1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các phương thức thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam

81 3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 8,65 MB

Nội dung

Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức, dó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp Các hì

Trang 2

T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C NGOẠI T H Ư Ơ N G

KHOA KINH T Ế NGOẠI T H Ư Ơ N G

FOREIGN TCHDE UNIVERSiry

KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

PHƯƠNG THỨC THÂM NHỘP THÌ TRƯỜNG TH€GIỚI

cun cóc DOANH NGHIỆP vờn VÀ NHỎ VlệT NAM

Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ THU

Trang 3

1.1.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct exporting) 4

1.1.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indệect Exporting) 4

1.1.2.1 Thông qua các công ty quản lý xuất khẩu ( E M C - Export

Management Company) 4

1.1.2.2.Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer) 5

1.1.2.3.Thông qua uy thác xuất khấu (Export Commission

House) 5

1.1.2.4 Thông qua môi giới xuất khẩu (Export Broker) 6

1.1.2.5 Thông qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant) 6

1.2 Ý nghĩa của việc thâm nhập thị trường thế giới tệ sản xuất trong

2.2 Đ ầ u tư trực tiếp (Direct Investment) 8

2.2.2 Sản xuất theo hợp đồng (Contract Manuíacturing) 9

2.2.2.1 Ư u điểm 9

2.2.2.2.Nhược điểm 9

2.2.3 Liên doanh (Joint Venture) l o

2.3 Hợp đổng quản trị (Management Contracting) l o

3 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TẠI VÙNG THƯƠNG

4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 11

Trang 4

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

4.1 Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước 11

4.1.1 Ư u điểm l i 4.1.2 Nhược điểm l i

4.2 Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất nước ngoài 12

4.2.1 Ư u điểm 12 4.2.2 Nhược điểm 12 4.3 Phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại vùng thương mại tự do 12

4.3.1 Ư u điểm 12 4.3.2 Nhược điểm 13

C H Ư Ơ N G 2 : THỰC TRẠNG T H Â M NHẬP V À O THỊ T R Ư Ờ N G THẾ GIỚI

CỦA C Á C DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 15

1 KHÁI Q U Á T VỀ DOANH NHGIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM 15

1.2.5 Về lao động 25 1.3 Hổ thống luật pháp, cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của các

SME chưa đổng bộ 25

2 THỰC TẾ T H Â M NHẬP THỊ TRƯỜNG THỂ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA V À NHỎ VIỆT NAM 26

2.1 Xuất khẩu 26

2.1.2.1 Xuất khẩu qua hãng buôn xuất khẩu 32

2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp thông qua công ty quản lý xuất khẩu

hay qua trung gian môi giới 33

2 2.Đầu tư ra nước ngoài 37

2.2.1 Hình thức đầu tư 37

2.2.2 Lĩnh vực đầu tư 39

2.2.3 Thị trường đầu tư 40

Trang 5

2.2.4 Đặc điểm của các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 41

2.2.5 Đánh giá chung 42

2.3 Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu 44

3 Đ Á N H GIÁ VÊ CÁC P H Ư Ơ N G THỨC T H Â M NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

CỦA SME VIỆT NAM 47

3.1 Phương thức xuất khẩu: 47

3.2 Phương thức đẩu tư ra nước ngoài 48

3.3 Nhượng quyền sử dụng thương hiệu: 48

C H Ư Ơ N G 3: MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM T H Ú C ĐẨY Q U Á TRÌNH T H Â M

NHẬP THỊ T R Ư Ờ N G THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA V À NHỎ

VIỆT NAM 49

1 GIẢI PHÁP TỪPHÍA DOANH NGHIỆP 49

1.1 Đ ầ u tư vào nguồn lực con ngưịi 49

1.2 Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp 49

1.3 Định hướng thị trưịng xuất khẩu 50

1.4 Tăng cưịng xúc tiến thương mại 51

1.5 Phát triển hình thức kinh doanh qua mạng 53

1.6 Tăng cưịng liên kết giữa các doanh nghiệp 55

1.7 M ở rộng đầu tư ra một số thị trưịng tiềm năng 58

1.8 Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 59

1.9 Tăng nguồn vốn 60

2 CÁC BIỆN PHÁP TÍ IM ÙA N H À NƯỚC 61

2.1 Giải pháp về vốn cho các SME Việt Nam 61

2.2 Hỗ trợ SME về thông tin, dự báo thị trưịng, xúc tiến thương mại để

phát triển thương hiệu 64

2.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu và

đẩu tư ra nước ngoài 67

2.3.1 Tiếp tục đổi mới chính sách thuế theo hướng hỗ trợ cho các SME 67

2.3.2 Giải pháp tăng cưịng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt

Nam 68

KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 6

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước chúng ta đang trên con đường đổi mới và phát triển không ngừng Trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam luôn đạt mức cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực, đời sống của người dân được cải thiện rất nhiều Điều đó có được là nhờ vào sự hoạt động tích cực của tất cả các thành phởn kinh tế trong đó nổi bật nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện chiếm tới 9 6 % tổng

số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp 2 5 % GDP và thu hút một lực lượng lao động đáng kể Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào thị trường thế giới với nhiều phương thức chiến lược khác nhau

Qua diều tra thực tế trên tổng số 120 doanh nghiệp với việc nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp, bài khoa luận tốt nghiệp đã nêu ra các khái niệm cơ bản về cách thức thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp Khoa luận đi sâu nghiên cún thực tế tiếp cận thị trường thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với những khó khăn và thách thức riêng Từ những thực tế đó, khoa luận đưa ra một số kiến nghị để các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể khắc phục khó khăn hiện tại, từng bước thâm nhập mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường thế giới

Khóa luận gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Khái quát về các phương thức thâm nhập thị trường thế giới Chương 2: Thực trạng thâm nhập vào thị trường thế giới của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình thâm nhập thị

trường thế giói của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Ì

Trang 7

Đ ể hoàn thành được tốt bài khoa luận này, em xin bày tỏ lòng cảm

ơn chân thành nhất tới cô Phạm Song Hạnh- Thạc sỹ khoa Kinh tế Ngoại Thương người đã giúp đỡ em một cách tận tình về nội dung và phương pháp nghiên cứu Em xin cảm ơn các thày cô giáo đã dạy em trong suốt năm năm học đại học vừa qua Kiến thức cữa các thầy truyền dạy cho em thực sự là những bài học quý báu, là hành trang để em bước vào đời C á m ơn cha mẹ

và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình viết bài khoa luận này

Trang 8

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

C H Ư Ơ N G Ì : K H Á I Q U Á T V Ề C Á C P H Ư Ơ N G T H Ứ C

T H Â M NHẬP THỊ T R Ư Ờ N G T H Ế GIỚI

1 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

1.1 Các hình thức thâm nhập thị trường thê giói

Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức, dó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp

Các hình thức chiến lược thâm nhập thị

trường thế giới từ sản xuất trong nước

Thị trường thế giới

Công ty Khách Nhà uy Nhà Hãng quản lý hàng thác môi buôn xuất xuất giới xuất khẩu kiêu khẩu xuất khẩu

khẩu

Thị trường thế giới

Trang 9

1.1.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct exporting)

Hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng cho các doanh nghiệp có quy m ô và trình độ sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có k i n h nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thắ trường thế giới Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thắ trường, thắ hiếu của khách hàng Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiêp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kắp thời thông tin về thắ trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít

1.1.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting)

Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước Đ ể bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp V ớ i thực tế đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có quy m ô nhỏ, chua đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thắ trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuât nhập khẩu

Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây :

1.1.2.1 Thông qua cấc công ty quản lý xuất khẩu (EMC - Export Management Company)

Công ty quản lý xuất khẩu là công ty quản trắ xuất khẩu cho công ty khác Các nhà xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng

Do đó, họ thường phải thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình

Trang 10

Các E M C không mua bán trên danh nghĩa của mình.Tất cả các đơn

chào hàng, hợp đồng chuyên chở hàng hoa, lập hoa đơn và thu tiền đều thực

hiện với danh nghĩa chủ hàng

Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo là do chủ hàng quyết định Cấc EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khặu và khi thực hiện các dịch vụ trên

EMC sẽ được thanh toán bằng hoa hồng

Một khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những công

ty có quy m ô lớn thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán

ra nước ngoài để kiếm lời

Nói chung, khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất hàng xuất khặu ít

có quan hệ trực tiếp với thị trường cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khặu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC m à

họ lựa chọn

ỉ.1.2.2.Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)

Đây là hình thức xuất khặu thông qua các nhân viên của các công ty

nhập khặu nước ngoài Họ là những người có hiểu biết về diều kiện cạnh

tranh trên thị trường thế giới K h i thực hiện hình thức này, các doanh

nghiệp xuất khặu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ

làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài

1.1.2.3.Thông qua uy thác xuất khẩu (Export Commission House)

Những người hoặc tổ chức uy thác thường là đại diện cho những

người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà xuất khặu Nhà uy thác

xuất khặu hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền uy

thác K h i hàng hoa chuặn bị được đặt mua, nhà uy thác lập phiếu đặt hàng

với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan

đến quá trình xuất khặu

5

Trang 11

Bán hàng cho các nhà uy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu Việc thanh toán thường được đảm bảo nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề về vận chuyển hàng hoa hoàn toàn do các nhà được

uy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm

1.1.2.4 Thông qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)

Môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu

và nhà nhập khẩu Người môi giới được nhà xuất khẩu uy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động cặa họ Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định

1.1.2.5 Thông qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)

Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng cặa người chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rặi ro liên quan đến xuất khẩu Như vậy, các nhà sản xuất thông qua cấc hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài

Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng

1.2 Ý nghĩa cặa việc thâm nhập thị trường thê giới từ sản xuất trong nước

Đây là phương thức thâm nhập thị trường thế giới m à hiện nay rất nhiều quốc gia đang phát triển áp dụng Đ ố i với quá trình phát triển cặa nền kinh tế quốc dân, phương thức này có ý nghĩa quan trọng sau đây:

> Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất trong nước

Thông qua xuất khẩu sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ còng nghiệp hoa đất

Trang 12

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

nước Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng và tăng khả năng sản xuất

• Đ ẩ y mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trẳng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.Việc đẩy mạnh xuất khấu cho phép mở rộng quy m ô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu Chẳng hạn phát triển xuất khẩu gạo không những tạo điều kiện cho ngành trổng lúa mở rộng được diện tích, tăng vụ để tăng sản lượng xuất khẩu, m à còn thúc đẩy phát triển các ngành khấc như : dệt bao pp đựng gạo, phát triển ngành xay xát, ngành chăn nuôi

> Sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết

bị và công nghệ sản xuất

Đ ể đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chủng loại sản phẩm đòi hỏi một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, hẳc hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Có như vậy, sản phẩm mới có thể xuất khẩu ổn định Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của nhân dân

Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vai trò vị trí của nước xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế

ở NƯỚC NGOÀI

2.1.Licence (Nhượng bản quyền)

Theo nghĩa rộng, nhượng bản quyền là một phương thức điểu hành của một doanh nghiệp có bản quyền (licensor) cho một doanh nghiệp khác, thông qua việc hẳ (licensee) được sử dụng các phương thức sản xuất, các bằng sáng chế (patent), bí quyết công nghệ (know - how), nhãn hiệu (trade

7

Trang 13

mark), tác quyền, chuyển giao công nghệ (transíer engineering), trợ giúp kỹ thuật hoặc một vài kỹ năng khác của mình và được nhận tiền về bản quyền

từ họ (Royalty) Hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm sau:

2.1.Lưu điểm

Doanh nghiệp có bản quyền (licensor) thâm nhập thị trường với mức rủi ro thẩp hoặc có thể thâm nhập thị trường m à ờ đó bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu cao

Doanh nghiệp được bản quyền (Licensee) có thể sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc nhãn hiệu nổi tiếng Từ đó sản xuẩt sản phẩm có chẩt lượng cao để tiêu thụ trong nước và xuẩt khẩu

2.1.2 Nhược điểm

Doanh nghiệp có bản quyền ít kiểm soát được bên được nhượng bản quyền so với việc tự thiết lập ra các cơ xưởng sản xuẩt do chính mình điều hành

K h i hợp đồng nhượng bản quyền chẩm dứt, doanh nghiệp có bản quyền có thể đã tạo ra một người cạnh tranh với chính mình

2.2 Đầu tư trực tiếp (Direct Investment)

2.2.1 Đẩu tư 100% vốn ra nước ngoài

Khi một doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm về xuẩt khẩu và nếu thị trường nước ngoài đủ lớn, thì họ lập cơ sở sản xuẩt ở nước ngoài M ộ t trong những hình thức đầu tư rẩt phổ biến hiện nay là hoạt động lắp ráp tại nước ngoài (assembly operations)

Hoạt động lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuẩt khẩu và sản xuẩt ở

nước ngoài Muốn có những thuận lợi trong sản xuẩt ở nước ngoài, một số

doanh nghiệp có thể lập cơ sở hoạt động lắp ráp ở nước ngoài Trong truồng hợp này, các doanh nghiệp chỉ xuẩt khẩu các linh kiện rời ra nước ngoài,

Trang 14

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

những linh kiện đó sẽ được lắp ráp để thành một sản phẩm hoàn chỉnh Bằng cách xuất khẩu các linh kiện rời có thể tiết kiệm các chi phí về chuyên chở và bảo hiểm Hoạt động lắp ráp có thể tiết kiệm với tiền lương thấp, từ

đó cho phép giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Điều này sẽ mang đến những ưu điểm nhất đựnh như : tiết kiệm chi phí vận chuyển tạo ra sản phẩm thích hợp với thự trường nước ngoài, kiểm soát hoàn toàn sản xuất kinh doanh

Những điểm hạn chế của nó là sự rủi ro sẽ lớn hơn so với các hình thức thâm nhập trên

2.2.2 Sản xuất theo hợp đồng ịContract Manufacturing)

Sản xuất theo hợp đồng là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thự trường nước ngoài (gia công)

Hình thức này có ưu và nhược điểm sau :

2.2.2.1 ưu điểm

• Cho phép doanh nghiệp thâm nhập thự trường thế giới rủi ro ít hơn các hình thức khác

• Khai thác mạnh sản phẩm mới ở thự trường mới

• Tránh được những vấn đề như vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế quan và phi thuế quan

• Tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thự trường mới

• Gia thành sản phẩm có thể hạ nếu gia nhân công, giá nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp

2.2.2.2.Nhược điểm

- Doanh nghiệp ít kiểm soát quy trình sản xuất ỏ nước ngoài

9

Trang 15

- K h i hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp có thể tạo ra một nhà cạnh tranh mới với chính mình

2.2.3 Liên doanh (Joint Venture)

Là một tổ chức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều bên có chung quyền sở hữu, quyền quản lý, điều hành hoạt động và được hưởng các quyền lợi về tài sản

Bên cạnh những ưu điểm về kinh tế như : kết hợp thế mạnh các bên

về kỹ thuật, vẩn và phương thức điều hành hình thức liên doanh còn có những hạn chế nhất định như : khi điểu hành công ty có thể tạo ra các quan điểm khác nhau về sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển

2.3 Hợp đồng quản trị (Management Contracting)

Ớ đây công ty nội địa cung cấp bí quyết quản trị cho một công ty nước ngoài dưới dạng xuất khẩu dịch vụ quản trị, chứ không phải xuất khẩu sản phẩm

Hợp đồng quản trị là một hình thức tham gia vào thị trường thế giới với mức rủi ro thấp và nó giúp cho công ty tạo ra lợi tức ngay từ buổi đầu Đặc biệt hình thức này càng hấp dẫn nếu công ty xuất khẩu dịch vụ quản trị

ký hợp đồng được dành lại sự ưu đãi để mua một sẩ cổ phẩn của công ty được quản trị trong một thời hạn ấn định nào đó

3 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TẠI VÙNG THƯƠNG MẠI Tự DO

Ngoài 2 phương thức thâm nhập thị trường thế giới chủ yếu như trên các doanh nghiệp còn có thể tiếp cận thị trường thế giới thông qua một chiến lược nữa gọi là chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại vùng thương mại

tự do Đ ó là khi doanh nghiệp tham gia vào các khu vực kinh tế sau:

y Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone)

> K h u chế xuất (Export Processing Zone)

Trang 16

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

> K h u thương mại tự do (Free Trade Zone)

Phương thức này có ý nghĩa quan trọng là :

K h i sản xuất tại đặc khu kinh tế, khu chế xuất, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được những lợi thế như : miễn giảm các loại thuế, chi phí thuê mướn nhà cửa, nhân công thấp

Trong khi chờ đợi mểt thị trường thuận lợi, nhà xuất khẩu có thể gửi hàng hoa vào khu thương mại tự do để giữ lại sơ chế hoặc đóng gói lại trong mểt thời gian nhất định m à không phải làm thủ tục hải quan hoặc đóng thuế nhập khẩu

4 Đ Á N H GIÁ CHUNG

Qua phân tích các phương thức thâm nhập thị trường thế giới chúng

ta có thể khái quát ưu và nhược điểm của từng phương thức đó như sau :

4.1 Phương thức thâm nhập thị trường t h ế giới t ừ sản xuất trong nước

• Phụ thuểc vào quota nhập khẩu của nước ngoài

• Gặp phải hàng rào quan thuế và phi quan thuế của nước ngoài

• Chưa linh hoạt trong thương mại quốc tế

Trang 17

• Phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối tại nước ngoài

4.2 Phương thức thâm nhập thị trường thế giới t ừ sản xuất nước ngoài

4.2.1 ưu điểm

- Tận dụng thế mạnh của nước sở tại để giảm gia thành sản phợm

- Khắc phục hàng rào thuế quan và phi quan thuế

- Sử dụng được thị trường nước sở tại (chủ nhà)

- Chuyển giao được công nghệ, kỹ thuật sang những quốc gia chậm phát triển

4.2.2 Nhược điểm

- Nếu có sự bất ổn về kinh tế và chính trị ở nước sở tại, các doanh nghiệp (nhà đầu tư) có thể bị rủi ro

- Đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn và khả năng cạnh tranh cao

- Đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường m ớ i của nước sở tại

4.3 Phương thức thâm nhập thị trường thê giới tại vùng thương mại tự do

4.3.1 Ưu điểm

• Tận dụng một số chế độ ưu đãi về thuế, giá nhân công, lao động

• Thuận lợi cho các hoạt động tạm nhập tái xuất gia công chế biến

do thủ tục xuất nhập khợu dễ dàng

• Dễ dàng đưa công nghệ và thiết bị mới vào hoạt động

Trang 18

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

• Thuận lợi trong việc tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng

4.3.2 Nhược điềm

• Đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn và khả năng cạnh tranh cao để đầu tư vào khu chế xuất, đặc khu kinh tế

• Cần tìm kiếm thị trường tiêu thớ tại quốc gia chủ nhà và tái xuất

ra quốc gia thứ ba

• Có thể rủi ro do chi phí dịch vớ tại chỗ cao

Trên đây là 3 chiến lược thâm nhập thị trường thế giới m à các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể lựa chọn để xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường của mình Trong thực tiễn, không có quy luật tuyệt đối hoặc công thức nào để lựa chọn chính xác Việc lựa chọn các chiến lược thâm nhập ở các doanh nghiệp phải trẽn cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thâm nhập đồng thời trẽn cơ sỏ hiểu rõ dặc điểm của từng chiến lược thâm nhập

Ớ nước ta việc mờ rộng và nâng cao hoạt động ngoại thương phải được tập trung chú ý từ khâu sản xuất đến thu mua hàng xuất khẩu Các đơn

vị thuộc

Các thành phẩn kinh tế khác nhau được tham gia vào việc sản xuất hàng xuất khẩu Cớ thể bao gồm các hình thức sau đây :

y Uy thác xuất nhập khẩu

y Mua đứt, bấn đoạn cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu

> Liên doanh, liên kết với các đơn vị trực tiếp xuất nhập khẩu

> Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp nếu có đủ điều kiện quỵ định của Bộ Thương mại

13

Trang 19

V ề mặt tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các dơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp nên đi vào chuyên doanh, lấy chuyên doanh làm gốc Việc kinh doanh tổng hợp chỉ có thể áp dụng trong một phạm vi nhất định Có như vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mủi phát huy thế mạnh

sở trường của mình, đảm bảo kinh doanh hiệu quả

N h ư vậy, căn cứ vào tình hình thực tế ở nưủc ta có thể nói chiến lược thâm nhập thị trường thế giủi từ sản xuất trong nưủc là chủ yếu, các chiến lược còn lại tuy theo sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật trong tương lai

m à các doanh nghiệp vận dụng cho phù hợp

Trong điều kiện hiện nay, các chiến lược sản xuất ở nưủc ngoài cũng cần được các doanh nghiệp quan tâm để hiểu rõ các hình thức hoạt động của các công ty nưủc ngoài tại Việt Nam

Trên cơ sở xác định chiến lược thâm nhập thị trường thế giủi, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thiết lập chiến lược raarketing mix nhằm đảm bảo cho chiến lược thâm nhập thị trường thế giủi có thể thực hiện đạt hiệu quả cao

Trang 20

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

Tiêu thức định tính

Dựa trên những đặc trưng cơ bản của SME như không có vị thế độc quyền trên thị trường, tính chuyên m ô n hoa thấp, số đợu mối quản lý ít Các tiêu thức này có ưu thế là phản ánh đúng vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế Do vậy, tiêu thức này chỉ để tham khảo, ít được sử dụng trong thực tế phân loại

Tiêu thức định lượng

Tiêu thức này thường sử dụng các tiêu chí là số lao động thường xuyên và không thường xuyên trong doanh nghiệp, giá trị tài sản hoặc vốn, doanh thu, lợi nhuận Trong đó:

• Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên hoặc lao động thực tế

• Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản (vốn), tài sản hay vốn cố định, giá trị tài sản còn lại

• Doanh thu có thể là tổng doanh thu trong một năm, tổng giá trị gia tăng trong một năm Hiện nay, xu hướng dùng tiêu thức tổng giá trị gia tăng này để phân loại doanh nghiệp càng trờ nên phổ biến hơn

15

Trang 21

Tại Việt Nam, SME tồn tại cả trong khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh Trong khu vực ngoài quốc doanh, SME vẫn chiếm ưu thế hơn cả

Đ ể xác định một tiêu chí cho các SME ở Việt Nam một cách phù hợp cấn phải căn cứ vào điều kiện kinh tế cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau Nhìn chung nưủc ta vẫn còn là một nưủc có trình độ kinh tế phát triển chưa cao, năng lực quản lý hạn chế, thị trường còn thiếu, chưa có thưủc đo quy m ô doanh nghiệp một cách đích thực Hơn nữa việc phân loại doanh nghiệp còn phải tính tủi các yếu tố khác như mục đích phân loại, tính chất ngành nghề, địa bàn

Thông thường, việc phân loại SME của nưủc ta chủ yếu dựa vào 2 tiêu thức lao động thường xuyên và vốn sản xuất Sở dĩ như vậy là do :

- Tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về 2 tiêu thức này (tính phổ dụng)

- Có thể xác định 2 tiêu thức ở mọi cấp độ: toàn bộ nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp (tính khả thi)

Trong điều kiện Việt Nam, đây là 2 tiêu thức có thể xác định được chính xác trị số của chúng (tính chuẩn xác) Tuy vậy, 2 tiêu thức này cũng chỉ thể hiện được quy m ô đầu vào m à chưa phản ánh được kết quả tổng hợp thông qua kết quả kinh doanh Các tiêu thức khác như doanh thu, vốn pháp định, vốn cố định, vốn lưu động, lợi nhuận đều có hạn chế là rất khó xác định và không có nhiều ý nghĩa

Tiêu thức doanh thu (hay giá trị gia tăng) có nhiều ý nghĩa vì nó phản ánh quy m ô doanh nghiệp qua kết quả hoạt động của nó (gắn vủi hiệu quả) Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam, tiêu thức này khó xác định và không có số liệu chính xác (chẳng hạn do việc dấu doanh thu để trốn thuế) Các tiêu thức khác như vốn pháp định, vốn cố định, số dư vốn lưu động không phản ánh đầy đủ và thực chất quy m ô doanh nghiệp trong các

Trang 22

Hoàng Thị Thu - A5-K40B-KTNT

ngành khác nhau V ố n pháp định thường xa rời vốn thực tế và thường chỉ mang tính hình thức V ố n cố định có sự khác biệt lớn giữa các ngành sản xuất và thương mại, vốn lưu động cũng có sự khác biệt lớn giữa các ngành nghề C ó 2 bảng tiêu thức xác định SME ở Việt Nam như sau:

Bảng Ị: Do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa

17

T H Ư V I Ê N

NGOAI THƯƠNG

LẠ/,

Trang 23

• Ngành công nghiệp nặng : quan tâm nhiều hơn đến nguồn vốn

• Ngành công nghiệp nhẹ : quan tâm đến cả hai tiêu thức vốn và lao động

• Ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp : quan tâm nhiều hơn đến tiêu thức số lao động

Trong những biến động cụ thể có thể nhấn mạnh tiêu thức vốn hay tiêu thức lao động Tuy từng ngành cụ thể m à xác định tiêu thức chủ yếu, ví

dụ đối vậi ngành da giày tiêu thức số lao động là chủ yếu, đối vậi ngành dệt sợi lại coi số lượng cọc sợi hay máy dệt (tiêu thức vốn) là tiêu thức chủ yếu

để xác định quy m ô doanh nghiệp

Việt Nam đang hội nhập vậi kinh tế thế giậi và khu vực nên chúng ta cũng cần xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ linh hoạt phù hợp vậi tiêu chí chung của đất nưậc

Theo nghị định sô 9112001INĐ - CP của Chính Phủ thì SME là cơ

sở sẩn xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện

hành, có vốn đăng ký không quá lo tỷ đổng hoặc số lao động trung bình

hàng năm không quá 300 người trong đó doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp

có vốn dưới Ì tỷ đông và lao động nhỏ hơn 30

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đổng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên

Các SME được thành lập theo pháp luật Việt Nam có thể tồn tại dưậi các hình thức như sau :

• Công ty trách nhiệm hữu hạn

• Công ty cổ phần

• Doanh nghiệp tư nhân

Trang 24

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

• Công ty hợp danh

• Công ty liên doanh

• Công ty 1 0 0 % vốn nước ngoài

số SME tương ứng khoảng 127.500 Theo cục phát triển SME ( thuỏc bỏ kế hoạch và đấu tư ) dự tính thì từ nay cho tới năm 2010 có khoảng 320.000 SME được thành lập mới Đây là mỏt con số khổng l ổ chứng tỏ loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta

1.2.2 Về lĩnh vực hoạt động

Trong số 115 SME có 56 doanh nghiệp tham gia vào hoạt đỏng xuất khẩu Cơ cấu hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các SME nói riêng là hàng nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế, mỏt số hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công, hàng nông sản Cụ thể cơ cấu hàng xuất khẩu của các SME Việt Nam theo điều tra như sau :

- Hàng nông nghiệp gồm nông, lâm, thúy, thổ sản (chiếm 5 3 % ) Trong đó, đáng chú ý nhất là hàng nông sản và thúy sản Hai mặt hàng này đều là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ

' phiếu điều tra ở phụ lục của khoa luận

Trang 25

trọng lớn trong tổng k i m ngạch xuất khẩu và có vị thế cao trên thị trường thế giới: Gạo, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, tôm, cá tra, cá basa,

- Hàng công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) chiếm 4 7 % Đáng chú ý nhất trong số các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay của chúng ta là hàng may mặc và giầy dép Tuy nhiên phấn lớn mặt hàng này lại là hàng gia công cho nước ngoài nên hiệu quử kinh tế đạt được không cao Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển hướng sang xuất khẩu các loại hàng công nghiệp như hàng điện tử, linh kiện máy tính, phấn mềm, Tuy k i m ngạch xuất khẩu loại hàng hoa này chưa cao nhưng đây là một hướng đi đúng đòi hỏi sự đầu tư thích đáng của cử Nhà nước và bửn thân các doanh nghiệp Các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao này có khử năng mang lại giá trị gia tàng cao cho nhà xuất khẩu

Một mặt hàng khác cũng rất được quan tâm hiện nay, đặc biệt là với các SME là hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam Người dân Việt Nam với bàn tay khéo léo, tinh xửo đã tạo ra các sửn phẩm thủ công

mỹ nghệ độc đáo, hấp dẫn người nước ngoài Việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sẽ đem lại một nguồn thu nhập lớn cho người dân các làng nghề Việt Nam và đóng góp đáng kể vào việc gia tăng thu nhập quốc dân của nước ta

- Dịch vụ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa thâm nhập sâu vào lĩnh vực dịch vụ Bằng chứng là trong số 120 doanh nghiệp được điều tra thì chỉ có 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhưng lại chưa có doanh nghiệp nào trong con số đó tham gia xuất khẩu dịch vụ

Nhìn chung, hàng hoa m à các SME kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay chủ yếu là những mặt hàng cẩn ít vốn và công nghệ đơn giửn, nhưng cần nhiều lao động Giá trị gia tăng cùa đại đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam là không cao nhưng đó lại là các mặt hàng được sửn xuất dựa trên các

Trang 26

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

nguồn lực tự nhiên sẵn có của đất nước, vốn đầu tư cho sản xuất không lớn Hơn nữa việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng này đã mang lại công ăn việc làm và thu nhập cho người sản xuất m à phần lớn là các hỏ kinh tế gia đình Những mặt hàng do các SME sản xuất có đặc điểm chung là sản phẩm của quy trình sản xuất quy m ô nhỏ, sử dụng máy móc, kỹ thuật lạc hậu, thô sơ, tốn nhiều sức lao đỏng Gần đây, nhờ quá trình cải cách kinh tế

mồ cửa, các SME đã có mặt hàng sản xuất mang tính công nghiệp, nhưng thuỏc loại công nghệ chưa thật cao và còn sử dụng nhiều lao đỏng Nhưng

số SME có khả năng tiếp cận với loại hình này còn ít Do vậy, trừ những mặt hàng sản xuất theo quy trình công nghiệp như dệt may, giày dép, thì quy cách phẩm chất của các hàng hoa nhìn chung là không đồng đều, không ổn định, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mang tính chất nghệ thuật dân gian

Đặc điểm hàng hoa, sản phẩm của khu vực SME tạo ra thường kém sức cạnh tranh trên thị trường, chi phí sản xuất cao, khó có thể thay đổi mẫu

m ã thường xuyên Bản thân các SME cũng khó thu thập thông tin về hàng hoa trẽn thị trường Còn đối với những hàng hoa sản xuất công nghiệp như dệt may, giày dép thì hàng hoa thay đổi nhanh chóng theo mẫu mốt và thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng, m à doanh nghiệp lại thiếu nguồn thông tin và cơ hỏi tiếp xúc với thị trường bên ngoài, hoặc là thiếu những kỹ năng thiết kế hàng hoa hiện đại Nhưng loại hàng này thường được sản xuất thụ đỏng theo mẫu mã, quy cách phẩm chất do khách hàng đưa ra

V ớ i những đặc điểm như trên đã làm cho hàng hoa của các SME có khả năng cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế Các mặt hàng cạnh tranh kém đó là hàng chế biến thực phẩm, hàng may mặc, sản phẩm nhựa, hàng nỏi thất, sản phẩm làm từ gỗ, đổ đa và đồ gốm Nói cách khấc, tính cạnh tranh xem ra rất kém ở những ngành hàng đòi hỏi công nghệ cao Điều này phản ánh mỏt hiện thực là phần lớn các SME vẫn chưa sẵn sàng cạnh tranh

21

Trang 27

với các doanh nghiệp nước ngoài một khi các doanh nghiệp này tham gia hội nhập khu vực và toàn cầu

1.2.3 Về vốn

SME thiêu vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh

Đ ạ i đa số SME là các doanh nghiệp có quy m ô nhỏ nên mức vốn rất thấp Khoảng 25-35% tổng số vốn là vốn cố định, còn 70-75% là vốn lưu động Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình, thương mại

tư nhân phải thuê tài sản cố định của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể và của dân Do đó, mạng lưới cơ sợ vật chất của họ không ổn định Hiện chỉ có 1/3 số doanh nghiệp vay được vốn Trong số đó, chỉ có khoảng 2 0 % doanh nghiệp vay tín dụng từ ngân hàng, còn đại đa số doanh nghiệp thường chọn giải pháp huy động vốn trong gia đình, bạn bè và sử dụng tín dụng thương mại của đối tác kinh doanh (mua trả chậm, nợ gối đầu )

SME thường thiếu vốn, lại không có tài sản lớn để thế chấp vay vốn ngân hàng, trình độ khoa học-công nghệ thấp và thiếu các thông tin về thị trường, dự báo, xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu Số liệu điều tra cho thấy khoảng 2 5 % doanh nghiệp tư nhân và 2 0 % công ty trách nhiêm hữu hạn (mà đa số là SME) đã có sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, còn lại hầu hết SME sử dụng thiết bị và công nghệ cũ

Trang 28

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

trong những năm gần đây Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta vào EU giày dép, dệt may, cà phê, hồ tiêu, Nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang E U gồm chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế, một

số hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công Gân đây khi m à khối EU mở rộng

ra thì dung lượng thị trưỉng EU càng lớn và điều đó tạo ra những cơ hội mới cho các SME Việt Nam chiếm lĩnh thị trưỉng đầy tiềm năng này

Thị trưỉng Mỹ: Nếu như năm 2001, khi m à hiệp định thương mại Việt Mỹ chưa có hiệu lực thì k i m ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt 1,4 tỷ USD, thì tới năm 2003, con số này tăng 5,8 tỷ USD Việt Nam hiện nay trở thành nước xuất khẩu thứ 35 trong số các nước xuất khẩu vào thị trưỉng Mỹ Tuy nhiên thị trưỉng Mỹ rất khó tính với những quy định về luật pháp rất phức tạp đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp của chúng ta khi thâm nhập thị trưỉng này Điển hình nhất gần đây là vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa, tôm của Việt Nam Do đó, doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trưỉng này cần phải đặc biệt chú ý đến khía cạnh luật pháp Thị trưỉng Nhật Bản: K i m ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm gần đây Nhật Bản là một thị trưỉng xuất khẩu lớn nhưng có yêu cầu khất khe về chất lượng sản phẩm Hiện nay, Việt Nam đang có xu hướng xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và các dịch vụ nhà hàng ăn uống sang thị trưỉng này Đ ể có thể chiếm lĩnh được thị trưỉng Nhật, các SME Việt Nam cần phải liên tục cải tiến mẫu mã, hình ảnh, chất lượng sản phẩm theo thị hiếu ngưỉi tiêu dùng Mặc dù xuất khẩu của chúng ta tập trung vào 3 thị trưỉng truyền thống trên nhưng giá trị hàng xuất khẩu của chúng ta chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng k i m ngạch hàng nhập khẩu của 3 trung tâm này Các doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng xuất khẩu của mình tại các thị trưỉng lớn này

Hiện nay các doanh nghiệp đã mở rộng thị trưỉng xuất khẩu sang cấc nước thuộc khối ASEAN, Trung Quốc, Australia, các nước Châu Phi, M ỹ

23

Trang 29

La tinh, và các nước Đông Bắc á Việc xuất khẩu vào thị trường Châu á đang góp một phần quan trọng trong tổng k i m ngạch chung của Việt Nam Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai Châu á sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang các nước ở khu vảc này đạt 7,3 tỷ USD, tăng

21,3% so với cùng kỳ năm ngoái Với kết quả này tỷ trọng xuất khẩu sang

khu vảc Châu á chiếm tới 5 0 % k i m ngạch xuất khẩu và tăng 4 9 % so với cùng kỳ Trong số các khu vảc xuất khẩu lớn của SME Việt Nam ở Châu á, đáng chú ý nhất và tiềm năng xuất khẩu lớn nhất là các nước Đông Nam á (kim ngạch 2,35 tỷ USD)

Một tín hiệu đáng mừng cho hàng hoa Việt Nam trong những năm gần đây là các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng tiêu dùng đã thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc Điều này làm k i m ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc trong năm 2004 đã tăng lén tới con số 6 5 % Một số mặt hàng tiêu dùng như bánh kẹo Kinh Đô, giày dép Bitis đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc, khác hẳn với trạng thái thị trường một năm trước đó là hàng Việt Nam bị hàng Trung Quốc lấn át ngay trên thị trường nội địa

Thị trường Châu á là nơi.có các đối tác lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore m à chính phủ 2 bén đã đạt được những thoa thuận quan trọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp quan hệ kinh tế và xuất khẩu ngày càng khả quan

Như vậy cùng với quá trình hội nhập kinh tế, thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng được mở rộng ra rất nhiều Việc mở rộng thị trường này đem lại những cơ hội làm ăn lớn cho các doanh nghiệp nếu các SME biết cách tiếp cận thị trường một cách hiệu quả nhất

Trang 30

sờ các hộ cá thể, 2 8 % chủ doanh nghiệp là những cán bộ nhà nước đã nghỉ theo chế độ Khả năng quản lý cả về kỹ thuật và kinh doanh còn nhiều yếu kém

Riêng đối với các SME có tham gia hoạt động xuất khẩu thì số cán

bộ chuyên trách nghiệp vụ xuất khẩu còn rất thiếu 120 doanh nghiệp được điều tra đều nói rằng doanh nghiệp của hờ thiếu cán bộ chuyên về lĩnh vực xuất khẩu Hờ kinh doanh xuất khẩu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế

1.3 Hệ thông luật pháp, cơ chê, chính sách điều chỉnh hoạt động của các SME chưa đồng bộ

Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của thương nhân vẫn còn thiếu như: luật KỂ toán, luật Kiểm toán và một số văn bản hướng dẫn luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật hải quan Việc cụ thể hoa và vận dụng các văn bản luật trong một số quy định còn thiếu thống nhất, đặc biệt là các quy định liên quan đến ngành, nghề, mật hàng Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, nhất là thủ tục về hải quan, việc vay vốn ngân hàng rất khó khăn Tình trạng thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn

25

Trang 31

nhiều và chồng chéo, thiếu công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa doanh nghiệp và hộ cá thể

Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ, chính sách và pháp luật trong kinh doanh giữa ngành thương mại với các ngành hữu quan như thú y, thuế, công an còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, thống nhất và hiệu quọ thấp Vì thế dẫn đến tình trạng lực lượng đông nhưng không mạnh,

có nơi tổ chức và cá nhân vi phạm còn vô hiệu hoa được lực lượng kiểm tra

vì nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó, nguyên nhân quan trọng là phẩm chất của người trực tiếp thi hành công vụ Do đó, tác dụng của chính sách tụ hạn chế

2 THỰC TẾ T H Â M NHẬP THỊ T R Ư Ờ N G THẾ GIỚI CỦA C Á C DOANH NGHIỆP VỪA V À NHỎ VIỆT NAM

Để quyết định nên xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp hay đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp cần phọi xem xét một số yếu tố như sau :

• Tầm vóc của công ty

• Đặc tính sọn phẩm do công ty làm ra

• Kinh nghiệm về xuất khẩu và khọ năng chuyên m ô n của công ty

• Các điều kiện về kinh doanh tại các thị trường đã được tuyển chọn

ở nước ngoài

Do cấc đặc điểm dặc thù của các SME Việt Nam với nhiều hạn chế còn tồn tại cho nên các doanh nghiệp của chúng ta thực hiện thâm nhập thị trường thế giới chủ yếu qua 2 hình thức:

2.1 Xuất khẩu

Chính vì các đặc điểm đã nói ở trên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho nên phương thức xuất khẩu của đại đa số doanh nghiệp là kết hợp cọ hai hình thức xuất khẩu: trực tiếp và gián tiếp

Trang 32

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

Theo số liệu thống kê dựơc trên phạm vi 120 doanh nghiệp thì chỉ có 30/115 doanh nghiệDphỉ xuất khẩu trực tiếp, 26/115 doanh nghiệp chỉ xuất khẩu gián tiếp Trong khi đó có tới 59 doanh nghiệp áp dụng cả hai hình thức trên Xuất khẩu dưới cả hai hình thức là một cách thức hữu hiệu nhất vì

nó có thể phát huy được điểm mạnh của cả hai phương thức và khịc phục được nhược điểm của chúng

2.1.1 Xuất khẩu trực tiếp

Doanh nghiệp phải thực hiện mọi hoạt động trên các mặt của công tác xuất khẩu như: khảo sát thị trường, chuẩn bị sản phẩm, tìm khách hàng, chuẩn bị các tài liệu về sản phẩm, đàm phán, chuẩn bị các hợp đồng hàng hoa, chuẩn bị giấy tờ xuất khẩu, chuẩn bị giấy tờ về tài chính, vận chuyển hàng, theo dõi để chuẩn bị cho đạt vận chuyển hàng tiếp theo

Thậm chí, doanh nghiệp còn phải thuê nhà tư vấn trong nước hoặc nước ngoài để giúp đỡ trong giai đoạn đầu tiên, đặc biệt là thông tin về thị trường xuất khẩu, sự phù hợp của sản phẩm và các quan hệ liên lạc với khách hàng của bạn V ớ i hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp có thể đứng ở vị trí có thể thành công hoặc thất bại, r ủ i ro hoặc thu lời cho chính mình

V ớ i các SME Việt Nam - quy m ô vốn hết sức nhỏ bé cho nên việc SME xuất khẩu trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế

Thứ nhất là về nguồn lực con người Con người là nhân tố quyết định

tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp V ớ i doanh nghiệp xuất khẩu thì hiệu quả xuất khẩu đạt được ở mức nào phụ thuộc rất nhiều vào các cán bộ xuất khẩu Tất cả các doanh nghiệp được điều tra đều không cảm thấy thoa mãn về năng lực và trình độ chuyên m ô n của các cán bộ xuất khẩu Rất ít người trong số họ được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ xuất khẩu Họ làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế truyền lại

Đ ộ i ngũ cán bộ xuất khẩu không chỉ thiếu m à còn yếu về trình độ nghiệp vụ

27

Trang 33

chuyên môn Khả năng xử lý tình huống của các cán bộ này còn nhiều hạn chế Trong k h i đó, tình hình kinh doanh trên thế giới luôn biến đổi không ngừng Các cán bộ xuất khẩu không nắm bắt được những thay đổi này thì sẽ không thể mở rộng xuất khẩu, thứm chí họ còn khó khăn ngay cả trong việc duy trì mức xuất khẩu hiện tại

Thứ hai là về thị trường xuất khẩu của các SME Công tác nghiên

cứu thị trường chưa được các doanh nghiệp chú trọng đúng mức Hoạt động xuất khẩu thường chỉ tứp trung vào các thị trường truyền thống Đ ó là các thị trường lớn m à doanh nghiệp đã có quan hệ buôn bán từ lâu như Nhứt Bản, Mỹ, EU Một khi các thị trường này có biến động thì công tác xuất khẩu của chúng ta lại gặp khó khăn Đây là một điểm yếu rất lớn đối với các SME Việt Nam Thực tế đã chứng minh khi WTO đưa ra quyết định xoa

bỏ hạn ngạch hàng dệt may với các nước là thành viên WTO thì lượng hàng xuất khẩu của SME Việt Nam sang EU giảm đáng kể Một ví dụ khác cũng khá điển hình cho cấc doanh nghiệp xuất khẩu chè vào thị trường truyền thống Irắc là khi quốc gia này bị Mỹ tấn công thì k i m ngạch xuất khẩu chè của các doanh nghiệp giảm sút một cách nhanh chóng

Tuy nhiên, việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới đối với các SME là một công việc đầy khó khăn Công việc này đòi hỏi cán bộ xuất khẩu phải năng động, nhanh nhạy, đi sâu nghiên cứu nấm bắt được những biến động nhu cầu của thị trường, đưa ra các giải pháp mở rộng xuất khẩu cho doanh nghiệp mình Các cán bộ xuất khấu phải tìm ra đâu là thị trường tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu của mình, làm thế nào để có thể thâm nhứp vào thị trường ấy Thứm chí, việc tiếp xúc trực tiếp với các nhà nhứp khẩu có thể giúp các cán bộ xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu mới của họ để chuyển hướng chiến lược cho sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Trang 34

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

Thứ ba là về công tác xúc tiến thương mại M ộ t trong những nguyên

nhân khiến cho hàng hoa Việt Nam khó thâm nhập được vào thị trường thế giới là do yếu kém trong khâu xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp vừa và nhỏ lượng vốn hạn chế cho nên công tác quảng

bá sản phẩm không đựơc chú trọng Thực tế cho thẳy rằng, rẳt nhiều sản phẩm của Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài ưa chuộng nhưng lượng xuẳt khẩu đi lại chẳng đáng là bao Ví dụ điển hình nhẳt cho sự yếu kém trong công tác xúc tiến giới thiệu sản phẩm là với các loại trái cây nhiệt đới đặc sản của cẳc địa phương như thanh long, bưởi, vải thiều và các loại hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống Rẳt nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam đều ưa thích các loại trái cây Việt Nam này nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam lại chưa tìm đường xuẳt khẩu những sản phẩm đẩy tiềm năng này

Trong một số trường hợp, các sản phẩm này có thể vẫn xuẳt ra thị trường thế giới nhưng lại không khẳng định đựơc nguồn gốc xuẳt xứ của nó

là từ Việt Nam N ó được xuẳt qua một nước trung gian khác như Trung Quốc, Malaixia, rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng với những nhãn mác xuẳt xứ từ các nước trung gian này Đ ó là một điều đáng buồn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp thị sản phẩm Qua đó chúng

ta thẳy rằng, việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoa Việt Nam là một việc cẩn phải được quan tâm một cách đúng mức Hàng hóa có thương hiệu sẽ

dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường và khẳng định được tên tuổi, uy tín của mình

Bên cạnh những hạn chế trong công tác xuẳt khẩu trực tiếp nói trên thì việc các SME xuẳt khẩu trực tiếp cũng có một số thuận lợi nhẳt định Trước tiên, lợi ích đạt được từ việc xuẳt khẩu trực tiếp là khá lớn vì doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận với bẳt kỳ một ai khác Doanh nghiệp có thể kiểm soát được kênh phân phối hàng hoa của mình ra nước ngoài cùng những thông tin về sản phẩm

29

Trang 35

Mặt khác, k h i doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp

có thể nắm bắt được các thông tin phản hồi về sản phẩm của mình từ phía người tiêu dùng Từ các thông t i n phản h ồ i đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng cải tiến sản phẩm theo hướng ngày một đáp ứng tạt hơn nhu cầu của nhà nhập khẩu Bên cạnh đó, nếu nhà nhập khẩu có nhu cầu về

gì mới m à doanh nghiệp có khả năng cung cấp thì doanh nghiệp cũng sẽ sớm nắm bắt được

Về mặt khách quan, khi nhà nước ta xây dựng được một hệ thạng pháp luật ngày càng hoàn thiện và thông thoáng hơn thì việc xuất khẩu trực tiếp lại trở nên dễ dàng Trước kia, chỉ một sạ doanh nghiệp nhà nước mới được phép thực hiện hoạt động xuất khẩu Ngày nay, theo luật doanh nghiệp thì tất cả các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thuộc mọi thành phẩn kinh tế đều có thể tham gia trực tiếp vào công tác xuất khẩu Nhờ cơ chế mới này, rất nhiều doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng lĩnh vực xuất khẩu cùa doanh nghiệp mình, không chỉ xuất khẩu các sản phẩm m à doanh nghiệp sản xuất ra m à còn xuất khẩu cả cấc sản phẩm khác nữa

Đổng thời, trong những năm gần đây rất nhiều hiệp hội ngành hàng

đã được thành lập tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác xuất khẩu trực tiếp của doanh nghiệp Chúng ta có một loạt các hiệp hội ngành hàng như : hiệp hội cà phê, hồ tiêu, hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ, hiệp hội dệt may, giày

da, hiệp hội gỗ, Nhờ hoạt động của các hiệp hội này m à công tác xúc tiến thương mại cho hàng hoa Việt Nam được chú trọng và phát huy hiệu quả rõ nét Sự ra đời của các hiệp hội nông sản đã góp phần tích cực vào việc quảng bá hình ảnh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới

Cũng nhờ tham gia vào hiệp hội, doanh nghiệp có thể nấm bắt được rất nhiều thông tin hữu ích về tình hình các thị trường để đẩy mạnh công tác xuất khẩu của mình Hơn thế nữa, liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cùng một hiệp hội có thể giúp doanh nghiệp giữ vững mức giá xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất, hạn chế được thiệt hại do cạnh tranh về

Trang 36

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

giá giữa các doanh nghiệp Đồng thời khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết với nhau trong một hiệp hội chung thì tình trạng xuất khẩu manh mún, nhỏ lẻ sẽ được hạn chế Nhờ vậy, các doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc xuất khẩu riêng lẻ

Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triễn đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo điều kiện rất lớn cho các SME tham gia vào hoạt động xuất khẩu trực tiếp một cách dễ dàng và hiệu quả Đ ó là kinh doanh qua mạng hay còn gọi là thương mại điện tử Doanh nghiệp đẩu tư xây dựng website riêng cho doanh nghiệp của mình, quảng bá website đó trên các trang web khác rồi tiên hành các giao dịch mua bán qua mạng Việc xuất khẩu sản phẩm dưới hình thức này tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp về mặt giấy tờ, đàm phán, quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp có thễ tiến hành kinh doanh xuyên lục địa với chi phí đẩu tư không quá tốn kém chỉ cần một vvebsite với đầy đủ những thông tin cẩn thiết Đây là một xu hướng kinh doanh mới và đang dẩn được phát triễn tại Việt Nam nhất là với cấc doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặc dù công tác xuất khẩu trực tiếp đối với đại đa số SME Việt Nam còn rất nhiều khó khăn vướng mắc nhưng kết quà m à doanh nghiệp đạt được từ công tác xuất khẩu trực tiếp trong những năm qua cho thấy rằng chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa vào hình thức xuất khẩu này Làm thế nào

đễ tăng k i m ngạch hàng hoa xuất khẩu trực tiếp là một bài toán khó đang đặt ra với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta

2.1.2 Xuất khẩu gián tiếp

Kết quả điều tra cho thây rằng, đa phần các SME Việt Nam đều xuất khẩu gián tiếp qua trung gian Trung gian ở đày có thễ là công ty quản lý xuất khẩu, công ty uy thác xuất khẩu, môi giới xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu, hay khách hàng nước ngoài Việc sử dụng các trung gian khác nhau đễ xuất khẩu đều có những lợi thế và hạn chế riêng biệt cùa nó Cụ thễ như sau:

31

Trang 37

2.1.2.ỉ Xuất khẩu qua hãng buôn xuất khẩu

Ở Việt Nam, hãng buôn xuất khẩu chính là các công ty chuyên về nghiệp vụ xuất khẩu Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn, thiếu chuyên gia xuất khẩu Nếu SME tự tiến hành xuất khẩu trực tiếp thì sẽ có nhiều bất lợi Sự không thành thạo về nghiệp vụ có thể dẫn tới thiệt hại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu trước những biến động khó lưậng được của thị trưậng thế giới Do vậy, các SME sẽ chỉ chuyên sâu về mặt sản xuất sản phẩm xuất khẩu Khâu còn lại của việc tiêu thụ sản phẩm - hoạt động xuất khẩu, thì sẽ

do các công ty xuất khẩu đảm nhiệm Mặc dù, cuối cùng thì sản phẩm của doanh nghiệp cũng xâm nhập được vào thị trưậng thế giới nhưng bằng cách nào thì doanh nghiệp đó không nắm bắt được

Không phải chia sẻ lượng vốn ít ỏi của doanh nghiệp vào việc thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vốn vào sản xuất, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy vậy, doanh nghiệp lại không có liên hệ trực tiếp với thị trưậng thế giới cho nên không nắm bắt kịp thậi những nhu cầu thay đổi liên tục của ngưậi tiêu dùng Sự hạn chế trong việc tiếp cận những đòi hỏi đổi mới sản phẩm của ngưậi tiêu dùng đôi khi khiến cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu, cung không đáp ứng được cầu cả hai trưậng hợp trên đều dẫn đến tình trạng hàng hoa sản xuất ra không thể tiêu thụ được

Thị trưậng Nhật Bản là thị trưậng xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam Trong thậi gian gần đây, việc xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản đem lại một nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp Tuy vậy, đa số các doanh nghiệp đều chỉ xuất khẩu qua trung gian

do bản thán không thể tìm được các đối tác xuất khẩu trực tiếp Do đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng Nhật Trong khi đó, nhu cầu của ngưậi Nhật về loại hàng này lại rất đa dạng và thay đổi rất nhanh sao cho phù hợp với các mùa trong năm Vòng đậi của một sản phẩm rất ngắn đòi hỏi các doanh nghiệp

Trang 38

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải đáp ứng được các nhu cầu đó Hơn

thế nữa, người tiêu dùng Nhật Bản còn đòi hỏi rất cao về chất lượng sản

phẩm về nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tính truyền thống hay phần

hồn của sản phẩm Doanh nghiệp sản xuất có thể có được thông tin về nhu

cầu qua các doanh nghiệp thộc hiện xuất khẩu nhưng các thông tin này

thường không cập nhật, rời rạc vì doanh nghiệp xuất khẩu cũng chưa hẳn đã

chuyên sâu vào một mảng duy nhất là đồ thủ công mỹ nghệ Đ ó là cái khó

đối với đại đa số doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp

qua trung gian môi giới

Hình thức xuất khẩu này cũng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp

vừa và nhỏ của Việt Nam Theo hình thức này thì việc thộc hiện các nghiệp

vụ xuất khẩu thuộc trách nhiệm của các công ty quản lý xuất khẩu và những

nhà môi giới Tuy nhiên, giá cả và điều kiện giao hàng và việc quảng bá sản

phẩm đều thuộc trách nhiệm của chủ hàng hay doanh nghiệp xuất khẩu

Các công ty quản lý xuất khẩu và nhà môi giới chỉ thộc hiện các nghiệp vụ

xuất khẩu thay cho nhà xuất khẩu và sẽ được hưởng một khoản thù lao gọi

là hoa hồng

Điểm khác nhau giữa 2 trung gian xuất khẩu này ở chỗ người môi

giới xuất khẩu được hưởng hoa hồng môi giới từ cả hai phía nhà nhập khẩu

và nhà xuất khẩu Hoa hồng cho người môi giới là cho việc tìm đối tác cho

cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu cộng với hoa hồng cho việc thộc hiện

nghiệp vụ xuất khẩu giúp nhà xuất khẩu Trong khi đó, công tỵ quản lý xuất

khẩu chỉ được hưởng hoa hồng từ phía nhà xuất khẩu cho việc thộc hiện

dịch vụ xuất khẩu

Các nhà môi giới xuất khẩu thường chỉ chuyên vào một nhóm mặt

hàng nào đó m à họ có ưu thế về thông tin thị trường và nghiệp vụ xuất khẩu

liên quan Chính vì vậy, hoạt động của các nhà môi giới khá chuyên nghiệp

33

Trang 39

và họ nắm bắt được những thay đổi lốn về tình hình thị trường Ngược lại, nhà quản lý xuất khẩu lại đảm nhiệm công tác xuất khẩu cho nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu khác nhau nên thông tin họ có được về thị trường xuất khẩu thường không chất lượng bằng các nhà môi giới chuyên nghiệp

Điẫm mấu chốt trong việc xuất khẩu gián tiếp này là doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, yếu kém về mặt nghiệp vụ xuất khẩu, yếu kém về ngoại ngữ khi giao dịch đàm phán nên phải nhờ đến trung gian.Trong k h i đó, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn muốn kiẫm soát việc xuất khẩu sản phẩm của mình cho nên vẫn đứng tên chủ hàng khi xuất khẩu Thông qua đó, doanh nghiệp có thẫ kiẫm soát được chính xác thị trường xuất khẩu của mình, các thông tin phản hổi từ phía khách hàng nhập khẩu đẫ có những điều chỉnh hợp lý trong khâu sản xuất

Rất nhiều sản phẩm của Việt Nam được biết đến trên thị trường quốc

tế là nhờ vào sự nhanh nhạy nắm bắt cơ hội của các nhà môi giới Các nhà môi giới xuất khẩu có mối quan hệ rộng với các đối tác trong và ngoài nước Họ biết ai cần mua gì và ai có thẫ cung cấp sản phẩm đó Sự kết nối cung cầu thông qua môi giới đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp xuất khẩu và chính bản thân người môi giới

Tuy vậy, vì các doanh nghiệp đẫ cho trung gian thực hiện các dịch vụ xuất khẩu nên hiệu quả của công tác xuất khẩu của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các trung gian này Doanh nghiệp có thẫ kiẫm soát được thị trường, phương thức xuất khẩu hàng hoa của mình nhưng l ạ i không có m ố i liên hệ trực tiếp với nhà nhập khẩu cho nên doanh nghiệp vẫn không thẫ nắm bắt thông tin phản hổi của khách hàng nhập khẩu một cách chính xác và nhanh nhạy V ớ i hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp

bị chia sẻ một phần lợi nhuận đáng kẫ cho các nhà môi giới hay cấc công

ty quản lý xuất khẩu

Trang 40

Hoàng Thi Thu - A5-K40B-KTNT

Thúc trane chune của các doanh nehiêv xuất khẩu gián tiếp :

sơ chế Vì doanh nghiệp làm công tác thu mua hàng từ các hộ nông dân khác nhau nên chất lượng sản phẩm không đổng đều Sau đó, các doanh nghiệp này bán lại cho một doanh nghiệp khác chuyên về nghiệp vụ xuất khẩu Doanh nghiệp này làm công tác chế biến nông sản, đóng gói hàng hoa rồi mới đem xuất khẩu ra nước ngoài Như vậy các doanh nghiệp vừa

và nhỏ chỉ làm nhiệm vụ thu gom, sơ chế nông sản

> Hàng thủ công mỹ nghệ: gốm sứ, đồ thêu ren, mây tre đan, Bên cạnh con đường đi như hàng nông sản thì hàng thủ công mỹ nghệ có thể rút ngắn được quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay mua nguyên liệu rồi thuê lao động tại các địa phương đến sản xuất tại cơ sở của mình Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ thường có ưu thế hơn so vối hàng nông sản ở chỗ nó có thể có thương hiệu riêng của nhà sản xuất Tuy nhiên, với đặc điểm chung là nguồn vốn của các cơ sỏ sản xuất này thường nhỏ không đủ tiềm lực đẩu tư cho xuất khẩu nên doanh nghiệp chỉ có thể đảm nhận khâu sản xuất còn việc xuất khẩu ra nước ngoài lại phải chuyển qua một doanh nghiệp khác Hiện nay, các cơ sở sản xuất ngày càng được mở rộng và có xu hướng sẽ chuyển sang xuất khẩu trực tiếp

Ngày đăng: 12/03/2014, 18:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.1. Hình thức xuất khẩu trực  tiếp (Direct exporting)  4 - các phương thức thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam
1.1.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct exporting) 4 (Trang 3)
2.2.1. Hình thức đầu tư 37 - các phương thức thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam
2.2.1. Hình thức đầu tư 37 (Trang 4)
Bảng Ị: Do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa - các phương thức thâm nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam
ng Ị: Do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w