1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

107 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Phát Triển Hệ Thống Sản Phẩm Và Dịch Vụ Thông Tin Khoa Học Và Công Nghệ Tại Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Tác giả Vũ Thị Mỹ Nguyên
Người hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Phan Tân
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 22,58 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin chuyên ngành Kiến trúc - Xây dựng tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HA NOL

VŨ THỊ MỸ NGUYÊN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIÊN HỆ THÓNG SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TAI TRUONG DAI HOC KIEN TRÚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện Mã số: 62.32.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐOÀN PHAN TÂN

Trang 2

MUC LUC MUC LUC ii MO DAU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 _ Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của để tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 _ Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của luận văn 4

1 Chong 1: HOAT DONG THONG TIN KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI VÀ VAI TRO CUA HE THONG

SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN 5

1.1 HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SỰ NGHIỆP DAO TAO CUA TRUONG DAI HOC KIEN TRÚC HÀ NỘI 5

1.1.1 Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 5

1.1.2 Đặc điểm hoạt động thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại

học Kiến trúc Hà Nội 9

1.2 _ ĐẶC ĐIÊM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRƯỜNG ĐẠI

HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI 18

12.1 Đặc điểm người dùng tin 18

1.2.2 Đặc điểm nhu cầu tin 20 143 HỆ THÓNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỀN TRÚC HÀ NỘI 27 1.3.1 Khái niệm hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin 27 1.3.2 Vai trd của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động,

thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 29

1.3.3 Yêu cầu đối với hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 3 2 _ Chương 2: KHẢO SÁT HIEN TRANG SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỀN TRÚC HÀ

NỘI 36

Trang 3

2.1.1 Mục lục truyền thống 36

2.1.2 Thư mục giới thiệu tài liệu 38

2.13 Cơ sở dữ liệu 38

2.1.4 Website Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 42

2.1.5 Bản tin Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 4

22, CÁC LOẠI HÌNH DICH VU THONG TIN TAI TRUONG DAI HOC

KIEN TRUC HA NOL 44

2.2.1 Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc 44

2.2.2 _ Dịch vụ sao chép, nhân bản thông tin, tài liệu 47 2.2.3 Dich vụ phục vụ tải liệu đa phương tiện 48

224 Dich vu hoi đáp 49

225 Dich vu tu van 49

2.2.6 _ Các dịch vụ quay phim, chụp ảnh, chế bản tải liệu 50

23 CAC YEU TO HO TRG SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN TAI

TRUONG DAI HOC KIEN TRUC HA NOI 31

23.1 Các chuẩn biên mục sl

2.3.2 Khung phân loại tài liệu 33

2.3.3 Ha tng céng nghé théng tin va các thiết bị phụ trợ 55

24 NHAN XET VA DANH GIA VE SAN PHAM VA DICH VU THONG

TIN TAI TRUONG DAI HOC KIEN TRUC HA NOL 37

2.4.1 Những ưu điểm của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin 57

2.4.2 Những khuyết

2.4.3 Nguyên nhân của những điểm yếu: 60

3 Chương 3: CÁC GIẢI PHAP HOAN THIEN VA PHAT TRIEN HE THONG

SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN KHOA HOC VA CONG NGHE TAI

lêm của hệ thống sản pham va dich vu théng tin 59

TRUONG DAI HOC KIEN TRUC HA NOI 63 3.1 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAP SAN PHAM THONG

TIN HIEN CÓ 63

3.1.1 Hệ thống mục lục truyền thống 63

3.1.2 Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu 6

3.1.3 Cập nhật và nâng cao nội dung Website 6

3.2 HOAN THIEN VA NANG CAO HIEU QUA DICH VU THONG TIN

Trang 4

3.2.1 Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc 65

3.2.2 Dịch vụ sao chép, nhân bản thông tin, tai ligu 66 3.2.3 Dịch vụ phục vụ tài liệu đa phương tiện 66

3.2.4 Dich vu hoi đáp 67

3.2.5 Dịch vụ tư vấn thông tin 68

3.3 PHAT TRIEN CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN MỚI 70

3.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn 70

3.3.2 Xây dựng sản phẩm thông tin dạng tông luận 70

3.3.3 Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc 7

3.3.4 Dịch vụ mượn liên thư viện 7

3.3.5 Dich vu cung cap théng tin theo chuyên đề B

3.3.6 Dich vu dich thuật tài liệu theo yêu cầu 74

3.3.7 Tổ chức đồng bộ hệ thống dịch vụ 74

3.4 CAC GIAI PHAP HO TRO PHAT TRIEN HE THONG SAN PHAM VA

DICH VU THONG TIN, 77

3.4.1 Xây dựng chính sách phát triên nguồn lực thông tin TT?

3.4.2 Nang cao el 79

3.43 Hoan thiện cơ sở vat chất, trang thiết bị 81 3.4.4 Nâng cao năng lực khai thác thông tin của người dùng tin 83

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 5

in cứu phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông ti

và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nị khoa học MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thông tin trong thế kỷ 21 đã tham gia như lực lượng sản xuất chính trong các hoạt động lao động trong xã hội Nhất là trong bối cảnh chung của xu hướng tiến bộ muốn san phẳng những bắp bênh về thông tin giữa các nước giàu thông tin và nước nghẻo thông tin Việt Nam cũng đang chuẩn bị hòa mình vào xu thế hội nhập quốc tế Tuy nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, song các chính sách đầu tư công nghệ đề phát triên trong mỗi lĩnh vực đều được chú trọng và ưu tiên Công nghệ luôn gắn liền với thông tin vì thông tin hỗ trợ quyết định hành động còn công nghệ

là phương tiện để chuyển tài thông tin Do đó, thông tin ngày cảng chứng tỏ khả

năng và vị thế của mình

Trong mỗi lĩnh vực, hoạt động thông tin lại có những nét đặc trưng Đối với ngành

giáo dục, thông tin cảng có vai trò quan trọng vì hoạt động giảng dạy cần thông tin để phổ biến, sáng tao tri thức và cũng chính hoạt động này lại tái sản xuất thông tin Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (ĐHKT Hà Nội) là trung tâm đảo tạo, nghiên cứu

khoa học và chuyên giao công nghệ kiến trúc - xây dựng đầu ngành, có truyền thống 45 năm đảo tạo kiến trúc sư, kỹ sư Các chuyên ngành đào tạo của Trường

bao gồm cả ngành kỹ thuật và nghệ thuật nên những thông tin, tri thức mang những, đặc trưng riêng

Việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đảo tạo của Trường đang ngày trở

nên cấp thiết trước tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và hiện tượng bùng nô bão thông tin Do đó, nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ hoạt

động học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Trung tâm thông tin thư viện

Trang 6

thách thức và cũng mở ra những cơ hội phát triển Mục tiêu hoạt động của Trung

tâm là xây dựng và phát triỂn, quản lý, lưu trữ và khai thác nguồn lực thông tin có

hiệu quả Trong đó, vấn đề nâng cao năng lực và chuyên môn hóa hệ thống dịch vụ

của Trung tâm nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của cán bộ giáo viên, sinh viên

trong trường là một việc làm cần thiết

Hoạt động dịch vụ tại Trung tâm đã đáp ứng một phần nhu cầu của người dùng tin Tuy nhiên, do tác động của những yếu tố chủ quan và khách quan, chất lượng san

phẩm thông tin chưa cao và các phương thức phục vụ chưa linh hoạt và hiệu quả

Trong thời gian vừa qua, Trung tâm đã xây dựng hệ thống các đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) tổng thể, trong đó đã hoàn thành đề tài “Các giải pháp cung cấp

thông tin phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại hệ

thống phòng đọc Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” Đề tài bao gồm những giải pháp phát triển chung, trong đó mô hình cung cấp dịch vụ thông tin Tuy nhiên để nâng cao tính ứng dụng thực tiễn, cần có những nghiên cứu ở mức độ tông thể hơn Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn đề cụ thể

hóa và chứng minh tính ng dung kha thi cua giải pháp này trong thực tiễn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từng phân liên quan tới vấn đề nghiên cứu của luận văn đã được một số công trình nghiên cứu để cập như Đề tài NCKH cấp trường của Trung tâm TTTV Trường DHKT Ha Nội “Các giải pháp cung cấp thông tin phục vụ việc nâng cao chất lượng

đào tạo và nghiên cứu khoa học tại hệ thống phòng đọc Trung tâm Thông tin thư

viện Trường đại học Kiến trúc Hà , Khóa luận tốt nghiệp đại học của tác giả

Ngô Thị Thanh “Tìm hiểu

DHKT Ha Noi” Ngoai ra còn có một số luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Thư viện

án phẩm và dịch vụ của Trung tâm TTTV Trường

học của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nghiên cứu về vẫn đề này, tuy nhiên, chưa

Trang 7

cung cấp thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) Kiến trúc - Xây dựng áp dụng

tại Trung tâm Thông tin — Thư viện Trường ĐHKT Hà Nội

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.1.1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phâm và dịch vụ thông tin chuyên ngành Kiến trúc - Xây dựng tại Trường Đại học Kiến trúc

Hà Nội

1.1.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu chính bao gồm:

5

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thông tin KH&CN, sản phẩm va

dịch vụ thông tin KH&CN tại thư viện trường đại học, vai trò và yêu cầu mới

về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trường ĐHKT Hà Nội

Khảo sát và đánh giá hiện trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường ĐHKT Hà Nội

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ

thông tin KH&CN Kiến trúc - Xây dựng tại Trường ĐHKT Hà Nội

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thông sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung

tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

"Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu hệ thống sản phẩm và dịch

vụ thông tin khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng cho giai đoạn tới năm 2020

Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Phương pháp phân tích và tổng hợp;

Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia;

Phương pháp quan sát;

Phương pháp thống kê

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của

luận văn được chia thành 3 chương:

Chương l: Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học

Kiến trúc Hà Nội và vai trò của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin

Chương 2: Khảo sát hiện trạng sản phẩm và dich vụ thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch

Trang 9

1 Chwong 1:

HOAT DONG THONG TIN KHOA HQC VA CONG NGHE

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NOI VA VAI TRO CUA HE THONG SAN PHAM VA DICH VU TH

G TIN

1.1 HOAT BONG THONG TIN KHOA HOC VA CONG NGHE TRONG SU

NGHIỆP ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỀN TRÚC HÀ NỘI

1.1.1 Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được thành lập theo Quyết định 181/CP ngày

17.9.1969 của Hội đồng Chính phủ Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo đầu ngành của quốc gia, đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, thế giới đang trong thời kỳ quá độ sang nền kinh tế trí thức, giáo dục đại học thế giới phát triển mạnh mẽ theo hướng đại chúng hóa, thị trường hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa, Trường DHKT Ha Nội đã xác định tầm nhìn chiến lược phát triển Nhà trường

Bộ máy tô chức của Nhà trường bao gồm 4 khói: ~ Khối quản lý: gồm 8 đơn vị

~ Khối đào tạo: gồm 8 khoa, 2 trung tâm và l bộ môn trực thuộc

~ Khối Khoa học và công nghệ và Thông tin: gồm 4 đơn vị, Trung tâm Thông, tin - Thư viện thuộc khối này

~ Khối sản xuất dịch vụ và Chuyển giao công nghệ: gồm 3 đơn vị,

1.1.1.1 Hoạt động đào tạo của Trường Đại học Kiến trác Hà Nội

Trang 10

* Céc chuyén nganh dao tao dai học

Khoa Kiến trúc đào tạo và cấp bằng Kiến trúc sư và bằng Cử nhân Mỹ thuật công nghiệp các chuyên ngành thiết kế đồ họa, nội thất và hoành

tráng

Khoa Quy hoạch đô thị và nông thôn đào tạo và cấp bằng Kiến trúc sư

quy hoạch đô thị và nông thôn

Khoa Xây dựng đào tạo và cấp bằng Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ sư xây dựng công trình ngầm

Khoa Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị đào tạo và cấp bằng Kỹ sư cấp thoát nước, Kỹ sư kỹ thuật hạ tầng đô thị, Kỹ sư kỹ thuật môi

trường đô thị

Khoa Quản lý đồ thị đào tạo và cấp bằng Kỹ sư quản lý xây dựng đô

thị

+*ˆ Các chuyên ngành đào tạo sau đại học

Bằng tiến sĩ kiến trúc được cấp cho 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: Lý thuyết và lịch sử kiến trúc - mã số: 62.58.01.01, Kiến trúc công

trình ~ mã số 62.58.01.05, Quy hoạch vùng - mã số 62.58.05.01, Quy

hoạch đô thị và nông thôn - mã số: 62.58.05.05

Bằng tiến sĩ Kỹ thuật được cấp cho 3 chuyên ngành đảo tạo tiến sĩ:

Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp - mã số: 62.58.20.01,

Cấp thoát nước — mã số: 62.58.70.01, Kỹ thuật hạ tầng đô thi — ma sé:

62.58.2201

Bằng tiến sĩ Quản lí đô thị và công trình — mã số: 62.58.10.01 được cấp cho đảo tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lí đô thị và công trình Bằng thạc sỹ kiến trúc được cấp cho 2 chuyên ngành đảo tạo thạc sĩ:

Trang 11

- Bang thac si K¥ thudt duge cap cho 3 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - ma sé: 60.58.20, Ha tầng kỹ thuật đô thị mã số: 60.58.22, Cấp thoát nước mã số: 60.58.70

-_ Bằng thạc sĩ Quản lí đô thị - mã số: 60.58.10 được cấp cho chuyên

ngành Quản lí đô thị và công trình

-_ Chứng chỉ Bồi dưỡng sau đại học được cấp cho các khoá bồi dưỡng ngắn hạn, đối tượng là những người đã có bằng đại học hoặc sau đại học của tất cả các chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Quản lí đô thị, Kỹ thuật hạ tầng đơ thị, Cấp thốt nước

1.1.1.2 Hoạt động Khoa học và công nghệ của Trường Đại hoc Kién trúc Hà Nội

KH&CN góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung

chương trình đào tạo các ngành học, mở các ngành mới, cải tiến phương pháp dạy

và học, cải tiến nội dung chương trình các môn học KH&CN góp phần đào tạo

nâng cao trình độ nhân lực ngành xây dựng trong Trường ĐHKT Hà Nội và ngoài xã hội

Cae dé tai do Nhà trường quản lý đã giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội theo yêu cầu của thực tế để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm kiến trúc - xây dựng, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp, hố hiện đại hoá đất nước

%®' Triển khai đê tài khoa học và công nghệ các cấp:

Trong 5 năm gần đây, Nhà trường đã thực 2 đề tài độc lập cấp Nhà nước với tông kinh phí thực hiện là 2.100 triệu đồng, cụ thể là các đề tài:

~_ Mô hình và các giải pháp quy hoạch-kiến trúc các vùng sinh thái đặc

trưng ở Việt Nam (đề tài đã được nghiệm thu, xếp loại xuất sắc)

~_ Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp phục vụ cơng nghiệp hố

xây dựng nhà ở Việt Nam đến năm 2020 (đề tài đã nghiệm thu xếp

Trang 12

Nhà trường đã thực hiện 27 đề tài cấp Bộ, hầu hết da nghiém thu Trong s6 21 dé tai đã nghiệm thu có 8 đề tài xếp loại xuất sắc, 13 đề tài xếp loại khá, Hầu hết các dé

đã được ứng dụng phục vụ đào tạo và sản xuất thực tế; ngoài ra nhà trường còn t

khai thực hiện 3 dự án sự nghiệp kinh tế Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ và dự án sự nghiệp kinh tế 5 năm qua là 3.165 triệu đồng

Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: Các đề tài NCKH phục vụ đảo tạo đã được Nhà trường áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo, một số đề tài phục vụ sản xuất đã được ứng dụng ở một số doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp như công ty Cổ phần bê tông và Xây dựng VINACONEX Xuân Mai Ngoài ra Trường còn có Văn phòng Tư vấn và Chuyên

giao Công nghệ Xây dựng, Viện Kiến trúc Nhiệt đới, Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị là những cơ sở thực hiện chuyển giao công nghệ

# Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN là thế mạnh của Nhà trường Trường có

quan hệ hợp tác về KH&CN và đào tạo với 36 trường đại học, viện nghiên cứu của

22 quốc gia và tô chức quốc tế Các đề tài, dự án tiêu biểu đã và đang thực hiện bao

gồm:

~_ Cải thiện điều kiện môi trường và năng lượng các khu nhà ở cao tầng,

hợp tác với DANIDA Đan Mạch

~ _ Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, hợp tác với DANIDA Đan Mạch

-_ Bếp và lò đun cải tiến, hợp tác với tổ chức ARECOP va SIDA

~ _ Dự án quản lý đô thị ở Việt Nam, hợp tác với Canada ~ _ Dự án dio tạo cán bộ quản lý đô thị, hợp tác với Hà Lan

~_ Dự án đảo tạo thạc sỹ chuyên ngành bảo tồn di sản kiến trúc ở Việt

Trang 13

- Duran dao tao can bé quản lý đô thị bằng vốn ADB tài trợ, do Bộ Nội

vụ giao, lớp đào tạo CBGV do WB tài trợ $*ˆ Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên

Sinh viên của Trường đã tích cực tham gia hoạt động NCKH với 292 đề tải trong 5 năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ VIFOTEC đã tặng 36 giải thưởng cho các để tài của sinh viên, trong đó có 01 giải Nhất, 09 giải Nhì, 07 giải Ba và 19 giải

Khuyến khích Nhà trường được bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học sinh viên giai đoạn 1990 - 2004 Kinh

phí hàng năm cho công tác NCKH sinh viên là 275 triệu đồng

1.1.2 Đặc điểm hoạt động thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học

Kiến trúc Hà Nội

Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ra đời từ khi thành lập trường năm 1969 Cho tới năm 2001, Thư viện trực thuộc Phòng quản lý đào tạo Từ tháng 01 năm 2001, Thư viện được tách ra thành một đơn vị độc lập với tên gọi là Trung tâm

Thông tin - Thư viện với các chức năng, nhiệm vụ được quy định theo quyết định số

43QD - BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ngày 08 tháng 01 năm 2001 Hiện

nay, Trung tâm thuộc khối Khoa học và Công nghệ trong cơ cấu tô chức bộ máy

Nhà trường

1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tìn - Thư viện

~_ Thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, sử dụng các tài liệu, tin tức hoạt động về đảo tạo, NCKH và CGCN phục vụ các nhiệm vụ của Trường ~ _ Lập cơ sở dữ liệu, xây dựng, quản lý, tổ chức phát triển thông tin trên

Website của Trường đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin trên mạng, hành Nhà trường

phục vụ công tác đảo tạo, nghiên cứu, quản lý

-_ Chủ trì biên tập, trình bày chế bản, in ấn phát hành Bản tin hoạt động

khoa học và công nghệ và đào tạo của Trường, tham gia biên tập,

Trang 14

Xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài về thông tin Thư viện, cơ sở dữ liệu do Trường giao

Phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường, cơ sở nghiên cứu trong và ngồi nước về thơng tin tư liệu theo định hướng phát triển của

Trường

Quản lý cán bộ viên chức, người lao động hợp đồng thuộc Trung tâm

theo phân cấp; quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư

được giao

Chủ trì, phối hợp, tham gia với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trường

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm TT-TV Hình 1.1 Ban Giám đốc = = “2 2 ễ = = 2 3 5 2 ° Es Bs: ễ Se Bec 5 5 =2||23| | 22| lšệ| |š = Š 3 3 3 3 32 2 2 2 2 ặ 2 £ = = 2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin - Thư viện

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có Ban giám đốc và 5 tổ chuyên môn với các chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

Tổ thông tin tr liệu: có nhiệm vụ xây dựng, phát triển nguồn thông tin, tổ chức, quản lý, xử lý, biên tập, chế bản và phô biến thông tin Tổ biên tập chế bản: có nhiệm vụ xây dựng đề án phát triển thông tin — xuất bản, quản trị thông tin trên Website, hệ thống mạng và thiết bị

Trang 15

- Tổ quản trị mạng: có nhiệm vụ quản trị mạng, xây dựng, tư vấn đề án phát triển mạng và an ninh mạng

~_ Tổ chuyên môn nghiệp vụ: có nhiệm vụ sưu tầm, bồ sung, phân loại,

biên dịch, biên mục các tài liệu chuyên ngành: xây dựng, kiến trúc, quy hoạch, kỹ thuật hạ tằng và môi trường đơ thị trong và ngồi nước

~_ Tổ phục vụ - tra cứu: có nhiệm vụ tô chức, sắp xép, tuyên truyền, phổ

biến, phục vụ đọc, mượn tải liệu cho cán bộ và sinh viên trong trường

Bảng I.I Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trung tâm Thông tin - Thư viện Chuyên ngành Số lượng Tiến sỹ Thạc sỹ Kỹ sư/Cử nhân Kiến trúc 1 1 Tin học 3 Biên dịch 1 1 ‘Thong tin-Thu viện l3 1.1.2.3 TỔ chức không gian và phân khu chức năng

Tổ chức không gian hệ thống các phòng chức năng của Trung tâm Thông tin Thư

viện cụ thể như sau (xem phụ lục 1):

3È Phòng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo dành cho sinh viên:

Phòng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo dành cho sinh viên tai tẳng 04 phục vụ cho mượn đọc giáo trình, sách tham khảo, báo chí các lĩnh vực xã hội Tổng diện tích phòng đọc là 250,92 mỶ Khu vực tác nghiệp của cán bộ Trung tâm và khu vực đọc tài liệu truyền thống là 155,52 m; khu vực kho tải liệu là 95,40 m2 Khu vực

tra cứu được bố trí dọc theo lối đi thông ra hai cửa chính và gần khu vực khai thác thông tin Phòng đọc giáo trình có 70 chỗ ngồi đọc

*k Phòng đọc báo, tạp chí dành cho sinh viên

Phòng đọc báo, tap chí đành cho sinh viên tại tằng 05 phục vụ mượn đọc tạp chí

Trang 16

s& Các phòng dành cho Ban giám đốc Trung tâm: Nằm ở tầng 5 (29.92m*) va

tầng 6 (29.92m°)

3# Không gian giao thông:

Không gian giao thông giữa các phòng là hệ thống cầu thang bộ và cầu thang máy ở gần hai cửa ra vào hai đầu mỗi phòng

5È Nhận định chung

-_ Hệ thống tô chức không gian của Trung tâm Thông tin Thư viện với các phòng ban tương đối đầy đủ các phân khu chức năng, được thiết đặt trên nền tổ chức không gian đạt một số tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng Tuy nhiên với tốc độ phát triển của người dùng tin, vốn tài liệu và đặc trưng của các nhu cầu thông tin, hệ thống không gian hiện có

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

- Cac phòng đọc bố trí tách rời, không nằm chung trong cùng một hệ thống gây lãng phí về các hệ thống kiểm soát, đồng thời hạn chế an

toàn, an ninh tài sản của Trung tâm Người dùng tin phải thay đổi môi

trường không gian khi muốn thay đổi các dạng tài liệu tham khảo Cách thức tô chức phục vụ trong các phân khu chức năng và tổ chức

không gian hiện tại không phủ hợp với việc sử dụng thư viện điện tử 1.1.2.4 Nguôn lực thông tin khoa học và công nghệ của Trung tâm

Nguồn lực thông tin là đối tượng chính trong hoạt động của Trung tâm, là sản phẩm mà người dùng tin hướng tới Nguồn lực thông tin phải được tô chức và cấu trúc thích hợp, giúp cho người dùng tin có thể truy cập, tìm kiếm và khai thác theo nhiều

phương thức khác nhau thuận tiện và chính xác

Trang 17

“ Ngudn tin dang gidy & Tai liéu cong bo

Đây là các xuất bản phẩm in trên giấy bao gồm: sách tra cứu, lý luận chuyên ngành, luận văn, luận án khoa học, văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn, từ điển, bách

khoa toàn thư, báo — tạp chí chuyên ngành và các lĩnh vực xã hội khác

Nội dung thông tin chủ yếu thuộc các chuyên ngành Kiến trúc, Xây dựng, Quy

hoạch đô thị và nông thôn, Kỹ thuật hạ ting và môi trường đô thị, Quản lý đô thị

Thông tin về các chuyên ngành liên quan Bảng 1.2 Cơ cấu nguôn tài liệu công bố Loại tài liệu Số đầu tài liệu Số bản tài liệu Sách giáo trình 991 106.027 Sách tham khảo, tra cứu 2471 5933 Tap chi 98 10.424 Tổng số 3564 122384

5È Tài liệu không công bó

Nguồn tài liệu không công bố của Trung tâm bao gồm luận văn, luận án, các công

trình nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên trong trường

Luận văn, luận án là nguồn tài liệu quý về các chuyên ngành đảo tạo của trường như

Kiến trúc nhà ở và công trình công cộng; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Quản lý đô thị; quy hoạch đô thị và nông thôn Hàng năm, Trung tâm nhận tài liệu định

kỳ và theo chế độ nộp lưu chiêu

Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn tài liệu không công bố Loại tài liệu Số lượng (cuỗn) Luận văn 770 Luận án 59 Những công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học của giáo viên, sinh viên có số lượng ít và không được lưu trữ thường xuyên tại Trung tâm

Trang 18

Co cau tai liệu theo ngôn ngữ

Các ấn phẩm được viết bằng các ngôn ngữ: Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc Sách tiếng Nga chuyên ngành Kiến trúc, Xây dựng, Nghệ thuật có số lượng 4251 cuốn với 1786 tên sách Sách tiếng Nga xuất bản chủ yếu từ những năm 70, 80 Ngoài ra còn có một số tài liệu về khoa học chuyên ngành; khoa học tự nhiên, ngôn

ngữ, tuy nhiên ít được sử dụng vì ít độc giả biết ngôn ngữ này

Sách viết bằng các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

có số lượng 2000 cuốn với 950 tên sách

Tạp chí có tông số lượng là 10.424 cuốn với 98 tên tạp chí xuất bản bằng ngôn ngữ

Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản

Vốn tài liệu này có từ các nguồn: bổ sung bằng kinh phí của Trường, dự án thư viện điện tử, sách tặng, trao đổi với các tô chức trong và ngoài nước Chuyên ngành Kiến trúc với lượng bô sung đứng đầu, tiếp đến là ngành Xây dựng, Nghệ thuật Ngành

Quy hoạch và quản lý đô thị có lượng tải liệu còn ít, thực tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bạn đọc ® Tổ chức sắp xếp nguôn lực thông tin Ti u phòng đọc được tổ chức sắp xếp trên giá một cách khoa học và hệ thống liệu

Hiện nay, phòng đọc giáo trình và phòng đọc tạp chí tổ chức kho đóng Tà

trong kho được sắp xếp theo môn loại, chuyên ngành, dựa trên cơ sở khung phân loại BBK Cán bộ Trung tâm tìm kiếm tài liệu cho độc giả khi có yêu câu

Phòng đọc tra cứu tự chọn được tô chức kho tài liệu mở Tài liệu được sắp xếp bảng

phân loại BBK Các tải liệu có cùng nội dung được tập trung một chỗ, tạo điều kiện

cho độc giả xem nhiều tài liệu cùng chủ đề, đưa ra nhiều lựa chọn Trực tiếp tìm

kiếm và khai thác tải liệu cũng là cách kích thích độc giá nảy sinh những ý tưởng,

nhu cầu mới Tổ chức kho mở còn tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các bộ sưu

Trang 19

Tài liệu được sắp xếp theo chuyên ngành, ưu tiên xếp chuyên ngành Kiến trúc đầu

tiên, Xây dựng, Quy hoạch và quản ly đô thị, Các tài liệu khi đưa lên giá được đán kí hiệu định vị bao gồm kí hiệu chuyên ngành tài liệu và kí hiệu họ tên tác giả hoặc tên tác phẩm Kho còn được tổ chức phân khu theo các dạng tải liệu như sách, luận văn luận án, tạp chí chuyên ngành, báo tạp chí các lĩnh vực xã hội

Nhìn chung phòng đọc tra cứu tự chọn chưa khai thác tối đa hiệu quả tài liệu Số

lượng giá còn ít và kê quá gần nhau nên gây khó khăn cho độc giả khi tìm tài liệu

hay bỗ sung sách mới do giá đã đầy, nhiều tài liệu ít được biết đến

Nguồn tài liệu tại Trung tâm được quản lý theo nguyên tắc trung tâm thông tin thư viện truyền thống kết hợp hiện đại Các dạng tài liệu nhập về Trung tâm được xử lý

uụ

tại bộ phận nghiệp vụ và chuyên đến bộ phận phục vụ Hiện nay, số lượng tài dạng ấn phẩm truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện Việc triển khai phục vụ tài liệu dạng số còn gặp nhiều hạn chế do mặt bằng hệ thống máy tính chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật

Việc bảo quản tài liệu đã được hỗ trợ bằng các thiết bị kiểm soát như hệ thống camera, các thiết bị kiểm soát từ Tuy nhiên dạng kiểm soát này được áp dụng tương đối hạn chế cho các ấn phẩm quý hiếm, giá thành cao mà chưa được áp dụng

đại tra Day là một trong những nguyên nhân hạn chế các phương thức phục vụ hiện

đại như hệ thống kho mở, tùy chọn tải liệu

'Việc luân chuyển tài liệu qua các kho, phòng thực hiện thủ công, thường là bằng xe vận chuyên qua hệ thống thang máy chung của tòa nhà

Đối với những dạng tài liệu điện tử, các cơ sở dữ liệu, Trung tâm vẫn tiến hành cài

đặt, luân chuyên trực $® Nguồn tin điện tử

Trang 20

s& Cơ sở dữ liệu đồ án

Trong năm 2002, TTTT-TV hợp tác với các khoa trong Trường xây dựng CSDL đồi án môn học và đồ án tốt nghiệp của sinh viên Các khoa chuyển giao cho Trung tâm

một số pano và đĩa CD các đồ án tiêu biêu hoặc các đồ án đạt giải thưởng và được trưng bày tại các triển lãm

Đây là nguồn tin nội sinh rất có giá trị Trung tâm đã xây dựng được CSDL với 79 biểu ghi đồ án môn học và 18 biểu ghi đồ án tốt nghiệp

3È Các cơ sở dữ liệu trên mạng

Tại Trung tâm, một số cơ sở dữ liệu toàn văn trên mạng được truy cập miễn phí hoặc trả tiền thuê bao truy nhập trong một thời gian nhất định Trong đó có CSDL toàn văn Eneata, Blaekwell và một số CSDL truy cập trực tuyến được Quỹ Ford tài

trợ cho Nhà trường như:

1 Construction Europe — www.khl.com/register/ce/DIGITAL Design Issues — www ingentaconnect,com/register/institutional Housing Studies — www tandf.co.uk/journal/online.asp

Interior Design Magazine ~ www interiordesign net

International Construction — www khl_com/register/icon/DIGITAL

awe

YN

International Journal of Water Resources Development - www.tandfco.ul/online.asp

7 Journal of Engineering Design — wwvw.tandf co.uk/journals/online.asp 8 Journal of Urban Design - wwww.1andf co.uk/journals/online.asp 9 Landscape Research - wwww.tandf co.uk/journals/online.asp,

10 Urban Studies - www tandf.co.uk/journals/online.asp 3k Thông tin lieu trie trén dia CD-ROM

Trang 21

Trung tâm xây dựng bước đầu một cơ sở dữ liệu đồ án sinh viên để khai thác trên

mạng Lan — Intranet, dưới dạng webbase CSDL này được sinh viên đánh giá rất

cao, nhưng do chưa có cơ chế bỗ sung tài liệu dạng này với sự hợp tác từ các nguồn

nên chưa phát triển

1.2 DAC DIEM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI

1.2.1 Đặc điểm người dùng tin

Mục đích hoạt động của thư viện là cung cắp thông tin cho người dùng tin (NDT),

đó là cá nhân hay tập thể có nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin trong hoạt động thực tiễn Do đó, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu tin là tôn chỉ hoạt động của thư viện Giữa cơ quan thông tin thư viện và NDT có mối quan hệ tương tác NDT là đối

tượng phục vụ, là người sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của cơ quan TTTV

Trong nền kinh tế thị trường, NDT là khách hàng và cơ quan TTTV là nhà cung cấp sản phẩm và địch vụ Mặt khác, NDT tái sản xuất ra thông tin, tham gia vào hầu hết các công đoạn của hoạt động thông tin bao gồm hỗ trợ lựa chọn và bô sung tài liệu, đánh giá nguồn tin

Người dùng tin Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ,

nghiên cứu sinh, cử nhân chuyên ngành Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch, Đô thị, Quản lý đô thị làm công tác giảng dạy, quản lý, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và các thế hệ học viên cao học, sinh viên thuộc 5 chuyên ngành đào tạo của Trường Theo lĩnh vực hoạt động và dạng nhu cầu thông tỉn, người dùng tin

có thê được phân thành các nhóm sau:

Trang 22

gia và quốc tế, kết hợp tri thức lý luận với thực tiễn, kết hợp nghiên

cứu với tiếp cận thị trường

“Nhóm học viên cao học: chiếm số lượng nhiều nhất và thường xuyên đến thư viện, đó là những người đã tốt nghiệp đại học, chưa hoặc đang công tác thực tiễn Nhu cầu tin của họ chủ yếu có tính chất chuyên ngành sâu, phù hợp với chương trình đào tạo, đề tài, đề án Nhóm này

thường quan tâm tới sách tham khảo, tra cứu, tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án

"Nhóm các thế hệ sinh viên: Nhu cầu thông tin có những đặc trưng cụ thé Nguồn tin cần được cung cấp là thông tin về nội dung chương

trình học tập trong sách giáo trình, sách tham khảo, các công trình đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp, báo tạp chí chuyên ngành, Sinh viên cũng cin những thông tin thường thức, thông tin khoa học xã hội,

phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải tri, phát triển toàn diện

nhân sinh quan cá nhân

Nhóm cán bộ quản lý: vừa quản lý vừa làm chuyên môn Công việc của họ là dự báo tình hình, vạch phương hướng phát triển, xây dựng

kế hoạch hoạt động Những thông tin họ cần thường mang tính chiến

lược, dự báo của ngành, những thông tin chi đạo chiến lược của Chính

phủ, Quốc gia Họ cần những thông tin đã được tổng hợp, xử lý

mang tính chất cô đọng và có hệ thống về các vấn đẻ (hiện trạng, mức

độ và xu hướng xử lý), có tính vĩ mô, đầy đủ và chính xác

Trang 23

20

1.2.2 Đặc điểm nhu cầu tin

1.2.2.1 Như cẦu của thông tin khoa học và công nghệ với sự nghiệp đào tạo bậc đại học

1, số liệu, dữ kiện, tin tức, trí thức

, Khoa

học xã hội và nhân văn), được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp dịch vụ

Thông tin khoa học và công nghệ là các dữ li

khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học và cơng ngÌ

cơng, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong

xã hội [9]

Thông tin đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt thể hiện vai trò

trong các lĩnh vực như: thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia; thông tin đóng vai trò quyết định đối với hoạt động kinh tế và sản xuất; thông tin là động lực

thúc đẩy đối với sự phát triển của khoa học Ngồi ra, thơng tin còn là cơ sở của

việc lãnh đạo và quản lý ở các cấp trong xã hội, giúp việc đưa ra các quyết định được đúng đắn và kịp thời

Trong các trường đại học, ngoài những đặc tính sẵn có của nó, thông tin còn mang,

những đặc điểm khác biệt, thê hiện ở những điểm sau:

~ _ Mang đặc thù ngành đào tạo: ở các trường đại học, việc giảng dạy và học tập thường tuân theo những khung chương trình đã xác định trước Những khung chương trình đó được xây dựng theo những

chuẩn của ngành giáo dục dựa trên những nghiên cứu, thống nhất của

một hệ thống giáo dục chung, nhưng lại mang những nét đặc thù Với

mỗi ngành đảo tạo lại có những mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí đánh giá

chất lượng thông tin liên quan Tương tự, các loại hình đảo tạo như đảo tạo theo chương trình khung, đào tao tin chi hay đào tạo đài hạn

tập trung, ngắn hạn, từ xa cũng có những sự khác biệt trong yêu cầu thông tin và việc cung cấp thông tin

Trang 24

2

thường là những thông tin được liên tục cập nhật và chuyên sâu ở các mức độ nghiên cứu, đảm bảo tương ứng với trình độ đại học và trên đại học (dành cho nghiên cứu sinh, giảng viên và các nhà nghiên cứu chuyên môn) Luồng thông tin luôn được tạo ra trong nghiên cứu khoa học mỗi ngành và sự tương tác giữa từng ngành với các ngành liên

quan khác và luôn được nâng cao chất lượng về mặt khoa học và công

nghệ thông qua các hoạt động khoa học như hội nghị hội thảo, nghiên

cứu khoa học

~_ Thông tin trong trường đại học bao gồm thông tin chuyên ngành và thông tin da ngành Điều nay thé hiện ở xu hướng chuyên ngành hóa các ngành khoa học cũng như sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các

ngành liên kết Cả hai loại thông tin đều đóng vai trò quan trọng trong

quá trình thông tin cũng như nhu cầu thông tin trong môi trường này Với thông tin chuyên ngành, có những sự đòi hỏi về nội dung thông tin ở mức độ chuyên sâu, tương tự với những thông tin đa ngành, đòi

hỏi nội dung thông tin ở phạm vi rộng nằm trong mối tác động qua lại

giữa các ngành khoa học

~ _ Chuyên ngành đào tạo của trường đại học và việc cung cấp thông tin

có mỗi quan hệ tác động đa chiều theo hướng cùng thúc đây sự phát triển Mỗi chuyên ngành đòi hỏi việc cung cấp thông tin tương ứng với những yêu cầu nhất định, giữa các chuyên ngành trong mối quan hệ tác động qua lại, sự đòi hỏi về thông tin cũng không đơn thuần chỉ cung cấp một luồng thông tin nhất định, được hình dung như một mạng lưới với nhiều kênh thông tin và nhiều điểm truy cập Ngược lại, việc cung cấp thông tin sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các

chuyên ngành, làm phát sinh những thông tin khoa học mới và tiếp tục

mở rộng phạm vi thông tin của các mối quan hệ

Trong giáo dục đại học, thông tin đóng vai trò quan trọng đôi với chất lượng giáo

Trang 25

2

gia vào các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các nhà trường Thông tin là nguồn lực tri thức hữu ích trong công tác giảng day, học tập, nghiên cứu và ứng,

dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Đối với hoạt động giảng dạy, người làm công

tác truyền thụ kiến thức không những sử dụng các thông tin, trỉ thức đúng đắn, bộ trong công việc của mình mà còn phải trau dồi thức bản thân; đối với hoạt

động nghiên cứu khoa học, người tham gia luôn cần tìm tòi và tạo ra các tri thức,

thông tin mới với sự hỗ trợ tích cực của các thông tin được cung cấp; vấn đề cũng tương tự đối với sinh viên và những đối tượng khác trong nhà trường

Thông tin KH&CN là một nguồn lực cho sự phát triển, là cơ sở, công cụ của quản lý đồng thời là một loại hàng hóa đặc biệt

Không phải lúc nào việc tìm kiếm, khai thác các thông tin cần thiết cũng thuận lợi, tồn tại những rào cản về thời gian, nguồn cung cấp thông tin, phương tiện hỗ trợ khai thác Đặc biệt, trong thời điểm xã hội bùng nô thông tin và sự giao thoa giữa các mạng lưới thông tin, việc tìm kiếm thông tin một cách đầy đủ, chính xác, phù hợp với mục đích sử dụng càng trở nên khó khăn Điều này đòi hỏi các hệ thống cung cấp thông tin trong các trường đại học phải có sự phát triển tương ứng với sự gia tăng của nhu cầu thông tin, vai trò chủ yếu ở đây thuộc về các Trung tâm Thông

tin Thư viện đại học Các trung tâm thông tin, Trung tâm Thông tin Thư viện dai

học cần phải xây dựng các hệ thống cung cấp thông tin với đầy đủ khả năng tra cứu,

khai thác, cung cấp dịch vụ một cách hoàn chỉnh, thê hiện vai trò là nơi lưu trữ, tổ

chức, quản lý và khai thác thông tỉn

Điều 45 của Luật KH&CN, Thông tin khoa học và công nghệ được quy định

Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia hiện đại, bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các thành tựu quan trọng trong

các lĩnh vực khoa học và công nghệ ở trong nước và trên thế giới; ban hành Quy

chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ: hằng năm công bố danh mục và kết

Trang 26

2B

Theo Công văn số 1638 /BKHCN-VP ngày 28 tháng 6.2007 của Bộ KH&CN về

việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008, Nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ được thống kê, bao gồm:

; 2/ Tạp chí, 3/Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 4/Các tài liệu khác (luận văn, luận án, tài

liệu sở hữu trí tuệ, tài liệu tiêu chuẩn đo lường, kết quả nghiên cứu

Khoa hoe )

CD-ROM, bang hinh

Cơ sở đữ liệu (thư mục, tóm tắt, dữ kiện)

Cơ sở dữ liệu toàn văn

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong hoạt động thông tin tư liệu bao

gồm: Đề tài nghiên cứu, Dự án/đề tài, Xây dựng Website về khoa học và công nghệ,

Thư viện điện tử về khoa học và công nghệ

1.2.2.2 Đặc điểm như cầu tin

“Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là trường đầu ngành về chất lượng đào tạo Trong thời kỳ đất nước đang ở giai đoạn kiến thiết và phát triển như hiện nay, thiết kế

những công trình đạt hiệu quả sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, quản lý quy hoạch xây

dựng các công trình, tạo ra nền tảng cơ sở hạ tầng để xã hội phát triển bền vững là vấn đề thiết yếu trong công cuộc đổi mới của đất nước Những thông tin hoạt động, định hướng, dự báo phát triển của những ngành này mang tầm quan trọng tất yếu do

khách quan quy định

s®ˆ Như câu về thông tin theo các chuyên ngành

Nhu cầu về thông tin theo các chuyên ngành bao gồm các lĩnh vực sau: 5# Chuyên ngành Kiến trúc

Lịch sử kiến trúc thế giới và Việt Nam

Trang 27

2

- Ly thuyét, lý luận, phương pháp sáng tác, các trường phái kiến trúc ~_ Kiến trúc các thê loại công trình: Công cộng, nhà ở, công nghiệp - _ Trang trí nội, ngoại thất công trình

- Trang thiết bị kiến trúc công trình - Kién trúc cảnh quan

3È Chuyên ngành quy hoạch đồ thị và nông thôn, quản If a6 thi

~ _ Lịch sử xây dựng phát triển đô thị

~ _ Lý thuyết quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị

~_ Lý thuyết xây dựng quy hoạch nông thôn

~ _ Sinh thái và quy hoạch môi trường

~_ Lý thuyết thiết kế đô thị

~ _ Quản lý xây dựng đô thị 3È Chuyên ngành xây dung

~_ Lý thuyết về cơ học, sức bền - cơ kết cấu

~_ Địa kỹ thuật

-_ Lý thuyết và phương pháp tính kết cấu bê tông cốt thép và gạch đá, kết cầu thép gỗ

- _ Công nghệ và tổ chức xây dựng -_ Kinh tế, máy xây dung

~ Thiết kế công trình ngầm đô thị

3 Chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng và môi trường đơ thị

- Cap, thốt nước

~ _ Kỹ thuật môi trường, năng lượng

Trang 28

~ _ Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng, Giao thông đô thị Bảng 1.4 Như cầu về thông tin các chuyên ngành qua phiếu khảo sát Lĩnh vực Tổng số Lĩnh vực hoạt động quan tim CBGD | CBNC CBQL | CH,NCS Sự SP | % |SP| % |SP| % | SP | % |SP| % | sP | % 270 | 100 | 39 | 144 | 36 | 13.3 | 15 | 56 | 39 | 14.4 | 189 | 700 Kién trie |157 |5&2 |28 |104|28 |103|1i |41 |25 |93 |97 |359 Xây dựng |140 [51.9 [11 [41 [is |56 26 |11 |41 |112 |415 Quyhoạh |ói |226|19 |70 |2I |78 |9 |33 |17 |ó3 |25 |93 Quánlyđô |41 [152 |16 |s9 [16 |s9 |s Jig iz faa fia [as

thị

Nhu cầu thông tin của NDT Trường ĐHKT Hà Nội tập trung chuyên sâu vào từng

chuyên ngành đào tạo Chuyên ngành Kiến trúc được nhiều NDT quan tâm, chiếm

58.2%, chuyên ngành Xây dựng chiếm 51.9% Đây cũng là các chuyên ngành dio tạo chính và có từ khi thành lập Trường Do đặc thù của các chuyên ngành có mối liên hệ logic với nhau, NDT còn có nhu cầu tham khảo thông tin của các chuyên ngành liên quan Nhu cầu này tập trung vào những cán bộ, nghiên cứu sinh, học

Trang 29

Số liệu khảo sát cho thấy tiếng Anh là ngoại ngữ được NDT sử dụng nhiều nhất, chiếm 84.8% Tiếp theo là tiếng Pháp chiếm 55% Tiếng Nga ít được sử dụng, tập

trung vào nhóm cán bộ và nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học (11%) Phần lớn

những cán bộ này được đào tạo ở Nga hoặc một số nước có cùng hệ chữ iéng Nga

s& Nhu câu về loại hình tài liệu

Theo số liệu thống kê, tạp chí chuyên ngành được NDT quan tâm

nhiều nhất (73%) Nguồn tài liệu này luôn cập nhật những thông tin mới, các bài viết chuyên đề về hoạt động của Xây dựng

Sách tham khảo tra cứu được nhiều NDT quan tâm (69.3%),

Giáo trình, đồ án tốt nghiệp và đồ án môn học là loại tài liệu được quan tâm tiếp theo, chủ yếu là nhóm bạn đọc sinh viên

Luận văn, luận án là lựa chọn ưu tiên của nhóm học viên cao học Các nhóm sinh viên tham gia làm đề tải NCKH cũng tham khảo tài liệu

này Theo thống kê có 35.6% số phiếu được hỏi sử dụng tài liệu này Nguồn tài liệu điện tử được NDT trong trường rất quan tâm sử dụng (42.6%),

Bang 1.6 Như cầu về loại hình tài liệu

Loại hình tài liệu Số phiếu Tÿ lệ(%)

270 100

Giáo trình 163 604

Sách tham khảo, tra cứu 187 693

Trang 30

mm

13 HE THONG SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN KHOA HOC VÀ CONG NGHE VA VAI TRO CUA NO TRONG HOAT DONG THONG TIN TAI TRUONG DAI HOC KIEN TRUC HA NOI

1.3.1 Khái niệm hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin 1.3.1.1 Sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ

Từ khái niệm chung về sản phẩm thông tin - thư viện [17, tr.21], có thể đồng nhất

khái niệm sản phẩm thông tin - thư viện và sản phẩm thông tin khoa học và công, nghệ Theo đó, sản phẩm thông tin khoa học và công nghệ là kết quả của quá trình

xử lý thông tin, do một cá nhân, tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu

của NDT

Sản phẩm thông tin được hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu tin, phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu cũng như sự vận động biến đổi của nó Cơ quan thông tin - thư viện cần hiểu rõ nhu cầu của NDT, tạo điều kiện cho NDT phản hồi đánh giá chất lượng

sản phẩm, tạo thành kênh liên kết, trao đổi giữa thư viện và NDT

Chat lượng sản phẩm thông tin cần được nâng cao không ngừng để đáp ứng nhu cầu Vấn đề đa dạng hóa sản phẩm thông tin là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin Đối tượng xử lý thông tin để xây dựng sản phẩm

được mở rộng, xử lý sâu về nội dung, đa dạng hóa hình thức khai thác để phù hợp với thói quen, tập quán sử dụng của NDT

1.3.1.2 Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ

Dịch vụ thông tin KH&CN là một dạng của dịch vụ KH&CN nhằm cung cấp, giải

đáp và thỏa mãn các yêu cầu về thông tin và tài liệu KH&CN thông qua các hệ

thống, mạng lưới và cơ quan thông tin KH&CN khác nhau [5]

Dịch vụ thông tin KH&CN hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng khai thác nguồn

lực thông tin, đáp ứng nhu cầu tin của NDT với hiệu quả cao nhất

Trang 31

28

5/Cung cấp tài liệu theo yêu cầu (Nguyên bản, Sao trên giấy, trên CD-ROM), 6/Tuyên truyền, phổ biến khoa học và công nghệ (Triển lãm KH&CN, Hội nghị,

Hội thảo KH&CN, Chợ công nghệ và thiết bị)

1.3.1.3 Méi quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công

nghệ

Sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN là một phức thể bao hàm nhiều yếu tố thành, đều là kết quả của quá trình xử lý thông tin, đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của

NDT Thông thường, gắn với mỗi sản phẩm đều có tương ứng mộtmột số dịch vụ nhằm làm cho hiệu quả sử dụng của nó được nâng lên mức cao nhất có thẻ

Giữa sản phẩm và dịch vụ thường tồn tại mối guan hệ chuyển hóa lẫn nhau Có thể

đánh giá sản phẩm thông qua dịch vụ tạo nên Nói cách khác, các sản phẩm và dịch

vụ cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ với nhau, cái này làm cơ sở cho

cái kia một cách liên hoàn Các cơ quan thông tin tư liệu muốn sản phẩm được mở,

rộng, phát triển thì cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Mặt khác, muốn phát triển dịch vụ thì cần không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng của sản phẩm Các sản phẩm và dịch vụ bổ sung, hỗ trợ nhau phát triển Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua kết quả dịch vụ Sản phẩm chất lượng cao và các dịch vụ khai thác hiệu quả tạo nên hệ thống sản phẩm và dịch vụ phát triển hoàn thiện

1.3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ thông

tin khoa học và công nghệ

Sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN là kết quả của hoạt động thông tin tư liệu Sản phẩm và dịch vụ đó được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản sau:

$# Yếu tố chủ quan

~ _ Năng lực của cán bộ thông tin — thư viện là người thực hiện dịch vụ, bao gồm trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công

Trang 32

29

> Yéu to khach quan

- Nguén tin: la yéu t6 rat quan trong d6i v6i su phat trién hé théng san phẩm và dịch vụ thông tin Nguồn tin được xây dựng và tổ chức khoa học là nền tảng để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt

- Trang thiết bị, công nghệ: là phương tiện, công cụ hỗ trợ hiệu quả quá trình thực hiện các công đoạn tạo ra sản phẩm và dịch vụ Thiết bị và

công nghệ tham gia vào quá trình xử lý thông tỉn từ việc tạo lập

nguồn, phân bổ, quản lý và khai thác sử dụng, đem lại hiệu quả về mặt

thời gian, kinh phí cho cả người sử dụng và người thực hiện dịch vụ

- Nhu cẩu của NDT: là điều kiện đủ đề thực hiện dịch vụ Nghiên cứu nhu cầu của NDT để xác định đối tượng, lĩnh vực quan tâm, loại hình tài liệu sử dụng để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ phủ hợp

1.3.2 Vai trò của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

1.3.2.1 Đặc trưng của thông tin khoa học và công nghệ chuyên ngành kiến trúc — xây dựng

~ _ Các thông tin mang tính tổng hợp, đa ngành, nhất là ngành quy hoạch

— kiến trúc, bao gồm: Kỹ thuật, mỹ thuật, lịch sử, văn hóa, xã hội đồng thời mang tính chuyên ngành sâu về xây dựng, kiến trúc -_ Nguôn thông tin đa dạng, từ sách, tạp chí, báo cáo tông kết đề tài,

luận văn, luận án tới tuyển tập công trình thiết kế, các tài liệu bản đỏ, đồ án, tài liệu khảo sát, thống kê, bản tính Ngoài ra còn cả băng âm

thanh và hình ảnh, đĩa CD-ROM, ảnh chụp, phim đương bản

Trang 33

30

Các thông tin đòi hỏi được cập nhật thường xuyên, ở trình độ cao

nhất

1.3.2.2 Vai trò của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công

nghệ phục vụ các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ và các nhiệm vụ quan trọng khác, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cần có một nguồn

thông tin tư liệu khoa học và công nghệ chuyên ngành kiến trúc - xây dựng vô cùng, to lớn và phong phú

'Những thông tin khoa học và công nghệ này phục vụ cho các họat động cụ thể sau

Phục vụ cho các khoa, Hội đồng khoa học trường cải tiến mục tiêu và

chương trình đào tạo, soạn thảo chương trình đào tạo các chuyên

ngành mới, đặc biệt là triển khai các yêu cầu của đảo tạo theo học chế

tín chỉ áp dụng từ nay tới năm 2010

Phục vụ cho Hội đồng khoa học và Ban giám hiệu trong việc vạch phương hướng và hoạch định các chính sách phát triển đảo tạo,

KH&CN, hợp tác quốc tế

Phục vụ cho cán bộ giảng dạy biên soạn bài giảng, giáo trình, tài tham khảo

Phục vụ cho nghiên cứu sinh, học viên cao học làm luận văn, luận án

Phục vụ cho cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu thực hiên các đề

tài khoa học và dự án chuyển giao công nghệ các cấp: Cấp nhà nước, cấp ngành và thành phó, cấp trường, các đề tài cơ sở

Phục vụ cho cán bộ trong công tác tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng cơ bản, tư vấn giám sát kỹ thuật thi công xây dựng

Trang 34

31

Có thê nói, sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tham gia và đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường, là yếu tố quyết định hiệu quả đảo tạo và yêu cầu hội nhập

u thế kỷ 21

1.3.2.3 Xuất phát điểm của những yêu cầu hoàn thiện và phát triển s# Yêu cầu đào tạo ngày càng cao trong giai đoạn mới

Trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ kiến trúc và xây

dung, lượng thông tin tăng đột biến, thời gian người dùng tin dành để

truy cập thông tin chiếm một lượng thời gian và kinh phí rất lớn trong tổng nguồn kinh phí KH&CN Các phát minh khoa học dựa trên cơ sở

những thành tựu và kinh nghiệm hiện thời không thể có được khi

không nắm được nguồn thông tin khổng lồ đó Trong xu thế phân

công lao động ngày càng tăng, những tiến trình công việc KH&CN cụ

thể ngày càng được phân đọan chỉ tiết và chuyên môn hóa cao độ

Việc thu thập và xử lý thông tin KH&CN sơ bộ có thể được chuyên môn hóa dưới đạng dịch vụ cung cấp thông tin do các đơn vị lưu trữ

và cung cấp thông tin đảm nhiệm

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong xu thế hội nhập và phát trién,

với nhiệm vụ cải cách nâng cao chất lượng giáo dục đào tao đạt chuẩn quốc tế, thực hiện những nhiệm vụ KH&CN do Bộ Xây dựng và Nhà

nước giao, đáp ứng yêu cầu trước mắt là đảo tạo theo tín chỉ và hội nhập quốc tế Yếu tố quyết định cho những bước hội nhập và phát

triển chính là hoàn thiện và nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống dịch vụ

thông tin KH&CN chuyên ngành kiến trúc - xây dựng với đầu mối là

Trang 35

3

*# Điều kiện thuận lợi và cơ hội cần nắm bắt

~ _ Cách mạng công nghệ thông tin đã tạo lập những công cụ hữu hiệu

chưa từng có về cả phần cứng với các thiết bị xử lý và lưu trữ thông tin không lồ và các phần mềm giúp quản lý thông tin dạng số nhanh

chóng và hiệu quả

-_ Hệ thống dịch vụ thông tin truyền thống bắt buộc phải vận động, ứng

dụng những thành tựu công nghệ thông tin, thành tựu KH&CN để

phat trién thích ứng với yêu cầu mới đề tránh bị lạc hậu và loại trừ

~ _ Đảng, Nhà nước nhận thức rõ vai trò và đang có những chính sách lớn

khuyến khích phát triển KH&CN Trường ĐHKT Hà Nội cũng đang triển khai đề án phát triển tổng thể nhà trường, trong đó có nội dung ưu tiên phát triển nguồn lực KH&CN và thông tin

1.3.3 Yêu cầu đối với hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

1.3.3.1 Các yêu cầu đối với hệ thông sản phẩm thông tin

- Tính đa dạng: Tính đa dạng được thể hiện ở việc có đầy đủ các dạng sản phẩm thông tin Bao gồm:

Theo tính chất thông tin: 1/Thông tin ở mức độ thư mục: nghĩa là các thông tin thê hiện các tài liệu ở dạng cơ bản, giúp NDT nắm bắt được các thông số vẻ tài liệu như

thông tin tác giả, thông tin xuất bản, thông tin hình thức 2/Thông tin ở mức độ toàn

văn: là các thông tin được chứa trong một đơn vị tài liệu cụ thể, có kết cấu tương đối hoàn chỉnh trình bày về một vấn đề nào đó 3/7hông tin thông báo: là các dạng

thông tin về các hoạt động, sự có mặt của các tài liệu, thông tin, phương thức sử dụng mới Các dạng thông tin này thường được công bố đại chúng có tác dụng mở,

rộng, khơi gợi các nhu cầu của NDT đối với các nguồn tin trong Trung tâm

4/Thông tin từ Internet: các thông tin được khai thác từ Internet đa dạng và có phạm

Trang 36

33

Theo hình thức thông tin: L/Thông tin ở dạng ấn phẩm truyền thống: thông tin được chứa trong các dạng vật mang tin truyền thống như sách, báo, tạp chí 2/Thông tin đạng số: các dạng thông tin đã được xử lý, biên tập, chuyên dạng số hóa và có thể

tham khảo, truy cập trên các máy tính 3/Các dạng thông tin thông báo: bao gồm

các dạng thông tin thông báo vẻ các kế hoạch, chương trình, quy ước, hướng dẫn được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau cung cấp thông tin cho đại đa số người

dùng tin ở những khu vực công cộng

= Tinh bao quát: Sản phẩm phản ánh đầy đủ nguồn tư liệu có trong thư viện Đối với các sản phẩm thông tin thư viện dạng điện tử còn phải phản ánh

được nguồn tin ở những nơi khác ngoài thư viện khi giữa các thư viện thực hiện chính sách chia sẻ nguồn lực thông tin Nâng cao tính bao quát sẽ giúp

giảm thời gian tìm kiếm thơng tin

~_ Tĩnh hồn thiện: 1/Chính xác: Thông tin trong sản phẩm phản ánh chính xác thông tin về tài liệu gốc; 2/Hoàn thiện về nội dung; 3/Hoàn thiện về hình

thức trình bày; 4/Thân thiện với người sử dung

~ Tính kinh tế: 1/Hiệu quả kinh tế đối với NDT: giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức; 2/Sản phẩm có nhiều tính năng (nhiều trong một) giúp thư

viện giảm bớt công sức, chỉ phí để xây dựng nhiều sản phẩm nhỏ lẻ; 3/Sản

phẩm có thê sử dụng cho nhiều mục đích

~ Tĩnh linh hoạt: 1/Có khả năng chuyên đổi giữa các dạng sản phẩm dịch vụ; 2/Có khả năng cập nhật, phát triển và mở rộng sản phẩm thông tin; 3/ Có khả năng liên kết và chia sẻ nguồn tin

1.3.3.2 Các yêu cầu đối với hệ thông dịch vụ thông tin

Các yêu cầu về nội dung

Trang 37

4

= Tinh toàn dign:1/Cé day dis cde dạng dịch vụ thông tin theo nhu cầu; 2/Có

đầy đủ các nguồn thông tin; 3/Có cơ cấu cân đối giữa thông tin KH&CN và thông tin kinh tế xã hội

~ Tính lĩnh hoạt:L/Có khả năng đầu tư và triển khai theo giai đoạn; 2/Có khả năng chuyển đổi khi có yêu cầu thay đổi cơ cấu dịch vụ

Các yêu cầu về hiệu quả

~ Hiệu quả về vận hành hệ thống:1/Cơ cẫu nhân viên gọn nhẹ, nghiệp vụ cao;

2/Thời gian đáp ứng thông tin nhanh, giảm thời gian thực hiện dịch vụ, giúp NDT sir dung dịch vụ dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện; 3/Tạo lập uy tin và thương hiệu cho Trung tâm Thông tin — Thư viện; 4/Đáp ứng tối đa nhu

cầu và yêu cầu của người dùng tin, hỗ trợ họ trong việc làm rõ nhu cầu và yêu cầu cụ thê về thông tin

~_ Hiệu quả về đầu t:1/Tiết kiệm kinh phí đầu tư ban đầu; 2/Hệ thống vận hành tiết kiệm năng lượng và chỉ phí bảo đưỡng, bảo trì trang thiết bị; 3/Tiết kiệm nguyên liệu cho dịch vụ; 4/Tạo lập nguồn thu ôn định, có tăng trưởng;

5/Giảm chỉ phí thực hiện dich vụ

& Tom lai

- Théng tin KH&CN là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo và nghiên

cứu khoa học phục vụ cho sự nghiệp phát triển và hội nhập của

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Trong thời đại bùng nô thông tin

KH&CN và sự giao thoa giữa các mạng lưới thông tin, việc tìm kiếm thông tin đầy đủ, chính xác, phù hợp với mục đích của các nhóm

người dùng tin đòi hỏi phát triển các hệ thống sản phẩm và dịch vụ

thông tin trong Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tương ứng với sự

phát triên của nhu câu thông tin

- Ladau mối cung cấp thông tin tổng hợp cho mọi hoạt động đào tạo và

Trang 38

35

được một phần nhu cầu thông tin của các nhóm người dùng tin nhưng còn nhiều nguồn thông tin chưa được khai thác có hiệu quả đẻ tập

hợp, xử lý và biên tập thành những nguồn lực thông tin mới phục vụ

Trang 39

36

2 Chương2:

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN PHÁM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN

KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI

Sản phẩm và dịch vụ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện Chúng được xem là công cụ, phương tiện hoạt động do

Trung tâm tạo ra để xác định, truy nhập, khai thác, quản lý các nguồn, hệ thống thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin, là cầu nối giữa người dùng tin với các nguồn, hệ thống thông tin của Trung tâm

Sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện có thể xem là một u yếu tố cầu thành Đó chính là hệ thống các yếu tố được tạo ra trên cơ sở nhu cầu thông tin của xã hội Chúng là hệ thực thể được tạo nên bởi sự kết hợp của nl

thống các yếu tố có quan hệ và tác động mật thiết với nhau, có thề chuyển hoá lẫn

nhau Xét trên bình diện chức năng đối với người dùng tin thì có thể chia chúng thành hai loại: sản phẩm thông tin va dịch vụ thông tin

2.1 CAC SAN PHAM THONG TIN

2.1.1 Mục lục truyền thống

Trong Trung tâm Thông tin Thư viện, các phương tiện tra cứu là công cụ chính trợ giúp độc giả tìm kiếm thông tin Phương tiện tra cứu vừa là công cụ, vừa là sản

phẩm thông tin đã qua xử lý, phân tích từ nguồn tải liệu gốc Các phương tiện tra

cứu có chức năng quan trong trong việc khai thác và quản lý nguồn tài liệu

Công cụ tra cứu truyền thống giúp độc giả tìm hiểu nguồn tin có ở Trung tâm Thông tin Thư viện theo nhiều tiêu chí khác nhau Đó là hệ thống mục lục, tập hợp các phiếu thư mục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin tại một hay một nhón cơ quan thông tin thư viện Các phiếu được tổ chức và sắp xếp theo chuyên ngành, chủ đề, tên tác giả, tên tài liệu, dạng tài liệu và ngôn ngữ thể

Trang 40

37

Hệ thống mục lục phiếu cung cấp những thông tin giúp NDT xác định được vị trí địa chỉ lưu trữ tài liệu trong kho nếu NDT biết một số thông tin bất kỳ về tài liệu

như tên tác giả, tên tài liệu, chủ đề nội dung tài liệu, môn loại khoa học Bên cạnh

đó, hệ thống mục lục còn trợ giúp NDT trong việc lựa chọn tài liệu, kết hợp và sử dụng các thông tin khác về tài liệu như thông tin xuất bản, đặc trưng số lượng 'Hệ thống mục lục truyền thống của Trung tâm được tô chức theo 2 dạng:

s# Mục lục chữ cái

Mục lục chữ cái của Trung tâm Thông tin - Thư viện gồm các phiếu mục lục chứa

thông tin về tên tác giả, tên tài liệu, thông tin về xuất bản (nơi, năm, tên nhà xuất

bản), kí hiệu chuyên ngành của tài liệu và một số thông tin khác Các phiếu này được sắp xếp theo trật tự chữ cái tên tác giả hoặc tên tài liệu

s# Mục lục phân loại

Mục lục phân loại của Trung tâm Thông tin - Thư viện được cấu tạo trên cơ sở cấu

trúc khung phân loại BBK Các phiếu này cũng có những thông tin tương tự như

phiếu mục lục chữ cái Các phiếu mục lục phân loại được sắp xếp theo chuyên

ngành, chủ đề

Ngoài 2 loại mục lục trên, Trung tâm còn xây dựng mục lục phân chia theo ngôn

ngữ và loại hình tài liệu, bao gồm: Mục lục sách tiếng Nga; Mục lục luận văn, luận

án Tuy vậy, Trung tâm chưa xây dựng mục lục tạp chí

Trung tam áp dụng công nghệ in phiếu mục lục từ phần mềm CSDL Libol Chương trình này hỗ trợ quy tắc mô tả thư mục ISBD và các quy tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2 Phan mềm tự động in ra các loại phích theo các khuôn dạng được định

sẵn, các tiêu chí lựa chọn được in đậm trên phích

Các sản phẩm này đều thể hiện thống nhất nội dung nguồn tài liệu, được đa dạng hoá về hình thức để tạo ra nhiều cách tiếp cận thông tin và sự phong phú của công

Ngày đăng: 18/10/2022, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN