SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM“Một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ trong phân môn vẽ tranh đề tài Môn mĩ thuật lớp 6 - Trường THCS Chiềng Cơi” 1.. * Ý nghĩa và tá
Trang 1MỤC LỤC
Trang
1 Đặt vấn đề:(Lý do chọn đề tài)… ……… 2
* Một số vấn đề trong thực tiễn về rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ trong phân môn vẽ tranh đề tài mĩ thuật 6: 2
* Ý nghĩa và tác dụng của việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh ……… 2
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu 3
2 Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm) 5
2.1 Cơ sở lý luận của việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh… 5
* Các khái niệm – Các căn cứ có liên quan đến đề tài…… 5
* Những kiến thức cơ bản về rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ trong giảng dạy 6
2.2 Thực trạng của việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài trong giảng dạy mĩ thuật 6: 7
*Thuận lợi:……… 7
* Khó khăn 7
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài mĩ thuật 6 : 9
2.3.1 Nâng cao tư tưởng và ý thức tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh …… 9
2.3.2 Điều tra kỹ năng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 6: … … 10
2.3.3 Trau dồi kỹ năng sử các biện pháp nâng cao ở bài vẽ tranh đề tài lớp 6: …
… 12
2.3.4 Tổng kết rút kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên trong giảng dạy …… 15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……… 15
3 Kết luận……… 16
* Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công việc giảng dạy … 16
* Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm……… 16
* Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân……… 16
* Ý kiến đề xuất……… 16
Tài liệu tham khảo……… 18
Trang 2SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng
vẽ trong phân môn vẽ tranh đề tài Môn mĩ thuật lớp 6 - Trường THCS Chiềng Cơi”
1 Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)
* Một số vấn đề trong thực tiễn về phân môn vẽ tranh đề tài trong giảng dạy bộ môn mĩ thuật:
Trong thực tế giảng dạy chương trình Mĩ thuật ở bậc THCS, tôi thấy rằng bộ môn Mĩ thuật đã giúp các em có rất nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật Khía cạnh nghệ thuật ở đây có thể chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó thì người ta có thể bắt gặp được bao nhiêu
là ước mơ, khát vọng được biểu hiện một cách khoáng đạt với những yếu tố màu sắc và hình hài ngồn ngộn chất trẻ thơ Hay đơn giản hơn là cách mà các em vận dụng những hiểu biết thẩm mĩ để ăn mặc sao cho đẹp, để trao đổi và học hỏi nhau
về những điều làm cho học trò trở nên văn minh hon trong học tập và sinh hoạt tại trường Và hơn lúc nào hết đó là sự cảm nhận bước đầu với cái đẹp, với nghệ thuật làm đẹp, từ đó hình thành trong các em ý thức tự làm đẹp
* Ý nghĩa và tác dụng của phân môn vẽ tranh trong việc giảng dạy mĩ thuật 6
Trong môn Mĩ thuật ở bậc THCS nói chung và mĩ thuật nói riêng các em được làm quen với rất nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh theo đề tài là một phân môn rất quan trọng, là tổng hợp của tất cả các phân môn khác vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng đề tài yêu cầu là một vấn đề rất quan trọng của giáo viên hướng dẫn
Không phải cứ lúc nào giáo viên nêu yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành vì đối tượng học sinh không đồng nhất Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh
Cụ thể, đối với môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng,
Trang 3phát triển tốt có hiệu quả trong môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng
Tuy nhiên hầu hết các em vẽ theo cảm tính, không theo kỹ năng vẽ cơ bản, khi vẽ tranh đòi hỏi các em phát huy tính tích cực, trí tưởng tượng, khả năng phân tích, tổng hợp
Vậy trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các
em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các
em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh lớp 6:
Quá trình triển khai việc nghiên cứu bắt đầu từ việc nghiên cứu thực trạng, khả năng vẽ tranh của học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn mĩ thuật ở trường THCS Chiềng Cơi và một số trường trong Thành phố Thực trạng cho thấy việc sử dụng các kỹ năng trong vẽ tranh của học sinh lớp 6 còn chưa được thành thục, mặt khác các em còn chưa chú ý học, chưa sử dụng các kiến thức kỹ năng cơ bản trong quá trình vẽ Việc rèn luyện kỹ năng sử dựng tranh vẽ còn hạn chế cụ thể qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm trong toàn trường kết quả còn thấp, đặc biệt ở khối lớp 6
Kết quả khảo sát đầu năm học 2010 -2011 của học sinh trường THCS Chiềng Cơi:
6 33 0 10 = 30,3% 17 = 51,5% 4 = 12,1% 2 = 6,1%
7 44 2 = 4,5% 12 = 27,3% 26 = 59,1% 4 = 9,1% 0
8 26 1 = 3,8% 9 = 34,6% 14 = 53,9% 2 = 7,7% 0
cộng 128 4 = 3.1% 38 = 29,7 72 = 56,3% 12 = 9,4% 2 = 1,5
Vì những kết quả như trên tôi thấy việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 6 là thực sự cần thiết
Trên cơ sở thực tiễn đó, dựa vào kinh nghiệm giảng dạy kết hợp cùng đồng nghiệp về việc nâng cao phương pháp vẽ tranh đề tài đã tìm ra những kinh nghiệm
Trang 4trong việc nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh đạt kết quả cao Như vậy thông qua việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm linh tri thức, nâng cao khả năng tích hợp, quan sát, vận dụng các kỹ năng vào tranh vẽ
Tóm lại: Từ những lý do trên, bản thân tôi thấy được sự cần thiết của việc
nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 6 Để góp phần đưa chất lượng dạy học ngày một đi lên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà
trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề: “Một số biện pháp hướng dẫn học
sinh nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài môn mĩ thuật lớp 6”
2 Giải quyết vấn đề ( Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm)
2.1 Cơ sở lý luận của việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh lớp 6:
* Các khái niệm – Các căn cứ có liên quan đến đề tài
Trang 5- phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Trích trong điều 24.2 - Luật giáo dục
- Tính tích cực học tập:
“Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập” (L.V Relrova, 1975)
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học
- Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học, thực chất phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học
- Kiểm tra:
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá Hoạt động kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá
- Đánh giá:
“ Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và sử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học (mục tiêu đào tạo) làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo”
Trang 6* Những kiến thức cơ bản về nâng cao kỹ năng vẽ trong phân môn vẽ tranh trong giảng dạy mĩ thuật lớp 6:
Như chúng ta đã biết, dạy các môn khoa học tự nhiên đã khó, trừu tượng như Mĩ thuật lại càng khó hơn Cảm nhận khó, sáng tạo khó, dạy học sinh cách cảm nhận và sáng tạo Mĩ thuật là một điều rất khó Cho nên cách thức truyền đạt của người giáo viên Mĩ thuật là cả một nghệ thuật
Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mĩ
thuật cũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy cái bản chất của Mĩ thuật sẽ ngấm sâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên mĩ thuật chúng ta cần phải thực hiện
Ngày nay, cái đẹp đã trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người Tất cả những gì phục vụ cho con người đều cần đẹp về hình thể và màu sắc Và khi cuộc sống ngày càng cao thì cái đẹp lại càng trở nên quan trọng,
có thể nói nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế quốc dân Vì thế, dạy học mĩ thuật ở trường phổ thông là cần thiết
Với nhiều lợi thế, môn mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho học mĩ thuật có điều kiện thể hiện qua các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học, góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Song, hiện nay việc dạy – học mĩ thuật ở bậc THCS vẫn còn nhiều bất cập
từ việc cho học sinh hiểu, vận dụng được kiến thức tới bài thực hành; cách truyền thụ kiến thức của người dạy Việc học sinh lĩnh hội được đầy đủ kiến thức để áp dụng vẽ được một bức tranh có hiệu quả cao nhất còn phụ thuộc vào rất nhiều ở yếu tố người dạy Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mĩ thuật ở bậc THCS, tôi xin được trao đổi một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, đặc biệt thể hiện các bức tranh vẽ theo đề tài
2.2 Thực trạng của việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài trong giảng dạy mĩ thuật 6:
* Thuận lợi:
- Các em học sinh đều có hứng thú học tập bộ môn và có ý thức học tập
Trang 7- Các đồng chí giáo viên luôn trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy và
sử dụng đồ dùng trực quan và tích cực học hỏi, đổi mới phương pháp trong giảng dạy Các cấp, các ngành có sự quan tâm, đầu tư thiết bị dạy học cho các trường học
* Khó khăn:
Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông tôi nhận thấy:
* Học sinh chưa bắt nhịp với bộ môn, vẫn cho rằng bộ môn Mĩ thuật là môn học phụ
* Chuẩn bị phương tiện học tập sơ sài
* Tư liệu phục vụ môn học còn hạn chế
* Vẽ theo cảm tính, suy nghĩ độc lập cá nhân
* Tinh thần tự học, sáng tạo chưa cao
* Nguyên nhân:
* Xét về nguyên nhân, tôi nhận thấy:
* Trước tiên chúng ta, những người trực tiếp đang xây dựng nền tảng giáo dục vẫn xem nhẹ tầm quan trọng môn học
* Giáo viên hướng dẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, sự tác động qua lại của phân môn với các môn học khác
* Khai thác nội dung ở khía cạnh hạn hẹp
* Tính liên hệ thực tiễn chưa cao
* Chưa khơi dậy được tính sáng tạo trong tâm hồn trẻ
* Dạy theo tính áp đặt, hoàn thành mục tiêu của bài nhưng ở mức hoàn thành thấp, chống đối
* Cụ thể, với môn mĩ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập, nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát triển tốt có hiệu quả trong môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng
Trang 82.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề nâng cao kỹ năng
vẽ tranh đề tài mĩ thuật 6 :
Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua
Trang 9lăng kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài
Trong phân phối chương trình môn Mĩ thuật ở bậc THCS, phân môn vẽ theo
đề tài bao gồm 34 tiết:
* Khối 6: 9 tiết
* Khối 7: 11 tiết
* Khối 8: 10 tiết
* Khối 9: 4 tiết
Như vậy số 34/123 tiết ta thấy phân môn vẽ tranh theo đề tài chiếm 1/4 trong tổng số tiết thực học, do đó có thể khẳng định việc vẽ được một tranh vẽ theo đề tài đạt hiệu quả cao là vấn đề tương đối phức tạp cả người học lẫn người hướng dẫn
2.3.1 Nâng cao tư tưởng và ý thức tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh.
* Vai trò:
Nâng cao ý thức trong việc dạy học phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng và môn mĩ thuật nói chung Từ đó giúp giáo viên có thêm kỹ năng và nâng cao chất lượng dạy học
* Tác dụng:
Nâng cao tư tưởng và ý thức chủ động, sáng tạo trong giảng dạy cho giáo viên sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo
* Các bước tiến hành:
Thông qua đợt bồi dưỡng hè đầu năm đã giúp giáo viên có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy
Các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn đã cho các đồng chí giáo Nâng cao ý thức làm tìm tòi, sáng tạo, tìm ra những phương pháp tích cực nhất trong dạy và học
* Hiệu quả của biện pháp: Thông qua việc nâng cao kỹ năng vẽ giúp học
mĩ thuật tập có hiệu quả, hứng thú, say mê hơn với môn học
Trang 102.3.2 Điều tra kỹ năng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 6:
* Vai trò:
Qua việc điều tra giúp giáo viên nắm bắt được tình hình vận dụng các kỹ năng vào vẽ tranh của học sinh Từ đó có hướng điều chỉnh trong quá trình dạy học
để giúp học sinh đạt được hiệu quả cao trong học tập
* Tác dụng:
Thông qua việc điều tra giúp giáo viên thấy được sự cần thiết phải nâng cao
kỹ năng trong phân môn vẽ tranh Từ đó có hướng uốn nắn và rèn luyện kỹ năng của bản thân giáo viên và học sinh trong từng tiết lên lớp
* Các bước tiến hành:
- Khảo sát tình hình sử dụng các biện pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng vào vẽ tranh đề tài của học sinh.
Để nghiên cứu đề tài đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm học sau khi nghiên cứu chọn đề tài, bản thân tôi đã tiến hành lập dàn ý và nghiên cứu Vấn đề đầu tiên
là tiến hành khảo sát cách vận dụng các phương pháp cơ bản và kỹ năng của học sinh trong bài vẽ tranh thông qua tiết học Từ đó có những nhận định chính xác về khả năng vẽ tranh của các em
Ví dụ: qua tiết 5 Vẽ tranh – Cách vẽ tranh đề tài.
Kiểm tra học sinh: các bước cơ bản khi tiến hành một bài vẽ tranh đề tài ? Thông qua phát phiếu điều tra học sinh toàn khối 6: 33 em Kết quả: 14 em
= 42,4% đã trả lời được yêu cầu đặt ra Còn lại: 19 em = 57,6% chưa nêu được đầy đủ và đúng các bước vẽ cơ bản
Nhưng chủ yếu các em nắm được kiến thức một cách thụ động, còn dựa vào
cơ sở lý thuyết để vẽ tranh theo đúng các bước hướng dẫn xây dựng bố cục một bài
vẽ tranh hợp lý thì phần lớn các em chưa thực hiện được
Cụ thể: điều tra về phác thảo bố cục của một tranh vẽ theo đề tài tự do
- Tổng số có: 13 em = 39,4% đã nắm bắt được các bước cơ bản và xây dựng được bố cục
- Còn lại: 20 em = 60,6% phác thảo bố cục chưa hoàn thiện hoặc chưa phác thảo được