Trong khi đó, cùng với những bất hợp lí trong cách quy định về dấu hiệu pháp lí của một số tội phạm trong Bộ luật hình sự thì việc không quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là
Trang 1TS Cao ThÞ Oanh *
hủ thể của tội phạm là một trong bốn
yếu tố cấu thành tội phạm Vì vậy, quy
định về chủ thể của tội phạm giữ vai trò là
cơ sở pháp lí để truy cứu trách nhiệm hình
sự người thực hiện hành vi nguy hiểm đáng
kể cho xã hội
Pháp luật hình sự nước ta từ năm 1945
đến nay nói chung và Bộ luật hình sự hiện
hành nói riêng thể hiện quan điểm thống
nhất là chỉ quy định cá nhân là chủ thể của
tội phạm Quy định này nhận được sự ủng hộ
của tuyệt đại đa số các nhà khoa học trong
nước trong suốt nhiều năm và cũng là cơ sở
pháp lí để xử lí mọi hành vi phạm tội xảy ra
trong thực tiễn Tuy nhiên, xu thế hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng và sự xuất hiện
khá phổ biến của hiện tượng pháp nhân thực
hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội
đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu xem xét lại
phạm vi chủ thể của tội phạm theo quy định
của Bộ luật hình sự hiện nay
Mặc dù tất cả những hành vi gây thiệt
hại của pháp nhân đều được thực hiện bởi
những cá nhân cụ thể nhưng họ thực hiện
những hành vi đó không phải với tư cách cá
nhân mà với tư cách pháp nhân Khi đó, họ
có những điều kiện thuận lợi để thực hiện
hành vi mà pháp nhân trao cho và mục đích
của hành vi họ thực hiện cũng là đem lại lợi
ích cho pháp nhân Vì vậy, sẽ là không công bằng khi pháp nhân đã “có lỗi” trong việc để
cá nhân thực hiện tội phạm lại không phải chịu trách nhiệm hình sự trong khi vấn đề trách nhiệm hình sự của cá nhân đó lại được đặt ra Mặt khác, chính việc không áp dụng loại chế tài có tính nghiêm khắc cao là chế tài hình sự có thể ảnh hưởng đến khả năng răn đe các pháp nhân đã tạo điều kiện hoặc điều khiển cá nhân thực hiện hành vi phạm tội Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân có tác dụng thông qua sự tác động đến quyền lợi của bản thân những người có liên quan đến hoạt động của pháp nhân (chẳng hạn, các cổ đông của pháp nhân) từ đó tăng cường ý thức ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội do các thành viên pháp nhân thực hiện Chúng tôi cho rằng sự ngăn chặn này mang tính hiệu quả cao vì mối đe doạ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân cũng là mối đe doạ đối với lợi ích của mọi cá nhân liên quan đến pháp nhân
Trong những năm gần đây, thực tiễn xã hội nước ta cho thấy không chỉ cá nhân mà còn có nhiều pháp nhân thực hiện những
C
* Giảng viên Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội Hành
vi trái pháp luật mà các pháp nhân này thực
hiện chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực
môi trường, quản lí thuế, tài chính, chứng
khoán, đầu tư, bảo hiểm, đấu thầu xây
dựng Những vụ việc đó đã gây ra tác hại
về nhiều mặt đối với đời sống xã hội Nếu
vấn đề quy định trách nhiệm pháp lí và việc
áp dụng các quy định này trong thực tiễn
không được giải quyết một cách phù hợp và
kịp thời thì không ai có thể bảo đảm rằng
những vụ việc tương tự như trên sẽ không
tiếp tục diễn ra
Trong khi đó, cùng với những bất hợp lí
trong cách quy định về dấu hiệu pháp lí của
một số tội phạm trong Bộ luật hình sự thì
việc không quy định trách nhiệm hình sự đối
với pháp nhân là một phần nguyên nhân dẫn
đến việc xử lí các hành vi trái pháp luật nói
trên chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn
Hiện nay, do Bộ luật hình sự chỉ quy
định cá nhân là chủ thể của tội phạm nên
đối với các pháp nhân thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật (kể cả khi hành vi đó nguy
hiểm đáng kể cho xã hội), Nhà nước chỉ có
thể áp dụng biện pháp xử lí hành chính hoặc
buộc phải chịu trách nhiệm dân sự Trong
khi đó, trên thực tiễn chế tài hành chính
hoặc dân sự không đáp ứng được yêu cầu
răn đe cần thiết
Vì vậy, việc áp dụng chế tài xử phạt
hành chính đối với các pháp nhân thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm đáng
kể cho xã hội có thể dẫn đến hiện tượng
pháp nhân chấp nhận bị phạt tiền (nếu hành
vi vi phạm bị phát hiện) để thực hiện hành vi đem lại lợi nhuận cao hơn Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân đã thực hiện hành vi vi phạm cũng không thể thực hiện được vì có những tội phạm (ví dụ: một số tội phạm về môi trường) đòi hỏi phải thỏa mãn dấu hiệu “đã
bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng”, trong khi việc
xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với pháp nhân chứ không phải đối với người đại diện của pháp nhân có hành vi vi phạm
Trong một số trường hợp hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội do pháp nhân thực hiện nhằm mang lại lợi ích cho pháp nhân nhưng việc xử lí về hình sự lại chỉ có thể được thực hiện đối với người đứng đầu của pháp nhân và những người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội Rõ ràng cách xử lí này không triệt để vì pháp nhân đó vẫn không phải chịu bất kì biện pháp cưỡng chế nào do việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình, việc một số cá nhân bị xử lí
về hình sự không đủ cần thiết để ngăn chặn tình trạng tiếp tục thực hiện những hành vi tương tự trong pháp nhân đó
Thêm vào đó, xét trong điều kiện xã hội nước ta hiện nay cho thấy: việc điều hành, quản lí được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách Theo các nguyên tắc này, các quyết định quan trọng về phương hướng hoạt động, về hoạt động cụ thể nào đó
Trang 3liên quan đến lợi ích tổ chức, doanh nghiệp
đều được thông qua bởi tập thể theo các hình
thức khác nhau (hội đồng quản trị, ban giám
đốc, tập thể lãnh đạo cơ quan, thậm chí là
của cấp uỷ ) Các cá nhân được giao chỉ sử
dụng các biện pháp điều hành cụ thể để thực
hiện mà không được làm trái các quyết định
đó Thực tiễn xét xử cho thấy khi xét xử các
tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tội
phạm về chức vụ nhiều bị cáo cho rằng họ
thực hiện hành vi phạm tội là do thực hiện
quyết định của tập thể nên họ không phạm
tội hoặc cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự Thậm chí, trong nhiều trường hợp toà án
còn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự "lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức để phạm tội" để tăng nặng trách nhiệm
hình sự đối với cá nhân đó Vì vậy, trong
những trường hợp này việc chỉ truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với cá nhân nào đó
là hoàn toàn thiếu hợp lí, thiếu công bằng và
vì vậy hiệu quả của việc xử lí không cao.(1)
Với những phân tích trên, chúng tôi
hoàn toàn đồng tình với ý kiến cho rằng:
“Trong điều kiện hiện nay, … nếu pháp
nhân không được coi là chủ thể của tội
phạm tức là mọi hành vi, việc làm của pháp
nhân cho dù có nguy hiểm đến đâu cũng
không được coi là tội phạm và không bị xử
lí bằng biện pháp nghiêm khắc nhất là hình
phạt thì Nhà nước sẽ không kiểm soát được
các hành vi vi phạm pháp luật của pháp
nhân và đặc biệt là đã không sử dụng biện
pháp hữu hiệu là biện pháp hình sự để
chống lại các vi phạm và phục hồi lại các
quan hệ xã hội đã bị xâm hại Cũng như đối với thể nhân, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân và áp dụng hình phạt tương xứng đối với hành vi phạm tội của pháp nhân vừa có ý nghĩa chống và vừa
có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm”.(2)
Đặc biệt, hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong đó có hội nhập
về pháp luật, hội nhập tư pháp đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đòi hỏi phải có sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước Sự tương thích này không chỉ đặt
ra đối với riêng pháp luật hình sự mà còn đặt
ra đối với cả hệ thống pháp luật nước ta Hiện nay, pháp luật của rất nhiều quốc gia trên thế giới quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội nên Việt Nam cũng cần tiếp thu và vận dụng một cách phù hợp vấn đề này
Kết quả nghiên cứu về trách nhiệm hình
sự của pháp nhân ở các nước của chúng tôi cho thấy, cho đến nay trách nhiệm hình sự của pháp nhân được quy định trong pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới
như Anh, Mỹ, Canađa, Australia, Pháp, Hà
Lan, Bỉ, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Nhật Bản… Trong đó, có những quốc gia đã quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân từ rất nhiều năm nay Mặc dù các quốc gia có cách quy định riêng về vấn đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân nhưng giữa các quốc gia được lựa chọn nghiên cứu cũng có rất nhiều điểm chung trong quy định các nội dung chính về vấn đề này mà Việt Nam có thể tham khảo
Trang 4và vận dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy
quy định về trách nhiệm hình sự của pháp
nhân ở các nước nói trên có những điểm
chung sau đây:
Thứ nhất, tuy ở các mức độ và phạm vi
khác nhau nhưng thuyết đồng nhất hoá trách
nhiệm được các nước sử dụng trong quy
định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
Thuyết đồng nhất hoá xác định tổ chức
không phải là một trừu tượng pháp lí mà là
một thực thể xã hội mà "bộ não" của nó là
người lãnh đạo, chỉ huy Tổ chức được
hưởng lợi từ những quyết định, hành động
của người lãnh đạo, chỉ huy thì nó cũng phải
chịu trách nhiệm từ quyết định, hành vi của
những người đó
Từ góc độ pháp lí hình sự, theo thuyết
đồng nhất hoá, tổ chức cũng có những
hành vi và cũng có lỗi như thể nhân Điểm
đặc trưng ở đây là hành vi phạm tội, lỗi
của tổ chức được xác định thông qua (đồng
nhất với) hành vi, lỗi của thể nhân là người
lãnh đạo, chỉ huy nếu người đó thực hiện
hành vi nhân danh, thay mặt và vì lợi ích
của tổ chức
Thứ hai, sử dụng thuyết đồng nhất hoá
trách nhiệm, các nước đều quy định "nguyên
tắc trách nhiệm kép" (double jeopardy rules)
Do tội phạm của tổ chức được xác định
thông qua hành vi của người lãnh đạo, chỉ
huy tổ chức, cho nên khi có tội phạm xảy ra,
đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình
sự tổ chức, người lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp
thực hiện hành vi phạm tội cũng phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự
Việc áp dụng "nguyên tắc trách nhiệm kép" một mặt thể hiện bản chất trách nhiệm hình sự của tổ chức là trách nhiệm đó thông qua trách nhiệm của thể nhân cụ thể; mặt khác, làm tăng hiệu quả của việc áp dụng trách nhiệm hình sự trong thế giới hiện đại Khi người lãnh đạo, chỉ huy nhân danh, thay mặt và vì lợi ích của một tổ chức thực hiện tội phạm thì việc truy cứu trách nhiệm hình
sự chỉ với tổ chức hoặc chỉ với người lãnh đạo, chỉ huy đó là chưa đủ để đạt được mục đích của hình phạt, nhất là mục đích phòng ngừa tội phạm
Thứ ba, về phạm vi chủ thể cũng có nhiều
điểm tương đồng trong pháp luật các nước
về trách nhiệm hình sự của tổ chức Đó là: + Tất cả các nước nghiên cứu đều loại trừ trách nhiệm hình sự của Nhà nước và cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền địa phương Chỉ có theo Bộ luật hình sự Trung Quốc thì cơ quan nhà nước cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, quy định này hoàn toàn thiếu tính khả thi và
vì thế đã không đi vào cuộc sống Vì vậy, các nhà luật hình sự học Trung Quốc đang nhất loạt đề nghị hủy bỏ quy định này trong
bộ luật hình sự
+ Theo luật hình sự của đa số các nước được nghiên cứu (trừ luật hình sự Pháp), tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân từ góc
độ luật dân sự, thương mại hoặc hành chính Các tổ chức phạm tội chỉ cần có ngân sách độc lập để thi hành hình phạt tiền và các hình phạt khác
Trang 5Thứ tư, hình phạt tiền được áp dụng với
tư cách là hình phạt chính đối với tổ chức
phạm tội ở tất cả các nước được nghiên cứu
Mức phạt tiền được xác định tuyệt đối hoặc
theo tỉ lệ nhưng thông thường là cao hơn so
với mức phạt đối với thể nhân phạm tội
tương ứng
Còn hình phạt chính được áp dụng đối
với người lãnh đạo, chỉ huy tổ chức là hình
phạt tiền, hình phạt tù hoặc cả hai loại hình
phạt đó Mức phạt tiền đối với những người
này thấp hơn mức phạt đối với tổ chức.(3)
Trong một số công ước quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia hoặc phê chuẩn như Công
ước của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia, Công ước của Liên
hợp quốc về phòng chống tham nhũng cũng
có quy định về việc khuyến nghị các quốc
gia thiết lập chế định trách nhiệm hình sự đối
với pháp nhân Chẳng hạn, trong Công ước
của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia quy định: “1 Mỗi quốc gia
thành viên sẽ ban hành những biện pháp cần
thiết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản
của pháp luật quốc gia để xác định trách
nhiệm pháp lí của pháp nhân trong việc
tham gia vào các tội phạm nghiêm trọng liên
quan đến nhóm tội phạm có tổ chức và trong
việc thực hiện những hành vi phạm tội theo
quy định tại các điều 5, 6, 8 và 23 của Công
ước này; 2 Với điều kiện không trái với các
nguyên tắc pháp luật của quốc gia thành
viên, pháp nhân có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự, dân sự hoặc hành chính; 3
Trách nhiệm pháp lí của pháp nhân không
ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của những thể nhân đã thực hiện hành vi phạm tội; 4 Đặc biệt là mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo áp dụng đối với những pháp nhân bị quy kết trách nhiệm pháp lí theo quy định tại Điều này những biện pháp chế tài hiệu quả, tương ứng với tính chất và mức độ của tội phạm và đủ sức răn đe, có thể là chế tài hình sự, chế tài phi hình sự hoặc phạt tiền” (Điều 10) Để đảm bảo sự tương thích
của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc
tế đặc biệt là trong điều kiện hội nhập sâu rộng của Việt Nam hiện nay, luật hình sự Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm của thế giới và nghiên cứu quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân một cách phù hợp Như vậy, xét về cả phương diện lí luận
và thực tiễn đều cho thấy pháp luật hình sự Việt Nam cần sớm mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm theo hướng bổ sung quy định
về trách nhiệm hình sự của pháp nhân Sự thay đổi này sẽ kéo theo sự thay đổi của rất nhiều quy định liên quan trong cả pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự Sự thay đổi này cần được đánh giá là sự thay đổi cần thiết và khoa học đối với pháp luật Việt Nam./
(1).Xem: Trần Văn Độ, “Nghiên cứu so sánh cơ s ở lí luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình
sự đối với tổ chức”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ, Viện khoa học pháp lí, Bộ tư pháp, Hà Nội, 2010,
tr 125
(2).Xem: TS Phạm Hồng Hải, “Pháp nhân có thể là
chủ thể của tội phạm hay không”? Tạp chí luật học,
số 06/1999, tr 14 - 19
(3).Xem: Trần Văn Độ, tlđd, tr 85 - 86