1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA doc

32 3,5K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 15,09 MB

Nội dung

=>khu hệ động, thực vật của Vườn có thể được xem như một vườn động, thực vật tự nhiên rộng lớn với những cánh rừng khô hạn độc đáo của Việt Nam... Tài nguyên biển:Rạn san hô: tại Núi Chú

Trang 2

1. Nguyễn Thị Thu Thảo

2. Nguyễn Thị Tuyết Trinh

3. Nguyễn Thị Diệu Linh

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH:

Trang 5

Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, giáp với tỉnh Khánh Hòa.

Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển Ngay phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, Phía đông

và nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh hải Phía nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng chính quốc lộ 1A

Trang 6

Tọa độ: 11°35' - 11°48' N, 109°04' - 109°14' E

Thành lập năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Tổng diện tích tự nhiên là 29.865 ha, gồm diện tích trên đất liền 22.513 ha, phần biển 7.352 ha, với một quần thể núi nằm ven biển gọi chung là Núi Chúa

Trang 7

Thành phần dân tộc chủ yếu của các dân cư ở đây là người Kinh, Chăm và Gia Rai.

Địa hình chia cắt mạnh bởi khe suối lớn, có độ dốc lớn, thấp dần về cả 4 phía Khí hậu nơi đây khô hạn nhất tỉnh Ninh Thuận và cả nước Lượng mưa trung bình năm dưới 800mm, mùa mưa đến chậm và rất ngắn thường chỉ có 3 tháng mưa, bắt đầu từ tháng 9

và kết thúc vào tháng 11 Mùa khô hạn kéo dài tới tháng 9, trong đó có 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt

Trang 8

Hệ động vật rừng Vườn Quốc gia Núi Chúa có 306 loài thuộc 89 họ của 29 bộ

=>khu hệ động, thực vật của Vườn có thể được xem như một vườn động, thực vật tự nhiên rộng lớn với những cánh rừng khô hạn độc đáo của Việt Nam

Trang 9

Tài nguyên biển:

Rạn san hô: tại Núi Chúa được xem là phong phú, đa dạng nhất về hình thái và cấu trúc so với các vùng biển khác

VQGNC là một trong những bãi đẻ lớn của quần thể rùa biển hiếm hoi còn lại ven bờ ở Việt Nam như: Rùa xanh-Chelonia mydas, Đồi mồi-Eretmochelys imbricata và Đồi mồi dưa-Lepidochelys olivacea Một số loài khác bao gồm Trai Tai tượng Tridacna squamosa và Tridacna crocea, và ốc Đụn (Trochus niloticus)

Trang 11

Vườn quốc gia Núi Chúa với độ chênh gần 1.000 mét từ mặt biển đến đỉnh núi cao nhất, các hệ sinh thái ở đây được phân bổ thành sáu kiểu rừng tương ứng với sáu tầng bậc độ cao, tạo ra nhiều tập đoàn sinh vật quần tụ phong phú, đa dạng đầy kỳ thú.

Núi Chúa là vườn quốc gia độc nhất nước ta có cả ba hệ sinh thái:

 Hệ sinh thái rừng xanh

 Hệ sinh thái rừng khô hạn

 Hệ sinh thái biển liền kề

Trang 13

Hệ sinh thái rừng xanh

Cây cối phát triển xanh tốt quanh năm

Nhiều chủng loại phong phú, đa dạng sinh học cao

Khá nhiều thực vật thân thảo, cây bụi và động vật: thú, lưỡng thê, bò sát sinh sống

Đa số là các loại cây bụi, cây gai, thường mọc liên kết thành từng mảng lớn Những tán lá mọc dày rậm hàng mét, phía trên như có ai tỉa xén thành những mặt khá bằng phẳng

Trang 14

Hình ảnh núi Đá Vách và suối Lồ Ô

Trang 15

Hệ sinh thái rừng khô hạn

Vườn quốc gia Núi Chúa được mệnh danh là rừng khô hạn độc đáo nhất ở VN

 Khí hậu và môi trường hệt những vùng bán hoang mạc thường gặp ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay

Algeria

Những trảng xương rồng chạy dài và xuất hiện nhiều trên các triền đồi

Trang 17

 Đặc điểm của rừng khô hạn ở đây chính là các loại cây rừng có gai, thân cây nhiều hơn lá Chủ yếu là cây bụi, cây gai, thường mọc liên kết thành từng mảng lớn những tán lá mọc dày rậm hàng mét ở độ cao 150-800m.

Trang 18

Những cây bụi bám rễ cheo leo trên

sườn núi khô hạn

Trang 19

Vẫn có những tàn cây giơ xương khô héo nhưng đó thường là những cây mọc riêng lẻ, và thực tế là không chết hẳn mà sẽ lại xanh tươi trong những khi điều kiện khí hậu thuận lợi Mặc dù thân cây chỉ to bằng cườm tay, nhưng tuổi đời của nó khoảng 40 – 50 năm

Trang 20

Đặc biệt nơi đây có một vùng toàn mai, chủ yếu là loài hồng mai có màu đỏ nhạt, loài này hút chất dinh dưỡng từ lòng đất khô cạn, vào mùa xuân hoa nở đỏ rực cả một góc núi.

Hồng mai

Trang 21

Trên cái nền khô hạn ấy, rừng bán hoang mạc với nhiều loài cây bụi, thân lá cằn cỗi và đầy gai góc đang bám trụ vào đất và tạo thành rừng Có người ví rừng khô hạn Núi Chúa giống như rừng bonsai.

Rừng bonsai

Trang 22

Những bông hoa Mà ca Buchanania 

reticulata - một loài thực vật chịu hạn rất giỏi

và phổ biến nơi đây khoe sắc

Trang 23

Lan môi trắng Christensonia vietnamica đặc hữu - loài lan được nhà khoa học Hà Lan

“Hagger” phát hiện mới đây

Trang 24

Tài nguyên động vật của rừng khô hạn

Động vật vô cùng phong phú, có nhiều loài động vật quý hiếm như Gấu ngựa Ursus thibetanus, gấu chó U malayanus và Mang lớn Muntiacus vuquangensis và gà lôi hồng tía Lophura diardi

Chà vá chân đen

Trang 25

Gấu ngựa

Trang 26

Hệ sinh thái biển liền kề

Với 24,5km đường bờ biển, vườn quốc gia Núi Chúa có những bờ biển tuyệt đẹp với nhiều bãi bồi nổi tiếng

Trang 27

Bãi Chà Là

Bãi Bình Tiên

Trang 28

Vườn quốc gia Núi Chúa có nhiều rặng san hô hầu như còn nguyên vẹn.

Chủng loại san hô thuộc loại phong phú nhất Việt Nam

Trang 29

Một số hình ảnh hệ san hô

Trang 30

Động vật thân mềm:

Động vật thân mềm bao gồm 45 loài, trong đó có các loài có kích thước lớn như: Ốc đụn (Trochus), ốc nhảy (Strombidae) và trai tai tượng (Tridacna)

Trang 31

Rùa biển:

Được xếp là vùng có nhiều Rùa biển thứ hai ở Việt Nam (sau vườn Quốc gia côn đảo), với 3 loài: Rùa xanh (Chelonia mydas), đú olive ridley (Lepidochelys olivines), đồi mồi (Eretmochelys imbricata)

Ngày đăng: 15/03/2014, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh núi Đá Vách và suối Lồ Ô - SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA doc
nh ảnh núi Đá Vách và suối Lồ Ô (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w