Các lỗi chính tả thường gặp và cách chữa

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt Thực Hành (Trang 28 - 30)

2.1. Một số lưu ý cần nhớ để viết đúng chính tả 2.1.1. Tập phát âm cho đúng

Phát âm cho đúng được hiểu là phát âm theo những phân biệt đã đươc ghi nhận trong chính tả. Tuy nhiên, trong tình hình chung thì ở nước ta hiện nay, chưa có cách phát âm thực tế nào có thể được xem là chuẩn.

2.1.2 Cố gắng nhớ từng từ một

Nắm vững chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, thơng qua các hoạt động đọc và viết hàng ngày, đòi hỏi người học phải kiên trì, nhẫn nại.

2.1.3 Dùng các mẹo chính tả

Đây là những “mách nước” của nhà ngôn ngữ học, nhằm cung cấp cho người học cách nói và viết đúng chính tả. Tuy nhiên, khơng có mẹo nào có thể được coi là vạn năng, mà mỗi mẹo chỉ có thể giúp chữa một lỗi nào đó mà thơi.

2.2. Các lỗi chính tả thường gặp và cách chữa 2.1.1. Các lỗi về thanh điệu và cách chữa

a. Đây chủ yếu là lỗi lẫn lộn giữa thanh hỏi với thanh ngã, một lỗi rất phổ biến ở Trung Bộ và Nam Bộ.

b. Cách chữa:

(1) Mẹo bổng trầm trong láy âm: Chỉ được áp dụng cho những từ láy âm Tiếng Việt “Chị Huyền mang nặng ngã đau

Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.”

* Hệ bỏng: Huyền, nặng, ngã * Hệ trầm: Hỏi, khơng, sắc Ví dụ1: Các ví dụ về hệ bổng

- Dấu hỏi đi với dấu không: thơ thẩn, ngơ ngẩn, vẩn vơ, đảm đang, rảnh rang, bảnh bao, nhỏ nhen, hẩm hiu…

- Dấu hỏi đi với dấu sắc: ngớ ngẩn, vớ vẩn, sáng sủa, gắt gỏng, đăt đỏ, vất vả, hối hả, hắt hủi, ngán ngẩm, vắng ve, mát me, phấp phỏng…

Ví dụ 2: Các ví dụ về hệ trầm

- Dấu ngã đi với dấu nặng: nũng nịu, rộng rãi, lộng lẫy, rộn ràng, vật vã, sạch sẽ, gọn ghẽ, vội vã, tập tễnh, hậu hĩnh…

- Dấu ngã đi với dấu huyền: hãi hùng, ngỡ ngàng, dễ dàng, dỗ dành, trễ tràng, mỹ miều, sỗ sàng, lỡ làng, kỹ càng, lõa lồ, vịi vĩnh…

* Mẹo này có mấy ngoại lệ cần nhớ: vỏn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, bền bỉ.. (2) Mẹo “lãi – lời - lợi” và “tản – tán – tan”

Được áp dụng cho một số tiếng cùng gốc hay gần nghĩa với nhau. Các tiếng (âm tiết) cùng gốc hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu cùng hệ với nhau.

Ví dụ1: Cùng hệ bổng “tản - tán - tan”

+Tản – tán: rải – rưới, phán – ván, bản – vốn, bảo – báo, phổi – phế… +Tản – tan: chửa – chưa, tủa – tua, quẳng – quăng, vểnh – vênh,… +Tản – tản: bổ – mổ, nhỏ – rỏ, xe – che, phỏng – bỏng, vổng – chổng,… Ví dụ2: Cùng hệ trầm “lãi – lời - lợi”

+ Lãi –lời: dẫu – dầu, cũng – cùng, mõm – mồm, đẫy – đầy, ngỡ – ngờ, cỗi – còi,… +Lãi – lợi: trẽn – thẹn, cỗi – cội, đỗ – đậu, mão – mẹo, chữ – tự, cưỡng – gượng, quẫy – quậy,…

+Lãi – lãi: ngẫm – gẫm, rữa – vữa, hẵng – hãy, rã – bã, khẽ –sẽ, dõi – rõi… *Ngoại lệ: Trĩ liên quan đến Tre

(3) Mẹo “Mình nên nhớ viết là dấu ngã” – áp dụng cho phần lớn các từ Hán Việt Theo mẹo này, ta có các âm tiết Hán Việt được viết dấu Ngã như sau:

+ Với m (Mình): mẫn cảm, mãnh liệt, mẫu số, mãn khóa, mỹ lệ, miễn phí… + Với n: não trạng, nữ nhi, tầm nã, nỗ lực,…

+ Với nh: nhẫn nại, truyền nhiễm, nhãn quan, tham nhũng, tao nhã, thổ nhưỡng, nhũ hoa,…

+ Với v: uy vũ, vĩ độ, vĩ đại, vãng lai, viễn thị,…

+ Với l: lữ khách, lão tướng, lễ độ, kết liễu, thành lũy,… + Với d: dũng mãnh, dưỡng sinh, kiều diễm, hoang dã,…

+ Với ng: bản ngã, ngoại ngữ, ngưỡng mộ, nghĩa hiệp, quân ngũ,… * Lưu ý:

- Các âm tiết Hán Việt không được bắt đầu bằng 7 phụ âm đầu kể trên thì sẽ được viết dấu hỏi.

- Ngoại lệ: (khoảng trên 20 từ) kỹ năng, bãi khóa, bĩ cực, phẫu thuật, linh cữu, tống tiễn, thực tiễn, hỏa tiễn, tiễu trừ, ấu trĩ, huyễn tưởng, tích trữ, hỗ trợ, hỗn chiến, hãm tài, phóng đãng, cùng quẫn, thư xã, hữu dụng, hữu phái, trì hỗn, cơng quỹ, cưỡng đoạt, t̃n nạn, kỹ nữ, thi sĩ,…

2.1.2 Các lỗi về vần và cách chữa

2.1.3 Các lỗi về phụ âm đầu và cách chữa * Một số mẹo chính tả thường dùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt Thực Hành (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w