1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC kết QUẢ CHÍNH NGHIÊN cứu xói lở, bồi tụ VÙNG cửa SÔNG VEN BIỂN VIỆT NAM PRINCIPAL RESEARCH RESULTS ON COASTAL EROSION AND SEDIMENTATION IN VIETNAM

17 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 4,84 MB

Nội dung

Trang 2

TẠP CHÍ

KHOA HOC VA CONG NGHE BIEN

JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY Tap 2, s6 4, nam 2002 6 MUC LUC CONTENTS `

Hoàng Trung Du, Nguyễn Tác An, Nguyễn Phi Phát - Phân bố thẳng

đứng của các đặc trưng hoá hải dương trong khối nước ngoài khơi Biển

Đông

The ‘vertical profile of chemical oceanographic features in water column offshore Dong Sea

Pham Huy Tiến, Trần Đức Thạnh, Bùi Hồng Long, Nguyễn Van Cu - Các kết quả chính nghiên cứu xói lở, bồi tụ vùng của sông ven biển Việt

Nam

Principal research results on coastal erosion and sedimentation in Vietnam

Thai Doan Hoa, Tran Nghi, Ta Hoa Phuong - Dac diém thach hoc va

qua trình thành tạo đá trong cấu trúc nhịp của đá san hô vùng quần đảo

trudng sa

Petrographical chracteristics and diagenesis in shithin s structure of TruongSa

coral reef archipelego

Hà Lê Thị Lộc - Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá khoang cổ Amphiprion clarkii (Bennett, 1830) vùng biển Nha Trang Khánh IIoà Some nutritious characteristics of anemone fist Amphirpion clarki

(Bennett, 1830) in Nha Trang - Khanh Hoa ,

Phạm Văn Thục - Chế độ động đất khu vực Biển Đông Việt Nam Seismic regime of the South China sea

Nguyễn Hữu Huân, Hồ Hải Sâm - Đánh giá độc tính môi trường, vịnh Bình Cang- Nha Phụ bằng kỹ thuật kiểm định sinh học

Trang 3

Tap chi Khoa hoc va Cong nghệ biển, T.2, số 4 (2002) Tr.12-26

CÁC KẾT QUÁ CHÍNH NGHIÊN CUU XOLLO, BOL TU VUNG CUA SONG VEN BIEN VIET NAM

PITAM HUY THEN, TRAN DUC THANI?, BULIONG LONG", NGUYEN VĂN CU"!

Tám tắt Tai biển bỏi tụ, xói lở của xông ven bien dang là mới lo sâu sắc của các cấp chỉnh quyển nhân dân mhiều dia phương Mặc dù còn nhiều hạn chế, những két quả nghiên cứu dat due di tao dựng cơ sở khoa học giúp cho định hướng nghiên cứu tiếp theo và: bước đâu đã có những đẻ xuất giải pháp phông chống

Xói lở phở biên ở cả ba miền, ở các kiểu địa hệ ven biển như bờ hở, cửa sóng châu thổ, 'cứa sóng hình phẩm, dâm phá và các đảo, với cường độ và tính bất thường ngày càng tăng

Bồi tụ bất thường sây tai biển nh sa bồi luỏng ben , béi lap cửa sông, cửa biển và đi động của côn cát ven biển cũng gia tăng đúng kể, Nguyên nhân sâu xa b 5ï liền quan đến tiến

hóa tụ nhiền, biển động khí hận-tluiy văn và tác động nhân sinh ở cả ven bờ và trên lưu Wc, Déng lie ndi sinh c6 vai trò phông nền và là nguyên nhân sâu Ad Động lực nIgoạt sinh

fu va trực tiếp, có liên quan các quá trình thuỷ thạch động lực

thường là nghyên nhân chủ vếu

gáy ra thiểu lun hoặc tập trung bồi tích Khá phổ biến các trường hợp tai biển sa bởi di kèm

và do xói lở Tương lai, diễn biển xói lở, bỏi tụ bờ biển cửa sông vẫn rất phức tạp

Xói lở và bởi tụ cứa sông bờ biển gây 1a những hận qud hết sức nặng nề nhựt thiệt hai trực tiếp vé sinh mang, tài sẵn và đất đai; gây tai biển di kèm và suy thodi méi trudng sinh thái: tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội kém bên vững như hiệu quả dâm tứ thấj, hạn chế khả ndng dau ue lon va dai han, di dan và tâm lý không ổn định trong đời song sain xuất Từ nhiều năm qua, phòng chống xói lở và sa bồi đã được quan tâm Tuy nhiền, đ@ điểu kiện kinh tế khó khăn các giải pháp phòng chống còn thụ động thiên về giải quyết tinh hudng va con Hiéu uhitng cdn ett khoa hoc tin cay Những kết quả nghiên đã đạt được còn bộc lộ nhiều

hạn chế: nhất là khả năng ứng dụng thực tiền Phòng chống tai biến bồi và xói bờ biển cửa

song là nhiệm vụ hết sức khó khăn và để đáp ứng được yêu câu của thực tiễn, nức độ đâu tư nghiên cứu cẩn được tăng cường hơn nữa

Phòng chơng bỏi-xói cẩu được tiến hành đồng bộ và toàn diện các giải pháp từ tẩm vĩ Mmó đến cụ thể, trực tiếp và gián tiếp, phí công trình và công trình, giải pháp cứng và giải

pháp mềm, phù lợp với từng doạn bờ cụ thể, Cẩn phái có giải pháp tổng thể nằm trong khuôn khó quản lý tổng hop đái ven biển, kết hợp với quản lý lưu vực và có những biện pháp ting xử cấp bách và chiến lược lân dài Cẩn tu tiên các giải pháp công trình kết hợp nhiều lợi Ích, chú trọng Kết hạp phàng chống xói lở với chỉnh trị sa bồi Áp dụng các giải pháp hiện

dại của thể giới, đông thời xây dụng các giải pháp phù hợp với diéu kiện Việt Nam Tăng cường cơ sở pháp lý, quy định bảo vệ bờ biển Xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập mạng lưới quan trắc, giám sat tai biển bỏi-Aói lở định kỳ nhằm phát liện và cảnh báo tai biến để có những giải pháp ứng xứ kịp thời

I.MỞ ĐẦU

Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3200 km với 114 cửa sông lớn nhỏ Dải bờ biển là nơi

tập trung dân cư, mật độ dân số cao nhất nước, chỉ riêng các huyện ven biển đã chiếm 24% dân số cả nước và có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng Xói lở và bồi tụ là hai xu thế tự nhiên cơ bản của qúa trình trầm tích ở đải bờ biển Tuy nhiên, hiện nay ở không ít nơi, thiên tài bồi tụ, xói lở trở thành mối lo sâu sắc của các cấp chính quyền, nhân dân địa

phương và của nhiều công trình, cơ sở kinh tế Xói lở bờ biển có xu hướng tăng lên gần

Trang 4

đây trên qui mơ tồn cầu Những năm qua, xói lở bờ biển ở cả ba miễn Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, diễn biến hết sức phức tạp và gây thiệt hại nặng nề về sinh mạng, tài sản, để lại những hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái Về cơ bản, bồi tụ

mang lại những vùng đất bồi quý giá ở dải ven biển, có gía trị mở rộng đất sinh cư, phát

triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng Nhưng ở nhiều nơi, bồi tụ cũng trở thành tai biến gây thiệt hại nghiêm trong cho phát triển kinh tế, đặc biệt là giao thông-cảng Sa bồi cửa

sông, cửa biển còn góp phần gây ngập lụt, ngọt hoá gây thiệt hại về dân sinh, kinh tế và ô

nhiễm môi trường :

Sự tập trung đân số và nhịp độ, qui mô phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển đang tăng mạnh, cần được đảm bao phat triển bên vững Vì vậy, bảo vệ bờ biển và phòng chống xói lở, bồi tụ trở thành một đòi hỏi cấp bách Nhiều năm qua, nghiên cứu phòng

chống xói lở, bồi tụ cửa sông và bờ biển đã đ.:ợc nhiều cơ quan như Viện Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi, Viện Hải dương học Nha Trang, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng,

Viện Địa lý, Viện Cơ học v.v thực hiện thông qua các đẻ tài thuộc Chương trình Biển, các đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước, cấp ngành hoặc các để tài do địa phương quản lý

Mặc dù điều kiện điều tra khảo sát hạn chế, và kinh phí đầu tư hạn hẹp, những kết quả

nghiên cứu đạt được dã cho những hiểu biết cơ bản và tạo dựng cơ sở khoa học quan trọng giúp cho dịnh hướng nghiên cứu tiếp theo và đẻ xuất các giải pháp phòng chống xói lở, bồi tụ cửa sông ven biển Việt Nam Dựa vào những nghiên cứu đã thực hiện, đặc biệt của nhóm dự án độc lập cấp nhà nước "Nghiên cứu, dự báo phòng chống xói lớ bờ biển" thực hiện vào các năm 1999-2001, bài viết này trình bày các kết quả chính nghiên cứu xói lở, bồi tụ vùng cửa sông ven biển Việt Nam

IL HIỆN TRẠNG XÓI LỞ VÀ ĐỔI TỤ

1 Hiện trạng xói lở

Tình hình xói lở dọc bờ biển

Xói lở bờ biển là một hiện tượng phổ biến ở ven bờ cả ba miễn, Tổng các đoạn bờ xói lở thống kê dược là 397 với tổng chiều dài 920,2Ikm Trong đó, xói lở có cường độ

yếu chiếm 196,82km (21,4%), trung bình 179,90km (19,5%), mạnh 260,67km (28,3%)

và rất mạnh 282,81km (30,7%) Chiều dài các đoạn xói lở có thể chỉ một vài trăm mét,

cho thể hàng chục kilomet Tốc độ xói lở trung bình phổ biến 5-10m/năm, nhưng có thể

đạt tới 50-100m/năm, thậm chí 200-250m/nãm trong các thời khoảng ngắn Có những hu vue x6i 1G qui mô lớn kéo dài cỡ thế ký, gần thế kỷ Có những điểm xói lở xảy ra bất thường gần đây với tốc độ cực lớn Có những khu vực, xói lở xảy ra theo những thời khoảng xen kẽ với bồi tụ Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng cường độ và tính bất thường xói lở bờ biển tăng lên rõ ràng gần đây và thiệt hại do xói 16 gay ra rất lón

Xói lở bờ biến Bắc Bộ được xác định trên 51 đoạn với tổng chiều dài 113.930m,

chiếm 34,2% chiều đài đường bờ cơ bản, tốc độ trung bình 6.0 m/năm và hàng năm bị

mất 6§ hà đất Cường độ xói lở được phân thành 4 cấp, yếu (0 - 2,5 m/nam) chiếm 22,40%; trung bình (2,5 - 5 m/năm) 34,2%; mạnh (5 - 10 m/năm) 16,6% và rất mạnh (Œ>

10 m/năm) chiếm 26,8% tổng chiều dài xói lở Xói lở bờ trên qui mô lớn, diễn biế phúc tạp với nhiều đoạn bờ có cường độ xói lở mạnh, rất mạnh và tiếp tục tang theo thor pian Từ Móng Cái đến Đồ Sơn, xói lở qui mô lớn, lâu dài, chủ yếu cường độ trung hình và yếu Tir DS Son đến Ba Lạt, xói lở trước đây rất mạnh, gần đây suy giảm; từ la Lạt đến Lach

Trang 5

“Trường, xói lở đặc biệt mạnh và ngày càng tăng ở Hải Hậu và Hậu Lộc Một số điểm xói lở mới xuất hiện, qui mô nhỏ, nhưng cường độ mạnh và rất mạnh, mặc dù gần đây ít bão Xói lở bờ biển Cát Hải (Hải Phòng) chiều dài 6,4 km, Hải Hậu (Nam Định) chiều dài

17.2 km và Hậu Lộc (Thanh Hóa) dài 5,0 km là những trọng điểm ở ven biển Bắc Bộ, có

qui mô lớn, cường độ mạnh và rất mạnh, diễn biến lâu đài và có xu hướng tiếp tục tăng

(TD Thanh va nnk, 2001)

Xói lở bờ biển Trung Bộ từ Thanh Hóa (Cita Lach Trường) đến Ninh Thuận (Sơn Hải, Ninh Phước) được xác định trên 275 đoạn với tổng chiều dài 328,16 km, chiếm

21,1% chiều dài đường bờ cơ bản, tốc độ phổ biến dưới 5 m/năm, nhưng ngày càng gia tăng Nhiều nơi, xói lở mới gần đây (1999 và 2000), nhưng tốc độ lớn 40-60m/năm, thậm

chí 150-250m/năm Cường độ xói lở đạt được chia thành 4 cấp: yếu (< 5 m/năm) chiếm

52,2%; trung bình (5 - 15 m/nam) chiếm 24,3%; mạnh (15 - 30 m/năm) chiếm 10,0% và

rất mạnh (> 30 m/năm) chiếm 13,5% tổng chiều dài xói lở Mỗi năm, xói lở làm bờ biển mất đi 389,9 ha Từ cửa Lạch Trường đến mũi Chân May, xói lở qui mô lớn và rất lớn,

cường độ yếu và trung bình Khu vực Cửa Lạch Trường - mũi Ròn có qui mô xói lở lớn,

cường độ yếu và trung bình Khu vực mũi Ròn - mũi Chân Mây có qui mô xói lở lớn và

rất lớn, cường độ xói lở yếu, cục bộ có nơi rất mạnh và tăng trong thời gian gần đây Từ mũi Chân Mây đến mũi Dinh, xói lở có qui mô lớn và trung bình, cường độ xói lở tập trung ở 3 mức yếu, trung bình và rất mạnh Khu vực mũi Chân Mây - mũi Nam Trâm có

qui mô xói lở lớn, cường độ xói lở yếu và rất mạnh Khu vực mũi Nam Trâm - mũi Dinh

có qui mô xói lở lớn và trung bình, cường độ tập trung ở 3 mức yếu, rất mạnh và trung bình Xói lở bờ Trung Bộ mạnh và rất mạnh diễn ra ở kiểu bờ lồi, thắng hướng sóng gió và vật chất tạo bờ chủ yếu là cát Xói lở bờ biển giảm đi nhờ các biện pháp chống khác

nhau (P.H Tiến và nnÈ, 2001)

Xói lở bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ từ Sơn Hải (Ninh Thuận) đến Hà Tiên

(Kiên Giang) có 71 doan, tong chiều dài 478.120m, (52% chiều dài đường bờ cơ bản), tốc

độ trên 2,5 m/năm và diện tích tới 15.738 ha Cường độ xói lở được phân thành 3 cấp:

trung bình (2,5 - 5 m/năm) chiếm 12,8%; mạnh (5 - 10 m/năm) chiếm 43,7% và rất mạnh

(> 10 m/năm) chiếm 43,5% tổng chiều dài xói lở Từ Sơn Hải đến Vũng Tàu xói lở diễn

biến lâu dài, qui mô không lớn, cường độ mạnh, đoạn Phước Thể, Liên Hương, cửa sông

Phan Rí, xói lở rất mạnh và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây Từ Vũng Tàu

đến Cà Mau qui mô, độ đài và cường độ xói lở rất lớn, diễn biến lâu dài, phức tạp Trong

đó, Khu vực Vũng Tàu - Cửa Soài Rạp có độ dài xói lở không lớn, cường độ rất mạnh và rất nguy hiểm do ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cảng - giao thông biển, du lịch; Khu

vực Cửa Soài Rạp - Cửa Tranh Đề có độ dài xói lở lớn, cường độ mạnh và nguy hiểm do

nhiều đoạn xói lở mạnh tập trung đông dân cư; Khu vực Cửa Tranh Đề - Mũi Cà Mau có độ dài xói lở rất lớn, thời gian xói lở lâu dài, cường độ xói lở rất mạnh Từ Cà Mau đến Hà Tiên, qui mô, độ dài xói lở không lớn, cường độ trung bình cao và không nguy hiểm

(B.H.Long va nnk, 2007)

Đặc điển xói lở trên các địa hệ ven bờ

Xói lở xuất hiện ở tất cả các kiểu hệ thống cửa sông ven biển Tại hai vùng cửa sông châu thổ lớn, nổi tiếng về bồi tụ, xói lở cũng xẩy ra trên một phần năm đến một phần tư chiều đài bờ mỗi châu thổ với cường độ lớn và rất lớn với nhiều đoạn xói lở tiêu biểu nhất cả nước Bờ biển Gành Hào ngay sát phía Đông Bắc bán đảo Cà Mau bị xói lở trên chiều ˆ đài bờ dài 60 km Tại bờ Bồ Đề, tốc độ xói lở 30 - 50 m/năm trên chiều dài 36 km và mỗi

Trang 6

năm mất đi 112 ha dat (7.0 Thịnh, 1992) Bờ bién Giao Thuy-Van Ly ở châu thổ sông

Hồng cũng bị xói lở với tốc độ 10 - 15 m/năm trên chiều dài 30 km trong thời gian 1930- 1990, nay quy mô giảm đi do phòng chống tích cực nhưng cường độ tiếp tục tăng

Tại các vùng cửa Sông hình phễu Đồng Nai, Bạch Đằng và vùng bờ thuỷ triểu Đông Dắc, xói lở cường độ nói chung không lớn nhưng quy mô lớn, đã xây ra từ rất lâu và xu thế xói còn lâu dai Tại đây, cũng xuất hiện các đoạn xói lở nổi tiếng như Cần Giờ, Cát Hải Bờ biển Cần Giờ bị xói lở 5 - 10 m/năm trên chiều dài bờ 8,5km trong nhiều năm qua Xói lở đảo Cát Hải trên chiều đài 6km có tốc độ trung bình tăng từ 3,5m/mãm lên

13m/năm trong khoảng thời gian 1930-2000

Ở ven bờ Miền Trung, tại các đoạn bờ cát ven cửa sông và cửa đầm phá, xói lở có

tính bất thường rất cao nên rất nguy hiểm Xói lở ở bờ phía bên này cửa sông và đầm phá cùng với bồi tu day lan ở bờ phía bên kia tạo nên sự di chuyển vị trí cửa trên khoảng dài hàng km tới hàng chục kmỉ trong thời gian từ vài năm đến vài chục và thậm chí đến một vài trăm năm Điển hình cho cách thức như vậy là các cửa Thuận An và Tư Hiền ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và cửa đầm O Loan

Hiện tượng xói lở bờ cũng phổ biến ở các đảo, kể cả các đảo xa bờ như đảo Bạch

Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, hay đảo Trường Sa nằm giữa Diến Đông Ở các đảo này,

bồi tụ và xói lở tại một đoạn bờ luôn đổi theo mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, nhưng đều có xu thế chung dài lâu là xói lở ở đầu đảo hướng gió Dông Bắc và tạo nên sự biến dạng bờ đảo rất lớn Do tác động của quá trình bồi-xói, đảo Trường Sa dài ra vào mùa gió

Đông Bắc với kích thước 700m x 300m và ngắn lại vào mùa gió Tây Nam với kích thước

650m x 320m (T.D Thanh, 1994) Tình trạng tương tự đã được biết trên quần đá› Hoàng

Sa (Krempf, A, 1927)

2 Hiện trạng bồi tụ

Bồi tụ ở các cửa sông châu thổ

Hàng năm, các dòng sông đổ vào đải ven bờ Việt Nam khoảng 880 tỷ mỶ nước và 200-250 triệu tấn bùn cát, tạo nên các vùng châu thổ sông l]lồng rộng 17 nghìn km? va Mê Kông rộng 39 nghìn km” và các dải tích tụ chiếm phần lớn chiều dai bờ của cả nước

Ở cả hai châu thổ lớn, tốc độ bồi lấn ra biển trong khoảng 10 -100m năm, trung bình 30-

50m/năm, cực đại 120/năm ở châu thổ sông Hồng và 150m/năm ở châu thổ Mê Kông Trong thế kỷ qua, đồng bằng châu thổ sông Hồng bồi lấn ra biển mỗi năm trung bình 360 ha Quá trình bồi tụ xảy ra mạnh nhất ở khu vực Kim Sơn nằm ở rìa Nam châu thổ, tốc độ

bồi lấn trung bình 60-100m/năm, cực đại 120m/năm trong thế kỷ qua (ï hanh, T.D 1995)

Thời xưa, bây giờ không như thế Bồi tụ bờ biển bán đảo Cà Mau là một loại hình riêng không xếp vào "bồi tụ cửa sông châu thổ" Theo kết quả của để tài KHCN trong thời

gian 1965-1995 vùng cửa sông ven biển Việt Nam bồi tụ 1411ha/năm, trong đó, 316ha/năm ở ven bờ châu thổ sông Hồng va 794ha/nam 6 chan thé Mê Kông (L.P Trình

vd nnk, 2000) Õ các cửa sông ven biển Trung Bộ, quá trình bồi tụ có tính chất lấp đầy

bồn tích tụ sau các doi cát chắn cửa, tốc độ mở lấn lâu dài thường chỉ 2-5m/năm, hiếm

khi đạt 10m/năm Đối với một đất nước hơn 68% diện tích lãnh thổ là đổi núi thì đất bài raở rang đo bồi tụ ở ven biển hằng năm quả là một tài nguyên du 0a,

Sa bồi luồng bến

Tuy nhiền, các bồi tụ bất thường, ngoài mong muối, gần đây gia tăng ding 5 ké va gây

nhiều tiệt hại trực tiếp và gián tiếp, không chỉ về kinh tế mà cồn về môi trường sù.h tí

Trang 7

ảnh hưởng đến sự phát triển bền vũng Đối với ngành giao thông, sa bồi luồng bến đã trở

thành hiện tượng phổ biến (N.C /1ổi và nan, 1996) Cang Hải Phòng được xây dựng từ nam 1876 và đã từng là cảng biển lớn nhất Việt Nam suốt một thế kỷ Do cả tác động tự nhiên và nhân sinh, luồng vào cảng đã bị sa bồi nghiêm trọng Từ năm 1920 đến 1992, độ sâu luồng cảng giảm từ ốm xuống 4m, trong khi lượng nạo vét tăng từ 2 lên 4 triệu tấn

mỗi năm Đến nay đã có một số phương án nhằm khác phục sa bồi để cải tạo nâng cấp cảng nhưng tính khả thí còn rất hạn chế Cảng Cửa Lò được xây dựng từ năm 1981, thiết

kế cho tàu trên vạn tấn, nhưng trên thực tế, năng lực hoạt động của cảng này thấp do sa

bồi và chỉ những tàu 5-7 nghìn tấn mới có khả nãng cập cảng Cảng Sài Gòn cũng đang phải đối mặt với những biến động sa bồi phức tap ở luồng cửa Sồi Rạp Sa bơi tại luồng

cửa Định An gây khó khăn lớn cho hoạt động của cảng Cần Thơ Sa bồi luồng cửa sông Ninh Cơ gần như làm tê liệt hoạt động của cảng Hải Thịnh mới xây dựng gần đây Đó là chưa kể nhiều cảng nhỏ, bến cá khác bị sa bồi trực tiếp tại bến hoặc cửa luồng

Bồi lấp cửa sông và của biển

Ở nhiều cửa sông và cửa đầm phá Miền Trung, sa bồi gây lấp kín cửa với thời khoảng kéo dài có khi đến trên chục năm Đó là các trường hợp đối với cửa Tư Hiền ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên - Huế, cửa sông Vệ, cửa Mỹ Á ở Quảng Ngãi, cửa sông Bàn Thạch và cửa đầm Ô Loan ở Phú Yên,.v.v Trong thời gian 1985-1995 Cửa Đại (Hội An) dich về phía Nam 50m/năm; Cửa Lở (sông Trường Giang) dịch về phía Đông

Nam trên 50m/năm; cửa Vệ, cửa Đà lằng, cửa Đà Nông dịch đáng kể về phía Bắc (L.P Trình và nnk, 2000) Điển hình nhất cho bồi lấp cửa biển Trung Bộ là ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai Gân nửa thế kỷ qua, Cửa Tư Hiền được biết bị bồi lấp trong các thời

khoảng 1953 - 1959, 1979 - 990 và 1994 -1999, Nhịp diệu lấp, mở cửa mau hơn nhiều

so với trước đây Do bồi lấp và chuyển chỗ, Cửa Thuận An đã từng tồi tại nhiều vị trí cũng như tên gọi khác nhau trong lịch sử Năm 1404, cửa mở lần đầu tại vị trí Hoà Duân,

sau đó bị dap lại rồi lại bị vỡ vào đời Cảnh Thống (1498 - 1504) Trong khoảng thời gian 200 năm kể từ năm 1504, cửa có vị trí ở Thái Dương Hạ Khoảng 200 năm tiếp theo cho

tới năm 1897, cửa có vị trí tại làng Hoà Duân Kể từ năm 1897, cửa có vị trí cơ bản như

hiện nay Cửa Hoà Duân được mở lại sau gần thế kỷ, trong trận lũ lịch sử, vào ngày 2 tháng I1 năm 1999 Tính từ vị trí đập chắn cũ (1931) đến nay trục cửa di chuyển lên phía

Bắc 15m/năm, còn bờ lạch bị bồi lấn dịch chuyển về phía Bắc có chỗ 40m/năm Do bồi lấn từ phía Nam lên phía Bắc, chuyển dịch cửa Thuận An tạo nên sự không ổn định của

doan bo dai 7km (7.P Thanh va nnk, 2001b) Khong chỉ bồi lấp cửa, hiện tượng, bồi cạn

cửa sông, đầm phá xảy ra lâu dài trong quá trình phát triển địa chất, nhưng có thể rút ngắn thời gian đáng kể do gia tang các nguồn bồi tích từ thượng nguồn và các cồn đụn cát ven rìa Hoạt động sa bồi còn dẫn đến sự ứ tắc và đổi hướng nhánh cửa sông của châu thổ sông Hồng Các nhánh lớn như cửa Đáy, Ba Lạt, Văn Úc đổi hướng về phía Bắc hoặc phía Nam với thời khoảng 30-40 năm Các nhánh nhỏ như Lạch Giang, Trà Lý đổi hướng chảy chính với thời khoảng 5-10 năm (T.Ð Thạnh và nnk, 20014)

Bồi lấp do di động của cồn cát

Một quá trình bồi tụ đặc biệt, có tính phi địa đới của quá trình bờ Việt Nam là hiện

tượng các cồn cát Miễn Trung di động về phía lục địa gây bồi lấp đường xá, nhà cửa và

ruộng vườn Các cồn cát này cao 10-30m, nhiều nơi cao 50-80m, phân bố trên dọc chiều

Trang 8

cát chảy”, chúng lấn về phía lục địa với tốc độ 2-I5m/năm Các cồn cất ven rìa cửa sông và đầm phá xâm lấn về phía trong gây nông cạn đầm phá và cửa sông nhanh chóng (T.Đ,

Thanh, 1995)

HI NGUYÊN NHÂN VA XU THE

Bờ biển là một hệ thống động lực, tồn tại ở ba trạng thái bồi tụ, ổn định và xói lở

phụ thuộc vào cân bằng giữa nguồn bồi tích dưa đến và mang đi dưới tác động của các yếu tố ngoại sinh thường xuyên biến đổi trên nên tác động chậm chạp, lâu dài của các yếu tố nội sinh Vẻ cơ bản, xu hướng gia tăng tai biến sa bồi và xói lở gẩn đây trên thế giới là do những biến động bất thường về khí hậu và tác động ngày càng tũng của hoạt dòng nhân tác

1 Nguyên nhân xói lở

Nguyên nhân sâu xứ xới lở bờ biển có ba nhóm: tiến hóa tự nhiền bao gồm cả vai trò của chuyển động kiến tạo hiện dại, biến động bất thường về khí hậu, thủy văn và tác động nhân sinh ở cả lưu vực và ven bờ, thậm chí ở quy mơ tồn cầu như hiệu ứng nhà kính làm đâng cuo mực biển Ở mỗi nơi, bờ xói lở có thể có sự kết hợp của hai đến bà nhóm và kem theo các nguyên nhân cụ thể Tính chất tiến hóa tự nhiên của xói lở bờ có thể nhận thấy ở xu hướng lâu dài tại các cửa sông hình phu ngập chìm không dẻn bù, xu

hướng xói lở theo mùa gió ở nhiều dảo và các doan bờ cát Miền Trung, xu hướng xói lở theo các chủ kỳ triểu, pha triểu thấy rõ ở những vùng bờ nhật triểu có biên độ lớn

Động lực nội sinh đóng vai trò phông nên và có thể là nguyên nhân sân xa xói lờ bồ biển Sự thiếu hụt bồi tích là yếu tố cực kỳ nhạy cảm gây xói lở bờ biển Ở ven bù Trung

Bo, hoạt động hiện dại của các dứt gãy hướng á vĩ tuyến và á kinh tuyến, các trăng hạ

dạng chậu dối với xói lở bờ biển, Động lực ngoại sinh là nguyên nhân chủ yến và Irựe tiếp gáy xói lẻ bờ biển, thông qua các tác nhân sóng, thủy triểu và đồng chảy, đóng vai trò đi chuyển gây thiếu hụt bồi tích và trực tiếp phá hủy bờ Tuy nhiên, ở mỗi điểm xói lở, có thể là mỗi yếu tố sóng, thủy triều, hoặc thậm chí dòng lũ cửa sông đóng vai trò chú đạo

Nhiễu động vẻ khí hậu thủy văn có vai trò quan trọng đối với gia tầng xói lớ gần dây,

đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ Đó là sự thay đổi về phân bố, gia tăng về số lượng, cường độ và tính thất thường của bão gây sóng lớn và nước dâng trong bão Dao động mực nước là tác nhân quan trọng gây xói lở bờ biển đo tạo ra cơ chế di chuyển ngàng bồi tích ra sâu và tái tạo trắc diện ngang bờ do quá trình trọng lực Đó là các dạng dâng cao mực biển do khí hậu trái đất ấm lên, các pha kỳ dao động triều, nước dâng trong bão, nước dâng ø1ó mùi

Xói lở bờ biển tăng lên gần dây còn do chịu tác động lớn của các hoại động nhân sinh

như đắp đập ngăn sông, đào kênh tưới tiêu và thoát lũ, quai dê lấn biển, phí rừng, ngập mặn, hủy hoại hệ sinh thất rạn san hồ, khai thác sa khoáng và vật liệu xây dựng làm thiếu

hụt, thay đổi cân bằng và phân bố bùn cát veii bờ Các công trình quan trọng dáng chú ý là hệ thống dê Bắc Bộ, đập sông Đà, hệ thống kênh thoát lũ ra Biển Tây Ngoài ra, còn có nhiều đập ngân ở lưa vực các sông Trung Bộ gây tác động cục bộ đến xói lở cửa sông ven

biển Ở nhiều đảo, vật liệu tạo bãi chủ yếu là nhờ các mảnh vôi sinh vật cũng vấp từ rạn

san hd Ran bị suy thoái đo tác động nhân sinh (hat min, dao bai khái thác vát ñiệu xây

Trang 9

động lực mạnh, chưa ổn định và còn biến động mạnh, điển hình là đê Bắc Bộ đắp trên

nền đất đang bồi nhưng còn thấp, có thể bị sạt vỡ khi bão lớn, triều cường

Nguyên nhân trực tiếp xói - sạt bờ biển hết sức phức tạp, tuỳ điều kiện cụ thể, về bản chất liên quan đến hai dạng thiếu hụt bồi tích Thứ nhất, do bồi tích thiếu hụt khi lượng di chuyển đến nhỏ hơn lượng di chuyển đi và cơ chế di chuyển chủ yếu là dọc bờ, như ở Cát Hải (Hải Phòng), Hải Dương - cửa Hòa Duân (TT - Huế), Xuân Hải (Sông Câu, Phú Yên) và Cần Giờ (TP HCM) Thứ hai, do phân bố lại bồi tích để tạo nên cân bằng trắc

điện mới, thường là do di chuyển ngang phân tán bồi tích ra sâu, như ở Phước Thể, Phan Rí (Bình Thuận) Có khi, cả vai trò di chuyển dọc bờ và di chuyển ngang xa bờ đều có vai trò rất quan trọng như ở Hải Hậu (Nam Định) và Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)

2 Nguyên nhân bồi tụ

Bồi tụ cửa sông ven biển thudng 1a qua trinh ty nhién do bồi tích được cung cấp từ các nguồn khác nhau được tập trung lắng đọng tại một khu vực cửa sông ven bờ Đáng

lưu ý là bồi tụ quy mô lớn ở các châu thổ nối tiếng như Mê Kông, sông Hồng đều xảy ra

trên nền ngập chìm được bồi tích đến bù

Các quá trình sa bồi gây tai biến gồm ba hình thái cơ bản: bồi lấp cửa, bồi lấp hướng lạch và bồi lấp góc Bồi lấp cửa là tai biến phổ biến nhất do tác động của dòng bồi tích từ

sông, hoặc dòng bồi tích dọc bờ kết hợp với tác động bồi tụ của sóng Bồi lấp luồng lạch

ngoài các đông trên còn có vai trò của dâng cao mực biển và quá trình cân bằng thể tích-

trắc diện, nhất là khi có hoạt động nạo vét Bồi tụ lấp góc xảy ra dưới tác động của dòng dọc bờ, thường do sóng, trong điều kiện có công trình tạo góc

Có những tai biến sa bồi về cơ bản liên quan đến tiến hoá tự nhiên của bờ biến và cửa sông Đó là các quá trình bồi lấp, bồi cạn các cửa sông, cửa đầm phá miền Trung và cả cửa các nhánh sông châu thổ lớn Biến động khí hậu-thuỷ văn gây suy gi#m dòng chảy sông tạo điều kiện bồi lấp các cửa sông nhỏ, cửa đầm phá miền Trung, nhất là vào các

năm EI-Nino và đổi hướng sóng bất thường gây tập trung bồi tích bồi lấp cửa

Nhiều tại biến sa bồi liên quan đến hoạt động của con người ở các mức trực tiếp, gián

tiếp khác nhau Sa bồi trầm trọng luồng cảng Hải Phòng là do một số nguyên nhân có liên quan đến hoạt động nhân sinh như lưu lượng bùn cát sông Cấm tăng gần gấp đôi sau 40 năm liên quan đến phá rừng và xói mòn đất thượng nguồn, việc đấp đập Đình Vũ và sự

phát triển của các khu khai hoang nông nghiệp, đầm nuôi nước lợ làm mất không gian sa lắng của sơng Ngồi các ngun nhân do nhiễu động khí hậu, thủy văn, quá trình bồi lấp

kín các cửa sông, cửa đầm phá Miền Trung tăng lên có quan hệ đến suy giảm diện tích vùng đầu nguồn tạo ra sự thay đổi phân bố, cân bằng và lưu lượng dòng chảy sơng Ngồi thời gian ngắn dồn nước gây lũ kịch phát, thời gian dòng chảy sông cạn kiệt kéo dài tạo cơ hội cho dòng bồi tích cát dọc bờ bồi lấp các cưả sông, cửa đầm phá Nhiều tai biến sa bồi ven bờ do chính các công trình bờ xây dựng làm thay đổi hình dạng, cấu trúc và cân

bằng động lực bờ, gây tác động trực tiếp đến công trình đó hoặc công trình bên cạnh Ví

dụ, kể từ khi xây dựng tuyến đê biển đường 14, ngoài việc tuyến đê này bị xói lở, xung

yếu, dòng bồi tích có xu hướng dồn xuống phía Nam gây sa bồi nghiêm trọng cảng cá

Ngọc Hải Tai biến sa bồi luồng cảng còn do: thiếu hiểu biết, xây cảng tại nơi sa bồi tự

nhiên rất mạnh mà không thể có hoặc chưa có khả năng chỉnh trị Đó là trường hợp các cảng Hải Thịnh, Cửa Lò, cửa Định An

Khá phổ biến các trường hợp tai biến sa bồi đi kèm xói lở, do xói lở giải phóng và dưa đến một lượng lớn bồi tích gây hoặc tăng cường sa bồi cho khu vực lân cận Đó là

Trang 10

cdc trudng hop xdi 16 dio Cat Hai va sa béi luéng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng, xói lở

bờ Hải Hậu và sa bồi luồng vào cảng Hải Thịnh, xói lở bờ Thuận An và luồng vào cảng Tân Mỹ trong phá Tam Giang Ở đây, cần thiết phải tiến hành đồng bộ phòng chống sa

bồi và xói

3 Xu thế diễn biến bôi-xói

Nhân tố kiến tạo được coi là không thay đổi trong phạm vi quá ngấn của thời gian địa chất Nguồn bồi tích từ sông có thể giảm nhiều do các hoạt động nhân tác trong lưu vục, biến động về cả lưu lượng và phân bố chỉ lưu Mực nước biển dâng cao do trái đất ấm lên, theo dự báo hợp lý nhất gần đây, dâng cao trung bình 80 mm vào năm 2020, 200 mm

vào năm 2050 và 490 mm vào năm 2100 (so với năm 1990) Thay đổi bất thường khí hậu

thủy văn tăng lên theo hướng bất lợi Tác động nhân sinh đến quá trình bờ ngày càng lớn Vì vậy, diễn biến xói lở bờ biển vẫn phúc tạp thể hiện ở sự gia tăng cường độ và tính bất thường Trong tương lai, những trọng điểm xói lở vẫn là Cát Hải và Hải Hậu (Bắc B),

Hậu Lộc, Thuận An-Hoà Duân, Sa Huỳnh, Xuan Hai, Phudc Thé-Ham Tiến (Trung Bộ)

và dải bờ biển từ cửa Soài Rạp đến cửa Tranh Đề, đặc biệt là bờ biển Gò Công (Nam Bộ)

Tốc độ xói lở có thể tăng 10-40% vào 20-50 năm tới

Cùng với gia tăng xói lở, quy mô bồi tụ, nhất là ở hai châu thổ lớn có thể bị giảm mà nguyên nhân quan trọng nhất là sử dụng nước trên lưu vực, đặc biệt xây ý dựng đập thuỷ điện và dùng nước cho nông nghiệp, làm giảm đáng kể lượng bồi tích đưa ra ven bờ Tuy nhiên, quá trình sa bồi cửa sông, cửa biển và luồng hạch tiếp tục tăng như là một hệ quả di kèm của quá trình xói lở bờ và sự dâng cao mực xâm thực cơ sở cùng với dâng cao mực

nước biển

IV HẬU QUẢ

Xói lở và bồi tụ cửa sông, bờ biển gây ra những hậu quả hết sức nặng nề: thiệt hại trực tiếp về sinh mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và đất đai; gây ra các tai biến ven bờ khác và và suy thối mơi trường sinh thái như ngập lụt, ngọt hoá , nhiễm mặn, nhiễm bẩn và mất habitat; tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội kém bền vững như hiệu quả đầu tư thấp, hạn chế khả năng đầu tư lớn và dài hạn, đi dân và tâm lý không ổn định trong đời sống,

sản xuất

Các tỉnh ven biển, đặc biệt là Bắc Bộ có mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số cao, phần

lớn có quỹ đất hẹp, kinh tế thủy sản, nông nghiệp và diêm nghiệp chiếm một vị trí quan trọng Trên nền chung chưa phát triển, có mặt những tâm diểm kinh tế trọng yếu của cả nước Các khu vực dân cư, kinh tế quan trọng ven biển Bắc Bộ nằm trên nền đất thấp có đê biển bao bọc, nếu xói lở làm vỡ dê sẽ cực kỳ nguy hiểm, nhất là khí › ấy ra có bão lớn, triểu cường, nước dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn cho những vùng dân cư và kinh tế trù phú, rộng lớn trong đê Thiệt hại về người và tài sản trong những lần vỡ đê như vậy, ví dụ

vào các nãm 1955 và 1996, là cực kỳ to lớn Có đến hàng nghìn người bị thiệt mạng do vỡ

để trong cơn bão KAT vào tháng 9 năm 1955 Nhiều điểm dân cư, kinh: tế quan trọng ven biển Trung Bộ nằm trên vùng bờ cát, hết sức nhạy cảm và xói lở bờ biển bất thườn

khi có nhiều động lớn về bão, lũ Tại 7 tỉnh miền Trung có tới 147 đoạn bờ bị xé: [` với tổng chiều dài trên 200Km làm cho 6000 hộ dân phát dị dơi (NT, Tiệp và nnk, 2001) Ca những điểm dân cư hiện đang ở trạng thái hết sức nguy hiểm đo xói lở như làng IIái

Dương và Thuận An ở Thừa Thiên-Huế Xói lớ bờ Nam Bộ có quy mồ lớn, điển biến lâu

Trang 11

dài, tuy không nguy hiểm trực tiếp bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, nhưng thiệt hại rất lớn về

tài nguyên đất dai và sinh thái Chỉ riêng huyện Trà Vĩnh bị xói lở 112 ha vao nam 1980 và 240 ha vào năm 1990 Tuyến đê biển nối các huyện Cầu Ngang - Duyên Hải xây dựng

vào 1976 - 1977 bị sóng đánh vỡ, nước biển tràn gây xâm nhập mặn và hoang hóa 5.000 ha đất lúa một vụ trước đây Hàng năm, một khối lượng lớn công sức, tiền của Nhà nước

và nhân dân phải bỏ ra để tu bổ, nâng cấp đê kè nhưng xói lở lâu dài vẫn là một hiểm họa lớn đối với nhiều đoạn bờ Xói lở bờ biển làm thu hẹp nơi ở và cư trú của sinh vật biển,

không chỉ với những bãi triều bùn, bãi cát biển và nhiều nơi còn làm mất cả rừng ngập

mặn tự nhiên Chỉ riêng ở Phù Long, Hải Phòng, xói lở trên triều dài bờ 3km làm mất mỗi

năm khoảng 2ha rừng ngập mặn Bùn cát giải phóng từ quá trình xói lở bờ gây dục và nhiễm bẩn chất hữu cơ các vùng nước Nhiều khi khối lượng bùn cát giải phóng rất lớn di chuyển đến vùng lân cận gây nên tai biến sa bồi Ở vùng cửa sông Bạch Đằng, hàng năm

bùn cát từ các sông ra trên 4 triệu tấn, còn bùn cát giải phóng từ xói lở bờ bãi đến hơn 2 triệu tấn và khối lượng nạo vét luồng cảng hàng năm tới 3 - 5 triệu tấn

Ngành giao thông-cảng chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất do sa bồi gây ra Sa bồi dã làm cảng Hải Phòng mất đi vị trí cảng hàng đầu trong suốt một thế kỷ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cảng Nhiều cảng nhỏ gần đây đầu tư xây dựng hàng chục tỉ, thậm chí trên dưới trăm t dồng nhưng hiệu quả sử

dụng rất thấp, thậm chí gần như không sử dụng được do sa bồi luồng cửa, điển hình là cảng Hải Thịnh

Bồi lấp cửa sông và dầm phá ở ven bờ Trung Bộ không chỉ làm mất lối ra biển cho hàng trăm tàu thuyền tại mỗi cửa, mà còn gây ra tình trạng ngập lụt thường xuyên, ngọi

hóa kéo dài, gây thiệt hại trực tiếp cho dân sinh, cho các ngành kinh tế nông nghiệp, thủy

sản, sây đảo lộn cân bằng sinh thái giảm da dạng sinh học và tầng cứờng ô nhiễm môi

trường Ngày khi lấp cửa Tư Hiển vào tháng 12 năm 1994, lập tức 300 ha nuôi tôm sú bị

hủy hại Khoảng 1.000 ha lúa bị ngập và khoảng 300 thuyền đánh cá lớn mất lối ra biển

Sau gần 5 năm kể từ ngày bị lấp, mặc dù đã được kè khá kiên cố cửa Tư Hiền đã bị phá

mở vào nam 1999 trong cơn ngập lụt thế kỷ khủng khiếp Việc bồi lấp cửa Tư Hiền nãm 1994 cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra trận lụt khủng khiếp ở Thừa Thiên-Huế

với mực nước dâng cao 5,94m tại Huế làm thiệt hại trên ba trăm sinh mạng và hơn 1500 ti đồng trong vòng 6 ngày đầu tháng II năm 1999 Ngập lụt là tai biến đồng hành với bồi

lấp cửa sông và đầm phá Ở khu vực ven bờ Thừa Thiên - Huế, gần nửa thế kỷ qua có 7 trận lụt lớn thì 6 trận rơi vào các khoảng thời gian cửa Tư Hiền bị bồi lấp

V GIAI PHAP UNG XU 1 Định hướng chiến lược

Từ nhiều năm qua phòng chống xói lở và sa bồi cửa sông ven biển ở nước ta đã được

quan tâm Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, các giải pháp phòng chống còn thụ

động thiên về giải quyết tình huống và còn thiếu những căn cứ khoa học tin cậy Đến nay, những kết quả nghiên cứu cho phép để xuất và hoàn thiện dần các giải pháp phòng chống phù hợp với động lực tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước Để phòng,

chống các tai biến này cần phải có những biện pháp ứng xử cấp bách và kế hoạch có tính

chiến lược lâu dài

Trang 12

-Xác định chiến lược phòng chống tẩm vĩ mô trong tổ chức lãnh thổ và qui hoạch phát triển vùng Trong đó, xác định các phương án và giải pháp úng xử thích hợp, xác định mục tiêu, nội dung cụ thể và mức độ ưu tiên phòng chống xối lở, sa bồi bờ biển

trong quản lý dải bờ biển Quy hoạch bảo vẹ bờ biển Tiến hành theo dõi, giám sát và

đánh giá để rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh phương án, giải pháp

- Coi trọng thực hiện các giải pháp phi công trình như theo dõi diễn biến xói lở, bồi tụ bằng hệ thống quan trắc, giám sát định kỳ, thông tin cảnh báo, dự báo kịp thời đến người

dân, tổ chức di đời din ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức bảo vệ đê, luồng và thiết lập

một vành đai chỉ giới cho qui hoạch dân cư, kinh tế ven biển

- Ưu tiên các công trình và giải pháp kết hợp nhiều lợi ích giữa phòng chống xói lở và sa bồi với phát triển giao thông bộ, bến cảng, bến cá, phân lũ, đẩy mặn Đặc biệt chú

trọng kết hợp phòng chống xói lở bờ biển với chỉnh trị sa bồi

- Áp dụng các giải pháp phòng chống hiện dại của thế giới, đồng thời xây dựng các

giải pháp phù hợp với điềư kiện Việt Nam Xây dựng các giải pháp công trình cho từng cửa sông, tuyến luồng và đoạn bờ cụ thể và tong kết thành các mô hình tiêu biểu Thử nghiệm, hoàn chỉnh giải pháp công trình mềm nuôi bãi cho các khu trọng điểm và ứng dụng mở rộng Kết hợp giải pháp công trình cứng và mềm để bảo vệ bền vững, lâu dài cho các đoạn bờ xung yếu

- Nghiên cứu các vấn để kỹ thuật như chống xói sập chân khay công trình, chống

lún cho đê kè trên nền đất yếu và vật liệu công trình thích hợp trong điều kiện ngập mặn và động lực mạnh Tăng cường trồng và bảo vệ cây ngập mặn, cây trên cạn ở những nơi

thích hợp

- Tăng cường cơ sở pháp lý, quy định bảo vệ bờ biển Bất buộc đánh giá tác động môi

trường về mặt xói lớ, bồi tụ với tất cả các cung trình ven biển, kể cả đấp đầm nuôi và các

công trình lớn liên quan tới thủy văn lưu vực, đặc biệt là các đập thượng nguồn

- Xây dựng cơ sở đữ liệu phục vụ quản lý tai biến xói lở và sa bồi Lập bản đồ tai biến

bồi, xói cho cả nước và chỉ tiết cho các trọng điểm để có kế hoạch ngăn ngừa, phòng

chống

- Thành lập mạng lưới quan trắc, giám sát tai biến bồi-xói lở định kỳ trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan khoa học trung ương và các đơn vị kỹ thuật địa phương, nhằm phát hiện và cảnh báo tai biến để có những giải pháp ứng xử kịp thời

2 Giải pháp công nghệ phòng chống xói lở

Phòng chống xói lở bờ biển cần được tiến hành đồng bộ và toàn diện các giải pháp từ

tầm vĩ mô đến cụ thể, trực tiếp và gián tiếp, phi công trình và công trình, giải pháp cứng

và giải pháp mềm, phù hợp với từng đoạn bờ cụ thể Các giải pháp tầm vĩ mô nằm trong

nội dung quản lý lãnh thổ và qui hoạch phát triển Các giải pháp phí công trình cần phải có sự tham gia của cộng đồng Các giải pháp công trình phải dựa trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xói lở, phải có hiệu quả và tác dụng lâu dài, phù hợp với điều l:iện kinh tế - xã hội Việt Nam và không gây tác động xấu đến mới trường, đặc biệt là gây bồi xói đến khu vực lân cận Trong điều kiện nước ta hiện

nay, có thể sử dụng 6 nhóm giải pháp công trình bảo vệ, chống xói lở bờ biển như sau: Nhóm T: gồm các giải pháp công trình cứng bảo vệ trực tiếp như kè lát mái bí tông;

kè bê tông ấp bờ; kề mô xiên nắn đồng; kè phá sống

Nhóm 2: pồm các giải pháp công trình mềm nuôi bãi bảo vệ bờ trực tiếp như lề mỏ vuông nuôi bãi; kè niỏ vuông chữ T nuôi bãi kết hợp phá sóng `

Trang 13

Nhom 3: giai pháp dự phòng như đê kè dự phòng tuyến sau ở Hải Hậu

Nhóm 4: các giải pháp công trình kết hợp như các loại kè mỏ dọc hoặc mỏ ngang

chống xói lở bờ và ổn định luồng tàu, chống sa bồi cảng; xây kè kết hợp xây dựng cảng

bến và chống xói lở bờ Ví dụ, xây kè mỏ bảo vệ bờ Hải Hậu kết hợp chống sa bồi luồng

và dịch luồng vào cảng Hải Thịnh trong cửa sông Ninh Cơ

Nhóm 5: các giải pháp sinh thái kết hợp như bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, chú

trọng ở ven bờ Bắc Bộ và Nam Bộ; trồng cây trên cạn; bảo vệ rạn san hô, chú trọng cho

ven bờ Trung Bộ

Nhóm 6: các giải pháp gián tiếp nhằm duy trì hoặc bổ sung bồi tích như khơi luông phân lưu bồi tích; xả bùn từ các đập thượng nguồn

Trong số các giải pháp trên, việc bảo vệ các điểm nóng xói lở có thể á áp dụng 3 giải pháp công trinh cht: yéu sau: Gidi pháp kè bê tông áp bờ, nên dùng tường chắn song dạng cong có đâu hắt để hạn chế nước tràn, áp dụng cho nơi có năng lượng sóng rất lớn và bảo

vệ công trình đặc biét quan trong; Gidi pháp kè mở vuông chữ T kết hợp nuôi bai và phá

sóng áp dụng cho nơi bồi tích bị mất đi do cả dòng dọc bờ và phân tán ngang ra sâu, hoặc

nơi có động lực sóng khá mạnh; Giổi pháp kè mở vuông nuôi bãi ap | dung cho noi béi tích di chuyển đi chủ yếu do dòng dọc bờ Tuỳ điều kiện cụ thể, các giải pháp này có thể

kết hợp với nhau hoặc kết hợp với các giải pháp phụ khác Để đảm bảo chống xói lở

thành công, khi thiết kế xây dựng kè phải đồng thời chú trọng ba vấn đề là cấu trúc hệ thống kè, cấu trúc mỗi kè và kết cấu kè Trong mọi trường hợp, phải giải qyết dược các vấn đề chống lún, xói: chân hoặc xói nên tựa của công trình kè

Giải pháp công nghệ phòng chống xói lở bờ biển có những nguyên tắc chung, nhưng mỗi đoạn bờ xói lở, tuỳ nguyên nhân và điều kiện động lực mà chọn cho giải pháp phù

hợp Trước đây, khi thực hiện nhiệm vụ của để tài cấp nhà nước kt 03.14 (N.T.Nega và

n¡nk, 1995), một số giải pháp công trình phòng chống xói lở bờ biển đã được đề xuất Đó

là:

- Kè mỏ nuôi bãi Đường 14 (Hải Phòng) Phân Viện Hải dương học tại Hai Phong dé

xuất

- Ké mo 6 vuông ở Hải Hậu (Nam Dinh) Viện Khoa học Thuỷ lợi để xuất

- Kè bờ Cảnh Dương (Quảng Bình) kết hợp mỏ hàn ổn định cửa sông Ròn (PA1) và

nạo vét bãi cửa sông phun đấp bãi bị xói Cảnh Dương (PA2) Viện Khoa học Thuỷ lợi để

xuất

- Kè mỏ hàn kết hợp kè chắn sóng bờ Phan Rí (Bình Thuận) Viện Hải dương học Nha Trang đề xuất

- Xây dựng tuyến đê dự phòng kết hợp trồng rừng phòng hộ bảo vệ bờ Gò Công Viện Khoa học Thuỷ lợi Nam Bộ đề xuất

Một số để xuất cũng đã có điều kiện áp dụng ở mức thử nghiệm tại một địa phương

và đã thu nhận được cả những thành công và chưa thành công Một trong những thử nghiệm thành công đã được khẳng định là xây dựng kè mỏ nuôi bãi ở Cát Hải (Hải Phòng), tiến hành trong thời gian 1995-2001 (T.Đ Thạnh và nnk, 1997) Xu hướng gần đây các đề xuất chú trọng đến giải pháp công trình mềm nuôi bãi để bảo vệ bờ Sau đây là một số giải pháp mới được dé xuất cho các đoạn bờ xói lở trọng điểm

Trang 14

Giải pháp chống lún dùng cọc ván vay thay thế cho bè đệm rong rào theo truyền thống Đối với bờ Hải Hau (Nam Dinh), xay dung hệ thống kè mỏ hàn nuôi bãi kết hợp với kè phá sóng trên chiều dài 17km Cấu trúc kè mỏ hình chữ T Biện pháp chống lún dùng cọc vần vây Việc xây dựng kè dong thời ở 3 nhóm, rồi mở rộng, khép kín đần Trước khi xây dựng mở rộng, cần khảo sát bổ sung để hoàn chỉnh thiết kế và xây dựng thử nghiệm (7Ð

Thanh va unk, 2001)

Đoạn bờ từ Hải Dương đến cửa Hòa Duân (Thừa Thiên - Huế) được bảo vệ bằng hệ thống mỏ hàn chữ T nuôi bãi kết hợp với phá sóng trên tổng chiều dài khoảng 5,2 km

Doan be Sa Huynh (Quang Ngai) được bảo vệ bằng hệ thống công trình kết hợp giữa hệ thống mỏ hàn và các đoạn đê nho cao trên tổng chiều đài bảo vệ là 0,95 km Đoạn bờ

Xuân Hải ~ Sông Cầu (Phú Yên) bảo vệ bằng hệ thống kè lát mái trên chiều dài bảo vệ

600m, phía trước chân khay xếp đá hộc kết hợp tetrapod, phía ngoài biển xây dựng hệ

thống đê ngầm và đê nhô (II Tiến và nuk, 2001)

Khu vực Phước Thể (Bình Thuận) cần ấp dụng các giải pháp kết hợp công trình cứng và mềm với hai phương án: phương án bảo vệ kết hợp xa và gần gồm công trình kè phá

sóng trên tổng chiều dai bảo vệ 1800m; phương án bảo bệ bờ gần gồm công trình kè phá sóng, kè chữ T', kè chữ ' cụt và kè áp mái Khu vực Hàm Tiến (Bình Thuận) cũng được bảo vệ bằng giải pháp kết hợp công trình cứng và mềm với hai phương ấn phương án bảo vệ bờ ket hop gan và xa gồm tổ hợp công trình kè phá sóng, kè chữ T, kè chữ T cụt và kè áp mái (J.H Long và n"k, 2001)

3 Giải pháp công nghệ phòng chống sa bồi

Phòng chống sa bồi cửa sông ven biển hết sức khó khăn phức tạp, tốt hơn hết là

phòng và tránh hơn là phải chống Xói lở phần nhiều xây ra do tự nhiên, ngoài ý muốn,

nhưng sa bồi nhiều trường hợp xảy ra do quyết định sai lầm của con người đã không hiểu biết đầy đủ quá trình trầm tích của khu vực xây dựng công trình

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phòng chống sa bồi đã dược tiến hành chủ yếu

cho các luồng vào cảng và những kết quả đạt được phần lớn chưa đấp ứng được yêu cầu

của thực tiễn Nghiên cứu sa bồi luồng vào cảng Hải Phòng là một ví dụ về tính chất khó khan phức tạp của vấn để Trước tình trạng sa bồi luồng vào cảng, đến nay đã có nhiều phương án đề xuất khác nhau Kỹ sư thủy văn J Renaud (1894) để nghị đi vồng qua Bắc Cát Bà vào cảng Hải Phòng Thuyền trưởng Lapique P A (1932) và giám đốc cảng Meunier (1943) để nghị bỏ cảng Hải Phòng ra Hiồn Gai và vịnh Cửa Lục, giám đốc

Gauchier, J (1938) có kế hoạch tránh sa bồi bằng cách làm trong đồng sơng Đuống Phái đồn Perrier (1930) của Quốc hội Pháp đề xuất phương án đi qua Lạch Huyện được cho là ít sa bồi hơn Các chuyên gia Liên Xô (cñ), đại diện 1k Prosérov B S va Maskovski, P

I (1962 - 1964), cho rằng bồi tích gây sa bồi đi từ biển vào và đưa ra kết luận bi quan về cải tạo luồng cảng Hải Phòng Ý kiến của các chuyên gia UNDP trong dự án VIE 88/014 (1992) và các chuyên gia JICA, Nhật Bản (1994) cho rằng phương án tốt nhất là cải tạo

luồng Nam Triệu là xây dựng kè đọc hai phía mép luồng Tuy nhiên, nghiên cứu gần nhất

cia Cong ty HEACON (Bi) 1998 da chon lối qua Lạch Huyện là phương án tối ưu, giếng

quan điểm của phái đoàn Petrier Căn cứ vào đặc điểm động lịc của vùng cửa tồn, hình phêu có cảng, có the thấy rằng sau một (hồi giản, tình tráng luồng Lach Mu se Lap lựi

như luồng Nam Triệu Đó là chưa kể đến sa bồi trên kênh Cái Tráp và nhiềm bản bàn

cho vùng sinh thái biển Hạ Long va Dong Nam Cát Đà, nà có nhiều giá trị qui eit và cần bảo tồn tự nhiên, Trên thực tế luồng Nam Thiệu vào cảng Hải Phòng sa bồi tự nhiên và

Trang 15

được nạo vét thường xuyên, nhưng chưa từng thực hiện một giải pháp chỉnh trị nào Trong điều kiện gió mùa đổi hướng, giải pháp phổ biến nhất chống sa bồi luồng cảng cửa sông là xây kè mỏ từ hai phía bờ luồng với độ dài cần thiết dé dat tới độ sâu thiết kế, cản được dòng bồi tích dọc bờ và vượt qua được đới sóng vỡ Quy mô và tính khả thi của công trình phụ thuộc vào tải trọng-mớn nước tàu thiết kế và chỉ phí đầu tư

Ở nhiều cửa sông và cửa đầm phá, việc phòng chống sa bồi cần đến giải pháp tổng thể nằm trong khuôn khổ quản lý tổng hợp dải ven biển, kết hợp với quản lý lưu vực Cụ thể hơn, phòng chống sa bồi cửa sông cần kết hợp với phòng chống ngập lụt và phòng chống xói lở khu bờ biển lân cận Ví dụ, việc phòng chống sa bồi cửa Thuận An cho tàu vào cảng Tân Mỹ cần thực hiện bằng kè dọc luồng vươn ra phía biển kết hợp với kè mỏ chống xói lở bãi Thuận An„ ngăn không cho dòng bồi tích dọc bờ ép luồng về phía Bắc gây xói lở làng Hải Dương Giải pháp ổn định lâu dài chống bồi lấp cửa Tư Hiền cũng phải là xây dựng kè mỏ hai bên cửa luồng chống cát lấn dọc bờ và chống xói lở bờ làng Vinh Hiền (T.Ð Thạnh và nnk, 1996; P.H Tiến và nnk, 2001; T.Đ.Hợi và nnÈ, 2001)

VI KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông đã đạt được trong những nam qua

da tao dung được cơ sở quan trọng cho định hướng tiếp theo Trước hết, đã có được một bức tranh tổng thể về hiện trạng bồi-xói với đặc điểm phân bố, quy mô, cường độ và thời khoảng xuất hiện để từ đó có được đánh giá diễn biến của chúng Các kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được nguyên nhân các tai biến bồi và xói, từ các nguyên nhân sâu xa đến trực tiếp và tiếp cận phương pháp thuỷ thạch động lực và mô hình toán để xác định cấu trúc hoàn lưu di chuyển dẫn đến thiếu hụt hoặc tập trung bồi tích gâwbồi và xói Trên cơ sở đánh giá hậu quả đối với dân sinh, kinh tế và môi trường sinh thái và dự báo xu thế, các công trình nghiên cứu cũng đã để xuất các giải pháp ngăn ngừa và phòng chống các tai biến này, kể cả các giải pháp phi công trình và công trình, công trình cứng và Công trình mềm Một số đề xuất đã được áp dụng tại cdc dia phương và đã có những kết quả

bước đầu

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu cũng bộc lộ những tồn tại Trước hết, độ chính

xác và tính đồng bộ của các tư liệu đánh gía hiện trạng chưa cao Việc phân tích nguyên nhân, cơ chế và dự báo xu thế ở một số công trình còn nặng về định tính, trong khi ở một số công trình khác, kết quả ứng dụng mô hình còn sai khác nhiều so với thực tế Các giải pháp công trình đề xuất thường mới chỉ dừng ở định hướng, nguyên tắc hoặc dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn dựa vào các luận cứ khoa học Tình trạng này một phần do chuỗi số liệu điều tra khảo sát và quan trắc hết sức hạn chế

Ngăn ngừa và phòng chống bồi tụ, xói lở bờ biển cửa Sông là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài Để các công trình khảo sát và nghiên cứu có hiệu quả hơn, trong tương lai cần chú ý đến đào tạo chuyên gia; đầu tư thiết bị khảo sát, phân tích và các mô hình-phần mềm chuyên dụng; xây dựng hệ thống phương pháp khảo sát và nghiên cứu phù hợp với điều kiện nước ta; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế Cần xây dựng một hệ thống quan trắc và giám sát bồi tụ, xói lở dọc bờ biển cửa sông để cập nhật số liệu tạo chuỗi và cảnh báo nhằm ứng xử kịp thời các tai biến, sự cố liên quan tới bồi —xói Các Công tr ình nghiên cứu cần chú trọng hơn nữa phân tích dự báo và đề xuất các công trình cụ thể, khả thi Trong điều kiện khó có thể sử dụng các mô hình vật lý, cần tăng cường các mô hình thử nghiệm phòng chống ngoài hiện trường

Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk, 1296 Luận chứng bảo vệ môi trường

trong dự án qui hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 Báo cáo lưu trữ tại Phân Viện Hải dương học tại Hải phòng :

Trần Đình Hợi, Nguyễn Văn Cư, Hồ Ngọc Phú và nnk, 2001 Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghỉ cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá:

Tam Giang - Cầu Hai Báo cáo dự án độc lập cấp nhà nước Lưu trữ tại Trung tâm Tư

vấn và Phát triển vùng

Krempf, A 1927 La forme des recifs coralliens et regime des vents alternant Memoir 2 de L'Institut Oceanographique de Nha Trang p.1- 29

Bui Héng Long, Tống Phước Hoàng Sơn và nnk, 2001 Nghiên cứu dự báo, phòng

chống sạt lở bờ biển Nam Bộ Dự án KHCN - 5C Lưu trữ tại Viện Hải dương học

Nha Trang

Nguyễn Thanh Ngà, Quản Ngọc An, Nguyễn Khác Nghĩa và nnk, 1995 Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói bờ biển Việt Nam Để xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển Báo cáo đề tài KT.03.14 Lưu trữ tại Viện Khoa học Thuỷ lợi Quốc gia- a

Trần Đức Thạnh, 1994 Động lực bồi tụ - xói lở và sự thay đổi hình dạng đảo san hô

Trường Sa Tài nguyên và Môi trường biển Tập II NXB KH&KT Hà Nội Tr.13-19

Tran Due Thanh, 1995 Coastal morphological changes concerning the management of coastal zone in Vietnam Workshop Report No.105 Supplement UNESCOMOC,

p-451-462

Trần Đức Thạnh và nnk, 1996 Động lực của quá trình chuyển cửa và lấp cửa ở hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai Báo cáo chuyên đề, đề tài KT-ĐL.95.09 “Nghiên cứu,

khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng phá Tam Giang” Lưu trữ tại Phân Viện Hải

dương học tại Hải Phòng

Tran Die Thanh, Dinh Van Huy va Tran Dinh Lan va nok, 1997 Dac diém bién dang bờ và giải pháp phòng chống xói lở bờ đảo Cát Hải Tài nguyên và môi trường biển T.IV NXB KH và KT Hà Nội Tr 41-49

Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đô Đình Chiến và nnk, 2001a Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa Báo cáo dự án KHCN - 5A Lưu trữ tại Phân Viện Hải dương học tại Hải

Phòng

_ Tran Dite Thanh va nnk, 2001b Biến động cửa hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Khoa học và Công nghệ biển Hà Nội No.2

Tô Quang Thịnh, 1992 Diến động bờ biển Việt Nam Tuyển tập báo cáo hội thảo “ Nghiên cứu và quản lý vùng ven biển Việt Nam” Hà Nội Tr.135 - 141

Pham Huy Tiến, Nguyễn Văn Cư và nnk, 2001 Nghiên cứu dự báo, phòng chống

sạt lở bờ biển Trung Bộ Dự án KHCN - 5B Lưu trữ tại Viện Địa Lý

4, Nguyễn Thế Tiệp, Hài Công Quế, Nguyễn Tác An, Nguyên Tứ Dần, Nguyễn Văn

Luong, Biri Hong Long, 2001, Một số kết quả đánh giá các loại bình tại biến € z: chất đới ven biển Việt Nam Khoa học và Công nghệ biển Mo.I, Tì.44-52

Trang 17

15 Lê Phước Trình, Bùi Hồng Long, Trịnh Thế Hiếu và nnk, 2000 Ngh lên cứu quy

luật và dự báo xu thế bồi tụ - xói lở vùng ven biển và cửa sông Việt nam Báo cáo khoa học đề tài KHCN-06.08 Lưu trữ tại Viện Hải dương học Nha Trang

PRINCIPAL RESEARCH RESULTS ON COASTAL EROSION AND SEDIMENTATION IN VIETNAM

BY PHAM HUY TIEN, TRAN DUC THAN, BUI THONG LONG & NGUYEN VAN CU

Summary The risks of coastal erosion and sedimentation are deeply anxious for many local

authorities and communities Despite a lot of limitations, the archived research results have

established a scientific basement to orient the further investigation, and some initial resolutions of controlling these risks have been proposed

Increasing intensity and suddenness, the coastal erosion has expanded on the whole country, and in all coastal geosystems such as open coasts, deltas, estuaries, lagoons and islands The risks of unusual sedimentation such as siltation of shipping channels, filling

river mouths and lagoon inlets, and moving sand dunes have been also increased:

remarkably The deep causes of sedimentation and erosion risks are related to coastal evolution, meteo-hydrology factors and human impact in the both coastal zone and catchment The endogenous dynamics play the basement role, and are deep cause, generally The exogenous dynamics are often principal and direct cause relative to the lithodynamic processes, which make concentration or dispersion of the sediments In the many situations, the sedimentation risks are accompanied and caused by sedimentary supplied from

neighbourings The tendency of coastal erosion and sedimentation will be very complicate in the future

These risks have made the very heavy consequences, included damages of human

beings, properties and land; degradation of coastal environment end ecosystems; unsustainable development with the investment of low effectiveness and small scale; emigration; and unstable thought in life and production of communities From long time, the control of them has been interested However, the implemented resolutions have been passive, responded to concrete situations and lacked definite scientific bases The existing researches have exposed a lot of limitations, especially applied availability The control of

these risks is a very complicated task, and investment for research needs to be strengthened for responding to the requirements in practice

The control of coastal sedimentation and erosion need to be implemented by the synchronous and comprehensive resolutions, from macroscopic to concrete range, direct and indirect, construction and non-construction, and soft and hard constructions, corresponding to each coastal site A comprehensive resolution must be in the framework of integrated coastal management, combining with catchment management, and to have both immediate responses and long-term strategy The priority is given to the construction resolutions

combined with other benefits and a special importance ts paid to the combination of controlling coastal erosion and sedimention It needs to be applied modern resolutions, and building the resolutions suitable to Vienam situation It is also necessary to strengthen

legislative basement for coastal protection; to build data base; and to establish a network of

observing and monitoring coastal erosion and sedimentation regularly for the purpose of

detecting and warning risks, and having the timely decisions

Ngày nhận bài: 8 + 7 - 2002 Địa chỉ:

26

Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc giả? Phân Viện Hải dương học tại Hải phòng”

Ngày đăng: 14/10/2022, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w