0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

CÁCH TRỒNG VÀ BỐ TRÍ GIÀN RONG

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LIỆU RONG SỤN (Trang 34 -41 )

2.1.3.1 Cách trồng ở các thủy vực:

 Kỹ thuật trồng rong sụn hiện nay được triển khai trên 3 mô hình:

• Mô hình trồng bằng dàn căng cố định trên đáy có phao ở vùng nước cạn như trong Đầm Nại, xã Phương Hải ;

• Trồng trong túi lưới treo dàn dây nổi ở vùng ven biển nước sâu nhiều sóng gió tại vùng biển Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải.

Ưu điểm của trồng túi lưới treo dàn nổi:

Hạn chế lượng rong mất đi do thất thoát trong quá trình trồng, hạn chế cá ăn rong và có thể trồng được ở các vùng nước sâu. Để mở rộng diện tích trồng rong sụn và đa dạng đối tượng nuôi thì việc áp dụng kỹ thuật trồng rong sụn ở vùng nước sâu là giải pháp khoa học nhằm hạn chế dịch bệnh so với trồng rong sụn trong đầm, vịnh.

2.1.3.2 Trồng ở các đầm vịnh ít sóng gió theo phương pháp dây đơn căn trên đáy:

Chọn các khu vực bằng phẳng, dọn sạch rong tảo và các loại thực vật khác. Dùng cọc tre có đường kính 3-5cm, chiều dài 1 - 1,2m. Các cọc được đóng thành hàng xuống đáy, mỗi cọc cách nhau 0,7-1m, hai hàng cọc cách nhau 10m, ở khoảng giữa có thể xen 1 cọc phụ. Các hàng cọc nên đặt thẳng góc với hướng gió để cho các dây rong song song với hướng gío.

Buộc dây căng bằng sợi cước nilon đường kính 1 -2mm ở giữa hai hàng cọc. Dây căng cách đáy 0,2 - 0,5m, trên các dây căng có buộc các phao để cố định cách mặt nước 0,3 - 0,4m.

Dùng dây nilon mềm, cắt đoạn 20cm, một đầu buộc vào bụi rong giống, đầu kia buộc vào sợi dây căng. Khoảng cách buộc giữa hai bụi rong từ 0,25 - 0,3m.

2.1.3.3Trồng ở bãi triều, ở các khu vực nước sâu theo phương pháp giàn bè có phao nổi nổi

:

Dùng gỗ hoặc tre ống dài 4 - 5m làm thành khung hình chữ nhật có kích thước 3x4 m. Xung quanh bao lưới để giảm sóng, tránh cá tạp ăn rong.

Buộc dây thừng hay dây nilon f =0,5 - 1 cm của các cạnh đối nhau.

Buộc các dây căn trong khung thành từng dãy cách nhau 0,4 m hàng cách hàng 0,4 m.

Rong giống được buộc vào các dây căng cách nhau 0,25 - 0,3 m tùy từng điều kiện và cách trồng quyết định vật liệu làm khung.

Các đầu góc của khung được buộc dây và neo chặt xuống đáy, bên trên buộc các phao nổi. Dây nối giữa các phao và giàn dài 3 - 4 m dưới khung cố định để giữ bè rong luôn luôn cách mặt nước 0,4 - 0,5 m.

2.1.3.4 Trồng trong ao nuôi tôm:

Trong ao nuôi tôm có thể trồng luân canh 1 vụ tôm 1 vụ rong để hạn chế sự ô nhiễm môi trường ao nuôi. Chọn những ao có 2 cống lấy nước, xả nước độ mặn ổn định 26 0/00 trở lên, mực nước trong ao từ 0,8 -1,0m, độ trong 50 - 60cm.

Có thể rải rong giống trực tiếp trên đáy, hoặc dùng rong giống buộc vào dây đơn cố định bằng phao, hoặc cọc cách đáy 0,2 - 0,3 m.

Mật độ trồng: 500g/m2.

2.2 CÁCH BẢO QUẢN RONG SỤN:

Rong khi thu hoạch từ các đầm lên, phải loại bỏ rong tạp và cỏ rác lẫn trong rong rồi rửa sạch bùn đất bằng nước ngay tại đầm hoặc ao đã trồng. Sau đó, phải rửa lại một lần nữa bằng nước ngọt (nước giếng hoặc nước máy) vì trong nước biển có một lượng vi sinh vật lớn bám trên thân rong nên phải dùng nước ngọt rửa lại để loại bỏ lượng vi sinh vật bám trên thân rong, hạn chế sự hư hỏng của rong.

Rong sau khi rửa sạch bùn đất, rong tạp và một phần muối ta tiến hành phơi rong. Rong có thể được phơi trên sân gạch hoặc sân bêtông. Nhưng chú ý, trong quá

trình phơi phải thường xuyên lật trở cho rong khô đều. Rong cũng có thể được sấy nhưng thường phơi qua trước khi sấy để tăng hiệu quả sấy. Thiết bị dùng để sấy rong thường dùng là thiết bị sấy băng tải. Rong sau khi sấy khô đến độ ẩm 18-20% được bảo quản trong điều kiện khô ráo thoáng mát, kho bảo quản rong phải chắc chắn không bị dột. Khi bảo quản phải xếp thành từng lớp trên sàn kho. Sàn, kho phải để cách tường từ 0,3 đến 0,4m và cách nền kho từ 0,2 m trở lên. Trong quá trình bảo quản, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng rong. Nếu thấy rong ẩm hoặc mốc phải đưa ra sân phơi lại cho khô.

2.3 KINH NGHIỆM TRỒNG RONG SỤN Ở KHÁNH HÒA:

2.3.1 Vận chuyển rong giống:

Dùng sọt tre hay bao để đựng rong giống (không nên nén chặt rong với nhau). Nếu vận chuyển lượng lớn, phải đi xa nên dùng xe tải có máy lạnh, nhớ định giờ để tưới nước biển giữ độ ẩm cho rong.

2.3.2 Mùa vụ trồng rong sụn (Áp dụng cho các tỉnh Trung và Nam Trung bộ):

Mùa chính: Thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn ở các tỉnh Nam bộ thường từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau.

Mùa phụ: Từ tháng 4 đến tháng 6.

2.3.3 Thời gian trồng và cách sơ chế :

Kể từ ngày ra giống, với trọng lượng giống ban đầu 80 - 100g/bụi, đến trọng lượng đạt từ 1kg trở lên và thu hoạch. Kinh nghiệm cho thấy, nếu trồng rong sụn ở các vùng nước cạn, dòng chảy và sự lưu chuyển của nước yếu, vào mùa nhiệt độ cao... thì sau 2 - 2,5 tháng mới cho thu hoạch. Nếu ở những vùng nước sâu, biển hở, sóng gió và sự lưu chuyển của nước tốt có thể sau 45 - 50 ngày là thu hoạch được.

Phơi vài ngày nắng (tùy thuộc vào mức độ) cho đến khi rong khô và xuất hiện lớp muối trắng trên bề mặt rong là được. Gỡ bỏ rác, dây buộc còn sót, giũ sạch cát muối rồi cho vào bao, cất giữ nơi thoáng mát, tránh ẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu.

2.3.4. Bệnh rong và biện pháp phòng ngừa:

Bệnh trắng lũn thân là một bệnh chủ yếu và phổ biến nhất đối với rong sụn, nó gây thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng...

Trồng rong ở những vùng có dòng nước chảy, không kín sóng gió, xa nguồn nước ngọt, tránh vùng nước quá cạn và quá kín sóng gió. Sự lưu chuyển tốt của nước luôn là nhân tố quan trọng nhất trong nghề trồng rong sụn.

Các giàn trồng rong cần có kích thước nhỏ đến vừa, mỗi giàn chỉ nên có kích thước tối đa 2000 - 3000m2 để dễ dàng trong việc điều chỉnh độ sâu của giàn cũng như thuận lợi cho việc xử lý khi bệnh rong xuất hiện.

2.3.5. Biện pháp xử lý bệnh xảy ra:

 Bệnh xuất hiện phát triển nhanh và lây lan. Khi rong bệnh cần phải xử lý bằng cách:

• Thu và cắt bỏ các phần bị bệnh rồi buộc giống trở lại.

• Hạ giàn rong xuống sâu 0,6 - 0,8m cách mặt nước.

• Di chuyển giàn trồng đến vùng dòng nước chảy tốt, thường xuyên có gió và sóng.

HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hình ảnh rong sụn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TRẦN QUYẾT THẮNG; LÊ PHAN THÙY HẠNH – BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Từ trang web: 1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Giò_lụa#Nguy.C3.AAn_li.E1.BB.87u 2. http://longdinh.com/default.asp?act=list&catID=5 3. http://www.anova.com.vn/news_details.asp?newsID=NEW 4. http://tuoitre.vn/Kinh-te/47799/Ky-rongdoi-doi.html 5. http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/thuysankhac/rongsun.htm 6. http://tintuc.xalo.vn/00-1994141208/trien_vong_tu_rong_nho_bien.html

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LIỆU RONG SỤN (Trang 34 -41 )

×