MỞ ĐẦU Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, là một quan điểm chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trên thực tế, kết hợp phát.
Trang 1MỞ ĐẦU
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, là một quan điểm chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Trên thực tế, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vớităng cường củng cố quốc phòng - an ninh là một tất yếu khách quan, là qui luậtlịch sử được vận dụng ở tất cả quốc gia dân tộc có độc lập chủ quyền.
Ở Việt Nam hiện nay, việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăngcường củng cố quốc phòng - an ninh được thực hiện trên địa bàn cả nước nóichung và từng địa phương nói riêng góp phần quan trọng trong thực hiện thắnglợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 2I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHÁTTRIỂN KINH TẾ VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - ANNINH Ở VIỆT NAM
1 Một số khái niệm
(Đặt câu hỏi cho sinh viên trả lời: Hoạt động kinh tế là gì? Anh (chị) hiểuthế nào là quốc phòng? Thế nào là an ninh?)
* Hoạt động kinh tế: là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản
xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.* Quốc phòng: là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổngthể các hoạt động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,quân sự, văn hoá, xã hội nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyềnvà toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước.
* An ninh: Là trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đểđe doạ sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của toàn xãhội.
* Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng
- an ninh ở nước ta: là hoạt động tích cực, chủ động của Đảng, Nhà nước vàNhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng -an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từngđịa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnhtổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội hàm của khái niệm nổi bật lên một số điểm cần chú ý:
Là hoạt động tích cực, chủ động của Đảng, nhà nước và nhân dân, cácthành phần kinh tế
Cấp kết hợp: Cả vĩ mô đến vi mô, từ trung ương đến cơ sở trên phạm vicả nước.
Tầm vĩ mô: Đó là quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhànước về phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng– an ninh trên phạm vi cả nước.
Thí dụ, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta xácđịnh:
1 Phát triển nhanh, bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
2 Xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp.
3 Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực phát huy cao độ mọinguồn lực.
4 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.5 Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốcphòng, an ninh.
Tầm vi mô: Là các địa phương, các cấp, các ngành phải nắm vững quanđiểm, kế hoạch của chính phủ để thực hiện ở từng địa phương.Vận dụng linhhoạt sáng tạo ở từng địa phương, các cấp, các ngành để đạt hiệu quả kinh tếcao, quốc phòng - an ninh được củng cố.
Trang 3Phương thức kết hợp:Là sự gắn kết chặt chẽ, tích cực, chủ động tự giác giữahoạt động kinh tế với hoạt động quốc phòng – an ninh thành một thể thống nhất củatừng địa phương trên phạm vi cả nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí điềuhành của Nhà nước.
Mục đích của sự kết hợp:Là bảo đảm cho kinh tế và quốc phòng mạnhlên một cách cân đối, hài hoà, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho quốc
gia, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
cũng như thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủnghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trongmọi tình huống.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hainhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triểnkinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trong một chỉnh thểthống nhất Quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở lí luận vàthực tiễn
2 Cơ sở lí luận của sự kết hợp
Xuất phát từ mối quan hệ khách quan giữa kinh tế với quốc phòng – anninh Kinh tế là nền tảng cơ sở vật chất quyết định đến quốc phòng - an ninh vàquốc phòng - an ninh góp phần bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để phát triểnkinh tế Cụ thể:
- Thứ nhất, kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh và bản chấtcủa quốc phòng, an ninh.
Lợi ích kinh tế, suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn vàxung đột xã hội giữa các giai cấp, dân tộc Để giải quyết mâu thuẫn đó, phải có hoạtđộng quốc phòng - an ninh.
Bản chất của chế độ kinh tế - xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng - an ninh.Ví dụ: Đối với chế độ XHCN như ở nước ta,, xây dựng sức mạnh quốc phòng,an ninh vì mục đích bảo vệ tổ quốc và đem lại lợi ích chính đáng cho mọi thànhviên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa quy định.
Ví dụ: Cuộc chiến tranh thực dân Pháp (1945-1954), đế quốc Mỹ ở ViệtNam (1954-1975) là cuộc chiến tranh xâm lược, cướp nước.
Kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lựccho hoạt động quốc phòng - an ninh.
Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiênquyết hơn là chính quân đội và hạm đội”(1); “Thắng lợi hay thất bại của chiếntranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, ”(2).Kinh tế quyết định đến việc cungcấp số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh, qua đó quyếtđịnh đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang.
Kinh tế quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng - an ninh.
Để xây dựng chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia của mỗi nước,phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó tổ chức biên chế của lực lượng vũ trangvà trang bị vũ khí kỹ thuật hiện có là căn cứ đặc biệt quan trọng Những yếu tốnày đều phụ thuộc vào nền kinh tế
(1) (1) , (2) C Mác, Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1994, tr 235.
Trang 4- Thứ hai, quốc phòng - an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còntác động trở lại với kinh tế – xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực.
Hoạt động quốc phòng - an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trườngsinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra.
Ví dụ: Thảm họa môi trường sinh thái trong chiến tranh hiện đại Chất
độc da cam Mỹ dải xuống các cánh rừng của Việt Nam
Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp hài hòa giữa tăngcường củng cố quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội vào một chỉnhthể thống nhất.
Như vậy, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốcphòng - an ninh là một tất yếu khách quan để tạo ra sức mạnh tổng hợp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên cần nhận thức rõ nếu chỉ tập trung pháttriển kinh tế mà không chăm lo xây dựng quốc phòng thì không có khả năngbảo vệ, hoặc bảo vệ kém.Ngược lại, đầu tư cho quốc phòng, an ninh quá khảnăng của nền kinh tế thì nền kinh tế đó không thể phát triển được.Tuy nhiên, cầnphải nhận thức rõ mỗi lĩnh vực có quy luật phát triển đặc thù, do đó, việc kết hợp phảiđược thực hiện một cách khoa học, hợp lí, cân đối và hài hòa.
3 Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp
Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củngcố quốc phòng, an ninh đã có lịch sử lâu dài Dựng nước đi đôi với giữ nước làquy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta.
Đứng trước nguy cơ thường xuyên bị đe dọa, xâm lược và thôn tính củacác thế lực thù địch, để xây dựng và phát triển đất nước, ông cha ta đã cónhững chủ trương, kế sách thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội vớităng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong quá trình dựng nước và giữnước.Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm
trọng, đề ra kế sách giữ nước.Tư tưởng: “nước lấy dân làm gốc”, “dân giàu, nước
mạnh”, “quốc phú binh cường”:
Ví dụ: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông nhờ có “Vua tôi
đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức” mà nhà Trần đã lãnh đạo nhân dânba lần đánh bại đội quân từng xâm lược nhiều nước ở châu Âu, châu Á lúc bấygiờ.Ngược lại, triều đại Hồ Quý Ly do không qui tụ được “lòng dân” nên dù cóthành cao, hào sâu, quân hùng, tướng mạnh vẫn không cản được quân Minh xâmlược.
Thực hiện: “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, chăm lo xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc để “yên dân” mà “vẹn đất”.
Trang 5Thực hiện kế sách: “ngụ binh ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân” để
vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
Ví dụ: Năm 1285 nhà Trần chỉ có 10 vạn quân thường trực nhưng nhờ có
kế sách “ngụ binh ư nông” mà chỉ trong ít ngày thực hiện động binh, riêngvùng đồng bằng Bắc bộ đã huy động được 20 vạn quân Trong khi đó ở vùngThanh, Nghệ Tĩnh vẫn còn 10 vạn quân dự bị.
Chính nhờ những chính sách ấy mà tổ tiên ta đã xây dựng lực lượngquốc phòng hùng mạnh, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân để đánh bại cácthế lực phong kiến phương Bắc làm cho dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn.
Ví dụ: Tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi cho rằng “phải
lấy điều lo của sinh dân, làm điều lo cho thế kỷ”;
Trần Quốc Tuấn nói: “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc Đó làthượng sách giữ nước” Bởi “Bức thành lòng dân là thành kiên cố nhất, khôngcó kẻ thù nào có thể vượt qua”.
Trong xây dựng, phát triển kinh tế:
Đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xungyếu để “phục binh sẵn, phá thế giặc dữ” từ xa;
Phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, vừa sảnxuất ra các vũ khí, phương tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc;
Chăm lo mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điềuđể vừa phát triển kinh tế, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trongchiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Ví dụ: Lịch sử triều Nguyễn gắn liền với công cuộc khai hoang, cải tạo
đất ở Nam bộ bằng việc đào các con kênh như kênh Vĩnh Tế chạy dọc theo
đường biên giới Việt Nam – CamPuChia nối Châu Đốc với Hà Tiên, “côngtrình đào kênh này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quanhệ rất lớn, chúng ta tuy ngày nay chịu khó, nhưng lợi ích cho muôn đời sau”.
Kênh Vĩnh Tế được khởi công vào năm 1819 và hoàn thành vào năm1824, dài gần 100km, dưới sự đóng góp công sức của hơn 80.000 dân binh.Ngoài ra còn có kênh Phụng Hiệp dài 150 km chảy qua Cần Thơ - Rạch Giá -Bạc Liêu.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, do nắm vữngquy luật và biết kế thừa kinh nghiệm của lịch sử nên đã thực hiện sự kết hợpphát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh một cáchnhất quán bằng những chủ trương sáng tạo, phù hợp với từng thời kì của cáchmạng.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)Đảng ta đề ra chủ trương “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “Vừa chiến đấu,vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”…
Vừa thực hiện phát triển kinh tế ở địa phương vừa tiến hành chiến tranh nhândân rộng khắp: “đồng ruộng là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiếnsỹ”; “Xây dựng làng kháng chiến”, địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất.
Trang 6Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), kết hợp pháttriển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đã được Đảng ta chỉđạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp.
Ở miền Bắc, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương
lớn cho miền Nam đánh giặc.
+ Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra chủ trương: “Trong xây dựngkinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như trong củng cốquốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế”(1).
+ Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây dựng, phát triển chế độ xã hội mới,nền kinh tế, văn hoá mới, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; đồng thờikết hợp chặt chẽ với chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh, đánhthắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hộichủ nghĩa và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam đánhthắng giặc Mỹ xâm lược.
Ví dụ: Trong năm 1968 miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam
140.000 quân, gấp 3 lần năm 1965 và 70.000 tấn hàng, gấp 8 lần năm 1965.+ Trong 2 năm 1973 - 1974 hơn 150.000 thanh niên nam, nữ miền Bắctham gia nhập ngũ.
Ví dụ: Trận “Điện biên phủ trên không”, trong 12 ngày đêm từ 18/12 đến
30/12/1972 đã có 81 chiếc máy bay cũa Mỹ bị bắn rơi, bao gồm 34 chiếc B52,5 chiếc F111A, 21 chiếc F4C-E, 4 chiếc A6A; 1 chiếc F105; 2 chiếc RA5C.
+ Việc pháo đài B52 bị bắn rơi hàng loạt và chiến dịch ném bom để đưaHà Nội – Hải Phòng “Trở lại thời kỳ đồ đá cũ” bị thất bại, buộc nhà cầm quyềnMỹ phải trở lại bàn đàm phán ở Pari.
Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch
với củng cố mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh.Đây chính là một điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng nước ta đi đến thắnglợi.
Ví dụ: Ở miền Nam đánh giặc rộng khắp trên cả 3 vùng chiến lược (đô
thị, miền núi, đồng bằng) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận)làm cho hơn 1,1 triệu quân Ngụy, 55 vạn quân Mỹ không có điều kiện đưa bộbinh và xe tăng ra đánh phá miền Bắc, tạo điều kiện cho miền Bắc tiếp tục đilên xã hội chủ nghĩa để cung cấp sức người sức của cho miền Nam.
+ Ở thời kì này, chúng ta phải tập trung cao độ cho nhiệm vụ xây dựng,bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, nên việc kết hợpphát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh được thực hiệndưới nhiều hình thức phong phú, sinh động và thiết thực, đã tạo được sức mạnhtổng hợp đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và để lại nhiều bài học quý giá cho thờikỳ sau.
- Thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đếnnay)
(1) (1)Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội,tr 535.
Trang 7+ Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng,an ninh được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lốixây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và được triển khai trênquy mô rộng lớn, toàn diện hơn.
+ Từ năm 1986 đến nay, với tư duy mới về kinh tế và quốc phòng, an ninh,việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninhtrên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, bộ, ban ngành có bước chuyểnbiến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, đã thu được nhiều kết quả quantrọng.
Ví dụ: hầm đường bộ Hải Vân đã đưa vào sử dụng vào 05/6/2005.
Về kinh tế, chiều dài đường đèo 25 km nay còn 6 km đường hầm, trước
vượt đèo mất một giờ nay chỉ cần 10 phút qua hầm Theo tính toán các nhàchuyên môn sẽ tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng, đồng thời hai địa phương là ĐàNẵng và Thừa Thiên Huế đã xây dựng hàng loạt dự án du lịch, tạo nên sự lưuthông hàng hóa từ đông sang tây.
Về quốc phòng, khi xảy ra chiến tranh đây là nơi sơ tán, phục vụ cho nhân
dân trú ẩn, nơi chứa các phương tiện vật chất trang bị kỹ thuật phục vụ cho chiếntranh.
Ví dụ: Hà Tây (trước kia) nay thuộc Thủ đô Hà Nội đã xây dựng hệ thống
kênh mương tưới tiêu dài 10.000 km, trong đó có 5.500 km kênh mương nổi hoặcnửa nổi nửa chìm, 560 km kênh được xây dựng kiên cố bằng bê tông và gạch đá.
+ Trong thời bình hệ thống kênh mương dẫn nước tưới cho cây trồng, khi cóchiến sự xảy ra chính các tuyến kênh này lại trở thành các tuyến công sự vững chắc.+ Đặc biệt có gần 600 km được xây dựng kiên cố, nhiều đoạn có kíchthước qui mô thích hợp cho việc chuyển thành các hầm trú ẩn an toàn.
+ Hệ thống đường giao thông trên mặt đê thuận tiện cho cơ động xe cơgiới, vừa khống chế tốt đường thủy, đường bộ khi xảy ra chiến tranh.
+ Nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xãhội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh chúng ta đã phát huy đượcmọi tiềm năng cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Trong thời bình, cùng với phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềmlực quốc phòng, thế trận quốc phòng.
+ Nhờ vậy, khi đất nước bị xâm lược chúng ta đã động viên được “cảnước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”;
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnhtổng hợp để chiến thắng kẻ thù Do vậy đã góp phần giữ gìn và phát triển đấtnước cho đến ngày nay.
Tóm lại: Qua nghiên cứu về cơ sở thực tiễn cho thấy nhờ chính sách nhấtquán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường cũng cốquốc phòng – an ninh, chúng ta đã phát huy mọi tiềm năng cho xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Trong thời bình cùng với phát triển kinh tế và chăm lo cũng cốquốc phòng, thế trận quốc phòng Hay nói cách khác, một công trình kinh tếphải đạt được hai lợi ích, đó là lợi ích kinh tế và lợi ích quốc phòng, an ninh.
Trang 8II NỘI DUNG KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI TĂNGCƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TAHIỆN NAY
1 Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - anninh phải được thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tếcủa quốc gia.
* Mục tiêu và phương hướng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội nước tatừ năm 2016 – 2020:
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lựclãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trịvững mạnh Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa Đẩymạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bềnvững,xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảovệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Giữ gìn hoà bình, ổnđịnh để phát triển đất nước Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khuvực và trên thế giới.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm chỉ đạo ở các kỳ đại hội trước, nhất làNghị quyết Trung ương 8 (khóa IX, XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới, Đại hội XII Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ kinh
tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế,văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo Khắc phục triệt đểnhững sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tạicác địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược”
Đây là quan điểm cơ bản của Đảng thể hiện sâu sắc vấn đề có tínhnguyên tắc về mối quan hệ biện chứng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong thực tiễn, kết hợp giữa phát triển
kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiếnlược đã, đang đạt hiệu quả thiết thực, trở thành điều kiện tiên quyết bảo đảm
huy động tổng hợp mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế,… để xây dựng, phát triểntừng khu vực, địa bàn và đất nước nhanh, bền vững.
* Nội dung:
Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã bao quát toàndiện các vấn đề của đời sống xã hội (Kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội vàQuốc phòng, an ninh), trong đó nổi lên ba vấn đề lớn là:
- Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội, tăng cường quốc phòng - anninh và mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm giải quyết hài hòa hai nhiệm vụ chiếnlược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốcphòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong
Trang 9việc hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, tronglựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược.
- Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninhsẽ phát huy sức mạnh của từng lĩnh vực, kết hợp với nhau tạo thành sức mạnhtổng hợp, quy tụ mọi nguồn lực, lực lượng trong nước và quốc tế nhằm hoànthành thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
2 Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốcphòng - an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ
Hiện nay, nước ta đã phân chia thành các vùng kinh tế lớn và các vùngchiến lược, các quân khu (sự phân vùng chiến lược quốc phòng, an ninh là sựphân vùng theo ý đồ phòng thủ và tác chiến bảo vệ Tổ quốc trên từng chiếntrường, từng hướng chiến lược của đất nước).Các vùng chiến lược khác nhau cósự khác nhau về đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, anninh, nên nội dung kết hợp cụ thể trong mỗi vùng có thể có sự khác nhau Songviệc kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh ở các vùng lãnhthổ, cũng như ở địa bàn mỗi tỉnh, thành phố phải được thể hiện những nội dungchủ yếu sau:
a) Quan điểm chung
Một là, kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh của vùng, cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố.
Hai là, kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinhtế địa phương với xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấuliên hoàn, các xã (phường) chiến đấu trên địa bàn của các tỉnh (thành phố), huyện(quận).
Ba là, kết hợp trong quá trình phân công lại lao động của vùng, phân bốlại dân cư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại lực lượng quốcphòng, an ninh trên từng địa bàn, lãnh thổ cho phù hợp với chiến lược phát triểnkinh tế xã hội và kế hoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc Bảo đảm ở đâu có đất, cóbiển, đảo là ở đó có dân và có lực lượng quốc phòng, an ninh để bảo vệ cơ sở,bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng cáccông trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường Bảođảm tính “lưỡng dụng” trong mỗi công trình được xây dựng.
Ví dụ: Liên Xô trước đây có khoảng 35.000 hầm trú ẩn chứa được 60triệu dân và có 75 sở chỉ huy ngầm Thụy Điển có khả năng đưa khoảng 85%dân số xuống lòng đất khi xảy ra chiến tranh
Những công trình mang tính lưỡng dụng như ở thành phố Hồ Chí Minhđã xây dựng đường xe điện ngầm Công viên Lê văn Tám xây dựng bãi để xengầm 8 tầng chi phí 1.300 tỉ VNđ, gồm 3 tầng khu thương mại, 5 tầng bãi đậuxe, chứa 3.300 xe các loại.
Năm là, kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộngkhắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kĩ thuật và hậuphương vững chắc cho mỗi vùng và ở các địa phương để sẵn sàng đối phó khicó chiến tranh xâm lược.
Trang 10b) Đối với các vùng kinh tế trọng điểm, vùng biển đảo và biên giới
Trên cơ sở kết hợp quan điểm toàn cục nói trên, xuất phát từ sự phân tích đặcđiểm tiềm năng phát triển kinh tế cũng như vị trí địa chính trị, quân sự, quốc phòng,an ninh của các vùng lãnh thổ trong cả nước, hiện nay Đảng ta xác định phải chútrọng nhiều hơn cho các vùng kinh tế trọng điểm, vùng biển đảo và vùng biên giới.
* Đối với các vùng kinh tế trọng điểm
Hiện nay, nước ta xác định 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc (Hà Nội,Hải Phòng, Quảng Ninh); phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BàRịa - Vũng Tàu); miền Trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Dung Quất QuảngNgãi) Các vùng kinh tế trọng điểm nói trên đều là nòng cốt cho phát triển kinhtế của từng miền và cho cả nước.
Về kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm là nơi có mật độ dân cư và tính
chất đô thị hoá cao, gắn liền với các khu công nghiệp lớn, đặc khu kinh tế, cácliên doanh có vốn đầu tư nước ngoài Đây cũng là nơi tập trung các đầu mốigiao thông quan trọng, các sân bay, bến cảng, kho tàng, dịch vụ
Về quốc phòng - an ninh, mỗi vùng kinh tế trọng điểm thường nằm trong
các khu vực phòng thủ và phòng thủ then chốt của đất nước, nơi có nhiều đốitượng, mục tiêu quan trọng phải bảo vệ; đồng thời cũng là nơi nằm trên cáchướng có khả năng là hướng tiến công chiến lược chủ yếu trong chiến tranh xâmlược của địch; hoặc đã và đang là địa bàn trọng điểm để địch thực hiện chiếnlược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ với nước ta Vì vậy, phải thực hiệnthật tốt phát triển kinh tế gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trêncác vùng này.
* Nội dung kết hợp cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng các thành phố, các khu côngnghiệp cần lựa chọn quy mô trung bình, bố trí phân tán, trải đều trên diện rộng,không nên xây dựng tập trung thành những siêu đô thị lớn, để thuận lợi choquản lí, giữ gìn an ninh chính trị trong thời bình và hạn chế hậu quả tiến cônghoả lực của địch khi có chiến tranh.
- Phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với kếtcấu hạ tầng của nền quốc phòng toàn dân.
+ Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trìnhphòng thủ, các thiết bị chiến trường, các công trình phòng thủ dân sự
+ Về lâu dài, ở các thành phố, đô thị, các khu kinh tế tập trung, cần có quyhoạch từng bước xây dựng hệ thống “công trình ngầm lưỡng dụng”
+ Phải bảo vệ, bảo tồn các địa hình, địa vật, các khu vực có giá trị về phòngthủ, khi bố trí các cơ sở sản xuất, các công trình kinh tế, phê duyệt dự án đầu tưnước ngoài
+ Khắc phục tình trạng chỉ chú ý quan tâm đến lợi thế, hiệu quả kinh tếtrước mắt mà quên đi nhiệm vụ QP-AN và ngược lại khi bố trí các khu vựcphòng thủ, các công trình quốc phòng, chỉ chú ý đến các yếu tố bảo đảm quốcphòng, an ninh mà không tính đến đến lợi ích kinh tế.
- Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tếphải có sự gắn kết với quy hoạch xây dựng lực lượng QP-AN, các tổ chức chính
Trang 11trị, đoàn thể ngay trong các tổ chức kinh tế đó Lựa chọn đối tác đầu tư, bố tríxen kẽ, tạo thế đan cài lợi ích giữa các nhà đầu tư nước ngoài trong các khu côngnghiệp, đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
- Việc xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải nhằmđáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và cả cho việc chuẩn bị đáp ứng nhucầu chi viện cho các chiến trường khi chiến tranh xảy ra Kết hợp phát triển kinhtế tại chỗ với xây dựng căn cứ hậu phương của từng vùng kinh tế trọng điểm đểsẵn sàng chủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn khi có tình huống chiến tranhxâm lược.
* Đối với vùng núi biên giới
Trước đây các vùng này đã từng là căn cứ địa kháng chiến, hậu phươngchiến lược của cả nước Ngày nay, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, các vùngnúi biên giới vẫn là vùng chiến lược hết sức trọng yếu.Trong khi đó, ở đây cònnhiều khó khăn, yếu kém về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh dễ bịkẻ thù lợi dụng để lôi kéo, kích động đồng bào, thực hiện âm mưu chiến lược“Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, nhiều nơi tình hình rất phức tạp Vì vậy,trước mắt cũng như lâu dài, việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, anninh ở vùng núi biên giới là cực kì quan trọng.
Việc kết hợp cần tập trung vào các nội dung sau:
- Phải quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh ởcác vùng cửa khẩu, các vùng giáp biên giới với các nước.
- Phải tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và có chính sách phùhợp để động viên, điều chỉnh dân số từ các nơi khác đến vùng núi biên giới.
- Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng, anninh Trước hết, cần tập trung xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, mởmới và nâng cấp các tuyến đường dọc, ngang, các tuyến đường vành đai kinhtế.
- Thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình 135 vềphát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo.
- Đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiềukhó khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả Trung ương và địaphương để cùng giải quyết.
- Đặc biệt với các địa bàn chiến lược trọng yếu dọc sát biên giới, cần cóchính sách động viên và sử dụng lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội làmnòng cốt xây dựng các khu kinh tế quốc phòng hoặc các khu quốc phòng - kinhtế, nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường sứcmạnh quốc phòng, an ninh.
Ví dụ: Các khu kinh tế quốc phòng của ta như Vị Xuyên- Hà Giang; BảoLâm- Cao Bằng; Mẫu Sơn - Lạng Sơn; Mường Tè- Lai Châu; Mường Chà-Điện Biên; Sông Mã - Sơn La; Móng Cái- Quảng Ninh; Kỳ Sơn - Nghệ An;Khe Sanh- Quảng Trị; Mường Lát - Thanh Hóa; A sầu – Thừa Thiên Huế; Binhđoàn 15, 16 Tây Nguyên; Quảng Sơn- Đắc Lắc; Bắc Lâm Đồng - Bù Gia Phúc,Bù Gia Mập, Bình Phước, Đồng Tháp…
* Đối với vùng biển đảo