1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam doc

109 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 866,71 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………… Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam 98 Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 2 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Mở rộng cho vay, tăng dư nợ lành mạnh và nâng cao thu nhập ngân hàng luôn là một trong những mục tiêu dài hạn của một ngân hàng thương mại (NHTM). Để thực hiện điều đó, các ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp, nhằm vào nhiều nhóm khách hàng. Sự ra đời và phát triển của các Tổng Công ty Nhà nước theo các Quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/4/1994 ở nước ta cũng đã được các NHTM tập trung khai thác nhằm vào mục tiêu trên. Là những doanh nghiệp Nhà nước quy lớn, hoạt động theo hình mới, các Tổng Công ty Nhà nước có những lợi thế căn bản với tư cách là khách hàng của một ngân hàng. Mở rộng cho vay các Tổng Công ty Nhà nước không chỉ có ý nghĩa với việc kinh doanh của ngân hàng, nó còn giúp các Tổng Công ty mau chóng ổn định, phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế chung. Tuy vậy, điều này hoàn toàn không đơn giản, bởi ngân hàng phải kết hợp giữa mở rộng với nâng cao hiệu quả cho vay trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hơn nữa, các Tổng Công ty Nhà nước được thành lập hướng tới hình tập đoàn kinh tế ở nước ta trong những điều kiện riêng và có những đặc điểm riêng, do đó để mở rộng cho vay các Tổng Công ty cần phải có những giải pháp phù hợp. Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện kết hợp lý thuyết với thực tiễn, em chọn đề tài “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm đề tài Khoá luận Tốt nghiệp của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN. Khoá luận đi từ những nội dung mang tính lý luận trong hoạt động cho vay đối với các Tổng Công ty Nhà nước của một NHTM, tới các vấn đề thực tiễn trong hoạt động này đối với Sở giao dịch I từ đó đưa ra những giải pháp, Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 3 kiến nghị cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch INgân hàng Công thương Việt Nam. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào những vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các Tổng Công ty Nhà nước, những vấn đề trong việc thực hiện cơ chế chính sách đối với hoạt động cho vay các Tổng Công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, thời gian từ năm 1999 đến 2001 và 6 tháng đầu năm 2002. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sự, phương pháp hệ thống, so sánh - thống kê, phân tích kinh tế để nghiên cứu các vấn đề đã nêu ra. V. KẾT CẤU KHÓA LUẬN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và nhu cầu vay vốn của các Tổng Công ty Nhà nướcViệt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 4 CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC I - HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1. Khái niệm và đặc trưng hoạt động cho vay của các NHTM: 1. 1. Khái niệm: Theo nghĩa thông thường, cho vay là việc chuyển giao một số tiền hay tài sản nhất định cho người khác sử dụng với điều kiện có hoàn trả lại. Khái niệm phổ biến này được dùng rộng rãi trong đời sống thường ngày, từ những món tiền hay tài sản có giá trị lớn cho tới những món tiền lớn hay đồ vật có giá trị nhỏ. Với khái niệm này, hoạt động cho vay hay quan hệ vay mượn nói chung có 2 đặc điểm chính là: - Thứ nhất, trong quan hệ ấy, chỉ có sự chuyển giao quyền sử dụng (tiền, tài sản) mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu các tài sản hay số tiền đó. - Thứ hai, người cho vay được hoàn trả lại sau một thời gian nhất định theo sự thoả thuận giữa hai bên: người cho vay và người đi vay. Người cho vay có nhận được một khoản lãi nào hay không cũng phụ thuộc vào sự thoả thuận này, và trong đời sống thường ngày không phải bao giờ người cho vay cũng lấy lãi. Còn đối với các NHTM hay là các tổ chức tín dụng nói chung thì cho vay là một nội dung nghiệp vụ. Đó là việc NHTM giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định trong một thời gian nhất định với điều kiện là họ phải hoàn trả lại cùng với một khoản tiền vượt trội đóng vai trò là tiền lãi. Với một khoản vay mượn thông thường, người cho vay có thể không đòi hỏi một khoản lãi nào, điều này có thể xuất phát từ những mối quan hệ cá nhân, hoặc người cho vay không phải là người kinh doanh tiền Song đối với các NHTM, bao giờ họ cũng phải thu lãi, ít nhất là phải đủ để trả lãi cho người Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 5 gửi tiền vào ngân hàng, bởi vì họ cũng là những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Ở Việt Nam, theo Quy chế cho vay ban hành kèm Quyết định 324/1998/ QĐ - NHNN1, thì Cho vay là một hình thức cung cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng đáp ứng vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu cần được bổ sung vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này, hoạt động cho vay của NHTM đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở các tổ chức cá nhân này, trong khi các tổ chức cá nhân khác lại thiếu vốn và có nhu cầu về vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn này thông qua hoạt động cho vay của mình. Ta cũng cần phân biệt giữa cho vay và cấp tín dụng: một ngân hàng có thể cấp cho khách hàng các khoản tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ Cho vay chỉ là một hình thức cấp tín dụng, song nó lại là một hình thức chủ yếu và quan trọng nhất của các NHTM. 1.2. Đặc trưng: Hoạt động cho vay của các NHTM có các đặc trưng sau: - NHTM chuyển giao quyền sử dụng cho người đi vay một khoản tiền nhất định. Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 6 - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời, trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho NHTM. - Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức còn gọi là tiền lãi. Tóm lại, hoạt động cho vay của NHTM mang những đặc trưng cụ thể là: Tính thời hạn, tính hoàn trả và lòng tin người vay sẽ sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. 2. Nội dung chủ yếu trong quy trình cho vay của các NHTM: 2.1. Tìm kiếm và thẩm định: Các ngân hàng có thể có được yêu cầu vay vốn do khách hàng đưa tới hoặc ngân hàng chủ động tìm đến với các khách hàng có nhu cầu vay vốn để đề nghị phục vụ. Khi đã có yêu cầu xin vay vốn, điều đầu tiên cán bộ tín dụng (CBTD) phải làm là hướng dẫn khách hàng về thủ tục và điều kiện được xin vay vốn. Nếu khách hàng đã nhất trí với các điều kiện và thủ tục ấy thì CBTD hướng dẫn họ lập hồ vay vốn để ngân hàng chính thức nghiên cứu, thẩm định. Mục đích của thẩm định tín dụng là xác định khả năng và ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng, nói cách khác là ước lượng rủi ro không hoàn trả. Từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không, và nếu cho vay thì cho vay bao nhiêu? Với kỳ hạn, lãi suất và phương thức cho vay nào?… Khi tiến hành thẩm định, ngân hàng phải trả lời cho hai loại câu hỏi lớn là phải thẩm định cái gì (thẩm định các yếu tố nào) và các nguồn thông tin lấy từ đâu. Chúng ta sẽ đi vào xem xét cách trả lời với mỗi loại câu hỏi trên. Trả lời câu hỏi thẩm định cái gì ? Các ngân hàng lại thường chia ra thành thẩm định các yếu tố về bản thân khách hàng và thẩm định về phương án, dự án xin vay vốn. a/ Các yếu tố về bản thân khách hàng: Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 7 Năng lực vay nợ: Các ngân hàng quan tâm trước tiên đến năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Là khách hàng, cá nhân họ phải là những công dân đến tuổi trưởng thành (theo luật Việt Nam là 18 tuổi trở lên), nếu không họ phải được cha mẹ hay người giám hộ bảo lãnh và cùng ký vào đơn xin vay tiền. Đối với các tổ chức kinh tế (TCKT), ngân hàng xét xem nó có đủ tư cách pháp nhân không, các giấy tờ xác minh tư cách ấy, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định của các TCKT đó như thế nào? Ai là người có thẩm quyền đại diện cho công ty trong quan hệ vay mượn? Đây là những yếu tố mà bắt buộc ngân hàng phải xem xét. Uy tín của khách hàng: Uy tín ở đây không chỉ trong quan hệ của khách hàng với ngân hàng, mà còn trong các quan hệ tín dụng cũng như kinh tế với các ngân hàng và đối tác khác. Lịch sử các mối quan hệ này của khách hàng trong đó có việc thực hiện các hợp đồng tín dụng thường rất có giá trị khi đánh giá uy tín của họ. Tuy nhiên không phải lúc nào ngân hàng cũng nắm được rõ ràng các yếu tố này mà còn phải phán đoán sự sẵn lòng trả nợ cũng như sự cố gắng thực hiện hợp đồng tín dụng. Năng lực tài chính của khách hàng: Ở đây, các NHTM sẽ xác định vốn kinh doanh của doanh nghiệp xin vay, và họ sẽ không bao giờ cấp một món vay nào cho doanh nghiệp nếu không được đảm bảo bằng vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là một trong những tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính của khách hàng, và cũng là một yếu tố quyết định tới khối lượng tín dụng mà ngân hàng sẵn lòng cung cấp. Các ngân hàng còn phải xem xét khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Điều này được thực hiện thông qua phân tích các chỉ tiêu đặc trưng tài chính của doanh nghiệp như tỷ lệ thanh toán nhanh, tỷ lệ thanh toán hiện hành, vốn lưu động thực tế chủ sở hữu, vòng quay vốn lưu động, hệ số tài trợ trong tổng tài sản… Bên cạnh đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp, trong đó có yếu tố lợi nhuận, chịu tác động của nhiều yếu tố nội tại của doanh nghiệp ấy, đó là khả năng quản lý, khả năng kỹ thuật - công nghệ, sức cạnh Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 8 tranh. Đây cũng là những đối tượng trong thẩm định của ngân hàng, và tất nhiên họ sẽ đánh giá cao các doanh nghiệp có hệ thống quản lý có hiệu lực, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh tốt trên thị trường. Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có): Về nguyên tắc, những tài sản đem cầm cố, thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người vay, và người vay phải chứng minh được điều đó trước ngân hàng bằng những tài liệu hợp pháp. Không chỉ như vậy, CBTD còn phải thẩm định giá trị những tài sản ấy một cách chính xác theo giá cả thị trường hiện tại và giá trị thanh lý (thường thấp hơn nhiều giá cả thị trường hiện tại) trong trường hợp người vay không trả nợ hoặc có sự biến động về giá cả của những tài sản đó. Bên cạnh đó, các điều kiện kinh tế tuy không phải là yếu tố thuộc về bản thân khách hàng nhưng nó lại tác động tới khả năng trả nợ, tới phương án, dự án sử dụng vốn vay của khách hàng với vai trò là môi trường hoạt động của cả các doanh nghiệp và ngân hàng. CBTD sẽ phải liên tục tổng hợp và phân tích các thông tin về nhịp độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, như tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất chiết khấu của NHTW, cân đối ngân sách, cân đối thanh toán và tỷ giá hối đoái và phân tích được các thông tin về lĩnh vực hoạt động của khách hàng. b/ Về thẩm đinh phương án, dự án xin vay: Trước hết, ngân hàng phải xem xem phương án sử dụng vốn vay có phù hợp với kế hoạch SXKD, với điều kiện thị trường hay không; các điều kiện để thực hiện thành công phương án, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các số liệu về thu nhập và chi phí cũng như lợi nhuận dự kiến có hợp lý không? Điều này xuất phát từ mối quan hệ tay ba ngân hàng - doanh nghiệp - thị trường. Đối với những yêu cầu xin vay vốn ngắn hạn bổ sung cho vốn lưu động, nguồn trả nợ trực tiếp nhất là doanh thu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hình thành từ nguồn vốn vay. Ngân hàng thường thiết lập mối tương quan giữa khoản tiền xin vay với doanh thu theo kế hoạch và doanh thu thực hiện của phương án SXKD. Tại thời điểm xem xét, doanh thu thực hiện chưa xuất Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 9 hiện, nhưng ngân hàng lại phải dự đoán được do nó phụ thuộc trực tiếp vào tiêu thụ, tức là nhu cầu thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Kết hợp với các yếu tố đã phân tích về bản thân khách hàng, ngân hàng sẽ rút ra kết luận về số tiền có thể chấp nhận cho vay trong tổng doanh thu đó. Một vấn đề có tính nguyên tắc là chỉ những phương án với hiệu quả được tính trong khoảng thời gian một chu kỳ sản xuất hoặc năm dương lịch mới là đối tượng của cho vay vốn lưu động. Đối với các dự án xin vay vốn trung, dài hạn thì việc thẩm định sẽ phức tạp hơn, bởi các khoản cho vay này chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Các ngân hàng thường thẩm định dự án từ nhiều phương diện: kỹ thuật, thị trường và tài chính của dự án, từ đó khẳng định tính khả thi kinh tế - kỹ thuật của dự án, xác định được thời điểm thực hiện dự án, lịch trình giải ngân, trả nợ được trù tính trong dự án, từ đó mà quyết định cho vay hay từ chối. Trước tiên, ngân hàng thẩm định về thị trường sản phẩm, dịch vụ và sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp như đối với cho vay ngắn hạn. Thẩm định kỹ thuật dự án cũng quan hệ chặt chẽ tới phương diện thị trường của dự án. Ở đây, ngân hàng quan tâm tới qui của dự án, xem có phù hợp vói khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và năng lực quản lý của doanh nghiệp không? Tiếp đó ngân hàng xem xét tới công nghệ và trang thiết bị, đây cũng là căn cứ xác định chu kỳ sống của sản phẩm, một yếu tố có ý nghĩa khi xem xét đầu tư. Việc thẩm định kỹ thuật có thể được thực hiện bởi các bộ phận chuyên trách hoặc do CBTD tự phụ trách. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do trình độ chuyên môn hoá của CBTD còn thấp hoặc tính phức tạp của dự án ngân hàng phải thuê các chuyên gia tư vấn. Về phương diện tài chính, ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, sử dụng các loại chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như giá trị hiện tại (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi ích trên chi phí (B/C)… Khi thẩm định dự án đầu tư để cho vay trung, Khóa Luận Tốt Ngiệp Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 10 dài hạn, ngân hàng thường vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong đó coi mỗi chỉ tiêu là một con số thể hiện một mặt của dự án. Trả lời câu hỏi các nguồn thông tin lấy từ đâu? Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các nguồn: + Thông qua phỏng vấn trực tiếp người xin vay, CBTD có thể đánh giá được phần nào năng lực, tư cách đạo đức của khách hàng, cũng như để giải thích những điều chưa rõ trong hồ tín dụng. + Nguồn thứ hai là hệ thống sổ sách của ngân hàng để biết thêm về uy tín của khách hàng trong việc hoàn trả các món vay, số dư trên các tài khoản, tình hình thanh toán công nợ + Các nguồn thông tin bên ngoài, như ngân hàng thuê các Công ty chuyên nghiệp điều tra thu thập thông tin về khách hàng, hay nhờ các ngân hàng bạn hay bạn hàng của khách hàng để xác định uy tín của anh ta. Một số nước còn có hệ thống thông tin tín dụng chung do ngân hàng Trung ương hay hiệp hội các ngân hàng điều hành (CIC ở Việt Nam là một ví dụ về hình thức này). + Thông qua các chuyến viếng thăm khách hàng, CBTD có thể thu thập những thông tin rất khách quan về tình hình hoạt động của họ. + Những thông tin do khách hàng cung cấp từ các hồ vay vốn và sổ sách kế toán. Đây là nguồn thông tin chính thức mà khách hàng phải trình lên ngân hàng khi xin vay. Ở một ngân hàng thường có sự phân cấp uỷ quyền trong việc quyết định cho vay. Điều này càng thấy rõ ở mức phán quyết mà chi nhánh của NHTM (ở ngân hàng có chi nhánh) có thể quyết định cho vay. Nhiều khi một hội đồng gồm nhiều thành viên được thành lập để thẩm định và quyết định cho vay đối với các dự án lớn, có tính phức tạp cao. 2.2. Giải ngân, quản lý món vay và thu nợ: [...]... i u kiện hoàn cảnh cụ thể thì sẽ nâng cao chất lượng và mở rộng được hoạt động cho vay vốn các Tổng Công ty Nhà nước của Ngân hàng thương m i 33 Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 Khóa Luận Tốt Ngiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC T I SỞ GIAO DỊCH INGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM I - KH I QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1 Sự ra đ i và phát triển... của Sở giao dịch (SGD): 1.1 Sự ra đ i của Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương: Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 01/4/1995 theo Quyết định số 83/NHCT - QĐ từ bộ phận kinh doanh t i H i sở chính Ngân hàng Công thương vốn được hoạt động theo Quyết định số 93/NHCT - TCCB ngày 24/3/1993 Sở giao dịch là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương, ... sở đóng t i số 10 Lê Lai - Hà N i Sở giao dịch là đ i diện uỷ quyền của Ngân hàng Công thương; có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của Ngân hàng Công thương, chịu sự ràng buộc về quyền l i và nghĩa vụ đ i v i Ngân hàng Công thương; có con dấu riêng và được mở t i khoản t i NHNN Việt Nam Ra đ i từ bộ phận kinh doanh t i H i sở chính Ngân hàng Công thương, song trong th i kỳ 1995 - 1998, Sở giao. .. số cho vay lớn hơn tăng doanh số thu nợ - Hình thức mở rộng tương đ i hoạt động cho vay là tăng tỷ trọng sốcho vay trong tổng số dư nợ và đầu tư của hệ thống ngân hàng Việc tăng tỷ trọng cho vay làm thay đ i cơ cấu hoạt động kinh doanh ngân hàng theo hướng tăng hoạt động cho vay II - TỔNG CÔNG TY VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚCVIỆT NAM 1 Kh i niệm, hoàn cảnh ra đ i của Tổng Công. .. các thành viên Tổng Công ty Tổng giám đốc là đ i diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước H i đồng quản trị, trước ngư i bổ nhiệm mình và pháp luật về i u hành hoạt động của Tổng Công ty Tổng Giám đốc cùng Chủ tịch H i đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng Công ty; giao hoặc i u hoà vốn giữa các. .. đ i v i vốn lưu động của các doanh nghiệp thành viên, nhất là đ i v i tổng công ty 90 Nhìn từ phía ngân hàng, cho vay các TCT là cho vay 21 Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 Khóa Luận Tốt Ngiệp nhóm khách hàng lớn, thể hiện ở quy các món vay Trong năm 2001, một số TCT có số vay t i Ngân hàng Công Thương Việt Nam như sau: Tổng Công ty xi măng vay 501 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% tổng vốn vay các ngân hàng, ... hàng, Tổng Công ty than vay 485 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng vốn vay các ngân hàng, Tổng Công ty xây dựng số 1 vay 25 tỷ đồng chiếm 7,5 % tổng vốn vay ngân hàng, Tổng Công ty xây dựng cầu Thăng Long vay 103 tỷ đồng chiếm 28% tổng vốn vay các ngân hàng Bước sang 6 tháng đầu năm 2002 1 v i mục tiêu tăng nhanh tỷ trọng cho vay các Tổng Công ty, kh i lượng vốn gi i ngân đã chiếm 74% so v i năm trước i u... cạnh tranh diễn ra trên hai giác độ, đó là giữa các ngân hàng v i nhau và giữa ngân hàng v i các nguồn thay thế đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Để tăng dư nợ trong i u kiện ph i cạnh tranh v i nhiều ngân hàng khác là i u không đơn giản, ngược l i họ rất dễ bị mất khách hàng do các biện pháp l i kéo của các đ i thủ V i chính ngân hàng để mở rộng cho vay, họ ph i cung cấp các i u kiện vay vốn hấp... r i ro, th i hạn và kh i lượng vốn vay là một trong những i u kiện để mở rộng hoạt động cho vay b/ Nguồn vốn cho vay: Tiền g i là nguồn vốn chủ yếu để cho vay, m i lo i tiền g i, tiền huy động có đặc i m riêng về tính chất biến động Mức độ biến động của các nguồn huy động quyết định kết cấu t i sản dự trữ, cho vay ngắn hạn, trung, d i hạn Vì vậy, việc mở rộng cho vay trước hết ph i đảm bảo cân đ i. .. nhiều vào quan hệ của ngân hàng v i các cơ quan Nhà nước trên Đây cũng là i m các ngân hàng cần hết sức lưu ý trong hoạt động thực tiễn của mình 2 Xu hướng tác động của m i quan hệ giữa NHTM v i TCTNN đến nền KTQD: 23 Trần Đào Nguyên – Trung 1 K37 Khóa Luận Tốt Ngiệp Ở Việt Nam, thông qua việc cho vay và nhận tiền g i v i số tiền lớn của Tổng Công ty Nhà nước, l i ích của các NHTM và các Tổng Công ty . Việt Nam. Chương III: Gi i pháp nhằm mở rộng cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Khóa Luận. các Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay các Tổng Công Ty Nhà nước t i Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt

Ngày đăng: 15/03/2014, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w