Đề tài Nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện Học viện Tài chính nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin, khả năng đáp ứng nhu cầu tin và đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng, phát triển nhu cầu tin tại Thư viện Học viện Tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1
BO GIAO DUC VA DAO TAO — BO VAN HOA THE THAO VA DU LICH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
HANH THỦY
NGHIÊN CỨU NHU CÀU TIN
TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
DẪN KHOA HỌC:
3 VŨ VĂN NHẬT
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LOL CAM ON
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng,
dẫn tận tình của các thầy cô giáo và các đẳng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Vũ Văn Nhậ
về những định hướng nghiên cứu khoa học quan trọng và
sự tận tình giúp đỡ của thây trong quá trình hoàn thiện bản luận văn
Với tình cảm chân thành, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Thư viện Học viện Tài chính; các đẳng nghiệp trong cơ quan và gia đình đã tạo điều kiện để tơi hồn thành bản luận văn của mình:
Đo khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thấy, cô
giáo và đồng nghiệp
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MUC CAC CHU VIET TAT DANH MUC CAC BANG BIEU
MO DAU
CHƯƠNG 1: KHAI QUAT VE NGUOI DUNG TIN VA NHU CAU TIN TAIL
THU VIEN HQC VIEN TAI CI
in trong hoạt động thông tin —
1.1 Người dùng tin và nhu cầu
thư viện
1.1.1 Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin 1.13 Vai trò của người dùng tin và nhu cầu tỉn trong hoạt động
thông tin — thư viện 1.2 Học viện Tài chính vớ
nghiên cứu khoa học Tài chính chất lượng cao
công tác đào tạo nguồn nhân lực và
1.2.1 Vài nét về Học viện Tài chính
1.2.2 Học viện Tài chính với công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học
1.2.3 Thư viện trước yêu cầu đổi mới giáo dục đảo tạo ở Học viện Tài chính
1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Học
1.3.1 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quan ly
1.3.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu 1.3.3 Nhóm người dùng tin là học viên và sinh viên
CHƯƠNG 2: THUC TRANG NHU CAU TIN VA KHA NANG DAP UNG NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
2.1 Khảo sát nhu in của người dùng tin tại Thư viện 2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu
2.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 2.1.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu
2.1.4 Nhu cầu về thời gian xuất bản của tài liệu 2.2 Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin
Trang 42.3
24
2.2.3 Các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin được sử dụng Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tỉn tại Thư viện 2.3.1 Khả năng đáp ứng về nguồn lực thông tin
2.3.2 Khả năng đáp ứng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin 2.3.3 Khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất Nhận xét chung
2.4.1 Ưu điểm 2.4.2 Hạn chế 2.4.3 Nguyên nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VÀ PHÁT
'TRIÊN NHU CÀU TIN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
3.1 Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin
3.2
3.1.1 Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin
3.1.2 Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin theo hướng phù hợp với người dùng tin
3.1.3 Đây mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin — thư viện
3.14 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ thông tin thư viện
3.1.5 Đầu tư cơ cở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động thông tin
~ thư viện ở Học viện Tài chính
Các giải pháp phát triển nhu cầu tin
3.2.1 Đào tạo người dùng tin
Trang 5CD-ROM CNTT CSDL GDNC HVTC LĐQL NCT NDT TT-TV DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT
Trang 6DANH MUC CAC BANG BIEU
‘Tén bang
Bang 1.1: Sé NDT ciia Hoe vign Tài chính Bảng 1.2: Lứa tuổi của các nhóm NDT
Bang 1.3: Trinh độ học vấn của các nhóm người dùng tin Bảng 1.4: Đời sống tỉnh thần của các nhóm người dùng tin Bang 2.1: Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học
Bảng 2.2: Nhu cầu về khoa học kinh tế và lĩnh vực tai chính - kế toán Bảng 2.3: Nhu cầu về ngôn ngữ tải liệu
Bảng 2.4: Khả năng sử dụng ngoại ngữ của NDT Bảng 2.5: Nhu cầu của NDT về loại hình tài liệu
Bảng 2.6: Nhu cầu về loại hình tài liệu của từng nhóm NDT Bảng 2.7: Nhu cầu về thời gian xuất bản của thông tin
Bảng 2.8: Thời gian thu thập thông tin mỗi ngày của các nhóm NDT Bảng 2.9: Nơi khai thác thông tin của các nhóm NDT
Bảng 2.10: Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được sử dụng thường xuyên Bảng 2.11: Nguồn lực thông tin phân chia theo nội dung tài liệu
Bảng 2.12: Nguồn lực thông tin phan chia theo ngôn ngữ tài liệu Bảng 2.13: Nguồn lực thông tin phan chia theo loại hình tài liệu
Bảng 2.14 Nguồn lực thông tin phân chia theo thời gian xuất bản của tải liệu Bảng 2.15: Nguồn lực thông tin và nhu cầu về loại hình tài liệu
Bảng 2.16: Nguồn lực thông tin và nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Trang 7tài liệu
Bảng 2.18: Người dùng tin đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ thông tin
Bảng 2.19: Thái độ phục vụ của cán bộ Thư viện
Bảng 2.20: Ảnh hưởng thái độ phục vụ của cán bộ Thư viện đối với hứng thú và nhu cầu tin
Bảng 2.21: Ý kiến của người dùng tin về giờ mở cửa của Thư viện Bảng 2.22: Đánh giá của người dùng tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bang 3.1: Nhu cầu tham gia lớp tập huấn người dùng tin
Biểu đỗ 2.1: Thai gian NDT dùng thu thập thông tìn mỗi ngày tại Thư viện Biểu đồ 2.2: Thời gian NDT dùng thu thập thông tìn mỗi ngày tại nhà
Trang 8MO DAU
1, TINH CAP THIET CUA DE TAL
Ngày nay, cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của thông tin va tri thức Thông tin đóng vai trò
quan trọng trong đời sống con người, là nguồn lực chỉ phối sự phát triển của xã hội Hoạt động thông tin ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia Những thành tựu của cuộc cách mạng thông tin mang lại đã thâm nhập và có ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới
mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Nhu cầu tin (NCT) có vai trò hết sức quan trọng vừa là cơ sở, vừa là động lực
và vừa là mục tiêu của hoạt động thông tin — thư viện Xuất phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan của con người nên nhu cầu tin, nhu cầu tài liệu của xã hội ngày càng cao và việc đáp ứng nhu cầu đó ngày càng trở thành yêu cầu cấp bách Cập nhật được thông tin trong một thế giới không
ngừng thay đồi đang trở nên hết sức cần thiết đối với việc tích luỹ, trau dồi, nâng
cao kiến thức về nhiều mặt của mỗi cán bộ, giáo viên, sinh viên trong các trường
đại học, cao đẳng, trong đó có Học viện Tài chính (HVTC),
Trang 9tin của người dùng tin là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng của hoạt
động thông tin - thư viện tại Học viện Tài chính hiện nay Trên cơ sở đó tìm
những giải pháp, định hướng cho hoạt động thông tin theo đúng hướng, là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản trong hoạt động của Thư viện Học viện Tài chính
Xuất phát từ tình hình thực tế thấy rõ tầm quan trọng của việc nắm bắt nhu
cầu tin của NDT, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu tin tại Thư viện
Học viện Tài chính” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành khoa học thư viện Với hy vọng làm rõ nhu cầu tin của người dùng tin và thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho người dùng tin tại Học viện Tài chính góp phần đáp ứng yêu cầu chuyên môn cũng như nhu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
Nghiên cứu NCT của người dùng tin là một trong những vấn đề quan trọng để đưa ra định hướng cần thiết cho hoạt động thông tin ngày càng được các cơ quan thông tin — thư viện quan tâm Điều đó được thể hiện qua một số đề tài
luận văn nghiên cứu NCT được tiền hành như:
- Đề tài “Nghiên cứu như câu tin tại trường Đại học Cần Thơ” của thạc sĩ Dương Thị Vân, luận văn thạc sĩ năm 2003 Đề tài nghiên cứu những nhu cầu tin cơ bản cùng thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin tại trường Đại học Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp đáp ứng NCT và kích thích
NCT phát triển
- Đề tài “Nghiên cứu như câu tin và phục vụ thông tin tại Phân viện Hà Nội
Trang 10- Đề tài “Nghiên cứu như câu tin và hoại động thông tìn của Ban Thông tin
Từ liệu và Thư viện tại Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ” của thạc sĩ Nguyễn Ngọc Dung, luận văn thạc sĩ năm 2005 Sau khi nghiên cứu NCT và phân tích, đánh giá thực trang hoạt động thông tỉn tư liệu tại Viện Chiến lược và chính sách hoạt động khoa học và công nghệ; tác giả nêu ra một số giải pháp hoàn thiện, phát triển hoạt động thông tin của Ban Thông tin Tư liệu và
Thư viện tại Viện Chiến lược
= Da tài “Nghiên cứu như câu tin
Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ” của thạc sĩ Nguyễn Thanh
à đảm bảo thông tin tại Thư viện trường Tùng, luận văn thạc sĩ năm 2005 Đề tài tập trung nghiên cứu những NCT cơ bản cùng những thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin, những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đảm bảo thông tỉn tại Thư viện Từ đó đề xuất một số giải pháp kích thích và thỏa mãn NCT
Cùng với các luận văn nghiên cứu NCT nói trên đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài báo, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước nghiên cứu NCT như: “Như câu tin và các phương pháp điều tra nghiên cứu ” của Nguyễn Tiến Đức, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, năm 2003; “Một số kỳ năng và yêu câu trao đổi cá biệt với người dùng tin” tạp chí Thư viện Việt Nam số 3 (11) tr 24-27, 2007 của Trương Đại Lượng,
Tại Thư viện Học viện Tài chính đã có một đề tài nghiên cứu của thạc sĩ
Nguyễn Thị Nghĩa về vấn đề “7ăng cường hoạt động thông tin — thư viện ở Học
viện Tài chính trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, luận văn thạc sĩ năm 2003 Tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin — thư viện tại Học viện Tài chính, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu của Học viện Tài chính trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Các đề tài trên đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận của việc nghiên cứu
Trang 11việc nghiên cứu NCT của một nhóm người ding tin cụ thể gắn tại một cơ quan, đơn vị, địa phương tại các thời điểm khác nhau mang tính đặc thù nơi tác giả công tác
Mỗi cơ quan thông tin - thư viện có những nét riêng làm ảnh hưởng đến NCT của người dùng tin tại cơ quan, đơn vị đó Tại Thư viện Học viện Tài chính, ngoài để tài nghiên cứu về vấn đề tăng cường hoạt động thông tỉn - thư viện, trong đó nêu khái quát một số vấn đề về người dùng tin và NCT tại Thư viện Cho đến thời điểm này chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về nhu cầu tin của người dùng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho
người dùng tin tại Thư viện Học viện Tài chính
3 DOI TUQNG VA PHAM VI NGHIEN CUU CUA DE TAL
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là NCT và khả năng dap img
NCT tại Thư viện Học viện Tài chính trong giai đoạn từ 2000 đến nay
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CUA DE TAL
© Muc dich:
Nghiên cứu NCT của từng nhóm người dùng tin, nắm bắt tập quán sử dụng thông tin của NDT và khả năng đáp ứng NCT tại Thư viện Học viện Tài chính Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thoả mãn, kích thích phát triển NCT đúng hướng và có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp
theo
© Nhigm vu:
Để đạt được những mục dích trên, dé tài tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ chính sau:
~_ Nghiên cứu cơ sở lý luận về NDT và NCT
~_ Nghiên cứu các đặc điểm NDT tại Thư viện Học viện Tài chính
~_ Khảo sát nội dung NCT và tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin tại Thư viện Học viện Tài chính
Trang 12~_ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực đáp ứng thoả mãn NCT cho người dùng tin tại Thư viện 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚ CUA DE TAL Luận văn phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: s _ Phương pháp luận: ~ Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học — công nghệ, công cuộc đổi mới đắt nước, đổi mới giáo dục, cơng nghiệp hố - hiện đại
hoá đất nước
Phương pháp cu thé:
'Thu thập, phân tích - tổng hợp số liệu, tài liệu
Điều tra xã hội học (Qua phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp)
Khảo sát, quan sát thực tế
Théng ké sé liệu
6 Ý NGHĨA CUA DE TAI
Về mặt lý luận khoa học:
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận khoa học về NCT và dam bảo thông tin cho người dùng tin nói chung, đặc biệt cho người dùng tin của một
thư viện khoa học chuyên ngành như Thư viện Học viện Tài chính VỀ mặt ứng dụng thực tiễn:
Trang 13Kết quả đạt được trong đề tai sẽ gdp phn vao việc cải tiến các phương thức, nâng cao chất lượng phục vụ thông tin hiện nay và đóng góp cho việc xây dựng chính sách phát triển hoạt động thông tin - thư viện tại Thư viện nhằm đạt hiệu
quả cao hơn
7 KET CAU CUA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khai quát về người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Học viện Tài chính
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại — Thư viện Học viện Tài chính
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng và phát triển nhu cầu tin tại
Trang 14CHUONG 1
KHAI QUAT VE NGUOI DUNG TIN VA NHU CAU TIN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
1.1 NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CÀU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN —
THƯ VIỆN
1.1.1 Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin * Khái niệm người dùng tin
Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thoả mãn nhu cầu của mình, là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin Như vậy NDT là đối tác, khách hàng của hoạt động thông tin - thư viện Hoạt động thông tin - thư viện
muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm tới nhu cầu tin của người ding tin trong
từng thời điểm và địa bàn cụ thể
NDT trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin Đồng thời người có nhu cầu tin chỉ có thể trở thành người dùng tin khi họ sử dụng thông tin (trực tiếp hoặc thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin) hoặc có điều kiện tiếp nhận sử dụng thông tin, thoả mãn nhu cầu của mình
'Như vậy, NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin Không có NDT không tồn tại hoạt động thông tin Nói cách khác, NDT là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động thông tin Ý kiến đánh giá của NDT trong quá trình sử dụng thông tin góp phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn với nhu cầu của NDT
Người dùng tin là một thực thể xã hội Nhu cầu tin của họ nảy sinh và tồn tai trong quá trình họ thực hiện các hoạt động sống và các quan hệ xã hội khác Như vậy, ngoài các mối quan hệ hiện hữu trong quá trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, người dùng tin còn bị chỉ phối bởi nhiều mối quan hệ phức
Trang 15Theo quan điểm tâm lý học Mác xít, có thể coi nhu cầu tin là đòi hỏi khách
quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội), đối với việc tiếp nhận và sử dụng
thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người Khi đòi hỏi về thông tin
của con người trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất hiện
Nhu cau tin là một dạng của nhu cầu tỉnh thần, nhu cầu bậc cao của con
người Nhu cầu tin nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người Thông tin về đối tượng hoạt động, về môi trường và
phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của con người Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin
đầy đủ Hoạt động càng phức tạp thì nhu cầu được cung cấp thông tin (về đối
tượng hoạt động, về môi trường hoạt động ) càng cao
Như vậy, có thể coi nhu cầu tin là loại nhu cầu tỉnh thần đặc biệt của con
người Với mỗi cá nhân, càng tham gia nhiều loại hoạt động khác nhau, nhu cầu tin càng cao và đa dạng hơn Ở cấp độ xã hội, các lĩnh vực hoạt động xã hội càng đa dạng, phức tạp, nhu cầu tin càng lớn, đòi hỏi được đáp ứng ở mức độ
cao hơn Đồng thời, nhu cầu tin phát triển cao lại tác động trở lại tới sự phát triển các hoạt động sản xuất, góp phần phát triển xã hội Nhu cầu tin là yếu tố
quan trong tạo nên động cơ của hoạt động thông tin, vì vậy có thể coi nhu cầu
tin là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin
Trong thực tiễn hoạt động thông tin có một số thuật ngữ gần gũi với khái
niệm nhu cầu tin Tuy nhiên, chúng biểu thị nhu cầu tin ở những cấp độ và sắc
thái khác nhau như: sở thích tin, yêu cầu tin
Sở thích tin là nhu cầu tin được thể hiện qua ý thức chủ quan của NDT, biểu thị dưới sắc thái tình cảm (hứng thú với một loại thông tin nào đó) Sở thích tin có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận và sử dụng thông tin của người dùng tin Sở thích tin định hướng quá trình tìm kiếm và là chất xúc tác nâng cao hiệu quả lĩnh hội thông tin cho mỗi chủ thể
Trang 16nhằm thoả mãn nhu cầu của họ Người có nhu cầu tin thường hướng tới thoả mãn nhu cầu tin bằng hàng loạt các yêu cầu cụ thể Tuy nhiên, đôi khi yêu cầu tin cụ thể cũng chỉ phản ánh một yêu cầu công việc nhất thời mà chủ thể phải thực hiện trong thời hạn ngắn [ 17, tr.16-17]
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin
Các yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tin của người dùng tin Yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tác động đến NCT của NDT, bao gồm môi trường sống (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), đặc thù của hoạt động nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính; Yếu tố chủ quan là trình độ văn hoá, nhân cách con người
* Yếu tổ khách quan
Nhu cầu tin va nhu cầu đọc nằm trong hệ thống nhu cầu rất da dạng và phong phú của mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung, do đó nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các điều kiện môi trường Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện sống của con người Tâm lý học Mác xít khẳng định yếu tố địa lý, tự nhiên không phải là quyết định trong việc hình thành và phát triển tâm lý, nhưng có để lại những dấu ấn nhất định Những vùng đất khác nhau thường để lại những dấu ấn khác nhau trong tính cách và xu hướng hoạt động
Môi trường xã hội của người dùng tin có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhu cầu tin của người dùng tin Điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đất nước ta đang đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Đó là một cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đối với toàn bộ nền kinh tế và mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội Muốn tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức chúng ta phải tiếp tục công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo đến tằng lớp
trí thức, tạo điều kiện cho họ lao động sáng tạo và tiếp cận thông tin, phát triển
nhu cầu tin của họ Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng đã nêu rõ: “Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin,
tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, cơng nghệ và văn hố thế giới, nâng,
Trang 17minh, cống hiến Phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng Phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương chính sách pháp luật [14, tr.15]
Công cuộc đổi mới đất nước đang diễn ra từng ngày, từng giờ tác động
trực tiếp đến mỗi con người, mỗi tô chức xã hội Các chủ trương thông thoáng
hơn đã cởi trói cho nhiều ngành, nhiều cắp trong đó có ngành giáo dục Đổi mới giáo dục đã đem đến một luồng sinh khí mới cho các trường đại học, góp phần biến đổi mối quan hệ thầy trò, biến họ thành những chủ thể năng động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy, học tập, truyền đạt và lĩnh hội trí thức
Công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục cùng xu thế hội nhập đã tác động đến NDT nói chung và NDT tại Học viện Tài chính nói riêng, khiến họ trở nên năng động, sáng tạo hơn Nhu cầu tin của họ vì vậy, cũng trở nên sâu rong, cấp bách hơn
Đời sống văn hoá tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu tin va nhu
cầu đọc phát triển Nền văn hoá phát triển sẽ sản sinh ra thông tin đa dạng, sẽ
được lưu truyền và truyền tải bằng nhiều phương tiện khác nhau để có thể bảo quản và lưu truyền lại cho các thế hệ sau Nhu cầu tin được thoả mãn sẽ bền
vững và sâu sắc hơn
Tinh chat va trình độ lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin Trình độ sản xuất càng cao đòi hỏi phải có nhiều thông tin và kiến thức hơn, đồng thời cũng sản sinh ra các phương tiện truyền tin hiện đại hơn Ngày nay, với các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, tài liệu điện tử ngày càng phổ
biến, thay thế tài liệu giấy truyền thống, mang internet ngày càng phô biến,
Bên cạnh đó, sản xuất phát triển làm cho đời sống vật chất được nâng cao đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá tỉnh thần của mỗi con người trong xã hội,
trong đó có nhu cầu tin, nhu cầu đọc Các quan hệ xã hội lành mạnh, hài hoà và
chế độ dân chủ cũng góp phần làm cho con người tự do hơn (đời sống tinh thần
Trang 18Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin càng cao, con người đòi hỏi được thoả mãn nhu cầu tin không chỉ về tài liệu mà còn các thông tin về dữ kiện và số
liệu tông hợp Những nguồn thông tin được khai thác tốt sẽ là các nhân tô quyết
định cho sự phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế Các lĩnh vực quan tâm của người dùng tin rất khác nhau, thêm vào đó là sự cạnh tranh và những đồi hỏi của nên kinh tế thị trường khiến người dùng tin cần năng động hơn, nhu cầu tin của họ phong phú hơn, sâu sắc hơn và kịp thời hơn Nhu cầu tin cũng có những đặc điểm thời đại tính định hướng vĩ mô được xác định trên cơ sở định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước, có tính chính trị cao, có tính tổng hợp đa ngành và liên ngành, xu hướng tồn cầu hố đòi hỏi chất lượng đáp ứng nhu cầu tin ở trình độ quốc tế, xu hướng quốc tế hoá nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội làm cho không gian dường như thu hẹp lại, thời gian tìm kiếm như rút ngắn đi, điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng nhiều Trong thời cơ đó, những người dùng tin không chỉ có nhu cầu tin về chuyên
ngành của mình mà còn vươn tay ra các lĩnh vực khác như khoa học tự nhiên và
khoa học công nghệ và những ngành khác liên quan Vì vậy, thông tin đã là chìa khoá cho mọi hoạt động sáng tạo của con người, sự thành công của một con người, của cá nhân nào đó trong xã hội phụ thuộc vào khả năng với tới, khai thác và sử dụng thông tin của họ Đồng thời, điều kiện kinh tế xã hội càng phát
triển thì càng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin giá trị cao, góp phần
thỏa mãn nhu cầu tin đa dạng và phong phú trong xã hội Hoạt động thông tin ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn đòi hỏi phải đáp ứng bằng những, phương pháp hiện đại hơn
Đặc thù của hoạt động nghề nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tin Hoạt động lao động nghề nghiệp chỉ phối căn bản mọi hoạt động của con người Trong hoạt động nghề nghiệp, người nghiên cứu phải theo sát những đặc thù của ngành mình để nghiên cứu Hoạt động lao động nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo trong một giai đoạn rất đài của cuộc đời, từ khi con
Trang 19động lao động nghề nghiệp ảnh hưởng lớn tới xu hướng của con người, tới hệ thống nhu cầu trong đó có nhu cầu đọc và nhu cầu tin Nghề nghiệp khác nhau để lại những đấu ấn khác nhau trong nội dung nhu cầu tin và tập quán sử dụng thông tin của mỗi con người Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp thường chỉ phối
nhu cầu tin của người dùng tin
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính khác nhau cũng là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu tin của con người Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chỉ phối Cũng như do đặc điểm sinh lý khác nhau, các giới khác nhau có những đặc điểm tâm lý riêng Các đặc điểm lứa tuổi, giới tính khác nhau cũng được thể hiện
trong nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu tin của mỗi người
* Yếu tổ chủ quan
Là một nhu cầu tỉnh thần, nhu cầu đọc và nhu cầu tin cũng bị chỉ phối bởi trình độ văn hóa của con người Trình độ văn hóa của xã hội ta ngày càng được nâng cao, những người lao động nước ta đang ở quá trình trí thức hóa, khoảng
cách giữa lao động chân tay và lao động trí óc được thu hẹp Các nhà khoa học, các nhà trí thức là đội tiên phong của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, đội ngũ đào tạo nhân tài cho đất nước, xây dựng nền khoa học nước nhà, khoa học cơ bản, khoa học công nghệ, khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến nội dung nhu cầu tin, phương thức tìm kiếm thông tin và những hình thức sử dụng thông tin được sử dụng [28, tr.19]
Trình độ văn hóa của người dùng tin ở Học viện Tài chính khá cao: trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số Nhu cầu tin của họ rất đa dạng, phong phú với nhiều lĩnh vực khác nhau; khoa học công nghệ, chính trị -xã hội, kinh tế, văn hóa, với mục đích cuối cùng là nghiên cứu về kinh tế, tài chính - kế toán
Trang 20cách mạng khoa học kỳ thuật, công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản phương thức thu thập và truyền thông tin, thời đại thơng tin tồn cầu hóa dang đến gần Ví dụ như người dùng tin tại Thư viện Học viện Tài chính có một số lượng lớn người dùng tin thường xuyên truy cập Internet dé tìm kiếm thông tin, đọc tài liệu chuyên ngành, đọc báo, tạp chí điện tử hoặc giải trí Đặc biệt, ở lứa tuổi từ 18-35 có nhu cầu sử dụng các tài liệu về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin cao Người dùng tin trẻ tuổi thích sử dụng những phương tiện tìm tin hiện đại như tra cứu trên máy tính thông qua các cơ sở dữ liệu (CSDL) của Thư viện hoặc khai thác qua mạng Người dùng tin nhiều tuổi lại thích các tài liệu về chính trị, thời sự, xã hội và triết học Họ thích các
phương thức tìm tin truyền thống như tra cứu qua mục lục thư viện, sử dụng
thông báo sách mới Thông tin mà nhóm người này hay sử dụng là những thông tin mang tính tổng hợp nên yêu cầu thông tin phải cô đọng phục vụ hiệu quả cho công việc quản lý Phương thức tìm tin của họ cũng đa dạng, phong phú hơn, quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả tìm tin hơn là sử dụng một loại nhất định
Bên cạnh đó, nhân cách cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu tin của con người Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý
của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ
Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng ~ một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng phong phú, nhu cầu tin sẽ ngày cảng cao, càng nhạy cảm [17, tr.23]
1.1.3 Vai trò của người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động — thông tin — thư viện
NDT là người trực tiếp sử dụng thông tin và những sản phẩm, dịch vụ của hoạt động thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Vì vậy, NDT là đối tác, là khách hàng của hoạt động thông tin — thư viện NDT cũng là chủ thể của NCT
Trang 21NCT là loại nhu cầu tỉnh thần đặc biệt, là đòi hỏi khách quan của con
người với thông tin, tri thức nhằm duy trì và thực hiện các hoạt động sống của mình Nhu cầu tin là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin, vì
vậy có thể coi nhu cầu tin là nguồn gốc làm ny sinh hoạt động thông tin Là một loại nhu cầu của NDT, NCT chịu ảnh hưởng của những đặc điểm sinh lý, điều
kiện sống và hoạt động của chính NDT đó NCT luôn biến đổi dưới tác động của
các yếu tố khách quan và chủ quan
Thư viện là một trong những bộ phận đảm bảo thông tin và đáp ứng các yêu cầu của quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập ở HVTC Cũng như các cơ quan thông tin - thư viện bất kỳ, NDT và NCT là một trong những yếu tố
quan trọng trong hoạt động thông tin tại Thư viện NDT được coi là yếu tố
tương tác hai chiều Trước hết, NDT là đối tượng phục vụ, là khách hàng, là người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện NDT thể hiện cụ thể NCT của chủ thể hoạt động tức là các cá nhân, nhóm và những nhu cầu này là cơ sở quan trọng để định hướng hoạt động thông tin của Thư viện Ngoài ra, NDT là người sáng tạo, sản xuất một phần “nguyên liệu thông tin” cho hoạt động thông
tin của Thư viện
'NDT được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng sẽ tạo ra nguồn tin có giá trị Như vậy, có thẻ thấy NDT đóng vai trò là khách hàng,
quan trọng tác động trực tiếp tới hoạt động cũng như sự phát triển của Thư viện
Với NCT cụ thể của mình, với khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, NDT là
nhân tố quyết định nội dung thông tin, kênh thông tin cần được sử dụng trong
hoạt động thông tin tại Thư viện
1.2 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH VỚI CƠNG TAC DAO TAO NGUON NHÂN LỰC VÀ ỨU KHOA HỌC TÀI CHÍNH CHÁT LƯỢNG CAO
NGHIÊN
1.2.1 Vài nét về Học viện Tài chính
Trang 22của Nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp đào tạo cán bộ trình
độ đại học và sau đại học cho ngành Tài chính và nên kinh tế quốc dân
Học viện Tài chính là tên gọi mới, có nhiệm vụ kế thừa lịch sử truyền thống của Trường Đại học Tài chính - Kế toán Sự ra đời của Học viện Tài chính đánh dấu một bước trưởng thành của ngành tài chính, phản ánh yêu cầu cấp thiết của công tác đào tạo, nghiên cứu về tài chính, đáp ứng yêu cầu lâu dài về xây dựng một ngành tài chính vững mạnh, về sự phát triển quy mô cũng như tính
chất quyết liệt của cuộc cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong
thời kỳ mới [1]
'Với sứ mệnh là một trung tâm đào tạo chuyên sâu và cung cấp cho đất nước cán bộ chuyên ngành tài chính - kế toán, là một cơ quan nghiên cứu khoa học tài chính — kế toán, góp phần đắc lực vào việc không ngừng hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính — kế toán nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước [15, tr4]
Trang 23viện
Cùng với việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học ở Học viện cũng phát triển một cách toàn diện trên tắt cả mọi hoạt đông: nghiên cứu phục vụ lãnh đạo, nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục đào tạo, Nội dung và hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề lý luận tài chính nảy sinh từ hoạt động tài chính, lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, Những hoạt động trên đã tạo nên bước phát triển mới trong nghiên cứu khoa học, đưa Học viện thành một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về tài chính — kế toán của
cả nước
1.2.2 Học viện Tài chính với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong
n trình đổi mới giáo dục đại học
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Học viện Tài chính tập trung đổi mới toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo, từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ hợp
tác trong công tác giáo dục, trang bị thêm cơ sở vật chất và tô chức đời sống
sinh hoạt của cán bộ giảng viên của Học viện Kết quả đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và của ngành tài chính nói riêng, của nền kinh tế quốc dân nói chung
Trong suốt thời gian qua, Nhà trường đã không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phương thức quản lý đào tạo phù hợp với nội dung và mục tiêu mới, chiến lược tài chính mới Vấn đề đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dao tạo là yêu cầu khách quan, nó quyết định đến chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán và vị thế của Học viện trong xã hội Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo là sự phản ánh yêu cầu đào tạo của xã hội với nhiệm
Trang 24thực tiễn quản lý tài chính - kế toán đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tuyển dung
nhân sự và cũng để tạo dựng thương hiệu riêng cho Học viện Tài chính
Trên cơ sở năm ngành đào tạo được giao là: tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin kinh tế và tiếng Anh Học viện đã xây dựng được các chuyên ngành đảo tạo, đó là: quản lý rài chính công, thuế nhà nước, bảo hiểm, ngân hàng, hải quan, tài chính quốc tế, tài chính doanh nghiệp, định giá tài sản và kinh doanh bắt động sản, kinh doanh chứng khoán, kế toán doanh nghiệp, kiểm toán, quản trị kinh doanh, marketing, tin học tài chính - kế toán, tiếng anh tài chính - kế toán và phân tích chính sách tài chính Với trên 60 môn học phục vụ cho 16 chuyên ngành nói trên [1 1] Số lượng giáo trình do Học viện biên soạn và xuất bản liên tục tăng lên Tính đến nay, đã có hàng trăm giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo được xuất bản Đây là nguồn học liệu thiết yếu của các giáo viên, sinh viên của Nhà trường Việc quan tâm và phát triển nguồn này, một mặt khuyến khích các giảng viên, cán bộ Nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn tài liệu Mặt khác giúp học viên, sinh viên của Trường có tài liệu học tập phù hợp, phong phú và luôn được cập nhật kiến thức mới cũng như điều kiện thuận lợi để người học tự tìm hiểu và khám phá tri thức mới
Phương pháp đào tạo theo tiêu chí “lấy người học làm trung tâm” ngày cảng trở nên phổ biến, hoạt động học tập ngày càng chú trọng đến phương pháp tự học, tự nghiên cứu Học viện Tài chính đã thực hiện đổi mới phương pháp dio tạo bằng nhiều hình thức khác nhau: tổ chức nhiều hội thảo về đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; quan tâm và khuyến khích các giảng viên thực hiện giảng dạy và ứng dụng các công nghệ hiện đại như giảng dạy trên Powerpoint, giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo trên mạng internet, thành lập các nhóm nghiên cứu độc lập thường xuyên gặp gỡ nhau trao đổi qua mạng,
Trang 25vụ thường xuyên được diễn ra tại các Khoa, Bộ môn, Trung tâm của Học viện Các diễn đàn tạo nên không khí tự học, tự nghiên cứu sôi nỗi, nhiệt tình và hiệu quả trong giảng viên và sinh viên Phương pháp giảng dạy và học tập mới cũng được hình thành, các giảng viên luôn cập nhật kiến thức và làm mới phương pháp truyền thụ để sinh viên hứng thú hơn khi học tập; sinh viên chủ động tìm hiểu và tự học theo phương pháp và nguồn học liệu đã được giảng viên gợi ý Sự trao đổi thông tin thẳng thắn, cởi mở giữa giảng viên và sinh viên theo nhiều kênh thông tin khác nhau như: trực tiếp trong giờ học, qua thư điện tử, qua các diễn đàn (forum) trên mạng đã tạo ra không khí giảng dạy và học tập mới cho giảng viên và sinh viên đều hăng say cập nhật kiến thức, tránh tụt hậu trong thời kỳ nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như hiện nay
Công tác nghiên cứu khoa học của các giảng viên cũng luôn được đề cao và quan tâm Bên cạnh các cuộc Hội thảo, Hội nghị Khoa học được tổ chức thành công, Học viện đã đã thực hiện đào tạo hàng chục nghìn cán bộ có trình độ đại học và sau đại học về tài chính kế toán; hàng nghìn đề tai khoa học; hàng trăm bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế, xuất bản nhiều đầu giáo trình và sách tham khảo Đó là những thành quả ban đầu của nỗ lực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học
Trang 26hợp tác quốc tế cũng góp phần tích cực và hiệu qua trong việc nâng cao chat
lượng nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật với các giảng viên, chuyên gia nước ngoài để biên soạn gần 30 cuốn sách và địch ra tiếng Việt các sách giáo trình và tài liệu tham khảo học tập Những hoạt động này đã giúp Học viện Tài chính có thêm nhiều kinh nghiệm và tiềm lực đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế Đây cũng là một cách đề quảng bá hình ảnh của Học viện Tài chính đến cộng đồng khoa học, công đồng giáo dục trong nước và quốc tế [12]
Góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và hỗ trợ cho quá trình đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như thúc đẩy nghiên cứu khoa học và hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng được đầu tư xây dựng và nâng cấp Học viện đã xây dựng được khu giảng đường 5 tầng với 68 phòng học đầy đủ tiện nghỉ, 9 phòng thực hành máy tính với gần 500 máy, 2 phòng LAB cho việc học ngoại ngữ trên diện
tích 13.632 mẺ: một hội trường có diện tích 1.300 mẺ với 700 chỗ ngồi; khu nội
trú sinh viên được trang bị khá đầy đủ và tiện nghi gồm 5 tòa nhà 5 tầng với 19.962 mỶ và 1 tòa nhà 5 tầng với 140 chỗ ở dành cho sinh viên nước ngoài Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện đã làm môi trường làm việc, sinh hoạt của cán bộ, sinh viên ngày càng tốt hơn Học viện cũng đã xây dựng được khu thể thao gồm: 1 sân bóng đá 2.100 mỂ, I sân bóng chuyển và bóng rồ, 2 sân cầu lông, 1 bể bơi có mái che 1.450 mỶ với 7 làn bơi dài 25 m và khu phụ trợ [8]
Những hoạt động và những thành quả bước đầu đã cho thấy Học viện đã
và đang đi đúng hướng thê hiện quyết tâm phan đầu trở thành trung tâm đảo tạo
và nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính — kế toán chất lượng cao cho đất nước cũng như vươn tới tầm
khu vực
1.2.3 Thư viện trước yêu cầu
chính
Trang 27nâng cao chất lượng đào tạo, là một trong những bộ phận quan trọng đảm bảo thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở Học viện Hiệu quả của hoạt động thông tin — thư viện hiện đại có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy, học tập
Qua gần 50 năm hoạt động, Thư viện không ngừng phát triển cùng sự di lên của Nhà trường Trong tiến trình đổi mới giáo dục, Thư viện đã và dang chuyển mình, đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc, theo hướng hiện đại hóa, nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập trong điều kiện mới
Thời kỳ đầu mới thành lập, Thư viện là một bộ phận nhỏ nằm trong Phòng Đào tạo - Khoa học, sau đó tách ra thành đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu Khi đó cán bộ thư viện gồm có 3 người kiêm giảng viên khoa Dự bị Năm 2002 được mở rộng thành Trung tâm Thông tin - Thư viện với những chức năng nhiệm vụ mới mở rộng hơn, phù hợp với việc đáp ứng đổi mới giáo dục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tháng 8 năm 2010, Học viện Tài chính có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm Thông tin - Thư viện được tách ra thành Thư viện và Trung tâm thông tin Thư viện được tổ chức gọn nhẹ hơn với nội dung sát hợp với việc phục vụ tài liệu cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của mọi đối tượng trong Học viện [9]
Trang 28- Phòng Nghiệp vu - Bé sung
- _ Phòng Đọc Sinh viên (hơn 200 chỗ ngồi dành cho sinh viên) ~ _ Phòng Đọc Giáo viên
- Phòng Mượn giáo trình, tài liệu tham khảo
Ngày mới thành lập (1963), Thư viện chỉ có 851 tên sách với 11.600 cuốn Nay vốn tài liệu của Thư viện ngày càng phong phú và dồi dào hơn về số lượng cũng như chất lượng Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2010, Thư viện có 25.009 tên sách với tổng số cuốn sách là 312.229 cuốn (trong đó có 295.918 cuốn sách tiếng Việt, 16.311 cuốn sách tiếng nước ngoài), băng catset là 55 chiếc va lượng đĩa CD-ROM lưu trữ thông tin số hóa là 75 chiếc, ba cơ sở dữ liệu (CSDL) với tổng cộng 30.312 biểu ghi (trong đó: CSDL sách với 14.639 biểu ghi, CSDL luận án có 3.998 biểu ghi, CSDL bài trích với 11.675 biểu ghi) và một số nguồn tin số hóa trực tuyến đang được Thư viện thu thập và giới thiệu
tới người dùng tin Báo, tạp chí có 134 loại tập trung ở các lĩnh vực kinh
khoa học Mác Lê Nin, khoa học xã hội nhân văn và một số lĩnh vực khác [7]
Thư viện được tổ chức thành hệ thống các phòng đọc, phòng mượn chủ yếu ở địa điểm là Đông Ngạc phục vụ các nhóm NDT khác nhau tại Học viện Tại mỗi vị trí phục vụ đều có thông báo về thời gian phục vụ, hướng dẫn tra cứu tài liệu, hướng dẫn cách truy cập thông tin Hàng năm, Thư viện phục vụ gần 114.414 lượt bạn đọc, 223.150 cuốn sách, 22.251 cuốn luận văn, 52.676 báo, tạp chí [10]
Trang 29Thư viện đều được tin học hóa, đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng thông
tin Toàn bộ hoạt động Thư viện được kết nối mạng LAN, kết nói Internet trong
toàn hệ thống tại các cơ sở đảo tạo Đông ngạc, 53E Phan Phù Tiên và số 8 Phan Huy Chú Thư viện đã cấp tài khoản sử dụng cho toàn bộ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, vì thế việc khai thác tài nguyên thông tin có hiệu quả rõ rệt Một phần bài giảng điện từ đã được đưa lên mạng nội bộ Thư viện thường xuyên giới thiệu tài liệu mới qua Website của Học viện và việc hướng dẫn người sử dụng truy cập thông tin luôn được quan tâm Thư viện rất có ý thức trong việc tuân thủ các chuẩn chung của thư viện Việt Nam và thế giới trong việc biên mục, cho nên tương thích với vấn đề chia sẻ thông tin với các trường đại học
khác trong khu vực cũng như trong hệ thống thư viện Việt Nam và thể giới
Từ thời kỳ cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu, chỉ có một phòng đọc và vài thiết bị lạc hậu, đến nay, Thư viện đã có một cơ ngơi khang trang với tổng diện tích là 2.206 mổ, hệ thống phòng đọc với trang thiết bị chuyên dụng hiện đại và được trang bị mới hoàn toàn như bàn ghế, tủ mục lục, giá tài liệu, máy tính cấu hình cao, máy in mã vạch, đầu đọc mã vạch, cổng
từ,
Hệ thống sản phẩm và dịch vụ của Thư viện ban đầu mới chỉ là địch vụ
đọc, mượn trả, tra cứu thông tin trên hệ thống mục lục truyền thống Giờ đây,
Thư viện đang cung cấp tới NDT nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích:
~_ Dịch vụ đọc tại chỗ và mượn trả tài liệu
~ _ Dịch vụ tra cứu thông tin trên mục lục chữ cái, mục lục phân loại ~ Dịch vụ tra cứu thông tin trên OPAC (một phân hệ của Libol 5.0)
~_ Dịch vụ tư vấn thông tin trực tiếp cho NDT tại mỗi phòng phục vụ
= Dich vu sao chụp tài liệu, chuyển tải thong tin trên mạng sang USB, in ra giấy, theo yêu cầu của NDT
Trang 30
thiệu sách theo chuyên đề
~ _ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, trưng bày, triển lăm tải liệu mới hoặc tài liệu theo chuyên để
Thư viện đang phấn đấu trở thành giảng đường thứ 2 của Học viện để thực hiện chức năng thông tin khoa học tài chính, khoa học kinh tế đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Học viện Tài chính
1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Học viện Tài chính
Học viện Tài chính là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Tài chính — Kế toán của đất nước [12] Chính vì vậy hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập là hoạt động chủ đạo đồng vai trò quan trọng trong Học viện Trước yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cho nên người học tại Học viện cần phải chủ động
hơn, sáng tạo hơn trong cách tiếp nhận thông tin, tri thức, khuyến khích
người học phải tiếp cận nhiều tài liệu và tự suy nghĩ đặt ra những câu hỏi về các vấn đề quan tâm Người học tiếp nhận thông tin không phải là quá trình
tiếp nhận thông tin một chiều mà là quá trình sáng tạo, chuyền giao trí thức
theo nhiều chiều khác nhau và họ cũng chính là người tạo ra các thông tin về
khoa học kinh tế khoa học tài chính cho xã hội
Trang 31viên các hệ đào tạo Xét theo tính chất công việc, có thể phân chia NDT này
thành ba nhóm chính sau:
~_ Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu (cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sinh)
~ Nhóm NDT là học viên và sinh viên
Bảng 1.1: Số NDT của Học viện Tài chính
Nhóm người dùng tin Số lượng (người) | Tỉ lệ (%) Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý 196 15% Nhóm NDT là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu 449 339% Nhóm NDT là học viên và sinh viên 12.799 95.2%
Tổng số 13.444 100%
1.3.1 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm Ban Giám đốc Học viện, các
cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các trưởng Ban, Khoa, Bộ môn,
Thông tin cần cho nhóm này có điện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự
đoán trên các lĩnh vực về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và khoa học kinh tế,
các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tài chính về lĩnh vực tài chính — kế tốn Nhu cầu thơng tin của nhóm này rất phong phú và đa dạng Do cường độ lao động của nhóm này cao nên thông tin phải cô đọng, súc tích Hình thức phục vụ thông tin thường là các thông tin phục vụ lãnh đạo,
thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận, các bản tin nhanh, bản tin tóm tắt,
Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện vừa làm công tác quản lý vừa tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy Vì vậy ngồi những thơng tin về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Tài chính cần cho lãnh đạo, quản lý, điều hành thì nhu cầu tin của nhóm này cũng có tính
Trang 32* D6 tdi:
Độ tuổi của cán bộ lãnh đạo, quản lý đến Thư viện, nhiều nhất ở độ tuổi 51 ~ 60 chiếm 40% Còn lại ở độ tuổi 25 ~ 35 và 36 ~ 50 đều chiếm 30% Điều này cho thấy độ tuổi của cán bộ lãnh đạo, quản lý rất phù hợp với công việc mà họ đang đảm nhận Ở độ tuổi 36 ~ 50 và 51 - 60, cán bộ lãnh dao, quan lý là những người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú Bảng 1.2: Lứa tuổi của các nhóm NDT Lứa tuổi 18-24 25-35 36-50 51-60 Ti Ti Te Ti Nhóm % % |phiu| % |phiu| % Cán bộ LĐQL 0 | 00% | 12 |300%| 12 |300| 16 |400% Cán bộ GDNC 2 |2A% | 74 |76a%| 19 |t96[ 2 | 21% Học viên, sinh viên | 139 |735%| 48 |254⁄| 2 |lA%| 0 | 00 * Trình độ học vẫn:
Cán bộ lãnh đạo, quản lý đến Thư viện là những người có trình độ cao: cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ PGS GS chiếm 20%, tiến sĩ chiếm 37,5%, thạc sĩ chiếm 20% và 22,5% còn lại đều tốt nghiệp đại học Đa số cán bộ quản lý đều là chủ hoặc tham gia đề tài cấp Bộ, cắp Nhà nước, có 27,5% người tham gia
đề tài cấp trường (báng 13)
* Đời sống vật chất:
Trang 33* Đời sống tỉnh thần:
Cán bộ lãnh đạo, quan lý có đời sống tỉnh thần phong phú Có tới 90% cán bộ quản lý thích đọc sách báo; 70% thích xem phim, xem thời sự, chính trị trên tivi; 50% thích thể thao để rèn luyện sức khỏe Có tới 30% cán bộ quản lý thích nghỉ ngơi, giải trí trong thời gian rảnh, có 22,5% thích nghiên cứu tải liệu, 10% cán bộ quản lý tham gia các hoạt động xã hội (bảng 1.4)
1.3.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu (GDNC) là những người có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục đảo tạo của Nhà trường Họ là những người có ảnh hưởng tích cực tới công cuộc đổi mới giáo dục của nhà nước Nhóm này có hoạt động thông tin năng động và tích cực nhất Họ vừa là những người sáng tạo và thường xuyên cung cấp thông tin qua hệ thống bài giảng, giáo trình, các bài báo, tạp chi, các công trình nghiên cứu khoa học được công bố, các để tài, các dự án, vừa là những người chuyển giao thông tin, tri thức tới người học Vì
thông tin cho nhóm này mang tính chất chuyên sâu, chuyên ngành, có tinh chất lý luận và thực tiễn mang tính thời sự liên quan đến lĩnh vực kinh tế Hình
thức phục vụ nhóm này là các thông tin chuyên đẻ, thong tin chọn lọc, thông tin tài liệu méi, và về tài chính — ké toán nói riêng về khoa học kinh tế nói chung
* Độ tuổi:
Độ tuổi của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu phần lớn còn rất trẻ ở độ tuổi 25 ~ 35 chiếm 76.3% Ở độ tuổi này họ luôn năng động, ham học hỏi, sáng tạo, nhiệt tình và đã bất đầu có kinh nghiệm nghề nghiệp khá vững vàng Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở độ tuổi 36 — 50 chiếm 19,6% là những người có kinh nghiệm nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sâu rộng ( bảng 1.2)
* Trình độ học vẫn:
Trang 34Ngoài ra, họ còn tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và đề tài khoa học cấp bộ Bảng 1.3: Trinh độ học vấn của các nhóm người dùng tin " Tổng số Nhóm Nhóm Nhóm _phiêu LDQL GDNC HV,SV Tile | Số | Tie | Số | Te Tile
“Trình độ học vả phiếu | 9% |phiếu| % |phiu| % |phiếu| % Sinh viên 16s |506%[ 0 | 00% | 0 | 00% | 165 [87.3% Cử nhân kỹ sư 4i |I26| 9 |225%| 8 | 8.2% | 24 | 127% Thạc sĩ $2 |252%| 8 |200%| 74 |73%| 0 | 00% Nghiên cứu sinh 9 |28 | 0 |00%| 9 | 93%] 0 |00% Tiền sĩ 18 | 55% | 15 |375⁄%| 3 | 3.1% | 0 | 00% Phó Giáo sư, Giáo sư | 11 | 34% | 8 |200| 3 |3I% | 0 | 00% * Đời sống vật chất:
Đời sống vật của nhóm cán bộ GDNC tương đối ổn định, có tới 76,3% có mức sống đủ ăn, 20,6% cán bộ GDNC có cuộc sống dư giả và 3,1% có cuộc sống khó khăn Nguồn thu nhập chính của họ từ bản thân chiếm 66%, từ vợ hoặc chồng chiếm 21,6% còn lại 12,4% là từ bố mẹ ( phự lực 2)
* Đời sống tỉnh thần:
Nhóm cán bộ GDNC có đời sống tỉnh thần rất phong phú, lành mạnh, họ tham gia hầu hết các hoạt động giải trí Phần lớn họ đều ham đọc sách báo (76.3%), tỉ lệ cán bộ GDNC tham gia hoạt động nghiên cứu tài liệu chiếm 59,8%, có 15,5% cán bộ GDNC thích nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng Bên cạnh đó có một số cán bộ GDNC thích xem phim, tin tức trên tivi (9,3%), chơi thể thao 3,1%, dành thời gian cho hoạt động xã hội 5,2%, hoạt động nghệ thuật là 2,1% và 5,2% thích các hoạt động khác ( bảng
Trang 351.3.3 Nhóm người dùng tin là học viên và sinh viên
Người dùng tin ở nhóm này chủ yếu là sinh viên, một số ít là học viên cao học của Học viện Nhóm NDT này là đông nhất, trẻ trung nhất, ham thích khám phá cái mới và có sức sáng tạo là rất lớn Đặc biệt trong vài năm gần đây, cùng với những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và những yêu cầu đổi mới vẻ nội dung và phương pháp giảng dạy, nhóm NDT này đến Thư viện tăng lên đáng kể Chiém 82% sé người đến Thư viện, tỉ lệ NDT là nữ đến Thư viện chiếm 78,8%,
còn NDT là nam giới có 2l ,2%
* Độ tư
Nhóm NDT này chủ yếu ở lứa tuổi 18 - 24 chiếm 73,5% và độ tuổi 25 ~ 35 chiếm 25.4% còn lại 1,1% có độ tuổi 26 ~ 50 Nhóm NDT này đang ở độ tuổi rất trẻ, ham học hỏi và ưa thích khám phá thể giới (bảng 1.2)
* Trình độ học vẫn:
Trình độ học vấn của nhóm này thấp hơn hai nhóm trước Phần đông vẫn là sinh viên chiếm 87,3%; cử nhân chiếm 12,7% Trong nhóm này có tới 30,2% tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Sức trẻ, sức sáng tạo của lực lượng sinh viên là rất lớn nên Nhà trường đã có nhiều chính sách
khuyến khích sinh viên tham gia các công trình nghiên cứu khoa học (bảng
13)
* Đời sống vật chất:
Nhóm NDT là sinh viên, học viên của Học viện có đời sống tương đối ồn
định, 91,5% sinh viên tới Thư viện khẳng định họ có đời sống đủ ăn; 1,1% sinh
viên có đời sống dư giả và 7,4% có hoàn cảnh kinh tế khó khăn Phần lớn NDT nhóm này đều được nhận kinh tế từ cha mẹ chiếm 88,9% Có tới 9% sinh viên có nguồn thu nhập từ bản thân bằng việc dạy và làm thêm Còn lại 2,1% NDT thuộc nhóm này có nguồn thu nhập từ vợ hoặc chồng Qua phỏng vấn trực tiếp
Trang 36xa hoặc ở vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn Gia đình cũng luôn cố gắng tạo cho họ những điều kiện tốt nhất (phu luc 2)
* Đời sống tỉnh thần:
Ngoài thời gian học tập tại trường, nhóm NDT này có đời sống tỉnh thần rất đa dạng phong phú Họ tham gia vào tất cả các hoạt động giải trí với tỷ lệ cao, song nhiệm vụ chính của họ là học tập cũng không bị sao nhãng Có tới 72% NDT thuộc nhóm này thích đọc sách báo ; 48,1% NDT thích xem phim, tivi Tỉ lệ sinh viên dùng thời gian để nghiên cứu tài liệu cũng chiếm tỷ lệ 24,9% Điều đó cũng cho thấy Học viện Tài chính cũng đã có những biện pháp khuyến khích NDT nghiên cứu tài liệu, tham gia nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng tầm hiểu biết của mình NDT dùng thời gian rảnh để nghỉ ngơi, giải trí chiếm 10,1%; 8,5% NDT tham gia các hoạt động thể thao và 3,7% tham gia các hoạt động xã hội; 1,6% thích giải trí bằng các hoạt động nghệ
thuật Còn 3,2% NDT thuộc nhóm tham gia các hoạt động khác (bảng 1.4)
Nhin chung NDT tai Thu viện Học viện Tài chính có số lượng đông đảo, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, phần lớn ở độ tuổi trẻ trung, tỷ lệ nữ giới đến Thư viện nhiều hơn nam giới Họ là những người có trình độ học vấn tương đối cao, ham đọc sách, có đời sống vật chất ồn định Những đặc điểm đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhu cầu tin của NDT
Bảng 1.4: Đời sống tỉnh thần của các nhóm người dùng tin Nhóm Tổng số Nhóm Nhóm Nhóm phiêu LĐQL GDNC HVSV
THàgghe nye (ot ut [| 3 Lk 3
Nghiên cứu tàiliệu | 114 | 350%] 9 | 225%] 58 | 598%] 47 |24,9% Xem ti vi, phim 128 | 393% | 28 | 70.0%} 9 | 93%] 91 | 481% Doe sách, báo 246 |755%| 36 |900%| 74 |763%| 136 |720% Chơi thể thao 39 |120%| 20 |500%[ 3 |31% | 16 | 85%
Trang 38CHƯƠNG 2
'THỰC TRẠNG NHU CÀU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CÀU TIN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
2.1 KHAO SA’
HU CAU TIN CUA NGUOI DUNG TIN TAL THU VIEN
2.1.1 Nhu cầu về nội dung thông tin
'Với mục tiêu xây dựng và phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trên khu vực, thực hiện sứ mệnh: “Cư»g cáp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học Tài chính ~ Kế toán chất lượng cao cho xã hội ” [6] Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu ấy, Học viện không ngừng mở rộng quy mô đào tạo Đến nay, Trường đã có 13 khoa đảo tạo với 5 ngành đào tạo chính quy và nhiều ngành đào tạo không chính quy Trên cơ sở các ngành đào tạo được giao, Học viện đã xây dựng được 16 chuyên ngành đảo tạo với trên 60 môn học Vì vậy, cùng sự gia tăng về số lượng người dùng tin, nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học tại trường cũng đang phát triển và ngày càng đa dạng, phong phú với mức độ chuyên sâu và tầm bao quát khác nhau
Đa số NDT của Thư viện đều quan tâm đến các lĩnh vực tài liệu thuộc chuyên ngành được đào tạo và một số lĩnh vực tài liệu giúp họ nâng cao hiểu hiết, trau đồi kiến thức và năng lực chuyên môn
Vì, bất kỳ một chuyên gia nào, ngoài việc cần thiết nắm bắt thông tin khoa
học công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp của mình, họ còn cần phải nắm bắt kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tình hình kinh tế thị trường, tình hình phát triển khoa học công nghệ, ở thời điểm
Trang 39Bảng 2.1: Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học ‘Tong số Nhóm Nhóm Các lĩnh vực khoa phiếu LĐQL GDNC học chung - | Tiệ Tike Tiệ | So] Te Tổng| % % |phếu| % % Chính trị - xã hội 4i |126%[ 7 |175%J 12 |124%J 22 | 116% Khoa học tự nhiên | 28 | 36% | 3 | 75% | 7 | 72% | I8 | 95% Khoa học xã hội 6 |193⁄%| 6 | 150%] 25 |258⁄%| 32 |169% Khoa học Mác - 76 |233⁄| 8 |200%| 30 |309%| 38 |201% Khoa học kỹ thuật 1 |03% | 0 |00% | 1 |10| 0 | 00% Khoa học kinh tế 242 |142% | 24 |600%| 65 |670% | 153 |810% Khoa học giáo dục | 34 |104%[ 18 | 45,0%| 13 [134%] 3 | 16% Các lĩnh vực khác | 28 | 86% | 0 |00| s |s2% | 23 [12.2%
Tại Thư viện Học viện Tài chính NCT về tài liệu khoa học kinh tế chiếm 74,2% cao hơn NCT về các môn khoa học khác như khoa học xã hội (19,39%); khoa học giáo dục (10,4%); khoa học tự nhiên (8,6%); khoa học kỹ thuật (0.3%) Các thông tin thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội được mọi NDT của Học viện quan tâm tìm hiểu để nâng cao vốn kiến tức xã hội Tuy nhiên, tỉ lệ NCT về lĩnh vực này tại Thư viện chỉ có 12,6% Nguyên nhân chủ yếu được NDT đưa ra là họ có thể khai thác các thông tin này ở những nguồn khác: truyền hình, phát thanh, báo điện tử trên mạng Internet,
Khoa học Mác - Lênin cũng chiếm ti lệ đáng kể trong NCT của Học viện 23,3% Bởi việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận Mác - Lênin là điều không thể thiếu được trong các trường Chủ nghĩa Mác ~ Lénin la cơ sở phương pháp luận rất quan trọng cho cán bộ quản lý, nghiên cứu viên và sinh viên có định hướng đúng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập Cho nên ở cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cán bộ quản lý đều có nhu cầu thông tin về khoa học Mác — Lênin Những vấn đề khác chỉ chiếm một tỷ lệ bình thường so
Trang 40NCT ở Học viện Tài chính mang tính rõ nét đặc thù của một don vi đào tao, nghiên cứu về kinh tế, tài chính - kế toán Điều này cũng phản ánh một thực tế là những biến đổi trong ngành tài chính - kế toán trong giai đoạn hiện nay đã và đang tác động một cách sâu sắc đến NDT làm cho họ luôn có ý thức nâng cao
trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Để nắm rõ hơn NCT về lĩnh vực kinh tế, một lĩnh vực thông tin chủ
NDT ở Học viện Tài chính, chúng ta cần khảo sát về “Lữnh vực chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu kinh tế, Tài chính - Kề toán nào ” mà họ thường sử dụng
Kết quả điều tra thu được như sau:
Bảng 2.2: Nhu cầu về khoa học
inh té và lĩnh vực tài chính ~ kế toán (heo chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu của Học viện Tài chính) Khoa học kinh tế và Nhóm Nhóm Nhóm, lĩnh vực tài chính — "¬ GDNC HvSV
kế toán Số [ Tiệ | Số [ Ti | Số | Tk Tie phiếu | % [phiếu| % |phiếu| % | phiéu| % Kinh tế vĩ mô, 70 |25%| 7 |175%| 16 |165%| 47 |249% Kinh tế vi mô, 70 |2l5%| 8 |200%| 15 | 155%| 47 |249% Quản lý tàichính công | 101 | 31,0%| 10 |250%| 23 | 23,7%| 68 | 36.0%