1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Một số giải pháp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn doc

7 424 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CN. Lê Thanh Huyền Phòng Khoa học và HTQT I. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng trên 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn nói riêng có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Kinh nghiệm của những nền kinh tế mới công nghiệp hóa thành công cho thấy coi trọng phát triển nông nghiệpmột trong những điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để theo kịp sự phát triển của các nước trên thế giới, nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. Đảng ta đã xác định phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là một mục tiêu và định hướng rất cơ bản, vừa to lớn, vừa nặng nề với nhiều thử thách. Trong đó vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được đặt ở vị trí rất quan trọng. Vì vậy từ nhiều năm nay Đảng ta đã chủ trương thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và coi đây là một nội dung quan trọng có tính quyết định đến thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. II. Nội dung 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn CNH-HĐH nông nghiệp, nông thônquá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn theo định hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn 1 minh và xã hội chủ nghĩa. Thực chất CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônquá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, và đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệpnông thôn và cả nước nói chung. 2. Khái quát thực trạng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay Đại hội XI đã khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấn mạnh: “Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo” (1) . Có thể khẳng định rằng, thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Tình trạng thiếu việc làm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn. Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và có xu hướng mở rộng. Môi trường 2 ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. 3. Một số giải pháp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thứ nhất, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hoá. Dựa vào điều kiện của từng vùng, từng địa phương về khí hậu, đất đai… và các ngành truyền thống để thúc đẩy nhanh tiến độ áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất với quy mô lớn. Tạo ra một dây chuyền thông suốt từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm. Từng bước phát triển các ngành nghề mới có khả năng, coi trọng các ngành sản xuất nông sản quý hiếm có lợi thế để phát huy tiềm lực đa dạng của nền nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đặt chỉ tiêu trong 5 năm (giai đoạn 2011-2015): “Phấn đấu giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,6 – 3%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp năm 2015 chiếm 40 – 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 – 2 lần so với năm 2010” (2) . Thứ hai, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, đảm bảo tưới tiêu, an toàn, chủ động trong sản xuất nông nghiệp (kể cả cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) và đời sống nông dân. Đối với những khu vực thường bị bão, lũ, cùng với các giải pháp hạn chế thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Tới năm 2020 hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình tưới tiêu nước cho các vùng trồng lúa, tưới nước và tiêu úng cho 2 triệu ha rau màu. Phát triển hệ thống đường giao thông chất lượng tốt tới các tụ điểm công nghiệp nông thôn và trong các vùng chuyên canh tập trung. Từng bước làm đường tới những xã chưa có đường ôtô tới trung tâm xã, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, các tuyến quốc lộ nối với các vùng trong nước quốc tế; nâng cấp một số cảng biển, sân bay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển. Phát triển mạng lưới cung cấp điện ở nông thôn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về điện của các 3 ngành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệpnông thôn. Nhà nước tập trung đầu tư để nhanh chóng hoàn thành phủ sóng phát thanh truyền hình, phát triển mạng điện thoại, đa dạng hoá và hỗ trợ các hình thức đưa thông tin tới người dân, nhất là các thông tin về thị trường và công nghệ. Áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng sinh học để tạo và nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là áp dụng các thành tựu về giống có ưu thế lai. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu vực công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Thứ ba, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn Về chế biến nông sản: Công nghiệp chế biến nông sản tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước như gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều. Chuyển một phần doanh nghiệp chế biến nông sản từ thành phố về nông thôn. “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới”. (3) Về chế biến lâm sản: Cần phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản của nước ta để tới năm 2020 đạt ngang tầm vói các nước ASEAN và sau đó là các nước châu Á khác. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích làm các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sử dụng ít nguyên liệu, nhiều lao động, đạt giá trị cao. “Phát triển lâm nghiệp bền vững. Quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng được nâng cao. Nhà nước 4 đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đồng thời bảo đảm cho người nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất; gắn trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư; lấy nguồn thu từ rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng”. (4) Về chế biến thuỷ sản: Tiếp tục tăng cường trang bị nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở hiện có, đồng thời mở cửa rộng công suất chế biến. “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Quy hoạch và phát triển có hiệu quả nghề muối, bảo đảm nhu cầu của đất nước và đời sống diêm dân”. (5) Thứ tư, phát triển các ngành công nghiệp không dùng nguyên liệu là sản phẩm nông lâm ngư nghiệp Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệpnông thôn không sử dụng nguyên liệu là sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp nhưng sử dụng nhiều lao động và vật liệu tại chỗ như: dệt may mặc, sành sứ, thuỷ tinh. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực để khôi phục các làng nghề, khuyến khích các hộ gia đình bỏ vốn đầu tư vào các loại ngành nghề đa dạng khác bao gồm: chế biến nông, lâm thuỷ sản, sản xuất gốm, sứ. Phát triển các làng nghề truyền thống để khai thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Phá thế độc canh trong nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, 5 từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn. Thứ năm, giảm bớt tỷ trọng lao động làm nông nghiệp Có thể xem đây là một khâu, một tiêu chí quan trọng bậc nhất để thực hiện và đánh giá kết quả quá trình CNH ở nông thôn. Hiện nay, số lao động làm nông nghiệp còn chiếm trên 62% lao động toàn xã hội. Với thực tiễn này, chương trình Chiến lược đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 còn khoảng 25-30%. Để đạt được mục tiêu đó, phải có thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo ra ngay tại khu vực nông thôn và ở những đô thị vừa và nhỏ nằm rải rác trên khắp các vùng ngay sát với các làng xóm nông thôn còn xa các thành phố lớn. Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệpnông thôn CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại.Do đó phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện CNH-HĐH cần phải đẩy mạnh ứng dụng của tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây con có năng suất chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển, và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng và chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế việc sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật viên bám sát đồng ruộng, huấn luyện về kỹ năng cho người nông dân. Tổ chức các công việc này rất thiết thực, cụ thể và có nguồn kinh phí hỗ trợ. Do đó cần có sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ, các cơ quan khoa học, chính quyền cấp xã, và càng tốt hơn là có sự hợp tác quốc tế (chuyên gia, tài trợ ) Thứ bảy, đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn Trong tất cả các lĩnh vực nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Nguồn nhân lực ở nông thôn có đặc điểm là trình độ học vấn rất thấp và phần lớn người lao động không qua đào tạo là cản trở lớn trong quá trinh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Do khả năng và nhận thức của cư dân nông thôn có hạn việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn phải có sự trợ giúp của nhà nước. Nhà nước phải có chính sách giáo dục đào tạo riêng cho nông nghiệp nông thôn đặc biệt cho vùng 6 sâu vùng xa biên giới hải đảo. Chính sách đào tạo không chỉ phải tính đến trình độ đầu vào, ưu đãi về tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn…mà còn phải tính tới nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động được đào tạo trong hiện tại và tương lai… Thứ tám, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội ở nông thôn Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn bao gồm: hệ thống đường sá, thông tin, hệ thống thuỷ lợi, đường dây, trạm biến thế, trạm giống, trường học, nhà văn hoá…hết sức cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cần quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn, rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hoá ở làng xã, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ công bằng văn minh ở nông thôn. III. Kết luận Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm bởi Việt Nam là một nước nông nghiệp, muốn phát triển đất nước tới năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trước hết phải phát triển các tiềm lực sẵn có của mình. Chúng ta có thể tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung sẽ đạt được những thành tựu to lớn, đạt được mục tiêu mà đại hội Đảng XI đã đề ra. CHÚ THÍCH 1. (1), (2), (3), (4), (5): Tìm hiểu Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011), Nxb Thời Đại, tr.111-112, 146, 84, 85. 7 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QÚA TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CN. Lê Thanh Huyền Phòng Khoa học và HTQT I. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với. sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung. 2. Khái quát thực trạng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông. sách đất đai có mặt chưa phù hợp. 3. Một số giải pháp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thứ nhất, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các

Ngày đăng: 30/03/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w