1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình tiếng việt thực hành

116 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiếng Việt Thực Hành
Tác giả Bùi Minh Toán
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hạnh
Trường học Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
Chuyên ngành Hành Chính Văn Phòng
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Kon Tum
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 486,48 KB

Nội dung

Chương 1 sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của việc đọc hiểu văn bản và phân tích được quy trình phân tích văn bản và tóm tắt văn bản.. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương nà

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM

Trang 3

MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 1: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Giáo trình “Tiếng Việt thực hành” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành, nghề Hành chính văn phòng trình độ Trung cấp Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy và làm tài liệu học tập chính thức trong nhà trường Giáo trình “Tiếng Việt thực hành” được biên soạn có tham khảo giáo

trình “Tiếng Việt thực hành” của tác giả Bùi Minh Toán(Chủ biên) và các giáo

trình liên quan khác nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Tiếng Việt là một ngôn ngữ luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam, chịu tác động to lớn và mạnh mẽ của các tiến trình phát triển của Việt Nam, là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của một cộng đồng dân cư rộng lớn, là tài sản quý giá của quốc gia dân tộc Vấn đề được đặt ra trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa là phải kế thừa được giá trị ngôn ngữ truyền thống và hội nhập như thế nào để đừng đánh mất bản sắc của tiếng Việt.

Chính vì vậy, trong khung chương trình đào tạo giáo dục của nhiều bậc học, trường học hiện nay, môn Tiếng Việt thực hành được xem là một môn học

vô cùng quan trọng Việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho học là một công việc không thể xem nhẹ Giáo trình “Tiếng Việt thực hành” được biên soạn nhằm mục đích hệ thống, củng cố và nâng cao kiến thức tiếng Việt phổ thông cơ bản, hoàn thiện kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội Đồng thời chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nói và viết, phân tích và tạo lập văn bản, đặc biệt là các văn bản hành chính cho học sinh qua các bài tập thực hành.

Giáo trình được cấu trúc 3 chương:

Chương 1 Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản

Chương 2 Rèn luyện kỹ năng viết văn bản

Chương 3 Rèn luyện kỹ năng đặt câu - dùng từ - chính tả

Trong quá trình biên soạn, mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của

Quý thầy, cô trong nhà trường và Quý bạn đọc để giáo trình ngày càng được

hoàn thiện hơn.

Kon Tum,ngày 07 tháng 07 năm 2022

BIÊN SOẠN

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 6

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

TÊN MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

Mã môn học: 51063001

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:

- Vị trí: Đây là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, nghề Hành chính văn phòng trình độ trung cấp được bố trí kỳ 2 của khóa học

- Tính chất: Là môn học bắt buộc của ngành, nghề Hành chính văn phòng trình độ trung cấp Tiếng Việt thực hành là môn học kết hợp giữa lý thuyết, thảo luận và bài tập

- Ý nghĩa: Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, linh hoạt, phù hợp phong cách ngôn ngữ chức năng và hoạt động giao tiếp hàng ngày

Mục tiêu của môn học

Sau khi kết thúc môn học, học sinh có khả năng:

1 Về kiến thức

- Trình bày được những yêu cầu chung của việc đọc hiểu văn bản, phân tích văn bản và tóm tắt văn bản

- Trình bày được những yêu cầu chung của việc viết văn bản; dùng từ, đặt

câu và nguyên tắc chính tả tiếng Việt

- Phân tích được quy trình phân tích và tóm tắt văn bản

- Phân tích được quy trình viết văn bản

2 Về kỹ năng

- Đọc và hiểu sâu sắc văn bản

- Tóm tắt, phân tích thành thạo văn bản

- Định hướng, lập đề cương và viết được văn bản hoàn chỉnh

Trang 7

- Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, linh hoạt, phù hợp phong cách ngôn ngữ chức năng và hoạt động giao tiếp hàng ngày.

Kỹ năng đọc hiểu văn bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống

và công việc Khi rèn luyện được kỹ năng này, con người có thể nắm bắt được thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tránh được các vấn đề hiểu lầm, sai sót của cách truyền đạt qua truyền miệng Bên cạnh đó, kỹ năng đọc hiểu văn bản cũng

là nền tảng quan trọng để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và hình thành kỹ năng viết Quan trọng hơn, kỹ năng đọc hiểu đòi hỏi con người phải vận dụng các năng lực tổng hợp góp phần kích thích trí não hoạt động và phát triển năng lực tinh thần một cách toàn diện Chương 1 sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của việc đọc hiểu văn bản và phân tích được quy trình phân tích văn bản và tóm tắt văn bản

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được những yêu cầu chung của việc đọc hiểu văn bản và phân tích được quy trình phân tích văn bản và tóm tắt văn bản

- Đọc hiểu sâu sắc và tóm tắt, phân tích được văn bản hoàn chỉnh

Trang 8

- Chủ động, linh hoạt, tự học tập,tích cực rèn luyện thực hành đọc hiểu văn bản trong học tập, công việc và giao tiếp hàng ngày.

NỘI DUNG

1 Phân tích văn bản

1.1 Tìm hiểu chung về phân tích văn bản

Đọc là một cách giao tiếp giữa bạn đọc với người viết để hiểu về những điều người viết trình bày, thể hiện, những quan điểm, tư tưởng, tình cảm trong văn bản Đọc văn bản là một hoạt động, hiểu văn bản là mục đích, kết quả của hoạt động ấy Đọc văn bản là hoạt động người đọc tự phân tích văn bản để hiểu

rõ những điều người viết thể hiện trong đó Quá trình viết văn bản là quá trình

mã hóa ngôn ngữ, chuyển ý thành lời ở phía người viết Quá trình đọc là quá trình giải mã ngôn ngữ chuyển lời thành ý trong nhận thức của người đọc Muốn hiểu được văn bản, người đọc cần phân tích văn bản đó để hiểu ý đồ, tâm

tư tình cảm của người viết gửi gắm trong đó(1)

Đọc hiểu một văn bản, thực chất là một quá trình người đọc phân tích văn bản để trả lời cho các câu hỏi:

+ Văn bản viết về vấn đề gì? (Nội dung của văn bản)

+ Văn bản viết ra nhằm đạt kết quả gì? (Mục đích giao tiếp của văn bản)+ Văn bản nhằm tới người đọc nào? (Đối tượng giao tiếp của văn bản)+ Văn bản được viết như thế nào? (Cách thức giao tiếp của văn bản)

Các câu hỏi này càng được trả lời cụ thể, rõ ràng trong nhận thức của nguời đọc bao nhiêu thì chứng tỏ việc đọc - hiểu càng chính xác, sâu sắc và hiệu quả bấy nhiêu

I 1.2 Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản

Nội dung giao tiếp của văn bản chính là mảng hiện thực được tác giả nhận thức, trình bày và phản ánh trong văn bản Nội dung văn bản rất phong phú, đa dạng, có thể rất rộng hoặc hẹp, có thể rất cụ thể hoặc trừu tượng, có thể thuộc đời sống hiện thực hoặc đời sống tinh thần phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và

Trang 9

đối tượng giao tiếp Nội dung văn bản tồn tại dưới dạng ngôn ngữ, được tác giả

mã hóa để truyền đi và người đọc giải mã để tiếp nhận Người đọc có thể đọc kỹ hoặc đọc lướt để cảm nhận về nội dung cần tiếp nhận trong văn bản Để định hướng nội dung tiếp nhận, người đọc cần dựa vào: Đầu đề của văn bản; các đề mục lớn nhỏ của văn bản; các từ ngữ chốt (từ khoa) được lặp lại trong văn bản

- Đầu đề của văn bản: Nhìn chung, dựa vào đầu đề trong các văn bản

chúng ta có thể nhanh chóng xác định được chính xác nội dung chính của văn bản và định hướng tìm hiểu nội dung sẽ rõ ràng và chính xác hơn

- Các đề mục trong văn bản: Đối với những văn bản có chứa các đề mục

thì chính các đề mục đó sẽ góp phần cụ thể hoá thêm cho đầu đề văn bản, giúp người đọc xác định càng rõ ràng hơn nội dung, càng chính xác hơn hướng tiếp nhận văn bản Những đề mục lớn nhỏ này tự nó những cái mốc định hướng cho

việc giải mã nội dung của văn bản một cách có hiệu quả Trong thực tế chúng ta

thấy có những văn bản không có đề mục Với những văn bản như vậy, người đọc

có thể dựa vào những câu được in nghiêng hoặc những dòng chữ in đậm trong văn bản…Đây thường là những câu chứa thông tin quan trọng mà người viết muốn người đọc chú ý Khi đã nắm được tất cả nội dung thông tin trong các câu quan trọng ấy nằm trong suốt văn bản, người đọc sẽ có thể tự khái quát và tổng hợp lại để rút ra ý chính

- Các từ ngữ then chốt trong văn bản: Sau khi đọc lướt nhanh các đề mục,

các câu in đậm, in nghiêng trong văn bản, để có được sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về nội dung của văn bản, chúng ta phải đọc kỹ lưỡng, cẩn thận về văn bản đó

II 1.3 Phân tích mục đích giao tiếp của văn bản

Mỗi văn bản có mục đích giao tiếp nhất định Mục đích giao tiếp rất đa dạng: thông báo tin tức, trao đổi vấn đề, động viên, đồng tình, phê phán, lên án Mục đích của văn bản tác động, thay đổi về nhận thức, tình cảm, thái độ, hành động đối với người đọc Người đọc nhận ra mục đích giao tiếp thông qua việc suy luận, phán đoán từ nội dung, cách sử dụng ngôn ngữ để tìm ra chủ đề của văn bản

Trang 10

Để xác định được chính xác mục đích giao tiếp của văn bản, cần dựa vào các yếu tố: Đầu đề của văn bản; hệ thống những câu chủ đề chứa đựng trong các đoạn văn; phần mở đầu và phần kết thúc văn bản

III 1.4 Phân tích đối tượng giao tiếp của văn bản

Đối tượng giao tiếp của văn bản chính là người đọc, người lĩnh hội, người tiếp nhận văn bản, còn gọi là nhân vật giao tiếp.Trong hoạt động giao tiếp bao gồm người tạo lập văn bản là người viết hoặc người nói và người tiếp nhận văn bản là người nghe hoặc người đọc Người tạo lập văn bản có thể chỉ là một người Nhưng người tiếp nhận văn bản có thể là một hoặc nhiều người Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào cả người tạo lập văn bản và n người tiếp nhận văn bản Do

đó, người viết phải có hiểu biết về người tiếp nhận văn bản như: Thói quen sử dụng ngôn ngữ, kinh nghiệm, hoàn cảnh sống, tâm lí, nhu cầu, hứng thú Sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp càng phong phú, sâu sắc thì hiệu quả giao tiếp càng cao

Khi đọc - hiểu một văn bản, việc hiểu rõ về đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới thì sẽ hiểu sâu sắc, đầy đủ những chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, nội dung, ý nghĩa được tác giả lựa chọn, sử dụng và thể hiện trong văn bản

Những cơ sở giúp cho việc xác định nhanh và chính xác đối tượng giao tiếp của văn bản:

+ Dựa vào tên sách, loại sách, tên bài viết

+ Dựa vào đầu đề, các mục lớn

+ Dựa vào hệ thống các danh từ chỉ người hoặc đại từ xưng hô, đại từ thay thế xuất hiện trong văn bản

+ Dựa vào các chi tiết, hình ảnh, các cách dẫn giải, so sánh được lựa chọn

và sử dụng trong văn bản

+ Dựa vào các từ ngữ mang tính chất đặc trưng khác: từ ngữ thể hiện hành động, đặc tính, bản chất của đối tượng, hoặc từ chỉ trạng thái, thời gian, không gian xuất hiện của đối tượng

Trang 11

Hiểu đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng đến sẽ giúp người đọc hiểu văn bản, lí giải chính xác, sâu sắc nội dung và hình thức mà văn bản sử dụng.

IV 1.5 Phân tích cách thức giao tiếp của văn bản

Cách thức giao tiếp (cách trình bày văn bản) phù hợp với nội dung, đối tượng và mục đích giao tiếp của văn bản là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả giao tiếp của văn bản Để đọc - hiểu văn bản cần tìm hiểu việc chọn lựa cách thức giao tiếp của tác giả trong văn bản

Trong một văn bản, nội dung bao giờ cũng thống nhất với hình thức tổ chức Nếu hình thức không phù hợp sẽ phá vỡ nội dung Cùng một nội dung (đề tài, chủ đề ) nhưng cách tổ chức khác nhau (ngôn ngữ, bố cục, lập luận khác nhau) sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp khác nhau

Khi đọc - hiểu văn bản, việc xác định thể loại, phương thức trình bày giúp người đọc thấy rõ cái hay trong nghệ thuật ngôn từ, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức trình bày của văn bản Từ đó nguời đọc xác định và hiểu được chính xác những thông tin văn bản đưa ra

2 Tóm tắt văn bản

V 2.1 Tìm hiểu chung về tóm tắt văn bản

Khái niệm: Tóm tắt văn bản là một hoạt động ghi lại những nội dung chính, những thông báo chủ yếu của văn bản gốc dưới dạng dồn nén các thông tin theo một mục đích nào đó đã được định trước Mỗi phong cách khác nhau việc tóm tắt văn bản khác nhau (2)

Để đánh giá chất lượng của bản tóm tắt, cần dựa vào các yêu cầu sau:

- Bản tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, cô đọng so với bản gốc, loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà

- Bản tóm tắt phải đảm bảo phản ánh trung thành những nội dung cơ bản, những hướng đích và cách thức lập luận, trình bày nội dung của văn bản gốc Tuyệt đối không làm sai lạc ý đồ tác giả, không xuyên tạc hoặc thêm bớt chi tiết

Trang 12

- Bản tóm tắt cần phù hợp với mục đích đặt ra, càng ngắn - gọn - thỏa mãn mục đích đề ra càng tốt.

Muốn tóm tắt một văn bản, cần xác định rõ mục đích tóm tắt Khi xác định rõ, ta mới tìm được cách đọc phù hợp và lựa chọn được cách tóm tắt tốt nhất

Một số mục đích của việc tóm tắt văn bản:

- Lưu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất

- Nhớ nhanh những thông tin về nội dung cơ bản, ý cốt lõi, luận điểm chủ yếu của văn bản gốc

- Sử dụng bản tóm tắt để trích dẫn hoặc làm căn cứ để khôi phục lại nội dung thông tin của văn bản gốc

- Bao quát lại toàn bộ nội dung, lập luận của văn bản gốc một cách dễ dàng

VI 2.2 Lựa chọn hình thức tóm tắt văn bản

Tuỳ theo mục đích, tuỳ theo phương thức trình bày của văn bản gốc mà người đọc có thể chọn những hình thức tóm tắt khác nhau Bản tóm tắt có thể dài, có thể ngắn; có thể chi tiết, có thể sơ lược; có thể trích dẫn lời văn của văn bản gốc, cũng có thể chỉ là lời văn của người tóm tắt; có thể chỉ thuần tuý tóm tắt nội dung văn bản, cũng có thể vừa tóm tắt nội dung văn bản vừa đưa cả những suy nghĩ, những cảm nhận của người tóm tắt…Như vậy, có thể khẳng định trong thực tế của việc tóm tắt văn bản, có nhiều hình thức tóm tắt khác nhau Việc lựa chọn hình thức tóm tắt nào là có hiệu quả chỉ có thể được đánh giá một cách cụ thể tuỳ thuộc vào mục đích tóm tắt, tuỳ thuộc vào văn bản cụ thể

Trang 13

với văn bản không có đề mục, ta cần dựa vào các luận điểm để lập thành từng

mục ý cho đề cương Khi lập bộ khung đề cương, chúng ta nên chú ý sử dụng

các kí hiệu để tách các bậc ý lớn nhỏ, ý chính phụ cho thật rõ ràng Đối với các văn bản gốc không có kí hiệu sẵn, chúng ta phải dựa vào các ý trong văn bản

mà ghi kí hiệu cho phù hợp

- Tóm tắt thành văn bản nhỏ: Rút gọn văn bản gốc về mặt dung lượng, vẫn giữ nguyên nội dung cơ bản của văn bản gốc Văn bản tóm tắt thường có bố cục 3 phần: Mở đầu, triển khai và kết thúc

+ Phần mở đầu và phần kết thúc có thể được tóm tắt bằng cách đưa câu chủ đề của văn bản gốc vào văn bản tóm tắt

+ Phần triển khai có thể được tóm tắt lần lượt bằng cách bám theo các luận điểm được trình bày trong văn bản gốc Khi tóm tắt các văn bản khoa học, cần chú ý sử dụng hệ thống thuật ngữ phù hợp với văn bản bản gốc

- Tóm tắt thành một câu: Đây là cách dồn nén thông tin văn bản tới mức tối đa, đòi hỏi người đọc phải nắm được đề tài, chủ để của văn bản, suy luận để tóm tắt thành một câu

VII 2.3 Tiến hành tóm tắt văn bản

Bước 2: Tiến hành tóm tắt văn bản

- Bước 3: Kiểm tra kết quả tóm tắt văn bản và điều chỉnh lại bản tóm tắt dựa theo mục đích đặt ra Kiểm tra:

+ Nội dung tóm tắt văn bản

Trang 14

BÀI TẬP

Câu hỏi và bài tập thực hành

Câu hỏi 1 Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản cần dự vào những

Câu hỏi 4 Tóm tắt văn bản gồm mấy bước? Để đánh giá chất lượng của

bản tóm tắt, cần dựa vào các yêu cầu nào?

Bài tập thực hành 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trang 15

- Nhưng phải có nắng của em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt Có

em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè

Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào:

- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất Không có Thu, làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ,

Đông, giọng buồn buồn:

- Chỉ có em là chẳng ai yêu

Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:

- Có em mới bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn Sao lại

có người không thích em được?

Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào Bà vui vẻ góp chuyện:

- Các cháu mỗi người một vẻ Xuân làm cho cây lá tươi tốt Hạ cho trái ngọt, hoa thơm Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để cây cối đâm chồi nảy lộc Các cháu đều có ích, đều đáng yêu

(Theo Từ Nguyên Tĩnh)

a) Văn bản trên viết về vấn đề gì?

b) Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản

Bài tập thực hành 2: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Chú ở bên Bác Hồ

Chú Nga đi bộ đội

Sau lâu quá là lâu!

Nhớ chú, Nga thường nhắc:

- Chú bây giờ ở đâu?

Chú ở đâu, ở đâu?

Trang 16

Trường Sơn dài dằng dặc?

Trường Sa đảo nổi, chìm?

Hay Kon Tum, Đắk Lắk?

a) Văn bản trên viết về vấn đề gì?

b) Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản

Bài tập thực hành 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch

sử một thời chống Mĩ cứu nước Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng

và những rặng phi lao rì rào gió thổi

Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sau cây số nữa là gặp biển cả mênh mông Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng Bãi cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm” Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển

(Theo Thụy Chương)

a) Văn bản trên viết về vấn đề gì?

b) Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản

Trang 17

c) Em hiểu thế nào là "Bà Chúa của các bãi tắm"?

Bài tập thực hành 4: Đọc phần trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Ông lão ôm thằng con út vào lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ nói:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lỵ con u

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

- À thầy hỏi con nhé Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo

em đồng chí biết cho bố con ông Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần.”

(Trích “ Làng”- Kim Lân)

a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

b) Hãy giải thích từ “ Đơn sai” trong câu văn “Chết thì chết có bao giờ giám đơn sai”

c) Hai câu “Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má Ông nói thủ thỉ….” Là lời của ai ?

Trang 18

d) Tìm một câu nghi vấn và câu cầu khiến trong đoạn trích?

e) Nêu nội dung chính của đoạn trích

Bài tập thực hành 5: Đọc phần trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

(“Bếp lửa”- Bằng Việt)a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

b) Trong 2 câu thơ:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

- Giải nghĩa từ “nhóm” trong 2 câu thơ trên?

- Xác định nghĩa gốc? Nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa?

- Từ “tâm tình” là từ loại nào xét theo nguồn gốc và cấu tạo?

c) Chỉ ra tác dụng của điệp từ “nhóm”?

d) Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Bài tập thực hành 6: Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua

Quang Trung với quân lính:

“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”

(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)

Trang 19

a) Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì?.

b) Chỉ ra câu nghi vấn có trong đoạn văn?

c) Nêu nội dung của đoạn văn? Em học tập được điều gì từ nhân vật Quang Trung?

Bài tập thực hành 7: Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho

xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ" Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì

Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng

Trang 20

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi :

- Làm sao con khóc ?

Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

- Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không? Tấm nhìn vào giỏ rồi nói : - Chỉ còn một con cá bống

- Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi Mỗi bữa, đáng ăn

ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:

Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy !

Nói xong Bụt biến mất Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy

Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm:

- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu

Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt

Trang 21

Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc Bụt lại hiện lên hỏi:

- Con làm sao lại khóc ?

Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

- Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi Thôi con hãy nín đi ! Rồi

về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm

Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả Một con gà thấy thế, bảo Tấm :

- Cục ta cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bưới xương cho !

Tấm bốc nắm thóc ném cho gà Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn

Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem, trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

- Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội

Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường Tấm tủi thân òa lên khóc Bụt lại hiện lên hỏi:

- Làm sao con khóc?

Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:

- Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội, lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem

Bụt bảo:

Trang 22

- Con đừng khóc nữa Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai chim

sẻ xuống nhặt giúp

- Nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn

- Con cứ bảo chúng nó thế này:

Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết

Thì chúng nó sẽ không ăn của con đâu

Bụt vừa dứt lời, ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt Nhưng khi chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức

nở khóc Bụt lại bảo:

- Con làm sao lại khóc?

- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội

- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có

đủ thứ cho con trẩy hội

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên Đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo

mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu Đào lọ thứ ba thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuông đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn

Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô Nhưng khi phóng qua một cây cầu đá, Tấm đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không cách nào mò lên được

Khi đoàn xa giá chở vua đi qua cầu, con voi ngự bỗng nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem, họ mò được một chiếc hài thêu rất tinh xảo và xinh đẹp Vua ngắm nghía chiếc hài hồi lâu rồi hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái xem hội ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giầy thì vua sẽ lấy làm vợ

Trang 23

Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giầy

Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm một tí cầu may Nhưng chẳng có một chân nào đi vừa cả Mẹ con Cám cũng trong số đó Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm, Cám mách mẹ:

- Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử hài đấy!

Mụ dì ghẻ bĩu môi:

- Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!

Nhưng khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa như in Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào Hai chiếc hài giống nhau như đúc Bọn lính hầu hò reo vui mừng Lập tức vua sai đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám

Tuy sống sung sướng trong hoàng cung Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì Mẹ con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bùng bốc lên Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm:

- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo lên xé lấy một buồng cau để cúng bố

Tấm vâng lời trèo lên cây cau, lúc lên đến sát buồng thì ở dưới này mụ dì ghẻ cầm dao đẵn gốc Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi :

- Dì làm gì dưới gốc thế ?

- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con

Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây cau đã đổ Tấm ngã lộn cổ xuống ao chết Mụ dì ghẻ vội vàng lột áo quần của Tấm cho con mình mặc vào cung nói dối với vua rằng Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị Vua nghe nói trong bụng không vui, nhưng không biết phải làm thế nào cả

Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim Vàng anh, chim bay một mạch

về kinh đến vườn ngự Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, Vàng anh dừng

Trang 24

lại trên cành cây, bảo nó:

- Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao

Rồi chim Vàng anh bay thẳng vào cung rồi đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai Vua đi đâu, chim bay đến đó Vua đang nhớ Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:

- Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo

Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua rồi rúc vào tay áo Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở Từ

đó, ngày đêm vua chỉ mải mê với chim, không tưởng đến Cám

Cám vội về mách mẹ Mẹ nó bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua Trở lại cung vua, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt chim làm thịt nấu

ăn rồi vứt lông chim ở ngoài vườn

Lông chim vàng anh chôn ở vườn hoá ra hai cây xoan đào Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng, như hai cái lọng Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc vọng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại Từ đó, không ngày nào Vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào

Cám biết chuyện ấy lại về nhà mách mẹ Mẹ nó bảo, cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua Về đến cung, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:

- Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ

Nhưng khi khung cửi đóng xong Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình :

Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị.

Chị khoét mắt ra

Trang 25

Thấy vậy Cám sợ hãi, vội về nhà mách mẹ Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi, rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm Về đến cung, Cám làm như lời

mẹ nói Nó đem tro đã đốt đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung

Đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xum xuê Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi Một bà lão hàng nước gần đó có một hôm đi qua dưới gốc, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:

- Thị ơi thị à, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn

Bà lão nói vừa dứt lời, thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉng thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm

Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay, nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào quả thị Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng, thì lấy làm lạ

Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm việc như mọi lần Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa Khi thấy cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị

Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương nhau như hai mẹ con Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà bán hàng

Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung, Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ, bèn ghé vào Bà lão mang trầu nước dâng lên vua Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền hỏi :

- Trầu này ai têm?

Trang 26

- Trầu này con gái lão têm - bà lão đáp.

- Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt

Bà lão gọi Tấm ra Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa Vua mừng quá, bảo bà lão hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung

Cám Thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa, thì không khỏi ghen tỵ Một hôm, Cám hỏi chị :

- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị làm thế nào mà đẹp thế ?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp !

Cám bằng lòng ngay Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố Cám chết Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu Mẹ Cám tưởng thật, lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:

- Ngon ngỏn ngòn ngon ! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng

Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào đuổi quạ Nhưng đến ngày

ăn gần hết, dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì kinh hoàng lăn đùng ra chết

(Truyện cổ tích Tấm Cám)

a) Xác định nội dung giao tiếp của văn bản

b) Tóm tắt văn bản trên thành văn bản nhỏ

Bài tập thực hành 9:

Ngục Kon Tum

Nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum, hạ lưu con sông Đăk Blam, di tích lịch

sử ngục Kon Tum là nhà tù do người Pháp xây dựng để giam giữ các tù binh chính trị, các nhà yêu nước, chiến sỹ cách mạng của nước ta trong giai đoạn cao

Trang 27

trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931 Sau năm 1975, khi mà chiến tranh đã kiến thúc và đất nước được trả lại độc lập tự do thù nơi đây trở thành khu di tích lịch sử của nước ta Đến nay, nơi đây còn lại tám bia tưởng niệm và ngôi mộ của các liệt sĩ Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ tầm 500 tù binh chính trị của nước ta và gần một nửa các chí sĩ yêu nước đã nằm lại đây mãi mãi.

Nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1988 Tổng thể khu di tích được chia thành 4 khu vực chính bao gồm: Nhà tưởng niệm, Nhà Truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể

Nơi đây thực sự có nhiều ý nghĩa đối với nhân dân Tây Nguyên bởi nó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân miền Nam Đến tham quan di tích lịch sử này

du khách vừa có được thêm kiến thức lịch sử, vừa được hiểu hơn về những năm tháng gian khó của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung Từ đây, chúng ta sẽ thêm tự hào về sức mạnh, tinh thần của con người Việt Nam và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để vừa tạo dựng cuộc sống cho bản thân, vừa để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, không phụ công lao của các bậc anh hùng đi trước

Nếu có cơ hội đến Kon Tum hay các tỉnh Tây Nguyên, du khách hãy dành chút thời gian ghé qua di tích lịch sử này để hiểu hơn về những năm tháng anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như thêm tự hào về tinh thần lớn đã hình thành

và kết tinh giúp đất nước ta đánh bại mọi cuộc xâm lược của các cường quốc lớn nhất Thế giới

(Bài viết của học sinh)

a) Xác định nội dung giao tiếp của văn bản

Trang 28

Việt Nam, chuyển hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong kiểm soát đại dịch, thương mại tiếp tục mở rộng và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ (ERDP).

Sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 đã thắt chặt thị trường lao động, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến - tăng trưởng chậm lại vào năm

2021 Nền kinh tế đang dự báo phục hồi mạnh mẽ trong năm nay và năm tới, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, cho phép chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, mở rộng thương mại, và tiếp tục chính sách tài chính và tiền

tệ mở rộng Rủi ro đối với triển vọng là sự xuất hiện của một làn sóng

COVID-19 mới và quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm hơn dự kiến Thách thức về mặt chính sách là đảm bảo thực hiện nhanh chóng và hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng

Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam

Theo phân tích của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2022 - Cập nhật tổng quan kinh tế Việt Nam và triển vọng năm 2022-2023 cho thấy, đợt bùng phát COVID-19 mới vào tháng 4/2021 đã cản trở quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam, thắt chặt nguồn cung lao động và làm gián đoạn chuỗi cung ứng trong lĩnh vực chế biến chế tạo sử dụng nhiều lao động Tăng trưởng GDP năm 2021 giảm xuống mức 2,6% từ 2,9% năm 2020

Sự phục hồi nhanh chóng của sản lượng công nghiệp trong quý I và quý II/2021 đã không đạt được kỳ vọng bởi những hạn chế di chuyển nghiêm ngặt trong do COVID-19, khiến sản lượng trong quý III sụt giảm mạnh Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại vào tháng 10/2021, khi tỷ lệ tiêm chủng tăng,

đã giúp tăng trưởng phục hồi, với sản lượng tăng đạt mức 4,0% vào năm 2021

Tăng trưởng dịch vụ giảm từ 2,3% năm 2020 xuống còn 1,2% Lượng khách du lịch nước ngoài giảm 96% trong năm 2021 đã được bù đắp một phần

Trang 29

bởi sự phục hồi dịch vụ y tế và tài chính trong quý IV Nông nghiệp tăng trưởng 2,9%, cao hơn so với mức 2,7% trong năm 2020, do nhu cầu lương thực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) và các nơi khác tăng trở lại.

Thị trường lao động chịu những cú sốc nghiêm trọng từ cả phía cung và cầu khi nền kinh tế suy yếu và người lao động rời bỏ lực lượng lao động, dẫn tới giảm 2,0 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III so với quý trước Tiêu dùng cá nhân tăng 2,0% so với mức 0,6% vào năm 2020, nhưng thấp hơn nhiều

so với mức tăng 7,4% năm 2019 - trước đại dịch Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm đã hạn chế tăng trưởng tiêu dùng cá nhân trong năm 2021

Tiêu dùng công giảm từ 6,2% năm 2020 xuống còn 2,9% do chính phủ cắt giảm chi thường xuyên Tổng vốn đầu tư tăng khoảng 4,0%, nhưng vẫn chỉ bằng một nửa mức tăng trước đại dịch Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng 9,2%, nhưng cơ chế phối hợp thiếu chặt chẽ giữa trung ương và địa phương đã khiến giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chậm lại, giảm 1,2% so với năm 2020 Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt kết quả tốt, bất chấp những ảnh hưởng do COVID-19 gây ra

Lạm phát giảm còn 1,8% năm 2021 từ mức 3,2% năm 2020, do cầu nội địa suy yếu; tỷ lệ lạm phát năm ngoái ở mức thấp nhất kể từ năm 2016 Với lạm phát thấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chính sách tiền tệ mở rộng, giữ nguyên các lãi suất chính sách ở mức thấp kỷ lục kể từ tháng 10/2020, chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ tín dụng, và điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với một số ngân hàng thương mại Tổng mức miễn, giảm lãi suất ước tính lên đến 1,5 tỷ đô la Hoạt động kinh tế phục hồi kể từ tháng 10/2021 đã khôi phục tín dụng tăng cao trong những tháng cuối năm, đưa mức tăng trưởng tín dụng cả năm ước đạt 13,6% so với mức 12,2% năm 2020 Tổng phương tiện thanh toán ước tăng 10,7% so với 14,5% trong năm 2020

Rủi ro đối với ổn định tài chính trong năm 2021 vẫn trong tầm kiểm soát, bất chấp tác động của đại dịch về kinh tế Chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng góp phần làm tăng Chỉ số VN-Index lên mức cao kỷ lục vào tháng 11 năm 2021 Tổng giá trị trái phiếu chính phủ phát hành trong năm 2021 đạt mức tương

Trang 30

đương 13,7 tỷ đô la, tăng 32% so với năm 2019 Các nguy cơ ảnh hưởng đến sự

ổn định tài chính dần xuất hiện Sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu thông qua các đợt phát hành riêng lẻ, phần lớn không có tài sản bảo đảm và không được xếp hạng tín nhiệm, gây lo ngại về rủi ro tiềm ẩn Nợ xấu (NPL) có thể tiếp tục tăng khi việc cơ cấu lại khoản vay và giữ nguyên nhóm nợ dừng lại

Xuất khẩu thương mại hàng hóa tăng lên 19% vào năm 2021, từ mức 7% vào năm 2020 Các lô hàng điện thoại di động, máy tính và điện tử chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13,2% Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 28,4% thị phần trong tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Trung Quốc Chính sách “không COVID-19” của Trung Quốc đã cản trở xuất khẩu sang nước này vào năm 2021 và trong 2 tháng đầu năm 2022

Thặng dư thương mại hàng hóa giảm xuống còn 4,9% GDP từ mức cao kỷ lục 8,9% năm 2020 Nhập khẩu tăng do phục hồi sản xuất và tiêu dùng trong nước Thặng dư thương mại thu hẹp, cùng với giảm thu ròng từ dịch vụ khiến cán cân vãng lai bị thâm hụt, ước vào khoảng 1,1% GDP so với mức thặng dư 4,4% vào năm 2020 Vốn vào ròng làm thặng dư tài khoản vốn tăng lên, ước tính 8,5% GDP, giúp cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 3,9% GDP Cuối tháng 12, dự trữ ngoại hối ước tính tương đương với 3,9 tháng nhập khẩu, giảm nhẹ so với mức 4,2 tháng vào cuối năm 2020 Bội chi ngân sách ước tính tăng lên mức 3,8% GDP so với 3,5% vào năm 2020 Thu ngân sách tăng nhẹ 1%

do thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 22%, và thu từ dầu mỏ tăng 32% Bù trừ với những khoản tăng này là sự sụt giảm 3% trong thu thuế nội địa do hoạt động kinh tế yếu hơn Chi tiêu chính phủ chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm trước Chính phủ gia tăng chi tiêu cho COVID-19 nhưng lại chậm giải ngân vốn đầu tư công

Đại dịch làm cho quá trình thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước chậm lại Năm 2021, thu từ thoái vốn và cổ phần hóa các doanh nghiệp này chỉ đạt 14,5% kế hoạch Chất lượng tài sản ngân hàng bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế yếu đi Tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ là khoảng 2,0% vào cuối

Trang 31

năm 2021, so với mức 1,7% vào cuối năm 2020 Tổng nợ xấu, bao gồm cả các khoản nợ bán cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) nhưng chưa được

xử lý và các khoản cho vay khác có rủi ro trở thanh nợ xấu ước tính khoảng 3,8% tổng dư nợ

Triển vọng kinh tế Tăng trưởng GDP của Việt Nam

ADB dự báo đạt 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023 - sự phục hồi có thể đạt được nhờ tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao của Việt Nam, chuyển hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong kiểm soát đại dịch, thương mại tiếp tục mở rộng và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ (ERDP) Tính đến ngày 22/3, 79,4% dân số trên 18 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ và 47,5% đã được tiêm mũi thứ ba Tỷ lệ tiêm chủng cao cho phép chính phủ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt, gây gián đoạn Sự chuyển hướng kịp thời trong chiến lược kiểm soát dịch bệnh giúp khôi phục hoạt động kinh tế và giảm

sự bất ổn trong môi trường kinh doanh Khảo sát của Tổng cục Thống kê về xu hướng kinh doanh trong lĩnh vực chế biến chế tạo cho thấy 81,7% số doanh nghiệp được hỏi tin rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn vào năm 2022 Trong quý I năm 2022, tăng trưởng GDP đạt mức 5,0%, cao hơn mức 4,7% của năm trước

Ngày 11/1, Quốc hội đã phê chuẩn gói giải pháp tài khóa và tiền tệ, ước tính lên đến 15 tỷ đô la để triển khai Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế (ERDP) trong năm 2022 và 2023 11,5 tỷ đô la của chương trình bao gồm các giải pháp tài khóa như chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội; và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh Các giải pháp tiền tệ của ERDP sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm lãi suất cho vay 0,5% –1,0% trong năm nay và năm sau và tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14% Việc cắt giảm lãi suất và nhu cầu tín dụng phục hồi của các doanh nghiệp giúp đạt được chỉ tiêu này

Thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kích cầu khác sẽ thúc đẩy

Trang 32

tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022 theo dự báo, đóng góp 3,6 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP Công nghiệp đã khởi đầu mạnh mẽ trong năm nay Chỉ số nhà quản trị mua hàng đã lên 53,7 trong tháng 1/2022 (trên 50 cho thấy sự mở rộng) và lên 54,3 vào tháng Hai so với mức 52,5 trong tháng 12/2021, tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp Sản lượng nông nghiệp được dự báo

sẽ tăng 3,5% trong năm nay, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP nhờ sự phục hồi của cầu nội địa và giá hàng hóa toàn cầu tăng Các chính sách tái mở cửa du lịch của Chính phủ thực hiện vào tháng Ba và dự kiến dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch sẽ thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, với dự báo tăng 5,5%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm nay Giải ngân tăng sẽ thúc đẩy hoạt động xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan

Chương trình ERDP sẽ gia tăng đầu tư công, kích cầu nội địa Tăng cường phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương cũng như dịch chuyển lao động phục hồi sẽ giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam Chỉ số môi trường kinh doanh của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam quý IV năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp Châu Âu đánh giá tích cực và lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt trongkiểm soát COVID-

19 Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2022 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước

Báo cáo cũng nhận định, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh trong năm nay Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, có hiệu lực từ ngày

1 tháng 1, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống, bằng cách tao ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại Dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8% –10% trong năm nay Nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và đầu vào cho công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên, và tiêu dùng trong nước phục hồi trở lại Sự phục hồi của du lịch và lượng kiều hối bền vững sẽ giúp tăng thặng dư tài khoản vãng lai, dự báo

ở mức 1,5% GDP trong năm nay và 2,0% vào năm 2023

Trang 33

Triển vọng phục hồi của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn Số ca nhiễm COVID-19 tăng cao kể từ giữa tháng 3 có thể cản trở quá trình trở lại bình thường của nền kinh tế trong năm 2022 Tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thế giới tăng cao do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá dầu trong nước, ảnh hưởng đến lạm phát.

Cùng với đó, những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và việc các nền kinh tế tiên tiến ngừng thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng sẽ làm suy yếu đồng nội tệ của Việt Nam, làm cho nhập khẩu đắt hơn và gia tăng

áp lực lạm phát Đến cuối quý I năm 2022, lạm phát bình quân tăng lên 1,9%, so với mức 0,3% của một năm trước đó Lạm phát được dự báo sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023 Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam Nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn Nếu tính thêm các khoản cho vay được cơ cấu lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ Bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai chương trình ERDP của Việt Nam, giảm tác động mong muốn đối với tăng trưởng

Thách thức về mặt chính sách – Đảm bảo triển khai nhanh chóng và hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng

Từ tháng 4/ 2020 đến tháng 7/2021, Chính phủ đã khởi động hai chương trình hỗ trợ tài chính và tiền tệ, để giải quyết tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 Sau đó, để ứng phó với sự bùng phát trở lại COVID-19 vào năm

2021, Quốc hội đã thông qua nghị quyết mới về các giải pháp tài chính và tiền tệ vào tháng 1 năm 2022 để đẩy nhanh việc thực hiện chương trình ERDP trong năm nay và năm tới Việc triển khai hiệu quả chương trình có vai trò quan trọng

để Việt Nam khôi phục động lực tăng trưởng Tuy nhiên, việc triển khai ERDP gặp một số thách thức về mặt chính sách

Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những cấu phần quan trọng nhất của

Trang 34

ERDP và hoạt động này đã được phân bổ ngân sách 113 nghìn tỷ đồng (khoảng

5 tỷ USD) cho các năm 2022 và 2023 Việc đảm bảo triển khai cấu phần hạ tầng một cách kịp thời có thể rủi ro, do vấn đề mang tính hệ thống trong quá trình chuẩn bị, phê duyệt và giải ngân dự án ở Việt Nam gây nên bởi các thủ tục đầu

tư công, đặc biệt là trong công tác thu hồi đất đai, tái định cư và mua sắm đấu thầu Để thực hiện kịp thời cần phải đơn giản hóa triệt để và thay đổi các quy định về đầu tư công cũng như công tác phối hợp chính sách

Tổng mức hỗ trợ lãi suất lên đến 40 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD) Đây là cấu phần tài khóa chính của ERDP, dự kiến sẽ thúc đẩy tổng cầu Tuy nhiên, do mức độ tín nhiệm và khả năng hồi phục là những điều kiện quan trọng

để doanh nghiệp có thể tiếp cận các khoản vay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không đáp ứng được các tiêu chí này do tình hình tài chính và năng lực của

họ đã bị suy yếu vì đại dịch COVID-19 Một mối quan ngại khác là chương trình hỗ trợ lãi suất có thể gặp rủi ro do các khoản vay được trợ cấp bị sử dụng sai mục đích, bao gồm đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, như cổ phiếu hoặc bất động sản Điều này đã xảy ra với một chương trình tương tự vào năm 2009 Để tránh xảy ra tình huống này một lần nữa, cần phải có hướng dẫn rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường giám sát việc thực hiện ERDP

Một cấu phần tài khóa quan trọng khác của ERDP là giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022 cho các sản phẩm và dịch vụ hiện đang chịu mức thuế VAT 10% Tổng giá trị cắt giảm thuế khoảng 49 nghìn tỷ đồng (khoảng 2,1 tỷ USD) Việc giảm thuế VAT có thể tạo ra các tác động chuyển tiếp đáng kể và trên diện rộng nếu được thực hiện thành công Tuy nhiên, các tiêu chí đáp ứng điều kiện và thủ tục rất phức tạp có thể hạn chế khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp đối với chính sách giảm thuế VAT Cần có các tiêu chí về đáp ứng điều kiện và thủ tục rõ ràng hơn để hỗ trợ thực hiện chính sách giảm thuế VAT một cách nhanh chóng./

(Mạnh Hùng - Báo điện tử)

a) Xác định nội dung giao tiếp của văn bản

Trang 35

b) Tóm tắt văn bản thành một câu.

Trang 36

CHƯƠNG 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT VĂN BẢN

Mã chương: 51063001-02 GIỚI THIỆU

Văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, mang một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết Tạo lập văn bản là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm" Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh

Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ

đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản Mỗi một chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết văn bản Chương 2 sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản: Khái quát về xây dựng văn bản và quy trình tạo lập văn bản

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được những yêu cầu chung của việc viết văn bản và phân tích được quy trình viết văn bản

- Định hướng, lập đề cương, viết, sửa chữa và hoàn thiện văn bản phù hợp với phong cách ngôn ngữ chức năng

- Chủ động, linh hoạt, tự học tập, luôn ứng dụng những điều được học tập

và rèn luyện vào việc tạo lập văn bản trong công việc và đời sống thường ngày

NỘI DUNG

1 Khái quát về xây dựng văn bản

Tạo lập văn bản (còn gọi là xây dựng văn bản, viết văn bản) cũng giống như xây dựng một công trình, là sự tổng hợp, kết nối nhiều công việc thành một quá trình gồm các bước: định hướng, lập đề cương, viết văn bản và hoàn thiện văn bản Các bước này gắn bó chặt chẽ với nhau, chế ước lẫn nhau theo hai kiểu quan hệ: quan hệ thứ tự và quan hệ đồng thời Quan hệ thứ tự là trình tự trước

Trang 37

sau của các bước, bước này là tiền đề cho bước tiếp sau; quan hệ đồng thời là nói đến bước hoàn thiện văn bản, có những công việc phải tiến hành đồng thời với bước lập đề cương(3)

Nhìn chung, quá trình tạo lập văn bản bao gồm bốn giai đoạn tiếp nối nhau: định hướng, lập chương trình biểu đạt (lập đề cương), tạo văn bản và kiểm tra, sửa chữa văn bản (bản thảo) Quy trình này được tiến hành khi người viết tự chọn đề tài để viết hay được yêu cầu với đề văn cho sẵn như trong nhà trường

Ðịnh hướng là giai đoạn người viết xem xét, phân tích đề tài/đề văn, trên

cơ sở đó xác định chủ đề của bài viết, loại văn bản và hướng sưu tập tư liệu cũng như phạm vi giới hạn của tư liệu sẽ sử dụng

Lập chương trình biểu đạt là giai đoạn người viết động não để triển khai,

cụ thể hoá chủ đề thành các mặt chủ đề bộ phận thuộc nhiều cấp độ, kết hợp với việc tập hợp tư liệu cần thiết, trên cơ sở chọn lựa, sắp xếp lại thành đề cương (dàn ý) của bài viết với hệ thống các số mục, đề mục cụ thể

Tạo văn bản là giai đoạn người viết vận dụng kiến thức về từ, câu, đoạn, văn bản để lần lượt hiện thực hoá đề cương thành văn bản dưới dạng bản thảo.

Kiểm tra sửa chữa bản thảo là giai đoạn người viết đọc lại bản thảo, phát

hiện lỗi sai và sửa chữa để bài viết hoàn chỉnh hơn

2 Tạo lập văn bản

VIII 2.1 Định hướng văn bản

Định hướng văn bản là xác định phương hướng, tức là tìm cái đích mà văn bản cần hướng tới Đây là bước đầu tiên chi phối quá trình tạo lập văn bản:

có thực hiện bước này thì mới triển khai được các bước tiếp theo; nó quyết định

sự thành bại của văn bản, bởi định hướng đúng thì văn bản mới đạt hiệu quả (sai một li, đi một dặm) (4)

Cách thức thực hiện định hướng: Thực chất của định hướng là xác lập và trả lời các câu hỏi:

- Văn bản viết để làm gì?

Trang 38

- Văn bản viết cho ai?

- Văn bản viết về cái gì?

- Văn bản viết như thế nào?

Tổng hợp các vấn đề này lại, người viết xác định nội dung cốt lõi (chủ đề) của văn bản, phạm vi và phương hướng giải quyết

Ví dụ 1: Với đề tài khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát động vật học tiếng Việt, thực hiện bước định hướng là: (khóa luận phải tập trung làm sáng tỏ) tên gọi của động vật được dùng trong dân gian và sự phân nhóm, đánh giá của người Việt đối với động vật Phạm vi tư liệu nghiên cứu có thể một vùng địa

phương, có thể nhiều vùng (do người viết tự xác định)

Ví dụ 2: Với đề tài bài báo: Chất thơ trong truyện Nguyễn Tuân, TS Đặng Lưu xác định phương hướng cho bài viết là: Những biểu hiện của chất thơ trong truyện Nguyễn Tuân, từ đó làm nỗi rõ tính chất xuyên thể loại – một nét độc đáo trong sáng tác Nguyễn Tuân Tư liệu khảo sát là các tập truyện Chiếc lư đồng mắt cua và Vang bóng một thời.

IX 2.2 Lập đề cương

2.2.1 Đề cương và vai trò của đề cương

Đề cương là bản thiết kế, bộ khung nội dung của văn bản; nó bao gồm hệ thống các ý lớn, ý nhỏ được trình bày một cách mạch lạc nhằm thể hiện chủ đề của văn bản

Đề cương có vai trò sau đây:

- Phác thảo nội dung bao quát của văn bản, làm cơ sở cho người viết chủ động trong quá trình viết;

- Có thể sửa đổi, bổ sung hay sắp xếp lại các ý một cách dễ dàng;

- Trách được các loại lỗi văn bản như thiếu ý, đứt mạch, lộn xộn, v.v

Đề cương gồm có đề cương sơ lược và đề cương chi tiết:

- Đề cương sơ lược chỉ trình bày các ý chính, thường là các đề mục

Trang 39

(chẳng hạn: mục lục một cuốn sách, một công trình, v.v.)

- Đề cương chi tiết trình bày hệ thống các ý, bao gồm ý lớn, ý nhỏ, ý chính, ý phụ, lí lẽ, dẫn chứng một cách chi tiết

2.2.2 Yêu cầu của đề cương

- Đề cương phải phù hợp với nội dung cốt lõi được xác định ở bước định hướng (triển khai nội dung của văn bản thích hợp với định hướng)

- Các thành tố nội dung trong đề cương (ý lớn, ý nhỏ, lí lẽ, dẫn chứng) phải được xác lập, lựa chọn và sắp xếp chặt chẽ, mạch lạc

- Bố cục của đề cương phải cân đối, nhất quán, sinh động và linh hoạt

2.2.3 Các bước xây dựng đề cương

Bước 1: Để lập được đề cương trước hết bạn cần nắm rõ được mình sẽ viết gì từ đó đưa ra nội dung của đề tài, báo cáo chuyên môn chuyên ngành cụ thể là gì Tức là lựa chọn cho đúng và đọc hiểu rõ đề để thực hiện việc lập đề cương cho chính xác

Bước 2: Sau khi đã xác định vấn đề đúng và rõ ràng thì sẽ tiến hành lập đề cương từ tổng quan đến chi tiết Tức là việc lập đề cương đi từ cái lớn đến cái nhỏ Chứ không nên chú trọng tiểu tiết mà bỏ qua tổng thể Đề cương các phần cần có sự liên kết với nhau nhưng là các phần độc lập, không trùng lặp nhau Khi lập cần chú ý lựa chọn các phần và nội dung sao cho hợp lý và gắn kết với nhau

Bước 3: Giải quyết nội dung chi tiết từng phần sau khi đã có bố cục hoàn chỉnh hợp lý và thống nhất với nhau Sau khi có khung xương thì tiếp theo cần

có thịt cho báo cáo, tiểu luận, của mình Mỗi một phần có nội dung riêng do

đó việc lựa chọn các ý cần rõ ràng để người đọc nắm được

Ngoài ra cần sử dụng các tài liệu tham khảo, sách, bài viết liên quan đến vấn đề một cách linh hoạt, hợp lý, tránh copy đạo văn mà tham khảo chọn lọc và đưa ra nguồn rõ ràng

Bước 4: Hoàn thiện đề cương chi tiết của bản thân

Trang 40

a) Xác lập các thành tố nội dung

Thông thường, chủ đề văn bản được triển khai thành các thành tố nội dung chi tiết Các thành tố nội dung cấu thành chủ đề văn bản gồm các chủ đề

bộ phận, các ý lớn nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể Khi xác lập các thành tố nội dung cần chú ý:

- Chỉ ra các khía cạnh, các mặt khác nhau của vấn đề, sự việc, hiện tượng, v.v cần triển khai, giải quyết Công việc này đồng nghĩa với việc chia chủ đề văn bản thành các chủ đề bộ phận, xác lập các chủ đề bộ phận phục vụ cho chủ

đề văn bản Chẳng hạn, với bài báo Chất thơ trong truyện Nguyễn Tuân, tác giả

đã triển khai chủ đề thành các chủ đề bộ phận:

+ Cái nhìn mĩ hóa, thi vị hóa đối tượng

+ Khai thác chức năng thơ của ngôn ngữ

Các chủ đề bộ phận này trực tiếp làm nổi rõ những biểu hiện chất thơ trong truyện Nguyễn Tuân, qua đó khẳng định tính chất xuyên thể loại trong các

sáng tác của Nguyễn Tuân

- Chỉ ra các thành tố nội dung chi tiết gồm ý lớn, ý nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng

cụ thể để lí giải, chứng tỏ từng chủ đề bộ phận Chẳng hạn, triển khai chủ đề bộ

phận Khai thác chức năng thơ của ngôn ngữ, trong bài báo Chất thơ trong truyện Nguyễn Tuân, tác giả xác lập ba ý lớn:

+ Sử dụng lớp từ thi ca

+ Vận dụng nguyên lí tương đương của ngôn ngữ

+ Gia tăng nhạc tính cho lời văn

Mỗi ý lớn lại được tác giả diễn dịch ra các ý nhỏ, dùng các lí lẽ và dẫn

chứng để làm sáng tỏ Chẳng hạn, ý lớn Gia tăng tính nhạc cho lời văn, tác giả

triển khai hai ý:

+ Tính nhạc trong thơ, trong văn xuôi và các yếu tố tạo nên tính nhạc

+ Những biểu hiện tính nhạc trong lời văn Nguyễn Tuân

Với ý 2, tác giả xác lập các ý nhỏ hơn: biểu hiện trong phối ứng thanh

Ngày đăng: 11/10/2022, 13:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ gồm 2 mặt: âm thanh (hình thức) và ý nghĩa (nội dung) - Giáo trình tiếng việt thực hành
g ồm 2 mặt: âm thanh (hình thức) và ý nghĩa (nội dung) (Trang 73)
2.3.1. Dùng từ sai do khơng nắm được hình thức âm thanh - Giáo trình tiếng việt thực hành
2.3.1. Dùng từ sai do khơng nắm được hình thức âm thanh (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w