Luận văn Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội giới thiệu những vấn đề chung về nhu cầu tin tại khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Trình bày thực trạng nhu cầu tin tại khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề xuất giải pháp thỏa mãn và kích thích nhu cầu tin tại khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trang 1setae
Nguyễn Thị Dung
Nghiên cứu nhu câu tin của người dùng tin tai Khoa Quốc tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội
Luận văn thạc sĩ: Khoa học Thông tin - Thư viện
Trang 2
BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
XE*Ekk dok ok
Nguyễn Thị Dung
Nghiên cứu nhu câu tin của người dùng tin tai Khoa Quốc tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số: 60320203
luận văn thạc sĩ: khoa học thông tin - thư viện
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Viết Nghĩa
Hà Nội, 2016
Trang 3
BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
XE*Ekk dekEok
Nguyễn Thị Dung
Nghiên cứu nhu câu tin của người dùng tin tai Khoa Quốc tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội
Phụ lục luận văn
Hà Nội, 2016
Trang 4dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Huy Chương Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép
từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trang 5
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CAC CHU VIET TAT 6
DANH MỤC CAC BANG, BIEU BO 7
MO DAU 9
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE NHU CAU TIN TAI KHOA QUOC
TE, DAI HQC QUOC GIA HA NOL 15
1.1 Lý luận chung về như cầu tin 15
1.1.1 Khái niệm người dùng tin, nhu cầu tin 15
1.1.2 Đặc điểm nhu cầu tin 16
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin 18
1.2 Khái quát về Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Khoa
Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 21
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Quốc tế, Dai học Quốc gia
Hà Nội 21
1.2.2 Khái quát „ Đại học Quốc gia Hà Nội 27
1.3 Dac điểm người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 34
1.3.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lí 35
1.3.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 36
1.3.3 Nhóm sinh viên, học viên 37
1.4 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Ha Ni 38 1.4.1 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động giảng dạy và học tập của Khoa 38 1.4.2 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cau tin trong hoạt động thông tin - thư viện 39 Tiểu kết Al
CHUONG 2: THỰC TRẠNG NHU CÀU TIN TAI KHOA QUOC TE, DAI HOC
QUOC GIA HA NOL 42
2.1 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội 42
2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu 42
2.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 46
2.1.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu 48
2.2 Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội 3
2.2.1 Thời gian dành cho khai thác thông tỉn 33
Trang 6
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin tại Khoa Quốc
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 222222222222eeerree ¬ 2.3.1 Yếu tố khách quan 63 2.3.2 Yếu tố chủ quan 67 2.4, Thực trạng mức độ đáp ứng z nhu cầu tin của người dùng tin tai Khoa Quốc
tế, Đại học Quốc gia Hà 70
2.4.1 Thực trạng mức độ đáp ứng về nội dung thông tin 70 2.4.2 Thực trạng mức độ đáp ứng về chá a 73 2.4.3 Thực trạng mức độ đáp ứng vẻ điều kiện cơ sở vật chất 71 2.4.4 Mức độ hải lòng về công tác phục vụ 79 2.5 Nhận xét 81 2.5.1 Ưu điểm -8I 2.5.2 Hạn chế 82 2.5.3 Nguyên nhân -83 Tiểu kết 84
CHUONG 3: CAC GIAI PHAP THOA MAN VA KiCH THICH NHU CAU TIN TAL KHOA QUỐC TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI _.ˆ
3.1 Các giải pháp thỏa mãn nhu cầu tin 85
3.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin 85 3.12 Tăng cường hoạt động liên kết và cha sẽ nguồn lực thông ta 88 3.1.3 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin .90 3.2 Các giải pháp kích thích nhu cầu tỉn a) 3.2.1 Đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực tại Khoa -93 3.2.2 Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học - -95 3.2.3 Tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn người dùng tin -98 3.2.4 Tăng cường tuyên truyền, quảng bá hoạt động thư viện và các sản phẩm, dich vụ thông tin 100 3.3 Các giải pháp khác - 101
33.1 Nâng cao trình độ cán bộ hư viện 101
3.32 Tăng cường đầu tr cơ sở vật chất, trang thiết bị và kĩ thuật 103
iéu kết 106
KẾT LUẬN Tre 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 7STT[ Chir vidt tit Chữ viết đây đủ 1 CBLĐQL Cán bộ lãnh đạo, quản lí
2 |CBNCGD Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
3 [CNTT Công nghệ thông tin
4 |CSDL Cơ sở dữ liệu
5 DHQGHN Dai hoc Quốc gia Hà Nội
6 | Kar Khoa Quốc tế
7 [NCKH Nghiên cứu khoa học
§ [NCT Nhu cau tin
9 | NDT Người dùng tin
10 [NGUT Nhà giáo ưru tú
II [NUTT Nguồn lực thông tin
12 | SP&DVTT Sản phâm và dịch vụ thông tin
13 | SVHV Sinh viên, học viên
14 |TTTV Thông tin ~ Thư viện
Trang 8
[Bang 1.1 [Thông kê số lượng tài liệu tại Thư viện Khoa Quốc tế 29
[Bảng 12 |Số lượng người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học +
uốc gia Hà Nội
[Bang 2.1 Nhu cau vé lĩnh vực khoa học 40
[Bang 2.2 JNhu cau về ngôn ngữ tài liệu 44
[Bang 2.3 Nhu cau vé loại hình tài liệu 46
|Bảng 244 _ Thời gian thu thập thông tin mỗi ngày của các nhóm người „
lùng tin
[Bang 2.5 Các nguồn khai thác thông tin chủ yêu dùng tin 52 [Bang 2.6 |Các sản phẩm và dịch vụ thông tin 55
[Bang 2.7 |Chính sách mượn, gia han tài liệu của Thư viện 37
[Bang 2.8 Lứa tuôi của các nhóm người dùng tin 61
[Bang 2.9 [Giới tính của các nhóm người dùng tin 63 lBảng 2.10 [Trình độ học vân của các nhóm người dùng tin 64
[Bang 2.11 Đời sống vật chất của người dùng tin 65
lBảng 2.12 |Đời sống tỉnh thân của người dùng tin 66
[Bang 2.13 [Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người øø
lùng tin
[Bang 2.14 Bảng tông hợp thông kê sách giáo trình 68 [Bang 2.15 |Lí do đến Thư viện của người dùng tin 69 [Bang 2.16 |Danh gid của người dùng tin về chất lượng các sản phẩm, „u
kà dịch vụ thông tin
|Bảng 2.17 Í kiến của người dùng tin về mức độ khó/dễ khi tim tai lig] 71 [Bang 2.18 [Đánh giá của người dùng tin về điều kiện cơ sở vật chat 73 [Bang 2.19 ÍY kiến của người dùng tin về thời gian phục vụ 75 [Bang 2.20 [Mite dé hai long vé thai d6 phuc vu cua ngudi ding tin 76 [Bang 2.21 [Mức độ ảnh hưởng của cán bộ Thư viện tới nhu câu tin] „
ủa người dùng tin
Trang 9Biéu d6 1.1 Cơ cầu các nhóm người dùng tin tại khoa Quéc té, Dail
lọc Quốc gia Hà Nội 2
Biểu đồ 2.1 {Nhu câu về lĩnh vực khoa học 4I
Biếu đồ 22 _ Nhu câu về ngôn ngữ tài liệu 4
Biểu đỗ 23 [Thời gian thu thập thông tin mỗi ngày của các nhóm NDT| 50
Biêu đồ 24 |Các nguồn khai thác thông tin chủ yêu 53
Trang 10Hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu và
giáo dục đại học Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Bồi cảnh trên tạo nên
những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, đó là đổi mới cách dạy và học theo hướng,
“lấy người học làm trung tâm” Phương pháp giảng dạy mới này đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên tính tích cực, chủ động trong học tập và nghiên cứu Giảng viên phải luôn trau đồi khả năng chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới Sinh viên phải chủ động hơn trong việc tiếp thu
kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu trong hoạt động học tập Với
xu thế đó, tắt yêu đòi hỏi mọi đối tượng học tập, nghiên cứu và giảng dạy phải tìm
cho mình những nguồn thông tin mới, phù hợp dé đạt được mục tiêu mà họ đẻ ra
Việc nghiên cứu nhu cầu tin và quản lí, tổ chức, cung cấp thông tin kịp
thời, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thư viện các trường đại học, có tính chất quyết định chất lượng đào tạo đội ngũ trí thức có trình độ cao để phục vụ cho công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của đất nước Trong bối cảnh đổi mới đó, nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng phong phú và đa dạng hơn Vì vậy, việc phát triển nhu cầu tin, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tỉn trở thành
nhiệm vụ trọng tâm của thư viện các trường đại học nước ta hiện nay
Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ
sở đảo tạo công lập đi đầu thực hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế
Trang 11cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội, mặt khác đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ
Là ột bộ phận quan trọng cấu thành của Khoa Quốc tế, thư viện là trung tâm phục vụ công tác dao tao, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng đạy và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong Khoa Tuy nhiên với bồi
cảnh mới, xu thế mới thì công tác này cần được tăng cường và chú trọng hơn nữa dé đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin - tri thức góp phần đảm bảo và nâng
cao chất lượng đào tạo của Khoa Và như vậy, Thư viện không chỉ là nơi lưu trữ
thông tin mà đang dân trở thành “giảng đường thứ hai” thực hiện tốt sứ mệnh
của mình là đảm bảo thông tin cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học với
đa bậc, đa lĩnh vực, chất lượng cao và sự phát triển bền vững của Khoa
Việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nhu câu tin của người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn làm rõ nhu cầu tin và thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu tin đối
với người dùng tại Thư viện Khoa Từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho người dùng tin, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Khoa Quốc tế nói riêng và của đất nước nói chung trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu tin là một trong những vấn đề quan trọng của cơ quan TT-TV Việc nghiên cứu này giúp các thư viện nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin và góp phần nâng cao chat
lượng giáo dục đào tạo
* Về nội dung nhu cầu tin có thể kể một số công trình tiêu biểu như sau:
Trang 12Ngọc Dung (2005), “Nghiên cứu như cầu tin và hoạt động thông tin của Ban
Thông tin Từ liệu và Thư viện tại Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và
công nghệ” Nguyễn Bích Hạnh (2011), “Nghiên cứu như câu tin tại Trung tâm
Thông tin — Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội" Hoàng Thi Nghia (2014),
“Nhu câu tin của người dùng tin tại Trung tâm Học liệu — Đại học Thái
Nguyên ” Dương Thị Vân (2003), “Nghiên cứu nhu câu tin tại Trường Đại học
Cân Thơ” Nguyễn Thị Nga (2009), “Nghiên cứu nhu cẩu tin tại Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á”
* Bài giảng, bài báo, bài trích đăng trên các tạp chí chuyên ngành nghiên
cứu về nhu cầu tin cụ thể như sau:
Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Bài giảng người dùng tin ” (dành cho học viên cao học ngành Thư viện), Đại học Văn hóa Hà Nội Trần Thị Minh Nguyệt
(2013), “Phát triển nhu cầu thông tin trong các thư viện công cộng”, Tap chí Nghiên cứu Văn hoá (2) Trương Đại Lượng (2007) “Một số kỹ năng và yêu cầu
trao đổi cá biệt với người dùng tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (3), tr 24-27
Nguyễn Đức Tiến (2003), “Nhu cầu tin và các phương pháp điều tra nhu cầu tin”, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hà Nội Đỗ Chí Nghĩa (2009), “Đáp ứng nhu cầu thông tin công chúng dé định hướng dư luận xã
hội có hiệu quả”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thống
Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận của việc nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động thông tin - thư
viện Hi
hết các công trình đều tập trung làm rõ bản chất, nội dung, đặc điểm nhu cầu tin cũng như thói quen, tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin tại một đơn vị cụ thể Từ đó đưa ra những giải pháp đề kích thích nhu cầu tin và
nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin Song mỗi trung tâm lại có những đặc điểm khác nhau, cơ chế chính sách cũng như định hướng phát
triển khác nhau, do vậy đề tài “Nghiên cứu như câu tin của người dùng tin tại
Trang 13tài trước và có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động thông tin - thư viện của thư viện Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối trợng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là nhu cầu tin của người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tai Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng
nhu cầu tin của người dùng tin, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu của tin của người dùng tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ phải giải quyết các
nhiệm vụ sau:
~ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về người dùng tin, nhu cầu tin; các yếu tố ảnh
hưởng và vai trò của nhu cầu tin đối với hoạt động thông tin - thư viện tại Khoa
Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
~ Nghiên cứu đặc điểm người dùng tỉn và nhu cầu tin của họ
Trang 145 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở phương pháp luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, dựa vào các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào
tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đảo tạo đại học trong thời kỳ mới Đề tài
cũng bám sát kế hoạch, định hướng, chỉ đạo của Khoa Quốc tế, của Đại học Quốc gia Hà Nội
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: tác giả tiến hành tập hợp các tài liệu khoa học, tham khảo một số công trình liên quan đến đề tài để phân tích, tổng hợp, người dùng tin đối với hoạt động thông tin - thư viện tại Khoa Quốc tế, Đại học
hồng hóa những nghiên cứu làm cơ sở lý luận về nhu cầu tin của
Quốc gia Hà Nội
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp (email, điện
thoại) các đối tượng người dùng tin tại Khoa
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thiết kế các bảng hỏi theo nội dung của đề tài như bảng hỏi về nhu cầu tin, tập quán, thói quen sử dụng thông tin
- Phương pháp thống kê số liệu: xử lý chính xác số liệu thu được từ
phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi làm cơ sở đẻ phân tích, bình luận và đề ra
những giải pháp khả thi phù hợp với thực tiễn
- Phuong pháp quan sát: quan sát trực tiếp về việc sử dụng thông tin của
NDT tại Thư viện Khoa
~ Phương pháp so sánh: so sánh nhu cầu tin của các đối tượng người dùng
tin, trên cơ sở đưa ra những giải pháp và định hướng hợp lý
Trang 156 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ýnghĩa khoa học
Góp phần làm rõ và hệ thống hóa lý luận chung về người dùng tin, nhu cầu tin trong hoạt động thông tin - thư viện
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu, các đề xuất giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng của người dùng tin tại Khoa
Quốc tế, góp phần định hướng và nâng cao chất lượng đảo tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nhu cầu tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 16Chương I
NHUNG VAN ĐÈ CHUNG VE NHU CAU TIN
TAI KHOA QUOC TE, DAI HQC QUOC GIA HA NOI
1.1 Lý luận chung về nhu cầu tin
1.L1 Khái niệm người dùng tìn, như cầu tin Khái niệm người dùng tin
Người dùng tin (NDT) là con người cụ thể trong xã hội có nhu cầu sử dụng
thông tin để phục vụ cho các hoạt động khác nhau của mình
NDT là một trong bồn yếu tố cầu thành cơ quan thông tin - thư viện (TT - TV) NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin, là đối tượng phục vụ của
các thư viện và cơ quan thông tin hay nói cách khác NDT là một trong những đối tượng chính của hoạt động TT - TV NDT vừa là người sử dụng dịch vụ thông tin
đồng thời họ cũng chính là người sản sinh ra những thông tin mới
NDT giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống TT - TV NDT như là
yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin Vai trò đó thể hiện trên các
mặt sau:
~NDT là cơ sở để các thư viện, cơ quan thông tin định hướng các hoạt động của mình;
~NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyển thông tin Họ biết các nguồn thông tin, tim đọc thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá nguồn tin đó Ý kiến phản hồi của NDT giúp các thư viện và cơ quan thông tin hoàn thiện nguồn tin và phương thức phục vụ của mình và khi các yếu tố này
được cải thiện thì NDT lại được phục vụ tốt hơn
Khái niệm như câu tin
Trang 17trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và sự phát triển
của con người
Nhu câu tin (NCT) là một dạng của nhu cầu tỉnh thần, nhu cầu bậc cao của con người Theo quan điểm của tâm lí học Mácxít, có thể coi NCT là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân; nhóm; xã hội) đối với việc tiếp cận và sử
dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người Khi đòi hỏi về thông
tin của con người trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện
NCT nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người Thông tin về đối tượng hoạt động, về môi trường và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của con người Bắt kì hoạt
động nào muốn đạt kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ Hoạt động
càng phức tạp nhu cầu được cung cấp thông tin (về đối tượng hoạt động, về môi
trường hoạt động ) càng cao
Như vậy ở mức độ nào có thê coi NCT là loại nhu cầu thứ phát của con người Với mỗi cá nhân, càng tham gia nhiều loại hoạt động khác nhau, NCT càng
cao và đa dạng hơn Ở cấp độ xã hội, các lĩnh vực hoạt động xã hội càng đa dạng, phức tạp, NCT càng lớn, đòi hỏi được đáp ứng ở mức độ cao hơn Đồng thời,
NCT phát triển cao lại tác động trở lại tới sự phát triển các hoạt động sản xuất, góp
phẩn phát triển xã hội NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin, vì vậy có thé coi là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin [19, tr.16]
1.L2 Đặc điễm nhu cầu tin
NCT với tư cách là một loại nhu cầu tỉnh thần của con người, vừa có
những đặc điểm của nhu cầu nói chung vừa có những nét riêng đó là những đặc điểm như: tính xã hội của NCT, tính bền vững của NCT, tính cơ động của NCT
Tính xã hội của nhu cầu tin
NCT xuất hiện và phát triển dưới ảnh hưởng của các nhân tố xã hội như
Trang 18thiết với điều kiện văn hóa xã hội, chịu sự chỉ phối trực tiếp của các yếu tố văn
hóa Đời sống văn hóa quy định mức độ phong phú của hệ thống nhu cầu tỉnh thần của con người trong đó có nhu cầu tin Nội dung NCT do trình độ văn hóa
chung quyết định Xét đến cùng, sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, trong đó có đời sống tinh thần Trình độ sản xuất vật chất, đời sống kinh tế của xã hội chỉ phối phương thức thoả mãn nhu cầu tin, qua đó ảnh hưởng tới sự phát triển nội dung NCT
Cac quan hệ xã hội thường xuyên tác động tới đời sống tinh thần của mỗi nhóm người, mỗi nhóm người cũng như cộng đồng xã hội Hệ thống nhu cầu của con người cũng chịu sự tác động chỉ phối của các quan hệ xã hội, trong đó có tác
động đặc biệt của các quan hệ chính trị Những quan hệ này do đó có ảnh hưởng
lớn tới xu hướng hình thành và phát triển NCT Tính bên vững của nhu câu tin
NCT được hình thành sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định và trong khoảng thời gian nhất định Điều đó có nghĩa là độ bền vững của NCT phụ thuộc vào điều kiện bên trong và các yếu tố bên ngoài tác động vào nó trong đó có yếu tố mức độ thoả mãn NCT Ví dụ như tại thời điểm này một người có NCT liên quan đến “môi trường” thì họ sẽ có yêu cầu tin về vấn đề này, nhưng sau khi đã kết thúc đề tài hay chương trình về “môi trường” thì NCT đó không còn xuất
hiện và không còn quan trọng đối với họ nữa
Là một loại nhu cầu tỉnh thần của con người, NCT cũng tồn tại và phát
triển theo chu kì nhất định, nhưng độ dài của chu kì nhu cầu tin không được bền
Trang 19Tính cơ động của nhu câu tin
Sự thay đổi linh hoạt của NCT đồng thời cũng là một biểu hiện tính cơ
động đặc biệt của nó Được thoả mãn đầy đủ NCT sẽ phát triển, sâu rộng hơn về
nội dung và đòi hỏi phương thức thoả mãn cao hơn Nếu không được thoả mãn trong thời gian dài, thường xuyên và liên tục cường độ NCT giảm dần, NCT sẽ thoái hóa dần và có thể bị triệt tiêu Cũng như các nhu cầu tỉnh thần khác của
con người, NCT có tính cơ động cao hơn, dễ biến đổi hơn so với nhu cầu vật chất [19, tr.17]
1.L3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tim
NDT là một thực thể xã hội, bị chỉ phối bởi các điều kiện xã hội nhất định
Các yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng rất lớn đến NCT của NDT Yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tác động đến NCT của NDT, bao gồm
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đặc thù hoạt động nghề nghiệp, lứa tuổi,
giới tính Yếu tố chủ quan là trình độ văn hóa, trình độ học vấn và nhân cách Yếu tố môi trường
NCT nằm trong hệ thống nhu cầu chung rất đa dạng và phong phú của
mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung, do đó nó chịu ảnh hưởng khá sâu
sắc của các điều kiện môi trường sống của con người, bao gồm môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người Tâm lí học Mác xít khăng định yếu tố địa lí, tự nhiên không phải là quyết
định trong việc hình thành và phát triển tâm lí nhưng có để lại những dấu ấn nhất
định Những vùng đất khác nhau thường để lại những dấu ấn khác nhau trong tính cách và xu hướng hoạt động của con người sinh sống tại đó
Trang 20bằng nhiều phương tiện khác nhau để có thể bảo quản và lưu truyền lại cho các thế hệ sau NCT được thoả mãn sẽ bền vững và sâu sắc hơn Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin càng cao, con người càng đòi hỏi được thoả mãn NCT không chỉ về tài liệu mà còn từ các thông tin về dữ kiện và số liệu tổng
hợp Các nguồn thông tin được khai thác tốt sẽ là các nhân tố quyết định cho sự
phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế
Những lĩnh vực quan tâm của NDT rất khác nhau, thêm vào đó là sự cạnh tranh và những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường khiến NDT cần năng động
hơn, NCT của họ phong phú hơn, sâu sắc hơn, và đòi hỏi phải thoả mãn kịp thời hơn NCT cũng có những đặc điểm thời đại tính định hướng vĩ mô được xác định trên cơ sở định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước, có tính chính trị xã hội
cao, có tính tông hợp đa ngành và liên ngành, xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi chất lượng đáp ứng NCT ở trình độ quốc tế, xu hướng quốc tế hóa nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội làm cho không gian dýờng nhý thu hẹp lại, thời
gian tìm kiếm dường như rút ngắn đi, các nước dường như xích gần về địa lí, tính tuỳ thuộc và chế ước lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng thêm, điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng nhiều Trong thời
cơ đó, những NDT không chỉ có NCT về chuyên ngành của mình mà còn vươn tay ra các lĩnh vực khác như khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, và những
ngành khác liên quan Cho nên, thông tin đã là chìa khóa cho mọi hoạt động
sáng tạo của con người, sự thành công của một con người, của cá nhân nào đó
trong xã hội phụ thuộc vào khả năng với tới, khai thác, sử dụng thông tin của họ
Đồng thị
phẩm và dịch vụ thông tin (SP&DV TT) có giá trị cao, góp phần thoả mãn NCT u kiện kinh tế xã hội càng phát triển thì càng tạo ra nhiều sản
đa dạng và phong phú trong xã hội Hoạt động thông tin ngày càng trở thành một
nhân tố quan trọng không thẻ thiếu được trong quá trình phát triển của mỗi quốc
Trang 21Yếu tố nghề nghiệp
Đặc thù của hoạt động nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến NCT Nghề nghiệp chỉ phối căn bản mọi hoạt động của con người Trong hoạt
động nghề nghiệp, người nghiên cứu phải theo sát những đặc thù của ngành mình đề nghiên cứu Hoạt động lao động nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo trong một giai đoạn rất dài của cuộc đời, từ khi con người trưởng thành Vì vậy tính
chất hoạt động lao động nghề nghiệp ảnh hưởng lớn tới xu hướng của con người, tới hệ thống nhu cầu, trong đó có NCT Nghề nghiệp khác nhau đẻ lại những dấu ấn khác nhau trong nội dung NCT và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp thường chỉ phối NCT của NDT
Đặc điểm tâm lí lứa tuổi, giới tính
Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm lí
riêng do hoạt động chủ đạo chỉ phối Tâm lí học phân chia cuộc đời con người
thành bốn giai đoạn lứa tuổi tương ứng với những hoạt động chủ đạo có tính chất
khác nhau: giai đoạn trước tuổi học; giai đoạn học tập; giai đoạn tham gia lao
động sản xuất; giai đoạn nghỉ lao động Các đặc điểm tâm lí lứa tuổi có ảnh
hưởng khá rõ rệt tới nội dung và phương thức thoả mãn NCT Ví dụ, trẻ em thích đọc truyện tranh; thanh niên thích đọc tiểu thuyết tình cảm; người già thích đọc sách y học và bảo vệ sức khoẻ
Do đặc điểm sinh lí khác nhau, các giới khác nhau có những đặc điểm tâm
lí khác nhau Nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin, thích tìm tòi cái mới, theo tư duy logic Các đặc điểm giới tính cũng được biểu thị trong sắc thái nội dung
và cách thức thoả mãn NCT của mỗi người Trình độ học vấn
Trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tỉnh thần của con người Vì vậy, là một nhu cầu tỉnh thần, NCT cũng bị chỉ phối bởi trình độ văn
Trang 22NDT có trình độ học van cao thường sử dụng các phương thức tìm kiếm
thông tin hiện đại, sử dụng những nguồn khai thác thông tin có chất lượng cao
Cộng thêm với khả năng sử dụng tốt nhiều ngoại ngữ đã giúp họ có thê khai thác
từ các tài liệu nước ngoài hoặc sử dụng mạng điện tử để truy cập thông tin
NDT có trình độ học vấn chưa cao thường hướng tới các biến có của đời
sống xã hội, họ chủ yếu tìm kiếm thông tin phổ cập trong xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng
Yếu tô nhân cách
Bên cạnh trình độ học vấn, nhân cách cũng là một trong những yếu tố có tác động đến NCT của con người Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm
chất tâm lí của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của ho
Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng, một thuộc tính quan trọng
của nhân cách con người Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng phong phú, NCT vì thế sẽ ngày
cảng cao, càng nhạy cảm [19, tr.21]
1.2 Khái quát về Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Quốc tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội
Ngày 24/7/2002, Khoa Quốc tế Việt ~ Nga được thành lập theo Quyết
định số 528/TCCB của Giám đóc Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 24/12/2003, theo Quyết định số 972/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Quốc tế Việt - Nga đổi tên thành Khoa Quốc tế
Khoa Quốc tế (KQT) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN ), tên giao dịch bằng tiếng Anh: VNU ~ International School; viết tit: VNU — IS la
một trong những cơ sở đào tạo công lập đi đầu trong việc thực hiện các chương
Trang 23lĩnh vực theo chuẩn quốc tế bằng ngoại ngữ dựa trên nên tảng khoa học cơ bản và
công nghệ, góp phân chuyển giao công nghệ tiên tiến, cung cấp dịch vụ khoa học
và nguôn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước” [31]
Khoa đang từng bước hướng tới tầm nhìn phát triển thành trường Đại học Quốc tế
Từ một đơn vị chỉ thực hiện một chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Nga, Khoa đã xây dựng và triển khai thành công các chương trình đào tạo liên kết bậc
đại học và sau đại học bằng các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc
* Những thành tích đã đạt được
Hơn 14 năm xây dựng và phát triển, với nhiệm vụ triển khai các chương
trình đào tạo đại học và sau đại học đạt chất lượng quốc tế, đồng thời tiến hành
hợp tác quốc tế trong NCKH và chuyển giao công nghệ đào tạo, KQT đã đạt
được nhiều kết quả nồi bật
Về hoạt động khoa học — công nghệ: với đội ngũ giảng viên và cán bộ
nghiên cứu cơ hữu chất lượng cao gồm 6 phó giáo sư; 13 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học; trên 50 thạc sĩ phần lớn được đào tạo tại các trường đại học tiên tiến ngồi nước, số lượng cơng trình và sản phẩm khoa học công nghệ của KQT: được công bố tăng nhanh trong những năm gần đây Từ năm 2012 tới 2015, các cán bộ của Khoa đã có: 04 sản phẩm khoa học công nghệ, 50 đề tài khoa học công nghệ bao gồm sách chuyên khảo, bài báo khoa học và các sản phẩm
khác Riêng trong năm học 2012 - 2013, các giảng viên trong Khoa thực hiện 5 đề tài khoa học công nghệ: Thiết kế kĩ thuật hệ thống bài giảng điện tử và triển khai giảng dạy trực tuyến cho một số môn học tại KQT; Nghiên cứu một
số mô hình quản trị tri thức trong tổ chức trên thế giới và khả năng áp dụng tại KQT; Ứng dụng mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) trong hoạt
động đào tạo và nghiên cứu của KQT ; công bố 06 bài báo khoa học trên các
Trang 24nguyên số Dspace; Triển khai hệ thống dạy và học trực tuyến trên nền
Moodle; Dy án công thông tin thư viện
Về đào tạo: KQT tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo đa dạng, bao gồm đào tạo dự bị đại học về ngoại ngữ hướng tới các chuẩn ngoại ngữ quốc tế,
đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực kinh tế, quản lí, tài chính, kinh doanh và công nghệ ứng dụng (02 chương trình đảo tạo đại học do ĐHQGHN
cấp bằng, 04 chương trình đảo tạo đại học và 05 chương trình đào tạo sau đại học do trường đại học đối tác cấp bằng học toàn phân tại Việt Nam) Tắt cả các
chương trình đảo tạo của Khoa đều được thực hiện bằng ngoại ngữ, trong đó có
trên 90% các chương trình dao tạo được thực hiện bằng tiếng Anh
Các chương trình đào tạo của KQT được thiết kế đáp ứng các chuẩn đầu ra theo chuẩn quốc tế, có tính mở, tính liên thông cao với các đơn vị trong DHQGHN (đặc biệt là phần kiến thức chung, cơ bản) và với các trường đại học đối tác Ngoài ra, các chương trình đào tạo cũng được thiết kế phù hợp với việc triển khai phương pháp dạy - học tiên tiền và phương thức dao tao tin chi, trong đó khả năng tự học, tự nghiên cứu, chuẩn bị cho các thảo luận chuyên đề và các
đồ án thực tập nhóm được quan tâm Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm giáo dục lí
đại học quốc tế, Khoa đã và đang áp dụng các công nghệ đào tạo tiên tiế
thuyết và phương pháp giảng dạy hiện đại Thống kê cựu sinh viên cho thấy: sản
phẩm của quá trình đào tạo là nguồn nhân lực có đủ năng lực, kiến thức và kĩ
năng cần thiết, có khả năng hội nhập quốc tế, đáp ứng các yêu cầu cao của thị
trường lao động trong và ngoài nước
Về cơ sở vật chất: KQT đã xây dựng và phát triển được hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho các hoạt động nghiên cứu và đảo tạo, gồm hai nhóm: cơ
sở vật chất do Khoa trực tiếp quản lí, khai thác và cơ sở vật chất được sử dụng chung của ĐHQGHN Riêng tổng diệ
quản lí và khai thác là 8418 m2, bao gồm: 01 phòng thí nghiệm nha khoa, phòng
Trang 25
Nha G7-G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội (1118 m2); các giảng đường và
phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành máy tính, 01 thư viện và khu làm việc tại Cơ sở 2, 99 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội (5500 m2); Nhà Hợp tác
Quốc tế tại khu Ký túc xá của ĐHQGHN tại Mễ Trì, Hà Nội (diện tích 1800 m2) Cùng với 25 phòng làm việc, phòng chuyên đề bộ môn và thư viện, tắt cả
63 giảng đường, phòng hội thảo, phòng học ngoại ngữ và phòng thực hành của
KQT đều được kết nói với hệ thống mạng LAN (mạng nội bộ) va WAN (mang diện rộng), được trang bị màn hình, máy tính, máy chiếu và hệ thống âm thanh,
điều hòa nhiệt độ
* Sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ Sứ mệnh
Đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo chuẩn quốc tế bằng ngoại ngữ dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ, góp phần chuyền giao công
nghệ tiên tiến, cung cấp dịch vụ khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đắt nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Chức năng
~ Tổ chức đào tạo trình độ đại học, sau dai học và tham gia tổ chức triển khai
các chương trình liên kết đào tạo với nước;
- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong các lĩnh vực có liên quan;
~ Thực hiện các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ KH&CN; tổ
chức tư vấn và cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ
Đào tạo, bôi dưỡng
Trang 26và tài chính, quản lí, khoa học ứng dụng và công nghệ, kiến trúc và mĩ thuật
và các lĩnh vực đặc thù khác có tính thí điểm được Giám đốc Đại học Quốc
gia Hà Nội gia
~ Tổ chức các chương trình đào tạo tiếng nước ngoài kết hợp ôn tập và bồ túc kiến thức cho người học tại Khoa hoặc ở cơ sở đào tạo của đối tác nước ngoài;
- Thực hiện các chương trình bồi dưỡng, đào tạo theo nhu cầu xã hội,
nâng cao trình độ quản lí, trình độ KH&CN trong lĩnh vực liên quan và cấp
chứng chỉ cho người học hoàn thành các chương trình bồi dưỡng này
Nghiên cứu khoa học và công nghệ
~ Tổ chức các hoạt động KH&CN nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, góp phân giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, thúc đẩy sự tiến bộ của
KH&CN; đặc biệt lưu ý hợp tác NCKH, chuyển giao công nghệ giữa Khoa và
các trường đại học đối tác trên thế giới;
~ Hợp tác quốc tế trong NCKH và chuyền giao công nghệ
Từ vấn và dịch vụ
~ Tổ chức tư vấn về hoạt động đảo tạo, nghiên cứu khoa học, dich vu sinh viên, dịch vụ cộng đồng và các lĩnh vực hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp địch vụ trong các lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng để phát triển Khoa thành trường đại học thành viên của ĐHQGHN;
- Liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện với các đơn vị thành viên, đơn vị
trực thuộc ĐHQGHN trong triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH, chuyên
giao công nghệ và các hoạt động phục vụ, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch
vụ; sử dụng và chia sẻ các nguồn lực, cơ sở vật chất theo quy định của
Trang 27* Cơ cầu tổ chức, đội ngũ cán bộ Cơ cấu tổ chức
Ngay từ năm đầu mới thành lập, Khoa đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy Đến nay cơ cấu tổ chức của Khoa gồm Ban Chủ nhiệm Khoa, Hội đồng
Khoa học và Đào tạo, 04 đơn vị quản lí (Phòng Đảo tạo và Công tác Học sinh hòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Phát triển), 03 bộ môn (Bộ môn Khoa học Xã Sinh viêt
hội, Kinh tế và Quản lí; Bộ môn Khoa học Tự nhiên và Công nghị
tạo Dự bị), 02 trung tâm (Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí; Trung tâm Tư vấn, nghiên cứu các vấn đề toàn cầu hóa và hướng nghiệp), và 05 đơn vị phục vụ (Ban Ứng dụng Công nghệ Thông tin; Ban Thanh tra - Pháp chế; Phòng
Máy tính; Thư viện; Phòng đọc Thế giới Nga) Các phòng, ban, bộ môn, trung tâm đều có quy chế hoạt động cụ thể và nhanh chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động Cùng với quá trình đó, bộ máy quản lí của Khoa ngày càng hoàn chỉnh hơn và hoạt động nền nép, hiệu quả hơn
Đội ngũ cán bộ
KQT hiện nay có 111 cán bộ giảng viên cơ hữu, trong đó có 6 phó giáo
sư; ] tiến sĩ khoa học; 12 tiến sĩ; 56 thạc sĩ; 05 nghiên cứu sinh và 10 người đang
theo học thạc sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
Ngoài đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu, KQT có đội ngũ gồm 197 giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học trong và ngoài nước (số giảng viên Việt Nam trong DHQGHN Ia 58, ngoài ĐHQGHN là 77 và giảng viên nước ngo;
62), trong số đó có 20 giáo sư, 12 phó giá
giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, học viên của Khoa theo thỏa thuận và hợp đồng làm việc Giảng viên Việt Nam đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và ngoại
Trang 281.2.2 Khái quát về Thư viện Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Khoa, Thư KQT đã có những bước chuyển mình đáng kể
nhằm từng bước phục vụ tốt hơn NCT của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn Khoa Từ năm 2012 trở về trước, Thư viện chủ yếu hoạt động theo hình thức kho
đóng truyền thống, chưa được ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lí và vận hành Nhiệm vụ chính Thư viện được giao là quản lí kho sách, phục vụ bạn đọc và chuẩn bị đủ, kịp thời sách giáo trình phát cho giảng viên và sinh viên mỗi đầu kì Giai đoạn năm 2012 - 2013 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong nhiều mặt của hoạt động thư viện Thư viện hợp tác với Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (TT TT - TV, BHQGHN) hoàn thành dự án
xử lí biên mục toàn bộ kho tài liệu theo chuẩn biên mục quốc tế và đưa vào quản lí bằng phần mềm Libol Tiếp nói dự án, Thư viện đã được Ban Chủ nhiệm Khoa
quan tâm đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại Đây chính là điều kiện tiên quyết cho kế hoạch chuyển đổi thư viện từ mô hình thủ công truyền thống sang mô hình thư viện truy cập mở hiện đại như ngày nay
Thư viện KQT xác định sứ mệnh “Góp phẩn nâng cao năng lực học tập, giảng dạy và nghiên cứu thông qua việc hỗ trợ bạn đọc khai thác hiệu quả nguén tài nguyên thông tin và dịch vụ đào tạo kiến thức thong tin” [30] Với định hướng phát triển thành mô hình thư viện đại học hiện đại, vận hành theo hình thức kho mở, Thư viện KỌT không chỉ là nơi tập trung nguồn tài nguyên thông tin, mà còn tạo môi trường thuận lợi giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu, học nhóm, trao đổi các vấn đề học thuật
* Chức năng và nhiệm vụ Chức năng
Thư viện KQT, ĐHQGHN có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, đảo tạo và quản lí của Khoa thông qua việc khai thác sử
Trang 29Nhiệm vụ
- Tham mưu, lập kế hoạch về các công tác thông tỉn tư liệu, nâng cấp, bổ sung các phương tiện, tài liệu trên cơ sở kế hoạch đào tạo và NCKH của Khoa;
~ Thu nhận các tài liệu nộp lưu chiều từ các nguồn của Khoa như: Tạp chí Khoa học, các kỉ yếu hội nghị, hội thảo, các đề tài NCKH, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp
~ Thu thập và xử lí tài liệu nhanh chóng, chính xác nhằm cung cấp thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra tìm tin của NDT;
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tốt mọi nguồn tài liệu của Khoa bao gồm các loại án phẩm và các vật mang tin khác;
~ Xây dựng hệ thông tra cứu, tìm tin hiện đại, hiệu quả, làm tốt công tác
phục vụ và phổ biến thông tin;
- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học thư viện, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào xử lí tài liệu, thông tin phục vụ nhu cầu thông tin ngày cảng cao của NDT; ~ Tổ chức các lớp trang bị kĩ năng khai thác thông tin cho các đối tượng NDT tại Khoa; - Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nhằm quản lí tốt nhất nguồn tài
nguyên của thư v
~ Duy trì và phát triển các môi quan hệ với các trường đại học, tổ chức, cá nhân nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ nguồn lực thông tin (NLTT)
* Cơ cầu tổ chức
Hoạt động thư viện về cơ bản được tổ chức lại theo 06 khâu nghiệp vụ:
Phục vụ bạn đọc; Đào tạo kĩ năng thông tin; Marketing thư viện; Bổ sung tài
Trang 30công trách nhiệm chuyên trách, phù hợp với năng lực và thế mạnh của từng cán
bộ, đồng thời đánh giá khối lượng và chất lượng công việc của từng cán bộ Thư
viện từng bước xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định sử dụng và quy trình công việc cho 06 khâu nghiệp vụ sao cho phù hợp với mô hình thư viện mở hiện đại
~ Mang nghiệp vụ: có nhiệm vụ lập kế hoạch và báo cáo công tác bổ sung,
biên mục, thanh lí tài liệu; xây dựng các thư mục chuyên đẻ, thư mục sách mới;
kiểm tra, hiệu đính các CSDL của Thư viện ~ Mảng dịch vụ: có nhiệm vụ phụ trách kho tải liệu; phục vụ bạn đọc; xử lí lỗi vi phạm nội quy của sinh viên; tiếp nhận thông tin phản hồi của bạn đọc
nhận các yêu cầu về in, sao tài liệu phục vụ công tác đào tạo
- Mảng marketing, tập huấn: có nhiệm vụ phụ trách các chương trình
marketing tài nguyên và dịch vụ thư viện; phụ trách triển khai các chương trình giới thiệu sách mới, triển lãm, hội sách, toa dam chuyên đề, hội nghị bạn đọc, câu lạc bộ bạn đọc; thiết kế, xây dựng bài giảng tập huấn sử dụng thư viện, kĩ
nang thong tin, ki nang nghiên cứu, kĩ năng trích dẫn tài liệu sử dụng phần mềm
EndNote
* Đội ngũ cán bộ
Từ cuối năm 2011, Khoa tuyển thêm 01 cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ để quản lí và thêm 02 cán bộ luân chuyển từ các bộ phận khác sang làm việc
Như vậy hiện tại Thư viện có 05 cán bộ, mỗi cán bộ phụ trách 1 mảng khác nhau
như: 01 cán bộ phụ trách marketing; 01 phụ trách bổ sung, biên mục; 01 phụ
trách mượn trả tài liệu; 01 phụ trách chuẩn bị
liệu, giáo trình cho giảng viên và sinh viên Trong đó 01 cán bộ quản lí trình độ thạc sĩ được đảo tạo ở nước ngoài, 01 cán bộ đang học chương trình cao học, 02 cán bộ trình độ đại học, 01
cán bộ trình độ trung cấp Tất cả cán bộ tuổi đời rất trẻ, tâm huyết, yêu nghề, có
Trang 31của thư viện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hoá thư viện Đây là một thuận lợi song cũng là một thách thức trong việc tổ chức các hoạt động vì đội
ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn Để nâng cao
hiệu quả hoạt động, Thư viện cần khắc phục được hạn chế này và phát huy được
thế mạnh của mình
'Thư viện cũng chú trọng việc tạo môi trường học hỏi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau Thư viện đề cao văn hóa làm việc nhóm dựa trên 05 nguyên tắc chung:
trách nhiệm, trung thực, cơng bằng, tơn trọng, đồn kết * Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Năm 2012, Thư viện được cải tạo và thiết kế lại hợp lí, hiện đại với diện
tích hơn 300 m2 chia làm 2 tầng: tầng 1 là kho sách được tổ chức theo hình thức
kho mở; tằng 2 là phòng tự học, phòng học nhóm và khu làm việc của cán bộ Thư viện được trang bị toàn bộ các trang thiết bị mới, hiện đại như: công từ, máy in mã vạch, máy đọc và khử từ, tay quét mã vạch, giá sách, đảm bảo cho việc chuyển đổi phương thức hoạt động từ thư viện kho đóng truyền thống sang thư
viện hiện đại với kho mở tiện dụng
Nhờ cải thiện không gian đẹp, thân thiện và được trang bị hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống wifi, điều hòa, Thư viện KQT không chỉ còn là nơi lưu trừ tài liệu, mà được xem như “lớp học mở rộng” thu hút sinh viên đến tự học,
tự nghiên cứu và trao đổi các vấn đề học thuật sau mỗi giờ lên lớp Thư viện
KQT hướng đến mục tiêu trở thành một trong những mô hình thư viện đại học
chuẩn với cách thức vận hành hiện đại tại Việt Nam
Trang 32trực tuyến của Khoa và các trường đối tác, mà còn cung cấp các công cụ tra tìm tài liệu tiện lợi, giới thiệu quảng bá các dịch vụ thư viện đến gần hơn với NDT
* Nguôn lực thông tin
Trong hoạt động thông tin - thư viện, NLTT là yếu tố quan trọng, quyết định sự tổn tại và phát triển của hoạt động thông tin khoa học, là cơ sở để phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin (SP&DV TT) nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT Với chức năng cung cấp tài liệu phục vụ hoạt động giảng
dạy, học tập, nghiên cứu, đào tạo của Khoa, vì vậy NLTT của Thư viện không chỉ tập trung vào một chuyên ngành mà phát triển hài hòa cả lượng tài liệu thuộc
các lĩnh vực văn hóa, xã hội, lịch sử, văn học, kĩ năng sống
Trong những năm qua, song song với việc mua mới bồ sung tài liệu, thu nhận tài liệu nội sinh, Khoa còn nhận được nguồn sách tài trợ, biếu, tặng từ các tổ chức như: Tổ chức Phát triển Văn hóa Việt Nam tai New York; Quy Chau A; Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam; Các nhà sách Nguồn sách này góp
phần làm phong phú thêm lượng sách tham khảo phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa
Do đặc thù là đơn vị đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực các chương trình liên
kết quốc tế vì vậy tài liệu tại Thư viện KQT chủ yếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài chất lượng cao theo sát các chương trình đào tạo và hoàn toàn được đặt mua ở nước ngoài bằng ngân sách của Khoa Nhờ công tác kiểm kê và bổ sung
định kì hàng năm, Thư viện KQT đã đảm bảo đủ trên 95% sách giáo trình và ít nhất 2-3 tài liệu tham khảo kèm theo Nắm bắt được xu thế hội nhập, Thư viện
KQT đã áp dụng 4 chuẩn nghiệp vụ biên mục quốc tế (MARC21, AACR2, DDC, Subject Heading) làm tiền đề cho định hướng tích hợp và chia sẻ NLTT với các
hệ thống thư viện trong và ngoài nước trong tương lai
Trang 33sách và có số bản là 14.246 bản; ấn phẩm định kì: 20 đầu báo, tạp chí chuyên
ngành; tài liệu NCKH: 50 đề tài nghiên cứu; khóa luận, luận văn: 615 bản Tài
liệu tra cứu: từ điển bách khoa, từ điển chuyên ngành, từ điển ngôn ngữ,
almanach, cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Thống kê số lượng tài liệu tại Thư viện Khoa Quốc tế
STT Loại hình tài liệu Số đầu Số bản
1 | Sách tiếng Anh (sách giáo trình + 4884 9685 sách tham khảo) 2 | Sách tiếng Nga, Pháp, Trung Quốc 1174 2219 3 | Sách tiếng Việt 1604 2227 4 | Sách tra cứu 250 300 5 | Tài liệu nội sinh 615 615 6 | Tài liệu NCKH 50 130 7 | Báo, tạp chí 20 1089 8 |CD-ROM 500 900 Tổng 9097 17165
Bên cạnh nguồn học liệu này, NDT của Khoa còn được sử dụng hệ thống
cơ sở học liệu phong phú, đa dạng của TT TT - TV, ĐHQGHN và thư viện điện
tử của các trường đại học đối tác Đây là hệ thống cơ sở học liệu đồ sộ đáp ứng
đầy đủ cho việc học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên KQT
* CSDL trực tuyến (nguôn tin online) chung với Trung tâm Thông tin Thư
viện, ĐHQGHN như
- CSDL ACM Digital Library on eBridge
Dia chi truy cập: http://portal.acm.org/dl.cfm
- CSDL IEEE Computer Sciences vé CNTT, dién tit, vat ly img dụng
Trang 34Dia chỉ truy cập: hétp:/www2.computer.org/portal/web/csdl
= CSDL ProQuest Central (cho phép truy cập tới hon 6.700 tạp chí): có
các tạp chí điện tử Khoa học, giáo dục, kinh tế, trong đó có 4.370 tạp chí toàn văn từ 1990 trở lại đây và trên 18.000 bản luận văn tiến sĩ; ABI/INFORM về
kinh tế và luận văn tiến sĩ về Quản lí và kinh doanh; Proquest các tạp chí về
nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại Châu Á và tài liệu tham khảo, sinh học, khoa học máy tính, giáo dục
Địa chỉ truy cap: http:/Avww.proquest.co.uk
- CSDL Science Direct : CSDL điện tử toàn văn lớn nhất trên thế giới về các lĩnh vực: Các khoa học về trái đất: 94 tạp chí toàn văn; Kinh doanh, Quản lý
và kế tốn: 74 tạp chí tồn văn; Hóa học: 93 tạp chí tồn văn; Tốn học: 90 tạp
chí toàn văn
Địa chỉ truy cập: http:/Avww.sciencedirect.com/
- CSDL SpringerLink Journals: Y tế và sức khỏe cộng đồng; Khoa học và cuộc sống hóa học; Toán, vật lí, kinh tế; Khoa học quản lí; khoa học máy tính;
cơ khí, tâm lý học;
Địa chỉ truy cap: http:/Avww.springerlink.com/home/main.mpx
* Thư viện điện tử của các trường đại học đối tác
- Dai hoc HELP, Malaysia
Địa chỉ truy cap: http://elearning.help.edu/ace/login/index.php - Đại học KEUKA, Hoa Kỳ
Dia chi truy cp: http://instructors.coursemart.com
- Dai hoc Nantes, Pháp
Trang 35- Đại học Paris Sud XI, Pháp
Địa chỉ truy cap: http:/www.upsud fi/fr/biblio
- Quỹ “Thế giới Nga”, Liên bang Nga
Địa chỉ truy cập: http://Avww.russkiymir.ru
1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội
NDT là đối tượng trung tâm của hoạt động thư viện, là thành phần không thể thiếu trong bất kì hoạt động của một cơ quan TT - TV nào Nhu cầu thông tin
của họ chính là cơ sở, định hướng cho toàn bộ hoạt động thông tin của cơ quan
TT - TV Nắm vững NCT và đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác NCT là một
trong những nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu hướng tới của các cơ quan thông tin trong giai đoạn hiện nay
KQT, ĐHQGHN đào tạo đa ngành bậc đại học và sau đại học nên các đối tượng NDT ở trường khá phong phú đa dạng Tuy nhiên, theo tính chất công
việc có thể phân chia NDT thành ba nhóm chính, gồm:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lí (CBLDQL) - Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy (CBNCGD) ~ Nhóm sinh viên, học viên (SVHV)
Sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối vì CBLĐQL có thể đảm nhiệm cả công tác nghiên cứu, giảng dạy; CBNCGD đồng thời có thể làm
quan li; va có cán bộ chỉ làm công tác lãnh đạo, quản lí hoặc làm công tác nghiên cứu, giảng dạy
Trang 36Bảng 1.2: Số lượng người dùng tin tại Khoa Quốc tế Nhóm người dùng tin Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Quản lý, lãnh đạo 32 17
Nghiên cứu, giảng dạy 155 8.6
Sinh viên, học viên 1.624 89,7 Tổng số 1.811 100 Tỉ lệ (%) nhóm người dùng tin 17 '8 Quản lý lãnh dao t8 Nghiên cứu giảng dạy
"8 Sinh viên học viên
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các nhóm người dùng tin tại Khoa Quốc tế 1.3.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lí
Nhóm CBLĐQL bao gồm Ban Chủ nhiệm Khoa, Trưởng phó các phòng ban chức năng, các bộ môn, các trung tâm Nhóm này tuy số lượng không lớn, chỉ chiếm 1,7% trong cơ cấu nhưng đặc biệt quan trọng trong sự điều hành, phát triển đi lên của Khoa Đặc điểm của nhóm NDT này là họ năng động, tự tin, có uy tín, có khả năng tổ chức, điều hành Họ vừa thực hiện chức năng quản lí công tác giáo dục đào tạo, vừa là người xây dựng các chiến
lược phát triển của đơn vị Nhu cầu thông tin của nhóm này rất phong phú Do
Trang 37đọng, súc tích Hình thức phục vụ thường là các bản tin nhanh, các tin van, tóm tắt tông quan, tổng luận Phương pháp phục vụ chủ yếu dành cho nhóm này là phục vụ từ xa, cung cấp đến từng người theo những yêu cầu cụ thể Đối với họ, thông tin là công cụ của quản lí vì quản lí là quá trình biến đổi thông tin thành hành động Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lí càng đạt kết quả cao Do vậy, thông tin cần cho nhóm này có diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán trên các lĩnh vực về khoa học cơ bản, khoa học xã
hội và nhân văn, tài liệu chính trị kinh tế xã hội, các văn bản, chỉ thị nghị
quyết của Đảng và Nhà nước Khi ra quyết định quản lí, điều hành hoạt động giáo dục đào tạo và NCKH của Khoa, họ chính là những người cung cấp
thông tin có giá trị cao Do vậy, cán bộ thông tin cần khai thác triệt để nguồn
thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng cường nguồn thông tin
cho công tác TT - TV
Ngoài ra, phần lớn CBLĐQL của Khoa vẫn tham gia giảng dạy và hoạt
động NCKH Bởi vậy, bên cạnh những thông tin mang tính xã hội phục vụ cho
công tác quản lí, họ còn cần thông tin về những chuyên ngành mà họ tham gia
giảng dạy
1.3.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Nhóm NDT là CBNCGD chiếm 8,6% trong tông số NDT, họ được coi là lực lượng nòng cốt của Khoa, có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục đào tạo
của Khoa cũng như của toàn hệ thống giáo dục Việc NCKH và giảng dạy có một
mối quan hệ chặt chẽ bồ sung cho nhau, muồn giảng dạy tốt phải tìm tòi nghiên cứu
và tích cực cập nhật những thông tin mới, thông tin hữu ích Và ngược lại, những
người tham gia NCKH sẽ góp phần bổ trợ cho công việc giảng dạy được tốt hơn để
kiến thức truyền đạt đến sinh viên là những thông tin mới, không bị lạc hậu
Trang 38ngành, nghề đào tạo, chuyên môn được phân công giảng dạy Đặc biệt phải đảm bảo được tính cập nhật, bởi những đối tượng này không chỉ sử dụng
thông tin, họ còn cung cap thông tin qua chính những kết quả nghiên cứu mà
họ đạt được trong quá trình sử dụng thông tin, đó là những bài giảng, những công trình nghiên cứu .Hình thức phục vụ thường là các thông tin chuyên đẻ, thư mục chuyên đẻ, thông tin chọn lọc, thư mục sách mới, các CSDL điện tử, các tạp chí chuyên ngành
1.3.3 Nhóm sinh viên, học viên
Đây là nhóm NDT chủ yếu và đông đảo nhất của Thư viện, chiếm 89,7% Nhóm NDT này có đặc điểm tuổi đời rất trẻ, tham gia công tác học tập là chủ yếu, ham học hỏi và khám phá những cái mới Do vậy nhu cầu thông tỉn và tài
liệu của họ chủ yếu là phục vụ cho công tác học tập, nội dung thông tin phong
phú, đa dạng và đòi hỏi sự linh hoạt trong phương thức phục vụ
Đối với học viên cao học: lực lượng này là những người đã tốt nghiệp đại học, đã qua công tác thực tiễn tại các cơ quan ở khắp các tỉnh trong cả nước Vì
vây, thông tin dành cho họ chủ yếu có tính chất chuyên sâu, phù hợp với chương
trình đào tạo, đề tài, đề án của họ
Với NDT là sinh viên: do yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho học tập, nghiên cứu, nhóm đối tượng này thực sự đông đảo, có nhiều biến động và nhu cầu thông tin
của họ rất lớn Việc đổi mới phương pháp dạy — hoc đã khiến nhóm này ngày càng có những biến chuyên về phương pháp học tập Hiện nay, phương pháp tự học, tự nghiên cứu đang được chú trọng và quan tâm rất lớn của hầu hết sinh
viên trong ĐHQGHN
Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phô biến
về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo
Trang 39Như vậy, KQT - ĐHQGHN là don vi dao tạo đa ngành nên NCT của NDT
cũng rất phong phú và đa dạng Từ đó đòi hỏi nguồn tin phải được cập nhật, phù hợp và đầy đủ mới có thể đáp ứng được nhu cầu
1.4 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tin tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
1.4.1 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tỉn trong hoạt động giảng đạp và học tập của Khoa
NCT có vai trò quan trọng trong hoạt động giảng dạy và học tập của giảng
viên và sinh viên trong nhà trường nói chung Mục tiêu quan trọng nhất đối với giáo dục đại học trong kỉ nguyên thông tin là tạo ra những con người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biết chọn lọc, xử lí thông tin và có khả năng,
sáng tao trí thức, tự tin hội nhập vào thị trường lao động “chất xám” quốc tế đầy
tính cạnh tranh Đây chính là xu thể tắt yếu trong xã hội thông tin
Hoạt động giảng dạy, học tập thực chất là một quá trình truyền đạt và tiếp
nhận thông tin Nếu giáo viên nắm bắt, cập nhật được những thông tin mới thường xuyên và vận dụng phù hợp với quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ sinh
động phong phú và sẽ đi sát với thực tế hơn Nếu sinh viên tìm tài liệu, khai thác
thông tin tư liệu hiệu quả thì chất lượng học tập và khả năng NCKH sẽ được nâng cao rõ rệt Giảng viên có ý thức nâng cao trình độ, luôn tích cực tìm ra
những phương pháp giảng dạy hiệu quả thì sẽ có nhu cầu nghiên cứu tài liệu làm
phong phú thêm bài giảng của mình, khiến sinh viên đễ dàng tiếp cận và hiểu bài hơn Sinh viên chịu khó học tập, say mê NCKH thì mới nảy sinh những nhu cầu
nghiên cứu chuyên sâu hơn ngoài những bài giảng mà thầy cô truyền đạt trên lớp
hay trong những giáo trình cơ ban
Trong trường đại học, hoạt động khai thác thông tin đóng vai trò tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy - học Phương
pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép người học
Trang 40-học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lí thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên
với sự trợ giúp của thư viện Và cùng với học trò, người thây lại tiếp thu những
kiến thức mà chính mình đang giảng dạy, nhìn nhận chúng qua lăng kính của
người học Có thể nói đó là quá trình truyền thụ - tiếp thu kiến thức một cách chủ động và có tính sáng tạo Chính vì vậy, để thực hiện tốt sứ mệnh của mình,
người thầy không thể không đọc tài liệu, cập nhật và sử dụng thông tin Cũng có
thể nói rằng, NCT tắt yếu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giảng dạy và
học tập của nhà trường
1.4.2 Vai trò của việc nghiên cứu như cầu tin trong hoạt động thông tin ~ thự viện
NCT của NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt động TT - TV, không có
NDT không tổn tại hoạt động thông tin Chỉ khi tiến hành điều tra, nghiên cứu
cụ thê về NCT của NDT thì hoạt động TT - TV mới có điều kiện đẻ phát triển và phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả NDT thể hiện cụ thể NCT của mình, những nhu cầu nảy chính là cơ sở dé xây dựng, phát triển NLTT và tổ chức,
khai thác NLTT trong hoạt động cơ quan TT - TV Nói cách khác, NDT là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin thông qua dòng thông
tin phản hồi Ý kiến đánh giá của NDT trong quá trình sử dụng thông tin gop
phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn với
nhu cầu của NDT
NDT và NCT là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động thông tin tư liệu Nghiên cứu NCT của NDT luôn là yêu cầu cấp thiết dé Thư viện có thể nắm bắt được đầy đủ và chính xác mục đích của từng
đối tượng bạn đọc khi đến Thư viện nhằm không ngừng nâng cao khả năng thỏa
mãn nhu cầu thông tin của NDT