định giá cho một sản phẩm xuất khẩu, Công ty phải có chính sách riêng đó là xuất khẩu nhằm mục tiêu gì)
- …
Hiện nay, do thiếu thông tin về khả năng và sức mua của người tiêu dùng – khách hàng tại thị trường nước ngoài, nên chính sách giá giầy dép xuất khẩu của Công ty xác định dựa trên cơ sở chi phí và giá cả của đối thủ cạnh tranh trong nước. Đây là phương pháp đơn giản và phù hợp với tình hình của Công ty hiện nay. Phương pháp định giá này đảm bảo tính công bằng và hợp lý, bằng cách lấy giá thành cộng với các khoản chi phí khác cho hoạt động xuất khẩu và cộng với mức kê lời để cho ra giá xuất khẩu.
Dưới đây là bảng doanh thu xuất khẩu và giá bán theo doanh thu xuất khẩu ứng với từng loại giầy dép của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009:
Bảng 5: Doanh thu xuất khẩu và giá xuất khẩu của một số sản phẩm chính
( ĐVT: USD/đôi )
Năm Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010 So sánh giá
DTXK Giá DTXK Giá DTXK Giá 09/08 10/09
1. FOB 1.989.462 1.944.507 2.255.662 - Giầy vải 1.207.686 3,51 1.294.824 4,00 1.409.929 3,69 113,96 92,25 - Giầy thể thao 718.308 4,63 597.871 4,76 788.194 5,51 102,81 115,76 - Sandal, dép 63.468 2,02 51.812 2,03 57.539 2,00 100,50 98,52 2. Gia công XK 1.720.125 1.594.938 1.311.484 - Giầy vải 1.117.327 1,43 1.114.925 1,90 860.752 1,41 132,87 74,21 - Giầy thể thao 235.454 2,72 183.343 2,80 176.217 2,66 102,94 95,00 - Giầy mũ da 307.410 2,75 235.373 2,68 202.614 2,45 97,45 91,42 - Sandal, dép 59.934 1,21 61.297 1,25 71.901 1,22 103,31 97,60 3. Tổng cộng 3.709.587 3.539.445 3.567.146
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long.
Nhận xét:
Từ bảng doanh thu xuất khẩu và đơn giá trên ta thấy giá xuất khẩu một số loại giầy dép của Công ty có sự biến động qua các năm. Cụ thể như sau:
Đơn giá FOB: tương đối cao. Cụ thể: Giầy vải ( 3,5 – 4 USD/đôi ); Giầy
thể thao ( 4,6 – 5,6 USD/đôi); Sandal và dép ( 2 USD/đôi ). Do đó, doanh thu XK trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DTXK của Công ty ( 57,27%/ năm). Hơn nữa, do Công ty luôn tăng cường đẩy mạnh XK trực tiếp => tỷ trọng DTXK trực tiếp ngày càng gia tăng trong tổng DTXK của Công ty. Từ bảng trên ta thấy, năm 2009 so với năm 2008, hầu hết các loại giầy dép đều tăng giá: Giầy vải tăng 0,49 USD/đôi ứng với 13,96% ; Giầy thể thao tăng 0,13 USD/đôi ứng với 2,81%; Sandal và dép tăng 0,01
USD/đôi ứng với 0,5%. Tuy nhiên sang năm 2010, chỉ có mặt hàng giầy thể thao là tăng 0,75 USD/đôi ứng với 15,76% so với năm 2009, còn các mặt hàng giầy dép khác đều giảm: Giầy vải giảm 0,31 USD/đôi ứng với 7,75% ; Sandal và dép giảm 0,03 USD/đôi ứng với 1,48% so với năm 2009. Công ty có định hướng giảm nhẹ giá các mặt hàng này xuống trong những năm tiếp theo nhằm tăng sức cạnh tranh cho giầy dép xuất khẩu so với các đối thủ khác trong và ngoài nước.
Đơn giá gia công xuất khẩu: tương đối thấp. Cụ thể như sau: Giầy vải
( 1,4 – 1,9 USD/đôi); Giầy thể thao ( 2,6 – 2,8 USD/đôi ); Giầy có mũ từ da ( 2,4 – 2,7 USD/đôi ); Sandal và dép ( 1,23 USD/đôi/năm). Chính vì đơn giá thấp nên DTXK theo hình thức gia công chỉ chiếm bình quân 42,73%/năm trong tổng DTXK của Công ty. Từ bảng trên ta thấy, giá gia công XK biến động qua các năm. Các loại giầy như: giầy vải, giầy thể thao, sandal và dép đều có giá năm 2009 cao hơn năm 2008. Sang năm 2010, hầu hết các mặt hàng đều giảm giá gia công. Cụ thể từ năm 2009 sang năm 2010: Giầy vải giảm 0,49 USD/đôi ứng với 25,79%; Giầy thể thao giảm 0,14 USD/đôi ứng với 5%; Sandal và dép giảm 0,03 USD/đôi ứng với 2,4%. Riêng mặt hàng giầy mũ da thì liên tục giảm giá gia công qua các năm ( từ 2,75 USD/đôi xuống 2,45 USD/đôi). Tình trạng bị khách hàng ép giá thành phẩm đã có từ lâu, nhưng trước khi xảy ra suy thoái kinh tế thì do đơn hàng dồi dào nên không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nhiều khách hàng của Công ty hiện nắm được tình hình tiêu thụ tại EU khi chịu ảnh hưởng bởi việc gia hạn thuế chống bán phá giá lên giầy mũ da và việc không được hưởng GSP nên đã mạnh tay ép giá. Trong khi giá nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu thì không đổi nhưng giá gia công lại đang bị khách hàng ép giá xuống thấp, điều nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty.
2.3.2 Thị trường tiêu thụ
4. Một số kết quả đạt được trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới: trong thời gian tới:
4.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, đào tạo tay nghề cho người lao động, tìm các nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ…để tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, Công ty đã có nhiều biện pháp thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất đã góp phần không nhỏ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010
Stt Các chỉ tiêu chủ yếu Đvt Năm
2008 Năm Năm 2009 Năm 2010 So sánh tăng,
giảm 2009/ 2008 So sánh tăng, giảm 2010/
Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định Triệu đồng 71.647 70.541 72.320 -1106 -1,54 1.779 2,51 2 Doanh thu tiêu thụ
theo giá hiện hành Triệu đồng 75.512,7 74.211,4 76.466,5 -1.301,2 98,28 2.255,11 3,04
3 Tổng số lao động Người 1.375 1.283 1.325 -92 -6,69 42 3,27 4 Tổng vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 51.585 58.740 64.413 7155 13,87 5.673 9,66
5 Lợi nhuận Triệu
đồng 3.864,7 3 3.670,2 5 4.145,1 2 -194,5 -5,03 474,87 12,94 6 Nộp ngân sách Nhà Nước Triệu đồng 1.186 1.160 1.207 -26 -2,19 47 4,05 7 Thu nhập bình quân 1 người/tháng Triệu đồng 1,2 1,35 1,5 0,15 12,5 0,15 11,11
4.2 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
Căn cứ vào mục tiêu chiến lược của toàn ngành và của Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long; căn cứ vào thực trạng tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây, cũng như căn cứ vào những bước đầu nghiên cứu thị trường, Công ty đã xác định định hướng kế hoạch cho những năm tới:
• Khẳng định quan điểm hướng xuất khẩu với phương hướng chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao thành quả, tăng nhanh tích lũy, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
• Tăng cường tìm kiếm các nguyên vật liệu, thay thế các nguyên vật liệu ngoại nhập, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước với giá rẻ, ổn định, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
• Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của Công ty, đảm bảo tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao công nghệ…từ các nước phát triển, phấn đấu làm chủ trong sản xuất, không lệ thuộc vào đối tác nước ngoài.
• Cần chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ sung các thiết bị lẻ thay thế các thiết bị đã quá cũ, lạc hậu, cải tạo nâng cấp một số thiết bị, đổi mới công nghê… Công ty có định hướng như vậy nhằm tăng sản lượng, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, mở rộng mặt hàng, khắc phục ô nhiễm môi trường….
• Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành giầy da Việt Nam, xây dựng công ty trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam.