Bố trí lại cơ cấu lao động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương (Trang 65 - 72)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNGCAO HIỆU QUẢ KINH DOAN HỞ CÔNG TY BIA NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG.

1. Biện pháp giảm chi phí sản xuất.

1.1.1. Bố trí lại cơ cấu lao động.

Xuất phát từ đặc điểm lao động của Công ty, một doanh nghiệp Nhà nước có trên 280 lao động, nhưng cơ cấu lao động chưa hợp lý. Số lao động gián tiếp chiếm quá lớn 54 người chiếm 23,2% lao động của toàn Công ty, trong đó cán bộ chiếm 46 người còn lại là lực lượng bảo vệ 8 người. Đây dường như là một điều mâu thuẫn. Chính lực lượng lao động hành chính quá lớn và không hợp lý đã làm cho chi phí hành chính ngày càng tăng đẩy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 tăng 2% ,con số này là 28% vào năm 2001 . Vì vậy cần bố trí lại lao động sao cho giảm tỷ lệ lao động gián tiếp xuống mức cho phép, tăng tỷ lệ lao động trực tiếp, vì chỉ có lao động trực tiếp mới tạo ra kết quả kinh doanh. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đơn giản vì nó liên quan đến chính sách, tổ chức và các hoạt động điều hành doanh nghiệp. Để làm được điều này doanh nghiệp cần giải quyết theo hai hướng sau:

Thứ nhất: chuyển số lao động gián tiếp sang lao động trực tiếp kinh doanh. Với những người không phù hợp khi chuyển đổi về mặt chuyên

môn, kỹ năng lao động thì phải có biện pháp tái đào tạo hoặc cho nghỉ theo chế độ. Tinh giản số lao động gián tiếp đến tối đa sao cho bộ phận còn lại có thể đảm nhiệm tốt toàn bộ khối lượng công việc gián tiếp của Công ty. Việc chuyển đổi lao động cần được đảm bảo bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng nhân lực của Công ty. Và có thể giao việc này cho phòng tổ chức hành chính nghiên cứu, đánh giá xây dựng mô hình, cơ cấu lao động hay có thể thuê các Công ty tư vấn, các tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực lao động.

Thứ hai: Giữ nguyên bộ phận lao động gián tiếp (số người), thay đổi cơ cấu lao động của các phòng ban cho hợp lý, đồng thời tăng số lao động trực tiếp đến tỷ lệ thích hợp (thông qua nghiên cứu). Việc làm này đồng nghĩa với mở rộng hoạt động kinh doanh, đây là xu hướng tiến bộ trong đổi mới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Để làm được điều này doanh nghiệp cần căn cứ vào chính sách của Nhà nước, tiềm năng của doanh nghiệp cũng như khả năng mở rộng kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. Hướng này tuy khó làm, nhưng không phải là không làm được với một tiềm năng như ở Công ty Bia - Nước giả khát Hải Dương . Thực hiện tốt theo hướng này không những đem lại năng suất lao động cao mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao uy tín trên thương trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh dài hạn.

Trong giai đoạn hiện nay Công ty Bia - Nước giải khất Hải Dương nên kết hợp cả hai hướng giải quyết này, tức một mặt vừa tinh giản đội ngũ lao động gián tiếp, một mặt tăng cường lực lượng lao động tương xứng với tiềm năng và vị thể của Công ty. Sở dĩ là vì nguồn lực của Công ty không lớn để thực hiện toàn bộ cách thức hai, trong khi đó định hướng phát triển của Công ty là mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Việc sắp xếp lại đội ngũ lao động không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bất cập về trình độ năng lực đôị ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty, vì vậy song song với việc sắp xếp lại lao động doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong Công ty

Hiện nay lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông và học nghề (chiếm khoảng 76%), những người có trình độ đại học, cao đẳng và tại chức chỉ chiếm khoảng 21%, trong đó chủ yếu là các công nhân lao động gián tiếp. Đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn như vậy rất khó đáp ứng được các yêu cầu công tác ở các vị trí của Công ty, nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ. Để nâng cao hơn trình độ của công nhân viên, Công ty cần phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong Công ty. Đây không chỉ là yêu cầu từ phía Công ty mà nó còn thể hiện xu hướng của xã hội đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn ngày càng cao ở mỗi vị trí trong Công ty.

Xét thực trạng nhân lực của Công ty có thể thấy việc đào tạo lại lao động rất khó khăn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có sự chuyển dịch lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác (thừa lao động ở bộ phận này trong khi bộ phận khác lại thiếu). Do vậy, mặc dù ở bộ phận này, lao động có trình độ tay nghề nhưng sang bộ phận khác lại không phù hợp. Mặt khác do ảnh hưởng của lề lối làm việc cũ nên mặt yếu của công nhân là tác phong công nghiệp chưa có hay chưa rõ nét. Do vậy các biện pháp bao gồm:

• Đào tạo

Thường xuyên mở lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của người công nhân và cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là trước khi đưa máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất. Để đạt được điều đó hàng tháng, hàng quý hay hàng năm Công ty phải tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân, trên cở sở đó để phân loại: - Công nhân có tay nghề khá trở lên

- Công nhân có tay nghề trung bình

- Công nhân có tay nghề kém cần bồi dưỡng thêm

Trong đó công nhân có tay nghề kém cần phân ra hai loại: - Công nhân yếu về kiến thức chuyên môn

- Công nhân yếu về tay nghề

Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo cho thích hợp:

- Đối với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn: tổ chức mở lớp đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn, ngành nghề. Công ty

có thể tự tổ chức hoặc cử công nhân theo học các khoá ngắn hạn do các trung tâm bồi dưỡng có uy tín mở.

- Đối với công nhân có tay nghề yếu: tuỳ theo tình hình sản xuất mà có thể tách khởi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức đào tạo kèm cặp. Tốt nhất là phân công những công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm hướng dẫn những công nhân này. Sau khi tổ chức đào tạo phải tiến hành kiểm tra trước khi để những họ trở lại sản xuất. Nếu không đạt yêu cầu Công ty có thể đào tạo lại hoặc có những biện pháp cứng rắn hơn.

• Biện pháp giáo dục

Đây là biện pháp tác động về mặt tinh thần cho nên nó giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra con người tiến bộ mới.

Nội dung của biện pháp này: - Giáo dục đường lối, chủ trương - Giáo dục ý thức lao động

- Xoá bỏ tâm lý của người sản xuất nhỏ, đó là chủ nghĩa ích kỷ, đầu óc hẹp hòi, tác phong luộm thuộm...

- Xây dựng tác phong hiện đại công nghiệp, đó là tinh thần tập thể, tích tổ chức kỷ luật cao, dám chịu trách nhiệm, thành thực...

Để thực hiện các biện pháp giáo dục này cần tìm hiểu tâm sịnh lý của đối tượng.

• Biện pháp hành chính

Đây là biện pháp tác động trực tiếp của người quản lý lên đối tượng quản lý, do vậy nó có vai trò quyết định nhanh, gọn, rứt điểm, nó là khâu nối các biện pháp khác. Các hình thức biện pháp này bao gồm:

- Thể chế hoá hình thức nhằm đưa ra các tiêu chuẩn định mức cho mỗi chức danh cán bộ và nhân viên của Công ty.

- Nâng cao chất lượng ra quyết định.

• Biện pháp kinh tế

Đây là biện pháp tác động gián tiếp của nhà quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế và đòn bảy kinh tế. Hình thức biện pháp này gồm:

- Thực hiện hạch toán kinh tế.

- Tăng cường áp dụng hình thức tiền lương, tiền thưởng và hình thức vật chất tổng hợp.

• Biện pháp tổng hợp

- Quy luật kinh tế tác động đến con người trên nhiều khía cạnh mà các biện pháp quản lý chỉ là việc vận dụng một cách tự giác có mục đích của các quy luật mà thôi.

- Bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội.

- Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, áp dụng tổng hợp các biện pháp nhằm phát huy các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi biện pháp.

1.2. Đổi mới công nghệ.

Với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ như hiện nay thì đổi mới công nghệ là vấn đề tất yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, nếu cứ bám lấy phương pháp sản xuất lạc hậu, trang thiết bị công nghệ cũ kỹ, trình độ quản lý kém thì tất yếu dẫn tới phá sản. Công nghệ tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng và giá cả sản phẩm, vì vậy đầu tư đổi mới công nghệ rất quan trọng góp phần nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ không đơn thuần là đổi mới máy móc thiết bị mà phải đổi mới cả kiến thức kỹ năng, phương pháp làm việc. Trong giai đoạn đầu của đổi mới công nghệ thì chi phí để có được công nghệ là rất lớn nhưng kết quả lại thấp, ở giai đoạn sau, ổn định sản xuất, sản lượng tăng nhanh nhưng chi phí cố định thay đổi nhỏ nên kết quả thu được lớn. Giai đoạn cuối của công nghệ, thiết bị máy móc đã trở nên cũ, lạc hậu, công suất giảm đồng thời công nghệ tiên tiến hơn ra đời nên hiệu quả kinh doanh giảm xuống. Đây là thời điểm Công ty cần phải đổi mới công nghệ.

Từ năm 1994 trở lại đây, Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương đã dần từng bước đổi mới công nghệ và đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên số vốn dành cho đổi mới công nghệ còn rất thấp, lại được thực hiện không liên tục, và hệ thống máy móc thiết bị Công ty đầu tư năm 1992 chưa mang tính đồng bộ cao. Trong khi đó mục tiêu của công ty năm 2005 nâng sản lượng tiêu thụ lên 15 triệu lít/năm. Xuất phát từ những yêu cầu trên, công tác đổi mới công nghệ là nhiệm vụ lớn mà Công ty phải hoàn thành. Trong vấn đề này chuyên đề xin đưa ra đề xuất sau:

Căn cứ vào chiến lược, định hướng kinh doanh của Công ty xác định loại sản phẩm mà mình tiến hành trong dài hạn, đủ điều kiện về mặt thời

gian để đầu tư một công nghệ mới. Tiếp theo xác định công nghệ tối ưu bằng cách lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, bởi vì có nhiều công nghệ cùng sản xuất một loại sản phẩm.

Quyết định đầu tư công nghệ bằng cách nào nghiên cứu hay là mua ngoài. Hiện nay việc nghiên cứu công nghệ ở nước ta nói chung là khó khăn và đặc biệt ở Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương hoạt động này gần như không có do vậy nên thực hiện mua ngoài thông qua nghiên cứu thị trường kỹ càng.

Tiếp theo Công ty cần tăng đầu tư vốn cho đổi mới công nghệ. Hiện nay vốn kinh doanh của Công ty đang trong tình trạng thiếu, tuy nhiên Công ty có thể thực hiện các biện pháp huy động vốn nhằm đạt được điều này.

- Đa dạng hoá nguồn vốn vay: trong những năm qua nguồn vốn huy động của Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương chủ yếu là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Công ty cần mở rộng quan hệ tìm những ngân hàng có lãi suất thấp, các điều kiện vay thuận lợi, thời hạn vay dài...Ngoài ra, Công ty nên tận dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cổ phần hoá là một biện pháp cần làm ngay .

- Tận dụng chính sách trả chậm khi mua máy móc thiết bị, thông thường khi mua máy móc thiết bị các Công ty thường được thanh toán chậm một số tiền nhất định. Số tiền này tương đối lớn so với vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Vì vậy Công ty cần tận dụng chính sách này để có thêm vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.

- Ngoài ra Công ty có thể tăng nguồn vốn bằng cách sử dụng vốn lưu động và vốn cố định có hiệu quả nhất, nhằm thu hồi nhanh các khoản khấu hao, đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động để giảm bớt gánh nặng trả lãi vay.

Một vấn đề nữa mà Công ty phải quan tâm là đổi mới công nghệ không chỉ có thay máy móc thiết bị mới mà còn phải đổi mới con người, thông tin và tổ chức, bởi vì công nghệ bao gồm hai phần là phần cứng, máy móc thiết bị, nhà xưởng.... và phần mềm bao gồm con người, thông tin và tổ chức. Con người và tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

kinh doanh. Song song với việc thực hiện các biện pháp thay đổi, cải tiến bộ máy cơ cấu tổ chức lao động trong Công ty.

- Nắm vững khai thác và sử dụng triệt để những thiết bị mới, công nghệ hiện đại mà Công ty mới đưa vào sử dụng. Để có được điều này, cần có kế hoạch thống nhất việc sử dụng cá thiết bị, phụ tùng thay thế. Nắm vững cấu tạo của các thiết bị, phương cách vận hành điều khiển thiết bị cho ra sản phẩm cuối cùng. Thường xuyên xây dựng và thực hiện các kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

- Tạo lập và củng cố quan hệ với các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ theo chiều sâu. Đồng thời trang bị cho mình cơ sở vật chất, cán bộ nghiên cứu đủ mạnh để có thể thường xuyên cải tiến, nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng phụ tùng máy móc thay cho nhập ngoại.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật để họ có khả năng tiếp thu, đánh giá và dự đoán xu hướng phát triển của công nghệ liên quan, có khả năng vận hành các thiết bị công nghệ tiên tiến, đem lại hiệu quả cao và có khả năng chọn những công nghệ cần thiết, phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w