1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGHIỆP VỤ FACTORING VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT-NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÀI GIẢNG GIÁO TRÌNH

110 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 Heating wry Nya MOY GF Rass oat “Ay 10.2 282 UNIVERSITE OUVERTE , UNIVERSITE LIBRE HOCHIMINHVILLE DE BRUXELLES

CHƯƠNG TRÌNH DAO TAO THAC Si QUAN TRI VIỆT-BỈ

PROGRAMME DE MAITRISE EN MANAGEMENT VIETNAM-BELGIQUE

MMVB

NGUYỄN THỊ KIM CHI

NGHIỆP VỤ FACTORING |

vA KHA NANG ỨNG DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG

CAC NGAN' HANG THUONG MAI VIET-NAM

Người hướng din : TS NGUYEN VAN NGON

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYEN NGANH QUAN TRI” e

Mã số: 50782 ‘

Thành phố Hồ Chí Minh

1996

Trang 2

lu NÓI ĐẦU

PHAN DẪN NHAP: SU CAN THIET UNG DUNG NGHIEP VU

FACTORING VAO HOAT BONG NGAN HANG THUONG MAI YN

I NHU CAU VON Ở VIỆT-NAM Trang 5

1 Nhu cầu vến phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 Nhu cầu vến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1I- BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở VIỆT-NAM Trang 11

1 Vấn để tín dụng thương mại ở Việt-Nam

1.1 Hiện trạng tín dụng thương mại trong nước

1,2 Tín dụng thương mại với nước ngồi thơng qua bảo lãnh L/C mua hàng trả chậm 2 Các hình thức cho vay ngắn hạn qua Ngân Hàng

2.1 Cho vay luân chuyển vốn lưu động

2.2 Chiết khấu kỳ phiếu thương mại

2.3 Cho vay tay ba đối với hộ sẵn xuất ở nông thôn 2.4 _ Chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa 3 Thị trường tín dụng không chính thức 3.1 Cho vay ngắn hạn 3.2 — Cho vay theo mùa vụ 3.3 Dịch vụ hỗ trợ vốn, nhận đáo hạn nợ 3.4 _ Nghiệp vụ nhận thu nợ hộ -

Ill- SU CAN THIET UNG DUNG FACTORING VAO HOAT ĐỘNG CAC NGÂN

HANG THUONG MAI VIET-NAM trang 23

1 Sự cần thiết của Factoring 1.1 Vể phương diện vĩ mô 1.2 Về phương diện vi mô

Trang 3

PHAN MOT : TONG QUAN VE NGHIEP VU FACTORING

CHƯƠNG I : NGHIỆP VỤ FACTORING

I LỊCH SỬ VÀ CĂN CỨ PI IAP LY CUA FACTORING Trang 28

1 Lịch sử hình thành và phát triển

2 Hợp đồng

3 Việc chuyển quyền sở hữu có thỏa thuận

II CÁC DỊCH VỤ CỦA FACTORING Trang 31

1 Dịch vụ bảo hiểm rủi ro

2 Dịch vụ quản lý tài khoản phải thu và thu nợ 3 Dịch vụ lài trợ

II CÁC LOẠI HÌNH FACTORING Trang 42

1 Factoring ndi dia

1.1 Hình thức chiết khấn hóa đơn

1.2 Hình thức Factoring có thông báo 1.3 Hình thức Factoring không lài trợ

2 Factoring quốc tế 2.1 Factoring hai hệ thống 2.2 Factoring xuất trực tiếp

2.3 Factoring nhập trực tiếp

3 So sánh Factoring quốc tế và lactoring trong nước

IY- VẤN ĐỀ PHÍ TRONG FACTORING Trang 52

1 Phí hoa hồng trong Facioring

2 Lãi suất tai trợ

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH THỰC THIỆN FACTORING TREN THE GIGI

Trang 54

Trang 4

Il SY PHAT TRIEN CUA FACTORING TRONG NHỮNG NAM QUA

Il SO LUGC NHUNG RUI RO TRONG FACTORING ' 1- Rủi ro về phía người mua

2- Rủi ro về phía người bán Trang 6l

PHAN HAI: KHA NANG UNG DUNG FACTORING VAO HOAT PONG NGAN HANG THUONG MAI VIET-NAM

CHUONG IIL: NHUNG THUAN LOI VA TRO NGAI TRONG VIEC UNG

DỤNG NGHIỆP VỤ FACTORING VÀO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT-

NAM Trang 63

1 NHỮNG THUẬN LỢI

1 Factoring là một hình thức tín dụng rất có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế thị trường

Nó vừa đáp ứng yêu cầu phát triển đa dụng, vừa đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân

hàng thương mại đa năng đồng thời góp phân dổi mới cơ chế tín dụng vốn lưu động ở

Việt-Nam

2 Factoring khắc phục được những ảnh hưởng của tín dụng thương mại hiện nay ở Việt-

Nam tạo điều kiện cho các ngần hàng thương mại quần lý chặt chế việc sử đụng vốn vay của doanh nghiệp

3 Nghiệp vụ Factoring quốc tế khắc phục được những nhược điểm của phương thức

thanh toán L/C

4 Factoring thực hiện một cách hoàn chỉnh và đẩy đủ các nghiệp vụ của thị trường tíu dụng không chính thức, góp phần xóa bổ dẫn các hình thie cho vay nặng lãi lướng các hoạt động tín dụng thương mại trong dân cư di vào qữy đạo quản lý của nhà nước

5 Factoring là điều kiện để phát triển và hoàn chỉnh nghiệp vụ thanh toán tay ba đối với các hộ sản xuất ở An Giang thành một nghiệp vụ chính thức và phổ biến rộng khắp trong cả nước

6 Factoring là một dạng tài trợ hấp dẩn đối với các doanh nghiệp sẩn xuất và cung ứng

sản phẩm dịch vụ trong khúc tuyến thương mại dịch vụ ,

7 Factoring giúp tiết kiệm chỉ phí cho doanh nghiệp

Trang 5

Il NHUNG TRONGAIL Trang 74

1 Vấn để thiếu thông tin

2 Việc bán hàng trả chậm chưa được xem như một hình thức mua bần phổ biến 3 Nghiép vu Factoring bi hạn chế do hành lang pháp lý quá hẹp

4 Chưa có quỹ dự phòng bù đắp rủi ro và bảo hiểm tín dụng cho các Ngân Hàng 5 Quan hệ vay vốn bất bình đẳng

6 Khó khăn trong việc phổ biến nghiệp vu Factoring đối với các doanh nghiệp

7.Vấn đề kiểm toán với các doanh nghiệp Trang 78

_ CHUONG IV: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG FACTORING VÀO HOẠT DONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT-NAM Trang 79

I- NHUNG MUC TIRU CAN PHAT QUAN TRIỆT KHI LỰA CHỌN MƠ HÌNH

U- DIEU KIRN BINH THAN

1 Xây dựng mô hình pháp lý thuận lợi 2 Tham gia một tổ chức quốc tế

3.Đào tạo đội ngữ cần bộ chuyên gia giỏi

4 Hoàn thiện hơn nữa hệ thống phòng chống rủi ro 5 Tổ chức Marketing trong Factoring

HI- KIẾN NGHỊ MƠ HÌNH FACTORING Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI

1 Xây dựng mô hình Factoring theo từng thời kỳ Trang 87

2 Kiến nghị tập trung hoạt động Factoring theo khúc tuyến thị trường - 2.1 Đối với khúc tuyến thị trường ở Nông Thôn

2.2 Đối với khúc tuyến thị trường ở thành thị

IV- UNG DUNG FACTORING VAO HOAT DONG CUA VIETCOMBANK

Trang 92 1 Giới thiệu sơ lược về Vietcombank

2 Tổ chức hoạt động Factoring tại Vietcombank

2.1 Ưu thế của Vietcombank so với các Ngân Hàng khác 2.2 Triển khai hoạt động Factorin ø tại Vietcombank

Trang 6

LOI MỞ ĐẦU

Hệ thống Ngân Hàng là một mắt-xích quan trọng nhất trong hệ thống quản lý vĩ mô do đó không phải vô cổ mà khi công cuộc đổi mới được khởi xướng, nhà nước lại chọn ngân Hàng làm mũi đột phế Qua 6 năm đổi mới bằng những cải cách, bằng

những chiến lược vĩ mô như chuyển hệ thống ngân hàng một cấp trong thời kỳ chỉ huy

tập trung sang hệ thống ngân hàng hai cấp với hàng loạt những biện pháp đồng bộ triệt

để, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc Các công cụ quản lý

phù hợp với cơ chế thị trường, những chính sách tín dụng, chính sách kinh tế đối ngoại và tỷ giá hối đoái cùng với hệ thống công cụ mới của các chính sách đã làm thay đổi cơ bản cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân Hàng Việt Nam

Mặc đù đã có những chuyển biến tích cực đáng khích lệ như thế song hiện nay hoạt động của các Ngân Hàng Thương Mại vẫn còn nghèo nàn, chưa được đa dạng hóa,

chưa đáp ứng được mọi nhu cầu của một nên kinh tế mở có cạnh tranh, chủ yếu là tập

trung vào hai nhiệm vụ chính: nhiệm vụ huy động tiền gửi và nhiệm vụ cho vay

Tuy nhiệm vụ huy động tiền gửi và nhiệm vụ cho vay là hoạt động chủ yếu của

các Ngân Hàng Thương Mại nhưng mức huy động tiền nhàn rỗi vào Ngân Hàng Việt

Nam còn thấp ( 8% của GDP) và chỉ có 10% đân cư mở tài khoản ở Ngắn Hàng Theo

số liệu của Ngân Hàng Nhà Nước Thành Phố, năm 95 tổng nguồn vốn của các Ngân “Hang trên địa bàn thành phố là 31.500 tỷ đồng nhưng chỉ âm được đầu ra là 14.300 tỷ

déng Con đến hết tháng 4/96 tổng nguồn vốn là 37.000 tỷ đồng nhưng chỉ sử dụng

17.300 tỷ đồng Như vậy Ngân Hàng tuy chỉ thu bút một phần vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng cũng không tận dụng hết để cho vay , đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế đang thiếu vốn nghiêm trọng

Xuất phát từ tình hình trên, một trong những chính sách cơ bản của các Ngân Hang Thương mại Việt Nam hiện nay là:” Thực hiện một chính sách đâu tư năng

động vào những ngành quyết định, nhanh nhậy nắm bdt cái mới, tạo ra sản phẩm mới trong đâu tư để tăng trưởng cấp thời” Các Ngân bàng Thương Mại đang buộc

phải mở rộng phạm vỉ hoạt động hơn nữa nhằm tăng cường khả năng tài chính và sức

cạnh tranh trên thị trường tiển tệ Với xu hướng đa dạng hoá các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp thì việc đa dạng hoá các dịch vụ Ngân Hàng là một yêu cầu nội tại

Trang 7

1 Da dạng hóa các hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi Đẩy mạnh huy động vốn nước ngoài dưới hình thức tín dụng (hương mại, tín dụng tài chính là một trong những nguồn vốn lớn trong điều kiện thực hiện một chính sách kinh tế mở cửa và kênh tài chính quốc tế hiện nay

đã được khai thông

2 Đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn, đặc biệt là các nghiệp vụ tín dụng, từng

bước áp dụng một số dịch vụ Ngân bàng mới trong điểu kiện chuyển sang nền kinh tế

thị trường như nghiệp vụ thuê mua (Leasing) , nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring)

Một vài năm gần đây, nghiệp vụ Leasing đã được phổ biến rộng rãi và đang được một

số Ngân Hàng thương mại triển khai Cũng như Leasing, nghiệp vụ Factoring đang được nghiên cứu và sớm đưa vào hoạt động của ngân hàng trong một ngày gần đây

Việc ra đời của nghiệp vụ Factoring còn gắn liền với một vấn để đáng quan tâm, đó là hoạt động tín dụng thương mại ở Việt-nam Trong thời gian qua do thủ rục vay

vốn còn thắt chặt của các Ngân Hàng Thương Mại đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh , các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn nhưng không đáp ứng được diéu kiện vay vốn của Ngân hàng đã chuyển sang hình thức tín dụng thương mại bằng

cách chiếm dụng vốn lẫn nhau hoặc làm những dịch vụ cho vay, thu nợ hộ không qua

ngân hàng, tạo nên tình trạng nợ nần dây dưa, khó đòi và chứa đựng khả năng vỡ nợ

dây chuyển Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến số dư nợ quá hạn của các Ngân Hàng

Thương Mại Việt-Nam qua việc cho vay và bảo lãnh mua hàng trả chậm

Ngân hàng các nước đã có nhiều hình thức cho vay đối với loại tín đụng thương

mại này để vừa phục vụ khách hàng vừa nắm bắt được hoạt động của khách hàng, trong đó loại cho vay bao thanh toán ( Factoring) là một hình thức tài trợ hấp dẫn vừa bao luôn việc thu các khoản nợ bán chịu hàng hóa vừa dim nhận việc quần lý các khoản nợ phải đòi người mua và qua đó đối phó được với những tính chất đáng ngại của tín dụng

thương mại

Do đồ trong công cuộc cải cách công nghệ Ngân hàng, để đuổi kịp trình độ

Ngân Hàng các nước và khắc phục ảnh hưởng cửa tín dụng thương mại cân phải sử dụng nhiều loại cho vay để quản lý chặt chẽ ảnh hưởng của tín dụng thương mại mà

nghiệp vụ mà ta có thể thực hiện được trong tẩm tay là nghiệp vụ Factoring

Những năm gần đây nghiệp vụ Factoring đã được phổ biến rộng rãi ở các nước

trên thế giới đặc biệt là các nước Đông Nam Á trong đó Việt-Nam được xem như một

thành viên tiểm năng của các hiệp hội quốc tế về Factoring Cụ thể trong những năm

Trang 8

nghiệp vụ Factoring cho các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam và mời một số

chuyên viên trong các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt-Nam tham gia các buổi hội thẢo

quốc tế thường niên với tư cách là quan sát viên với hy vọng là một ngày gần đây Việt-

Nam sẽ trở thành một hội viên tích cực của tổ chức Factors Chains International

Xuất phát từ tình hình trên tôi đã chọn để tài “Nghiệp vụ Factoring và khả

năng ng dụng vào hoạt động Ngân Hàng Thương Mại Việt-Nam ” để nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Giới thiệu một loại hình nghiệp vụ mới cả về lý thuyết lẫn thực tiễn nhằm phục

vụ cho việc đa dạng hoá cấc dịch vụ Ngân Hàng và phân tích lợi ích của loại hình

nghiệp vụ này đối với nên kinh tế Việt-Nam nói chung, ngành Ngân Hàng và các doanh nghiệp nói riêng Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để ứng dụng nghiệp vụ Factoring vào trong điều kiện thực tế của Việt-Nam

Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu:

- Nghiên cứu nghiệp vụ Factoring ở một số các nước trên thế giới

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng thương mại ở VN, các hình thức tín đụng Ngân hàng và tín dụng không chính thức đối với hoạt động này

- Nghiên cứu những chính sách vĩ mô và điều kiện cần thiết phải ứng dụng nghiệp vụ Factoring vào điều kiện thực tiễn của Việt-Nam

Phương pháp nghiên cứu:

Để tài kết hợp phân tích lý thuyết về nghiệp vụ Ngân Hàng ở nước ngoài và quan sất

tình hình hoạt động của tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng ở Việt-Nam, những tin tức thời báo hiện trạng, những kinh nghiệm thực tế qua hội thảo, học tập ngắn ngày, tham quan tại một vài nước ở Châu Au và Chiu A

Kết cấu của luận văn:

Ngoài lời mở đầu và kết tuận, luận văn được bố cục gồm 3 phần như sau:

Phần dẫn nhập: Sự cần thiết ứng đụng nghiệp vụ Factoring vao hoạt động các

Ngân Hàng Thương Mại Việt-Nam

Phần một : Tổng quan vé nghiép vy Factoring Chương I: Nghiệp vụ Factoring

Trang 9

Phần hai : Khả năng ứng đụng Eactoring vào hoạt động Ngân hàng Thương Mại ở 'Việt-Nam

Chương II: Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Factoring tại Việt-Nam Chương IV: Mô hình Factoring tại Vietcombank và điều kiện hình thành

Quá trình thực hiện đẻ tài, chúng tôi gặp nhiều khó khăn do thiếu tài liệu nghiên cứu, do hoàn toàn chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong thực tế hoạt động tại nước ta và

nhất là do năng lực, trình độ còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, chúng tôi vấn mạnh dạn

thực hiện luận văn này vì tính cấp thiết của nó và vì nhu cầu học tập của bản thân

._ Chúng tôi mong rằng luận văn này sẽ góp thêm tài liệu và một số ý kiến tham

khảo đối với loại hình nghiệp vụ hoàn toàn mới mẻ này với mong muốn trong một thời

Trang 10

PHAN DAN NHAP

SU CAN THIET UNG DUNG NGHIEP VU

FACTORING VAO HOAT BONG CAC NGAN HANG

THƯƠNG MAI VIET-NAM

†- NHU CẦU VỐN Ở VIỆT-NAM

1 Nhu cầu vốn phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 ở nước ía, mục tiêu “Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bên vững” tạo tiền để cho bước phat triển cao hơn sau năm 2000 giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam nằm trong số các nước đang phất triển mà điểm xuất phát từ tình độ thấp so với các nước khác nên yêu cầu tăng

trưởng nhanh càng trở nên cấp bách Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đến

năm 2000 tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người so với năm 1990 bằng cách huy động cao nhất mọi nguồn lực trong nước, nhằm chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư

Để đạt được mục tiêu trên, cẩn phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, trong

đó vấn để quan trọng là huy động và đấp ứng nhu cầu vốn của nên kinh tế quốc dân, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng chúng Đây là nhiệm vụ rất nặng nể vì để tăng trưởng kinh tế 9%-10% bình quân một năm nước ta cẩn một khối lượng vốn đầu tư rất

lớn so với khả năng tích lũy từ nội bộ nên kinh tế quốc dân Khối lượng vốn đầu tư cần

thiết trong kỳ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ số ICOR và khối lượng GDP

trong kỳ

Từ mô hình tăng trưởng kinh tế của HARROD và DOMAR: g x k = UV

ta có: T=gxkxY

Trang 11

g là tốc độ ting tvdng kinh té/Am

k là hệ số ICOR Y 1a GDP

1 là vốn đầu tư cần thiết

Ta có thể tính được khối lượng vốn đầu tư cần thiết

Giả sử hệ số ICOR (k) trong thời gian 1996-2000 là 3, tốc độ tăng trưởng kinh tế

(g) dat 10% năm thì khối lượng GDP trong 5 năm (1996-2000) sẽ là 130 tỷ USD do đó

tổng khối lượng vốn đầu ty (1) sé la:

1= 10% x 3 x 130 = 39 tỷ USD

Nếu hệ số TCOR lớn hơn 3 thì khối lượng vốn đầu tư sẽ phải lớn hơn nữa

Như vậy chỉ có tăng nhanh tích lấy và đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài

nước trong đó nguồn vốn trong nước bao gồm vốn đầu tr thông qua Ngân sách Nhà nước, vốn tích lũy và đầu tư cửa các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế và của nhân dân, vốn tín dụng của nhà nước mới thực biện có hiệu quả thông qua công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Trong những năm gần đây do kết quả của công cuộc đổi mới mang lại, tích lũy trong nước để đầu tư và phái triển sản xuất kinh doanh đã tăng lên đấng kể Tỷ lệ tích

lấy so với GDP từ 9,9% (1991) tăng lên 16% (1994) và kế hoạch đến năm 2000 sẽ tăng

lên 30% GDP’

Hiện nay vốn cho sản xuất kinh doanh vấn còn thiếu Ở nước ta vốn ngân sách nhà hước chủ yếu tập trung cho cơ sở hạ tẳng; vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu huy

động từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính phí ngân hàng Để đẩy mạnh việc huy

động và sử dụng vốn trong kinh doanh ,, đương nhiên cần phải (hực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế quốc dân đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng chúng Hơn bao giờ hết vai trò các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ

càng được để cao đúng tẩm của chúng nhằm tạo dựng và duy trì sự cân bằng trong việc

khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước Hiện nay, ngân hàng đang ấp dụng một

số giải phấp sau:

* Xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng hữu hiệu, hoạt động đa năng, rộng khắp,

hiện quả, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tự phát triển sắn xuất -

kinh doanh, tăng trưởng kinh tế

* Củng cố phát triển và mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

như séc, thẻ tín dụng khả năng sẽ tạo nên nguồn vốn to lớn trong thanh toán, đồng

thời tiết kiệm được chỉ phí phát hành và lưu thông tiền giấy, tiết kiệm chỉ ngân sách

Trang 12

* Phát triển mạng lưới tín dụng để huy động vốn và cho vay phát triển sản xuất

Mỡ rộng hình thức tín dụng cho vay trực tiếp đến hộ nông dân, khắc phục tình trạng cho

vay nặng lãi hoặc thiếu vốn sản xuất còn phổ biến ở nông thôn hiện nay, góp phần thúc đẩy sản xuất phá triển

* Hiện ta đang tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước , phát triển các

hình thức công ty cổ phần để sớm hình thành thị trường chứng khoán Trong tương lai sẽ

mỡ rộng việc phát hành và lưu thông cổ phiếu với mệnh giá hợp lý để số đông dân cư có thể mua được, là điều kiện để người lao động tiết kiệm tiêu dùng trực tiếp đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh ‘

Từ thực trạng trên, muốn cho nguồn vốn ở các thành phẩn kinh tế có thể giao lưu được thông suốt cẩn phải đa đạng hoá các công cụ tài chính tiền tệ, các công cụ huy

động vốn, khai thác cấc tiểm lực trong dân để đưa vào phát triển sẵn xuất

Như vậy để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% từ

nay đến năm 2000, nhu cầu vốn đâu tư rất lớn và ngày càng tăng Ngân Hàng phải vừa mở rộng được đối tượng đầu tư trong cả nước, khai thác mọi tiểm năng kinh tế, giải phóng sức sản xuất xã hội, lại vừa đủ sức cạnh tranh được với mọi thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường, hoà nhập được và cùng với các mảng tài chính quốc gia và quốc tế khác đầu tư phát triển mạnh mẽ nền kinh tế Việt-Nam.Theo tính toán cửa chính phủ,

vốn đầu tư của toàn xã hội trong 5 năm tới phẩi đạt 41 - 42 tỷ USD (tính theo mat bing

giá 1995), trong đó vốn trong nước chiếm khoảng trên 50% Khẩ năng về vốn trong và

ngoài nước có thể huy động vào đẩu tư giai đoạn từ 1996 - 2000 như trên, theo tính toán

của các nhà đầu tư, hoàn toàn có thể đáp ứng được 2 Nhu cầu vốn đối với các đoanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1- Mấy nét về quá trình phát triển các doanh nghiệp vừa về nhỏ

Thuật ngữ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới gây được sự chú ý của Việt-Nam một

số năm gần đây trong quá trình chuyển đổi và cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân Theo

phân loại của Ngân hàng Công Thương Viét-Nam, céc doanh nghiệp được coi là vừa và

nhỏ là: số lao động thừơng xuyên dưới 500 người, giá trị tài sắn cố địng dưới 10 tỉ đồng, vốn lưu động tự có dưới 8 tỉ đồng, doanh thu một năm đưới 20 tÌ đồng Với cách phân

loại này thì hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta thuộc diện doanh

nghiệp vừa và nhỏ

Trang 13

méi c6 123 doanh nghiép thi nam 1992 đã có tổng cộng 961 doanh nghiệp và thing

6/1995 đã lên tới 22.432 doanh nghiệp

Qui mô về vốn cũng không ngừng tăng lên : năm 1991 số vốn pháp định là 69 tỉ đồng thì đến năm 1995 là 8.256 tỉ đồng, năm 1991 doanh thu 1,112 tỉ đồng thì năm

1995 là 35.547 đông, tăng gấp 32 lần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm khoắng 60% GDP của cả nước, đóng góp vào GDP bình quân trên một đồng vốn là 1,6 tỉ đồng: tỈ trọng hàng hoá bán buôn chiếm 20-30% và luân chuyển hàng hóa bán lẻ toàn

xã hội chiếm 79-80%; năm 1991 thu hút được 10.638 lao động thì đến năm 1994 con số

đã lên tới 299.000 lao động"

Nếu kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế nhà nước đang trong

quá trình đổi mới, sắp xếp lại ( khoảng 6.000 doanh nghiệp và 6.000 HTX) thì rõ ràng

các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nước không nhỏ và chiếm một tỷ trọng rất đáng

kể trong nên kinh tế quốc dân

Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tổn tại và phá triển như một thực thể đẩy năng động trong nên kinh tế, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập,

cải thiện đời sống trong nhân dân Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm sống

động lĩnh vực lưu thông phân phối, đấp ứng kịp thời như cầu mọi mặt đời sống dân cư

và thúc đẩy sản xuất phát triển

Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã huy động có hiệu quả nguồn vốn to lớn

trong dân vào phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước; đồng thời , nó cũng là nơi ứng dụng cấc tiến bộ

khoa học kỹ thuật , công nghệ mới, đào tạo các nhà quản lý cho nên kinh tế thị trường

Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là vệ tỉnh - một bộ phận không thể thiếu được của các xí nghiệp lớn, là nơi hứa hẹn nhiễu triển vọng cho sự ra đời những đoanh nghiệp có tầm cỡ

trong tương lai

Tuy vậy, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đặt ra nhiều vấn để cẩn giải quyết, đó là:

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân bố và phái triển không đồng đều, đa số tập trung ở các thành phố lớn và đô thị

- Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, đại bộ phận tập trung vào bộ phận dịch vụ và

thương mại ( chiếm tới 63,3% số doanh nghiệp và 50,3% số vốn pháp định)

- Còn không ít các chủ doanh nghiệp chưa thật sự yên tâm tin tưởng vào chủ

trương phát triển nên kinh tế nhiều thành phần nên chưa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào

Trang 14

sản xuất kinh doanh Nguồn vốn (rong dân chưa huy động được còn lớn (ước tính lên

hàng ngàn tỷ đồng)

- Hệ thống chính sách luật pháp trong quá trình hình thành nên còn nhiều sơ hở,

_ vừa chưa quần lý có hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp

- Tình trạng không chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của nhà nước về kế toán,

thống kê, kinh doanh không đóng mặt hàng đăng ký, trốn lậu thuế v.v còn khá phổ

biến

- Ở phạm ví vĩ mô, vẫn chưa hình thành được thị trường vốn thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, thủ tục cho vay còn phiền hà, lãi suất còn cao

- Phần đông các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo về quản lý, kinh đoanh có bài bản

- Chưa hình thành được tổ chức quản lý doanh nghiệp thống nhất về mặt nhà nước, cũng như chưa thành lập được các tổ chức, hiệp hội hỗ trợ vốn, tư vấn.v.v bảo

vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đó là những tôn tại rất cẩn được tháo gỡ, khắc phục nhanh chóng để tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.2 Thực trạng bỗ trợ tài chính tín dụng đối với các doanh: nghiệp vừa và nhỏ Vốn là điều kiện cẩn thiết ban đầu - vốn pháp định để doanh nghiệp được chấp

thuận thành lập và vốn trở thành cơ sở để tiến hành sản xuất kinh đoanh Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, số liệu điều tra thự c tế cho thấy, nguồn vốn còn rất hạn hẹp, khiêm tốn và là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp ( xem bắng l)

Trang 15

Trong cd ché thị trường sự thiếu vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao

động, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm làm ra Các doanh nghiệp không phải

của nhà nước hầu như khởi sự cơ nghiệp bằng vốn của bản thân và vay của bạn bè,

người thân Tín dụng của nhà nước hẳu như chưa có vai trò gì đáng kể trong việc thức đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Theo thống kê thuộc chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, có tới 98% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức

vốn trung bình một doanh nghiệp từ 150 triệu đến 730 triệu, chỉ có 2% số doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn trung bình gần 1 tỷ đồng, điểu này cho thấy sự hạn chế về nguồn vốn và cũng nói lên đặc trưng đa số doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhồ

Đi sầu vào tìm hiểu nguôn vốn hiện có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì

thấy rằng: các chủ doanh nghiệp khai thác vốn cho sản xuất kinh doanh từ nhiễu nguồn,

dưới nhiều hình thức ( Xem bảng 2) nhưng tập trung có 5 nguồn chính :

* Nguồn vố tự có của chủ doanh nghiệp

* Nguồn vốn vay của bạn bè, người thân, khách hàng, vay tư nhân (Vay thị

trường không chính thức)

Nguồn vốn cổ phần

Nguồn vốn vay ngân hàng

Nguồn vốn chiếm dụng (qua tín dụng thương mại)

Trong năm øguồn vốn trên, nguồn vốn vay ngân hàng đứng thứ tư, chứng tỏ tín dụng nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế Sở dĩ nguồn vốn vay ngân hàng hạn hẹp như vậy bởi vì:

- Thdi gian vay qué ng&n (thutng chi tiv vai ba thang cho tới một năm) so với chu

kỳ sản xuất kinh doanh

- 'Thủ tục cho vay còn phức tạp, chưa được đa dạng hóa, còn rườm rà nhiêu khê

Nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp khi vay những khoản tiền lớn phục vụ cho như cầu phát triển sản xuất ,

- Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lỏng lẻo Sự hỗ trợ từ phía

Trang 16

Bảng 2 :Nguồn vốn bình quân của 36 DNV&N (triệu đồng:%) Năm thành lập 1994 1995

Nguồn vốn Sốtiển Lãisuất Sốtiển Lãisuất Sốtiên Lãi suất

— (triệu % (triệu % (triệu %

đồng) đồng) đồng)

1 Vốntựcó 241 388 473

2 _ Vốn cỗ phẩn 8 2 14 2 15 2

3 Vốn vay ngân hàng 2 2.7 2.5 2.7 32 2.7

4 Vay HTX tin dung - - - - 0.7 27

3 Vay chương trình tài 8 0.6 6 0.6 2.8 0.6)

trợ :

6 Vay nuféc ngoai 0 0 0 0 0 0

7 — Vay người thân,bạn 23 1.5 8.4 2.5 14.2 2.6

8 - Vaytrnhân 6.8 2.8 26 3.6 47.7 2.9

9 _ Huy động hụi 1.6 2 4.1 2.4 41 2.4

10 Vay người lao động 0 - 2.3 0 1.9 0

trong doanh nghiép

11 Người bao tiêu ứng 0 - 0.9 0 0.9 0 trườc 12 Người cung ứng ứng 0 - 9.7 0 97 0 trước 13_ Nguồn khác 29.3 0 184.6 0 135.0 0

Nguồn: Số liệu điều tra của viện

nghiên cứu quản lý kinh tế Trung

Ương

II- BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở VIỆT-NAM

1

ul

Vấn để tín dụng thương mại ở Việt-Nam

Trang 17

Ngoài các nguồn vốn tự có, vốn cổ phần, vốn vay tư nhân người thân bạn bè, vốn vay ngân hàng như đã phân tích ở phần trên, các doanh nghiệp thường cho vay lẫn

tihau qua hình thức tín dụng thương mại

Ngay từ thời kỳ nhà nước ta còn cấm tín dụng thương mại, nó vẫn tổn tại biến tướng qua việc chiếm dụng vốn lấn nhau giữa các doanh nghiệp, không trả lãi và không

có kỳ phiếu thương mại để nhận nợ

Tín dụng thương mại có mặt tích cực là hình thành nguồn vốn cho các đoanh

nghiệp vừa và nhỏ mở rộng hoạt động sẩn xuất kinh doanh của mình, tạo ra sản phẩm

có sức cạnh tranh hàng ngoại nhập, tăng tích lũy nội bộ, tăng mức nộp ngân sách nhà | nước

Tuy nhiên bên cạnh đó tín đụng thương mại cũng có các mặt tiêu cực như gây ra công nợ đẩy dưa giữa cấc doanh nghiệp và do đó chứa đựng khả năng vỡ nợ dây

chuyển Việc bán chịu hàng ở các chợ gần như thành luật cửa giới buôn bán Các cơ sở

kinh doanh phải giao hàng đợt sau mới lấy được tiễn hàng giao đợt trước Nơi bán sỉ ở các chợ đầu mối cũng phải giao hàng trả chậm cho các mồi bán lẻ Tất cả khối tín dụng thương mại hàng ngàn tỷ đồng như vậy đều không có thương phiếu để làm giấy nhận

nợ, nên khi vỡ nợ, các chủ nợ đành lặng thỉnh không khai báo.Tình trạng vay tin dung

thương mại không có kỳ phiếu thương mại để nhận nợ, không có luật thương phiếu để

xử lý nợ khi có hiện tượng khó đòi vẫn đang là gánh nặng đau đẩu cho các doanh

nghiệp và nhà nước hiện nay

Tất nhiên trong nền kinh tế thị trường chúng ta không thể chấp nhận việc cấm

chỉ tín dụng thương mại, nhưng không vì thế mà chúng ta xem thường tính chất di

chuyển vốn trong nền kinh tế của tín dụng thương mại.Ở một số nơi, khối lượng tín dụng

thương mại lớn đã làm lệch cân đối tín dụng của các ngân hàng trong địa phương như giá cà-phê tăng đã thu bút các khách hàng đổ xô vào ứng tiền cho các nông trường cà-

phê làm giảm dư nợ vay ngân hàng, dẫn đến tình trạng thừa vốn trong các ngân hàng do đầu vào lớn hơn đầu ra

Tín đụng thương mại cũng và đang gây rủi ro lớn cho tín dụng ngân hàng : ngân hàng cho doanh nghiệp X vay, nhưng doanh nghiệp này lại đem hàng hóa bán chịu cho

nơi khác, thế là vốn ngân hàng cho vay bao luôn cả phẩn tín dụng thương mại cửa doanh nghiệp X và di chuyển luôn sang nơi mua chíu hàng của X Có trường hợp chủ nợ tín dụng thương mại đã xiết nợ số hàng do ngân hàng cho vay và đẩy ngân hàng vào

tình trạng cho vay không có vật tư hàng hóa làm đảm bảo

Nhiều khoẩn vay ngân hàng bị sử dụng sai mục đích cũng chỉ vì phải trang trải

Trang 18

Những tính chất đáng ngại của tín dụng thương mại nói trên đòi hỏi các ngần

hàng phải có sách lược đối phó kịp thời Thực chất khoản nợ phải đòi người mua là khoắn có tính rủi ro cao vì nó nằm trong phạm vi vốn lưu động của doanh nghiệp

Nếu ngân hàng biết phát triển các loại cho vay mới riêng về bù đấp cho tín dụng thương mại (như đã nêu ở chương I) thì sẽ khắc phục được tình trạng không thu hồi được nợ, đồng thời tạo điểu kiện cho ngân hàng kiểm soát sâu các khoắn tín dụng

thương mại để sàng lọc những gì cho vay được và mục đích sử dụng vốn Còn cho vay

gộp chung vào một loại như trong thực tế hiện nay thì không thể biết được bao nhiêu

vốn tham gia vào hoạt động sắn xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao nhiêu vốn vay

qua tay doanh nghiệp để chuyển sang cho doanh nghiệp khấc thông qua tín dung thương mại

12 Tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước thông qua bảo lãnh L/C mua hòng trô chậm

Bảo lãnh L/C mua hàng trả chậm là một hình thức bảo lãnh vay thương mại mà

các ngân hàng thương mại đứng ra bảo lãnh cho các đoanh nghiệp trong nước nhập

khẩu hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, máy mốc thiết bị trả chậm của các doanh nghiệp nước ngoài Thực chất hoạt động bảo lãnh là việc cam kết của ngân hàng nhận bảo lãnh với bên cho vay về việc trả nợ đẩy đủ, đúng hạn của bên đi vay Thực tế trong quá trình

vận hành đã cho thấy hoạt động bảo lãnh ngân hàng thương mại nói chung và bảolãnh

L/C nhập hàng nói riêng đã có những mặt ưu nhược điểm của nó

* Về ưu điểm: Làm gia tăng khối lượng hàng hóa trong nước Da đạng hóa ching

loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đổi mới mấy móc thiết bí, cũng cấp nguyên

liện, phân bón cho sản xuất, góp phẩn ổn định giá cả một số mặt hàng Mặt khác đã hình thành nguồn vốn cho các đơn vị trong nước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Phải nhìn nhận rằng lĩnh vực này đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt- Nam khá lớn, ước tính cho đến tháng 6 năm 1996 khoảng từ 1-1,2 tỷ USD

Ở thành phố Hô Chí Minh trong năm 1995 vốn vay dưới dạng trả chậm của các

doanh nghiệp đã lên đến con số 500 triệu USD Cũng nhờ có nguồn vốn này mà các

doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả quá irình đổi mới mấy móc thiết bị, tạo ra sản

phẩm có sức cạng tranh hàng ngoại nhập, tăng tích lũy nội bộ, tăng mức nộp ngân sách

nhà nước

Trang 19

+ Hậu quả đối với nên kinh tế:

Nhập hàng trả chậm là là một phương thức thu hút vốn đầu tư dưới hình thức

hàng hóa nhưng các doanh nghiệp mua hàng trả chậm có thời hạn thường là dưới 1

năm, chỉ có một số ít nhập máy móc thiết bị nguyên nhiên liệu, phụ tùng thay thế có giá trị vay trên Ì năm Do thời gian hoàn trả vốn rất ngấn đã buộc các doanh nghiệp không có khả năng quay thêm vòng vốn mà phải gửi số tiền thụ được từ bán hàng vào tàikhoản tiền gửi ngân hàng vừa để hưởng lãi nhưng cũng là chờ thanh toán khi đến

hạn

Mặt khác thời gian hoàn trả vốn nhanh đã buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh

tế bán hàng gấp, nhiều doanh nghiệp bán phá giá để lấy vốn kinh doanh hay trẢ nợ cho

những khoản tiền vay trước Những điều này góp phần làm cho các doanh nghiệp khấc

trong nước gặp nhiều khó khăn hơn về giá cả, về tiên thụ Như vậy phải chăng đây là một hình thức mà cấc doanh nghiệp trong nước chiếm dụng vốn kinh doanh để tổn tại và là một mối nguy cơ tiểm ẩn đối với các ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói

chung

+ Hậu quả đối với sẵn xnất:

Bảolãnh nhập hàng trả chậm làm cho lượng hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh đã ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hàng hóa trong nước Khối tín dụng thương mại lớn

như vậy đã làm khối hàng nhập khẩu tăng lên mạnh tạo ra “biển hàng” tấn công hàng

sản xuất nội địa Tỷ suất lợi nhuận của sản xuất rất thấp là dẫn chứng cho hậu quả này + Hậu quả về cân đối vốn tín dụng ngân hàng:

Bảo lãnh mở L„C nhập hàng trả chậm đã triệt tiêu nhu cầu tín dụng vay vốn của

các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước thành phố, trong số tín dụng thương mại do ngân hàng bảo lãnh có khoảng 500 triệu USD là nhập hàng tiêu dùng ( với thời hạn dưới 12 thấng) Ngoài ra

còn có khoảng 400 - 500 triệu USD tự vay, tự trả không qua bảo lãnh mà phần lớn là

nhập hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu Giả thiết rằng số hàng tiêu dùng này các

doanh nghiệp không nhập theo tin dụng thương mại trả chậm, mà vay các ngân hàng để

thanh toán LAC nhập trả ngay thì tổng dư nợ cho vay có thể lên đến khoảng 26.000 tỷ đông, chiếm 65% tổng nguồn vốn, một tỷ lệ dư nợ khá cao cho hoạt động ngân hàng + Hậu quả đối với cần cần thanh toán quốc tế và giá USD:

Một số doanh nghiệp chủ yếu làm nghiệp vụ nhập hàng trả chậm để hưởng

chênh lệch giữa lãi suất tiền gui đồng Việt-Nam với lãi suất đi vay bằng ngoại tệ thông qua mở L/C nhập hàng Điều này chứng rninh vì sao vốn huy động của các NHTM tăng mặc dù lãi suất tiên gửi đã giảm nhiều Trong vốn huy động hàm chứa một lượng khá

lớn tiền bần hàng của doanh nghiệp nhập hàng trả chậm gởi vào (ft nhất khoảng 2000-

3000 tỉ đồng) làm tăng áp lực tiền gửi tại các ngân hàng thương mại sau khi doanh

Trang 20

động giảm mức dự trữ ngoại tệ trong nước, làm mất cân đối ảnh hưởng cần cân thanh toán quốc tế, biến động tỷ giá ngoại tệ, vàng trên thị trường và tác động đến chính sách

tiễn tệ quốc gia là nguyên nhân gây nên sự bất ổn hai chiều đối với nên kinh tế

Nếu ngân hàng trung tương can thiệp ngay mỗi khi giá USD tăng lên thì sự can

thiệp đó chính là sức nén tạo thời cơ cho giá USD bật lên càng mạnh Còn nếu ngân hàng trung ương đánh giá đứng lượng USD dự trữ và chỉ can thiệp khi giá USD tăng

quá một tốc độ nào đó thì đây là một thời cơ để thoát ra khỏi tình trạng lên giá tiền ta

rất có hại cho xuất khẩu và sẵn xuất trong nước -

Tóm lại chỉ sơ qua một vài nét cũng đã thấy tín dụng thương mại có tắm quan trọng như thế nào Để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị bế tắc trong việc tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đơn giần hoá các thủ tục vay vốn, hạ lãi suất, mở rộng các dịch vụ và hoạt động khác để giải quyết đầu ra là một trong những giải pháp cần phải sớm được xúc tiến

2 Các hình thức cho vay ngắn hạn qua Ngân Hàng

Hiện nay mặc đù đã có sự đổi mới trong chính sách tiền tệ- tín dụng- ngân hàng, chính sách cho vay đối với các doanh nghiệp nhưng hệ thống ngân hàng thương mại

Việt-Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng chưa thực

sự bước vào thị trường tín dụng nhiều tiểm năng này Cách cho vay đuy nhất hiện nay

mà các ngân hàng đang ấp dụng là cho vay thông thường, theo đó khi doanh nghiệp có như cầu vay thì phải làm đơn xin vay, giải trình mục đích sử dụng tiền vay cùng lịch kỳ

hạn nợ, sau đó Ngân hàng và khách hàng thoắ thuận với nhau vẻ lãi suất cụ thể và lịch giải ngân cụ thể và ký hợp đồng tín dụng Sau đây là một số hình thức tín dụng ngắn

hạn đang được áp dụng ở các ngân hàng thương mại VN :

2.1 Cho vay luân chuyển vốn lưu động

Như đã trình bẩy ở phần trên ở Việt-Nam hiện nay các hình thức cho vay đối với

tín dụng thương mại còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nên kinh

tế và tạo điều kiện cho Ngân Hàng kiểm soát sâu vào các hoạt động thương mại của doanh nghiệp để tránh tình trạng nợ nắn dây dưa giữa các doanh nghiệp với nhau

Cụ thể biện nay các Ngân Hàng Thương Mại thường sử dụng phương pháp cho

vay thông thường nghĩa là cho vay từng món trên cơ sở thế chấp tài sản Đối với các khách hàng loại I, có vòng quay vốn tín dụng ít nhất 1,5 vòng đến 2 vòng một quý,

Ngân Hàng có thể áp dụng phương pháp cho vay vốn lưu động luân chuyển trên cơ sở

hạn mức tín dụng

Đầu quý (hoặc mùa vụ) bên vay vốn gửi cho Ngân hàng ngoại Thương hỗ sơ vay vốn, nếu được Ngân Hàng Ngoại Thương chấp nhận hai bên sẽ ký kết hợp đồng tín

Trang 21

- —:_ Hạn mức cho vay - Thời hạn vay

- Vòng quay vốn tín dụng (theo công thức sau đây)

Thời hạn Thời hạn vay vốn

mộtvòng = — -— —— —-—-¬

quay Số vòng quay vốn tín dụng

Số vòng Doanh số thu nợ

quay VOR =e

tin dung Dư nợ tín dụng bình quân

- Mỗi lần nhận tiền vay bên vay lập bảng kê chứng từ xin vay kèm giấy nhận nợ hoặc khế ước, cần bộ tín dụng kiểm tra nội dung chỉ tiết chứng từ và mục đích vay vốn đốt chiếu với nội dung của hợp đồng tín dụng nếu đúng thì cho vay

- Ngân hàng mở cho bên vay tài khoản “ cho vay vốn lưu động luân chuyển” phản ánh mọi hoạt động vay trả theo hạn mức tín dụng Nội dung hạch toán của tài

khoản như sau:

+ Bên nợ ghi: số tiền vay bên vay đã nhậu

+ Bên có ghí: số tiền vay nộp vào để trả nợ Ngân Hàng

+ Dư nợ phần ánh số tiền bên vay nợ Ngân Hàng

+ Nếu tài khoản dư có (bên vay có tiền gửi Ngân hàng) bên vay được hưởng lãi

tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hiện hành hoặc khi phát sinh dư có ngần hàng sẽ tự động trích chuyển sang tài khoản tiển gửi của đơn vị

- Đơn vị có thể nộp tiền bán hàng vào bên có tài khoản tiền vay để trả nợ hoặc

trích tiển từ tài khoản tiễn gửi để trả nợ vay :

- Trường hợp tài khoản vay bị vượt hạn mức tín dụng, ngân hàng chấm dứt phát

tiễn vay mới, trích tài khoản tiên gửi của bên vay để thu nợ Nếu tài khoản tiên gửicủa bên vay không đủ trả,ngân hàng yêu cầu bên vay tìm nguồn để trả nợ kịp thời Nếu bên

vay không có nguồn nào để giảm dư nợ vượt mức, ngân hàng chuyển dư nợ vượt mức

sang tài khoản cho vay thông thường với thời hạn tối đa 30 ngày, sau thời hạn này ngân hàng thu theo lãi phạt quá hạn

- Đến cuối thời hạn vay, tùy theo khả năng nguồn vốn và tín nhiệm của bên vay,

ngân hàng có thể xét tăng giảm hoặc duy trì hạn mức tín dụng so với quý hiện hành

Ngân hàng căn cứ vào hạn mức xác định để quyết địng việc thu nợ, cấp thêm tín dung

Trang 22

Hình thức cho vay luân chuyển với tài khoản “ cho vay vốn lưu động luân

chuyển” rất phù hợp với loại cho vay Factoring Bên nợ để trị giá các hoá đơn được chiết khấu, bên có ghi số tiền bên mua nộp vào để trả nợ

2.2 Chiết khấu kỳ phiếu thương mại

Mặc dù tên gọi của nghiệp vụ này là chiết khấu kỳ phiếu thương mại nhưng thực chất đó là dạng cho vay có thế chấp bằng kỳ phiếu thương mại Do ở Việt Nam hiện

nay chưa có luật thương phiếu nên việc thanh toán qua tín dụng thương mại bằng

thương phiếu không thể thực hiện được Ở các nước chỉ cần trễ hạn trả nợ 7 ngày là thừa

phat lại tòa kinh tế có thể đến tận nhà đem đỗ đạc ra bán đấu giá để thu hôi nợ cho

người bần chịu hàng hóa Họ có riêng một công ty tổ chức bán đấu giá hàng hóa, động

sản các loại từ hàng ế cẩn bán đại hạ giá đến bất động sản thế chấp Vì vậy, thương

phiếu thuộc loại nợ được thu hồi dễ dàng nhanh chóng Ở các ngân hàng nước ngoài, tín dụng ngân hàng dựa vào thương phiếu được coi là loại tín dụng có đẩm bảo chắc chắn

nhất, vì thương phiếu có nhiều người ký chuyển nhượng trên đó, nên có thể đòi nợ bất

cứ ai ký mặt trước hay mặt sau thương phiếu Ở Việt-Nam thương phiếu (kỳ phiếu

thương mại) chỉ được ngân hàng cho vay thanh toán cho người bấn bằng hai cách:

Phải có sự bảo lãnh của ngân hàng đối với người mưa - Phải có thế chấp tài sản của người mua

Ngân hàng chỉ công nhận là chứng tứ có giá có thể thế chấp được đối với kỳ phiếu kho bạc và sổ tiết kiệm

1

Tóm lại hình thức cho vay thế chấp thương phiếu chỉ mới là hình thức sơ khai của loại tín dụng chiết khấu thương phiếu được áp dụng khá phổ biến hiện nay trên thế

giới, do đó loại hình tín dụng này không được xem như một công cụ phòng ngừa ri ro

đối với tình trạng vay tín dụng thương mại hiện nay vì không có luật thương phiếu để xử

lý nợ khi có hiện tượng khó đòi Cho nên phạm vi hoạt động của hình thức tín đụng này

vấn còn hạn chế trong chừng mực chưa có bộ luật thương phiếu để tao cơ sở phấp lý vững chắc cho tín dung trực tiếp giữa các doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng

2.3 Cho vay tay ba đổi với các hộ sản xuất ở nông thôn

Đây là dạng cho vay tay ba, đã được ngần hàng nông nghiệp tỉnh An Giang kết hợp vối Công ty Vật tư nông nghiệp áp dụng thành công trong ba năm qua Đó là

phương thức cho hộ nông dân vay vốn bằng tiền, nhưng giao bằng vật tư, chủ yếu là

phân bón Quá trình cho vay hộ nông dân trồng trọt với quy mô ngày càng lớn làm cho

Trang 23

khi đi vào cao điểm trông trọt giá vật tư và phân bón, thuốc trừ sâu càng tăng vọợi cùng

với những mặt tiêu cực khác về chất lượng, chủng loại v.v

Theo phương thức cho vay này, các hộ sản xuất lập đơn xin vay gửi ngân hàng

thông qua tổ cho vay vốn, ngân hàng sau khi xét duyệt sẽ gửi danh sách hộ vay vốn cho cửa hàng cung ứng vật tư, cửa hàng sẽ chuyển hóa đơn cho cấc hộ sản xuất để họ làm

thủ tục lập hồ sơ cho vay và tiến hành nhận vật tư Trên cơ sở đó Ngân Hàng nông nghiệp cho các hộ có tên trong danh sách vay tiền bằng cách ứng thanh tốn cho cơng ty vật tư nông nghiệp sau đó thực hiện thu nợ lại các hộ sản xuất hoặc là bằng tiền,

hoặc bằng sản phẩm bán qua công ty vật tư

Ngân Hàng đã cùng với UBND xã xem xéi kỹ và nắm vững nhu cầu của những hộ thực sự cần vốn để làm ăn Trên cơ sở đó phòng kinh tế huyện lựa chọn các cơ sở 'cung ứng vật tư nông nghiệp có để uy tín, dim bdo về chất lượng vật tư tại địa bàn để

ký bản thỏa ước với Ngân Hàng thực hiện các điều khoản trong việc cho vay tay ba

gián tiếp này

Những hộ cẩn vay vốn cũng được cán bộ tín dụng hướng dẫn để tự đăng ký số lượng, chủng loại vật tư cần thiết, đồng thời làm thủ tục vay vốn với Ngân Hàng và trực tiếp nhận những vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp cần thiết

Với phương thức cho vay này, trong ba năm qua Ngân hàng nông nghiệp đã cho

Trang 24

Sơ đồ 1

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VñY NHẬN VAT TU THANH TON TAY BA CHI NHANH NGAN HANG Chứng † thanh từ toán (7)

để lập hỗ sơ cho vay - Bảng kê danh

tư TO CHO VAY sách vật hộ mua vay vốn hóa Gửi G) › CỬA HÀNG HỘ SẲN XUẤT Nộp hóa đơn, số vay vốn CUNG UNG VAT TU để nhận vật tư + {2}

Cửa hang giao hóa đơn

Trang 26

4 Chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá

Gọi là chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá nhưng thực chất đây là hình thức cho vay ngắn hạn đối với nhà xuất khẩu trong nước trong thời gian chờ báo có của NH

nướngoài, `

Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ căn cứ vào các điều kiện qui định trên LẠC do ngân hàng nước ngoài mỡ và xuất trình bộ chứng từ xuất cho ngân hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng đòi tiền ngân hàng phát hanh LAC ở nước ngoài

Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sau khí kiểm tra bộ chứng từ , lập thủ tục đòi tiển và

gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành Nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều

kiện của tín dụng thư, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ mua lại bộ chứng từ theo

100% trị giá hóa đơn (sau khi đã trừ các khoản phí và lãi suất chiết khấu) Việc mua lại

bộ chứng từ (negotiation) được tiến hành trên cơ sở có truy đòi (with recourse) tức là

nếu không thu được tiền từ nhà nhập khẩu thì nhà xuất khẩu sẽ phải hoàn lại số tiền

trên cho ngân hàng phục vụ mình

Tuy nhiên nếu ngân hàng mua chứng từ (négofiation bank) cũng đồng thời là

ngân hàng xác nhận (confirming bank) thì ngân hàng mua chứng từ này sẽ không được

quyền truy đòi lại số tiên đã thanh toán trên nếu bên mua vì một lý do nào đó không

chấp nhận bất bợp lệ của bộ chứng từ và từ chối thanh toán Do đó ngân hàng phục vụ

nhà xuất khẩu khi đồng ý xác nhận L/C sẽ phải chịu rủi ro không thu hồi được tiền nếu

đồng ý mua lại bộ chứng từ này (without recourse)

Để giảm thiểu rủi ro do không thu hồi được đầy đú số tiền đã bỏ ra để mua lại

bộ chứng từ xuất khẩu, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thường hạn chế sử dụng

hình thức mua lại bộ chứng từ (negotiation) Từ đó mà phương thức ứng trước thanh toán bộ chứng từ đang trên đường đi được ấp dụng rộng rãi hơn Tỷ lệ ứng trước từ 50

đến 90% tùy theo tình hình từng bộ chứng từ cũng như một số yếu tố khác như uy tín

củanhà nhập khẩu, ngân hàng và quốc gia của nhà nhập khẩu v.v rủi ro do không thu được tiền hàng hầu như rất hiếm (chiếm khoảng trên đưới 2% mỗi năm)

3 Thị trường tín dụng không chính thức

Qua phân tích trên, ta thấy vốn tín dụng của ngân hàng chưa thật sự là một đòn

bẩy kinh tế “nặng ký” hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ Chính trở ngại nêu trên và trước nhụ cầu bức xúc của sản xuất kinh đoanh, buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tìm đến nguồn vốn tư nhân, mặc dù phải chấp nhận lãi suất cao Tuy vậy, vay vốn tư nhân thuận lợi cơ bản là nhanh chóng, không phải thế chấp, không phiển hà v.v nhưng rủi ro cao, chủ doanh nghiệp không chủ động

Trang 27

phần lớn các chủ doanh nghiệp có nhu cẩu vay nóng trên thị trường tín dụng không

chính thức

Trong thị trường tín dụng không chính thức, cấc yêu cầu dịch vụ tài chính thay

đổi rất nhiều theo từng doanh nghiệp, từng cơ sở tiểu thủ công nghiệp, từng người buôn

bán nhỏ Đây là khu vực cung cấp phần lớn các dịch vụ tài chính, ngân hàng chơ các xí

nghiệp tư nhân, cẩ thể Những dịch vụ tài chính, tia dung này nằm ngồi sự kiểm sốt

của các cơ quan tiễn tệ của nhà nước Vì đứng ngoài mọi qui chế, những nhà kinh doanh trong khu vực này có độ linh hoạt rất cao, đồng thời họ cũng không được sự bảo

trợ của luật pháp như những người làm nghệ này trong khu vực có tổ chức Do không có sự bảo vệ bằng luật pháp, nên người cho vay ở thị trường tự do phải dựa vào sự hiểu

biết của mình đối với môi trường hoại động, dựa vào các hình thức thu nợ da dang, phong phú, linh hoại thường là họ dựa vào ny tín, tín nhiệm lấn nhau để hạn chế mọi rủi

r0

3.1 Cho vay ngắn hẹn

Các doanh nghiệp thường vay những khoản tiền nhẻ, ngắn hạn trên thị trường

tín dụng không chính thức để trang trải những nhu cầu tức thời Mặc di có thể vay vốn

của các tổ chức tín dụng có tổ chức, song thường là rất khó vay, thủ tục xét duyệt rườm rà nhiêu khê mất thời gian Do đó thuận lợi hơn cả là vay “nóng” khi cẩn một số tiền đột xuất với lãi suất khá cao, thường với lãi suất từ 10-20% một tháng Ban thân những khoản vay này với lãi suất cao nên kéo theo rủi ro lớn

Để giảm thiểu rủi ro, giảm mức khê đọng vốn và giảm phí tổn giao dịch, những

người cho vay thường duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với những người vay quen

thuộc, lãi suất thấp hơn và luôn đầm bảo cho vay bất cứ lúc nào cũng được mà không cần có thế chấp Ngoài ra người đi vay có tài sản bẩn được thường vay của các người chủ cảm đô, đến khi có tiễn thì trả nợ và chuộc lại tài sản của họ Đây là một loại tía dụng giảm rủi ro và tránh được việc không có thông tỉn đầy đủ trong “ thị trường tín

dụng “ không chính thức :

3.2 Cho vay theo mùa vụ

Nhu cầu thường xuyên xẩy ra là làm sao có thể bù trừ được những giao động

chênh lệch giữa thu nhập và chỉ phí theo thời gian và không gian Từ đó phát sinh loại cho vay theo thời vụ ở nông thôn hay tín đựng thương mại ở thành thị, Các nhà thương

mại cũng có thể mở một khoắn tín dụng với nông dân bằng cách thông qua hợp đồng mua bẩn hàng nông sản của nông dân Đương nhiên nông dân vay phải chịu một khoản lãi hoặc phải bấn nông sản theo một giá thấp hơn giá thị trường Dại diện thương mại

Trang 28

dich và rủi ro Hình thức cho vay thanh toán tay ba được nêu ở phần trên cũng là những biện pháp của ngân hàng nhằm hạn chế các loại cho vay nặng lãi ở nông thôn vào

những thời điểm trồng trọt cao điểm này

3.3 Dịch vụ hỗ trợ vấn, nhận đáo hạn nợ

Hiện nay trên các mục quảng cáo của một vài tờ báo thường có những mẫu quảng cáo về các dịch vụ như : nhận hỗ trợ vốn để ký quỹ, đáo hạn nợ vay ngân hàng,

mở tài khoản cho mọi trường hợp Nhận làm hỗ sơ giúp vay ngân hàng v.v nghe qua

có vẻ như vô hại song thực chất của các loại dịch vụ mới mẻ này cũng là các loại cho vay nặng lãi trên thị trường tín dụng không chính thức Nguồn vốn cho vay của loại

hình dịch vụ này rất đa dạng: nó có thể được huy động từ nhiều người trong nước, từ

những tổ chức tài chính hoặc cá nhân người nước ngoài, hoặc từ nguồn vay vốn tại các ngân hàng được các doanh nghiệp đi vay không sử dụng hết đem cho vay lại để hưởng

chênh lệch lãi suất

Thủ tục vay vốn cững khá đơn giản, song mức lãi suất rất cao, có thể lên đến 1%/ ngày hoặc phí dịch vụ cho một khoản vay vốn ở ngân hàng là 7% trên tổng số vốn

vay Các chỉ phí cho dịch vụ hỗ trợ vốn này gần như đều được qui ước giống nhau Điều

này chứng tỏ sự liên hệ móc xích giữa các dịch vụ và sự hình thành một thị trường cho vay nặng lãi không đơn lẻ ngay bên cạnh một thị trường tài chính tiên tệ có tổ chức 3.4 Dịch vụ nhộn thu nợ hộ

Trong thời gian vừa qua, có những chủ nợ nhờ cơ quan tiến hành tố tụng đòi nợ

hộ Thực tế đó đã gây tâm lý lo lắng cho các nhà kinh doanh, nhất là đối với các chủ nợ

là ngân hàng thương mại, vì khi các con nợ đã bị khởi tố, tạm giam thì việc đòi nợ của

chử nợ càng trở nên khó khăn Hoặc hiện tượng các doanh nghiệp thuê các bọn “đâu

gấu” đòi nợ thuê hoặc ép khách hàng xiết nợ, dùng “luật rừng” để “điều chỉnh” các

quan hệ kinh tế đân sự bởi vì họ cho rằng nếu xử lý bằng pháp luật của Nhà Nước vừa mất thời gian, vừa không đắm bảo có hiệu quả Đặc biệt có một số cơ quan kinh doanh

trực thuộc Bộ Nội Vụ cũng đang đảm nhận dịch vụ thu nợ thuê này, gầy ra những hậu

quả đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh và làm xấu đi mối quan hệ giữa các doanh

nghiệp với nhau, đi ngược lại với pháp luật hiện hành

lil SU CAN THIET UNG DUNG FACTORING VÀO HOẠT ĐỘNG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT-NAM VÀ KHÁI NIỆM VỀ FACTORING

Trang 29

Ll Về phương diện vĩ mô

Xuất phát từ tình hình nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế từ đây cho đến năm

2000 và để thúc đẩy các đoanh nghiệp có điều kiện để đóng góp tích cực hơn cho chiến lược tăng trưởng trên , Ngân Hàng cẩn phải cải tiến cấc nghiệp vụ sử dụng vốn của mình cho thêm phẩn phong phú đa dạng và mang lại hiệu quả kinh tế cao Do đó một

trong các chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước là khuyến khích các Ngân Hàng

Thương Mại phát triển kinh doanh đa năng không chỉ nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán

theo lối truyền thống mà còn mở rộng các nghiệp vụ tín dụng, chuyển nhượng, tư vấn,

bảo hiểm `

Theo Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt-Nam Lê Thị Ngọt trong bài

phát biểu tại cuộc tọa đàm đo báo Saigon Giải Phóng Tổ chức “Kính doanh tổng hợp,

phát triển chuyên sâu, da năng hoá nghiệp vụ Ngân Hàng là “ chìa khóa vàng” giúp khơi thông sử dụng có hiệu quả mọi nguôn vốn nhàn rỗi, chia sẻ rủi ro kinh doanh, tạo

lập nền tảng vững chắc phát triển các loại thị trường tiền tỆ”

Như vậy nghiệp vụ Factoring là một trong những nghiệp vụ có khả năng ứng dụng vào hoạt động cấc ngần hàng thương mại hiện nay , phục vụ cho chính sách đa dạng hoá nghiệp vụ Ngân Hàng để khơi thông nguồn vốn, phục vụ cho mục tiêu tăng

trưởng kinh tế

12 — VỆ phương diện vì mô

Hiện nay mặc dù đã có sự đổi mới trong chính sách tiền tệ - tín dụng - Ngân

hàng, chính sách cho vay đối với các doanh nghiệp nhưng hệ thống Ngân Hàng Thương

Mai nói chung và hệ thống Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh nói riêng chưa thực sự bước vào thị trường tín dụng nhiễu tiểm năng này Điều này được giải thích bằng sự

nghèo nàn đơn điệu trong việc ấp dụng các loại hình cho vay đối với các doanh nghiệp

đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặt khác trong lĩnh vực cho vay ngắn bạn, Ngân Hàng cũng chưa có những

phương thức cho vay linh động thích hợp với từng loại nhu cầu cụ thể, cũng như đối với

Yừng loại doanh nghiệp cụ thể Cách cho vay còn cứng nhắc về thời hạn vay trong khi đồ nhu cẩu tín dụng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất phong phú và

đa dạng Chính sách cho vay nói trên sẽ hạn chế rất lớn tới việc thanh toán qua Ngân Hàng giữa các doanh nghiệp với nhau Do đó việc ứng dụng hoạt động nghiệp vụ

Factoring vào hoạt động Ngân Hàng Thương mại Việt-Nam rất cần thiết để cải thiện

cách cho vay của Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh hiện nay nhằm thể hiện vai trò

kinh tế của Ngân Hàng trong việc nắm bắt và kiểm soát mọi hoại động kinh tế của doanh nghiệp, khẮc phục phần nào những nhược điểm của tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau

Trang 30

2 Khái niệm về Factoring

Thuật ngữ Factoring (tiếng Anh) hay I'affacturage (tiếng Pháp) được các nhà

chuyên môn Ngân Hàng dịch sang các tên sau: Nghiệp vụ bao thanh toán tương đổi, cho vay bao thu nợ , nghiệp vụ mua nợ, nghiệp vụ ủy nhiệm thu nộp v.v Tuy nhiên để

đắm bảo tính thuận lợi và dễ hiểu của thuật ngữ xin được mạn phép gọi theo tên tiếng

Anh là nghiệp vụ Factoring

Một số tự điển thương mại đã định nghĩa Eactoring như sau:

“ Factoring (mua nợ) là một sự dần xếp lài chính, qua đó một công ty tài chánh chuyên _ nghiệp ( Ciy mua nợ - Factor) mua lại các khoản nợ của một xí nghiệp với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giãa tần thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của các món nợ đó Lợi ích của xí nghiệp bán nợ là nhận tiền ngay thay vì phải chờ đến lắc con nợ thương mại trả nợ và tránh được những phiển toái và các chỉ phí trong việc theo đuổi các con nợ chậm trả ”

(Dictionary of Economic - Christopher Pass & Bryan Lones) * Factoring là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ Một xí nghiệp chuyển toàn bộ hay một phẩn các khoản nợ cho một Công ty tài chánh chuyên

biệt một dạng Ngân Hàng được chỉ định dưới tên gọi là Factor, thông thường là một

Cự trực thuộc Ngân Hàng) Cty này ddm nhận việc thu các khan nợ và theo dõi các tài khoản phải thu để hưởng thi tục phí và có lác ứng trước các khoản nợ Thông thudng Cty Factor phải chịu rữi ro mất khả năng thanh toán của món nợ.”

( Tự điển thuật ngữ Ngân Hang - Hans Klaus )

Tài liệu “Ngân Hàng Thương Mai” cia Edward W Reed va Edward K Gill

gidi thich Factoring như sau:

“ Factoring hay việc mua lại các khoản nợ không chỉ là một phương pháp tài trợ Chủ yếu là Công ty mua nợ (Facior) mua các khoản nợ cửa khách hàng trên cơ sở không truy đòi và tiến hành một số các dịch vụ ngoài việc ứng trước các khoản nợ Công 1y

mua nợ đầnh giá tín dụng trong biện tại và tương lai của khách hàng (người bán) và xác

lập các hạn mức tín dựng ứng trước Các khách hàng được yêu cầu gửi trực tiếp cho Cty

mua nợ bản sao các hóa đơn Khoản ứng trước thường từ 80 đến 90% trị giá hoá đơn Khoản dự trữ 10 đến 20% được Cty mua nợ giữ lại để phòng ngừa hàng trả lại, hàng giao thiếu, hoặc các yêu cầu khác của người mua Thường thường vào cuối mỗi tháng,

Cty Factoring tính toán mức phí thu được trên số dư trên các khoản nợ chưa thu và cấp

Trang 31

Qua các định nghĩa trên về Facforing, ta có thể hiểu được Factoring là chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dich vu (chi ug cil) sang nhà tài trợ Factor (chủ nợ mới) Nhà Faclior đẩm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro

về không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua Factor có thể trả trước

thời hạn toàn bộ hay một phẩn các khoản nợ của người mua cùng với một khoản hoa hông tài trợ và phí thư nợ Mọi rủi ro không thu được đều do người tài trợ gánh chịu

._ Từ đó hình thành một quan hệ tài chính liên quan tới ba bên gồm người tài trợ (ngân hàng, tổ chức tài chính), người bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ và người mua hàng hoá hay nhận dịch vụ

Ngoài ra nghiệp vụ Factoring có thể làm một số dịch vụ phụ như quản lý

tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và

thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ bạn hàng lâu dài

Với nghiệp vụ Factoring, các Ngân hàng lớn nhận thấy có thể mở rộng mối liên

hệ với khách hàng cửa họ trong một số ngành công nghiệp Hơn nữa họ có thể tiến hành

Trang 32

PHAN MOT

Trang 33

CHUONG I

GIỚI THIỆU VE FACTORING

I LICH SU VA CAN CU PHAP LY CUA FACTORING 1 — Lịch sửhình thành và phát triển!

Hình thức Factoring cổ điển ra đời tại nước Anh vào thế kỷ thứ 17 Những nhà

Factor đầu tiên đã thiết lập trụ sở tại London với tên gọi là “ trụ sở của những nhà

Factor” Những nhà Factor trên sau khi mua lại toàn bộ thực phẩm từ những thuộc địa Anh đã vận chuyển các lô hàng này đến London Sau đó họ tìm cách đưa hàng vào

kho, kế tiếp là phân phối và bán hàng Họ thực hiện chủ yếu vai trò thương mại giống

như những nhà buôn tại các vùng thuộc địa của Pháp

Hình thức Factoring tân tiến ra đời tại hiệp chủng quốc Vào cuối thế kỷ thứ 19,

sau khi các bang cửa hiệp chủng quốc dành được độc lập, những người di cư đầu tiên

của nước Anh đã lần lượt rời khỏi bờ biển phiá tây của nước Mỹ để chiếm lĩnh các vùng

đất phía trong Những nhà kỹ nghệ gia Anh ở các vùng Manchester và Liverpool đã trở

thành những nhà cung ứng gần như duy nhất cho nước Mỹ về vải sợi, quần áo và những

mặi hàng dệt khác, và dân dẳn đã được nhiều khách hàng ở xa biết đến, những khách

hàng mà họ ít gặp thậm chí chưa hề quen biết Họ bèn tìm đến những nhà buôn lớn ở bờ

biển phía tây Những người này cững là những tay chuyên nghiệp trong lãnh vực hàng dệt và đã có quan hệ thương mại lâu đời với họ Những nhà buôn này nhận nhiệm vụ

nhập kho các kiện hàng được đưa về từ các đảo ở Anh quốc và chuyển tiếp hàng đến

nơi tiêu thụ, đồng thời cam đoan với các nhà cung cấp về việc thu lại tiền hàng Thậm

chí đôi khi họ còn ứng trước các khoản thanh toán trên cho các nhà cung cấp Điều này

Trang 34

giúp cho ta hiểu rỡ hơn vì sao cho đến ngày nay cấc tổ chức Factoring của Mỹ thường chọn khách hàng đặc biệt trong lãnh vực dệt, may mặc trong khi những nhà Factor ở

Châu Au thì phục vụ các khách hàng ở đủ mọi lãnh vực Như vậy bước đầu của Factoring tin tiến đã được fìm thấy qua ba chức năng chính, tài trợ, đảm bảo thu nợ và

quần lý Cả ba chức năng này đều do duy nhất và cùng một nhà Eactor đấm nhận

Khi nên kinh tế đã trở nên vững mạnh tại Mỹ , mối quan hệ chính trị giữa họ với các nước Âu Châu không còn gắn bó như trước nữa, đo đó nhu cầu nhờ đến các nhà

Factor dam nhiệm những thương vụ nhập khẩu cũng giảm dần Ngược lại , hình thức

factoring nội địa trong phạm vi quốc gia bắt đầu ra đời và phát triển, sau đó lan rộng sang Anh quốc và các nước Châu Âu vào những năm 60 Nhưng mãi đến năm 1963 khi

cơ quan kiểm soát tiền tệ công bố rằng, Factoring là một hoạt động Ngân Hàng hợp pháp thì Ngân Hàng mới bắt đầu đi vào lãnh vực này và bắt đầu từ năm1974 thì nghiệp vụ này mới được công nhận bởi hầu hết các nước trên thế giới

Mặc dù các ngân hàng đã thừa nhận kỹ thuật cia nghiép vu Factoring nhưng luật thương mại các nước không qui định một điều khoắn nào có liên quan đến nghiệp

vụ này Do đó các nha Factors phẩi tự đi tm cho mình một khuôn khổ pháp lý để tổ

chức mối quan hệ giữa họ với nhau và với khách hàng và xác định quyền hạn và trách

nhiệm của mỗi bền

Để giảm thiểu những khó khăn gây ra do thiếu cơ sở pháp lý và do Factoring

không phải là một hoặc nhiều nghiệp vụ tách biệt, các tổ chức Factoring déu cho ring hợp đồng Factoring là hình thức pháp lý thích hợp nhất để chỉ phối các mối quan hệ của

họ đối với khách hàng

2 Hep déng

Hợp đồng được ký kết giữa hai đơn vị có chức năng kinh doanh, một bên là tổ

chức Factoring trực thuộc ngần hàng hoặc một công ty tài chính chuyên biệt, một bên là khách hàng của tổ chức này tức pháp nhân boặc cá nhân mà đối tượng xã hội là việc cung ứng hàng hoá hay dịch vụ Như vậy trên pháp lý hợp đồng Factoring cũng là một

hợp đồng thương mại

Mối quan hệ này đặt ra cho các bên tham gia những nghĩa vụ qua lại, và đo đó

tạo nên một hợp đông hai bên Các quyền hạn và nghiã vụ này được thể hiện trong các

điều kiện chung và cá biệt và có thể được sửa đổi tương ứng

Các nghĩa vụ của một đơn vị khi ký kết một hợp đồng là:

- Chuyển nhượng toan bO cdc khodn ng phdi đòi, trừ các trường hợp ngoại lệ đã được thoẩ thuận trước va ghi vào hợp đồng

- Cam kết trả công cho nhà Factor trong điểu kiện và cách thức được qui định trong hợp đồng

- Cho phép nhà Factor sử dụng các tài khoản, sổ sách, bảng tổng kết tài sản của

Trang 35

- Cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà họ nắm giữ về người mua hoặc những biến

cố có thể đẩy các khoản nợ phải thu vào tình trạng không đòi được

- Cung cấp các bằng cớ chứng thực các khoản nợ phải thu này (đơn đặt hàng, giấy

tờ gửi hàng )

Ngược lại nghĩa vụ chính của nhà Factor là thanh toán cho công ty những khoản nợ của người mua mà họ cam kết thu hồi khi đến hạn hoặc trước hạn Cụ thể, việc

thanh toán này được thực hiện trên một tài khoản vãng lai mà nhà Factor mở trên sổ

sách của họ theo tên của từng thân chủ Việc thanh toấn trên có thể dưới hình thức truy

đòi hay miễn truy đòi tùy theo uy tín và khả năng thanh toán của người mua

‘ Cuối cùng, nhà Factor sẽ đầm trách theo đối sổ sách kế toán, việc lập hoá đơn

trong giao dịch của các thần chủ của họ, giữ các sổ kỳ hạn và các sổ thống kê

Tuy nhiên việc tài trợ này cũng là trường hợp chung của cấc ngân hàng nếu

đồng ý ứng trước cho khách hàng của họ, do đó nhà Factor cẩn phải có đảm bảo Để thực hiện điều này các nhà Factor đã chọn cơ chế pháp lý của việc chuyển quyển sở

hữu theo thỏa thuận (subrogation conventionnelle) để chuyển nhượng các khoản nợ của người bán cho nhà Factor

Hợp đồng cho phép xác định một cách rõ ràng các qui định về sự hợp tác giữa nhà Factor và doanh nghiệp Các điêu kiện về thời hạn kết thúc hộp đồng cũng được dự trù trước bằng sự thỏa thuận giữa hai bên với nhau Tuy nhiên hợp đồng cũng có thể dự trù trước các nguyên nhân chấm dứt tức thời hợp đồng, thông thường theo yêu cầu của

nhà Factor

Tóm lại hợp đồng đã mang lại sự an toàn cho cả hai bên Nhà Factor về phần mình đã tự thu xếp được một số điều kiện đảm bảo an toàn trong việc đòi tiền Các tổ

chức kinh tế được đảm bảo của nhà Factor qua các dich vụ cung ứng: tài trợ, quản lý và

bảo hiểm

Thời hạn của hợp đồng thay đổi tùy theo từng tổ chức Facloring Nó có thể kéo

dài vô hạn định, nhưng cũng có thể có giới hạn về thời gian Tùy theo từng công ty Factoring và tùy theo từng loại bợp đồng, việc hủy bỏ có thể thực hiện được nếu có báo

trước từ 30 đến 90 ngày

3 Việc chuyển quyền sở hữu có thôa thuận (la subrogation conventionnelle) Việc chuyển quyển sở hữu có thoả thuận hay chuyển nhượng nợ là một cơ sở

phấp lý căn cứ vào đó một khoản nợ do người thứ ba thanh toán sẽ tồn tại vì lợi ích của

Trang 36

Để có giá trị thì việc chuyển nhượng phải thực hiện được 3 yêu cầu sau:

1 Người chủ nợ phải được thanh toán bởi một bên thứ ba tức nhà Factor

Việc chuyển nhượng phải được người chủ nợ ghi chú một cách rõ ràng cho người

thứ ba là người trả tiền

3 Việc trả tiển và chuyển nhượng phải được thực hiện đông thời

Để tuân thủ các luật lệ này, nhà factor phải chuẩn bị hai công cụ: tài khoản vấng lai và biên lai chuyển nhượng (quittance subrogative)

Biên lai chuyển nhượng là một bảng kê đính kèm với các hoá đơn chuyển tiếp cho nhà Factor Mỗi một hóa đơn được chuyển nhượng đều được thể hiện trên bảng kê

này Người chuyển nhượng ký tên lên trên từng hóa đơn và đóng dấu “đã chuyển

- nhượng ” Như vậy không còn nghỉ ngờ gì nữa về thiện chí của người chủ nợ trong việc chuyển nhượng các khoản nợ trên cho nhà factor

Khi nhận được phiếu thanh toán, nhà Factor ghỉ có vào tài khoản vãng lai của

khách hàng mình tổng trị giá các hóa đơn đã được liệt kê trên bảng kê Việc ghỉ có vào

tài khoản vãng lai cũng có nghĩa là việc trả tiền đã được thực hiện Ngày thực hiện việc

chuyển nhượng này cũng là ngày nhà Factor thanh toán cho khách hàng của họ và qua

đó 3 điều kiện kể trên đều được thực hiện đồng thời

Từ lúc ấy thì nhà Factor thừa hưởng mọợi quyền hạn và hành động cững như mọi

ưu tiên dành cho người chủ các món nợ được chuyển nhượng Hơn nữa hành vi chuyển nhượng này đi ngược lại với quyền lợi của người thứ ba là người thiếu nợ Do đó không cần thiết phải cho họ biết là việc chuyển nhượng này đã được thực biện

Có khi trong hợp đông có qui định rằng người bán phải thông báo việc chuyển nhượng nợ cho các bên mua ngay khi ký kết hợp đồng Tuy nhiên đôi khi để đảm bảo an toàn cho mình nhà Factor có thể thông báo trực tiếp cho người mua (người thiếu nợ)

bằng văn bản để tránh trường hợp người mua có thể thanh töán thẳng cho người bán

Nếu đã được báo trước mà người mua vẫn thanh toán thẳng cho người bấn thì nhà

Factor có quyền buộc họ phải thanh toán lại số nợ trên cho mình, nhưng nếu người mua

không cố tình làm trấi và xuất trình bằng cớ là họ không hể biết đến việc chuyển

nhượng giữa người bán và nhà Factor thì lúc đó nhà Factor có quyền đòi ngược lại người

bán và thu hồi lại số tiền trên

Il CAC DICH VY CUA FACTORING

Trang 37

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên sự phá sản của các doanh

nghiệp ở nước ngoài là do bị chiếm dụng vốn Người ta thống kê trên 60.000 bản tổng

kết tài sản của các doanh nghiệp đã đăng ký vào năm 1991, hơn một phần tư bị đe dọa

phá sẩn do khách hàng khơng thanh tốn Do đó việc quần lý rủi ro khơng thanh tốn của khách hang trong tin dung thương mại là một trong những mối quan tâm lớn đối với

nhà doanh nghiệp

Để quản lý tốt rủi ro trên, việc chọn lọc khách hàng là điêu tối quan trọng đối

với các doanh nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ Tuy nhiên đa số các doanh

nghiệp không nắm được thông tin về tình hình tài chính của đối tác mua bán của họ

Những đơn vị thận trọng hơn thường mua lại thông tin từ cấc công ty thông tin thương mại và tài chánh Những công ty này thu thập và đưa vào thư mục vi tính những thông

tin liên quan đến các doanh nghiệp trong nước Qua các tia trên báo chí, những phiếu

thông báo chính thức, phân tích những bảng tổng kết tài sản nộp tại phòng lục sự, cập nhật những thông tín do các đại lý của hãng cung cấp, họ thiết lập một hỗ sơ thông tin

về các doanh nghiệp cho các đơn vị đặt mua những thông tin trên 6 Pháp có những công ty lớn chuyên trách về những loại dịch vụ này như công ty SCRL (chỉ nhánh hãng bảo hiển Coface), S&W (chí nhánh của hãng Factoring Heller) v v Các công ty này giúp cho cho các đơn vị chọn lọc được những rủi ro nhưng nếu những thông tin mà họ

cung cấp không chính xác đưa đến những khoản nợ không đòi được từ các khách hàng của các doanh nghiệp thi bản thân họ phải chiy nhận lại những khỏan nợ đó

._ Những dịch vụ mà họ cung cấp thường đa dạng, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ

việc cung cấp các dữ kiện trên bảng tổng kết tài sản của đơn vị, đến việc nghiên cứu cặn kẽ những biến động kinh tế của đơn vị đó Ngoài ra còn có những đơn vị chuyển mua lại những khoản nợ quá hạn này Hiện nay ở Pháp có khoảng 450 văn phòng phụ

trách các dịch vụ mua nợ này với tổng số nợ khó đòi lên đến 10 tỷ Francs thuộc 500.000 đơn vị Thù lao khi món nợ đã được thanh toán thường từ 15-18% của tổng số nợ quá

hạn 7

* Bảo hiểm các khỏan nợ phải đòi

Đơn vị khi mua loại bảo hiểm này sẽ được đảm bảo nếu khách hàng của họ mất

khả năng thanh toán Các hãng bảo hiểm tín dụng phải thực hiện 3 nhiệm vụ: phòng

ngừa rủi ro, thu nợ và bảo hiểm trong giới hạn được duyệt, xuất quỹ thanh toán theo như

qui định của hợp đồng

Dựa trên mạng lưới thông tin và điều tra về tình hình tài chính thu thập từ cấc

đơn vị, các hãng bảo hiểm xác định số tiền mà các công ty có thể cho khách hàng tiém

Trang 38

i

i

ì

đó phòng ngừa được những rủi ro ngay từ đầu Trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, trong thời hạn từ 6 đến 9 tháng, công ty bảo hiểm sẽ xuất quỹ bồi thường từ 70 đến 85% số nợ, trong giới hạn đã được thoả thuận trước Tỷ lệ phí thay đổi từ 0,10% đến 1,20% tùy theo lãnh vực hoạt động, số lượng và chất lượng khách nợ, và doanh số hoạt động của đơn vị Theo thống kê, trong 1,5 triệu đơn vị ở Pháp chỉ có 150.000 đơn vị là mua bảo hiểm tín dụng trong đó chỉ 1/5 trường hợp là có sử dụng đến nó

* Việc đầm bảo toàn bộ số nợ của nhà Factor

Các nhà Factors cũng chào những dịch vụ tương tự như hãng bảo hiểm nhưng họ

đắm bảo bôi thường 100% trên các khoản nợ này.Như vậy về phía khách hàng, mọi rủi ro trong thanh toán với khách hàng đã được đầm bảo tuyệt đối và nhờ thế họ có thể tập trung vào công việc kinh doanh của họ một cách hiệu quả hơn Điều này cũng mang lại

'tợi ích cho các ngân hàng cùng cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng của nhà

Factor, vì họ có thể cho đơn vị vay tiền đựa trên một bảng tổng kết tài sản lành mạnh

do các khoản nợ nân dây dưa đã được nhà Factor quản lý chặt chẽ 2 Dịch vụ quân lý tài khoản phải thu và thu nợ

2.1 Dịch vụ quản lý sổ nợ

Như chúng ta đã biết một hiện tượng phổ biến hiện nay trong kinh doanh là tình

trạng mua bán chịu lẫn nhau hoặc trả chậm Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn trong công việc tổ chức hành chính của đơn vị do phải theo dõi kiểm tra việc thanh toán

_đúng hạn các khoản tín dụng, cho gia hạn nợ, kiểm tra tính xác thực của các món nợ và làm những thủ tục cần thiết để trả lại cho ngân hàng những khoản tín dụng đã nhận

Đối với những đơn vị có cơ cấu khách hàng đa dạng thì công việc này càng đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiên của và công sức bơn nữa Ở Pháp, có rất nhiều văn phòng

nhận thực hiện các dịch vụ kế toán hay thu nợ giúp cho đơn vị Tuy nhiên họ chỉ làm riêng lẻ từng công việc, hoặc quần lý số sách kế toán, hoặc thu nợ hộ

Một trong những mục tiêu của các tổ chức Factoring là mang lại một giải pháp

toàn điện cho việc quản lý tài khoản vấng lai của đơn vị bằng cách một mặt ,đơn giản hóa hoạt động kế toán của doanh nghiệp, mặt khác đảm bảo thu nợ và xác định các khoản thanh toán

* Phương pháp hạch toán kế toán đơn giẩn

Trong việc hạch tóan các giao dịch Factoring, chúng ta cố thể thực hiện một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp A: Đối với địch vụ tài trợ đứt (miễn truy đòi)

- Phương phápB: Đối với dịch vụ tài trợ Factoring thông thường (truy đòi)

1, Hạch toán theo phương pháp A: nếu người bán hàng ký hợp đồng Factoring

Trang 39

hinh 8 HACH TOÁN NGHIỆP VỤ

FACTORING THEO PPA

Trang 40

Trong đó :

la : Nhà Factor nhận tài trợ một khoản nợ và cấp tiên ứng trước cho khách

1b: Đồng thời ghi ngoại bắng giá trị của hóa đơn nhận Factor (mở cho mỗi khách hàng) 2 : Thu thủ tục phí

3a: Khi đáo hạn nhận được báo có từ người mua ghi có cho tài khoản tiền gửi khách

hàng số tiên còn lại

3b: Đồng thời xuất ngoại bảng cho tờ hóa đơn đó

4 : Tính lãi và thu tiền lãi của khách

35 : Quá hạn không nhận được báo có

6 : Khi thu được tiền lại từ hóa đơn quá hạn 7 ; Khi không thu được (xem là lỗ)

Ở 6 và 7 : Khi thu được hay xem là lỗ thì xuất ngoại bảng trị giá hoá đơn đó

2 Hạch toán theo phương pháp B : Nếu người bán chỉ xin tài trợ truy đòi thì ấp | dụng phương pháp hạch toán như sau

Ngày đăng: 24/10/2022, 13:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w