi toànthế giới làm biến đổi một cách sâu sắc cơ cấu lực lượng sản xuất và cơ cấukinh tế Những dạng vật chất truyền thống đang dần được thay thế bằngnhững dạng vật chất nhẹ, ngắn, mỏng, thấp với những tính năng và tác dụngđôi khi vượt quá sức tưởng tượng của con người Cơ cấu kinh tế cũng đang
có sự biến đổi sâu sắc: Tỷ trọng của các nghành sản xuất vật chất trong cơcấu tổng sản phẩm quốc dân ngày càng giảm, tỷ trọng các nghành dịch vụ vàphi sản xuất vật chất khác ngày càng tăng nhanh hơn Năng suất lao độngtăng nhanh nhưng liền với đó là tính vô chính phủ trong phát triển kinh tế củaCNTB cũng bộc lộ ngày càng gay gắt Điều đó nói lên rằng, những đIều kiệnvật chất mà CNTB đã tạo ra là to lớn nhưng vẫn chưa hội tụ đủ những yếu tốcần thiết cho CSVC- KT của CNXH CSVC-KT cho CNXH đòi hỏi phải hội
tụ đủ yếu tố hiện đại của cách mạng khoa học và công nghệ, yếu tố kế hoạch
để khắc phục cho tính vô chính phủ của nền kinh tế TBCN Do vậy, có thểhiểu CSVC- KT của CNXH sẽ là nền sản xuất lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tếhợp lý, có trình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học – công nghệhiện đại, được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộnền kinh tế quốc dân
Tất cả các nước khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH đều phải xâydựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH Đây là một quy luật kinh tế mangtính phổ biến, xuất phát từ yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
1.2 Nội dung của công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam:
Trước đây một thời gian dài với quan niệm truyền thống về công nghiệphoá, chúng ta thường xác định nội dung của công nghiệp hoá theo trình tự:
- Tiến hành cách mạng khoa học – kỹ thuật để xây dựng CSVC- KT choCNXH
Trang 4- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội
Trong điều kiện giao lưu kinh tế giữa các nước chưa được mở rộng, quá trìnhchuyển giao công nghệ giữa các nước chưa phát triển mạnh mẽ, phải “phải tựlực cánh sinh là chính ” thì đó là một trình tự hợp lý để tiến hành công nghiệphoá Song hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác độngmột cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoảng thời gian để cho mộtphát minh mới ra đời thay thế phát minh cũ ngày càng được rút ngắn lại, xuhướng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng trở thành đòi hỏi cấpbách, không chỉ đối với các nước lạc hậu, mà ngay cả đối với cả những nướcphát triển Sự phát triển của một quốc gia không thể tách rời với sự phát triểncủa cộng đồng thế giới nói chung và khu vực nói riêng Điều này cho phépmột nước đi sau không nhất thiết phải làm tất cả những công việc mà cácnước đi trước đã trải qua Thực tế cho thấy những thành tựu khoa học – côngnghệ, về quản lý v.v của các nước đi trước chỉ có thể chuyển giao một cách
có hiệu quả cho các nước đi sau khi mà những nước đi sau đã có sự chuẩn bị
kỹ càng để đón nhân Vấn đề đặt ra là các nước đi sau cần phải làm những gì
để tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất những thành tựu mà những nước đitrước đã đạt được Bài học thành công trong quá trình công nghiệp hoá củacác nước NICS đã chỉ ra rằng: Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướng
mở cửa với bên ngoài nhằm tiếp nhận một cách có chọn lọc những thành tựucủa những nước đI trước kết hợp với việc đẩy mạnh cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ hiện đại, đó chính là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhấtquyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối vớimột nước lạc hậu Với quan niệm mới như vậy, nội dung của công nghiệphoá, hiện đại hoá ở nước ta cần được sắp xếp theo một trình tự mới như sau:
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Trang 5- Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đi đôi vớitiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài.
1.2.1 Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý:
Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề làphân công lại lao động – xã hội
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, do đó chuyênmôn hoá sản xuất giữa các nghành, trong nội bộ từng nghành và trong từngvùng trong nền kinh tế quốc dân Phân công lao động có tác động rất to lớn
Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động Cùng vớikhoa học và công nghệ nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tếhợp lý Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình CNH,HĐH cần phảituân thủ các quá trình có tính quy luật sau:
Một là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần; tỷ trọng
và số lao động công nghiệp ngày một tăng lên
Hai là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm
ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hôị
Ba là, tốc độ tăng lao động trong các nghành phi sản xuất vật chất (dịchvụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các nghành sản xuất vật chất
Đi đôi với quá trình phân công lại lao động xã hội, một cơ cấu kinh tế mớicũng dần được hình thành Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan
hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành của nền kinh tế; gắn với vị trí, trình độ
kỹ thuật công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mốiquan hệ tương tác giữa các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trongtừng giai đoạn phát triển nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đã
được hoạch định Cấu trúc của cơ cấu kinh tế bao gồm:
+ Cơ cấu nghành nghề
+ Cơ cấu vùng kinh tế
Trang 6+ Cơ cấu giữa thị tứ, thị xã, thị trấn, thành phố và đô thị.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế
Để tối ưu hoá cơ cấu kinh tế được hình thành phải đạt được các yêu cầu sau:Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, trước hết là các quy luậtkinh tế; cho phép khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế của đất nước; sử dụngđược nhiều lợi thế so sánh của các nước phát triển muộn về công nghiệp; phùhợp với xu thế của cách mạng khoa học – công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá,khu vực hoá và đem loại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
1.2.2 Đẩy mạnh cuộc cách mạng và công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mơí từ nước ngoài:
Cho tới nay thế giới đã 2 lần trải qua cách mạng về kỹ thuật và công nghệ,lần thứ nhất với tên gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật diễn ra vào cuối thế kỷXVIII, được thực hiện đầu tiên ở nước Anh mà nội dung chủ yếu là thay thếlao động thủ công bằng lao động cơ khí hoá; lần thứ 2 với tên gọi là cuộccách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được bắt đầu từ giữa thế kỷ XX
mà nội dung của nó không chỉ dừng lại ở tính chất hiện đại của các yếu tố tưliệu sản xuất, mà còn ở kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại, phương phápsản xuất tiên tiến Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có nhiềunội dung phong phú, trong đó có thể chỉ ra các nội dung nổi bật sau:
+ Một là, cách mạng về phương pháp sản xuất:
Đó là tự động hoá Ngoài phạm vi tự động như trước đây, hiện nay tựđộng hoá còn bao gồm cả việc sử dụng rộng rãi người máy thay thế conngười điều khiển quá trình vận hành sản xuất
+ Hai là, cách mạng về năng lượng:
Bên cạnh những năng lượng truyền thống mà con người sử dụng trướckia như nhiệt đIện, thuỷ đIện, thì ngày nay con người ngày càng khám phá ra
Trang 7nhiều năng lượng mới và sử dụng rộng rãi trong sản xuất như năng lượngnguyên tử, năng lượng mặt trời.
+ Ba là, cách mạng về vật liệu mới:
Ngày nay, ngoài việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, con người ngày càngtạo ra nhiều vật liệu nhân tạo mới thay thế có hiệu quả cho các vật liệu tựnhiên khi mà các vật liệu tự nhiên đang có xu hướng ngày càng cạn dần.+ Bốn là, cách mạng về công nghệ sinh học:
Các thành tựu của cuộc cách mạng này đang được áp dụng rộng rãi tronglĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất, bảo vệ môi trường sinhthái
+ Năm là, cách mạng về điện tử và tin học:
Đây là một lĩnh vực mà hiện nay loài người đang đặc biệt quan tâm,trong đó phải kể đến lĩnh vực máy tính điện tử
Như vậy, khái niệm công nghệ ngày nay bao gồm một phạm vi rộng, nókhông chỉ là các phương tiện, thiết bị do con người sáng tạo ra mà còn là bíquyết biến các nguồn lực sẵn có thành sản phẩm Với ý nghĩa đó khi nói tớicông nghệ thì cũng sẽ bao hàm cả kỹ thuật Đặc biệt là trong giai đoạn hiệnnay, khoa học và công nghệ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau: Khoa học làtiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả trực tiếp của khoahọc
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang đóng vaitrò rất to lớn đối với sự nghiệp CNH,HĐH trong tất cả các nước, nhất là cácnước có nền kinh tế kém phát triển Tuy nhiên, cách thức tiến hành ở nhữngnước khác nhau lại không giống nhau, có nước tiến hành bằng cách tự nghiêncứu, tự trang bị công nghệ mới cho các nghành kinh tế trong nước, có nướctiến hành thông qua chuyển giao công nghệ, cũng có nước tiến hành bằngcách kết hợp giữa tự nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Thực ra việc kết
Trang 8hợp giữa tự nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là cần thiết đối với bất cứquốc gia nào, nếu như muốn đạt trình độ phát triển cao Song kinh nghiệmcủa Nhật Bản và các nước NICS trong thời kỳ tiến hành CNH, xây dựng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế đã chứng minh rằng chuyển giao công nghệ làcách làm rẻ nhất, có hiệu quả nhất để có được công nghệ hiện đại.
Như vậy, thực chất của chuyển giao công nghệ là đưa công nghệ bao gồm
cả phần cứng (máy móc thiết bị) và phần mềm (quy trình, phương pháp côngnghệ) từ nước này sang nước khác, làm thay đổi quyền sở hữu và quyền sửdụng công nghệ được chuyển giao Thực tế cho thấy việc chuyển giao côngnghệ chỉ phát huy được hiệu quả trong mô hình chiến lược CNH hướngngoại, “ hướng vế xuất khẩu”
Chuyển giao công nghệ có những tác dụng sau:
Một là, rút ngắn khoảng cách tụt hậu của các nước chậm phát triển so vớicác nước phat triển
Hai là, tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực ở trongnước nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh
Ba là, đối với những nước đang trong quá trình chuyển từ mô hình chiếnlược CNH hướng nội, “thay thế nhập khẩu” sang mô hình chiến lược CNHhướng ngoại, “hướng về xuất khẩu” thì nó thúc đẩy nhanh sự chuyển dịchnày và cho phép đạt được hiệu quả kinh tế cao
ở Việt Nam sau một thời gian dài áp dụng không thành công mô hình CNHtheo kiểu Liên Xô (cũ), mà thực chất là mô hình CNH hướng nội, nhờ đườnglối đổi mới kinh tế, Đảng ta đã nhanh chóng vận dụng những bài học thànhcông về CNH của các nước trên thế giới và trong khu vực để chuyển sang môhình CNH hướng ngoại Điều này đã tạo thuận lợi cho Việt Nam tham giavào qua trình chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới và trong khuvực Hiện nay trình độ công nghệ của Việt Nam còn rất thấp kém so với các
Trang 9nước láng giềng, chậm so với Trung Quốc khoảng 10 năm, chậm so với ĐàiLoan từ 20-30 năm ở vào thời đIểm bắt đầu CNH Vì vậy tiếp nhận chuyểngiao công nghệ từ nước ngoài là rất cần thiết Tuy nhiên trong quá trình tiếpnhận chuyển giao công nghệ phải rất tỉnh táo để tránh nhập công nghệ lỗi thời
do các nước thải ra, tránh để không cho Việt Nam trở thành “bãi thải côngnghệ” của các nước phát triển
Song song với quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ, Việt Nam cònphảI xây dựng cho mình chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốcgia mang tính tổng thể lâu dài, bao cả nghiên cứu, chuyển giao, thử nghiệm
và ứng dụng, bởi vì đây là năng lực nội sinh đảm bảo sự phát triển vững chắc
và lâu bền của đất nước, Đại Hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam – 4/2001
đã khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ: ”Phát triển khoahọc công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
tế quốc dân với tốc độ cao
Quá trình công nghiệp hoá nông thôn bao gồm:
+ Đưa phương pháp sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị vào sử dụngtrong nông nghiệp và sản xuất ở nông thôn để thay thế lao động thủ công; + áp dụng phương pháp quản lý hiện đại tương ứng với công nghệ và thiết
bị vào nông nghiệp và nông thôn;
Trang 10+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp với việc đưa máy móc thiết bị vàcông nghệ mới vào nông thôn.
Như vậy, công nghiệp hoá nông thôn không có nghĩa là chỉ phát triển côngnghiệp ở nông thôn, mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, cáclĩnh vực sản xuất – dịch vụ và đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn phù hợpvới nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung
Công nghiệp hoá nông nghiệp là một bộ phận của công nghiệp hoá nôngthôn Nội dung chủ yếu là đưa máy móc thiết bị, ứng dụng các phương phápsản xuất kiểu công nghiệp, các phương pháp và hình thức tổ chức kiểu côngnghiệp vào các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp Công nghiệp hoá nôngnghiệp còn bao hàm cả việc tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất côngnghiệp với sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác triệt để lợi thế của nôngnghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩm của nông nghiệp để tăng giá trịcủa chúng, mở rộng thị trường cho chúng
Hiện đại hoá là quá trình liên tục nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật vàcông nghệ vào sản xuất và đời sống ở nông thôn, cảI tiến và hoàn thiện tổ chứcsản xuất và tổ chức đời sống ở nông thôn, tạo ra một nền sản xuất trình độ ngàycàng cao, cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ Hiên đại hoá nông thônkhông chỉ bao gồm công nghiệp hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ và
tổ chức trong các lĩnh vực khác của sản xuất vật chất ở nông thôn, mà còn cảviệc bao gồm cả việc không ngừng nâng cao đời sống văn hoá - tinh thần, pháttriển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống giáo dục, đào tạo, y tế, và các dịch
vụ phục vụ đời sống khác ở nông thôn Về bản chất, hiện đại hoá là quá trìnhphát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn Hiện đại hóa hoàn toàn không cónghĩa là xoá bỏ toàn bộ những gì đã tạo dựng trong quá khứ, càng không cónghĩa là phải đưa toàn bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến và hiện đại vào nôngthôn ngay một lúc, mà là tận dụng, cải tiến, hoàn thiện từng bước nâng cao
Trang 11trình độ khoa học – kỹ thuật – công nghệ và tổ chức, quản lý nền sản xuất vàđời sống xã hội ở nông thôn lên ngang tầm với trình độ thế giới.
Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoahọc – kỹ thuật – công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp.Đây cũng là quá trình cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có nhữngtiến bộ kỹ thuật mới xuất hiện và được ứng dụng trong sản xuất
II Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn: 1.Vì sao phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn:
ở nước ta, 80% dân số sống ở nông thôn, trên 70% lực lượng lao động xãhội làm việc ở nông thôn Việc phát triển toàn diện nông thôn có ý nghĩa to lớnđối với phát triển kinh tế – xã hội của cả nước Kinh nghiệm thế giới đã chỉ rarằng, nếu không phát triển nông thôn thỉ không một nước nào có thể phát triển
ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài được Các nước công nghiệpphát triển hiện nay cũng đã phải giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp hoá
và phát triển các đô thị, với công nghiệp hóa, hiện đại hoá và cả đô thị hoánông thôn Những nước chưa giải quyết vấn đề này một cách thoả đáng đangphải trả giá bằng những hành động khắc phục hậu quả của lịch sử công nghiệphoá, hiện đại hoá trước đây Vừa qua, không chỉ các nhà kinh tế thế giới bànluận nhiều về vấn đề này, mà nhiều tổ chức quốc tế cũng đã tổ chức nhiều cuộchội thảo về phát triển nông thôn, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vànông thôn Vì vậy, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
Trang 12nông thôn là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
Mở rộng thị trường, tạo cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
và các ngành kinh tế khác ở nông thôn cũng như trên cả nước Điều này có ýnghĩa đặc biệt quan trọng, khi các doanh nghiệp nước ta đang gặp phải sự cạnhtranh rất gay gắt trên thị trường quốc tế, trong khi đó thị trường trong nước, thịtrường nông thôn có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác tốt
Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề việclàm, khai thác các nguồn lực ở mỗi địa phương, khắc phục sự chênh lochkhông đáng có giữa các địa phương, giữa các dân tộc, xoá đói giảm nghèo ởnông thôn Hiện nay nước ta có khoảng 5 triệu người đang cần có việc làmhoặc có thêm việc làm, riêng ở nông thôn, ngoài số lao động có việc làmthường xuyên, còn phải giải quyết việc làm tạm thời cho người lao động lúcnông nhàn Khắc phục tình trạng này là một nhiệm vụ đặt ra cho công nghiệphoá, hiện đại hoá nông thôn ở đây cần khắc phục quan niệm cổ điển xem việcđưa máy móc thiết bị tiến hành công nghiệp hoá nông thôn là làm giảm bớt sốlao động ở nông thôn Bởi lẽ nó sẽ làm giảm số lao động trực tiếp thực hiệncông việc trước đay phải làm thủ công, xong lại tạo ra nhiều chỗ làm việc mớicho các hoạt động khác
Trang 13+ Thực hiện đô thị hoá nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng dân cư từ nôngthôn chuyển vào đô thị, tạo điều kiện để các đô thị có thể phát triển thuận lợi.
2.Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
và nông thôn.
2.1 Nông nghiệp đã phát triển nhanh về sản lượng,đặc biệt là lương thực,nhưng chất lượng nông sản còn thấp,khả năng cạnh tranh yếu,hiệu quả thấp.
Từ năm 1981 đến nay,nông nghiệp đã phát triển với nhịp độ bình quân 4,5
% là tốc dộ phát triển khá cao.Sản xuất lương thực đã tăng nhanh,khắc phụcđược tình trạng thiếu lương thực và có dư để xuất khẩu.Đồng thời,trong nhữngnăm gần đây,sản xuất các mặt hàng nông sản khác đều tăng nhanh so với nhucầu trong nước; hàng hoá cần được xuất khẩu cũng tăng nhanh.Hiện nay chúng
ta chỉ còn phải nhập khẩu với số lượng đáng kể 6 mặt hàng nông sản gồm:bông,dầu thực vật,sữa bò,thịt bò cao cấp,bột giấy và gỗ Do vậy,giá cả hàngnông sản trong nước nói chung phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu.Trong thờigian vừa qua,nhiều nơi,nhiều lúc giá một số mặt hàng nông sản như lúagạo,hoa quả,thịt lợn,thịt gà đã xuống thấp,chủ yếu do xuất khẩu kém hiệu quả
Do vậy trong hệ thống các biện pháp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, thìviệc tiêu thụ sản phẩm phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu Để làm được việcnày,đối với sản xuất nông nghiệp cần phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu và chấtlượng giống,áp dụng các qui trình và công nghệ tiên tiến và đồng bộ từ sảnxuất đến chế biến,bảo quản để nâng cao chất lượng hàng hoá,trong đó pháttriển công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu làyếu tố hết sức quan trọng.Đồng thời, để có thể nâng cao khả năng cạnh tranhcủa hàng nông sản nước ta,thì trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất,tập trung pháttriển những mặt hàng chiến lược dựa vào những lợi thế so sánh của cả nước vàtừng vùng
Trang 142.2 Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung như:lúa,cao su,cà phê, điều,mía,rau quả,lợn,bò,tôm,cá,nhưng nhìn chung sản xuất còn phân tán,manh mún;quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ bé,trước mắt có thể có hiệu quả,nhưng về lâu dài là trở ngại lón cho quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp
Trong khi các vùng chuyên canh cao su,cà phê và chè đã khá ổn định thì cácvùng chuyên canh khác còn đang trong quá trình hình thành,ít về số lượng vànhỏ bé về qui mô,lại chưa ổn định.Các vùng cây ăn quả,chăn nuôi gia súc chủyếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng truyền thống,thiếu sự tác động của khoahọc công nghệ,chưa đáp ứng được các yêu cầu nguyên liệu của công nghiệp.Hiện nay cả nước có gần 10 triệu hộ dân với đất nông nghiệp bình quân 0,8ha/hộ và có tới hàng triệu thửa đất nhỏ và manh mún,quả thật chỉ phù hợp vớisản xuất bằng lao động thủ công,nếu không sử lý thì không thể công nghiệphoá,hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,nhất là đồng bằng sông Hồng vàmiền Trung
2.3 Nông nghiệp nước ta đã bước đầu được thuỷ lợi hoá,hoá học hoá,cơ khí hoá,điện khí hoá và áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học,nhưng
cơ sở hạ tầng còn thấp kém,lao động thủ công vẫn còn phổ biến,trình độ khoa học công nghệ còn thấp,thua kém nhiều nước trên khu vực và thế giới
Trong nhiều năm qua,Nhà nước và nhân dân đã đầu tư lớn vào việc xâydựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn.Tới năm1995,các công trình thuỷ lợi đã tưới cho 3 triệu ha đất canh tác ( chiếm 53
% ),tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,7 triệu ha và chống lũ cho hơn 2 triệu ha; có
94 % số xã có đường ô tô tới khu trung tâm; 63 % số xã với 51 % số hộ đã cóđiện để dùng.Tuy vậy,chất lượng các công trình thuỷ lợi còn thấp,cần tiếp tục
tu bổ,nâng cấp và xây dựng mới.Đường được dùng cho bơm nước,các cơ sở
Trang 15chế biến ngành nghề và thắp sáng,nhưng mức độ sử dụng còn thấp,chất lượngđIện nông thôn kém.
Trình độ cơ giới hoá còn thấp,tỷ lệ cơ giới hoá làm đất mới đạt 26 %,riêngđồng bằng sông Cửu Long đạt 60 %
Việc sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp nước ta cũng ngày càngtăng,nhưng so với thế giới vẫn chỉ thuộc nhóm các nước trung bình Mặc dùcác loại hoá chất đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng nôngphẩm,nhưng cũng đang đặt ra những vấn đề về môi trường, do vậy cần đượcquản lí và hướng dẫn chặt chẽ để sử dụng hợp lý
Về ứng dụng thành tựu cách mạng sinh học: trong 10 năm gần đây đã tạo rađược nhiều giống lúa, ngô, rau, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nhất là các loạigiống lai cho năng suất cao Những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi
và thuỷ sản như :lợn có tỷ lệ lạc cao, sinh hoá có thể trọng lớn và gà côngnghiệp có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn cũng đã được cung cấprộng rãi Tuy nhiên, trình độ áp dụng thành tựu cách mạng sinh học của nước tacòn thấp so với các nước láng giềng
2.4 Công nghiệp chế biến nông lâm sản đã có bước tiến bộ đáng kể nhưng còn nhỏ bé và có trình độ thấp.
Trang 16Các doanh nghiệp cũng đã xúc tiến nhanh việc tiếp cận thị trường trong vàngoài nước,bố trí lại sản xuất,đa dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã phùhợp với thị hiếu người tiêu dùng Sản phẩm chè chế biến từ 7 mặt hàng (3 loạichè đen và 4loại chè hương),nay đã có 45 mặt hàng chè tham gia vào thịtrường;về cà phê, ngoài cà phê nhân đã có các mặt hàng cà phê hoà tan, cà phêrang xay xuất khẩu;mặt hàng gạo xuất khẩu cũng đa dạng hơn.
Sản lượng công nghiệp chế biến nông sản cũng đã tăng đáng kể: sản lượngngô,gạo qua chế biến là 12,5 triệu tấn,tăng 4,5 triệu tấn so với 5 năm trướcđó;đường mật các loại 393.000 tấn,tăng 70.000 tấn Đặc biệt là gạo chất lượngcao đã tăng rất nhanh chiếm 75 %, làm thay đổi hẳn cơ cấu và giá trị gạo xuấtkhẩu ở nước ta
Như vậy, giá trị sản lượng chế biến nông sản liên tục tăng với tốc độ cao,giá trị sản lượng chế biến lương thực tăng 17,4 % năm, giá trị sản lượng chếbiến thực phẩm tăng 12,7 % năm
Tuy nhiên,trong lĩnh vực chế biến nông sản cũng còn nhiều mặt yếu kém,nổi bật là: tỷ trọng nông sản được chế biến công nghiệp còn thấp,chỉ đạt 30 %sản lượng mía,gần 60 % chè, dưới 20 % rau quả
Phần lớn các cơ sở chế biến lúa, gạo,chè được xây dựng đã lâu, thiết bị vàquy trình công nghệ lạc hậu.Tuy nhiên, hiện nay đã có một số nhà máy mớiđược xây dựng có máy móc thiết bị tương đối hiện đại,nhất là các cơ sở liêndoanh hay đầu tư vốn nước ngoài, nhưng số lượng các cơ sở này chưanhiều.Chất lượng nông sản chế biến chưa cao nên sức cạnh tranh trên thịtrường quốc tế kém,làm cho nông dân nước ta phải chịu nhiều thua thiệt