1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA TRƯƠNG TỬU pot

13 774 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 260,66 KB

Nội dung

Dấu ấn phê bình đậm nét nhất của Trương Tửu là các công trình sử dụng lý thuyết xã hội học mác xít, tuy nhiên, trong lịch sử phê bình, ông từng bị các nhà phê bình mác xít chỉ trích nhiề

Trang 1

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012

ĐẶC ĐIỂM PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA TRƯƠNG TỬU

Nguyễn Thành Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt Trương Tửu là một trong những cây bút phê bình văn học tiêu biểu trước

tháng 9 năm 1945 Trong sự nghiệp phê bình của mình, ông đã sử dụng nhiều lý thuyết phê bình khác nhau khi nghiên cứu văn học Việt Nam: lý thuyết thực chứng của H Taine (trường phái văn hóa - lịch sử), phân tâm học, xã hội học mác xít Có khi trong một công trình nghiên cứu, ông kết hợp nhiều lý thuyết khác nhau, chẳng hạn kết hợp phê bình mác xít với phân tâm học, hoặc mác xít với tinh thần thực chứng của trường phái văn hóa lịch sử Có khi cùng một tác phẩm, nhưng trong các lần nghiên cứu khác nhau, ông đã sử dụng các lý thuyết khác nhau

Bài báo nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện đặc điểm phê bình văn học của Trương Tửu (bao gồm nội dung và hình thức, thành tựu và hạn chế), thông qua các công trình tiêu biểu Qua đó, khẳng định những nỗ lực có tính tiên phong của ông trong phê bình văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 Bài báo cũng đồng thời chỉ ra những luận giải và nhận định chủ quan, phiến diện của nhà phê bình ở một số trường hợp

Trương Tửu (trước Cách mạng tháng Tám, ông lấy bút danh Nguyễn Bách Khoa) tham gia viết phê bình văn học từ 1935, khi ông còn là cộng tác viên thường xuyên của báo Loa và cơ bản chấm dứt sự nghiệp phê bình sau năm 1958 Việc đánh giá cuộc đời hoạt động văn chương của ông (bao gồm phê bình, sáng tác và giảng dạy văn học) có những ý kiến trái ngược nhau, tuy nhiên gần đây, khi những chuyện cũ đã qua đi, giới học giả có ý hướng muốn ghi nhận lại một cách khách quan những gì ông đã làm

được cho văn học sử Việt Nam Trên tinh thần đó, Tuyển tập nghiên cứu phê bình và

Tuyển tập văn xuôi của Trương Tửu đã lần lượt được xuất bản Với văn xuôi, Trương

Tửu không có nhiều đóng góp, nhưng với phê bình văn học, thì ông là một trong những cây bút năng nổ, có phong cách

Trước Cách mạng tháng Tám, khi khá nhiều cây bút còn loay hoay với phê bình

ấn tượng, thì Trương Tửu đã lựa chọn và vận dụng khá thành thạo các phương pháp phê bình khách quan, trên cơ sở tiếp thu các lý thuyết phê bình hiện đại của phương Tây Trong phê bình văn học, việc vận dụng một lý thuyết mới vừa tạo nên một đời sống mới cho tác phẩm (hiệu quả tiếp nhận), vừa góp phần mở ra một hướng tiếp cận mới đối với văn học (chứng minh tính khả dụng của lý thuyết) Trương Tửu là người đã làm được cả

Trang 2

hai công việc trên cùng một lúc, tuy nhiên, điều kiện lịch sử khách quan và những hạn chế chủ quan, đã dẫn đến những giới hạn về sự hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu của ông

Dấu ấn phê bình đậm nét nhất của Trương Tửu là các công trình sử dụng lý thuyết xã hội học mác xít, tuy nhiên, trong lịch sử phê bình, ông từng bị các nhà phê bình mác xít chỉ trích nhiều nhất về một số luận điểm của ông Vì sao có hiện tượng này? Theo tôi, có mấy lý do sau đây:

- Thứ nhất, tiếp nhận một lý thuyết mới mẻ, mà trước đó chưa có một thành tựu ứng dụng, cụ thể như phê bình xã hội học mác xít và vận dụng nó vào thời điểm mà cuộc đấu tranh ý thức hệ đang diễn ra gay gắt (trước và sau Cách mạng tháng Tám), chắc chắn, bất cứ nhà phê bình nào cũng khó tránh khỏi chủ quan, phiến diện

- Thứ hai, trước Cách mạng tháng Tám, Trương Tửu tiếp nhận chủ nghĩa Marx theo tinh thần của giới học giả phương Tây, tức là chủ nghĩa Marx thuần tuý, chứ không phải là chủ nghĩa Marx - Lenin như sau này phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa

- Thứ ba, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Trương Tửu đã tìm đến với một chủ nghĩa Marx gắn với thực tiễn công nông hơn, nhưng thật rủi ro cho ông, lúc bấy giờ ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc quá mạnh, nên ông đã bị chi phối bởi chủ nghĩa

Marx mang màu sắc Mao Trạch Đông Cuốn Văn nghệ bình dân Việt Nam thể hiện khá

rõ sự tiếp thu đó

Việc tiếp thu chủ nghĩa Marx phương Tây hoặc chủ nghĩa Marx kiểu Mao Trạch Đông đã dẫn đến sự khác biệt trong các công trình phê bình văn học của Trương Tửu so với các nhà phê bình mác xít tiếp thu chủ nghĩa Marx - Lenin ở Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám Đồng thời, nó cũng tạo cho các công trình phê bình của ông có những đặc điểm riêng Đặc điểm này đã khiến cho các công trình của Trương Tửu vừa

có những phát hiện nổi bật, vừa không tránh khỏi những suy diễn chủ quan Điều đó được thể hiện trong các công trình tiêu biểu với những đối tượng nghiên cứu cụ thể sau

đây:

1 Nghiên cứu Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều được Trương Tửu chọn làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu khi ông

có ý thức sử dụng phương pháp phê bình khách quan Và đó là một sự lựa chọn đúng

đắn vì Truyện Kiều là một kiệt tác ẩn chứa những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ

thuật phong phú, sâu sắc, độc đáo Trương Tửu là tác giả của ba công trình nghiên cứu

về Truyện Kiều: Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Văn chương Truyện Kiều (1945) và

Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (1956) Mỗi công trình đều thể hiện rõ dấu ấn của

các lý thuyết phê bình khác nhau, trong đó chúng tôi chú ý hai công trình được xuất bản năm 1942 và 1956, bởi chúng thể hiện rõ đặc điểm phê bình của Trương Tửu

Trang 3

1.1 Nguyễn Du và Truyện Kiều

Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942) là công trình phê bình văn học vận dụng kết

hợp những luận điểm của trường phái văn hoá - lịch sử với xã hội học và phân tâm học Theo Trương Tửu, những nhà phê bình và độc giả trước ông suốt gần hai thế kỷ đều

không thoát khỏi quan niệm cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều là để “ký thác tâm

sự” của mình Vì thế, để tránh lối phê bình chủ quan, ông chủ trương dùng phương pháp phê bình khách quan để nghiên cứu Phương pháp phê bình khách quan theo Trương Tửu là phải dựa vào những kiến giải của khoa học, mà khởi điểm của nó là đi tìm

“nguồn gốc sự cấu tạo ra cá tính Nguyễn Du” Theo ông, cá tính của nhà văn là một yếu

tố căn bản của sự sáng tạo và “nhờ có cá tính mà mỗi người cảm xúc, suy nghĩ và hành động một cách khác, không ai giống ai” Tiếp thu những quan niệm của trường phái văn hoá - lịch sử, Trương Tửu cho rằng, cá tính của nhà văn do sự chi phối của di truyền, đẳng cấp xã hội và “hoàn cảnh thiên nhiên” (quê quán, khí hậu, vị trí địa dư và lịch sử)

và theo ông thì “đẳng cấp tính, quốc tính và địa phương tính” là ba yếu tố căn bản tạo ra

cá tính” Tuy được diễn giải khá dài và có nhấn mạnh đến hoàn cảnh xã hội, nhưng về

cơ bản những luận điểm của Trương Tửu là được dựa vào những luận điểm của H Taine trong trường phái văn hoá - lịch sử

Trên cơ sở những lý thuyết được giới thuyết, nhà phê bình đã vận dụng vào

nghiên cứu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều Cuốn sách gồm 2 phần, 9 chương Trong

chương 1 (phần thứ nhất) viết về “Huyết thống Nguyễn Du”, nhà phê bình khẳng định

và chứng minh Nguyễn Du thuộc “dòng họ trâm anh, gia tư giàu có, nổi tiếng về tài văn học” Vì vậy, Nguyễn Du là một phần tử tinh tuý của “đẳng cấp nho sĩ” Ngoài ra, cái huyết thống của họ Nguyễn Tiên Điền này còn “chịu ảnh hưởng sâu xa của vùng Nghệ Tĩnh” Do đặc điểm của vùng đất (địa lý, khí hậu) nên con người ở đây rèn đúc một

“tinh thần chiến đấu dũng cảm”, “lòng kiên nhẫn phi thường” Đó là đặc điểm chung của con người xứ Nghệ, nhưng ở Nguyễn Du, theo nhà phê bình, thì có một vài ngoại lệ Chẳng hạn, việc ra làm quan cho Triều Nguyễn và tính đa cảm trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Du mà Trương Tửu gọi là “văn chương uỷ mị” thì do những “biến thái di truyền” riêng: người mẹ của Nguyễn Du vốn là người con của đất Bắc Ninh, “thích văn chương và phong tình diễm lệ” Bắc Ninh là “đất của ái tình” Người đàn bà đẻ ra Nguyễn Du là “cô gái đa tình” Vận dụng khái niệm “thời điểm” của H Taine, Trương Tửu cho rằng Nguyễn Du sinh ra vào một “thời khắc” rất đáng chú ý: sự loạn lạc dai dẳng, tàn bạo và thảm khốc từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê đến lúc chúa Trịnh cai trị bạo quyền và ăn chơi xa xỉ Trước tình hình ấy, đẳng cấp văn thân, nho sĩ, trong đó có thân phụ Nguyễn Du (ông Nguyễn Nghiễm) vô cùng căm thù chúa Trịnh và những kẻ nịnh thần, nhưng bất lực, đành “gặm nhấm suông mối nguyện vọng phù Lê và nỗi căm hờn đối với kẻ cường quyền” Theo nhà phê bình, “qua di truyền họ tộc, tất cả vận mệnh của đẳng cấp đã thấm vào mạch máu Nguyễn Du từ phút nằm trong bụng mẹ”

Do vậy, cá tính của Nguyễn Du được hợp thành từ “cái khí phách tàn tạ của cha” và “cái

Trang 4

phong tình ưu du của mẹ” Khi phân tích “thời đại Nguyễn Du”, nhà phê bình đã chứng minh đó thời kỳ xã hội loạn lạc, do sự rối loạn từ trong triều đình bởi nạn kiêu binh, dân tình khốn khổ, điêu linh, kéo dài 22 năm từ 1767 (lúc Trịnh Sâm lên ngôi) đến 1789 (khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc phá tan quân Thanh, đánh đổ vua Lê, chúa Trịnh) Hoàn cảnh đó đã tác động đến tâm hồn và tư tưởng Nguyễn Du, góp phần kết tinh lại “cá tính” của ông Như vậy, khái niệm “thời điểm” (moment) của H.Taine đã được Trương Tửu hiểu là bao gồm cả thời khắc nhà văn được sinh ra lẫn thời gian mà nhà văn sinh sống và sáng tác Trong những thời đoạn đó, tình trạng xã hội ra sao và nó sẽ tác động đến nhà văn như thế nào Sự tác động này chắc chắn góp phần hình thành “cá tính” của nhà văn Từ “cá tính” được Trương Tửu sử dụng theo nghĩa bao hàm tâm tính, tư tưởng của nhà văn, gần với khái niệm “tính khí” (tempérament) mà trường phái văn hoá - lịch

sử nêu ra

Tham khảo các công trình y học, Trương Tửu còn cho rằng, Nguyễn Du là “một con bệnh thần kinh”, thuộc vào loại người có “căn tạng cảm xúc quá độ”, thường biểu hiện “lúc nào cũng lo sợ hãi hùng, rồi trí tưởng tượng bị kích thích thái quá phải làm việc cấp bách, đâm ra sáo loạn”, “cho nên văn thơ ông phần lớn chỉ là ảo giác, khóc lóc trầm muộn” Và chính ảo giác đã tạo ra các cảnh tượng hãi hùng gắn với những kiếp

người lang thang, vật vờ như trong bài Văn tế thập loại chúng sinh (còn gọi là Văn

chiêu hồn) và cả trong Truyện Kiều, tập trung ở những hình ảnh gắn với oan hồn nhân

vật Đạm Tiên

Như vậy, trong phần thứ nhất của cuốn sách, Trương Tửu đã cơ bản bám sát các

khái niệm của H.Taine để phân tích về tác giả của Truyện Kiều Khi phân tích “thời đại”

Nguyễn Du, nhà phê bình đã chú ý những yếu tố chính trị - xã hội lúc bấy giờ, chứ không thuần tuý môi trường mang tính vật lý, do vậy thực ra, Trương Tửu đứng trên nền tảng lý thuyết của H Taine nhưng lại kết hợp vận dụng lý luận của Karl Marx Phần viết

về thân thế và gia cảnh của Nguyễn Du cung cấp nhiều thông tin sát thực về nhà thơ Tuy nhiên, trong phần dẫn giải về trạng thái xúc cảm trong “cá tính” của Nguyễn Du, nhà phê bình đã không tránh khỏi những suy diễn mang tính chủ quan, khi ông cho Nguyễn Du thuộc căn tạng cảm xúc quá độ - một dấu hiệu của căn bệnh thần kinh (được hiểu theo nghĩa của khoa học) Trong phần thứ hai, nhà phê bình vận dụng lý thuyết của

H Taine lẫn lý luận của Karl Marx vào nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều Ông cho rằng,

có bốn động lực thúc đẩy Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều: 1) Sự tương đồng về xã hội trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và xã hội thời Nguyễn Du đang

sống; 2) Mỗi nhân vật trong truyện đều thể hiện một góc cá tính của nhà thơ; 3) Triết lý của truyện cùng tính chất với nhân sinh quan của ông; 4) Kiến trúc tâm lý toàn truyện phản chiếu đúng nguyện vọng của đẳng cấp ông [1] Bốn động lực trên được nhà phê bình vận dụng vào các nhân vật trong truyện Trước hết ông phân tích xã hội trong

Truyện Kiều, mà khởi sự là chuyện nàng Kiều tài hoa, xinh đẹp bị xã hội buộc phải lưu

lạc suốt 15 năm trời Theo nhà phê bình đó là một xã hội bất minh, quan lại thối nát và

Trang 5

Nguyễn Du đã nhận ra sự tương đồng về mặt xã hội khi đọc Kim Vân Kiều truyện của

Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với xã hội Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: chúa Trịnh Sâm chơi bời xa xỉ dẫn đến việc cho phép mua quan bán tước để có nhiều tiền tiêu xài, khiến quan trường ngày càng xa rời nho hạnh, sinh ra đục khoét, tham lam

Khi phân tích các nhân vật tiêu biểu trong truyện Kiều (Kim Trọng, Từ Hải, Thuý Kiều), Trương Tửu cho rằng, tâm tính các nhân vật này ít nhiều phản chiếu tâm tính của Nguyễn Du Ở Kim Trọng, đó là sự đa tình, đa cảm, quả quyết, đó là tâm tính của con người thuộc “nòi tình” mà Nguyễn Du thì “vốn là một nòi tình thượng đẳng” [2] Khi phân tích Từ Hải - nhân vật mà theo Trương Tửu “có lẽ là Nguyễn Du thích nhất

trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân”, nhà phê bình đã dùng những

kiến giải của Freud về tâm lý vô thức của con người và sự chuyển tải vô thức qua các giấc mộng, từ đó cho rằng: “Với Từ Hải, Nguyễn Du đã làm một vị anh hùng trong mộng tưởng” [3] Về cái chết của Từ Hải, Trương Tửu có sự lý giải khá lý thú:“ Ông (tức Nguyễn Du - chú thích của N.T.) vừa thỏa mãn được ước vọng thầm kín của trái tim (muốn chết như Từ để trọn danh tiết một kẻ thất thế), vừa thoả mãn được bản ngã trí thức hợp với thời đại và đẳng cấp (mong mỏi sự thái bình yên ổn) Còn nhân vật Thúy Kiều thì Trương Tửu cho rằng nàng mới là “cái bóng thực của thi sĩ Nguyễn Du” [4] Nhà phê bình cho rằng, sinh ra và lớn lên trong gia đình trưởng giả phong lưu, Vương Thúy Kiều từ tấm bé đã sống cuộc đời đài các, nhàn hạ, lại được khuôn đúc theo một thứ “giáo dục kiều dưỡng”, nên nảy sinh ở nàng “một tâm hồn nhu nhược quá đến bi sầu, một bộ thần kinh dễ rung động quá đến hoảng hốt” [5] Đi xa hơn nữa, nhà phê bình còn dựa vào thuyết phân tâm học của Freud để chứng minh các trạng thái dồn ép tâm lý ở Kiều là vừa do tâm tính, vừa do bản năng chi phối, dẫn đến Kiều thường hay lo

sợ (nghe chuyện Đạm Tiên liên hệ đến đời mình), thường hay thèm khát tình dục (Trương Tửu xem Thúy Kiều là người đàn bà mắc chứng bệnh uỷ hoàng và ưu uất) Tuy không lập luận một cách khắt khe như các nhà nho (Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà) - những người đánh giá Kiều từ đạo đức nho gia, nhưng quan điểm của Trương Tửu về nhân vật Thuý Kiều cũng khá nặng nề và do vậy không tránh khỏi chủ quan, áp đặt: “Tóm lại Kiều là một người ốm yếu thần kinh Vì ốm yếu, nàng đã đã có một căn tính dâm đãng, trầm uất, sầu muộn, hoảng hốt, liều lĩnh, sợ hãi Căn tính này cộng với cái lý tưởng thấp hèn về sự sống của nàng do giáo dục gây nên khiến nàng thành một kẻ hèn nhát, ích kỷ, vụ lợi, vụ nhàn, thèm giàu sang, không chung thuỷ, thiếu đức độ và nhân nghĩa” [6]

Nhìn chung, ý thức vận dụng phương pháp phê bình khách quan khi nghiên cứu

văn học nói chung và Truyện Kiều nói riêng của nhà phê bình Trương Tửu vào thời

điểm năm 1942 là nỗ lực đáng được ghi nhận Bởi vì, các công trình được viết trước

Nguyễn Du và Truyện Kiều, về cơ bản chưa thoát khỏi lối bình phẩm chủ quan Tuy

nhiên, công trình đầu tiên của ông nghiên cứu về Truyện Kiều dù được viết khá say sưa

Trang 6

vẫn không tránh khỏi những sai sót Công bằng mà xét, cuốn sách có hai phần, thì phần viết về Nguyễn Du đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị (vào thời điểm lúc bấy giờ),

nhưng phần viết về Truyện Kiều trên cơ sở vận dụng “cá tính” Nguyễn Du rồi áp vào

các nhân vật trong truyện thì không tránh khỏi chủ quan Đặc biệt, khi phân tích nhân vật trung tâm của tác phẩm - Thuý Kiều, nhà phê bình chưa cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm, nên đã suy diễn máy móc Do vậy, kết luận cuối cùng của nhà phê bình về kiệt tác của văn học Việt Nam là

vô tình phủ định nó Trương Tửu cho rằng: “Truyện Kiều chỉ là kết tinh của những cái

suy nhược trong cốt tính Việt Nam (uỷ mị, hèn, trốn tránh)” Đó là một kết luận sai lầm rất đáng tiếc Sự sai lầm này, theo chúng tôi, không phải do phương pháp mà là do những luận giải chủ quan sa đà của nhà phê bình Theo Phương Lựu, đây có thể là một

sự kết hợp lý thuyết của K Marx với Freud [7] Sau này, khi trở lại nghiên cứu Truyện

Kiều, từ những lý thuyết khác, Trương Tửu đã có những kiến giải khách quan hơn về

Nguyễn Du và tác phẩm của ông

1.2 Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du

Cuốn Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (1956) là công trình được tác giả của

nó ý thức rõ rệt việc vận dụng lý thuyết phê bình mác xít vào việc nghiên cứu tác phẩm văn chương Ông viện dẫn các ý kiến của Mao Trạch Đông về việc đánh giá văn học quá khứ, của Trường Chinh gợi ý về việc tiếp nhận Truyện Kiều từ góc độ giai cấp, của Lenin trong việc đánh giá những đóng góp của Lev Tolstoy Từ đó, Trương Tửu tự đánh

giá hai công trình trước đây, tuy đã “phân tích và phê phán Truyện Kiều theo quan điểm

đấu tranh giai cấp” nhưng do “trình độ lý luận còn ấu trĩ, lập trường chính trị còn lệch lạc”, nên việc sử dụng phương pháp phê bình mác xít còn “phiến diện, gò ép, máy móc”, tạo ra “những nhận định sai lầm căn bản” Thực ra, trước đây, Trương Tửu không vận dụng đúng phương pháp mác xít, nhưng lần này, ông đã chú ý đầy đủ phương pháp phê

bình này Cuốn sách được bắt đầu với việc điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu Truyện

Kiều trước đó (trước 1956) Nhà phê bình đã tổng quan được một vốn tài liệu phong phú

liên quan đến việc bình giá Truyện Kiều, phân ra các quan điểm chính, rồi đánh giá,

bình luận về những quan điểm ấy Qua việc lược thuật và bình luận về những ý kiến

khác nhau xoay quanh việc đánh giá nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều, Trương

Tửu cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến tác phẩm này cần phải làm sáng tỏ

Và trên cơ sở vận dụng quan điểm mác-xít trong phê bình văn học, ông đã phân tích

Truyện Kiều qua các bình diện sau:

Một là, tinh thần chống phong kiến của Truyện Kiều Trương Tửu đồng thuận với một số nhà phê bình cách mạng, tiêu biểu là Hoàng Xuân Nhị, rằng Truyện Kiều thể

hiện rõ tinh thần chống phong kiến Tuy nhiên, theo nhà phê bình, thì những người đi

trước “chưa bao quát được hết ý nghĩa nhân đạo của Truyện Kiều”, tức là họ chỉ chú ý

bình diện “oán ghét chế độ phong kiến đã tiêu huỷ tài tình, vùi dập con người, nhưng chưa đề cập được các bình diện khác, và ngay cả bình diện được đề cập thì họ vẫn chưa

Trang 7

đi sâu các vấn đề cụ thể Nhà phê bình, một mặt khảo sát khá kỹ những cấu trúc giai cấp

trong Truyện Kiều, nhưng mặt khác, ông không tránh khỏi sự lên gân, suy diễn Chẳng hạn, ông phân biệt rạch ròi trong Truyện Kiều có “hai chiến tuyến” đối lập, xung đột gay

gắt: một bên là “giai cấp thống trị”, bao gồm: thằng bán tơ, tên quan hối lộ, lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa, mụ mối, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Khuyển, Ưng, Hoạn bà, Hoạn Thư, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến; bên khác là “những kẻ bị áp bức, bị xã hội thống trị làm cho đau khổ”: Thúy Kiều, Vương viên ngoại, Vương Quan, Thúy Vân, Kim Trọng, Mã Kiều, Thúc Sinh, Quản gia, Từ Hải Ông cho rằng, những người bị áp bức này là lực lượng phản kháng lại “chế độ phong kiến nghẹt thở” Từ đó, nhà phê bình luận giải: “Chính sức phản kháng của họ đã xô đẩy xã hội phong kiến vào trạng thái tan rã, đổ nát phân hoá”, rồi kết luận: Nguyễn Du đứng về phía tầng lớp bị áp bức, nên ông có tư tưởng tiến bộ

Nhà phê bình còn phân tích những mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Du Vận dụng một số quan điểm của các nhà mác xít về sự hạn chế trong tư tưởng của các nhà văn do những giới hạn lịch sử trong xã hội cũ, Trương Tửu cho rằng Nguyễn Du mặc dù

có tư tưởng tiến bộ ở tinh thần phản phong, nhưng “chưa triệt để, toàn diện” Theo ông, Nguyễn Du cũng như Balzac, là người xuất thân từ giai cấp phong kiến (trong gia đình

ba anh em đều làm quan), nhưng “đã thoát khỏi sự nô dịch của thiểu số bóc lột và đã biểu hiện trong tác phẩm kinh nghiệm lịch sử của quần chúng” [8] Tuy nhiên, nó chưa

triệt để, vì tác giả Truyện Kiều còn vướng trong nhận thức thế giới và trong việc tìm giải

pháp cải tạo xã hội, vì vậy, “Nguyễn Du rất lúng túng trong khi quan niệm và giải quyết vấn đề xã hội đương thời” [9]

Trong hai chương 3 và 4, cùng một tiêu đề “Thời đại Nguyễn Du và nội dung tư

tưởng Truyện Kiều” - hai chương chính của công trình phê bình theo quan điểm mác xit,

Trương Tửu đã tập trung phân tích các bình diện sau: Nhà văn và thời đại; Tình hình đấu tranh giai cấp ở thế kỷ XIII, trước Tây Sơn; Quá trình thành bại của phong trào Tây Sơn; Tính chất phản động của Triều Nguyễn; Vai trò bá chủ của đồng tiền trong sinh hoạt xã hội của thời đại; Sự bần cùng hóa của tầng lớp thị dân tiểu tư hữu; Tự do, công bằng - hai vũ khí phản phong của nhân dân Mặc dù có nhiều mục khác nhau trong hai chương cùng một nội dung, nhưng những vấn đề chính mà nhà phê bình muốn phân tích

và khẳng định có thể tóm tắt như sau:

- Về phương diện lý luận, Trương Tửu dựa vào một số luận điểm của những nhà

lý luận theo quan điểm mác xít trên thế giới, khẳng định giữa nhà văn và xã hội bao giờ cũng có một mối quan hệ nhất định, nhà văn chịu sự “quy định và giới hạn” của thời đại trên nhiều phương diện

- Về vấn đề xã hội, Trương Tửu cho rằng phong trào Tây Sơn giai đoạn này là phong trào nông dân khởi nghĩa chống phong kiến, biểu hiện mâu thuẫn sâu sắc “giữa quan hệ sản xuất phong kiến phản động với toàn bộ lực lượng sản xuất đang phát triển” Theo nhà phê bình, Nguyễn Du là người trải nghiệm qua hai triều đại: triều đại Tây Sơn

Trang 8

với những thắng lợi oanh liệt chống ngoại xâm, những chính sách cởi mở và những mâu thuẫn nội tại của chế độ; triều đại Gia Long khôi phục trật tự phong kiến, tăng cường chuyên chính, phản dân, phản nước và sự phản kháng yếu ớt của dân chúng Nguyễn Du

đã chứng kiến “những điều trông thấy” trong giai đoạn lịch sử ấy

- Phân tích vai trò bá chủ đồng tiền trong xã hội thời kỳ tiền tư bản, Trương Tửu dựa trên gợi ý của nhà cách mạng Lê Duẩn, từ đó phác thảo diện mạo xã hội mà mọi tai biến, hư hỏng, đọa lạc đều vì tiền và cậy tiền, từ bọn quan lại, sai nha đến lũ người vô lương tâm: mẹ mối, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh Nhà phê bình

ghi nhận tác giả Truyện Kiều luôn tỏ thái độ bất bình khi nói đến thế lực đồng tiền:

“Một ngày lạ thói sai nha/ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” Còn khi phân tích sự bần cùng hóa của tầng lớp “thị dân tiểu tư hữu” (chữ của Trương Tửu), nhà phê bình cho rằng “tình trạng bần cùng hóa của các gia đình tiểu tư hữu là một hiện tượng phổ biến trong xã hội phong kiến suy đồi” [10] Theo ông, Kiều, Vương ông, Vương bà đều tiêu biểu cho tầng lớp tiểu thị dân qua gia cảnh và tâm lý suy tính hằng ngày Tầng lớp này luôn yếu thế trước thế lực phong kiến quý tộc

Trong phần viết “Tự do và công bằng - hai vũ khí phản phong của nhân dân”, Trương Tửu cho rằng “Ở Từ Hải, tự do cá nhân chủ nghĩa lại còn phối hợp với một ý chí công bằng rất mãnh liệt” và Từ Hải không phải là con người xa lạ với thời đại lúc bấy giờ, mà đó là hình bóng của anh hùng Nguyễn Huệ qua sự cảm nhận của đại thi hào Nguyễn Du Ông nhận định: “Hình bóng của anh hùng Nguyễn Huệ bao trùm cả thời đại đã làm cơ sở hiện thực cho sự sáng tạo nhân vật Từ Hải của nhà thơ thiên tài Nguyễn Du” [11]

Sau khi phân tích các bình diện cơ bản trên, nhà phê bình kết luận Truyện Kiều

là một “tác phẩm cổ điển tiêu biểu của văn học Việt Nam” (từ cổ điển được hiểu là tính

mẫu mực - chú giải của N.T.), là “tập đại thành” đầy sáng tạo của văn học Việt Nam

Như vậy, so với hai công trình nghiên cứu về Truyện Kiều trước đây, thì Truyện

Kiều và thời đại Nguyễn Du là một công trình vận dụng khá nhuần nhuyễn lý thuyết phê

bình mác xít hơn cả

2 Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ

Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ được hoàn thành vào năm 1943, cũng là

một công trình nghiên cứu theo quan điểm mác xít của Trương Tửu Trong lời tựa của cuốn sách, ông khẳng định khi nghiên cứu nhà văn, nhà phê bình phải dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, nghĩa là phải thấy được “trong cá nhân chỉ là những ảnh hưởng của xã hội kết tinh lại” Trương Tửu đề xuất phương pháp luận nghiên cứu một nhà văn, nhà thơ là cần phải theo ba yêu cầu: 1) Khảo sát kỹ hoàn cảnh xã hội trong đó

cá nhân ấy sinh sống và hành động; 2) Khảo sát kỹ nguyện vọng, tâm lý, tư tưởng, xu hướng cùng vai trò lịch sử của đẳng cấp cá nhân ấy; 3) Khảo sát xem những ảnh hưởng của cuộc xung đột đẳng cấp trong xã hội đã tác động đến cá nhân ra sao và đã chịu sức phản động của các nhân ấy tới chừng nào [12]

Trang 9

Tóm lại, phương pháp nghiên cứu Nguyễn Công Trứ của Trương Tửu là đặt nhà văn trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam thời kỳ nhà Tây Sơn đi xuống và nhà Nguyễn ngày càng giành được ưu thế, dẫn đến sự kiện vua Gia Long lên ngôi hoàng đế (1802); Từ đó, khảo sát tâm lý, tư tưởng của nhà văn, xem xét sự tác động của xã hội và của “đẳng cấp” đối với nhà văn và ngược lại Theo phương pháp này, công trình của Trương Tửu đã tìm hiểu và chỉ ra vị thế gia đình Nguyễn Công Trứ là một gia đình nhà nho đỗ đạt, có danh tiết ở xứ Nghệ Về đẳng cấp của nhà văn, theo nhà phê bình, là đẳng cấp nho gia mà bản chất của giai cấp này lâu nay vẫn không có gì thay đổi, nghĩa là khi nắm quyền thống trị, họ luôn ra sức bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời bảo vệ cả lợi ích của tầng lớp địa chủ và phú thương vì những lợi ích sống còn của họ Cũng từ sự phân tích về quyền lợi giai cấp, Trương Tửu cho rằng, sở dĩ phong trào Tây Sơn thất bại, là vì

họ từ bỏ quyền lợi của giai cấp nông dân khi họ nắm quyền Khi phân tích tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, nhà phê bình cho rằng vào thời buổi xã hội vua Lê chúa Trịnh lâm vào tình trạng đổ nát, thì thân phụ nhà văn (ông Đức Ngạn Hầu) là một trong những người thuộc tầng lớp “sĩ phiệt” lấy câu “quân tử ưu đạo bất ưu bần” của Khổng Tử làm châm ngôn để tự an ủi

Trước những bấn loạn của xã hội lúc bấy giờ, chàng trai trẻ Nguyễn Công Trứ

đã nhờ đạo đức và tư tưởng Nho gia “an bần lạc đạo” mà mặc dù gia cảnh nghèo nàn, chàng vẫn luôn “lạc quan và hy vọng” Từ chỗ ghét bọn phú hộ giàu có, coi khinh chúng, Nguyễn Công Trứ đề cao thú hành lạc (cầm kỳ thi tửu phong vân tuyết nguyệt) của lớp nhà nho tài tử (mẫu hình là từ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lưu Linh ở Trung Hoa thời Đường) Và vì thế, ông cũng mê hát ả đào, vì hát ả đào là nơi tập trung đầy đủ nhất cho

tư tưởng hành lạc của nhà nho tài tử Trong thơ văn, ông nói nhiều về thú hát ả đào, ca ngợi triết lý hành lạc, không loại trừ khao khát tình dục, nhưng biểu hiện cái dâm trong thơ văn ông “tế nhị lắm, đẹp lắm” nên “cũng có tính cách quý tộc” Nguyễn Công Trứ

đã đậu giải nguyên và được bổ nhiệm làm quan năm 1819 (lúc ông 41 tuổi) là thời điểm

tư tưởng Tống Nho được nhà Nguyễn (từ vua Gia Long) ra sức khôi phục và tôn dựng Nguyễn Công Trứ làm quan suốt trong thời các vua Minh Mạng và Thiệu Trị trị vì Ông chủ yếu đóng góp cho triều chính bằng chuyện “dẹp giặc”, nhưng cuộc đời làm quan của ông cũng không suôn sẻ, lúc được thăng chức, lúc bị giáng chức Đến 70 tuổi, ông mới được vua Thiệu Trị cho nghỉ hưu Điều này, theo nhà phê bình, đã góp phần hình thành tư tưởng “phản kháng” của Nguyễn Công Trứ Ông đề cao nhân cách cao thượng của người quân tử “trọng nghĩa, khinh tài” với chất khí khái, ngang tàng, và cũng có lúc ngán ngẫm cho cuộc đời đen bạc Về cuối đời, chứng kiến sự mâu thuẫn và bế tắc của chế độ phong kiến nhà Nguyễn và cũng là của đẳng cấp mình, trước sự xâm lăng của phương Tây bởi đạo Gia Tô và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, Nguyễn Công Trứ không tránh khỏi tư tưởng bi quan, yếm thế, thể hiện qua thái độ “nhân sinh ảo mộng” và

“ thoát tục” Như vậy, về cơ bản, Trương Tửu đã phân tích một cách thuyết phục tâm lý

và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (thể hiện qua tác phẩm văn học của ông) bằng cơ sở lịch

sử - xã hội một cách rõ rệt, trong đó hai bình diện được nhà phê bình đặc biệt chú ý bám

Trang 10

sát là thời đại Nguyễn Công Trứ (hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Công Trứ : cơ cấu giai cấp, chế độ thống trị, sự tác động của bên ngoài, phong trào nông dân trong nước ) và đẳng cấp của ông (con người Nguyễn Công Trứ gắn liền với giai cấp nhà nho - quan lại của ông trong thời kỳ mà vị trí của nó lúc đầu rất chắc chắn nhưng càng về sau càng suy yếu) Vận dụng quan điểm mác xít vào việc phê bình một tác giả mà tư tưởng phong phú, đa dạng và ít nhiều phức tạp như Nguyễn Công Trứ, ngòi bút của Trương Tửu tỏ ra

có lợi thế Nhà phê bình đã chứng minh khá thuyết phục về cơ sở xuất hiện các trạng thái tư tưởng, tâm lý khác nhau của Nguyễn Công Trứ qua thơ văn và lý giải chúng bằng những cứ liệu khá thuyết phục, có độ tin cậy cao

Cũng theo Trương Tửu, Nguyễn Công Trứ khác nhiều người cùng thời, ở chỗ ông ra làm quan không vì kiếm lợi mà chỉ đơn giản để “thỏa chí nam nhi” Theo nhà phê bình, có 3 yếu tố trực tiếp cấu tạo nên chí nam nhi ở Nguyễn Công Trứ: 1) Sự hun đúc của thời loạn, 2) Tâm lý tự cao, tự đại của quý tộc, 3) Khí thế trung hưng của sĩ phiệt Trương Tửu cho rằng Nguyễn Công Trứ đã nhiễm cái chí nam nhi của thời đại ông qua các bậc tiền nhân, dù công, tội khác nhau nhưng đều gặp nhau ở ý chí, nghị lực tạo lập danh phận, khiến vua biết mặt, chúa biết tên như: Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh

Có thể nói rằng, đến Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Trương Tửu đã

chứng minh được khả năng vận dụng phương pháp phê bình mác xít Nhiều luận điểm của ông về Nguyễn Công Trứ, sau này, được các học giả kế thừa Điều đó, chứng tỏ giá trị khoa học của công trình Tuy nhiên, cũng như một số công trình khác, Trương Tửu ít chú trọng đến bình diện nghệ thuật của tác phẩm văn học Trong cuốn sách, chúng ta không thấy sự phân tích về thể loại, ngôn ngữ, hình tượng Ở Việt Nam trước đây, khá phổ biến tình trạng khi tiếp cận tác phẩm, nhà phê bình chỉ chú trọng phân tích bình diện nội dung tư tưởng mà ít chú trọng phương thức thể hiện, đó là một nhận thức phiến diện về phê bình mác xít, dẫn đến hậu quả, khá nhiều công trình phê bình mác xít thiếu

sự phân tích nghệ thuật hoặc có phân tích nhưng hời hợt Nhà phê bình Trương Tửu chỉ

khắc phục được hiện tượng này trong công trình Văn nghệ bình dân Việt Nam, nhưng

ông lại sai lầm ở bình diện khác

3 Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

Văn nghệ bình dân Việt Nam được viết trong thời kháng chiến chống Pháp (hoàn

thành năm 1951) Trong cuốn sách, Trưởng Tửu đã vận dụng quan điểm mác xít mới (bị sàng lọc qua giới lý luận và chính trị Trung Quốc) để nghiên cứu các tác giả thuộc dòng bình dân Việt Nam Cuốn sách này từng bị phê phán nhiều từ phía những người phê bình mác-xít lẫn những người phi mác-xít vì sự máy móc của người viết trong việc vận dụng nguyên tắc “giai cấp tính” của lý luận phê bình mác - xít vốn còn sơ khai nhưng đã

thịnh hành lúc bấy giờ Trong Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu phân chia lịch

sử văn học Việt Nam trước thế kỷ XX thành hai dòng: dòng quý tộc và dòng bình dân, rồi cho rằng: dòng quý tộc thì “đầy rẫy những yếu tố bảo thủ phong kiến”, “phản quần

Ngày đăng: 11/03/2014, 07:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Tửu , Tuyển tập nghiên cứu phê bình, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2007, tr. 248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập nghiên cứu phê bình
Nhà XB: Nxb. Lao động
2. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 275 Khác
3. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 281 Khác
4. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 287 Khác
5. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 291 Khác
6. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 330 Khác
8. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 474 Khác
9. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 479 Khác
10. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 529 Khác
11. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 545 Khác
12. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 579 Khác
13. Trương Tửu, Sách đã dẫn, tr. 845 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w