Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
306 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh khi sản xuất thì
phải có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ đó. Quá trình
tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó đã đem lại doanhthu cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, doanhthucó một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Doanh thucó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có được doanh
thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp
với nhu cầu của xã hội được xã hội công nhận. Đồng thời có được doanhthu tức là
doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Thực hiện nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách
nhà nước. Có được doanhthu cũng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân
chuyển vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh
nghiệp phải đối mặt với rất nhiều thách thức cả ở trong nước cũng như nước ngoài.
Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những
quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết
định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một
môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động. Đểcó được doanhthu cao là
rất khó khăn, nhưng là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng của doanhthu trong kinh doanh nên trong quá trình tìm
hiểu với sự quan tâm giúp đỡ của một số cán bộ ở trong côngty và theo sự hướng dẫn
của thầy giáo Lưu Huỳnh em đã chọn đềtài là “Giải pháptăngdoanhthutạiCông
ty cổphầngiầyThăng Long” làm chuyên đề của mình.
Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đềcơ bản về doanh thu.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng doanhthutạicôngtycổphầngiầy da
Thăng Long
Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phầntăngdoanhthutạicôngtycổphầngiầy
da Thăng Long
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀCƠ BẢN VỀ DOANH THU
1.1. DOANHTHU VÀ CÁC LOẠI DOANH THU:
1.1.1 Khái niệm doanh thu.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế cùng tồn tại cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Các doanh
nghiệp sản xuất ra hàng hoá dịch vụ không chỉ có nhiệm vụ sản xuất tạo ra những sản
phẩm hàng hoá dịch vụ mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đây là quá
trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua hoặc cung ứng dịch vụ cho đơn
vị khác và được đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng
theo giá đã thoả thuận, đó là doanhthu của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình
sản xuất ra và có lãi.
Doanhthu là toàn bộ các khoản tiền thu hoặc đã được bên mua chấp nhận
thanh toán do hoạt động cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại
trong một thời kỳ nhất định.
Doanhthu không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan
trọng đối với cả nền kinh tế xã hội.
1.1.2 Tiêu thụ sản phẩm và doanhthu tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và
nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên mua bán. Như vậy,
việc chọn thời điểm để xác định quá trình tiêu thụ sản phẩm hoàn thành là một trong
những khâu quan trọng liên quan đến rất nhiều vấn đề khác trong hoạt động quản lý
tài chính doanh nghiệp như: trong công tác quản lý thu thuế thì giúp cơ quan thuế thu
được dễ dàng, tiện lợi; trong công tác quản lý các khoản phải thu thì thúc đẩy các
doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành việc thu tiền đảm bảo vốn cho chu kỳ kinh
doanh tiếp theo; trong công tác quản lý tiền mặt thì giúp các doanh nghiệp đảm bảo
giao dịch hàng ngày…
Tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm:
Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất
cái gì? sản xuất như thế nào? Bao nhiêu và cho ai? Tức là thị trường đang cần những
loại sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nó ra sao ? dung lượng thị trường về
sản phẩm đó như thế nào? Ai là người tiêu thụ những sản phẩm đó?
Lựa chọn sản phẩm thích ứng theo đơn đặt hàng và tiến hành tổ chức sản xuất là nội
dung quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ.
Sản phẩm thích ứng bao hàm về số lượng, chất lượng và giá cả. Về mặt lượng,
sản phẩm phải thích ứng với dung lượng thị trường. Về mặt chất sản phẩm phải phù
hợp với yêu cầu, tương xứng với trình độ tiêu dùng. Thích ứng về mặt giá cả hàng
hoá có nghĩa là được người mua chấp nhận và tối đa hoá được lợi nhuận.
Tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu tiêu thụ như: tiếp nhận, kiểm tra, phân loại,
bao gói, ghép đồng bộ hàng hoá.
Dự trữ thành phẩm ở các doanh nghiệp và định giá tiêu thụ.
Lựa chọn các kênh tiêu thụ và tổ chức chuyển giao hàng cho khách hàng…
Xúc tiến bán hàng ở doanh nghiệp. Và cuối cùng là các kỹ thuật nghiệp vụ bán
hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi hoàn thành việc tiêu
thụ sản phẩm cũng có nghĩa là doanh nghiệp códoanhthu tiêu thụ sản phẩm. Doanh
thu của doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả. Đây là nguồn thu chủ
yếu và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanhthu của doanh nghiệp. Điều này
cho thấy việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chọn thị trường tiêu thụ, việc chọn thời
điểm tiêu thụ cũng như các quyết định về giá cả liên quan chặt chẽ đến doanhthu tiêu
thụ sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp.
1.1.3 Các loại doanh thu.
Doanhthu của doanh nghiệp bao gồm: doanhthu từ hoạt động kinh doanh và
doanh thu từ hoạt động khác.
1.1.3.1 Doanhthu từ hoạt động kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp nhà nước doanhthu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ
tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ (-) các
khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ
hợp lệ), được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa.
Doanhthu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm: các khoản
phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước mà
doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong
kỳ; giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng, trao đổi hay tiêu dùng cho sản xuất
trong nội bộ doanh nghiệp.
Doanhthu hoạt động chính = số lượng sản phẩm bán ra x đơn giá hàng bán ra.
Ngoài hoạt động kinh doanh còn hoạt động tài chính cũng códoanhthu và đây
cũng là một hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Doanhthu từ hoạt động tài
chính bao gồm:
- Thu từ các hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần.
- Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay; tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp.
- Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán.
- Thu từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá
nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính.
- Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt
động kinh doanh thường xuyên.
- Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán.
Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, kỹ thuật từng ngành sản xuất kinh doanh khác nhau
mà doanhthu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá bao gồm những bộ phận khác nhau.Có thể
cần phải phân biệt doanhthu kinh doanh và doanhthu bán hàng.
Doanhthu kinh doanh là doanhthu của tất cả các hoạt động kinh doanh của
một doanh nghiệp nhận được trong một thời kỳ. Doanhthu bán hàng chỉ là một bộ
phận của doanhthu kinh doanh, là bộ phận của doanhthu bán sản phẩm hàng hoá mà
doanh nghiệp nhận được. Doanhthu bán hàng là toàn bộ tiền thu về tiêu thụ sản
phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sản phẩm được coi là kết thúc quá trình
tiêu thụ khi đơn vị mua chấp nhận trả tiền.
Nói chung, doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ chiếm tỷ trọng cao nhất.
1.1.3.2 Doanhthu từ hoạt động khác.
Là các khoản thu từ các hoạt động không thường xuyên hoặc không tính trước.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định thu nhập khác
nhau:
- Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công cụ, dụng cụ đã phân
bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng không
không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ.
- Thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
- Nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được
- Hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, khoản dự phòng nợ
phải thu khó đòi đã trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm công trình và hạng
mục công trình khi hết thời hạn bảo hành.
- Thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ.
- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; các khoản thuế phải nộp được
nhà nước giảm.
1.1.4.Ý nghĩa của doanh thu.
Trước đây, trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước
tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nước, Nhà nước định
giá bán nếu như lãi thì nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Do vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ
và tăngdoanhthu không phải là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước không bao cấp về vốn như
trước nữa. Các doanh nghiệp được lựa chọn hình thức kinh doanh, lỗ thì tự gánh chịu,
lãi thì được hưởng. Do đó đã tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần
kinh tế, các đơn vị sản xuất không chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn phải
tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó, trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu thị
hiếu của người tiêu dùng ngày càng tăng, vấn đề tiêu thụ sản phẩm không phải là
công việc dễ dàng với bất cứ một doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm tăngdoanhthucó ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Mục đích đầu tiên của việc tiêu thụ sản phẩm là thu được doanh thu. Đây là
nguồn tài chính quan trọng đểdoanh nghiệp bù đắp trang trải các chi phí hoạt động
sản xuất kinh doanh như: bù đắp về nguyên vật liệu, tiền công của người lao động…
và làm nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp
mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít, khi đó doanhthu sẽ không đủ để bù
đắp các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng nợ nần sẽ gia tăng. Nếu tình
trạng này cứ kéo dài thì doanh nghiệp sẽ đi đến bờ vực phá sản.
Mặt khác khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá chứng tỏ sản
phẩm của doanh nghiệp xét về mặt khối lượng, chất lượng, giá cả…đã phù hợp với
thị hiếu của thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận. Đây là căn cứ đểdoanh
nghiệp tiến hành tổ chức sản xuất một cách chặt chẽ hơn nữa để ngày một nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ được giá thành, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những biện
pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì doanh nghiệp bán hàng và
cung ứng dịch vụ tỷ lệ thuận với lợi nhuận tiêu thụ của hoạt động kinh doanh.
LN
tt
= DTT - Z
tt
Khi tiêu thụtăng thì doanhthu bán hàng và cung ứng dịch vụ tăng. Dẫn đến doanh
thu thuần tăng trong khi đó giá thành tiêu thụ ( Z
tt
) không đổi làm cho lợi nhuận tiêu
thụ (LN
tt
) tăng. Làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn,
giúp cho doanh nghiệp thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, tăng quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác công tác tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, kịp thời và ngày càng tăng còn
góp phần thúc đẩy tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tiết kiệm chi phí sản xuất
kinh doanh.
1.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DOANHTHU VÀ LẬP KẾ HOẠCH
DOANH THU.
1.2.1 Phương pháp xác định doanh thu.
- Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, tài chính
và hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
+ Nếu tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanhthu là số tiền
thu được từ các hoạt động không bao gồm thuế GTGT đầu vào.
+ Nếu tính thuế GTGT theo ph ương pháp trực tiếp thì doanhthu là tổng số tiền
phải thu từ các hoạt động (tổng giá thanh toán).
- Đối với các sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ của các hoạt động kinh
doanh, tài chính bất thường không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanhthu
hoặc thu nhập là số tiền phải thu của các hoạt động trên.
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì tính vào doanhthu hoạt
động kinh doanh theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm. Lãi trả chậm
tính vào thu nhập hoạt động tài chính hàng năm.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi hàng hoá dịch vụ khác
thì doanhthu tính theo giá bán của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm trao đổi.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra để biếu tặng
hoặc dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp thì doanhthu tính theo giá thành
sản xuất( hoặc giá vốn) sản phẩm hàng hoá đó.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm
thì doanhthu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm cho thuê tài sản.
- Đối với hoạt động bán hàng đại lý thì doanhthu là khoản phải thu về hoa
hồng đại lý.
- Đối với hoạt động gia công thì doanhthu tính theo giá gia công ghi trên hoá
đơn của khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành trong kỳ.
- Đối với sản phẩm giao khoán trong các doanh nghiệp sản xuất nông lâm
nghiệp nếu thu bằng tiền thì doanhthu là số tiền phải thu ghi trong hợp đồng giao
nhận khoán đến hạn trả, nếu thu bằng hiện vật thì khi bán sản phẩm khoán đó mới
hạch toán doanhthu và tính theo giá bán thực tế.
- Đối với hoạt động tín dụng, doanhthu là lãi tiền cho vay đến hạn phải thu
trong kỳ.
- Đối với hoạt động bảo hiểm, doanhthu là phí bảo hiểm phải thu trong kỳ.
- Đối với sản phẩm xây lắp thi công trong nhiều năm thì doanhthu một năm là
giá trị phải thu tương ứng với giá trị khối lượng công việc, hạng mục, công trình xây
lắp hoàn thành bàn giao trong năm đó được người giao thầu chấp nhận thanh toán.
- Trường hợp doanh nghiệp xây lắp giao thầu lại cho nhà thầu phụ thì doanh
thu bao gồm cả phần giá trị xây lắp giao thầu lại.
1.2.2. Lập kế hoạch doanh thu.
Hàng năm doanh nghiệp phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xác
định doanhthu bán hàng hoá dịch vụ trong năm. Doanhthu bán hàng là một chỉ tiêu
tài chính quan trọng, nó cho biết khả năng để sản xuất cũng như quy mô của tiêu thụ.
Căn cứ để lập kế hoạch doanhthu bán hành là dựa vào các đơn đặt hàng, các
hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng và kết quả nghiên cứu tìm hiểu thị trường
đối với sản phẩm chủ yếu ở doanh nghiệp, tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp trên cơ sở các nhân tố tác động của chính sách nhà nước trong vấn đề khuyến
khích xuất và nhập khẩu. Doanhthu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm,
hàng hoá tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm hay cước phí.
Chỉ tiêu doanhthu kỳ kế hoạch được xác định theo công thức sau:
DT = (G
i
x H
i
)
Trong đó: DT: là doanhthu về bán hàng kỳ kế hoạch.
H
i
: là số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vụ cung ứng
của từng loại trong kỳ kế hoạch.
G
i
: là giá bán sản phẩm hoặc đơn giá tiền công phục vụ (chưa kể VAT)
i : là loại sản phẩm tiêu thụ hoặc loại dịch vụ cung ứng tiêu thụ.
Trong trường hợp bán hàng xuất khẩu, tuỳ theo hợp đòng mà giá bán có thể là
giá FOB, CIF, CIP, CFR, FAS…và việc thanh toán phải bằng ngoại tệ. Mỗi loại
ngoại tệ có một tỷ giá hối đoái khác nhau, do đó khi tính doanhthu phải nhân thêm
với tỷ giá hối đoái của từng loại ngoại tệ. Trong mua bán quốc tế có trường hợp ngoại
tệ tính giá và tiền tệ thanh toán là hai loại ngoại tệ khác nhau đòi hỏi phải thận trọng
trong việc tính doanhthu bán hàng.
Việc xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ có thể thực hiện bằng một
trong hai cách sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng trong kỳ kế hoạch phụ
thuộc vào số lượng sản xuất hoặc cung ứng trong kỳ kế hoạch, số lượng kết dư dự
tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch.
Công thức tính: H
ti
= H
di
+ H
xi
- H
ci
Trong đó :
H
di
: Là số lượng sản phẩm, hàng hoá i kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch.
H
xi
: Là số lượng sản phẩm, hàng hoá i sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong kỳ
kế hoạch.
H
ci
: Là số lượng sản phẩm, hàng hoá i kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch.
Trong công thức trên, số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch ở các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá gồm hai bộ phận: Số lượng sản phẩm
còn lại trong kho đến ngày đầu kỳ kế hoạch và số lượng sản phẩm còn lại trong kho
đến ngày đầu kỳ kế hoạch và số lượng sản phẩm, hàng hoá gửi bán nhưng chưa xác
định tiêu thụ.
Thứ hai: Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng:
Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế
hoạch doanhthu bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp.
Cách tính doanhthu bán hàng cũng tương tự như phần trên tức là :
DT = (G
i
x H
i
)
nhưng do thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên không có số lượng tòn đầu
kỳ và cuối kỳ( sản xuất bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu theo đúng đơn đặt hàng)
Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất
ra sẽ tiêu thụ hết. Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện được nếu không có đơn
đặt hàng trước của khách hàng.
1.3. Biện pháp nâng cao tiêu thụ sản phẩm, tăngdoanh thu.
Trong kinh doanh, việc tiêu thụ sản phẩm là yếu tố hàng đầu mà các doanh
nghiệp quan tâm, làm thế nào đểthu hút được khách hàng đến với sản phẩm của
mình luôn là mọt bài toán nan giải, hóc búa cho bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó các
doanh ngiệp càng đặc biệt quan tâm đến các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ. Đứng trên
lĩnh vực tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra một số biện pháp như sau:
1.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ.
Muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh, ổn định tăng cao khối lượng sản
phẩm tiêu thụ, việc đầu tiên doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao những đặc tính sử
dụng của hàng hoá, nghiên cứu hoàn thiện công dụng, chức năng, những đặc tính vật
lý, hoá học của sản phẩm. Biện pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng đểtăng
chất lượng sản phẩm là: Đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên liệu
đầu vào có chất lượng cao, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động…Tiêu
chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng là công việc mà doanh nghiệp phải
tiến hành thường xuyên và chặt chẽ nhằm duy trì và nâng cao được chất lượng của
sản phẩm, đảm bảo giữ vững uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tuy
nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm thường dẫn đến giá sản phẩm tăng do các
chi phí đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh lớn, lúc này doanh nghiệp dễ phải
đương đầu với khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do khách hàng phản đối việc nâng
giá. Do vậy, để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được thuận lợi các doanh nghiệp phải tổ
chức hiệu quả quá trình sản xuất. Có như vậy mới tạo ra các sản phẩm không những
có chất lượng cao mà còn có giá thành hạ, được người tiêu dùng chấp nhận.
1.3.2 Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lý.
Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển được phải bíêt thích nghi và hoà nhập
vào môi trường hoạt động của mình. Sự thích ứng, linh hoạt trong kinh doanh của
doanh nghiệp biểu hiện cụ thể qua việc thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Không
ngừng cải tiến, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm. Một kết cấu mặt hàng hợp lý phải
được xây dựng trên cơ sở kết quả công tác nghiên cứu thị trường và gắn với năng lực
sản xuất của doanh nghiệp sao cho vừa đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, vừa mang lại
lợi ích cho bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên hạn chế hoặc ngững sản xuất
những mặt hàng không còn phù hợp với thị trường mang lại lợi nhuận ít, thường
xuuyên nghiên cứu cải tiến sản phẩm, chế tạo sản phẩm mới nhằm thoả mãn tốt hơn
nhu cầu người tiêu dùng. Đối với những hợp đồng tiêu thụ đã ký kết doanh nghiệp
phải thực hiện đúng kế hoạch mặt hàng, không vì chạy theo lợi nhuận mà phá vỡ kết
cấu mặt hàng tiêu thụ, gây thiệt hại cho khách hàng và làm giảm uy tín của doanh
nghiệp.
Thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay ngày càng cao về số lượng, chất lượng
về chủng loại. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được đặc điểm này để xây dựng được
kết cấu mặt hàng hợp lý, gắn với thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp, có quyết định thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất từng loại sản phẩm một
cách chính xác, kịp thời.
1.3.3 Xây dựng một chính sách định giá linh hoạt.
Trong cơ chế thị trường, giá cả từng loại sản phẩm, dịch vụ là kết quả của một
quá trình cạnh tranh dung hoà về lợi ích giữa người bán và người mua. Chính vì vậy,
chính sách định giá của nhà kinh doanh phải rất linh hoạt và nhậy bén cho phù hợp
với đặc điểm của từng vùng thị trường và khách hàng khác nhau. Những yêu cầu
quan trọng nổi lên hàng đầu khi định giá là:
Giá cả của hàng hoá phải đảm bảo cho doanh nghiệp bù đắp được các chi phí
sản xuất và tiêu thụ.
Giá cả của hàng hoá phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được mức lợi nhuận
nhất định.
Giá cả của từng loại mặt hàng phải phù hợp với quan hệ cung cầu của mặt hàng
do theo từng thời điểm.
Giá cả của hàng hoá phải được người tiêu dùng chấp nhận.
Giá cả của từng loại hàng hoá, dịch vụ phải được xem xét trong mối quan hệ
với giá cả của các sản phẩm cạnh tranh và giá của sản phẩm thay thế.
Tuy nhiên, trong mỗi hoàn cảnh về vị trí của doanh nghiệp, uy tín sản phẩm và
hoàn cảnh thị trường, khách hàng khác nhau, những yêu cầu trên được chú ý theo
những vị trí ưu tiên khác nhau. Trong trường hợp sản phẩm sản xuất ra bị tồn đọng,
lạc mối thì doanh nghiệp có thể giảm giá bán, bán hoà vốn chậm để nhanh chóng thu
hồi lại vốn, chuyển hướng sản xuất sản phẩm mới. Trong điều kiện cần phải xâm
nhập và mở rộng thị trường, mục tiêu khối lượng hàng hoá trở thành mục tiêu hàng
đầu, thông thường các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược định giá thấp hoặc
giảm giá nhằm lôi kéo khách hàng hay trong những dịp cụ thể…Đối với những sản
phẩm có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến
lược định giá cao nhằm thu thêm lợi nhuận.
Trong điều kiện thu nhập đầu người còn thấp như ở nước ta, giá cả càng trở
nên là một công cụ cạnh tranh sắc bén. Đểtăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng quy
mô doanhthu thì việc xây dựng một chính sách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với từng
điều kiện cụ thể là một trong những biện pháp hữu hiệu cần được doanh nghiệp áp
dụng.
1.3.4 Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm.
Mục tiêu của việc phân phối sản phẩm là nhằm định hướng vào người tiêu
dùng, vừa thoả mãn nhu cầu khách hàng, vừa kích thích nhu cầu tiêu thụ. Hiện nay
các doanh nghiệp thường áp dụng hai hình thức phân phối là: phân phối trực tiếp cho
người tiêu dùng qua các cửa hàng và phân phối qua khâu trung gian như đại lý, người
môi giới.
Để phát huy vai trò của các kênh phân phối doanh nghiệp thường lựa chọn các
phần tử trung gian, nắm các thông tin về những người phân phối được sử dụng. Hệ
thống đại lý, người môi giới được hưởng những ưu đãi nhất định về tỷ lệ hoa hồng,
thời hạn thanh toán…tạo mối quan hệ gắn liền với doanh nghiệp. Nhờ đó, nhà sản
xuất có thể chuyên tâm vào công việc đồng thời phát huy hết lợi thế của các kênh
phân phối để mở rộng và chi phối thị trường.
1.3.5 Tăng cường chính sách xúc tiến bán hàng và hỗ trợ kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của nhà sản xuất và tình hình cạnh tranh trên thị trường
diễn ra ngày càng quyết liệt thì các hoạt động xúc tiến yểm trợ càng được sử dụng
nhiều như một chất xúc tác làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Các kỹ thuật chủ yếu được áp dụng bao gồm:
+Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm: Do quảng cáo có hiệu quả, doanh nghiệp cần
chú ý lựa chọn phương tiện quảng cáo, vị trí đặt quảng cáo, thời điểm và hình thức
quảng cáo sao cho thu hút sự chú ý của khách hàng. Quảng cáo phải hấp dẫn, độc đáo
có lượng thông tin cao, đồng thời phải đảm bảo tính trung thực.Chi phí quảng cáo
thường khá lớn bởi vậy các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc tính toán chi phí và
hiệu quả mang lại của quảng cáo.
+Tham gia hội chợ, triển lãm kinh tế kỹ thuật: Tại hội chợ, triển lãm, khả năng
thu hút khách hàng đông hơn và nhiều tầng lớp khác nhau. Khả năng tiếp xúc giao
dịch và ký hợp đồng cũng được mở rộng hơn. Để việc tham gia hội chợ thu được kết
quả cao, các doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo cho các khâu như: Chọn sản phẩm
tham gia, loại và địa điểm hội chợ, các điều kiện về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ
thuật và các điều kiện cần thiết khác.
+Tổ chức tiếp xúc với khách hàng thông qua việc mở các giải thưởng, tặng
quà, tổ chức hội nghị khách hàng.
+Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như: hoạt động bảo hành sản phẩm hướng
dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, cung ứng các phụ tùng thay thế…
1.3.6 Chủ động mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới.
Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp
không thể bằng lòng với những khách hàng hiện tại mà phải chủ động tìm kiếm thị
trường mới, khách hàng mới. Bộ phận khách hàng tiềm năng này sẽ tạo cho doanh
nghiệp một cơ hội đểtăngdoanhthu lên gấp nhiều lần mở rộng khả năng phát triển
mới cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào là người đầu tiên khai thác vào bộ phận
khách hàng tiềm năng sẽ không có đối thủ cạnh tranh và có khả năng mở rộng nhanh
chóng thị trường của mình.
Quá trình thâm nhập vào thị trường mới đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu
lý tưởng về đặc điểm của thị trường, đặc điểm của khách hàng. Doanh nghiệp cần
biết những đặc điểm chính mà thị trường yêu cầu về sản phẩm về số lượng người
mua, người bán tham gia vào thị trường, vị trí địa lý của thị trường, hệ thống thông
tin, tình hình an ninh trật tự…Các thông tin hữu ích này sẽ giúp doanh nghiệp dự toán
được chính xác về những yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đểcó chiến lược
và biện pháp cụ thể.
1.3.7 Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hoá và tiền vốn.
Trên cơ sỏ nhu cầu cong tác ở doanh nghiệp cần tuyển dụng và bố trí cán bộ
công nhân viên hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người nghiên cứu
xác định mức lương thoả đáng, chế độ thưởng phạt rõ ràng, công bằng trên cơ sỏ đó
thực hiện nghiêm kỷ luật lao động.
Tổ chức quản lý chặt chẽ vật tư, thành phẩm, hàng hoá, thực hiện tốt việc phân
công, phân cấp quản lý trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những vật tư kém, mất phẩm
chất, giảm hao hụt, đảm bảo an toàn vật tư thành phẩm, hàng hoá về cả số lượng lẫn
chất lượng…
Mặt khác, cần tổ chức quản lý chặt chẽ tiền mặt, vốn trong thanh toán, tích cực
đôn đốc đối chiếu và thu hồi công nợ dây dưa, nợ khó đòi, khoản lỗ ngoài doanh
nghiệp. Áp dụng những biện phápcó hiệu quả để không ngừng tăng nhanh vòng quay
của vốn.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TĂNGDOANH
THU CỦA DOANH NGHIỆP.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, đểcó thể tìm ra những
biện pháp hữu hiệu nhằm đạt được mức doanhthu mong muốn các doanh nghiệp cần
phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, có những nhân tố bên trong
doanh nghiệp và cũng có những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Tất cả những nhân
tố đó có thể tác động có lợi hay bất lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1 Nhân tố chủ quan.
Theo công thức xác định doanhthu hoạt động kinh doanh, ngoài nhân tố thuế
ta còn thấy có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanhthu là:
Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.
Giả sử trường hợp giá bán không đổi thì khối lượng sản phẩm tiêu thụcó ảnh
hưởng trực tiếp đối với doanhthu bán hàng trong kỳ. Sản lượng sản xuất nhiều phù
hợp với nhu cầu thị trường thì sẽ tiêu thụ hết. Ngược lại, khối lượng sản xuất ra nhiều
vượt quá nhu cầu thị trường cũng gây ra hiện tượng tồn đọng sản phẩm. Do vậy, đối
với mỗi doanh nghiệp việc tăng hay giảm khối lượng sản phẩm sản xuất cần phải
được xác định trên cơ sở nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất của doanh
nghiệp.
Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì khối lượng hàng
hoá bán ra tăng lên sẽ làm cho doanhthutăng và kéo theo lợi nhuận tăng. Do đó khi
lập phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp
[...]... nghị khách hàng, chính sách khuyến mại Cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới doanhthu Chương II : Phân tích và đánh giá thực trạng doanhthutạiCôngtyCổphầnGiầyThăngLong 1 Khái quát về CôngtyCổphầnGiầyThăngLong 1.1 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty: - Tên công ty: CôngtyCổphầnGiầyThăngLong - Địa chỉ: Số 411 – Tam Trinh – phường Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà... ty, Công tyCổphần Giầy ThăngLongcó những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Chức năng: Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập Doanh nghiệp của Công ty, Côngtycó hai chức năng chủ yếu: - Chức năng sản xuất: Sản xuất giầy dép và các sản phẩm khác từ da - Chức năng kinh doanh gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp: Phạm vi kinh doanh xuất khẩu của Côngty là: Gia công. .. ThăngLong chính thức chuyển thành Công tyCổphần Giầy Thăng Long, từ đây đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Côngty từ một doanh nghiệp phần lớn là sản xuất gia công đến nay đã mạnh dạn chuyển đổi hoàn toàn sang hình thức sản xuất theo hình thức mua bán trực tiếp 1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của Côngty Theo điều lệ thành lập của Công ty, ... của CôngtyCổphầnGiầyThăngLong Nhận xét: Theo nguồn hình thành: Phần nguồn vốn của Côngty được kết cấu bởi 2 khoản mục lớn là: vốn chủ sở hữu và vốn vay - Vốn chủ sở hữu: Phần vốn thu c quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh Đây là nguồn vốn quan trọng thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của doanh. .. tiếp tục tăng thêm 2.837 triệu đồng so với năm 2009 ( tương đương với 9,48 % ) 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty Những năm sau khi được cổphần hoá, CôngtyGiầyThăngLong hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giầy dép kinh doanh trong nước và xuất khẩu Trong thời kỳ hội nhập với rất nhiều khó khăn như: Quy định mới về các rào cản thu , phi thu quan; Ảnh hưởng từ sự kiện các Côngty Da Giầy Việt... thể tình hình xuất khẩu giầy dép theo từng nhóm sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Công tyCổphần Giầy ThăngLong trong giai đoạn 2008 – 2010 như sau : Giầy vải : Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng và do Côngty luôn chú trọng phát triển nên giầy vải là mặt hàng cótỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng giầy dép XK của Côngty ( bình quân 72,18%/năm ) Năm 2009, sản lượng giầy vải XK giảm 19,31%... của Công tyCổphần Giầy ThăngLong Nhận xét: Từ bảng doanhthu xuất khẩu và đơn giá trên ta thấy giá xuất khẩu một số loại giầy dép của Côngtycó sự biến động qua các năm Cụ thể như sau: Đơn giá FOB: tương đối cao Cụ thể: Giầy vải ( 3,5 – 4 USD/đôi ); Giầy thể thao ( 4,6 – 5,6 USD/đôi); Sandal và dép ( 2 USD/đôi ) Do đó, doanhthu XK trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DTXK của Công ty. .. nhưng bù vào đó, doanhthu nội địa lại tăng lên 20,17% nên tổng doanhthu năm 2009 giảm ít so với năm 2008 là 1,72% Năm 2010, cả doanhthu xuất khẩu và nội địa đều tăng ( tương ứng 0,78% và 16,72% ) so với năm 2009 Do đó, tổng doanhthu của Côngty năm 2010 đã tăng 3,04% so với năm 2009 Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định qua các năm có sự biến động do sự tăng giảm của doanhthu Năm 2009, giá... Lực lượng lao động của Côngty đến từ nhiều nơi khác nhau và đòi hỏi là những người có hiểu biết, am hiểu về lĩnh vực Da Giày 2 Thực trạng kinh doanh và kết quả kinh doanh của Công tyCổphần Giầy ThăngLong 2.1 Tình trạng vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty: Hiện nay, Côngty phát triển nguồn vốn của mình bằng hai nguồn chủ yếu là: - Nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: đây là nguồn vốn... sách Nhà Nước Thu nhập bình quân 1 người/tháng Năng suất lao động bình quân Tỷ suất lợi nhuận/ Doanhthu tiêu thụTỷ suất lợi nhuận/ Vốn Chỉ số kinh doanh Số vòng quay vốn lưu Vòng động Mối quan hệ giữa tốc Chỉ số độ tăng W và tăng V Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán của CôngtyCổphầnGiầyThăngLong Nhận xét : Doanhthu tiêu thụ theo giá cố định : Từ năm 2008 sang năm 2009, do doanhthu xuất khẩu . tới doanh thu.
Chương II :
Phân tích và đánh giá thực trạng doanh thu tại Công ty
Cổ phần Giầy Thăng Long
1. Khái quát về Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long
1.1
Thăng Long
Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần tăng doanh thu tại công ty cổ phần giầy
da Thăng Long
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH THU