1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc

83 528 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 430 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội theo chính sách mở cửa, đưa nềnkinh tế nước ta hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới, Đảng vàNhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt nam trong giaiđoạn này là hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” Việt nam với chính sách đaphương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế đã từng bước hội nhập vào nền kinhtế thương mại khu vực và toàn cầu Việt nam hiện nay đã là thành viên củaASEAN, APEC, ASEM đã ký hiệp định thương mại với Mỹ và cố gắng đếnnăm 2005 Việt nam sẽ là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO).

Không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoàiđã và đang góp phần quan trọng giúp cho nền kinh tế Việt Nam từng bước chuyểnmình và hội nhập vào với nền kinh tế khu vực và thế giới Trong đó luồng vốn đầutư trực tiếp nước ngoài thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại ViệtNam đã và đang tăng lên nhanh chóng Không chỉ tính đến nguồn lực về tài chínhmà cả các công nghệ hiện đại cũng được chuyển vào Việt Nam Trong rất nhiềucác doanh nghiệp nước ngoài đó thì công ty TNHH Volex là một điển hình Đâylà một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, sản xuất xuất khẩu nhữnghàng hoá thiết bị truyền dẫn, là mặt hàng rất mới phục vụ cho thị trường hàng hoácông nghệ thông tin điện tử mà Việt Nam chưa sản xuất được.

Theo xu hướng phát triển mạng lưới công nghệ thông tin điện tử như hiệnnay thì thị trường Việt Nam cần phải có các mặt hàng đó để đáp ứng cho nhu cầu

Trang 2

của thị trường điện tử viễn thông Chính vì vậy, vai trò của công ty TNHH Volexlà vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Hoạt động sản xuất xuất khẩuhàng hoá thiết bị điện của công ty trước hết là để phục vụ cho nhu cầu thị trườngtrong nước vì đây là sản phẩm mà các công ty trong nước chưa sản xuất được vàtiếp sau đó là để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Việc nghiên cứu hoạt độngxuất khẩu và đưa ra giải pháp để thúc đẩy hoạt động này phát triển là một vấn đềmang tính cấp thiết đối với công ty hiện nay Do vậy em đã quyết định chọn đề

tài : “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá

của công ty TNHH Volex Việt Nam trong tiến trình hội nhập Kinh tế Quốc tế ”

làm đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là dựa trên những cơ sở lý luận vềhoạt động xuất khẩu, cũng như nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hànghoá của công ty TNHH Volex để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sựphát triển của hoạt động này trong thời gian tới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng hoá thiết bịđiện của công ty TNHH Volex.

Phương pháp nghiên cứu : Đề tài này có sử dụng các phương pháp nghiêncứu như là phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánhphương pháp dự báo.

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận thì kết cấu nội dung của Chuyên đềgồm có 3 chương:

Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.

Trang 3

Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hó của công ty TNHHVolex Việt Nam trong những năm qua.

Chương 3 : Phương hướng, các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty TNHH Volex Việt Nam.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ nghiêncứu còn có nhiều hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót và nhượcđiểm Vì vậy em kính mong thầy cô và các bạn sẽ có thêm góp ý để đề tài nàyđược hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUKhái quát chung về hoạt động xuất khẩu

.1.1 Khái niệm về xuất khẩu.

Thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng là một trong nhữnghình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế Đó là hoạt động mua bán,hoặc trao đổi hàng hoá và dịch vụ vượt qua biên giới các quốc gia Thương mạiquốc tế khác với nội thương - hoạt động trao đổi diễn ra giữa các vùng, các địaphương, hoặc các thành phố trong phạm vi một nước Trao đổi hàng hoá là một

Trang 4

hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia Xuấtkhẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phâncông lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước

Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động thương mại quốc tế trong đó hànghoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ Đây là hoạtđộng kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nó không chỉ là một hành vibuôn bán đơn lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chứcbên trong và bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận, thúc đẩy hàng hoá sản xuất pháttriển, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân.Mặt khác hoạt động này dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể lại gây ra thiệthại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủthể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được.

Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinhtế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến xuất khẩu tư liệu sản xuất, từ máy mócthiết bị cho đến các máy móc công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình đếnhàng hoá vô hình Tất cả đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia thamgia Nó diễn ra trong phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian, có thể diễnra trong một ngày hay kéo dài hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ mộtquốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

Nếu xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hìnhthức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh

Trang 5

doanh quốc tế Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụcủa mình ra nước ngoài và đây được coi là chiến lược quan trọng của công ty.

Có nhiều nguyên nhân khuyến khích các công ty thực hiện xuất khẩu như là :+ Sử dụng khả năng vượt trội hay những lợi thế của công ty để mở rộng thịtrường tiêu thụ hàng hoá và thu lợi nhuận tối đa.

+ Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sảnxuất.

+ Giảm được rủi ro do có thể tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu trước khibước vào nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin vềnhu cầu hàng hoá, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, khả năng mở rộng sản xuất, giá cảvà xu hướng biến động của nó Những điều này luôn nằm trong tư duy của mỗinhà kinh doanh xuất khẩu để có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trongthương mại quốc tế.

.1.2 Một số lý thuyết về thương mại quốc tế.

Các lý thuyết về thương mại quốc tế nhằm giải thích cơ sở hình thành nênhoạt động thương mại giữa các quốc gia, xác định cơ cấu thương mại và lợi íchmà mỗi quốc gia thu được khi tham gia vào thương mại quốc tế Các quốc giatham gia vào thương mại với những lợi thế của mình với mục đích thu được thậtnhiều những lợi ích từ thương mại.

Trang 6

1.1.2.1 Quan điểm của trường phái trọng thương :

Quan điểm của trường phái trọng thương về thương mại cho rằng các quốcgia cần tích luỹ nguồn của cải tài chính, thường là bằng vàng, bằng cách khuyến

khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, được gọi là chủ nghĩa trọng thương Quan

điểm này cho rằng lượng của cải của một quốc gia là thước đo phúc lợi duy nhấtcủa quốc gia đó Các quan điểm trọng thương được biểu hiện như sau :

Các quốc gia có thể tăng lượng của cải của mình bằng cách duy trì mứcthặng dư thương mại - tức khi giá trị xuất khẩu của một quốc gia lớn hơn giá trịnhập khẩu của quốc gia đó Thặng dư thương mại có nghĩa là quốc gia thu đượcnhiều vàng hơn từ xuất khẩu so với lượng vàng phải thanh toán cho nhập khẩu.Thâm hụt thương mại là tình huống ngược lại và xảy ra khi giá trị nhập khẩu củamột quốc gia lớn hơn giá trị xuất khẩu của quốc gia đó Theo quan điểm trọngthương thì quốc gia cần phải tránh tình trạng thâm hụt thương mại bằng mọi giá.

Các Chính phủ phải tích cực can thiệp vào thương mại quốc tế để duy trìmức thặng dư thương mại Quá trình tích luỹ của cải phụ thuộc vào việc gia tăngmức thặng dư thương mại, chứ không nhất thiết phải dựa vào việc mở rộng quymô hoặc gia tăng giá trị thương mại Chính phủ có thể đạt được điều này bằngcách cấm nhập khẩu một số mặt hàng, hoặc áp đặt các công cụ hạn chế nhập khẩunhư thuế quan và hạn ngạch Đồng thời, các ngành công nghiệp trong nước đượctrợ cấp để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Chính phủ cũng thường áp dụngbiện pháp cấm chuyển vàng bạc tới các nước khác.

Trang 7

Các quốc gia theo quan điểm của trường phái trọng thương tìm cách biếncác vùng lãnh thổ kém phát triển (các thuộc địa) thành nơi cung cấp nguồnnguyên vật liệu thô rẻ tiền, và đồng thời thành nơi tiêu thụ các thành phẩm với giácao.

Mặc dầu chính sách trọng thương mang lại nhiều lợi ích cho những quốcgia theo đuổi nó, nhưng chính sách này có rất nhiều mặt hạn chế Hạn chế chủ yếucủa chủ nghĩa trọng thương là ở chỗ nếu tất cả các quốc gia đều tìm cách ngăn cảnnhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường của mình và đẩy mạnh xuất khẩu sang cácnước khác thì thương mại quốc tế sẽ bị thu hẹp một cách ghê gớm Ngoài ra, việcnhập khẩu từ các thuộc địa với giá rẻ trong khi xuất khẩu sang các nước đó với giácao đã ngăn cản sự phát triển kinh tế ở những nước thuộc địa, từ đó làm giảm sứctiêu thụ hàng hoá ở những nước này Các quốc gia này còn cho rằng của cải củathế giới là có hạn cho nên sự giàu có của một quốc gia chỉ có thể diễn ra khi ítnhất có một quốc gia khác nghèo đi Thương mại quốc tế vì vậy được coi là một

trò chơi có tổng lợi ích bằng 0 Nhưng thực tế cho thấy rằng các quốc gia khi

tham gia vào thương mại quốc tế đều có thể thu được lợi ích cho mình, nghĩa là sựgiàu có của các quốc gia không chỉ dựa vào lượng vàng được tích trữ ở quốc giađó mà còn dựa trên nhiều nhân tố kinh tế xã hội khác như là văn hoá xã hội, đờisống nhân dân

1.1.2.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith :

Khác với trường phái trọng thương, Adam Smith cho rằng : “sự giàu có củamỗi quốc gia phụ thuộc vào số hàng hoá và dịch vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào

Trang 8

vàng” Khả năng của một quốc gia có thể sản xuất một mặt hàng với hiệu quả cao

hơn bất kỳ quốc gia nào khác được gọi là lợi thế tuyệt đối của quốc gia đó Nói

cách khác, với nguồn lực có quy mô như nhau (hoặc nhỏ hơn), một quốc gia có lợithế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó có thể làm ra lượng sản phẩm nhiều hơn sovới các quốc gia khác.

Ông lập luận rằng một nước không nhất thiết phải sản xuất tất cả các mặthàng tiêu dùng trong nước, mà ngược lại mỗi nước có thể tập trung sản xuấtnhững mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối và sau đó buôn bán với các nướckhác để đổi lấy những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối Theo ông,nếu mỗi quốc gia đều chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thếtuyệt đối, thì họ có thể sản xuất được những sản phẩm có chi phí thấp hơn so vớinước khác để xuất khẩu, đồng thời lại nhập khẩu những hàng hoá mà nước nàykhông sản xuất hoặc sản xuất được nhưng có chi phí cao hơn giá nhập khẩu.

Nhờ sự chuyên môn hoá các nước có thể gia tăng hiệu quả sản xuất củamình, các sản phẩm cũng có chất lượng tốt hơn bởi vì người lao động sẽ lành nghềhơn do công việc được lặp lại nhiều lần, họ không mất thời gian trong việc chuyểnsản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác Ngoài ra, do làm một công việc lâudài nên người lao động sẽ có nhiều kinh nghiệm, các sáng kiến và các phươngpháp làm việc tốt hơn.

Ông phê phán sự phi lý của lý thuyết trọng thương và chứng minh rằng:thương mại sẽ giúp các bên cùng giầu có lên nghĩa là cùng thu được lợi ích Do cả

hai nước đều có lợi từ việc trao đổi nên thương mại quốc tế là trò chơi có tổng lợi

Trang 9

ích lớn hơn 0 Lý thuyết này cũng phê phán quan điểm cho rằng mục tiêu của

Chính phủ là phải sử dụng các chính sách hạn chế thương mại để gia tăng của cảicho quốc gia Ngược lại, các quốc gia cần mở cửa và trao đổi thương mại đểngười dân của mình có thể mua được nhiều hàng hoá hơn và với giá rẻ hơn.

Mặc dầu cho thấy thương mại là có lợi cho các bên tham gia, nhưng lýthuyết lợi thế tuyệt đối không trả lời được câu hỏi : điều gì xảy ra nếu một nướckhông có được lợi thế tuyệt đối về bất kì mặt hàng nào ? Liệu thương mại cómang lại lợi ích hay không, hay thậm chí thương mại có thể diễn ra được haykhông ? Trên thực tế, thương mại quốc tế có thể diễn ra mà không nhất thiết đòihỏi các nhà xuất khẩu phải có lợi thế tuyệt đối so với các đối thủ cạnh tranh nướcngoài Để trả lời những câu hỏi này cần xem xét một khái niệm rộng hơn, cụ thể là

khái niệm về lợi thế so sánh như sau :

1.1.2.3 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo :

Theo lý thuyết này, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốcgia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thểtham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho quốc gia mình Nói cáchkhác trong điểm bất lợi vẫn có những điểm thuận lợi để khai thác khi tham gia vàohoạt động xuất khẩu, những quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất ra cácloại hàng hoá sẽ có thể chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá ít bất lợi nhất để traođổi với các quốc gia khác và nhập về những hàng hoá mà việc sản xuất ra nó gặprất nhiều khó khăn và bất lợi Từ đó tiết kiệm được nguồn lực của mình và thúcđẩy sản xuất trong nước.

Trang 10

Để thấy được vai trò của lý thuyết lợi thế so sánh trong việc giải thíchthương mại quốc tế, ta có thể xem xét ví dụ sau :

Giả sử rằng quốc gia A có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai mặthàng gạo và chè so với quốc gia B Bảng dưới đây cho thấy số lượng lao động màmỗi nước sử dụng để sản xuất gạo và chè Quốc gia A chỉ cần 1 lao động để sảnxuất 1 tấn gạo, cần 2 lao động để sản xuất 1 tấn chè Quốc gia B cần 6 lao động đểsản xuất 1 tấn gạo và 3 lao động để sản xuất 1 tấn chè.

Hiệu quả sản xuất gạo và chè của mỗi quốc gia có thể được biểu thị lại nhưsau :

Quốc gia A : 1 lao động = 1 tấn gạo hoặc 1/2 tấn chè.Qu c gia B : 1 lao ốc gia B : 1 lao động = 1/6 tấn gạo hoặc 1/3 tấn chè động = 1/6 tấn gạo hoặc 1/3 tấn chè.ng = 1/6 t n g o ho c 1/3 t n chè.ấn gạo hoặc 1/3 tấn chè ạo hoặc 1/3 tấn chè ặc 1/3 tấn chè ấn gạo hoặc 1/3 tấn chè.

Lại giả sử rằng hai nước A và B quyết định trao đổi với nhau theo tỷ lệ 1tấn gạo = 1 tấn chè Quốc gia B có thể sử dụng 1 lao động để sản xuất 1/6 tấn gạo.

Trang 11

đó trao đổi với quốc gia A lấy 1/3 tấn gạo Khi đó, nhờ chuyên môn hoá sản xuấtvà trao đổi, quốc gia B có được lượng gạo nhiều gấp đôi so với trường hợp tự sảnxuất lấy gạo Quốc gia A cũng thu được lợi ích từ thương mại dẫu cho nước nàycó lợi thế tuyệt đối kép Quốc gia A có thể bỏ ra 1 lao động để sản xuất 1/2 tấnchè Tuy nhiên, tốt hơn là nước này nên sử dụng lao động đó để sản xuất 1 tấn gạovà trao đổi với quốc gia B lấy 1 tấn chè Khi đó quốc gia A cũng có được lượngchè nhiều hơn hai lần so với trường hợp tự mình sản xuất lấy chè.

Như vậy qua ví dụ trên ta thấy được lợi ích của việc trao đổi sản phẩm giữacác quốc gia thông qua việc xuất nhập khẩu hàng hoá Sự chuyên môn hoá sảnxuất những sản phẩm mà mình có lợi thế để xuất khẩu và nhập khẩu về nhữnghàng hoá mà mình ít có lợi thế hơn sẽ giúp cho việc sử dụng tốt nhất và hiệu quảnhất các nguồn lực của mỗi nước Khi mỗi quốc gia thực hiện chuyên môn hoásản xuất mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả cácmặt hàng của toàn thế giới sẽ tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túchơn.

Nhà nước do đó không nên can thiệp sâu vào hoạt động ngoại thương vàkhông nên áp dụng các biện pháp ép buộc cứng nhắc cho hoạt động này Các quốcgia chỉ nên tìm cách đề ra các biện pháp hợp lý để sử dụng tối ưu nhất các nguồnlực của mình sao cho khi đem trao đổi thì được lợi nhất, đó chính là nội dung cơbản của lý thuyết lợi thế so sánh Cho đến nay, hoạt động chuyên môn hoá cácmặt hàng mà mình có lợi thế đã được các quốc gia trên thế giới áp dụng một cáchtriệt để và đã thu được những kết quả tốt Kết quả là thương mại quốc tế hiện nay

Trang 12

đã phát triển rất nhanh và đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là sự hình thànhcác khu mậu dịch tự do về thương mại để khuyến khích trao đổi thương mại, cácliên minh về thương mại của khu vực và thế giới

.1.3 Các hình thức xuất khẩu.

1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp :

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanhnghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất khác, sau đó xuất khẩunhững sản phẩm đó cho các khách hàng nước ngoài với danh nghĩa là hàng củamình.

Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được của các đơn vị kinh doanhthường cao hơn các hình thức khác Với hình thức này doanh nghiệp đứng ở thếchủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi lợi nhuận doanh nghiệp được hưởnghết Với vai trò là người bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tíncủa mình thông qua quy cách và phẩm chất hàng hoá, tiếp cận thị trường và nắmbắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng

Tuy vậy hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốnkhá lớn để sản xuất, thu mua hoặc có thể gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro như :không xuất được hàng hoá, không thu mua được hàng hoá, bị thanh toán chậm,thay đổi tỷ giá hối đoái, lạm phát

Chính vì vậy mà để có thể thực hiện nghiệp vụ này thành công thì doanhnghiệp cần phải có nghiệp vụ ngoại thương cao và có kinh nghiệm xuất khẩu tốt.

Trang 13

Khi doanh nghiệp đã có đủ khả năng và kinh nghiệm để thực hiện nghiệp vụ kinhdoanh này thành công thì nguồn lợi mà doanh nghiệp thu về là rất lớn

1.1.3.2 Xuất khẩu tại chỗ :

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không nhất thiết phải ra khỏi biêngiới quốc gia để đến tay khách hàng Là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá vẫntronglãnh thổ quốc gia nhưng vẫn được bán cho các khách hàng nước ngoài.

Hình thức này có nhiều ưu điểm và đang phổ biến rộng rãi ở mọi quốc gia.Trước hết là do đặc điểm của nghiệp vụ này là hàng hoá không ra khỏi biên giớiquốc gia nên doanh nghiệp xuất khẩu tránh được nhiều rủi ro vì được thực hiệnbán hàng hoá ngay trong môi trường quen thuộc nhất Ngoài ra doanh nghiệp còngiảm được những chi phí về vận chuyển, về nghiên cứu thị trường mới, về thuêđại lý phân phối và bỏ qua được những hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vận tải,bảo hiểm, thủ tục hải quan

Tuy nhiên hình thức xuất khẩu này thường không chiếm tỷ lệ lớn trong hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vì lợi nhuận thu được là nhỏ.Phần lớn doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoàinhằm mở rộng thị trường về không gian và tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới,bạn hàng mới

Đối với doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, thực hiện kinh doanhngay tại thị trường đó thì hình thức này lại là phổ biến và hiệu quả Đó là nhờ vàolợi thế về vị trí, ở ngay thị trường tiêu thụ sẽ giảm thiểu được những chi phí vậnchuyển và những thủ tục rườm rà Nhưng bước đầu để thực hiện được thì doanh

Trang 14

nghiệp cũng phải có vốn lớn và có những kinh nghiệm trong việc kinh doanh vàchiếm lĩnh thị trường nước sở tại.

1.1.3.3 Tạm nhập tái xuất :

Đây là hoạt động xuất khẩu những hàng hoá mà đã được nhập khẩu trướcđó nhưng không qua một công đoạn gia công, chế biến nào Hoạt động này nhằmthu lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả giữa nhập khẩu (mua) và xuất khẩu(bán).

Hình thức này có ưu điểm là ít rủi ro hơn các hình thức khác, dễ thực hiệnthành công hơn Doanh nghiệp không cần phải bỏ ra lượng vốn lớn mà vẫn có thểthu được nhiều lợi nhuận Tuy nhiên hoạt động kinh doanh này thường không lâudài và có quy mô nhỏ hẹp vì nó chỉ thực hiện được ở những thị trường thiếu hànghóa hoặc không thể sản xuất được hàng hoá đó, thông thường hình thức này diễnra đối với hàng hoá là nguyên vật liệu.

Doanh nghiệp có thể kết hợp hình thức kinh doanh này với các hình thứckhác để tăng thêm lợi nhuận

1.1.3.4 Xuất khẩu gia công :

* Xuất khẩu gia công uỷ thác : Theo hình thức này, các doanh nghiệp kinhdoanh hàng xuất khẩu đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho cácdoanh nghiệp khác gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất lại cho bên nướcngoài Doanh nghiệp sẽ được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các doanhnghiệp trực tiếp chế biến.

Các bước tiến hành của hình thức này như sau :

Trang 15

+ Ký kết hợp đồng gia công với bên nhận gia công.

+ Ký kết hợp đồng gia công với bên đặt gia công và nhập nguyên liệu từbên đặt ra công về.

+ Giao nguyên vật liệu đó cho bên nhận gia công (theo hợp đồng đã thoảthuận).

+ Nhập lại thành phẩm từ bên gia công và xuất lại cho bên dặt gia cônghàng hoá đó.

+ Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị gia công (do bên đặt gia công trả)và được hưởng phí ủy thác gia công.

Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh những vẫnthu được lợi nhuận, ít rủi ro, việc thanh toán được bảo đảm vì đầu ra chắc chắn.Song hình thức này lại đòi hỏi rất nhiều thủ tục xuất và nhập do phải xuất và nhậpnhiều lần Do đó để thực hiện tốt hình thức này các doanh nghiệp cần phải cónhững cán bộ kinh doanh kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

Hình thức xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài cũng tương tự nhưhình thức này, chỉ khác là đơn vị sản xuất phải tự tìm lấy nguồn nguyên liệu đểsản xuất ra các sản phẩm theo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng.

* Gia công quốc tế : Đây là hình thức trong đó bên nhận gia công nhậpnguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩmtheo yêu cầu của bên đặt gia công, sau đó xuất khẩu để giao lại thành phẩm vànhận thù lao gọi là phí gia công.

Trang 16

Ưu điểm của hình thức này là giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làmcho người lao động, nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sảnxuất Đây là hình thức được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển cónguồn nhân lực dồi dào Đối với nước đặt gia công cũng được hưởng lợi vì họ tậndụng được nguồn nhân công với giá rẻ, cũng như tận dụng được nguồn nguyênvật liệu sẵn có của bên nước nhận gia công Như vậy hình thức này đã góp phầntạo ra sự kết hợp và chuyên môn hoá giữa các quốc gia trong quá trình sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, nhờ đó thương mại ngày càng phát triển với trình độ cao hơn.

1.1.3.5 Xuất khẩu uỷ thác :

Trong hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng rađóng vai trò là trung gian xuất khẩu, làm thaycho các đơn vị sản xuất (bên cóhàng) những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phẩn trăm theo giá trịhàng xuất khẩu đã được thoả thuận.

Các bước tiến hành của hình thức này :

+ Ký hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị sản xuất trong nước.+ Ký hợp đồng với bên nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng.+ Nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị trong nước.

Hình thức này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm, người đứngra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt không cầnvốn để mua hàng Phương thức thanh toán được đảm bảo, có ít thủ tục và thườnglà có sự tin cậy lẫn nhau Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì hình thức này ítđược các doanh nghiệp lựa chọn, bởi vì hình thức này tạo ra sự phụ thuộc của

Trang 17

doanh nghiệp xuất khẩu với các trung gian nhận uỷ thác xuất khẩu do tình trạngthiếu thông tin và làm hạn chế khả năng của doanh nghiệp Hầu hết các doánhnghiệp sẽ lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp, nhưng trong một số hoàn cảnhcụ thể thì doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu uỷ thác để đảm bảocho hoạt động xuất khẩu của mình khi vào một thị trường mới

1.1.3.6 Buôn bán đối lưu :

Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợpchặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi cógiá trị tương đương với giá trị lô hàng đã xuất Mục đích xuất khẩu không phải làthu lợi nhuận mà nhằm thu về một lượng hàng tương đương với giá trị của lô hàngđã xuất Ngoài ra còn là nhằm tránh các rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoáitrên thị trường ngoại hối.

Có rất nhiều loại hình buôn bán đối lưu như sau :

+ Hình thức hàng đổi hàng là việc hai bên trao đổi trực tiếp với nhau những

hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời Trongnghiệp vụ hàng đổi hàng hiện đại như ngày nay thì người ta có sử dụng tiền đểthanh toán một phần tiền hàng, hơn nữa lại có thể thu hút tới 3 - 4 bên tham gia.Ưu điểm cảu hình thức này là các bên không cần phải thông qua các giai đoạntrung gian bán hàng- nhận tiền- mua hàng mà có thể đổi hàng lấy hàng mà mìnhcần thiết luôn Tuy nhiên, hình thức này thường chỉ áp dụng khi các bên tham giatrao đổi đã có sự tin tưởng lẫn nhau hoặc đã tạo được uy tín cho nhau về sản phẩmđem trao đổi, chính vì vậy mà hình thức này còn có nhiều hạn chế.

Trang 18

+ Hình thức bù trừ là hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi trị

giá hàng giao và hàng nhận, đến cuối kỳ hạn hai bên mới đối chiếu sổ sách, sosánh giữa giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận Nếu sau khi bù trừ tiền hàng nhưthế mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợvề những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.

Đây là hình thức phát triển nhanh nhất của buôn bán đối lưu Hợp đồng bùtrừ thường được ký kết cho thời gian dài ( có khi tới 10 hoặc 20 năm).

+ Hình thức buôn bán có thanh toán bình hành ( clearing) là việc hai chủ

thể của quan hệ buôn bán thoả thuận chỉ định ngân hàng thanh toán Ngân hàngnày mở tài khoản, gọi là tài khoản clearing để ghi chép tổng giá trị hàng giao nhậncủa mỗi bên Sau một thời hạn quy định, ngân hàng mới quyết toán tài khoảnclearing và bên bị nợ (tức nhận nhiều mà giao ít) sẽ phải trả khoản nợ bội chi màmình đã gây ra.

+ Hình thức mua đối lưu là hình thức một bên sẽ ký kết hợp đồng có thanh

toán và cam kết, sau đó một khoảng thời gian nhất định sẽ bán cho bên kia mộtlượng hàng hoá khác và cũng được nhận tiền thanh toán Giá trị của hai hợp đồngnày không nhất thiết phải bằng nhau, việc trao đổi hàng hoá trong khuôn khổ muađối lưu được thực hiện trong một thời gian không dài (thường từ 1 đến 5 năm).

+ Hình thức chuyển nợ (switch) là bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiềnhàng cho một bên thứ ba để bên thứ ba này trả tiền Hình thức này đảm bảo chocác công ty, nếu nhận hàng không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình thìcó thể bán hàng đó đi.

Trang 19

+ Hình thức giao dịch bồi hoàn (offset) là việc đổi hàng hoá và/hoặc dịch

vụ và ưu huệ (như ưu huệ trong đầu tư hoặc bán sản phẩm) Giao dịch bồi hoànhiện nay chiếm gần 1/4 số hợp đồng buôn bán đối lưu Nó thường xảy ra tronglĩnh vực buôn bán những ký thuật quân sự đắt tiền trong việc giao những chi tiếtvà cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp.

+ Trong việc chuyển giao công nghệ, người ta thường tiến hành nghiệp vụ

mua lại sản phẩm (buy-backs) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ và/hoặc

sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật cho bên khác, đồng htời cam kết mua lại nhữngsản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó chế tạo ra.

1.1.3.7 Xuất khẩu theo nghị định thư :

Hình thức này thường áp dụng cho xuất khẩu hàng hoá, thường là nhữnghàng trả nợ, được kí theo nghị định thư giữa hai Chính phủ Xuất khẩu theo hìnhthức này có ưu điểm là khả năng thanh toán được đảm bảo (do Nhà nước trả chocác đơn vị sản xuất), giá cả tương đối cao nhưng hình thức này ngày nay ít đượcáp dụng

.1.4.Vai trò của hoạt động xuất khẩu.

* Đối với nền kinh tế quốc dân :

Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếcủa từng quốc gia Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển đều chỉ ra rằng, đểtăng trưởng và phát triển kinh tế, mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhânlực, tài nguyên, vốn và khoa học công nghệ Song không phải quốc gia nào cũngcó đầy đủ những điều kiện đó Hiện nay, các nước đang phát triển đang thiếu vốn

Trang 20

và kỹ thuật công nghệ nhưng lao động và nguồn tài nguyên lại rất dồi dào Cácnước phát triển thì lại dồi dào về vốn và khoa học công nghệ nhưng lại thiếu laođộng và tài nguyên thiên nhiên Để giải quyết tình trạng này, họ buộc phải nhập từbên ngoài những yếu tố sản xuất trong nước chưa sản xuất hoặc gặp khó khăntrong sản xuất, có nghĩa là cần phải có một nguồn ngoại tệ chính là khoản ngoại tệthu về từ xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động chính tạo ra tiền đề cho nhập khẩu,tạo điều kiện cho quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.

Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện qua một số khíacạnh sau :

+ Xuất khẩu đảm bảo cho khả năng phát triển kinh tế : ở những nước đangphát triển, một trong những vật cản chính của quá trình tăng trưởng kinh tế là sựthiếu vốn Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là chủ yếu nhưng mọi cơhội tiếp nhận đầu tư vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi chủ đầu tư hay người chovay nợ nhận thấy khả năng xuất khẩu của nước đó vì đây là nguồn chính đảm bảokhả năng trả nợ.

+ Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển Thực tế cho thấy rằng xuất khẩu góp phần làm dịch chuyển nềnkinh tế của các quốc gia đang phát triển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịchvụ

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có điều kiện và cơ hội pháttriển Chẳng hạn như là khi ngành điện tử viễn thông phát triển, các ngành liênquan như linh kiện điện tử, sản phẩm truyền dẫn cũng phát triển theo.

Trang 21

Xuất khẩu mở rộng thị trường sản phẩm, tạo lợi thế nhờ quy mô Xuất khẩulà phương tiện tạo vốn và thu hút kỹ thuật công nghệ mới từ các nước phát triểnnhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới.

Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sảnxuất của các quốc gia bởi khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phâncông lao động ngày càng sâu sắc Có những sản phẩm mà việc sản xuất từng bộphận được thực hiện ở những nước khác nhau, vì vậy để có những sản phẩm hoànchỉnh thì hoạt động xuất khẩu là cần thiết Mặt khác, thông qua xuất khẩu mộtnước có thể tập trung vào sản xuất mặt hàng mình có lợi thế để trao đổi lấy thứmình cần một cách có hiệu quả hơn.

+ Xuất khẩu còn góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp ởcác nước đang phát triển nhằm giảm thiểu tệ nạn xã hội, cải thiện đời sống chonhân dân Vì hoạt động xuất khẩu luôn thu hút hàng triệu lao động và tạo thu nhậpổn định cho người lao động Mặt khác xuất khẩu còn tạo ra nguồn ngoại tệ đểnhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú củanhân dân.

+ Xuất khẩu cũng là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối quanhệ kinh tế đối ngoại vì xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại có mối liên hệphụ thuộc và tác động lẫn nhau Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, thể hiện mối liênkết trên toàn thế giới, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế,bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế phát triển theo.

Trang 22

+ Ngân sách nhà nước cũng có thêm một nguồn thu từ thuế xuất khẩu Tuynhiên, trong thời gian tới thì xu hướng hội nhập được mở rộng thì thuế quan sẽđược cắt giảm, nguồn thu từ thuế quan sẽ không còn nhiều nhưng các quốc gia sẽthu được nhiều lợi ích lớn hơn thông qua tiến trình hội nhập và hợp tác phát triển

* Đối với doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu có một số vai trò như sau :Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hộiđể tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường nước ngoài cả về giá cả, chấtlượng và mẫu mã sản phẩm Từ đó doanh nghiệp sẽ tự mình tìm hiểu và phải họchỏi thêm kinh nghiệm, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ phát triển tới một mức độcao hơn.

Hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường,mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng cả trong và ngoài nước Từ đó doanh nghiệptăng doanh thu và lợi nhuận cũng tăng lên, các rủi ro được chia sẻ, uy tín củadoanh nghiệp cũng được nâng cao Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể mở rộnghoạt động sản xuất xuất khẩu của mình ở nhiều thị trường khác nhau, thành lậpcác chi nhánh hoạt động ở nhiều nơi, mở rộng hơn nữa sự phát triển của doanhnghiệp Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạtđộng xuất khẩu thực sự có nhiều thuận lợi và sẽ ngày càng phát triển hơn, do đócác doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội mới thông qua hoạt động kinh doanhxuất khẩu của mình

Trang 23

Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu là một quy trình kinh doanh bao gồm nhiều công đoạnkhác nhau, mỗi công đoạn lại mang những đặc trưng riêng Vì vậy, hoạt động xuấtkhẩu phức tạp hơn nhiều so với hoạt động thương mại trong nước.

.1.5 Nghiên cứu tiếp cận thị trường.

Nghiên cứu thị trường là việc quan trọng trong chu kì sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Đối với các đơn vị ngoại thương thì việc nghiên cứu thị trườngquốc tế lại càng có ý nghĩa hơn bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc tiến hànhgiao dịch, thâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp.

Thị trường là yếu tố sống còn và là yếu tố vận động không ngừng, vì vậybất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để chỉ ra phươngthức hoạt động sao cho phù hợp khi xâm nhập vào từng thị trường khác nhau.

Hoạt động nghiên cứu thị trường có thể được chia thành như sau :

* Nghiên cứu môi trường : Nghiên cứu môi trường kinh tế, văn hoá xã hội,môi trường chính trị luật pháp và môi trường công nghệ.

* Nghiên cứu giá cả hàng hoá : do xu hướng giá cả trên thị trường là rấtphức tạp và luôn biến động vì phải chịu sự chi phối cuả những nhân tố lạm phát,chu kì, cạnh tranh về giá cả.

* Nghiên cứu về sự cạnh tranh như là ai là đối thủ cạnh tranh của công ty ?Họ có thế mạnh gì ? Cần phải có những giải pháp ra sao để cạnh tranh thànhcông?

* Nghiên cứu về nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng, tập quán

Trang 24

.1.6 Lựa chọn đối tác kinh doanh.

Để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài thành công thì buộc cácdoanh nghiệp phải lựa chọn được đối tác phù hợp để có thể hỗ trợ và giúp đỡ nhaucùng phát triển thông qua các quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín, tin tưởng lẫnnhau Các bạn hàng này có thể là những bạn hàng trước đây của công ty (các bạnhàng quen) hoặc là các bạn hàng mới, thông qua sự tìm kiếm và xây dựng quan hệlàm ăn dựa trên những uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Việc lựa chọnđúng đối tác để giao dịch tránh cho doanh nghiệp những phiền toái, rủi ro, mấtmát thường gặp trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời cóđiều kiện để thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh của mình.

Là người xuất khẩu trực tiếp thì với các bạn hàng kinh doanh như vậydoanh nghiệp sẽ không phải chia sẻ lợi nhuận Tuy nhiên trong trường hợp hoàntoàn mới thì cách tốt nhất là doanh nghiệp nên thông qua các đại lý hoặc các côngty uỷ thác xuất khẩu để giảm bớt chi phí cho việc thâm nhập vào thị trường Để cóthể tìm hiểu chính xác được bạn hàng làm đối tác, ngoài việc dựa trên những mốiquan hệ bạn hàng có sẵn, đã hiểu biết và có uy tín kinh doanh với nhau thì cầnphải thông qua các công ty tư vấn, các sở giao dịch, phòng Thương mại và Côngnghiệp các nước có quan hệ.

.1.7 Đàm phán và kí kết hợp đồng.

Đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quantrọng của hoạt động xuất khẩu Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiệnthành công hợp đồng xuất khẩu Đồng thời nó cũng thể hiện khả năng của doanh

Trang 25

nghiệp trong lĩnh vực tìm kiếm bạn hàng và quan hệ bạn hàng tốt Chính vì vậymà doanh nghiệp cần phải có những cán bộ có năng lực trong đàm phán để có thểđàm phán thành công

Năng lực đàm phán là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình và kếtquả đàm phán Nói tới năng lực đàm phán, người ta thường kể tới : tư chất, chứcvụ của người đàm phán, các quan hệ xã hội, uy tín cá nhân, sự hiểu biết, lòng tựtin, khả năng thuyết phục, tính kiên nhẫn và có chiến thuật đàm phán thích hợp.Tựu chung lại, nhà đàm phán ít nhất phải có được ba loại năng lực cơ bản đó lànăng lực chuyên môn, năng lực về am hiểu pháp lý và năng lực mạo hiểm.

.1.8.Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Sau khi kí kết thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương doanh nghiệp xuấtkhẩu với tư cách là một bên kí kết, phải thực hiện hợp đồng đó Việc này đòi hỏiphải có sự tuân thủ của luật quốc gia và luật quốc tế, cũng như các tập quán quốctế Đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi của quốc gia cũng như quyền lợi và uytín của doanh nghiệp.

.1.8.1 Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá :

Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâukhác trong quá trình xuất khẩu hàng hoá Với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tácquốc tế như hiện nay thì Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sảnxuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

Việc xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá bao gồm :+ Đơn xin phép.

Trang 26

+ Phiếu hạn ngạch (nếu hàng hoá thuộc đối tượng có hạn ngạch).+ Bản sao hợp đồng đã kí với bên nước ngoài.

.1.8.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu :

Thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc chuẩn bị đủ lượng hàng để thựchiện xuất khẩu hàng hoá đúng như thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng

Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu để đảm bảo chất lượng hàng hoá khi vậnchuyển, tạo điều kiện nhận biết và phân loại hàng hoá, có thể gây được ấn tượngtốt cho người mua Có nhiều loại bao bì khác nhau như là hòm, hộp, kiện, túinilon

.1.8.3 Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu :

Đây là khâu vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu cũng nhưlà tạo sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu, tạo uy tín cho nhà xuất khẩu trên thị trường

Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm nghiệm vàkiểm dịch hàng hoá Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá do hai bên tự chịu tráchnhiệm thông qua hợp đồng Cơ quan Nhà nước có chức năng kiểm tra chất lượnghàng hoá xuất khẩu, có quyền thu hồi giấy phép về tự kiểm tra hàng hoá đối vớidoanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tự kiểm nghiệm mà không làm đúng chứcnăng của mình Việc kiểm tra này có thể được tiến hành ở cửa khẩu hoặc tại cơ sở,tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại hàng hoá.

.1.8.4 Làm thủ tục hải quan :Gồm các bước sau :

Trang 27

+ Khai báo hải quan : Chủ hàng phải khai báo hải quan đầy đủ và chi tiết vềhàng hoá xuất khẩu như là tên hàng, ký mã hiệu hàng hoá, đơn giá, số lượng, tênphương tiện vận tải, tên cụ thể của người mua và người bán Tờ khai hải quanphải được xuất trình kèm với một số chứng từ khác như là hợp đồng, hoá đơn,bảng kê chi tiết hàng hoá, giấy phép xuất nhập khẩu, vận đơn

+ Kiểm tra hải quan : Thủ tục hải quan là cơ sở để quản lý hành vi buôn bántheo pháp luật của nhà nước, tránh tình trạng buôn lậu đồng thời cũng là để thốngkê lượng hàng hoá xuất nhập khẩu Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ củahàng hoá, thu thuế, sau đó là niêm phong kẹp chì.

+ Thực hiện các quyết định của hải quan : Đây là khâu cuối cùng của thủtục hải quan Sau khi kiểm tra các chứng từ cùng với kiểm định hàng hoá thì cơquan hải quan sẽ có các quyết định như là cho hàng được phép thông qua biêngiới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điểu kiện (như là phải sửa chữa,đóng gói lại ), cho hàng đi qua sau khi chủ hàng nộp thuế, hoặc hàng không đượcxuất khẩu Nghĩa vụ của chủ hàng là phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết địnhđó, nếu vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

.1.8.5 Thanh toán hợp đồng :

Thanh toán là khâu trọng tâm, là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịchtrong kinh doanh nên thủ tục này thường rất phức tạp Có nhiều phương thứcthanh toán nhưng trong xuất khẩu người ta sử dụng các phương thức thanh toán cóít rủi ro cho mình nhất.

Một số phương thức thanh toán như là :

Trang 28

+ Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền : thông qua ngân hàng, người muasẽ chuyển tiền cho người bán.

+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) : đây là hình thức mà ngân hàng camkết và bảo đảm chắc chắn về việc trả tiền cho người bán ngay sau khi bên muanhận được hàng hoá hoặc các chứng từ hợp lệ để nhận hàng Đây là hình thứcđược sử dụng phổ biến, hạn chế rủi ro cho cả hai bên

+ Thanh toán bằng phương thức nhờ thu Nếu hợp đồng xuất khẩu quy địnhthanh toán bằng phương thức này sau khi giao hàng, bên xuất khẩu phải hoànthành việc lập chứng từ cho ngân hàng để uỷ thác.

.1.8.6 Giải quyết tranh chấp :

Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, hai bên nên tìm cách hoà giải đểduy trì quan hệ tốt với nhau Trong trường hợp không thể hoà giải được thì cácbên phải giải quyết tranh chấp của mình thông qua trọng tài quốc tế.

1.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

1.3.1.Các nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp :

1.3.1.1 Nhân tố con người :

Vấn đề con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết Đểcó hiệu quả kinh tế cao phải nói đến sự đóng góp của từng cán bộ công nhân viênvà điều đó được thể hiện qua trình độ sáng tạo, kinh nghiệm, sự năng động linhhoạt của mỗi người trong công việc của mình Trong đó việc bố trí cán bộ phùhợp với năng lực, trình độ là rất quan trọng vì mỗi cán bộ có năng lực đặc biệt về

Trang 29

chuyên môn hoặc chuyên ngành của mình, từ đó nếu được xếp vào đúng vị trí thìsẽ làm việc có hiệu quả nhất.

Trong phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có nhữngkỷ luật khen chê rõ ràng và phải quản lý có kế hoạch Quản lý là cách quan trọngđể tác động và thuyết phục người khác làm theo.

Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải luôn luôn bồi dưỡng đào tạo để nâng caotrình độ tay nghề, nâng cao trình độ quản lý kinh tế cho từng cán bộ công nhânviên

Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan trọng tronghệ thống hoạt động kinh doanh Trong công tác xuất khẩu, từ khâu tìm hiểu thịtrường, khách hàng đến kí hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng đó đòi hỏicán bộ phải nắm vững chuyên môn của mình và hết sức năng động.

Mỗi một phương pháp quản lý đều có những mặt ưu nhược điểm Vì thế đểphát huy sức mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải suy nghĩ tổng hợp cácphương pháp trong quản lý kinh tế.

1.3.1.2 Máy móc, thiết bị và công nghệ :

Hiện nay có rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra nhiều cơ hội cũngnhư các nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và các doanhnghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng Do đó cácdoanh nghiệp phải liên tục tìm hiểu và học hỏi các giải pháp kỹ thuật hay các côngnghệ mới về các máy móc thiết bị hiện đại nhằm giải quyết những vấn đề tồn tạihiện có nhằm có sự đa dạng về chủng loại hàng hoá với nhiều loại mới ra đời có

Trang 30

tính năng ưu việt hơn, các sản phẩm có chất lượng cao hơn phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng trong khi giá cả lại có thể thấp hơn.

Yếu tố về công nghệ hiện đại còn làm tăng hiệu quả cho hoạt động xuấtnhập khẩu hơn so với trước đây Ngày nay, thay vì việc các bạn hàng thường traođổi với nhau bằng cách gặp mặt trực tiếp thì bây giờ có thể trao đổi thông tin chonhau thông qua điện thoại, fax, email một cách nhanh chóng Ngoài ra các doanhnghiệp cũng nhờ đó mà có thể cập nhật thông tin thị trường một cách đầy đủ vànhanh chóng nhất

1.3.1.3 Nhân tố về dịch vụ :

Dịch vụ thương mại rất cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất hàng hoángày càng đa dạng và phong phú Dịch vụ xuất hiện ở mỗi giai đoạn của hoạtđộng xuất khẩu, nó hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng hoá Dịch vụ trước khibán hàng nhằm chuẩn bị tiêu thụ, khuếch trương gây sự chú ý cho khách hàng.Còn dịch vụ sau khi bán hàng nhằm tái tạo nhu cầu của khách hàng.

Thông thường khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanhnghiệp thường có các dịch vụ kèm theo hoạt động xuất khẩu hàng hoá để nhằmthoả mãn nhu cầu của các khách hàng ngày càng cao Các dịch vụ này càng pháttriển, càng được nâng cao và hoàn thiện bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ càng thuhút thêm được nhiều khách hàng bấy nhiêu, tạo khả năng cạnh tranh mạnh mẽ vớicác doanh nghiệp khác.

1.3.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp :

1.3.2.1 Xu thế tự do hoá thương mại - khu vực hoá và toàn cầu hoá :

Trang 31

Tự do hoá thương mại là những thay đổi về chính sách trong buôn bán đểdỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, hạn chế và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan vàkhông thực hiện những cấm đoán của Nhà nước, để hàng hoá được tự do lưuthông giữa các nước.

Toàn cầu hoá và khu vực hóa kinh tế là một quá trình hội nhập toàn cầu vàkhu vực về thương mại, đầu tư, dịch vụ và hợp tác khoa học công nghệ Đó là sựđan xen và kết hợp các chính sách kinh tế của mỗi quốc gia với khu vực và toànthế giới

Tự do hoá thương mại giống như một luồng sinh khí mới thổi vào hợp táckinh tế thương mại giữa các nước Do vậy mà với môi trường quốc tế như hiệnnay thì Việt nam cũng đang tiến hành xúc tiến nhanh quá trình hội nhập kinh tếquốc tế của mình, cụ thể là dự tính đến năm 2005 thì Việt nam sẽ gia nhập vào tổchức Thương mại thế giơí (WTO) Kết quả của Tự do hoá thương mại là tạo điềukiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng nhưnhững dịch vụ hoạt động quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địađồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nướcngoài Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuấtkhẩu với nới lỏng nhập khẩu Như vậy có thể khẳng định rằng : Đây thực sự lànhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế thươngmại giữa các nước nói chung và tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việtnam nói riêng.

1.3.2.2 Các nhân tố kinh tế :

Trang 32

Bất cứ một nền kinh tế nào cũng đều chịu tác động của những nhân tố kinhtế như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái

Những nhân tố này cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

Khi lạm phát gia tăng, đồng tiền bị mất giá thì sẽ dẫn đến xu hướng khuyếnkhích xuất khẩu hơn là nhập khẩu Khi đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế nhập khẩuvà muốn đẩy mạnh xuất khẩu.

Khi lãi suất tăng lên, các luồng vốn sẽ dồn về các ngân hàng và vốn đầu tưsẽ giảm đi, hoạt động kinh doanh cũng gặp khó khăn vì chi phí cho các dịch vụtăng lên làm tăng chi phí.

Tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố kinh tế quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Vì tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ cógiá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩunhưng lại có lợi cho xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩucó thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trênthị trường quốc tế Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, hàng nhập khẩu đắt hơnnên các nhà nhập khẩu hạn chế kinh doanh hàng nhập, gây nên tình trạng khanhiếm nguyên liệu, vật tư, hàng hoá ngoại nhập, làm tăng giá các loại hàng này,gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở chỉ sử dụngnguyên liệu nhập.

Nhìn chung thì các nhân tố kinh tế luôn có những ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng Nhưng xét

Trang 33

trên khía cạnh nào đó thì các nhân tố này sẽ góp phần vào việc cân bằng và ổnđịnh trong phát triển kinh tế Do đó các doanh nghiệp phải luôn nắm được xu thếvận động của các nhân tố kinh tế đó

1.3.2.3 Các nhân tố từ chính sách và quản lý của nhà nước :

Tính ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng,của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung, có tác động trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài Tính ổnđịnh về kinh tế, trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiềntệ, khống chế lạm phát Đây là điều doanh nghiệp rất quan tâm và ái ngại vì nóliên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trêntrường quốc tế.

Cán cân thanh toán và chính sách tài chính là nhân tố quyết định phương ánkinh doanh mặt hàng và quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu Sự thay đổi củanhững nhân tố này sẽ gây xáo trộn lớn trong tỷ trọng xuất nhập khẩu của doanhnghiệp.

Các nhân tố về quản lý nhà nước : Mặc dù thương mại quốc tế đem lạinhiều lợi ích to lớn nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên hầu hết các Chính phủđều đưa ra các chính sách thương mại quốc tế riêng để đạt được lợi ích quốc gia.Tuy nhiên, những biện pháp này thường nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp trong nước và đôi khi gây ra nhiều hạn chế cho các công tynước ngoài hoạt động trong thị trường nội địa.

1.3.2.4 Nhân tố về văn hoá - xã hội :

Trang 34

Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại phức tạp hơn nhiều sovới hoạt động thương mại nội địa bởi nhiều lý do như : hệ thống pháp luật khácnhau, ngôn ngữ khác nhau, thói quen sử dụng, đồng tiền thánh toán Vì vậy vớisự biến động mạnh mẽ của thị trường thế giới trong hoạt động kinh doanh quốc tế,các quan hệ quốc tế có tác động và ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ.

Chính vì vậy mà bản thân doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường nướcngoài cần hết sức chú ý đến vấn đề tìm hiểu văn hoá, xã hội của quốc gia đó.

1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh :

Trong kinh doanh thì vấn đề cạnh tranh là tất yếu, đôi khi còn diễn ra rấtkhốc liệt giữa các đối thủ trên thị trường Nếu không có hiểu biết về các đối thủcủa mình thì doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh được Sức ép về các đối thủcạnh tranh là rất lớn đối với bản thân doanh nghiệp vì doanh nghiệp nào cũng xâydựng cho mình những bí quyết kinh doanh khác nhau, những thế mạnh khác nhauvề sản phẩm Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng suy đoán và phân tíchtình hình thị trường tốt để có thể cạnh tranh thành công.

Ngoài ra, các sản phẩm trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng và do đósản phẩm thay thể cũng rất phát triển Vì vậy doanh nghiệp cần phải xác địnhđược lợi thế trong sản phẩm của mình hoặc phải xây dựng cho sản phẩm của mìnhnhững đặc tính ưu việt mà không một sản phẩm nào có được.

Các nhân tố trên đây có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hànghoá Vì vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải hiểu rõ vàtìm các biện pháp hợp lý để vừa có thể hạn chế được các nhược điểm của các

Trang 35

nhân tố đó, vừa có thể vận dụng chúng để xây dựng chiến lược kinh doanh xuấtnhập khẩu phù hợp cho công ty mình Cũng nhờ có các nhân tố trên mà hoạt độngxuất khẩu sẽ ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn vì thị trường luôn biếnđộng và cạnh tranh luôn luôn xảy ra

* Quá trình hình thành của tập đoàn Volex Asia :

Năm 1892, công ty sản xuất các sản phẩm truyền dẫn đầu tiên được thànhlập ở thành phố Manchester của Vương quốc Anh.

Đến năm 1939, công ty này đã có tên trong danh sách trên Sở giao dịchchứng khoán London.

Năm 1977, ở Singapore bắt đầu xuất hiện công ty sản xuất các sản phẩmtruyền dẫn

Trang 36

Từ 1992-1993, các sản phẩm truyền dẫn có một chỗ đứng vững chắc trêncác thị trường có vị trí chiến lược Lúc này hình thành nên tập đoàn Volex Europe(chuyên sản xuất các sản phẩm truyền dẫn) với những công ty nhỏ ở Anh, bắt đầuchiến lược của mình trên toàn thế giới nhằm mở rộng thị trường hoạt động trêntoàn cầu Trước hết là sự mở rộng sang thị trường Châu Mỹ với sự hợp tác giữaMỹ và Ailen cùng sản xuất các sản phẩm truyền dẫn Sau đó tiếp tục mở rôngsang thị trường Châu Á.

Năm 1995, công ty sản xuất sản phẩm truyền dẫn ở Singapore thuộc sở hữutoàn bộ của tập đoàn Volex.

Năm 1977, tập đoàn Volex Asia ra đời có trụ sở chính ở Singapore, đặt tại35 Tampines St.92 Singapore 528880.

Từ 1997-2001, Volex Asia mở rộng các nhà máy sản xuất tại Châu á, thànhlập các công ty con ở các quốc gia như Trung Quốc, ấn Độ, Malaysia, Thái Lan,Philippines, indonesia và Việt Nam.

* Quá trình hình thành của công ty TNHH Volex Việt nam.

Xét đơn và hồ sơ dự án do Công ty Volex (Asia) Pte.Ltd, trưởng ban quảnlý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà nội đã cho phép Công ty Volex (Asia)Pte.Ltd thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt nam

Doanh nghiệp có tên gọi là Công ty TNHH Volex Việt Nam, tên giao dịchbằng tiếng Anh là Volex Cable Assembly (Vietnam) Co., Ltd, được thành lậptheo giấy phép đầu tư số 24/GP-KCN-HN cấp ngày 9/8/2001 có trụ sở và nhà

Trang 37

máy đặt tại Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội-Việt Nam.Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tạingân hàng theo quy định của pháp luật Việt nam.

* Mối quan hệ giữa tập đoàn và công ty : Công ty TNHH Volex là mộtcông ty chi nhánh đầu tiên tại thị trường Việt Nam của tập đoàn Volex Vì mớiđược thành lập và hoạt động, còn đang trong giai đoạn phát triển chiếm lĩnh thịtrường nên công ty nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của công ty mẹ ở Singapore.Tập đoàn hỗ trợ và giúp đỡ toàn bộ những chi phí về chi phí trả lương cho côngnhân viên và bù lỗ cho công ty trong giai đoạn đầu và giúp đỡ tìm kiếm nhữngbạn hàng đầu tiên cho công ty Những giúp đỡ đó là những bước khởi đầu nhằmtạo tiền đề cho công ty xây dựng chỗ đứng của mình trên thị trường và phát triểnmạnh mẽ trong tương lai giống các công ty chi nhánh khác trên toàn thế giới, gópphần đẩy mạnh quá trình thực hiện mục tiêu của cả tập đoàn là trở thành nhà cungcấp hàng đầu thế giới về sản phẩm truyền dẫn.

2.1.1.2 Quá trình phát triển * Quy mô hoạt động :

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm truyền dẫn sử dụng cho các thiết bịđiện tử, công nghệ truyền dẫn cáp quang, công nghệ truyền phát sóng viba, côngnghệ truyền thông.

Toàn bộ sản phẩm của Doanh nghiệp được xuất khẩu (Doanh nghiệp chếxuất) Đến ngày 4/12/2002 công ty TNHH Volex Việt nam đã đề nghị xin chuyển

Trang 38

từ Doanh nghiệp chế xuất thành Doanh nghiệp Khu công nghiệp có tỷ lệ xuấtkhẩu sản phẩm ít nhất 80%.

Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp là 46 năm kể từ ngày được cấp giấyphép

* Uy tín :

Volex là một trong những nhà sản xuất độc lập lớn nhất thế giới về các thiếtbị truyền dẫn cho các thiết bị điện, điện tử và cáp quang Tập đoàn Volex vốn làtập đoàn có một lịch sử phát triển lâu dài và có uy tín trên thế giới Điều đó đãđược minh chứng qua việc mở rộng thị trường hoạt động trên toàn cầu của tậpđoàn Qua đó công ty TNHH Volex Việt Nam mặc dù mới được thành lập nhưngcũng đã được kế thừa và góp phần phát huy uy tín của tập đoàn.

Uy tín của công ty được xây dựng trên cơ sở chất lượng của sản phẩm sảnxuất và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có lãi Điều đó được thể hiện

Trang 39

thông qua danh sách các khách hàng lớn của công ty trong thời gian qua, từnhững kháh hàng lâu năm đến những khách hàng mới của công ty.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chức năng : công ty TNHH Volex là một công ty 100% vốn nước ngoài,hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại thị trường Việt nam Là một công tythuộc Khu công nghiệp nên hàng hoá sản xuất ra phải xuất khẩu 80% và tiêu thụtrong nước 20%

Mục tiêu : Trở thành nhà cung cấp độc lập hàng đầu thế giới về các sảnphẩm truyền dẫn cho các thiết bị điện, điện tử và cáp quang

Nhiệm vụ : Không ngừng nâng cao danh tiếng tầm cỡ Thế giới của tập đoànbằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng trên phạm vi toàn cầu

2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Volex Việt nam

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty.

Ban giám đốc

Phòng nhân

Phòngt iàichính

Phòngbánh ngài

Phòngkỹthuật

Trang 40

2.1.3.2 Chức năng và mối liên hệ giữa các phòng ban Công ty gồm có các phòng ban với các chức năng như sau :

Chức năng của Ban giám đốc : Đưa ra các phương hướng và các chính sáchhoạt động của công ty Giám sát bao quát các hoạt động của công ty và lắng nghecác ý kiến phản hồi Phê duyệt các báo cáo và chứng từ liên quan đến hoạt độngcủa công ty Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của công ty với tập đoàn.

Chức năng của phòng nhân sự là quản lý toàn bộ nhân sự trong công ty Cótrách nhiệm báo cáo với Ban giám đốc về những thay đổi trong vấn đề nhân sự vàtiến hành tuyển chọn thêm nhân sự nếu công ty có nhu cầu.

Chức năng của phòng Tài chính - kế toán là quản lý vấn đề tài chính củacông ty, các vấn đề thu chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trảlương cho cán bộ công nhân viên trong công ty Sau mỗi giai đoạn hoạt động củacông ty thì kế toán có trách nhiệm báo cáo tài chính, xác định mức doanh thu màdoanh nghiệp đạt được và mức lợi nhuận của doanh nghiệp sau các năm tài chính.

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Sản lượng sản phẩm sản xuất qua các năm (tính theo đơn vị nghìn chiếc). - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc
Bảng 2.1 Sản lượng sản phẩm sản xuất qua các năm (tính theo đơn vị nghìn chiếc) (Trang 43)
Qua bảng trên ta thấy hàng hoá xuất khẩu bình quân/tháng của côngty qua các năm tăng liên tục cả về sản lượng hàng xuất khẩu lẫn giá trị hàng xuất khẩu - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc
ua bảng trên ta thấy hàng hoá xuất khẩu bình quân/tháng của côngty qua các năm tăng liên tục cả về sản lượng hàng xuất khẩu lẫn giá trị hàng xuất khẩu (Trang 46)
Bảng 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của côngty tính theo các năm tài chính của Singapore (1 năm tài chính mới được bắt đầu từ ngày 1/4 hằng năm). - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc
Bảng 2.3 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của côngty tính theo các năm tài chính của Singapore (1 năm tài chính mới được bắt đầu từ ngày 1/4 hằng năm) (Trang 48)
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 ta thấy, khách hàng chính tiêu thụ hàng hoá của công ty là các công ty của Nhật Bản, tỷ trọng tiêu thụ hàng hoá của các công  ty này luôn chiếm từ khoảng 79% đến 83% trong 3 năm qua - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc
ua bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 ta thấy, khách hàng chính tiêu thụ hàng hoá của công ty là các công ty của Nhật Bản, tỷ trọng tiêu thụ hàng hoá của các công ty này luôn chiếm từ khoảng 79% đến 83% trong 3 năm qua (Trang 50)
Bảng 2.5: Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của côngty qua các năm tài chính. - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc
Bảng 2.5 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của côngty qua các năm tài chính (Trang 53)
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh qua các năm tài chính. - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc
Bảng 2.6 Kết quả kinh doanh qua các năm tài chính (Trang 56)
Tình hình thua lỗ của công ty (USD) - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá của công ty TNHH Volex-VN.doc
nh hình thua lỗ của công ty (USD) (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w