1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở khoa học sử dụng hợp lý các bãi triều lầy ven biển phía bắc việt nam hội thảo khoa học quốc gia “nghiên cứu và quản lý vùng ven biển việt nam

8 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Trang 1

os

XÓ £ -

Sete a et hi Baby

OT

VIEN KHOA HOC VIET Kan

UY °N QUOC GE IOC Vie T NAM

HG! THAO KHOA HOC QOUGC GIA

“NGHIÊN CỨU VÀ QUÁN LÝ

Trang 2

Hà Ký Một số tình hình quản lý nguồn lợi hải sản ven bờ ở Việt Nam Bùi Lai và nnk Vùng cửa sông Sài Gồn - Đồng Nai hiện trạng và

triển vọng

TIỂU BAN II

KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ ĐỘNG LỰC VEN BIỂN

Phan Văn Hoặc Vài suy nghĩ về nghiên cứu động lực vùng cửa sông và xó' mòn bờ biển vùng thềm lục địa huyện Duyên Hải Thành

phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Mạnh Hùng Sóng vùng ven bờ và các tính toán động lực ven

bờ do ảnh hưởng của sóng

Bùi Hồng Long và nnk Các kết quả nghiên cứu bước đầu về quá trình

thủy - thạch động ở vùng cửa sông Phan Rí (Bình Thuận) vào mùa gió Đông Bắc (1991-1992)

Phạm Văn Ninh và nnk Typhoon surges in Vietnam, their regime characteristics

Tô Quang Thịnh Biến động bờ biển Việt Nam

Nguyễn Ngọc Thụy El-Nino phenomenon, global warming and sea

level in the sea of Vietnam and the Bien Dong sea -

Lê Phước Trình Về cơ chế xói lở và biện pháp chống xói lở bờ biển huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh

Dinh Văn Ưu và nnk Sự phân hóa của gió trong đới ven bờ từ Quảng Bình đến Bình Thuận và tác động của nó lên chế độ thủy văn và năng suất sinh học TIỂU BAN II 82 85 94 99 110 122 135 142 132 166

DIA MAO, DIA CHAT VA TAI NGUYEN KITOANG SAN VEN BIEN

Lê Đức An The feature of ecological environment on the coastal zone _ of Bacho plain and lines for using

Pham Trung Luong Monitoring of coastal environment using

remote sensing

Trần Ngọc Ninh Sử dụng vùng cát ven biển Việt Nam

Trần Nghỉ Sự tiến hóa trầm tích của các bãi triều và vấn đề biển tiến hiện đại ở Việt Nam

Trần Đức Thạnh và nnk Cơ sở khoa học sử dụng hợp lý các bãi triều lầy ven biển phía Bắc Việt Nam

Trang 3

[* LÍ Fị/ Peer ah hữu CƠ of nang

CƠ SỞ KHOA HỌC SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC BÃI TRIỀU LAY VEN BIEN PHÍA BAC VIET NAM

Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Đức Cự

Phân viện Hải dương học Hải Phòng

MỞ ĐẦU

Ở ven biển phía bắc Việt nam (từ Móng cái đến Sầm sơn), các bãi triều lầy (Tidal marshes) chiếm 64.520 ha (40%) trong số tổng diện tích 157.890 ha đới triều Bãi triều fay (BTL) cing chinh là nơi phân bố bãi triều ngập mặn (44.390 ha - 68” diện tích, BTL) BTL ven biển miền Bắc Việt nam bao gồm nhiều dạng tài nguyên: dất, nước;

sinh vật Đây là nơi có nhiều hoạt động kinh tế quan trọng Do thiếu cơ sở khoa học,

những năm qua, các hoạt động này còn bất hợp lý nên hiệu quả quá thấp, thậm chí thất bại đã dẫn đến lãng phí, suy giảm tài nguyên và gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và sinh thái

BẢN CHẤT TỰ NHIÊN BÁI TRIỀU LẦY

Bãi triều lầy là những dạng tích tu do thủy triều, nằm cao trên mực biển trung bình, b¿ lầy hóa hoặc đang có xu thế lầy hóa trong những điều kiền thích hợp nền dất thường xuyên ẩm ướt do ngập triều, động lực sóng yên tĩnh, lớp phủ thực vật ngập mặn thường phát triển tươi tốt tạo lườnz mìm bã hữu cơ cao trong trầm tích

1 Hình thái BTL và hệ lạch triều

Hình thái bề mặt bãi triều lầy thường khá đơn giản, nhưng đường viền bãi bị hệ

lạch triều chia cắt phức tạp Độ cao tuyệt đối bề mặt BTL khoảng 0 - 2rì, trung bình

0,3 - 1m Độ dốc bề mặt phổ biến 0,001 - 0,002m Các BTL có bề ngang rộng tới 6 - 10 ha và diện tích hàng nghìn ha Ở những nơi vùng triều bị xói lở (phía bắc Đồ sơn), mép

BTL có thể bị xâm thực tạo vách cao 0,3 - 0,8m Bãi triều thấp tiếp cận bãi triều lầy thường được phân biệt là vật liệu thô hơn (bột lớn, cát bột) và không có thực vật ngập

mặn

- Hệ lạch triều có ảnh hưởng lớn dến hình thái và tiến hóa BTL Hình thái và đặc

điểm phát triển hệ lạch triều quan hệ chặt chẽ với động lực thủy triều và tương quan bồi

- xói ở các khu bờ Chúng phân nhánh phức tạp và độ sâu của nút phân nhánh trùng với

vị trí các mực triều đặc trưng khu vực Ở vùng phía bắc Đồ sơn, nơi các lạch triều rất

diển hình, hệ lạch triều được phân thành 2 nhóm, 7 cấp với các đặc trưng riêng về hình thái trắc diện ngang, mực xâm thực cơ sở, guồn gốc và tương quan xâm thực ngang - sâu

[6]

2 Cấu trúc BTL

Trang 4

Cé thé coi bai trigu fy Ia một địa hệ cấp nhỏ nhất trong hệ ven bờ phía bắc Nó được đặc trưng bởi cấu trúc thẳng đứng và nằm ngang BTL ven tờ phía bắc ứng với phần trên đới gian triều (Intretidal flate) và dới bãi lầy (marsh) trong các văn liệu trên

thế giới [4.5] Ở mặt các BTL thấy rõ sự phân đị độ cao, độ đốc và diện phủ thực vật ngập mặn theo các mức ngập triều Theo cấu trúc thẳng đứng, BTL gồm các hợp triều

cơ bản là: nền trầm tích bở rời tạo BTL, lớp nước và khối khí phủ bái, sinh vật, (ngoài

ra có thể kể thêm cả hợp phần địa hình - landform)

2.1 Trầm tích mặt BTL: Có bề day thay đổi từ vài chục em đến nhiều mét Chúng

thường có mầu xám, xám đen, xám xanh Độ ướt 30 - 55%, mùn hữu cơ 2 - 8%, trầm

tích chủ yếu gồm bùn sét bột, bột sét và có xu hướng thô đần (cát bột, cát) khi xuống sâu Đường kính hạt trung bình (Md) của trầm tích ở môt số khu vực BTL tiêu biểu như sau: Đầm Hà (0,099); Bái Nhà Mạc (0,0037); Tiên Lãng (0,0028); Thái Bình (0,0062); Kim Sơn (0,0025) Đoạn ven bờ từ Uông Bí đến Móng Cái, trầm tích tạo BTL phủ trực tiếp trên nền các trầm tích Pleixtoxen (trong đó có tang loang 16 Vĩnh phú), thậm chí trên nền đá gốc phong hóa hoặc chưa phong hóa Từ Quảng yên về phía nam, trầm tích bở rời oloxen nằm dưới tầng tạo BTL rất dày Tầng trầm tích BTL đã

được phân biệt thành 5 kiểu mặt cắt khác nhau [3] Thành phần khoáng vật BTL rất

phức tạp: Ở vùng cửa sông Bạch Đằng [2], tỉ lệ trung bình các khoáng vật như nhau (%): thạch anh (40 - 50), Hydromica (10 - 15); Caolinit (10 - 15); fenspat (2 - 3); Clorit (2 - 3); keo sắt (10 - 15); Sunfua sắt (2 - 3) Sunfua sắt chủ yếu dưới đạng Pyrit và Troilit có thể tăng cao ở lớp xám xanh gần bề mặt Khi bị oxy hóa các lưa huỳnh sunfua sẽ tạo thành H2SO4 gây chua phèn cho dất Ở phía bắc Đồ Sơn do môi trường khử mạnh, pH lớp dưới bề mặt thường 6 - 7 [1] Trong khi đó, độ pH ở bề mặt khá cao, là 7,2 - 7,7 ở bác Đồ Sơn, 8,0 - 8,4 ở nam Đồ Sơn, 7,3 - 7/7 ở vùng cửa sông Mã Thế oxy hóa khử của môi trường còn thể hiện rõ ở chỉ số FezO+/TeO Ở lớp khử xám xanh phía

bác Đồ Sơn, chỉ số này rất thấp (0,102 - 0,106)

2.2 Lớp nước phủ BTL có thể phụ thuộc độ cao mặt BTL và biên độ triều Ở phía

bắc Đồ Sơn biên độ triều cực đại 4 - 5m, còn ở phía nam ĐS là 3 - 3,5m So với phía bắc Đồ Sơn , ở ven bờ châu thổ sông Hồng và sông Mã, số ngày BTÏL bị ngập nhiều hơn (24 - 26 ngày) và thời gian ngập triều trong ngày cũng đài hơn 3 - 6 giờ, nhưng bề dày lớp nước cực đại nhỏ hơn, chỉ 1,5m (ở Hà Cối - Tiên Yên tới 2,5m) ở vùng cửa sông Ma mỗi năm có tới 138 ngày triều cao trên 3m ứng với lớp nước phủ dày 0,5 - 1m trén BTL Về mùa lũ, phìù sa nước phủ mặt BTL phía bác Đồ Sơn chỉ 20 - 100 g/cm3, trong khi ở nam Đồ Sơn 100 - 150 g/cm° nên hạn chế quang hợp của thực vật nối Nước phủ

bãi có độ man mia mua 5 - 20% bac DS; 1 - 15% nam Đồ Sơn và mùa khô 20 - 30%

bác Đồ Sơn; 15 - 25% nam Đồ Sơn, Độ pH 7,ó - 8,4 tăng theo độ mặn Nhiệt độ nước cao, tăng về mùa ông, thấp hơn về mùa mưa 0,5 - 2 °C so voi nhiệt độ không khí

2.3 Sinh vật BTL: Sinh vật BTL ven bờ phía bắc Việt Nam hết sức phong phú, đa

dang và phát triển với sinh khối lớn Các loài thực vật ngập mặm (gần 20 loài) rất đặc

trưng cho BTL nhiệt đới tuy không phát triển bằng ven bờ Nam bộ nhưng vẫn đóng vai

trò hết sức to lớn đối với hệ sinh thái BTL Những bãi thực vật ngập mặn phổ biến va 196

—ŸỲ

^^

Trang 5

có ý nghĩa nhất là sú (Aegyceras corniculatum), vẹt (Bruguiera gymnorrhiza), du6c voi (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia canden) va ban (Sonneratia casexolaris) Trang va ban [a hai loại cây phổ biến được trồng ở các BTL mới nổi cao ở ven Lờ châu thổ sông Hồng, sông Mã

Động vật đáy BTL rất phong phú [1] có tới 360 loài (Mollusca 146 loài, Crustacea 107 loài, Polychaeta 95 loài) Ngoài ra còn có gần 200 loài thực vật nổi, trên 100 loài động vật nổi và nhiều loài cá (riêng ở vùng cửa Bạch Đằng có tới 60 loài thuộc về 9 bộ)

Cách sống của sinh vật BTL cũng hết sức đa dạng, từ trôi nổi (Plankton) đến bơi lội - (neston) đi nhập theo con nước triều dưới các hình thức sống đáy như vùi mình

trong đất (infauna), bò lê trên mặt (epifauna), bám giá thể hay dục lỗ trong cây, đá

3 Nguồn đinh đưỡng BTL

3.1 Các muối dinh dưỡng v6 ca trong dat va nudc BTL

Trong dất BTL, các muối Nitơ và Phốtpho đóng vai trò quan trọng nhất, chúng đều tăng cao ở lớp mặt so với lớp dưới Hàm lượng Nitơ trong BTL chủ yếu tồn tại đưới - dạng NHg, cao nhất ở phía bác Đồ Sơn (0,071 - 1,85%), thấp hơn ở ven bờ châu thổ sông Hồng (0,085 - 0,102%) và thấp nhất ở vùng cửa sông Mã (0,047 - 0,076%) Muối photphat chủ yếu ở dạng FePOa và môi trường càng khử thì hàm lượng càng thấp (bắc Đồ Sơn: 0,0217 - 0,0353%, nam Đồ Sơn: 0,0474 - 0,0638%)

Các muối dinh dưỡng vô cơ tan trong nước phủ BTL chủ yếu là các dạng PO,

NO3, NH4 và SiOz Các muối này cao nhất ở ven bờ châu thổ sông Hồng và thấp nhất ở phía bác Đồ Sơn Dưới dây là hàm lượng muối dinh dưỡng (mg/m?) trong nước phủ BTL 6 cdc khu vục Khu vực Yên lập-Đồ Sơn | Châu thé song Hong) Chau thé song Ma _ Yếu tố PO4 1,2-3,7 47 - 6,6 42-5,3 NNH4 93 - 250 127 - 370 112 - 293 NNO3 64 - 309 93 - 427 SiO2 856 - 2910 1605 - 4922 1134 - 4194

Dinh dưỡng vô cơ trong nước BTL có nhiều nguồn, quan trọng nhất là từ sông đưa ra nên tăng cao về mùa mưa và hạ thấp về mùa đông Muối Nitơ còn có nguồn cung cấp quan trọng từ nước mưa rơi trực tiếp Kết quả phân tích nước mưa Hải phòng năm 1989 cho thấy trong 1 lít nước mưa có 0,51 - 0,72 mg N NO; 0,014 - 0,028 mg N NO¿

3.2 Nguồn dinh dưỡng hữu cơ

Lượng mùn bã hữu cơ đã có hàm lượng khá cao, ở phía bác Đồ Sơn thường 2,5 - 6,5%, có khi trên 10% Tuy nhiên, trong môi trường khử, mùn bã hữu cơ dư thừa tạo ra HS gây độc hại và kèm theo tích tụ lưu huỳnh sunfua

Trang 6

Thực vật ngập mặn cung cấp một lượng ; đỉnh dưỡng, thức ăn rất lớn cho sinh vat BTL và tạo ngưồn mùn bã thừa dư trong đất Các loài đước, mắm, trang, vẹt dù có giá

trị cùng cấp dinh dưỡng cao nhất Ở phía bác DO Son, ching dat mat dd 50 - 70 cây/9m”

Sinh vật nổi có sinh khối cao và là ngs thirc 4n quan trong cho sinh vat BTL Thực = nổi có mật độ đạt 10 - 10 tế bào/m” ở ven biển Quảng Ninh, 10 - 4.10 tế bào/m° ở vem bờ sông Hồng Trong một, số đàm nước lợ ở Hải phòng - Yên \ hưng, thực

vật nổi có thể đạt 12 x 10 - 35 x 3 tb/m” (ứng với sinh khối 296 - pn g/m”), động vật

nổi ‘7 2000 - 7000 con/100m? (ứng với sinh khối 12.75 g/m? ); tham chi 15.480

con/m?

Sinh khối động vật any trên BTL rất lớn Ở Đình Vũ mật độ 601 - sae con/m* (ứng NÓ 5 - 237,3 g/m 2, O Tién Phong - Bai Nha Mac oat 1230 con/m* (49,0 - 58,0 g/m Py, & Vinh Quang649 - 2193 con/m? (95,5 - 117,0 g/m +)

4 Nguồn gốc và tiến hóa BTL Chia kiểu, phân vùng

Các BTL ven bờ phía bắc phát triển ở những nơi giàu ngưồn bồi tích sông đưa ra trong điều kiện động lực sóng yếu và thủy triều có vai trò tái vận chuyển, tích tụ bồi tích Khi BTL nối cao, cả động lực dòng và sóng đều yếu nên đã tích tụ các vật liệu mịn như bột sét Động lực yên tĩnh cũng thuận lợi cho thực vật ngập mặn phát triển

Ngoài đặc điển chung, các BTL có đặc điểm riêng về ngưồn gốc và tiến hóa tùy thuộc vào các vùng cửa sông và ven bờ mà chúng có mặt Có thể chia thành 3 nhóm khác nhau

- Các BTL đang bồi tụ, nổi cao mở rộng nhanh ra : phía biển ở ven bời châu thở sông Hồng Đây là các bãi bồi cao ngập triều của châu thổ đang bị lầy hóa Chúng có

tuổi hiện đại và đang phát triển mở rộng

- Các BTL hình thành theo các phương thức lấp đầy sau các đê cát chắn bờ (ở

sông Mã, ở gần cửa Trà Lý, Ba Lạt, Đáy ) có tuổi từ sau Hôlôxen muộn trở lại đây

- Các BTL tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn trong Hôlôxen muộn hoặc Hôlôxen giữa - muộn phân bố ở ven bờ Móng Cắi - Đồ Sơn Ở dây, BTL phát triển trên R coy nền phong hóa đá gốc, các trầm tích cui san Pleixtoxen hoặc trầm tích loang lỗ “tầng vĩnh phú” tuổi cuối Pleixtoxen Hiện tại BTL ở đây đang bị xói lở liên quan đến biển lấn hiện đại

Các BTL được chia thành 3 nhóm, 12 kiểu và một số phụ kiểu [3] Việc chia

nhóm dựa vào ngưồn gốc, tiến hóa BTL và những đặc trưng về môi trường đất, nước và lớp phủ Mangrove Việc chia kiểu dựa vào vật chất nền đáy, vị trí, hình thái và cấu trúc BTL Việc chia phụ kiểu dựa vào đặc tính môi trường nước Ba nhóm cơ bản là: BTL châu thổ, BTL vùng cửa sông hình phễu và BTL ven vịnh, đảo

Về mặt phân vùng tự nhiên, các BTL ven bờ phía bắc được phân thành 3 vùng là Móng Cái - Đồ Sơn, Đồ Sơn - Lạch Trường và Lạch Trường - Sam Sơn [3]khác nhau về

tổng thể các yếu tố môi trường tự nhiên

Trang 7

VAN DE SU DUNG HOP LY BAI TRIEU LAY

Nhiều năm qua, BTL là đối tượng của nhiều hoạt động kinh tế quan trọng như

khai hoang lấn biển, nuôi trồng thủy sản raăn I+ làm muối, khai thác tự nhiên hải sản và lâm sản rừng ngập mặn Những hoạt động này còn nhiều bất hợp lý và hiệu quả thấp Những cơ sở khoa học có được cho phép xác định những quan điểm cơ bản sử dụng hợp lý BTIL như sau:

- Tài nguyên BTL không phải là vô tận Đất BTL phần lớn là tăng chậm hoặc bị_ suy giảm do xói lở hoặc khai thác quá mức

- BTL ven biển là đạng tài nguyên tổng hợp mang tính biến động, tồn tại trong

một hệ cân bằng động :

- Mọi hình thức khai thác, sử dụng BTL đều làm thay đổi môi trường tư nhiên và

sinh thái ven bờ ở mức độ khác nhau

— -Sử dụng BTL phải phù hợp với khả năng đầu tư vốn, KHKT và quản lý - Khai thác, sử dụng BTL phải phù hợp với bản chất tự nhiên của chúng

Với quan điểm trên, việc sử dụng BTL vào mục tiêu quan trọng nhất là khai hoang nông nghiệp và nuôi trồng hải sản cần phải dựa vào 10 chỉ tiêu như sau [3]

1 Loại hình thủy vực có BTL 10 Dink dutng trong nước

2 Xu hướng tiến hóa 11 Cơ sở thức ăn

3 Thủy động lực 12 Dinh dưỡng trong đất

4 Ảnh hưởng mưa lũ 13 Thực vật ngập mặn

5 Nguồn nước ngọt 14 Độ cao mặt bãi

6 Độ mặn nước phủ bãi 15 Mật độ lạch triều 7 Đặc diểm bồi tụ 16 VỊ trí quy hoạch

8 Kiểu trầm tích 17 Diện tích hữu ích

9 Nguồn sinh phèn và hàm lượng § sunfua 18 Độ sâu đáy cống

_ Việc quy hoạch sử dụng hợp lý các BTL ở các quy mô khác nhau cần phải dựa theo các đặc điểm phân vùng, phân nhóm kiểu BTL và mục tiêu sử dụng khác nhau KẾT LUẬN

BTL ven biển phía bắc là một tổng thể tự nhiên hoàn chỉnh, là một địa hệ cấp nhỏ nhất trong hệ ven bờ, gồm đầy đủ các hợp phần địa quyển, thủy quyển , khí quyển

và sinh quyển BTL có cấu trúc thẳng đứng và nằm ngang, có phát sinh, phát triển, tiến hóa và suy tàn, có vặc trưng riêng về các quá trình tương tác nội tại, dòng năng lượng, vật chất BTL là một dạng tài nguyên tổng hợp (dất, nước, sinh vật) dễ biến động Vì vậy, Việc sử dụng hợp lý tài nguyên BTL phải dựa vào bản chất tự nhiên của chúng thể

Trang 8

hiện qua các nội dung phân vùng tự nhiền và các nhóm, kiểu phản ánh nguồn gốc tiến hóa và các đặc trưng về môi trường đất, nude va sinh vật và cần căn cứ vào 18 chí tiêu đả đề xuất trong bài viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Đức Cự, 1991 Một số đặc điểm dịa hóa trầm tích rừng ngập mặn ven biển miền Bác Việt nam Trong “Tài nguyên và môi trường biển” NXB Khoa học ky thuật, Hã nội

2 Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Quang Tuấn, 1991 Vài nét về trầm tích bãi triều lầy ven biển Hải Phòng - Quảng Yên Trong “Tài nguyên môi trường biển” NXB Khoa

học kỹ thuật, Hà nội |

3 Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, 1990 ” Nghiên cứu sử

dụng hợp lý các bãi triều lầy cửa sông dải ven biển phía bắc Việt nam” De tai 48B.05.02 Lưu trữ tại Phân viện Hải dương hoc Hải Phòng

4 Leeder M.R, 1982 Các quá trình trầm tích và sản pham NB “MIR” Moscova nam 1986 (téng Nga)

5 Leonchep O.K và nnk, 1975 Địa mạo bờ biển NXB Trường đại học Tổng hợp

Mascova (tiếng Nga)

6 Trần Đức Thạnh, Định Văn Huy và Nguyễn Hữu Cử 1991 Hệ%ạch triều ở dải bờ biển Hải Phòng - Quảng Yên Trong “Tài nguyên môi trường biển” nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội

7 Phạm Đình Trọng , 1990 Động vật dáy và khả năng nguồn lợi hải sản các bái triều lầy ven bờ phía bắc Báo cáo chuyên đề của đề tài 4&B.05.02 Lưu trữ tại Phân viện

Hải dương học Hải Phòng

Ngày đăng: 14/10/2022, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w