1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

28 9,4K 47
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Luận Văn:Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬNĐề Tài: Ngân Hàng Thương Mại

Lớp: NHI_K10

Hà nội, 09/09

Trang 2

DANH SÁCH THAM GIA 1 Tạ Thúy Hường

2 Nguyễn Thị Hà3 Nguyễn Thị Lý4 Nguyễn Thị Lương5 Nguyễn Thị Bảo Yến6 Nguyễn Thùy Dương

7 Đỗ Thị Hải8 Vương Quỳnh Nga

9 Lê Thị Ngọc Lụa

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báohiệu trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh.Ngược lại, các ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡnền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ.

Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạtđộng cho vay và đầu tư NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như làngười mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuấtkinh doanh NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toáncủa các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Tạicác nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quantrọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưuthông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trườngcòn non yếu Với vai trò quan trọng như vậy trong nền kinh tế việc nghiên cứu vềNHTM là hết sức cần thiết do đó nhóm tôi đã chọn đề tài; “Ngân Hàng Thương Mại”

Bài viết gồm 3 phần như sau:

A Lý luận chungB Thực trạngC Giải pháp

Trang 4

A LÝ LUẬN CHUNG1 Các quan niệm về Ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển củanền sản xuất hàng hoá: Các ngân hàng thương mại xuất hiện trong nền kinh tế với tưcách là các nhà tổ chức trung gian, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế có dư thừa vàtrên cơ sở đó cấp tín dụng cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu tức là luân chuyển vốnmột cách gián tiếp Hệ thống ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động rộng rãi vìnó cung cấp các dịch vụ tài chính cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và các tầnglớp dân cư Tuỳ theo cách tiếp cận mà có các quan điểm khác nhau về NHTM, điều đócòn phụ thuộc vào tính chất và mục tiêu của nó trên thị trường tài chính của từngnước.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại.

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp: Một doanh nghiệp đặcbiệt – hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Hoa Kỳ.

Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tàichính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Pháp.

Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thườngxuyên nhận được của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các sốtiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tàichính.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên lànhận tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay, chiết khấu và làm cácphương tiện thanh toán.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại có thểhiểu tổng quát: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhânhoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi

Trang 5

dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này vàvốn chủ sở hữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấuđồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ kháccho các chủ thể trong nền kinh tế

2 Đặc trưng của Ngân hàng thương mại

2.1 Chức năng thủ quỹ cho xã hội

Các NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực củanền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệmcủa dân chúng và bằng cách đưa những phương thức dễ dàng để thực hiện các mụcđích có tính xã hội Người gửi tiền tiết kiệm được nhận một khoản tiền thưởng dướidanh nghĩa lãi suất trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng, với mức độ an toànvà hình thức thanh khoản cao Số tiền huy động được thông qua hình thức tiết kiệmluôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghệp và các cá nhân nhằm mởrộng khả năng sản xuất và các mục đích sinh hoạt cá nhân như mua sắm các mặt hàngtiêu dùng và cả nhà cửa Phần lớn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện thông qua hệthống NHTM Tuy nhiên với các khoản tiền, vàng bạc, đá quý, chứng từ có giá…khách hàng gửi vào ngân hàng với yêu cầu giữ hộ, khách hàng vẫn phải trả cho ngânhàng một khoản phis nhất định

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao, tích lũycủa doanh nghiệp và cá nhân ngày càng lớn cộng them nhu cầu bảo vệ tài sản vàmong muốn sinh lời từ khoản tiền có được của các chủ thể kinh tế làm cho chức năngnày ngày càng được thể hiện rõ Nó đem lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.

2.2 Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng làm trung tâm thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầucủa khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và cáckhoản thu khác theo lệnh của họ.

Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng với hoạt động kinh tế.Trước hết, thanh toán không bằng tiền mặt qua ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phílưu thong tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn Khả năng lựa chọn hình thức thanh

Trang 6

toán không dùng tiền mặt thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanhchóng và hiệu quả Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độluân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội thứ hai, viêc cung ứngmột dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng làm tăng uy tín cho ngânhàng và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi Ngày nay chu chuyển tiềntệ chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và do đó chỉ khi chức năng trunggian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM mới được nâng cao hơn.

2.3 Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là cầu nối giữa người có vốn dư thừa vàngười có nhu cầu về vốn Thông qua viêc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thờinhàn rỗi trong nền kinh tế ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của nó rồi đem chovay đối với nền kinh tế , mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn với chức năng này NHTMvừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Ngay từ khi mới bắt đầu, những người tổ chức các NHTM đã luôn tìm kiếm cáccơ hội để thực hiện việc cho vay, coi đó như là chức năng quan trọng nhất của mình,và trong một số trường hợp việc cho vay đó được chính phủ bảo lãnh đối với một sốnhu cầu tín dụng, trong các cộng đồng dân cư đặc biệt

Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năngxã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từđó, đời sống dân chúng được cải thiện Tín dụng của NHTM có ý nghĩa quan trọngđối với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp,thương nghiệp và nông nghiệp của đất nước Những khả năng đó được các nhà kinh tếgọi là “sản phẩm đường vòng” hoặc sản phẩm gián tiếp, khi so sánh với những sảnphẩm trực tiếp mà ở đó, sản phẩm đem tiêu dùng được tạo ra bằng việc sử dụng trựctiếp lao động và đất đai hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên Trong khi đó, việc cungứng vốn của ngân hàng cũng tạo ra khả năng sản phẩm có thể tính toán được Tíndụng ngân hàng đã tạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình kinh tế cho đến khi sảnphẩm đến tay người tiêu dùng Những người nông dân, nhờ có điều kiện vay vốn, cókhả năng mua hạt giống, thức ăn, phân bón và nhiều nhu cầu cần thiết khác cho việctrồng trọt và thu hoạch trên đồng ruộng của họ Tín dụng ngân hàng tạo khả năng đểmua sắm vật tư thiết bị, máy móc và thuê mướn nhân công Các cửa hàng bán buôn và

Trang 7

bán lẻ có khả năng dự trữ những hàng hoá của họ và vận chuyển những hàng hoá đóđến tay người tiêu dùng, nhờ vốn có được bằng hình thức vay nợ ở các NHTM.

2.4 Chức năng tạo tiền gửi

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM sử dụng số vốn huy động đượcđể cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanhtoán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫnđược coi là một bộ phận của tiền giao dịch được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanhtoán dịch vụ….Khi ngân hàng thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay,ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng mới bắtđầu tạo tiền

3 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

3.1.Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại.

Nghiên cứu các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại thực chất là việc xác địnhcác nội dung các khoản mục thuộc bảng tổng kết tài sản Đó là một bảng báo cáo tàichính tổng hợp, được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh tổng quát tình hình sửdụng vốn và nguồn vốn của một ngân hàng ợ phản ánh nguồn vốn hoạt động của ngânhàng thương mại, bao gồm các khoản ngân hàng nợ thị trường và vốn của ngân hàng.Các khoản vốn nợ thị trường biểu hiện thông qua các khoản vốn mà dân chúng gửivào hoặc các khoản vốn ngân hàng đi vay các chủ thể trong nền kinh tế như các cácnhân, hộ gia đình, tổ chức tài chính trung gian…Tài sản có phản ánh việc sử dụng vốncủa ngân hàng thương mại hay các khoản thị trường nợ ngân hàng Mỗi khoản ngânhàng cho vay ra hay đầu tư vào chứng khoán đều ghi vào bên có của bảng tổng kết tàisản, làm tăng tài sản có của ngân hàng

Tính chất quan trọng của bảng cân đối tài sản là tổng số tiền bên tài sản nợ phảibằng tổng số tiền bên tài sản có.

Tổng tài sản có = tổng tài sản nợ + vốn 3.2.Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ

3.2.1 Vốn tiền gửi:

Tiền gửi không kỳ hạn:

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc

Trang 8

nào Khách hàng yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản này để chi trả cho ngườiđược hưởng về tiền hàng hóa, cung ứng dịch vụ Đồng thời khách hàng cũng có thểyêu cầu được chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này.

Tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng được phép rút ra sau một thờigian nhất định từ một vài ba tháng đến một vài năm Mục đích của người gửi tiền làlấy lãi và ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này để cho vay Mức lãi suấtcụ thể phụ thuộc vào người thời hạn gửi tiền và sự thỏa thuận giữa ngân hàng vàkhách hàng trên cơ sở xem xét sự an toàn của ngân hàng cũng như quan hệ cung cầuvốn vào thời điểm đó Tuy nhiên, để thu hút khách hàng, ngân hàng có thể cho phépkhách hàng rút tiền trước hạn với những khoản phạt đáng kể.

Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào nhằm mục đíchhưởng lãi

3.2.2 Vốn đi vay

Phát hành các chứng từ có giá:

Ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm mụcđích đã định, ví dụ phát hành kỳ phiếu để có tiền cho vay khác phục hậu quả bão lụt,để cho vay thu mua nông sản…Việc huy động vốn phát hành dưới dạng kỳ phiếuđược huy động theo hai phương thức: phát hành theo mệnh giá và phát hành dưới hìnhthức chiết khấu.

Vay ngân hàng Trung ương:

Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại chủ yếu dướihai hình thức:

Thứ nhất là tái cấp vốn mà chủ yếu dưới hình thức tái chiết khấu chứng

từ có giá.

Thứ hai là cho vay thế chấp hay ứng trước

Hình thức tái cấp vốn được Ngân hàng nước Việt nam thực hiện theo ba cách: +Cho vay lai theo hồ sơ tín dụng

+Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác.

Trang 9

+Cho vay có đảm bảo cầm cố thương phiếu và các giấy tờ ngắn hạnkhác

Khoản vay này liên quan đến lượng tiền trung ương, đến việc thực hiện chínhsách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Vay các ngân hàng và các tổ chức tín dụng:

Một mục đích quan trọng của loại vay là đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trongthời hạn ngắn Trong quá trình hoạt động, có những ngày cho vay quá nhiều hoặc cónhu cầu lớn về các nghĩa vụ tài chính dẫn tới sự thiếu hụt dự trữ tại Ngân hàng trungương Trong khi đó có một vài ngân hàng thương mại khác trong tình trạng dư thừavốn Hành vi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng là nhằm cân bằng lượng vốn khả dụngtrong hệ thống ngân hàng.

Các nguồn vốn vay khác:

* Tiền vay từ những công ty mẹ của ngân hàng.

* Phát hành hợp đồng mua lại: đây là thỏa thuận vay tiền từ các công ty

Hợp đồng mua lại hay giấy thỏa thuận mua lại là một hợp đồng bán chứngkhoán và các đối tượng kinh doanh chứng khoán tương đối thừa tiền mặt như: cáccông ty tài chính, các quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng, quỹ hưu trí…

Vay nước ngoài.

Các ngân hàng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu nợđể vay tiền ở nước ngoài

Trang 10

3.3 Nghiệp vụ thuộc tài sản có:

3.3.1 Nghiệp vụ ngân quỹ:

Tiền mặt tồn quỹ: gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng Tiền gửi ở ngân hàng khác: nhiều ngân hàng nhỏ gửi tiền trong các ngân hànglớn để đổi lấy các dịch vụ khác nhau như thanh toán giữa các ngân hàng, giao dịchngoại tệ…

Tiền gửi ở ngân hàng trung ương: gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửithanh toán.

3.3.2 Nghiệp vụ cho vay:

Là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất,tiêu dùng… trên cở sở các điều kiện vay vốn của ngân hàng.

- Chiết khấu thương phiếu.- Cho vay ứng trước.- Cho vay vượt chi.

- Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán.- Cho vay thuê mua.

- Tín dụng bằng chữ ký (gồm tín dụng chấp nhận và tín dụng bảo lãnh)- Tín dụng tiêu dùng.

3.3.3 Nghiệp vụ đầu tư.

Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến nhất trong nghiệp vụ tài sản cócủa NHTM (cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, tín phiếu…) Ở ViệtNam, theo luật các tổ chức tín dụng, ngoài việc đầu tư vào trái khoán, các tổ chức tíndụng được dùng vốn để điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanhnghiệp và của các tổ chức tín dụng khác.

Trang 11

Theo các Tổ chức tín dụng của Việt nam, hiện nay các dịch vụ mà ngân hàng đượcthực hiện bao gồm:

Dịch vụ bao thanh toán

Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường Thực hiện nghiệp vụ ủy thác và đại lý.

Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng.

B.Thực trạng hoạt động của các NHTM tại Việt Nam1 Tình hình kinh tế nước ta hiện nay

Năm 2008: khép lại với nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền

kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nhữngkhó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ lan rộng thành khủng khoảng tài chínhvà suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn chưa đến hồi kết thúc và đang tiếp tục đẩy tình trạngnợ xấu, vỡ nợ leo thang khiến số lượng ngân hàng ở Mỹ và ở nhiều nền kinh tế khácbị đóng cửa ngày càng tăng Chỉ tính riêng ở Mỹ, từ đầu năm 2008 đến nay đã có 23ngân hàng Mỹ bị giải thể, đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, mới tính đến tháng10-2008 tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới 6,7%, tăng 2% so với năm 2007.

Những thách thức mà các nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2008 diễn biến vôcùng phức tạp, khó lường Nếu như trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạnh của giádầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,cùng với những bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăngtrưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát, thì trong 6 thángcuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147 USD/thùng vào giữa tháng 7 xuốngmức thấp, dưới 40 USD/thùng vào trung tuần tháng 12, giá lương thực cũng giảmmạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây ra áp lực giảm phát Kinh tế thế giới lại

Trang 12

chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát và giảm phát cùng với suythoái kinh tế toàn cầu và dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2009.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễnbiến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại:lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14%GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm Trước tình hình đó, để giữ ổn địnhkinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, Chính phủ đã điều chỉnh từ mụctiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăngtrưởng duy trì ở mức hợp lý Tuy nhiên, những tháng cuối năm, diễn biến kinh tế vàlạm phát của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của kinh tế thế giới, nên cácgiải pháp vĩ mô cũng đã có sự thay đổi cho phù hợp Tháng 11-2008, Chính phủ đãđưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, trong đóđặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệtheo hướng chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả để vừa duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa ổnđịnh kinh tế vĩ mô.

Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đầu năm,Ngân hàng Nhà nước đã có những phản ứng kịp thời về mặt ban hành chính sách, sửdụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chếlạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô Các công cụ chính sách tiền tệ đượcđiều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông, nhưng vẫn bảo đảm tính thanh khoản chonền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường Đồngthời, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động củathị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quánóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng.

2 Hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.

2.1 Hoạt động huy động vốn.( nghiệp vụ bên nợ)

2.1.1.Lãi suất

Năm 2008 là năm có biến động lớn về lãi suất huy động vốn của các NHTM.

Cuối năm 2008 Tháng 11/2008

Trang 13

Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm nhanh; tốc độ huyđộng vốn của hệ thống đang có tín hiệu chậm lại.

Ngày 11/11, nhiều ngân hàng cổ phần đồng loạt áp biểu lãi suất huy động mới; lãi suất huy động VND một số thành viên đã rút về gần mốc 13%/năm, riêng các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ còn 10% - 12%/năm.Từ ngày 5/11, thực hiện cơ chế mới theo sự điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm xuống mức thấp, đặc biệt ở khối quốc

doanh và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).Trong ngày 10 và

11/11, đến lượt nhiều ngân hàng cổ phần lớn nhỏ giảm mạnh, đưa mặt bằng chung ở nhóm này xuống dưới 14%/năm; chênh lệch lãi suất với một số ngân hàng đa có mức

cao đã lên đến 1,5%-2% Tại Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, lãi suất VND

tiết kiệm thường đều xuống dưới mốc 14,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn Lĩnh lãi cuối kỳ, mức cao nhất tại ngân hàng này hiện có ở kỳ hạn 3 tháng với 14,35%/năm; kế đến là ở kỳ hạn 4 tháng với 14,2%/năm, kỳ hạn 5 tháng có mức 14%/năm Đó cũng là 3 kỳhạn có lãi suất từ 14%/năm trở lên, còn lại đều dưới 14%/năm.

Những mức lãi suất trên cũng gần với biểu lãi suất áp dụng của Ngân hàng Ngoài

quốc doanh (VPBank) Tại một số ngân hàng cổ phần lớn như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất huy động VND

cũng đã rút về ở mức thấp Như tại ACB, mốc 14%/năm có ở kỳ hạn 3 tháng; còn lại đều dưới 14%/năm; tại kỳ hạn 6 tháng chỉ còn 12,55%/năm lĩnh lãi hàng tháng; từ 9 tháng trở lên chỉ từ 9% - 12,5%/năm.

Tại những thành viên trên, lãi suất huy động VND hiện đã giảm từ 4% - 5%/năm so với những đỉnh điểm cuối tháng 6/2008.Tại khối quốc doanh và Vietcombank, một “mặt bằng” mới cũng đã thiết lập, cao nhất là 14%/năm ở Vietcombank; cao nhất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 13,5%/năm Nhưng trong nhóm này cũng có sự chênh lệch khá lớn, như tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (Agribank), mức cao nhất ghi nhận ở 16%, kỳ hạn 12 tháng Một điểm đáng chú ý là “đường cong lãi suất” tại khối quốc doanh đã được chỉnh lãi theo hướng từ thấp lên cao theo kỳ hạn thấp đến cao, từ không kỳ hạn đến 12 tháng

Hiện trên thị trường, ở một số ngân hàng cổ phần, lãi suất huy động VND vẫn ở mức khá cao so với mức mới mà những ngân hàng trên vừa áp dụng Như tại Ngân

Trang 14

hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), các kỳ hạn từ 1 - 9 tháng đều có trên 15%/năm, cao nhất là 15,8%/năm Hay tại Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), với khoản tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên, người gửi vẫn được lãi suất từ 16,45% - 16,6%/năm ở kỳ hạn 6 tháng.

Tốc độ huy động của hệ thống ngân hàng đã có dấu hiệu chậm lại, theo dữ liệu từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, trong tháng 10 vừa qua, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước chỉ tăng 2,42% so với tháng 9, thấp hơn mức tăng 3,8% của tháng 9 và mức 4,21% của cùng kỳ năm 2007; trong đó, số dư tiền gửi VND ước chỉ tăng 2,16%,thấp hơn mức tăng 4,39% của tháng 9 và số dư tiền gửi ngoại tệ ước tăng 3,18%, cao hơn mức tăng 2,09% của tháng 9 So với cuối năm 2007, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 16,61% Một điểm đáng chú ý là theo thông tin từ các ngân hàng thương mại lớn, cũng như từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ huy động tiền gửi từ đầu năm đến nay chủ yếu tăng từ khối dân cư!

Theo Ngân hàng Nhà nước, điều này cho thấy người dân vẫn tin tưởng vào hệ thống Trong khi đó, lượng tiền gửi của khối doanh nghiệp có xu hướng giảm được giải thích từ nguồn tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh thay vì gửi ngân hàng như trước đây.

(18%/năm); mức huy động vốn 10%/năm giờ đã thành… xa xỉ.

Theo lý giải của các NHTM, ngoài việc hạ lãi suất đón đầu lãi suất cơ bản thì cơ sở chính để các đơn vị này liên tiếp giảm lãi suất huy động vào thời kỳ "cao điểm" vayvốn cuối năm nay là do nguồn vốn khả dụng hiện nay vẫn đảm bảo, các ngân hàng đều đã chủ động cân đối được các nguồn vốn, hơn nữa vốn cho vay cũng không còn "nóng bỏng" như những tháng trước, thậm chí nguồn vốn ra đang khá chậm

Theo thông báo cuối ngày 18/12 của Ngân hàng Quân đội (MB), 9%/năm là mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này áp cho kỳ hạn 12 và 24 tháng; các kỳ hạn còn lại

Ngày đăng: 04/12/2012, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w