1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại

196 850 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CHU MẠNH HÙNG VẤN ĐỀ AN NINH CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CHU MẠNH HÙNG VẤN ĐỀ AN NINH CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số : 62 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến PGS.TS. Đoàn Năng Hà Nội - 2012 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác TÁC GIẢ LUẬN ÁN Chu Mạnh Hùng 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH CON NGƯỜI 8 1.1. Khái niệm an ninh con người 8 1.2. Mối quan hệ giữa quyền con ngườian ninh con người 28 1.3. Mối quan hệ giữa an ninh con ngườian ninh quốc gia 32 1.4. Vai trò của an ninh con người 40 1.5. Các nguy cơ đe dọa an ninh con người 43 Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH CON NGƯỜI 58 2.1. Sự hình thành và phát triển của chế định an ninh con người trong luật quốc tế 58 2.2. Quy định của pháp luật quốc tế về an ninh con người 66 2.3. Các thiết chế quốc tế bảo đảm an ninh con người 88 2.4. Các giải pháp tăng cường an ninh con người 108 Chương 3: CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM 113 3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về an ninh con người 113 3.2. Pháp luật Việt Nam về an ninh con người 132 3.3. Các giải pháp góp phần tăng cường an ninh bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam 156 KẾT LUẬN 178 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN (The Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AU (Africa Union) Liên minh châu Phi ECOSOC (Economic and Social Council) Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc EU (European Union) Liên minh châu Âu HRC (Human Rights Council) Hội đồng Nhân quyền ICCPR (International Covenant on Civil and Political Rights) Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ICESCR (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá ICJ (International Court of Justice) Toà án công lý quốc tế ILO (International Labour Organization) Tổ chức Lao động Quốc tế NGOs (Non - Governmental Organization) Tổ chức phi chính phủ UDHR (Universal Declaration of Human Rights) Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người UNDP (United Nations Development Programme) Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc UNICEF (United Nations Children’s Fund) Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UPR (Universal Periodic Review) Cơ chế Đánh giá định kỳ toàn thể WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng như của mỗi quốc gia, con người luôn là trung tâm và là mục tiêu phấn đấu của cộng đồng quốc tế. Có thể nói, những thành tựu pháp luật quốc tếpháp luật của các quốc gia đều hướng tới bảo vệ, phục vụ con người trên nền tảng an ninh con người phải được bảo đảm nhằm mục đích xây dựng cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho mỗi con người trong tiến trình phát triển. Đối với Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra một thời kỳ mới, có tính bước ngoặt cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011); Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là những dấu mốc lớn mang tính bước ngoặt trong nhận thức lý luận của Đảng ta về con người, quyền con người cũng như an ninh con người. Mặt khác, Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 cũng khẳng định chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân với mục tiêu vì con người. Như vậy, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu cũng như động lực của quá trình phát triển xã hội. Với nhận thức như vậy nên an ninh con người phải là vấn đề cốt lõi trong nhận thức và hành động thực tiễn. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định con người ở vị trí trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm lấy con người làm trung tâm trong chủ trương, đường lối cũng như pháp luật được coi là nền tảng tư tưởng để Việt Nam tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời hội nhập sâu rộng cùng cộng đồng quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa và sự tham gia hội nhập của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội để phát triển nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đứng trước không ít những nguy cơ, 7 thách thức đòi hỏi Việt Nam phải kiên trì quan điểm, nhận thức và có được những giải pháp mang tính chủ động, tích cực. Những vấn đề như việc làm của người dân, sự lan tràn của dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng của tội phạm, hậu quả của thiên tai đang từng ngày, từng giờ trực tiếp tác động tới cuộc sống và sự an lành của người dân. Những vấn đề đó có thể là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, có thể là những mâu thuẫn bên trong mỗi quốc gia hoặc do thảm họa tự nhiên gây ra. Đó là những nguy cơ không chỉ đe dọa tới sự tồn vong, tiến trình phát triển của quốc gia mà hiện hữu hơn còn đe dọa đến cuộc sống thường ngày của người dân. Nhận thức rõ về nó và chủ động ứng phó là trách nhiệm mỗi quốc gia phải làm. Việt Nam phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân và như vậy mục đích cuối cùng cũng là chăm lo cho cuộc sống tốt lành của người dân. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đang nỗ lực cùng tất cả các thành viên khác để hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột trong đó có Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN mà mục tiêu chính của cộng đồng này là lấy con người làm trung tâm, có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết, thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN. Những vấn đề trong nước và quốc tế, những yếu tố chủ quan và khách quan liên quan đến mỗi quốc gia và mỗi người dân đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu rộng vấn đề an ninh con người. Tuy nhiên, qua khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, đặc biệt dưới góc độ luật pháp quốc tế vấn đề này chưa được chú ý đúng mức, còn nhiều ý kiến khác nhau. Xuất phát từ những đòi hỏi cả ở phương diện lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài: "Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại" làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã có dịp tham khảo nhiều công trình, bài viết khoa học về an ninh con người do các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu. 8 Tại Việt Nam, các công trình khoa học tiếp cận vấn đề này theo những phương diện khác nhau, có thể nêu ra một số công trình như: Năm 2004, Học viện Quan hệ Quốc tếđề tài nghiên cứu khoa học "Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: Tác động đối với ASEAN và Việt Nam" do PGS.TS Nguyễn Phương Bình làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đề cập đến những cách tiếp cận khác nhau về an ninh phi truyền thống; những thách thức của an ninh phi truyền thống ở khu vực Đông Nam Á cũng như quan điểm và sự hợp tác của ASEAN và Việt Nam về an ninh phi truyền thống. Nội dung nổi bật được thể hiện trong đề tài là vấn đề an ninh con người với ý nghĩa là một biểu hiện của an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề an ninh con ngườiđề tài xem xét cũng mới chỉ dừng lại ở việc thể hiện các quan điểm khác nhau về an ninh con người. Năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành cuốn sách: "Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN" do PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng chủ biên. Nội dung cuốn sách đề cập đến cách tiếp cận về an ninh trong xu thế toàn cầu hóa, từ an ninh truyền thống sang an ninh phi truyền thống mà trọng tâm là an ninh con người dựa trên nền tảng của an ninh kinh tế. Năm 2007, Học viện Quan hệ Quốc tế cũng thông qua đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: " Các thách thức an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á và tác động đến Việt Nam" với chuyên đề nghiên cứu là "An ninh con người" do TS. Tạ Minh Tuấn thực hiện. Chuyên đề đã giới thiệu được tổng quan về an ninh con người như khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành của an ninh con người cũng như hệ thống cơ quan bảo vệ an ninh con người. Tuy nhiên, chuyên đề này xem xét vấn đề an ninh con người dưới góc độ quan hệ quốc tế. Tháng 07 năm 2008, Bộ môn Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức hội thảo "An ninh con người ở Đông Nam Á". Hội thảo đã tập trung rất nhiều bài viết của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều có mối quan tâm chung là an ninh con người xét ở cả bình diện rộng cũng như hẹp, thế giới cũng như Việt Nam nhưng khía cạnh luật pháp quốc tế chưa được quan tâm nhiều trong nội dung Hội thảo và các bài viết. 9 Năm 2009, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách "Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội" do TS. Võ Khánh Vinh làm chủ biên. Cuốn sách cũng bao gồm tập hợp các chuyên đề của các nhà khoa học xã hội trong đó có TS. Tường Duy Kiên với chuyên đề: "Quyền con ngườian ninh con người". Tác giả chủ yếu xem xét vấn đề quyền con người trong mối quan hệ với an ninh con người cũng như những điểm giao thoa và những nội dung khác biệt của hai khái niệm trong cùng một đối tượng tham chiếu là con người. Với tạp chí chuyên ngành luật học, tác giả Chu Mạnh Hùng và tác giả Trịnh Xuân An có bài viết: "An ninh con người trong tiến trình hình thành cộng đồng ASEAN" đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2007. Bài viết này, các tác giả chủ yếu phân tích các đặc điểm của an ninh con người và xem xét an ninh con người là một mục tiêu của tiến trình hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN trong tương lai. Trên phạm vi quốc tế, vấn đề an ninh con người cũng được nhiều tác giả và các quốc gia, tổ chức quốc tế quan tâm điển hình như: Báo cáo phát triển con người năm 1994 của Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP); Tác giả Davidn Bladwin với bài viết "Khái niệm an ninh" đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế năm 1997 (Vol 23); Tác giả Capie và Evans với cuốn sách An ninh Châu Á - Thái bình dương được xuất bản tại Singapore năm 2002; Ủy ban An ninh con người với nghiên cứu "An ninh con người ngày nay" xuất bản tại New York năm 2003; Bộ Ngoại giao Nhật Bản có Sách xanh về ngoại giao, xuất bản năm 1999; Bộ Ngoại giao và Thương mại Canada với Chính sách đối ngoại của Canada về an ninh con người; ở Trung Quốc có tác giả Vương Dật Châu với cuốn sách "An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa" và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004. Nghiên cứu của các tác giả quốc tế chủ yếu quan tâm đến an ninh con người trên phương diện đối ngoại hoặc với ý nghĩa là một công cụ của quan hệ quốc tế và gắn an ninh con người với các yếu tố chính trị. Luật pháp quốc tế tạo cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho quan hệ quốc tế giữa các chủ thể trong đó có vấn đề an ninh con người. Tuy nhiên, nhìn nhận an ninh con 10 người dưới góc độ luật pháp quốc tế thì chưa có một công trình toàn diện mà chỉ ở những khía cạnh đơn lẻ. Vì vậy, luận án nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề an ninh con người dưới góc độ luật pháp quốc tế hiện đại. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là làm sáng tỏ bản chất của an ninh con người thông qua việc luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề an ninh con người thông qua luật pháp quốc tế; cơ sở việc nghiên cứu các quan điểm về an ninh con người, rút ra các đặc điểm cũng như mối quan hệ với các khái niệm có liên quan để làm sáng tỏ bản chất của an ninh con người. Để đạt được mục đích đó, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản, ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề an ninh con người dưới góc độ luật pháp quốc tế. - Nghiên cứu những qui định của pháp luật quốc tếpháp luật Việt Nam liên quan đến an ninh con người để làm rõ và có nhận thức đúng đắn về vấn đề an ninh con người trong tiến trình toàn cầu hóa. - Phân tích thực trạng và những thách thức đối với an ninh con người trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Xác định rõ quan điểm, nhận thức và đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh con người đặc biệt là ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về an ninh con người dưới góc độ luật pháp quốc tế hiện đại. Phạm vi nghiên cứu: - Luận án nghiên cứu vấn đề an ninh con người với các cách tiếp cận khác nhau, đặc biệt là pháp luật quốc tế liên quan đến an ninh con người và những thách thức đối với an ninh con người. - Luận án cũng đề cập đến an ninh con người ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt là vấn đề an ninh con người ở Việt Nam nói chung, pháp luật và cơ chế bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam nói riêng. [...]... tiên, toàn diện về vấn đề an ninh con người dưới góc độ luật pháp quốc tế ở Việt Nam - Làm rõ được cơ sở khoa học, các vấn đề lý luận về an ninh con người Đưa ra và làm rõ được nội hàm của khái niệm an ninh con người trong pháp luật quốc tế - Luận án khái quát được nội dung, bản chất của vấn đề an ninh con người đặc biệt là dưới góc độ pháp lý nhằm tạo ra khuôn khổ cho sự hợp tác quốc tế giữa các chủ... luật quốc tế về an ninh con người Chương 3: Chính sách, pháp luật và các giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam 13 Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH CON NGƯỜI 1.1 KHÁI NIỆM AN NINH CON NGƯỜI 1.1.1 Định nghĩa an ninh con người Khi gặp phải nguy hiểm hoặc cảm thấy có sự đe dọa thì mới nghĩ đến an ninh, cho nên khi nói tới an ninh thì đặc trưng cơ bản nhất được nhắc tới là mối quan... cầu Để bảo đảm an ninh con người vũ lực chỉ là giải pháp thứ yếu mà quan trọng hơn là phát triển con người, quản lý con người Có thể nói, an ninh con người là điểm nối giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống [93, tr 46] bởi con người là trung tâm trên các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế Những tư tưởng về an ninh con người cũng đã xuất hiện từ lâu, ngay khi trên cương vị người đứng đầu... biệt là chủ thể luật quốc tế - Phân tích đánh giá một cách chính xác, toàn diện và đầy đủ về thực trạng cũng như những nguy cơ và thách thức đối với an ninh con người trên cả phương diện pháp luật và thực tiễn, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Việt Nam về vấn đề an ninh con người, góp phần hoàn thiện pháp luật liên quan đến an ninh con người ở Việt Nam... tới an ninh con người An ninh quốc gia và Nhà nước không tách rời, biệt lập mà trái lại phải bổ sung cho nhau để thực hiện những yêu cầu cụ thể của an ninh con người Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ này thì sự bền vững của quốc gia, an ninh con người và sự phát triển của mỗi cá nhân sẽ được bảo đảm Đây sẽ là nội dung cốt lõi nhất trong nội hàm khái niệm an ninh con người Như vậy, an ninh con người. .. tinh thần hợp tác trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế 1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN CON NGƯỜIAN NINH CON NGƯỜI Quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế [94, tr 135] Theo đó, quyền con người được xác định trên hai bình diện giá trị: đạo đức và pháp lý Với tư cách là giá trị đạo đức, quyền con người là giá trị... của tình trạng mất an ninhdễ bị tổn thương An ninh con người thiết lập giá trị toàn cầu dựa trên quyền con người Vì vậy, an ninh con người đặt ra trách nhiệm cho mọi người tìm kiếm các giải pháp cho việc đảm bảo quyền con người trên cơ sở pháp luật An ninh con người được tăng cường trong xã hội bắt đầu từ các nhu cầu cơ bản của con người, của phụ nữ cũng như nam giới, từ an ninh cá nhân, nghèo... về an ninh: "Khái niệm an ninh toàn cầu phải được mở rộng từ trọng tâm là an ninh quốc gia để bao hàm cả an ninh cho con ngườian ninh của cả trái đất" [123, tr 338] Đó là những ý tưởng ban đầu về an ninh con người Khái niệm an ninh con người xuất hiện vào đầu những năm 90 với đóng góp của Mahbub ul Haq và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Mahbub ul Haq là một nhà kinh tế học, cố vấn. .. mình để xử lý vấn đề an ninh con người sao cho hiệu quả nhất Tất nhiên, kết quả có thể khác nhau nhưng đều thể hiện nỗ lực chung của các quốc gia, đó là hợp tác và phát triển vì con người Từ các quan điểm trên đây, có thể khẳng định: An ninh con người là những bảo đảm bằng pháp luật quốc tếpháp luật quốc gia để con người không bị đe dọa trước các mối nguy hiểm và tạo lập một cuộc sống an toàn, phát... Đặc điểm của an ninh con người An ninh con người phản ánh bước phát triển mới trong môi trường an ninh truyền thống [80, tr 34] Xét trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, còn có nhiều cách hiểu khác nhau về an ninh con người nhưng nhìn chung an ninh con người có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, quan niệm về an ninh con người xác định rõ ràng chủ thể tham gia đó chính là con người Điều này . Các vấn đề lý luận về an ninh con người. Chương 2: Pháp luật quốc tế và thực thi pháp luật quốc tế về an ninh con người. Chương 3: Chính sách, pháp luật. của pháp luật quốc tế về an ninh con người 66 2.3. Các thiết chế quốc tế bảo đảm an ninh con người 88 2.4. Các giải pháp tăng cường an ninh con người

Ngày đăng: 14/03/2014, 01:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN