1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình Tiếng Việt Thực Hành

32 143 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 359,5 KB

Nội dung

Về liên kết và kết cấu: Giữa các đoạn và các câu phải có sự liên kết và phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí?. Phép liên kết: là cách thức tổ chức các yếu tố ngôn ngữ phương tiện

Trang 1

Chương I LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu hỏi

Để quá trình giao tiếp diễn ra thuận lợi, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng?

1.1.Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người và con người trong xã hội, ở đódiễn ra sự trao đổi thông tin, trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm, bày tỏ mối quan hệ, sựứng xử, thái độ của con người đối với con người và đối với những vấn đề cần giao tiếp

1.2 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài

người Khi có chữ viết, ngôn ngữ viết còn giúp con người thực hiện được sự giao tiếp trongnhững khoảng không gian rộng lớn và cách biệt, giữa các thế hệ đã qua và các thế hệ đã,đang và sẽ tồn tại

1.3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra theo hai quá trình

- Quá trình phát: là quá trình người nói hay người viết phát ngôn hay tạo lập các ngôn

1.4 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp

Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố Cácnhân tố này ảnh hưởng đến quá trình tạo lập, lĩnh hội và sản phẩm của hoạt động giao tiếp –ngôn bản

a Nhân vật giao tiếp: Người nói, người viết, người đọc Nhân tố này trả lời cho câu

hỏi: Ai viết? Viết cho ai?

b Nội dung giao tiếp: Hoạt động giao tiếp hướng về vấn đề gì, sự vật, hiện tượng nào,

về nội dung tư tưởng hay tình cảm nào? Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: Viết cái gì? Viết vềcái gì?

c Hoàn cảnh giao tiếp: là hoàn cảnh thời gian, không gian cụ thể, hoàn cảnh lịch sử

xã hội, môi trường văn hóa, xã hội… Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: Viết trong hoàn cảnhnào?

d Mục đích giao tiếp: Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: Viết để làm gì? Nhằm mục đích

gì?

e Cách thức giao tiếp: Hoạt động giao tiếp được thực hiện bằng công cụ và phương

tiện nào? Trực tiếp hay gián tiếp, nhờ đường kênh thông tin nào?

Trang 2

2.1 Khái niệm văn bản

Văn bản là một tập hợp câu có sự liên kết và cùng hướng tới một chủ đề/ mục đíchnhất định

2.2 Những yêu cầu chung của một văn bản

2.2.1 Về chủ đề và nội dung: văn bản phải đề cập tới một vấn đề nhất định, một nội

dung tương đối trọn vẹn

2.2.2 Về liên kết và kết cấu: Giữa các đoạn và các câu phải có sự liên kết và phải được

sắp xếp theo một trình tự hợp lí

2.2.3 Về mục đích giao tiếp: văn bản phải hướng tới một mục đích nhất định (trả lời

cho câu hỏi: để làm gì)

2.2.4 Về phong cách ngôn ngữ và thể loại: mỗi văn bản phải tuân theo quy tắc diễn

đạt nhất định phù hợp với phong cách chức năng, thể loại

2.3 Liên kết trong một văn bản

2.3.1 Phép liên kết: là cách thức tổ chức các yếu tố ngôn ngữ (phương tiện liên kết)

để tạo sự nối kết giữa các câu, đoạn trong một văn bản

+ Các phép liên kết cơ bản:

• Phép lặp:

“Huệ Chi đi lên cầu thang Một làn hương hoa thân thuộc hút lấy Huệ Chi cùng

với một làn hơi ẩm lạnh mờ ảo.”

• Phép thế đại từ:

“A Sử chệnh choạng vào buồng Áo nó rách toạc một mảnh vai.”

• Phép thế đồng nghĩa:

“Sài Gòn đã làm cho thế giới phải kinh ngạc Sức sống của thành phố mãnh liệtkhông sao lường nổi.”

• Phép tỉnh lược:

“Một ngón tay Tnú bốc cháy Hai ngón, ba ngón.”

• Phép liên tưởng:

“Mặt biển mở rộng dần và đã nối liền lại Sóng gợn man mác, cái màu trắng buồn tẻbao quanh càng man mác hơn”

• Phép nối:

“Xưa nay không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cái chết Vìvậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.”

 Phép nghịch đối:

“Gia đình mất hẳn vui Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ.” (Nam Cao)

2.3.2 Phương tiện liên kết: là các yếu tố ngôn ngữ được dùng để liên kết giữa các câu,

Trang 3

+ Các phương tiện liên kết cơ bản:

Mỗi phép liên kết có thể có các phương tiện liên kết cụ thể và một phương tiện liênkết có thể dùng trong nhiều phép liên kết

Các phương tiện liên kết chủ yếu: (ngữ) danh từ, đại từ, quan hệ từ

+ Lưu ý: Sự liên kết giữa các câu trong một đoạn văn/ văn bản có thể được thực hiệncùng lúc bằng nhiều phép liên kết, nhiều phương tiện liên kết

Thực hành

Xác định phép liên kết và các phương tiện liên kết trong (các) đoạn văn duới đây:(1) “Trong cuộc đời trong trắng và tẻ nhạt của các cô thiếu nữ bỗng đến một lúc cõilòng bừng đón ánh nắng và tiếp nhận nỗi niềm tỉ tê của hoa lá Lúc ấy sự sống dào dạt dâng

lên từ con tim phập phồng hòa tan mọi ý nghĩ và niềm thèm khát mơ hồ.” (Ơ-giê-ni

Grăng-đê – Ban zắc)

(2) “Bản chất của tiểu thuyết là hư cấu Tiểu thuyết có thể vận dụng nhiều chi tiết cóthật để đưa vào tiểu thuyết và “nghi thức tiểu thuyết” buộc ta phải tin vào nó như là tin vàomột thế giới mới, chứ không phải mỗi câu chữ của tiểu thuyết đều giống với sự thật ngoàiđời.” (Nhật Chiêu)

(3) “Quyên mò thắt lưng Ngạn lấy bi-đông Cô lắc nhẹ.” (Hòn đất – Anh Đức)

(4) “Kinh Thi đã từng bị Tần Thủy Hoàng tiêu hủy, đến đời Hán mới sưu tập lại Bảndùng hiện nay là của Mao Hanh, thường được gọi là Mao Thi.” (Thụy Khê)

5) “Trâu đã già(1) Nó lớn vào tầm nhất(2) Đôi sừng kềnh càng như hai cánh nỏ(3).”

(Con trâu bạc – Chu Văn)

(6) “Ông thổi kèn tàu hăng quá(1) Hai mắt ông trợn ngược lên(2) Hai má phình

to(3) Cái cổ nổi to như cổ trâu, nổi cục lên(4) Cái đầu lúc lắc(5).” (Sống mòn – Nam Cao)

(7) “Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi,sức vóc khác người nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thờixưa(1) Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánhtan giặc nhưng bị thương nặng (2) Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữacơm(3) ” (Nguyễn Đình Thi)

(8) “Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ(1) Những con sít lông tím, mỏhồng kêu vang như tiếng kèn đồng (2) Những con bói cá mỏ dài, lông sặc sỡ (3) Nhữngcon cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ (4).” (Nguyễn Công Đức)

(9) “Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng (1).Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi (2) Cáichấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng (3) Càng về đến gần càng trông rõ nhữngquán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa (4).” (Nguyễn Địch Dũng)

Trang 4

(10) “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn Đó là một truyền thống quý báu của ta.”(Hồ Chí Minh)

(11) “Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tết (1) Gặp lúc cần đến tôi,tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại(2) Không lẽ tôi ghẻ lạnh (3)? Tôi đành xếp tập giấy đangviết dở lại, đi theo anh ấy vậy(4)…” (Nam Cao)

(12) “Mỗi tháng y vẫn cho nó dăm hào (1) Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì,còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn (2) Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếcngấm ngầm (3) Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thànhđến hàng đồng (4).” (Nam Cao)

(13) “Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục Nhưng tôi quyết giữ vững lậptrường chiến đấu của mình.” (Nguyễn Đức Thuận)

(14) “Đồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổlốp đốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, màbốc ngọn mỗi lúc mỗi cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trongnắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí.” (Trần Đăng)

(15) “Gà lên chuồng từ lúc nãy (1) Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi (2) Chỉduy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân(3).” (Tô Hoài)

3.1 Khái niệm: Tóm tắt văn bản là rút ngắn, thu gọn nội dung của văn bản gốc theomục đích yêu cầu đã định trước

3.2 Các yêu cầu của văn bản tóm tắt:

+ Phân loại ý: ý chính, ý phụ và những đóng góp cơ bản

+ Lựa chọn ý chính đưa vào văn bản tóm tắt

+ Viết văn bản tóm tắt

+ Kiểm tra lại văn bản tóm tắt (dựa vào mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản)

3.4 Cấu trúc văn bản tóm tắt

3.4.1 Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về văn bản và cấu trúc của văn bản

3.4.2 Phần nội dung chính: Trình bày cô đọng nội dung văn bản gốc; nhấn mạnh phần

chính và những đóng góp của tác giả

Trang 5

Thực hành

Tóm tắt các văn bản sau:

1 “Chống thói ba hoa” (Tiếng Việt thực hành – Bùi Minh Toán, tr.57)

2 “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Tiếng Việt thực hành – Bùi Minh Toán tr.68)

3 “Nghĩ về phương pháp giáo dục thanh thiếu niên bằng sự nghiệp lớn của các vĩ nhân” tr.217.

Chương II LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN

Trang 6

1.1 Khái niệm đoạn văn

Một đoạn văn về mặt cấu trúc có đầy đủ đặc tính của một văn bản Tuy nhiên, khitham gia vào một văn bản, đoạn văn sẽ phải thay đổi để phù hợp với chức năng của nó.1.2 Hai yêu cầu cơ bản của một đoạn văn

+ Tính chỉnh thể (độc lập tương đối)

+ Tính liên kết (mối quan hệ giữa các đoạn văn khác trong văn bản; và mối liên kếtvới toàn văn bản)

Về mặt kết cấu, một đoạn văn có thể được triển khai nội dung theo các kiểu cơ bảnsau:

2.1 Diễn dịch

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ dề ở đầu đoạn.

Câu chủ đề của đoạn văn là câu chứa đựng nội dung chính, khái quát, là hạt nhân ý

nghĩa của cả đoạn

Câu chủ đề có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong đoạn văn nhưng thường ở vị trí

mở đầu đoạn văn Khi đứng ở vị trí này, câu chủ đề thường làm nhiệm vụ định hướng triểnkhai nội dung cho toàn đoạn

Xét về mặt kết cấu, đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu đoạn là đoạn văn có kết cấu diễn dịch.

Sơ đồ: Câu chủ đề

Câu 1 Câu 2 Câu X

Vd: “Có nhiều người có bệnh “dùng chữ Hán”, Những tiếng ta sẵn có không dùng

mà dùng chữ Hán cho bằng được Thí dụ: ba tháng không nói ba tháng mà nói Tam cánguyệt Xem xét không nói xem xét mà nói quan sát…” (X.Y.Z)

Trang 7

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu X

Ví dụ: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết nhữngngười yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bểmáu.” (Hồ Chí Minh)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu x

Ví dụ: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất Muốn tăng giasản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải có văn hoá Vậyviệc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết.” (Hồ Chí Minh)

Bài tập 1: Xác định kiểu kết cấu của các đoạn văn dưới đây:

(1) “Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách Làng xóm tangày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ,nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên Đời sống vật chấtngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.” (Hồ Chí Minh)

Trang 8

(2) “Người sông Thao quê tôi đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình Thân cọ vút cao.Búp cọ dài như thanh kiếm sắc Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài.” (Nguyễn TháiVận)

(3) “Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều khi người đọc khó mà biết có đúng là thơ NguyễnTrãi không Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng phải dễ mà hiểu đúng Lại có khi chữ hiểuđúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu Không hiểu vì không biết chắc bài thơ đã đượcviết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi Cùng một bài thơ nếu viếtnăm 1420 thì một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì ý nghĩa lại khác hẳn.” (Hoài Thanh)

(4) “Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu Những quả đồi trọc nằm gốiđầu vào nhau ngủ im lìm Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại Hơi lạnh trên khắp mọinẻo căm căm.” (Hồ Phương)

(5) “Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc, thì phải nâng cao đờisống của đồng bào Muốn nâng cao đời sống của đồng bào, thì không phải cứ nói mà ra cơmgạo Cơm gạo không phải từ trên trời rơi xuống Muốn có cơm gạo thì mỗi người phải làmcái gì? Muốn ấm no thì phải làm cái gì? Phải làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất.” (Hồ ChíMinh)

6) “Trong tập Ngục trung nhật kí, có những bài phác hoạ sơ sài mà chân thật và đậm

đà, càng nhìn càng thú vị, như một bức tranh thủy mặc cổ điển Có những bài cảnh lộng lẫysinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng Cũng có bài làm cho người đọc nghĩtới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp.” (Đặng Thai Mai)

(7) “Mưa rả rích đêm ngày Mưa tối tăm mặt mũi Mưa thối đất thối cát Trận nàychưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hun tợn hơn Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hútlên, đổ hết xuống đất liền.”

(8) “Dân tộc này thật trẻ thật vui Xe đạp trên phố lắc lư những chùm tua len xanh đỏ

Cả ô tô chở khách cũng treo trên khung kính buồng lái một dãy tua bông đủ màu Đàn bòtha thẩn gặm cỏ bên đường đeo lục lạc bằng đồng quanh cổ, mỗi bước đi lấp láy tiếng nhạcvui tươi.”

(9) “Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất Đất nuôi dưỡng cây bằng sữa của mình.Đất truyền cho cây sắc đẹp mùa màng Chính đất là mẹ của các loài cây.”

(10) “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này.Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong dáng nghiêng,chiều quăn chiều lượn của cây xoài, cây nhãn Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như láhéo.”

(11) “Chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no,mặc ấm, và có nhà ở sạch sẽ Muốn làm nhà thì phải có gỗ Muốn có gỗ thì phải hăng hái

Trang 9

trồng cây Mọi người cố gắng trồng cây thì trong 6, 7 năm nữa cả làng sẽ có đủ cây để làmnhà mới.”

(12) “Nhiều nhất là đước Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuộtnhư hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi Nhà cửa dọc theo những bờ kênh dưới nhữnghàng đước xanh rì Sông rạch quanh co trong đước Đước kín bờ sông, kín đồng, kín bãi.Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu thân bằng cây đước…”

(13) “Anh chị em lao động toàn quốc phải gắng làm kiểu mẫu trong sự tăng gia sảnxuất về mọi ngành Anh chị em công nhân ở vùng tam bị chiếm phải cố gắng làm cho tê liệtnền kinh tế của quân địch Bên này thi đua kiến thiết Bên kia thi đua phá hoại Hai bên lấythành tích và thi đua với nhau Như vậy là cả công nhân ở vùng tự do và công nhân ở vùngtạm bị chiếm đều tham gia kháng chiến, tham gia thi đua ái quốc, đều có công với nhànước.”

(14) “A Cháng đẹp người thật Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắptay chân rắn như trắc gụ Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như một cái cột đá trờitrồng.”

Bài tập 2: Luyện viết đoạn văn theo chủ đề và kết cấu cho trước

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có chủ đề về sinh viên và việc mặc trangphục áo dài truyền thống hiện nay, theo kiểu kết cấu diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.Bài tập về nhà:

Phần Luyện tập (trang 86 -90), Tiếng Việt thực hành – Bùi Minh Toán, Nguyễn quangNinh, Nxb Đại học Sư phạm – 2004

3.1 Tách đoạn văn theo sự thay đổi của đề tài, chủ đề

Mỗi đoạn văn thường chứa đựng nhiều đề tài nhỏ hoặc nhiều chủ đề Để người đọc dễtheo dõi và không bị nhầm lẫn các nội dung trình bày, sau mỗi đề tài nhỏ, hoặc tiểu chủ đề,người viết có thể tách thành mỗi đoạn văn

Việc tách đoạn văn này không phải chỉ tùy thuộc vào dụng ý cá nhân của người viết

mà còn tùy thuộc vào bản thân đối tượng đang được trình bày trong văn bản và mối quan hệgiữa đoạn này và đoạn khác trong văn bản

Ví dụ:

“Văn học dân gian không chỉ phản ảnh những hiện tượng thực tế Nó còn diễn tả

những suy ngẫm, những tình cảm của nhân dân về những hiện tượng ấy hoặc do những hiệntượng ấy gợi lên Đáng chú ý là những cảm nghĩ, những tâm tư của người dân thường vềthân phận cuộc đời họ và về những vấn đề xã hội

Bên cạnh đó, văn học dân gian còn có ý nghĩa và tác dụng giáo dục phong phú

Những kinh nghiệm và hiểu biết của nhân dân được tích lũy qua bao thế kỉ trong văn học

Trang 10

dân gian có giá trị vừa thiết thực, vừa sâu xa, bền vững đến mức những sáng tác nghệ thuậtnày được khoa học định nghĩa là “trí khôn dân gian” (sgk văn 7)

-> Hai đoạn văn trên cùng trình bày về hai khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề

Vấn đề thứ nhất: Văn học dân gian không chỉ phản ảnh những hiện tượng thực tế Vấn đề thứ hai: văn học dân gian còn có ý nghĩa và tác dụng giáo dục phong phú Chính vì sự khác

nhau về đề tài và chủ đề như vậy nên việc người viết tách đoạn văn bản trên thành hai đoạn

là hợp lý

3.2 Tách đoạn theo sự thay đổi của không gian và thời gian

Để tập trung sự chú ý của người đọc vào những sự kiện, hiện tượng đang diễn ratrong một khoảng không – thời gian nào đó thì người viết có thể tách khoảng không, thờigian đó thành những đoạn văn riêng biệt

Ví dụ1: “Buổi sáng, sương sớm phủ trắng cành cây, bãi cỏ Gió bắc hun hút thổi, đem

lại cái lạnh tê tái Núi đồi, thung lũng trong bản chìm trong mây mù

Gần trưa, mây mù tan Bầu trời sáng ra và cao hơn Phong cảnh hiện ra rõ rệt.(Tiếng

Việt 3)

Ví dụ 2: “ Tại B-ra-xin, nguồn cung cấp cà phê ở nội địa này, nhất là cung cấp cà phê

cho các ngành chế biến, trở nên khan hiếm Mặc dù, cà phê vụ mới của B-ra-xin đang đượcbán ra thị trường nhưng chất lượng kém, hạt nhỏ, độ ẩm cao nên các nhà kinh doanh ngầnngại mua vào

Trong khi đó, tại Niu- I- Ooc, lượng cà phê đăng kí bán tính đến tuần 8/8 bị giảm

mạnh làm các nhà kinh doanh lo ngại cà phê giao kì hạn tháng 9/97 sẽ bị thiếu hụt Tất cảcác yếu tố trên đã khuyến khích các hoạt động mua vào và đẩy giá cà phê A-ra-bi-ca tăngmạnh

Hai tuần qua, giá cà phê Ro-bus-ta tại Luân Đôn cũng tăng 60 – 100 USD /tấn so

với giữa tháng 7/97 lên 1610 – 1680 USD / tấn.” (Hoài Linh- Thời báo kinh tế Việt Nam)-> Việc tách các văn bản trên thành những đoạn văn khác nhau vì mỗi đoạn văn ứngvới một thời gian, không gian trình bày khác nhau

3.3 Tách đoạn văn theo mục đích tu từ:

Cách tách đoạn này được dùng khi tác giả muốn:

- Muốn nhấn mạnh vào những thông tin riêng được chứa đựng trong phần đoạn vănđược tách đó

- Muốn thể hiện phong cách riêng của mình trong việc trình bày

Ví dụ:

“Một năm đã qua

Trang 11

Thế rồi một hôm, Hoài Văn đang luyện tập với sáu trăm gã hào kiệt, thì có tin đồn làthái tử nhà Nguyên là Trần Nam Vương Thoát Hoan thống lĩnh 50 vạn binh mã, đã phạmvào cửa ải Quan quân đã giao chiến với giặc “(Nguyễn Huy Tưởng)

* Lưu ý: Cái riêng chỉ được coi là hay khi nó phù hợp với nội dung cần thể hiện, phùhợp với phong cách tác giả và phải được bạn đọc chấp nhận như một sáng tạo mới mẻ củatác giả

Thực hành

Luyện tập (trang 94 – 102), Tiếng Việt thực hành – Bùi Minh Toán, Nguyễn QuangNinh, Nxb Đại học Sư phạm – 2004

Để cho các câu trong một đoạn văn, một văn bản tạo thành một thể thống nhất, để liênkết và chuyển đoạn, người viết có thể dùng các phương tiện sau:

4.1 Dùng từ ngữ để liên kết:

4.1.1 Dùng từ ngữ chỉ trình tự, chỉ sự liệt kê để liên kết

Ví dụ:

“Thứ nhất, đó là chức năng thông tin Quảng cáo là một loại thông tin thị trường

nhằm mục đích đưa tin tức về hàng hóa

Chức năng thứ hai của quảng cáo là chức năng tạo sự chú ý Quá trình diễn biến tâm

lý của khách hàng thường trải qua các giai đoạn: chú ý, thích, quyết định mua, hành độngmua Bằng ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc,…quảng cáo sẽ tác động chính vào thời điểm khởiđầu của chuỗi tâm lý khách hàng, khai thông những bế tắc trong chuỗi.”

4.1.2 Dùng từ ngữ chỉ sự tương phản, đối lập để tạo sự liên kết

Ví dụ:

“Trái với hai mảng đề tài trên, cung bậc tiếng cười của truyện tiếu lâm, dành cho lớp

quan lại cường hào lại mang màu sắc khác Phải chăng, người nông dân đã xác định được rõràng bọn quan lại là kẻ bóc lôt tàn bạo, gây nên bao nhiêu đau khổ, là nguyên nhân dẫ tớicác bất công xã hội.”

4.1.3 Dùng từ ngữ chỉ ý tổng kết, tóm tắt, khái quát để liên kết

Ví dụ:

“Bởi vậy cho nên khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn

Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu Nó cứ luôn đi theo chữ anh, chữbác, chữ ông đã thấy chướng Huống bây giờ nó đến một mình.”

4.2 Dùng câu để liên kết

Câu thực hiện chức năng liên kết thường chiếm vị trí ở giữa hai đoạn cần liên kết,hoặc ở vị trí đầu của đoạn đi sau

Trang 12

Câu này thường gồm hai phần: phần đầu tổng kết nội dung của đoạn đi trước, phầnsau mở ra nội dung của đoạn đi sau Hoặc mỗi phần đó được biểu hiện thành mỗi câu riêng.

Ví dụ:

“Trở lên tôi đã đứng về phía bạn đọc, người nghe mà nhìn nhận tác dụng của phê bình.Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn đề.” (Hoài Thanh)

“Ở trên ,tôi đã nói Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào, dưới đây, tôi xin bàn thêm: Xuân Diệ

là một nhà thơ luôn luôn tìm tòi.” (Theo Tế Hanh)

4.3 Dùng sự cân xứng của cú pháp để liên kết

Đó là sự cân xứng, sự song hành, sự giống nhau về kết cấu cú pháp của các câu mởđầu các đoạn đi liền nhau trong một văn bản Nhờ đó, các đoạn này liên kết với nhau được

rõ rệt

Ví dụ1:

“Việt Nam! Cái tên yêu dấu ấy sẽ khắc sâu vào lòng mọi người chúng ta Cái tên ấy là

tên chung cho bao thế hệ Kinh, Thổ, Thái, Mán ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Việt Nam! Đó là biểu hiện của tính cần cù và lòng yêu nước sẽ làm cho Tổ Quốc ta

bất diệt, mạnh hơn lên, giàu có hơn nữa để cùng với nhân loại tiến lên xây dựng những ngàyhòa bình hạnh phúc lâu dài.”

(Văn Phong – “Nhân dân Việt Nam cần cù và yêu nước”)

Ví dụ 2:

“Chúng thi hành những luật pháp dã man Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung,

Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người

yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bểmáu.” (Hồ Chí Minh)

Trang 13

Nhưng lần này lại khác Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí vừa xinh xắn lại vừa oai nghiêmnhư cái đình làng Hoài Ấp Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầyvắng lặng Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.”

(Thanh Tịnh)

-> Hai trạng thái cảm xúc khác nhau ở vào hai thời điểm khác nhau của nhà văn khiđứng trước ngôi trường làng, có tên là Mĩ Lý

Từ ngữ chuyển đoạn – từ ngữ chỉ sự tương phản, đối lập: Nhưng lần này lại khác.

5.1 Chữa lỗi nội dung

Lỗi nội dung thường được thể hiện ở các mặt dưới đây:

5.1.1 Lạc ý

Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất khi đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầuđoạn Lỗi này xảy ra khi các câu sau không viết theo định hướng ban đầu của câu chủ đề,hoặc đang theo mạch ý này lại đột ngột chuyển sang mạch ý khác

- Viết lại các câu sau sao cho phù hợp với câu chủ đề

- Loại bỏ những câu lạc ý

- Hoặc viết lại câu chủ đề để bao quát được nội dung cả đoạn

5.1.2 Thiếu ý

Lỗi này thường gặp khi câu chủ đề nêu một phạm vi bàn luận rộng mà các câu triểnkhai mới trình bày một vài nội dung nhỏ nên chưa lấp đầy ý chứa nội dung được nêu trongcâu chủ đề

Trang 14

Cần viết thêm một số câu nữa cho đủ làm sáng rõ nội dung còn bị thiếu hụt trong câuchủ đề.

5.1.3 Loãng ý

Đây là lỗi thường gặp trong những đoạn văn có chứa nhiều ý phụ Chính vì quá nhiềuý phụ nên nội dung chính bị dàn trải và loãng ra, ý chính trở nên khó nhận biết

Ví dụ:

“Từ cổ chí kim, nguồn cảm hứng viết về thiên nhiên vẫn vô tận Thiên nhiên không

chỉ gợi cho các thi sĩ thảnh thơi “ngồi uống trà thưởng nguyệt” mà thiên nhiên còn đến vớingười bạn tù đang tay cùm chân xích kia Chúng ta ai mà chẳng yêu thiên nhiên Chỉ cónhững kẻ phá rừng săn bắt chim thú mới nhẫn tâm phá hoại thiên nhiên Vì vậy mà ngườibạn tù mở hết lòng để đón nhận, để thưởng thức cái đẹp Đó là người tù Hồ Chí Minh –người duy nhất của nhân loại ngồi tù mà vẫn cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên.”

-> Để chữa lỗi này cần lược bỏ những câu mà nghĩa quá xa xôi và viết lại hoặc viếtthêm một số câu nhất định, để việc tụ nghĩa, tập trung nghĩ được rõ ràng

5.1.5 Mâu thuẫn ý

Đó là lỗi ở những đoạn văn có những câu chứa đựng những ý khác nhau, đối lập nhau,ý câu dưới mâu thuẫn với ý câu trên

Ví dụ:

“Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống Sóng biển cài then,đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng Bốn bề không một tiếng động Lá cờ nhỏtrên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rựctrong đêm Tiếng sóng biển vỗ mạn thuyền rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của biển cảngân nga muôn lời tâm sự… Những khuôn mặt cháy nắng, những cánh tay gân guốc, bắpthịt nổi cuồn cuồn khẩn trương chuẩn bị nhổ neo lên đường.”

-> Đoạn văn có nhiều mâu thuẫn về thời gian, không gian và hình ảnh

5.2 Chữa lỗi tách đoạn không thích hợp

Việc tách đoạn không phù hợp thể hiện ở chỗ:

- Có đoạn dung lượng quá lớn hoặc quá nhỏ so với “sức chứa” của một đoạn bình

Trang 15

- Cơ sở phân đoạn còn thiếu nhất quán (do tiêu chí phân đoạn chưa thật rõ ràng.)

Ví dụ:

“Ca dao có nhiều câu ca ngợi cảnh đẹp đất nước Nếu Lạng Sơn – nơi biên giới phía

Bắc – hấp dẫn người ta bởi “có phố Kì Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” thì kinhthành Thăng Long – nơi phồn hoa đô hội – lại có sức lôi cuốn bởi “phố giăng mắc cửi,đường quanh bàn cờ

Ca dao đưa chúng ta vô xứ Nghệ quanh quanh với “non xanh nước biếc như tranh họađồ” Rồi đến xứ Huế đẹp và thơ mộng, đắm mình trong đêm “lờ đờ bóng ngả trăng chênh”với “giọng hò xa vọng, thắm tình nước non”

-> Cơ sở phân đoạn chưa nhất quán

5.3 Chữa lỗi dùng phương tiện liên kết đoạn không phù hợp

“Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã vẽ lên bộ mặt của con quỷ dữ ở làng Vũ Đại.

Nhắc đến Chí Phèo là người ta nhắc đến một tên say, một kẻ chuyên nghề đâm thuê, chém

mướn và rạch mặt ăn vạ Nhưng suốt cả cuộc đời, Chí không có ước mơ và thèm khát đến cuộc sống của một gia đình Vậy mà tất cả những điều đó của Chí đều không được xã hội

Trang 16

Chương III LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CÂU TRONG VĂN BẢN

1 Một số vấn đề cơ bản về câu và câu tiếng Việt

1.1 Khái niệm

Câu phải là một đơn vị có giá trị thông báo tương đối hoàn chỉnh

1.2 Các thành phần cơ bản của câu

Đó là Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ, Đề ngữ, Giải thích ngữ…

Ví dụ: Phân tích các thành phần cơ bản của câu trong ví dụ sau:

“Vì vậy, ngày xưa ở nơi này, vua – biểu tượng của quyền lực – thường đích thân càyruộng để biểu thị sự quan tâm đến nông nghiệp, đến cuộc sống của nhân dân lao động.1.3 Phân loại câu

Có 3 cách phân loại câu chủ yếu:

1.3.1 Dựa vào mục đích nói: tường thuật; nghi vấn; mệnh lệnh; cảm thán

1.3.2 Dựa vào mối quan hệ với hiện thực: khẳng định; phủ định, câu nghi vấn

1.3.3 Dựa vào cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu phức; câu ghép; câu đặc biệt

Nhiệm vụ chủ yếu cần tìm hiểu về câu là xem xét nó ở phương diện cấu tạo ngữ pháp

→ giới thiệu về câu đơn, câu phức và câu ghép

Thực hành

Xác định và phân tích cấu trúc cú pháp các câu dưới đây:

(1) Người đàn ông mà anh gặp hôm qua là bạn của Nam

(2) Những cuốn từ điển trong thư viện trường ta đều quá cũ rồi

(3) Tin Lan lấy chồng lan truyền ra khắp cả xóm

(4) Mặc dù rất cố gắng, hắn vẫn không đạt được danh hiệu học sinh giỏi

(5) Cô ấy nhận thấy Nam là một người rất nóng nảy, động một tí là đánh là chửi mấyđứa con

2 Câu sai và cách chữa các lỗi về câu sai:

2.1 Thế nào là câu sai

Câu sai là những câu không đầy đủ các thành phần nòng cốt ( khi đứng một mình); hoặc là câu không bảo đảm tính liên kết (khi đứng trong văn bản); hoặc là câu không bảo đảm tính logic (xét ở phương diện nội dung) Đôi khi câu mơ hồ cũng gọi là một dạng câu

sai

2.2 Các kiểu câu sai và cách chữa câu sai

2.2.1 Câu sai do thiếu nòng cốt câu

a Câu sai do thiếu chủ ngữ

Với sức mạnh phong trào tự phát của bà con trong xã khiến cho quân thù phải khiếp

Ngày đăng: 16/01/2022, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w