TRUONG BAI HOC SU PHAM HA NỘI TRUNG TAM GIAO DUC TU XA
DANG THI LANH - NGUYEN THAI HOA
TIENG VIET (Ngit 4m va Phong céch hoc)
—
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HÓC SỰ PHẠM
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC TỪ XA PANG THI LANH —- NGUYEN THAI HOA GIAO TRINH THỐNG VIỆT (NGỮ ÂM VÀ PHONGCÁCH HỌC)
Dành cho học viên ngành Ngữ văn Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa
(Tai ban)
Trang 4NGỮ ÂM HỌC
A- GIỚI THIỆU HỌC PHÀN
1 Tên học phần: Ngữ âm học 2 Mục đích yêu cầu:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ âm - âm vị học đại cương và tiếng Việt;
- Hình thành ở sinh viên kỹ năng phát âm và kỹ năng chính tả tiếng Việt; - Giúp sinh viên biết vận dụng những đặc trưng ngữ âm của các đơn vị
ngữ âm trong phân tích tác phẩm văn học B- NOI DUNG HOC PHAN
Hoc phan gồm hai nội dung, là hai phần chính sau: 1 Ngữ âm học đại cương
2 Ngữ âm học tiếng Việt
Thời lượng các phần phân bố như sau:
- Phần 1: 10 tiết (7 tiết lý thuyết, 3 tiết thực hanh)
Phan 2: 15 tiết (10 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
Nội dung chính của các phần gồm:
I- Ngữ âm học đại cương
1 Đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học 2 Các đơn vị ngữ âm
3 Bản chất của ngữ âm
3.1 Bản chất sinh học của ngữ âm Sự phân loại âm theo đặc điểm sinh học 3.2 Bản chất âm học của ngữ âm Sự phân loại âm theo đặc điểm âm học
3.3 Bản chất xã hội của ngữ âm Âm vị và các khái niệm liên quan
4 Đơn vị âm tiết
4.1 Khái niệm âm tiết
4.2 Một số quan điểm nghiên cứu âm tiết 4.3 Cấu tạo của âm tiết
5 Ký hiệu ngữ âm
Trang 5II- Ngữ âm học tiếng Việt 1 Âm tiết tiếng Việt
1.1 Đơn vị âm tiết trong các ngôn ngữ phân tích - âm tiết tính 14.2 Đơn vị âm tiết trong tiếng Việt
1.3 Cầu tạo của âm tiết tiếng Việt
2 Đơn vị âm vị trong tiếng Việt 2.1 Đặc điểm của âm vị tiếng Việt
2.2 Miêu tả âm vị tiếng Việt
3 Một số vấn đề về chữ viết và chính tả tiếng Việt 3.1 Chữ viết tiếng Việt
3.2 Chính tả tiếng Việt
3.3 Chính tả và phương ngữ
C- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1 Câu hỏi
Câu hỏi được trình bày ở cuối mỗi phần Cụ thể, ở phần thứ nhất (Ngữ âm học đại cương) có 12 câu hỏi và ở phần thứ hai (Ngữ âm học tiếng Việt có 24 câu hỏi Nội dung của các câu hỏi tập trung vào việc kiểm tra kiến thức ngữ âm học và
vận dụng kiến thức ngữ âm học vào việc dạy - học tiếng Việt
2 Gợi ứ thi, kiểm tra
Bốn vẫn đề chính cần chú ý là: a) Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt b) Cầu tạo của âm tiết tiếng Việt
c} Giải pháp số lượng hệ thống âm vị tiếng Việt (phụ âm đầu, nguyên âm)
đ) Ghi âm âm vị học (bằng ký hiệu ngữ âm học) các âm vị tiếng Việt
3 Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Tiếng Việt, tập ! (hệ CĐSP và SP12+2) phần Ngữ âm học
(Đặng Thị Lanh, Bùi Minh Toán, Lê Hữu Tỉnh, NxbGD, 1995) ;
_¬ Ngữ âm tiễng Việt (Đoàn Thiện Thuật, Nxb ĐH và THCN; 1977) | 4 Lưu ý
Các phần mở rộng (* - in nghiêng) là phần để tham khảo thêm, giúp
người học có được những kiến thức đầy đủ và hệ thống hơn về ngữ âm học và
Trang 6¡- NGỮ ÂM HỌC ĐẠI CƯƠNG
1 Đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học
Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ Ngôn ngữ bao giờ cũng tồn tại thông qua vỏ vật chất của nó là âm thanh Không có
âm thanh không thành ngôn ngữ Âm thanh ngôn ngữ thể hiện dưới hai dạng - dạng nói và dạng viết - tức âm thanh bằng lời và âm thanh bằng chữ Nói chung, con người sử dụng âm thanh bằng lời nhiều hơn âm thanh bằng chữ
vì quá trình nghe nói diễn ra nhiều hơn quá trình đọc, viết
Âm thanh bằng chữ là sự thể hiện một cách có quy ước của âm thanh bằng lời Tính đa dạng của âm thanh bằng lời là một thực tế tất yếu Nhưng trong cái đa dạng của âm thanh bằng lời (ở cá nhân mỗi người), mỗi một tộc người có chung tiếng nói chỉ thừa nhận một số những đặc trưng cơ bản nhất -
là đặc trưng ngữ âm của tiếng nói đó
Như vậy, mỗi ngôn ngữ có một hình thức thể hiện (hệ thống ngữ âm)
riêng Nếu sự nghiên cứu tập trung vào việc miêu tả những đặc điểm cụ thể
về âm học, về cấu âm của các đơn vị ngữ âm thì đó là khoa học ngữ âm học
theo nghĩa hẹp (ngữ âm học tự nhiên) Ngược lại, nếu sự nghiên cứu tập trung vào việc xác định chức năng của các đơn vị ngữ âm, thì đó là khoa học
âm vị học
Hai ngành khoa học này chỉ tách biệt nhau bởi phương pháp nghiên cứu;
cụ thể là, ngữ âm học dựa trên các phương pháp của khoa học tự nhiên (quan sát, miêu tả thông qua các phương tiện kĩ thuật), còn âm vị học dựa trên các phương pháp của khoa học xã hội (phân tích, so sánh để tìm ra quy luật của từng hệ thống ngữ âm) Trong thực tế, hai ngành khoa học này phải dựa vào
nhau để tồn tại và phát triển Vì thế, một quan niệm hợp lí hơn là không quá tách biệt hai ngành khoa học này và xem xét chúng như một chỉnh thể thống nhất của hai mặt tự nhiên và xã hội Đó là quan niệm về một ngành ngữ âm học
theo nghĩa rộng - bao gồm cả ngữ âm học tự nhiên và âm vị học Quan niệm như vậy phù hợp với bản chất hai mặt của một đơn vị ngôn ngữ - mặt hình thức
biểu hiện và mặt nội dung thể hiện
2 Các đơn vị ngữ âm
Lời nói là một chuỗi âm thanh có thể chia cắt theo những khúc đoạn từ lớn nhất đến nhỏ dần và nhỏ nhất Mỗi khúc đoạn là một loại đơn vị ngữ âm
Trang 7đoạn tính Thuộc về những đơn vị ngữ âm - âm đoạn tính (những đơn vị có thể phân đoạn độc lập) là âm cú, âm tự, âm tiết và âm tố Thuộc về những đơn vị ngữ âm - siêu âm đoạn tính (những đơn vị không thể phân đoạn độc lập, phải gắn VỚI một đơn vị đoạn tính nào đó) là ngữ điệu, trọng âm và thanh điệu (ngữ điệu gắn với
âm cú, trọng âm gắn với âm tự và thanh điệu gắn với âm tiết)
3 Bản chất của ngữ âm
3.1 Ban chat sinh học của ngữ âm Sự phân loại âm theo đặc diém
Sinh học
a) Bản chất sinh học của ngữ âm
Hoạt động phát âm thực hiện được nhờ sự tham gia của một số cơ
quan thuộc cơ thể con người Các cơ quan đó là cơ quan hô hap, co’ quan phát âm và trung ương thần kinh
Hoạt động phát âm diễn ra như sau: không khí đi từ phổi qua thanh hầu
làm dây thanh rung động và tạo nên những sóng âm có tần số khác nhau,
những sóng âm với tần số khác nhau này sẽ được cộng hưởng ở các khoang phát âm (khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu - xem hình dưới)
1 khoang yết hầu
2 khoang miệng 3 khoang mũi
a môi e lưỡi con
b răng g đầu lưỡi
c lợi h mặt lưỡi trước d ngạc cứng ¡ mặt lưỡi sau
đ ngạc mềm k nắp họng
Trang 8Sự khác biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo ra những môi _ trường cộng hưởng âm thanh khác nhau, đem lại những âm sắc khác nhau
mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau
b) Sự phân loại âm thẹo đặc điễm sinh học
Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất là âm (âm tố) Các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm Sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm được nhận
diện chủ yếu qua cách phát âm Nếu một âm khi phát âm luồng không khí từ
phổi đi qua các khoang phát âm mà không bị cản ở bắt cứ một vị trí nào, thì âm đó là nguyên âm Nếu một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà bị cản ở một vị trí nào trong các khoang thì âm đó là phụ âm
Các nguyên âm được phân chia và đồng thời được miêu tả theo ba
tiêu chí chính là vị trí của lưỡi, độ há của miệng và hình dáng của mơi Ngồi _ra còn có một số tiêu chí phụ như tính chất dài - ngắn, tính chất mũi hố,
_ khơng mũi hố
_ Theo vi tri của lưỡi, các nguyên âm được phân thành ba loại, gọi là ba hàng nguyên âm, bao gồm: nguyên âm hàng trước, nguyên âm hàng giữa và
nguyên âm hàng sau Tính chất trước, giữa và sau được xác định bởi sự di
chuyển của lưỡi từ phía trước khoang miệng vào phía trong khoang miệng Ví dụ: nguyên âm [ï] trong tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt ký hiệu là ¡ hoặc y) là nguyên âm hàng trước, nguyên âm [ï] trong tiếng Nga (chữ viết tiếng Nga thé hiện là bị) là nguyên âm hàng giữa và nguyên âm [ưu] trong tiếng Việt (chữ viết
tiếng Việt ký hiệu là là nguyên âm hàng sau)
Theo độ há của miệng, các nguyên âm được phân thành bốn loại, gọi là bốn khai độ nguyên âm, bao gồm: nguyên âm hẹp, nguyên âm hơi hẹp,
nguyên âm hơi rộng và nguyên âm rộng Tính chất hẹp —> rộng của nguyên
âm được xác định bởi sự mở rộng dần của miệng Ví dụ, nguyên am [i] trong
tiếng Việt là nguyên âm hẹp, nguyên âm [e] trong tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt ký hiệu là ề) là nguyên âm hơi hẹp, nguyên am [e] trong tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt ký hiệu là e) là nguyên âm hơi rộng và nguyên âm [a] trong tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt ký hiệu là a) là nguyên âm rộng
Theo hình dáng của môi, các nguyên âm được phân thành hai loại, bao
Trang 9Việt là nguyên âm tròn môi, tương tự nguyên âm [o] trong tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt ký hiệu là ô) là nguyên âm tròn môi, nguyên âm [a] trong tiếng Việt
(chữ viết tiếng Việt ký hiệu là ơ) là nguyên âm không tròn môi
Các nguyên âm thường được thể hiện trên hình thang nguyên âm hoặc hình tam giác nguyên âm Để nhận diện được các nguyên âm qua hình thang
nguyên âm hoặc hình tam giác nguyên âm cần biết những quy ước sau: các
cột dọc thể hiện vị trí của lưỡi, các cột ngang thể hiện độ há của miệng và hai phía của cột dọc thể hiện hình dáng của môi - phía trái thể hiện những nguyên
âm không tròn môi, phía phải thể hiện những nguyên âm tròn môi Dưới đây là ' sơ đồ hình thang nguyên âm và tam giác nguyên âm dựa trên những quy ước chung đã nêu ở trên NÂHT NÂHG NÂHS hẹp / hơi hẹp = E š/E hơi rộng 4 2 rộng NÂHT NÂHG NÂHS hẹp Ghi chú: hoi hep“ NÂHT: nguyên âm hàng trước , = 2 nn : "
G = NÀHG: nguyên âm hàng giữa
<Š kc NÂHS: nguyên âm hàng sau
hơi rong XJ < NÂTM: nguyên âm tròn môi
NÂKTM:nguyên âm không tròn môi
Trang 10Các phụ âm được phân chia và đồng thời được miêu tả theo hai tiêu chí chính là vị trí phát âm và cách (phương thức) phát âm Ngoài ra còn có một số
tiêu chí phụ được sử dụng để phân chia và miêu tả phụ âm như tiêu chí cứng -
mềm (phụ âm mạc hoá và phụ âm ngạc hoá), tiêu chí thanh tính (phụ âm vang và phụ âm ồn), tiêu chí bật hơi - không bật hơi
Theo ví trí phát âm, các phụ âm được phân thành ba loại là phụ âm môi, phụ âm lưỡi và phụ âm thanh hầu Phụ âm môi là phụ âm mà khi phát âm có sự tham gia của môi (hoặc môi - môi, ví dụ phụ âm [b], trong tiếng Việt
ký hiệu trên chữ viết là b; hoặc môi-răng, ví dụ phụ âm [f], trong tiếng Việt ký
hiệu trên chữ viết là ph) Phụ âm lưỡi là phụ âm mà khi phát âm có sự tham gia của lưỡi (hoặc đầu lưỡi, ví dụ phụ âm [d], trong tiếng Việt ký hiệu trên chữ
viết là đ, hoặc mặt lưỡi, ví dụ phụ âm [c], trong tiếng Việt ký hiệu trên chữ viết là ch; hoặc cuối lưỡi, ví dụ phụ âm [k], trong tiếng Việt ký hiệu trên chữ viết là
c, k) Phụ âm thanh hầu là phụ âm mà khi phát âm có sự tham gia của dây
thanh, ví dụ phụ âm [hị, trong tiếng Việt ký hiệu trên chữ viết là ñ
Theo cách phát âm, các phụ âm được phân thành ba loại là phụ âm tắc,
phụ âm xát và phụ âm rung Phụ âm tắc là phụ âm mà khi phát âm, luồng
không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm bị cản hoàn toàn ở một vị trí nào
đó Các phụ âm tắc được phát âm một cách không dễ dàng Trong tiếng Việt
các phụ âm [b], [d] là những phụ âm tắc Phụ âm xát là phụ âm mà khi phát
âm, luồng không khí đi từ phổi qua các khoang phát âm khơng bị cản hồn tồn, có một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó để luồng không khí đi ra một cách dễ dàng hơn (so với phát âm phụ âm tắc) Trong tiếng Việt các phụ Am [f], [v]
- trên chữ viết ký hiệu là ph, v) là những phụ âm xát Phu am rung là phụ âm
mà khi phát âm luồng không khí đi từ phổi qua các khoang phát âm bị cản lại
ở đầu lưỡi, nhưng liền sau đó lại không bị cản nữa và cứ như vậy cản - không
bị cản, không bị cản - cản Trong tiếng Việt không có phụ âm này Trong
tiếng Nga phụ âm [r] (ký hiệu chữ viết tiếng Nga là p) là một phụ âm rung
Dưới đây là sơ đồ bảng tiêu chí phân loại phụ âm Có thể từ các tiêu chí để xác định vị trí trong bảng của các phụ âm, hoặc ngược lại, từ các vị trí cụ
Trang 11
vị trí phát âm môi lưỡi thanh
| cach phát âm môi | răng | đầu | mặt | cuối hau v6 thanh bat hoi hữu thanh tắc ồn không vô thanh 1 bật hơi hữu thanh vang vô thanh bật hơi hữu thanh xát | ồn không vô thanh bật hơi hữu thanh vang rung 3.2 Bản chất âm học của ngữ âm Sự phân loại âm theo đặc điểm am hoc
Khi xét bản chất sinh học của ngữ âm, cái được chú ý là sự hoạt động của các bộ phận thuộc cơ quan phát âm; còn chính bản thân các âm với các đặc
điểm vốn có của nó như những âm thanh khác lại chưa được quan tâm đến
Mọi âm thanh tự nhiên (trong đó bao gồm cả âm thanh ngôn ngữ) đều
là kết quả của sự giao động của vật thể - tạo nên sóng âm Chính các khoang
phát âm là môi trường cộng hưởng âm thanh, tương tự như các bầu đàn Do
đó, tiếng nói của mỗi người có thể ví như những tiếng đàn; được phân biệt
Trang 12phụ âm đầu lưỡi là âm cao, còn nguyên âm hàng sau tròn môi, phụ âm môi,
phụ âm cuối lưỡi là âm thấp Xét về trường độ thì các nguyên âm hàng giữa ngắn hơn các nguyên âm hàng trước và nguyên âm hàng sau Xét về cường
độ thì các nguyên âm có độ há hẹp và các phụ âm hữu thanh yếu hơn các nguyên âm có độ há rộng và các phụ âm vơ thanh
Ngồi các đặc điểm âm học cơ bản là cao độ, trường độ và cường độ,
một số đặc điểm âm học khác như tính liên tục hay không liên tục (phụ âm xát
là âm không liên tục hay còn gọi là âm ngắt, nguyên âm và các phụ âm khác là âm liên tục hay còn gọi là âm không bị ngắt), tính thăng hay không thăng và giáng hay không giáng (nguyên âm hàng trước, phụ âm đầu lưỡi, phụ âm đứng trước nguyên âm hàng trước là âm thăng; nguyên âm tròn môi và phụ
âm đứng trước nguyên âm tròn môi là âm giáng)
3.3 Bản chất xã hội của ngữ âm Âm vị và các khái niệm liên quan a) Bản chất xã hội của ngữ âm
Trước hết, có thể nhận xét rằng trong tự nhiên tồn tại những loại âm thanh khác nhau Có loại âm thanh chỉ mang bản chất âm học như tiếng cọ
xát của kim loại, tiếng rơi của một vật Lại có loại âm thanh vừa mang bản
chất âm học, vừa mang bản chất sinh học như tiếng hót của các loại chim, tiếng hú của loài vượn Như vậy, phải chăng do tiếng nói con người cũng mang ban chất âm học và sinh học nên có thé đồng nhất với tiếng chim hót,
tiếng vượn hứ? Và, phải chăng do mỗi người có một bộ máy phát âm riêng
nên số lượng các âm và các thanh sẽ nhiều đến vô hạn? Nếu trả lời khẳng định thì hoàn toàn là một điều ngộ nhận Thực chất, âm thanh ngôn ngữ không giống bất cứ âm thanh nào của loài vật, và âm thanh ngôn ngữ không vô hạn Mỗi cộng đồng người nói cùng một ngôn ngữ chỉ thừa nhận một số
lượng hữu hạn các âm và các thanh; số lượng hữu hạn các âm và các thanh
đó không giống nhau giữa các ngôn ngữ Có những âm hoặc thanh đối với ngôn ngữ A là xác định, là có chức năng khu biệt nhưng đối với ngôn ngữ B lại là không xác định, không có chức năng khu biệt; chẳng hạn, trong tiếng Hán đặc trưng vô thanh - hữu thanh không có giá trị khu biệt, nhưng trong tiếng Việt đặc trưng này lại mang giá trị khu biệt (đối lập phụ âm [t] - phụ âm
vô thanh và [d] — phụ âm hữu thanh không được thừa nhận trong tiếng Hán, nhưng được thừa nhận trong tiếng Việt)
Trang 13ngữ không được tách biệt như những đối tượng của các ngành khoa học khác nhau Sự ra đời của ngôn ngữ học cầu trúc với tư tưởng về sự phân chia các cặp lưỡng phân (phân chia ngôn ngữ - lời nói, phân chia đồng đại - lịch
đại ) đã tạo tiền đề cho việc tách âm vị học (phonology) ra khỏi ngữ âm học (phonetic) Và, một khi đã tách biệt hai ngành khoa học về âm thanh của con người như vậy thì khái niệm âm sẽ không còn mơ hồ nữa Từ đây sẽ có hai loại âm khác nhau Loại thứ nhất là những âm được miêu tả như những thực
thể vật chất cụ thể thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện thực nghiệm Loại thứ hai là những âm được miêu tả không thiên về thực thể vật chất mà :
thiên về những sự khác biệt có chức năng trong một ngôn ngữ cụ thể Loại
âm thứ nhất là đối tượng của ngữ âm học theo nghĩa hẹp (ngữ âm học tự
nhiên), loại âm thứ hai là đối tượng của âm vị học Đơn vị của ngữ âm học là âm tố (còn gọi là âm lời), đơn vị của âm vị học là âm vị
Đương nhiên, sự phân chia ngữ âm học - âm vị học và sự phân chia
âm tố - âm vị trước hết và chủ yếu nhằm khẳng định tính không đồng nhất trong phương pháp nghiên cứu; mà không nhằm phủ định mối liên quan chặt
chẽ giữa hai ngành khoa học này Chúng phải dựa vào nhau như "hình" với "bóng" của nhau Do đó, vẫn là hợp lý và tiện dụng khi quan niệm ngữ âm học
theo nghĩa rộng như đã trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu của ngữ âm
học (bao gồm cả âm vị học) ; âm vị học là một bộ phận của ngữ âm học
Nghiên cứu âm vị học là nghiên cứu một mặt của ngữ âm - mặt xã hội
b) Âm vị và các khái niệm liên quan
Trong ngôn ngữ học hiện đại, các trường phái ngôn ngữ nghiên cứu âm vị học nói riêng và ngôn ngữ học nói chung theo những quan điểm khác nhau Ba trường phái Ngôn ngữ học hiện đại tiêu biểu là Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - chức năng Praha, Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - miêu tả Mĩ, Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - ngữ vị Đan Mạch Các trường phái này đều nghiên cứu ngôn ngữ dưới ánh sáng của các luận điểm ngôn ngữ học
của F de Saussure ?
Những nội dung cơ bản trong luận điểm của F de Saussure là:
Trang 14
1 F de Saussure phân biệt ngôn ngữ (langue), lời nói (parole) và hoạt động lời nói (langage) Hoạt động lời nói - là một hệ thống các khả năng diễn
đạt của một dân tộc nhất định - nó rất đa dạng và được kế cận với hàng loạt các lĩnh vực vật lý, sinh lý, tâm lý học Trong mỗi tỗng hoà của các quá trình
lời nói, F de Saussure chia ra làm hai bình diện: ngôn ngữ và lời nói Ngôn
ngỡ - đó là hệ thống ngữ pháp và từ vựng, tức là một loạt các phương tiện
ngôn ngữ mà thiéu chúng không thể có giao tiếp bằng lời nói được Ngôn ngữ như một hệ thông ngữ pháp và từ vựng tôn tại trong ý thức của mỗi cá nhân
cùng chung một ngôn ngữ Và như một sản phẩm của xã hội và phương tiện
hiểu biết lẫn nhau giữa con người, nó không phụ thuộc bởi cá nhân nói thứ
tiếng đó Trái lại, cá nhân cần phải nỗ lực rất nhiều đễ nắm được hệ thống
ngơn ngữ một cách hồn chỉnh Vì thế, việc nghiên cứu ngôn ngữ - đó là một quá trình tâm lý đơn thuần Lời nói biễu hiện hoạt động mà qua đó cá nhân sử
dụng ngôn ngữ đề diễn đạt suy nghĩ của mình, đó là việc sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ để giao tiếp; lời nói bao gồm các hoạt động nói, nghe (cá thê), được thực hiện trong quá trình giao tiếp Vì thế việc nghiên cứu lời nói phải
mang tính tâm sinh lý Ngôn ngữ và lời nói gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau: ngôn ngữ cân có để cho lời nói được thông hiễu và tiễn hành toàn bộ hoạt động của mình; về phan mình, lời nói cần thiết đễ ngôn ngữ được tôn tại Vê lịch sử, thục tế lời nói có trước ngôn ngữ Do vậy, việc phát triễn
ngôn ngữ được xuất hiện trong lời nói, lời nói hoạt động là hình thức tôn tại và
phát triển của ngôn ngữ Nhưng khi thừa nhận như vậy F de Saussure tuyên
bỗ: "Tất cả cái đó không ảnh hưởng đến vẫn đề là hai bình diện đó (ngôn ngữ
& lời nói) Roàn toàn khác biệt nhau" Đưa ra sự đối lập ngôn ngữ với lời nói,
F de Saussure khẳng định là nên và cân có, thậm chí hai ngành khoa học -
"ngôn ngữ học ngôn ngữ” và "ngôn ngữ học lời nói"
Những thuộc tính nào của ngôn ngữ và lời nói dẫn đến việc chúng đối
lập nhau?
Thứ nhất, ngôn ngữ khác với lời nói như một hiện tượng xã hội khác với
ca thé Ngôn ngữ - về thực chất đó là một quy tắc được toàn xã hội và mọi thành viên của nó thừa nhận như một chuẫn mực cần thiết Như một sản phẩm xã hội, nó được mỗi cá nhân sử dụng dưới dạng cóp sẵn Lời nói lại luôn mang tính cá thễ Mỗi hoạt động lời nói đều được tác giả - người nói - trình
bày theo ý của mình "Ngôn ngữ không phải là chức năng chủ thê của người
Trang 15không thê tự tạo ra hoặc thay đỗi nó" Ngược lại, lời nói là một hoạt động cá nhân có ý thức và được nhận thúc”
Thứ hai, ngôn ngữ đối lập với lời nói như tiêm năng đôi với việc thực hiện nó
Thứ ba, ngôn ngữ rất bên vững và cỗ định, nó khác với lời nói vì lời nói không bên vững và nhất thời
Thứ tư, ngôn ngữ khác với lời nói, như "cái chủ yếu đối với cái thứ yếu và ít nhiều ngẫu nhiên"
Những khác biệt của ngôn ngữ và lời nói do F de Saussure nêu ra là
đúng, nhưng không nên vì thế mà tuyệt đối hoá chúng vì hai bình diện đó
trong trường hợp cụ thê luôn mang tính thống nhất một cách biện chứng:
không thê có cái này tôn tại mà không phụ thuộc cái kia Chúng phụ thuộc lẫn
nhau, mặc dù "ngôn ngũ” là cai chung, còn "lời nói" là cái riêng, đặc thủ
2 Thành tựu quan trọng của F de Saussure là việc thiết lập nét khu biệt
của ngôn ngữ học như một khoa học Trước ông các nhà ngôn ngữ hoc chi dé cập đến việc nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ là lôgic học, tâm lý học, sinh lý
học hoặc xã hội học Ông đã kết luận "đường lối" của mình như sau: "Từ
những điều ngoài lề mà chúng ta đã tạo thành các lĩnh vực kế cận của khoa
học, có thễ rút ra một nguyên tắc có tính tiêu cực nhưng lại thú vị vì nó phù
hợp với tư tưởng chủ yếu của đường lối này là: đối tượng chân chính và duy nhất của ngôn ngữ học là ngôn ngữ được xem xét trong bản thân nó và vỉ bản
thân nó” Si
Phân thứ nhất của kết luận này hoàn toàn đúng đắn Việc thiết lập đối
tượng nghiên cứu và đưa ra các phương pháp phù hợp đã tạo nên đặc thù của
ngôn ngữ học cân thiết cho nó như một khoa học độc lập Luận cứ thứ hai cho rằng ngôn ngữ phải được nghiên cứu "trong bản thân nó và vì bản thân nó” đã gây nên sự phản ứng Chính ngôn ngữ tôn tại cho những mục đích nhất định- như công cụ giao tiếp, phương tiện diễn đạt tư duy và toàn bộ văn hố của lồi người Tách rời ngôn ngữ khỏi những chức năng xã hội của nó và ghép nó vào chính bản thân nó là một con đường sai lâm Tuy nhiên, F de Saussure
trong trường hợp đó đã đưa vào thuật ngữ "ngôn ngũ” một nội dung như đã
Trang 16khoát tách ngôn ngữ học nội dung (chính hệ thống ngôn ngữ) khỏi ngôn ngữ hình thức (những điêu kiện ngoài của chức năng hoá và phát triển ngôn ngữ)
F de Saussure đề cập đến mối liên hệ giữa lịch sử của ngôn ngữ với lịch
sử của xã hội và văn minh Ông thừa nhận rằng "những tập tục của một dân tộc
được phản ánh vào ngôn ngữ, mặt khác chính ngôn ngữ ở mức độ đáng kễ đã
hình thành dân tộc” Lịch sử chính trị gắn liền với đẫu tranh, thuộc địa hoá, di
dân và chính sách ngôn ngữ; sự phát triễn văn hoá vật chất và sản xuất ảnh
hưởng đến ngôn ngữ: chúng xác định ranh giới của ngôn ngữ tác động qua lại với các ngôn ngữ khác, xác định những đặc điễm của ngôn ngữ văn hoá dẫn
đến vay mượn ngôn ngữ Tuy nhiên, theo ý kiễn của F de Saussure, những yếu tố ngồi ngơn ngữ không ảnh hưởng đến hệ thỗng bên trong của ngơn ngữ Ơng khẳng định: "Thật sai lâm khi nghĩ rằng thiếu chúng thì không thể nắm được cơ cấu bên trong của ngôn ngữ" Hơn nữa, không cần thiết phải biết những điều kiện mà trong đó một ngôn ngữ được phát triển Việc chia
ngôn ngữ học thành ngôn ngữ học nội dung và ngôn ngữ hình thức, mà trước
hết phải chú ý đến ngôn ngữ nội dung vì "ngôn ngữ là một hệ thống, phụ thuộc
bởi quy luật riêng của nó", "nội dung bên trong là tất cả những gì, ở mọi cấp độ, làm thay đỗi dạng của hệ thống" là chưa thật thích hợp Rõ ràng ngôn ngữ và sự phát triển của nó cần được nghiên cứu trong mối liên hệ với xã hội đã tạo ra chính nó và không ngừng làm cho nó phát triển Vì vậy, việc đối lập
ngôn ngữ bên trong và bên ngoài, thừa nhận chỉ có ngôn ngữ bên trong là hợp
quy luật chưa hẳn đã là đúng Đông thời, cần phải thấy rằng F de Saussure
với cách phân chia như vậy đã cho phép tách quan hệ của hệ thống ngôn ngữ
với lịch sử xã hội Cho đến nay vấn đề quan trọng này vẫn chưa có cơ sở lịch
stv cu thé dé khẳng định -
4 F de Saussure đã phân biệt hai bình diện trong ngôn ngữ - tính đồng
đại và tính lịch đại Đông đại - đó là sự tôn tại của ngôn ngữ trong cùng một thời
gian, là bình diện thống kê, là ngôn ngữ trong hệ thống của nó Lịch đại - đó là
tính kế tục của các yếu tố ngôn ngữ theo thời gian, đó là bình diện lịch sử hoặc
hoạt động Từ việc đối lập này ông đã đưa ra kết luận dứt khoát: "Việc đối lập
hai quan điểm đồng đại và lịch đại là hoàn toàn tuyệt đối và không nhân nhượng" Tóm lại, theo ý kiến của F de Saussure, cân phải phân biệt cặp môn
mới không phụ thuộc nhau là ngôn ngữ học đồng đại và ngôn ngữ học lịch đại Do tách khỏi lịch sử, bình diện đồng đại cho phép người nghiên cứu xem xét
quan hệ giữa các nhân tố cùng tôn tại và được nhận biết trong hệ thống ngôn
Trang 17Quan điễm lịch sử - "lịch đại", theo nhìn nhận của F de Saussure, đã phá vỡ
hệ thỗng ngôn ngữ và biến hệ thống ngôn ngữ thành việc tập hợp các yếu tố riêng lẻ
- Chúng ta đã giải thích và thừa nhận một cách tiếp cận với ngôn ngữ
tương tự vê mặt giáo học pháp nảy sính do (phản ứng) sự đáp lại chủ nghĩa nguyên tử học và cách nhìn nhận không có hệ thống đối với ngôn ngữ của các nhà ngữ pháp trẻ, nhưng về mặt lý luận thì đây là một cách đặt vẫn đề sai làm,
gây nên sự phá vỡ các quy luật của phép biện chứng và dẫn tới việc nhìn nhận các hiện tượng ngôn ngữ một cách phi lịch sử :
Có thé thay rang F de Saussure đã đúng khi ông tuyên bố: "Hoàn toàn rõ ràng rằng bình diện đồng đại quan trọng hơn lịch đại, bởi vì đối với (những)
người nói chỉ có nó (bình diện đồng đại) là một hiện thực chân chính và duy
nhất" Nhưng thục tế là một tập thể những người nói đã nắm được ngôn ngữ trong trạng thái hiện thời của nó, cũng cần phải làm quen với hệ thống ngôn ngữ tôn tại trước đó (khi nghiên cứu lịch sử của nó) và mối quan hệ của nó đối
với các ngôn ngữ khác (gần gũi, thân thuộc) Điêu đó cũng không có nghĩa là
cân phải từ chối một cách nguyên tắc việc chấp nhận hệ thống ngôn ngữ trong sự phát triển của nó
5.F de Saussure, bằng mọi cách, đã nhắn mạnh tính hệ thống của ngôn
ngữ và lập luận về đặc điểm có tính ký hiệu của ngôn ngữ Theo F de Saussure, các yếu tố ngôn ngữ giống như các thành tô của một hệ thống, nó quy định lẫn nhau Và F de Saussure cũng cho rằng những mối quan hệ của các yếu tô trong hệ thông chỉ định rõ đặc điễm của ngôn ngữ học đồng đại, vì "không
thể có các hệ thống mà cùng một lúc bao gồm các thời kỳ lịch sử" Do vậy,
ngôn ngữ là một hệ thống những ký hiệu Mỗi một ký hiệu ngôn ngữ đều có hai mặt: cái biểu đạt (bình diện biểu đạt) và cái được biêu đạt (bình diện nội dung) Chính vì thế cần phải giải thích luận điểm của F de Saussure cho rằng "ngôn ngữ là hình thái chứ không phải thực thé” Vi, theo F de Saussure, ky
hiệu ngôn ngữ co tinh hai mat - no bao gém ca cái biểu đạt (hình tượng âm thanh) lẫn cái được biêu đạt (ý nghĩa)
Trang 18xác định rõ đặc điểm của điêu kiện có tính xã hội của ký hiệu như sau: Người
ta đã nói: "Hãy chọn ký hiệu cho ngôn ngữ" nhưng lại bỗ sung: "Hãy chọn ký hiệu này chứ đừng chọn ký hiệu kia”
Khi đưa ra lý luận vê ký hiệu ngôn ngữ, F de Saussure đã nghiên cứu
tất cả các đặc điễm của ký hiệu một cách chỉ tiết và toàn diện và đã chỉ ra
rằng các ký hiệu cấu tạo nên một hệ thống các quan hệ F de Saussure đã thê hiện đặc điểm của hệ thống nay bằng hình thức đối lập quan hệ ngữ đoạn với quan hệ theo hệ dọc Các mối quan hệ ngữ đoạn trong hệ thống ký hiệu trùng với sự phân bố theo tuyến tính và kế tục của các thành tố ngôn ngữ
Quan hệ theo hệ dọc được chế định bởi sự lựa chọn, bởi quan hệ lựa chọn một thành tố ngôn ngữ nhất định trong hệ dọc dù hệ đó lớn hay nhỏ, nhưng là
cái đã biết đối với người nói
Trong khi xem xét ngôn ngữ như một hệ thống các ký hiệu võ đoán, F de Saussure đã coi ngôn ngữ như là một trong những hệ thống ký hiệu biễu
đạt tư tưởng " Ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu thễ hiện tư tưởng vì vậy có thé so sánh nó với chữ viết, với bảng chữ cái dùng cho người câm diéc, voi
các nghi lễ mang tính tượng trưng, các hình thúc lịch sử, các tín hiệu quân sự
v.v " Chính vì thế F de Saussure đã đề nghị thiết lập một khoa học đặc biệt
nghiên cứu đời sống của các ký hiệu bên trong xã hội - ngành ký hiệu học mà
có thê đưa vào đó cả ngữ học như là một thành phân
Ký hiệu ngôn ngữ chiễm một vị trí đặc biệt trong các hệ thống ký hiệu
Việc F de Saussure nhẫn mạnh các đặc điểm khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ là rất quan trọng để hiểu ngôn ngữ một cách có hệ thống:
"Trong một từ thì âm tố tự bản thân nó không quan trọng mà quan trọng là
những khác biệt về âm thanh giúp phân biệt một từ với tất cả các từ khác, bởi
vi chỉ có những khác biệt về âm thanh này mới có ý nghĩa"
Từ khái niệm về tính hệ thống lại nảy sinh ra một khái niệm quan trọng đối
với luận điểm của F de Saussure là khái niệm giá trị Nếu như ký hiệu ngôn ngữ
là một hiện tượng tâm lý, thì điều quan trọng đối với nó không phải là sự khác
biệt về vật chất (về thực thễ) mà là những thuộc tính quan hệ (thuộc tính chức năng, hệ thống) Khi đánh giá lại tầm quan trọng, F de Saussure đã tách ngôn ngữ khỏi các mối quan hệ đang tôn tại và biến nó thành một hệ thông nội tại
Trong những luận điểm của F de Saussure, luận điểm về sự đối lập ngôn
Trang 19phái ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - "hức năng Praha và Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - miêu tả Mĩ -
1 Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - chức năng Praha
Trọng tâm của việc nghiên cứu ngôn ngữ cuỗi những năm 20 đâu những
năm 30 đỗi với Trường phải Ngôn ngữ Praha là âm vị học Không phải ngẫu
nhiên mà V Materius nhận xét rằng "tính hiệu quả và năng động (linh hoạt)
của quan điễm mới và các phương pháp mới được thê nghiệm trước hết ở mặt âm thanh của ngôn ngữ và nếu như âm vị học trở thành một môn đi đâu trong
lĩnh vực ngôn ngữ cấu trúc - chức năng thì ngữ âm học lịch sử trở thành địa
hat chủ yếu và niêm tự hào của các nhà ngữ pháp trẻ"
Mỗi một âm trong ngôn ngữ đều có những đặc điểm riêng của mình và
nó khác với những âm khác Thí dụ phụ âm n /Ð/ trong tiếng Nga là phụ âm môi, phụ âm mì /⁄ là phụ âm luỡõi trước, còn phụ âm // là phụ âm lưỡi sau
Những khác biệt do điều kiện cấu âm khác nhau sinh ra được cảm nhận bằng thính giác (sự khác biệt về cấu âm phân biệt được bằng thính giác của các từ
nhờ các âm cuối từ: nan, nam, nak, nap, lat, lak) Đễ chức năng của ngôn ngữ
được thực hiện, các âm cần phải giúp cho việc phân biệt các từ với các nghĩa
khác nhau Một số từ khác nhau chỉ bởi một âm: an, MoI, Myn, Mbin, mun{mal, mol, mul, mil, mil] Song trong nhiêu trường hợp các từ khác nhau
bởi cả tập hợp âm và trật tự của nó trong từ (pocm, 6pam, cmon, KpIOK/TOSI,
brat, stol, kryk/ ) Các từ đồng âm có thành phan các âm giống nhau trong mỗi ngôn ngữ có số lượng ít |
Các âm trong ngôn ngữ ngoài sự khác biệt còn có sự giống nhau, như
là tắt cả các nguyên âm đều đối lập với các phụ âm; tất cả các phụ âm hữu
thanh đêu có chung một đặc diém (khi tạo nên chúng các dây thanh rung lên), nhờ vậy mà phân biệt chúng với các phụ âm vô thanh; đặc điễm vượt qua chỗ cản là chung cho các phụ âm tắc và phân biệt chúng với phụ âm xát Nhưng
dé cdc 4m c6 thé được sử dụng trong việc cẫu tạo từ và các dang thức ngữ pháp của từ thì người nói và người nghe phải nắm được sự khác và giống
nhau của những âm có trong các từ của tùng ngôn ngữ Trong tiếng Nga sự khác nhau giữa phụ âm p Z⁄ và n⁄ (paK-naK) được phân biệt trong khi đó
trong tiếng Triều Tiên sự khác biệt này không nhận thấy được và những âm
này không giúp gì cho việc phân biệt nghĩa của từ và các dạng thức của từ Vì
Trang 20trong tiếng Nga phụ âm rung r nếu phát âm trên nền của phụ âm r bình thường, được cảm nhận như là sự thiếu khuyết của lời nói; trong khi đó ở một
loạt các ngôn ngữ khác, sự khác biệt này lại được dùng để phân biệt từ Sự khác và giống nhau của các âm có liên hệ chặt chẽ với nhau Thí dụ, sự khác 'biệt giữa phụ âm v6 thanh c /s/ với phụ âm hữu thanh 3 /Z⁄ được sử dụng dé
phân biệt ý nghĩa từ, được nhận biết ở các từ như: Koca,Koaa Đồng thời chúng ta nhận biết được sự gần gũi của c và 3 nhờ phân biệt chúng với Lu/S/ và 4⁄2; và sự giống nhau ở điễm nào đó của c, uu khi so sánh chúng với các âm gan
gũi nhau là 3 và x Ở mỗi ngôn ngữ sự khác nhau và giống nhau cũng bởi những quan hệ tương tự Chúng tạo nên hệ thông âm vị học đặc trưng cho từng ngôn ngữ Trong tiếng Nga, âm H/w/ trong từ ðaHKa là âm vòm mêm, khác với âm lưỡi trước H /n/ trong các từ như: Haui,eHa Sự khác biệt này
trong tiễng Nga không nhận biết được và không được sử dụng đề phân biệt
nghĩa từ Nhưng trong tiếng Anh hai dạng n như vậy cho các nghĩa khác nhau
(viết là king - "vua" và viết là kin - "họ hàng") ; trong king phụ âm cuối là ⁄g/, trong kin phụ âm cuối là /n⁄
Sự tôn tại của hệ thống âm vị chỉ ra rằng mỗi ngôn ngữ đều có một khối lượng nhất định những đặc điểm mà các âm tô của ngôn ngữ ấy có và mỗi âm lại có một khối lượng nhất định những đặc điễm đó; không thê tự do đưa vào ngôn ngữ một âm mới bắt kỳ nào hoặc cho một âm nào đó những đặc điễm khác mà lại không phá vỡ giao tiếp ngôn ngữ Do vậy, cách xem xét các âm theo quan diém âm vị học khác hẳn với quan điểm ngữ âm học, bởi vì bằng quan điễm âm vị học người ta chú ý đến âm không phải như đối với hiện tượng vật lý mà như đối với hiện tượng ngôn ngữ, người ta tách ra ở mỗi âm
những đặc điễm riêng biệt (mà người nói và người nghe nhận biết được ở từng
ngôn ngữ) có ý nghĩa về mặt âm vị học khỏi những đặc điễm (mà người nói và người nghe không cần nhận biết) và không có ý nghĩa về mặt âm vị học
Điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta xem xét không phải một âm riêng lẻ cụ thễ với những đặc điểm vật lý của nó mà một loại hình
âm ngôn ngữ như một đại diện cho một loại âm nào đó Trước mắt người nghiên cứu không phải là những âm như những đơn vị tự nhiên, không lặp lại, đo được và nghe được, mà là các loại hình trừu tượng của những âm đó,
Trang 21si phối các âm vị nói chung và trong những ngôn ngữ cụ thể nói riêng được
ở lạ âm vị học
Am vị nông thế hiễu được ngoài mối liên hệ của nó với hệ thống âm vị
của ngôn ngũ Những đặc điểm của mỗi âm vị được sinh ra từ những mối liên
_ quan lẫn nhau của các âm vị trong ngôn ngữ cu thé Cac âm vị của ngôn ngữ
không tạo nên một lỗng thê bắt kỳ của những loại hình âm đơn lập với những
đặc điểm nhất định mà tạo nên một hệ thông chặt chẽ, ở đó những thành phân riêng lẻ được xác định không chỉ bởi những đặc tính vật lý cấu âm - âm học, mà trước hết bởi những mỗi quan hệ qua lại của chúng Vi thé không có
âm vị nói chung, mà chỉ có những âm vị nhất định nằm trong hệ thống âm vị
của ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác Tình hình đó cho phép một người bắt
kỳ nói tiếng này hoặc tiếng khác sử dụng tự động hệ thống ngôn ngữ của mình không hê phải nỗ lực, mặc dù họ thường là không có kiến thức về lĩnh vực âm vị học Thí dụ, âm a trong tiễng Nga và tiếng Slovac giỗng nhau về
mặt ngữ âm nhưng trong hệ thống âm vị của hai ngôn ngữ, nó có những giá trị khác nhau, [âm a của tiếng Slovac đối lập với âm á (âm dài) như trong các từ:
pas (hộ chiễu) và pás (thắt lưng), nhưng âm a của tiếng Nga lại không có đối lập này]
N.S Trubetskoy đã thực hiện việc đối chiếu ngữ âm học với âm vị học và xác định nhiệm vụ của chúng Ông định nghĩa ngữ âm học như một khoa học nghiên cứu về khía cạnh vật chất của các âm thanh của lời nói con người
Còn âm vị học, theo ý kiến của ông, cân phải sử dụng chính những phương
pháp được dùng đề nghiên cứu hệ thông ngữ pháp của ngôn ngữ, bởi vì âm vị
học chỉ tập trung chú ý vào những thành tô trong thành phần của âm, những thành tố này thực hiện chúc năng nhất định trong hệ thống ngôn ngữ Âm vị học, vì thế, cần phải nghiên cứu những sự khác biệt của âm mà trong ngôn ngữ nhất định có mối liên quan với sự khác biệt vê nghĩa (âm vị học cân xác
định xem những đặc trưng khu biệt đó liên quan với nhau thế nào và theo
nguyên tắc nào chúng kết hợp với nhau để tạo thành từ và các hình thái từ)
Khái nệm quan trọng nhất của âm vị học hiện đại là khái niệm khu biệt
đặc điễm Các đặc điễm khu biệt là tiền đề cho cấu trúc âm vị, bởi vì chúng tốn tại luôn như những thành tố đối lập Mối quan hệ giữa các thành tố của
cau trúc được thê hiện và được công nhận thông qua mối quan hệ của các
Trang 22Trong âm vị học đặc điễm khu biệt là bản chất của đơn vị âm vị, đối lập
với những đặc diém của một hay nhiêu đơn vị âm vị khác Vì vậy, âm vị được xem như những chùm các đặc điểm khu biệt
Lý thuyết về sự khu biệt nghĩa của từ dựa vào khái niệm đối lập chiếm vị
trí quan trọng trong học thuyết của N.S Trubetskoy về âm vi Theo N.S
Trubetskoy, quan hệ giữa hai âm vị trên cơ sở giống và khác nhau được gọi là
thế đối lập Khái niệm đối lập trong âm vị học cân được phân biệt với khái
niệm tương phản Như, mối quan hệ giữa âm vị n /Ð/ và a /a/ là tương phản
bởi vì giữa chúng không có đặc điểm ngữ âm nào chung (n - phụ âm vô thanh, tắc, môi; a - nguyên âm hàng giữa và độ nâng thấp) Ngược lại, quan hệ giữa
n9⁄- m # là đối lập vì hai âm vị này có những đặc điểm giống và khác nhau (đặc điễm tắc - vô thanh làm chúng gần gũi, vị trí hình thành chỗ tiếp xúc /p⁄ là
phụ âm môi, //là phụ âm đâu lưỡi làm phân biệt chúng)
Tất cả các thế đối lập âm thanh được chia thành thế đối lập âm vị học và đối lập phi âm vị học "Những đối lập vệ âm thanh có thê khu biệt được nghĩa của hai từ trong một ngôn ngữ được gọi là đối lập âm vị học (hay đối lập khu biệt - âm vị học) Ngược lại, những đối lập âm thanh không có khả năng _ trên được gọi là đối lập phi âm vị học và không phân biệt ngữ nghĩa" Trong tiếng Nga, thế đối lập giữa các nguyên âm o /o / và y⁄u / là đối lập âm vị học vì
có những từ được phân biệt chỉ bởi những âm này: mom - mym, 6ðop - 6byp,coK
- y4 Đối lập phi âm vị học trong tiếng Nga là đối lập giữa các phụ âm c”[s”] và
c[s] trong cac tir cyma va cama (mà ở từ thứ nhất âm c mang sắc thái mơi hố vì đứng trước y /u/)
Mỗi một thành phân của thế đối lập âm vị học được gọi là một đơn vị âm vị Đơn vị âm vị ngắn nhất của ngôn ngữ được gọi là âm vị Trubetskoy viết;
"Các đơn vị âm vị mà theo quan điểm của một ngôn ngữ cụ thê không thê chia thành các đơn vị ngắn hơn được gọi là âm vị"
Cùng một âm có thể tham gia vào cả thế đối lập âm vị học và phi âm vị
học Trong trường hợp này những đặc điểm ngữ âm của âm đó được phân
chia thành những đặc điễm chủ yeu có tính chất âm vị học (đặc điểm cân yếu,
khu biệt) và đặc điểm không chủ yếu (không cần yếu) Thế đối lập âm vị học
của hai âm chỉ có thễ có nhờ những đặc điểm âm vị học của hai âm đó Vì thế âm vị không giống một âm cụ thé ma giéng mét chùm những đặc điểm âm vị
học chủ yếu của một âm cụ thễ N.S Trubetskoy giải thích định nghĩa trước đây của ông về âm vị như sau: Âm vị - đó là tổng hợp các đặc điểm cơ bản vê
Trang 23Những đặc điễm khu biệt được thiết lập bằng con đường so sánh những âm đối lập nhau Theo ý kiến của N.S Trubetskoy thì âm không phải là âm vị,
nhưng âm không thễ không chứa đựng một đặc điểm nào đó của âm vị dù là
không chủ yếu Những âm cụ thế nghe thấy được ở lời nói chính là sự hiện
thực hoá các âm vị, là những biễu hiện vật chất của chúng
Những đặc điểm khu biệt của một âm vị này hay âm vị khác có thé
được hiện thực hoá trong các âm khác nhau Những âm khác nhau về cẫu âm - âm học nhưng thê hiện cùng một âm vị được gọi là những biến thê (tha âm
vị) của âm vị N.S Trubetskoy lẫy thí dụ từ tiếng Đức, ở đó có một loạt những
âm đều là hiện thực hoá của một âm vị g; âm này có những độ vang khác
nhau: có phụ âm g mơi hố và mềm (gut tốt) môi hep, mém (gut "pham chất"), không mơi, cứng (ganz 'tồn bộ"), không môi, rất mêm (gipt "chất độc"), mêm đều (gelb "vàng"), v.v
Những đặc điễm khu biệt của âm vị có thê được thê hiện bằng hai cách: loại thứ nhất là những âm vị tuyến tính hay âm vị đoạn tính mà chúng ta vừa nhắc tới Đó là những đoạn lời nói đã được phân chia hết cỡ, số lượng những
đoạn này trong các ngôn ngữ khác nhau cũng khác nhau, nhưng nói chung không vượt quá 70 - 80 Tuy nhiên, có cả những âm vị siêu đoạn hay còn
được gọi là các âm vị vận điệu, trong đó những đặc điểm khu biệt thể hiện trong thành phan của vần hoặc của cả một từ; so sánh các từ tiếng Nga myKá
(bột), mýka (sự đau buôn ở múc độ cao), trong đó nghĩa của từ được phân
biệt không phải nhờ các âm vị đoạn tính mà nhờ trọng âm Trọng âm của từ cũng phù hợp với định nghĩa về âm vị Các âm vị siêu đoạn được hình thành
bởi vị trí khác nhau của trọng âm (trong tiếng Nga) độ cao của thanh điệu
(trong tiếng Trung Quốc)
Theo ý kiến của N.S Trubetskoy thì: "Một âm vị bắt kỳ nào cũng có một nội dung âm vị học nhất định nếu như hệ thống các thế đối lập âm vị học có một trật tự hoặc một cau trúc nhất định" Những đặc điễm khu biệt của âm vị được thiết lập và những loại hình có thễ có của thế đối lập được phát hiện ra
nhờ con đường so sánh
Những đặc diém khu biệt của âm vị là không cùng loại N.S Trubetskoy
Trang 24những đặc điễm chung và khác biệt của chúng Những đặc điểm chung là cơ sở đề so sánh và làm nên đề nêu bật những nét khác biệt Những đặc điểm
chung tạo nên hạt nhân của âm vị Thí dụ, âm vị 6/ b / trong tiếng Nga có 3
đặc điểm: môi, tắc và hữu thanh Nếu loại bỏ đặc điểm câu âm môi thì 4m vi 6
sẽ không còn Cần phải nhận thấy rằng những đặc điễm chung có ở cả hai thành phân của đối lập lưỡng phân Như trong các âm vị 6 — n/b - p/ thì đặc điểm môi và cấu tạo tắc là đặc điểm chung Đông thời cặp âm vị này có sự khác nhau: âm vị ð là hữu thanh, đặc điễm này không có ở âm vị đối lập n của nó Sự gạt bỏ những đặc điễm khác nhau không làm âm vị mắt đi mà biễn nó thành âm vị đối lập cùng cặp
N.S Trubetskoy đã chia ra hai loại của các thế đối lập dựa vào đặc điểm đông nhất của âm vị: a, thế đối lập hai phía, b, thế đối lập nhiều phía Thế đối lập hai phía được đặc trưng bởi những đặc điểm mà cả hai thành phần của thế đối lập đều có, nhưng những đặc điễm này bị hạn chế chỉ bởi hai
thành phân, thí dụ, trong tiễng Nga chỉ có các âm vị ¿ /v/và œ/f/ là những
âm môi - răng và xát Thế đối lập nhiều phía mở rộng các đặc điễm chung đối với cả những thành phần khác của hệ thông âm vị học Thế đối lập hai phía rất quan trọng đối với việc phân tích âm vị học nhưng trong hệ thông ngôn ngữ thì thế đói lập nhiều phía lại thường chiếm ưu thế
Theo sự khác nhau của đặc điểm, các thế đối lập chia ra thành: a, các thế đối lập tương xứng; b, các thế đối lập biệt lập Hai âm vị nằm trong thế đối lập tương xúng, nếu như đặc điểm phân biệt của chúng có ở cả các thế đối lập khác; thí dụ âm vị @ - & là đối lập tương xứng bởi vì có cả những cặp m — g,c©— 3, K- r# - d, s-z, k- g/ Hai âm vị nằm trong thế đối lập biệt lập, nếu đặc ” điểm phân biệt của chúng không gặp ở các thế đối lập khác Thí dụ, đối lập
âm vị g - p/4 - r / là biệt lập, bởi vì đặc điêm phát âm rung làm p khác với g và cũng không gặp ở đâu khác Thường thì trong hệ thống ngôn ngữ các thế đối lập biệt lập có nhiêu hơn
Theo quan hệ giữa các thành phân của các thế đối lập, N.S Trubetskoy chia ra: a, thế đối lập tương phản; b, thế đối lập thành bậc (thế đối lập tầng bậc) ; c, thế đối lập có - không Trong thế đối lập tương phản hai âm vị nằm trong mối quan hệ khi chúng được phân biệt với nhau bởi những đặc điễm không cùng chủng loại, chúng tương phản nhau: Thí dụ âm vị @/ - K // có
những đặc điễm khác nhau: œ@Ò - âm vị phụ âm môi, xát, còn k - âm vị phụ âm
Trang 25Trong thế đối lập tầng bậc, các thành phần được phân biệt bởi các mức độ khác nhau, bởi sự chuyền bậc của một đặc điểm nào đó Thí dụ, độ mở của nguyên âm o - y khác nhau: o mở rộng hơn y /u/ Trong thế đối lập có — không, thành phân của thế đối lập khác biệt với thành phần kia bởi sự có mặt của một đặc điễm khu biệt mà ở thành phần kia không có Thí dụ, trong thế đối lập 6 — n/b - p/ cả hai âm vị đêu là môi, tắc, nhưng âm vị 6, ngoài ra, còn có đặc điễm hữu thanh, đặc điễm này không có ở n Đặc điểm có ở một trong những âm vị nằm trong thế đối lập phù hợp với sự vắng mặt của đặc điễm đó ở âm vị khác được gọi là đặc điểm đối lập hai âm vị này Âm vị có đặc điểm khác biệt sẽ là phần được đánh dấu (thành phân đặc trưng) của thế đối lập; âm vị không có đặc điểm khác biệt sẽ là phần không được đánh dấu (thành phân không đặc trưng) của thế đối lập
Trong việc phân loại các thế đối lập âm vị học, khái niệm đặc trưng
tương liên của các âm vị hay thế tương liên chiếm một vị trí quan trọng Những
mối quan hệ của các âm vị, trong đó thế đối lập âm vị học có - không tập hợp đồng thời một số cặp, được gọi là các thế tương liên Thí dụ, thế đối lập các âm vị phụ âm hữu thanh và vô thanh trong tiếng Nga là thế tương liên: 6 - n, 6'
-11' £- &, b'- œẰ,O-m, 0 '-m, 3-c, 3-c, e-kK, 8 -K'/b-p, b¬p, v-f, v-f, d-f, d*f, z-s, z-s', g-k, g-k⁄ Thành phân của các cặp tương liên có thễ được gọi là những âm vị có đôi Những âm vị vô thanh không có đôi trong tiếng Nga là u, , x, x' 15 cặp phụ âm cứng - mêm tạo nên thế tương liên: 6 - 6, n- n, Ê - Ê) â-dđ,ề-ề,m-m,e-a,K-K,3-3,C-C,X-X,M-M,H-H,H-H,p-D Nhng õm vị phụ âm không có đôi là % - tu, tị - d
N.S Trubetskoy quy các mối quan hệ âm vị học thành các quan hệ giữa các âm vị được xem như những chùm những đặc điểm khu biệt (chùm những
nét khu biệt) Đặc điễm khu biệt này duoc dan dẫn nhận thức như một đơn vị âm vị học cơ bản Việc còn lại là phải lựa chọn sắp xếp các đặc điểm đó để nghiên cứu hệ thông âm vị của ngôn ngữ bằng con đường đối chiễu với mô hình đã được thiết lập trước
2 Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - miêu tả Mĩ
L Bloomfield là người trực tiếp sáng lập nên ngôn ngữ học miêu tả
Trong công trình đầu tiên của mình "Dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ”, ông còn dựa vào quan điễm tâm ly hoc dan téc Song te nam 1926, L Bloomfield da
chọn các nguyên tắc triết học ứng xử để nghiên cứu hành vi của con người
Trang 26ở bài báo "Các tiên đê cho khoa học về ngôn ngũ" (1926) Khi phản đối chủ
nghĩa tâm lý trong ngôn ngữ học, ông hoàn toàn tách ngôn ngữ khỏi nhận thức và coi ngôn ngữ như một hệ thống các tín hiệu định hướng hành vi của con
người do tình huống quy định Theo ý kiễn của ông, quá trình giao tiếp bằng lời nói tận dụng hết các khái niệm "kích thích" (tác động) và "phản ứng" (hành động đáp lại) Theo ý kiến của L Bloomfield, ngôn ngữ là câu nối giữa hai hệ thống thân kinh của hai người hội thoại Những từ nghe được là "kích thích
được thay thế" và các từ được nói ra là "phản ứng thay thế" Theo lập luận nay, L Bloomfield đã giải quyết các vẫn đề lý thuyết ngôn ngữ học và đề ra các phương pháp nghiên cứu khoa học
Khi định nghĩa ngôn ngữ, L Bloomfield khẳng định rằng "Trong lời nói của con người, âm thanh khác nhau có ý nghĩa khác nhau Nghiên cứu sự phù
hợp của các âm nhất định với các ý nghĩa nhất định là nghiên cứu ngôn ngữ”
Các âm (âm vị) làm ông quan tâm vì chúng phân biệt ý nghĩa Các hình thái mà trong đó các âm nhất định có các nghĩa nhất định được L Bloomfield gọi là
những hình thái ngôn ngữ Mỗi ngôn ngữ gôm nhiều các tín hiệu - các hình
thái ngôn ngữ Các hình thái ngôn ngữ được phân chia ra thành những hình
thái quan hệ không được sử dụng riêng lẻ (các hình vị hay các bộ phận của
từ) và những hình thái tự do hoạt động độc lập với các hình thái khác (từ hoặc các tập hợp từ), đồng thời được chia ra các hình thái phức tạp có một phần giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa so với các hình thái khác, và các hình thái
đơn giản không có sự giống nhau đó (hình vị) “Bất kỳ một phát ngôn nào cũng đều được mô tả đầy đủ trong các thuật ngữ của các hình thái ngữ pháp và từ
vung ", L.Bloomfield khang dinh
Viéc phan tích các khái niệm ngôn ngữ học sau đây dẫn đến việc phân chia các yếu tỗ hợp thành, các lớp hình thái và cẫu trúc Bộ phận chung của
bắt kỳ hai hình thái phức tạp nào đều là hình thái ngôn ngữ nếu như nó tạo
nên một trong các thành tố của hình thái phức Các thành t6 duoc chia ra
thanh cdc yéu t6 cau thanh truc tiép va cdc yéu t6 cau thanh cudi cling Vi du
cau: Poor John ran away - cau nay duoc chia ra lam hai b6 phan cầu thành truc tiép: 1) Poor John; 2) ran away Mỗi một bộ phận lại được chia ra là hai bộ phận nữa; poor va John, ran va away Việc phân tích các bộ phận cẫu
thành trực tiếp trở thành một phương pháp phân tích cú pháp quan trọng của
các nhà ngôn ngữ học miêu tả Mĩ
Khi phân tích, người ta chia ra thành các cầu trúc ly tâm và các cầu trúc
Trang 27có thé duoc thay bằng John) Trong trường hợp ngược lại là cẫu trúc ly tâm
(John ran)
Trên cơ sở các luận điểm nay của L Bloomfield đã xuất hiện Ngôn ngữ
học phân bố Ngôn ngữ học phân bố đã phát huy hiệu quả các quan điễm của mình vào những năm 30 - 50 của thế kỷ XX
B Bloch E Naida, G Trager, Z Harris, Ch Hockett la nhténg nha ng6én
ngữ học Mĩ thuộc khuynh hướng này Theo ý kiến của họ, xuất phát điểm của nhà ngôn ngữ học là văn bản của một ngôn ngữ nào đó Văn bản ấy được giải mã với mục đích thiết lập ngôn ngữ (mã) được sử dụng trong văn bản Việc ˆ phân tích văn bản phải được bắt đầu từ việc xác lập các yếu té tao thành có ở
trong đó Việc thiết lập các đơn vị thay thế tương đương với các quy tắc kết
hợp của chúng cũng được coi trọng Các lớp đơn vị được thiết lập trực tiếp
bằng việc thay thế, còn các quy tắc kết hợp các đơn vị giữa các lớp khác nhau
được tiễn hành trên cơ sở phân tích các bộ phận cấu thành trực tiếp Tư
tưởng cho rằng các đơn vị của ngôn ngữ, các lớp đơn vị và các mối liên hệ
giữa chúng được xác định thông qua ngữ cảnh xung quanh, nghĩa là, thông
qua quan hệ của chúng đối với các đơn vị cùng dãy đã tạo nên bản chất của phương pháp tiếp cận thay thế
Việc có gắng duy trì phương pháp tiễp cận không định sẵn, khách quan đối với việc phân tích ngôn ngữ đã làm cho một số người theo phương pháp thay thế không chú ý đến ý nghĩa các hình thái ngôn ngữ cân được phân tích
Do thái độ của mình đối với vai trò của ý nghĩa, những học trò của L.Bloomfield đã trở thành những nhà ngôn ngữ học tỉnh thân và máy móc thuân tuý Một số người (và cả bản thân L Bloomfield, K Pike, G Frish) cho rằng không nên coi thường ý nghĩa của các hình thái ngôn ngữ Một số khác (Z Harris, B Bloch, G Trager) cho rang có thễ mô tả một cách đây đủ ngôn ngữ mà không cân đến ý nghĩa Thực ra, phương pháp như vậy thường mang tính tuyên cáo, thậm chí việc từ bỏ một phần ý nghĩa cũng làm cho việc mô tả ngôn ngữ thêm phúc tạp Về vấn đề này Bloch và Trager đã viết: "Mặc dù coi
trọng việc phân biệt giữa ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp, trong khi mô tả ngôn
ngữ một cách có hệ thống cũng phải xác định các ý nghĩa ngữ pháp với mức độ chính xác có thê, tuy tất cả sự phân loại của chúng ta vẫn phải dựa vào
hình thái - dựa vào sự khác nhau và giỗng nhau trong cẫu trúc ngữ âm của
Trang 28nghĩa, đến logic và triết học trừu tượng" Chính lập luận này đã giải thích cho kết quả của việc sử dụng các phương pháp miêu tả khi phân tích hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ mà không chú ý đến mối liên hệ trực tiếp với ý nghĩa và
các khái niệm
Việc phân đoạn văn bản thành các đơn vị cơ bản dẫn đến sự phân chia
các âm vị và hình vị Ở cấp độ âm vị lại được chia ra các âm hay các âm tố, ở
cấp độ hình vị được chia ra các hình tố; kết quả của việc đồng nhất hoá đã thiết lập nên sự giống nhau hay khác nhau của các đơn vị đã nêu Các bién thễ của cùng một đơn vị được gọi là các biến thé 4m vi va biến thê hình vị tương ứng Các nhà ngôn ngữ học Mĩ đã phân biệt ba thế phân bố: 1) các đơn vị ở thế phân bỗ phụ (phân bố bỗ sung) nếu như chúng không bao giờ ở trong cùng chu cảnh Đó là đặc điểm đầu tiên của biến thế âm vị; 2) các đơn vị nằm ở thế phân bố tương phản nếu như chúng co thé nằm trong cùng chu cảnh và phân biệt ý nghĩa Điêu này liên quan đến các âm vị và hình vị độc lập; 3) các đơn vị ở thế chuyến đổi tự do, nếu chúng ở trong cùng chu cảnh nhưng không phân biệt nghĩa, tức là có sự giỗng nhau vê mặt chức năng
_ Đối với những nhà ngôn ngữ học miêu tả, đơn vị trung tâm để phân tích ngữ pháp là hình vị; thông qua hình vị đề xác định các đơn vị hoặc cấu trúc
lớn hơn của ngôn ngữ (từ, câu) Việc cố gắng từ bỏ sự can thiệp của thời, lịch đại, quá trình đã làm cho lý thuyết ngữ pháp của các nhà ngôn ngữ học miêu tả mang tính đồng đại rõ hơn Khi phân tích một phát ngôn, họ thường sử
dụng hai khái niệm - khái niệm hình vị như các đơn vị và khái niệm về trật tự
sắp xếp của chúng (phối điệu) Hiện tượng 'phụ tố" cũng cần phải được giải thích bằng hình vị Những người kế tục L.Bloomfield khi nhận thấy trong hình vị có đơn vị chủ yếu của một lớp ngữ pháp đã phải bỗ sung vào đó những khác biệt trong hình thái của từ khác nhau vê nghĩa Việc đưa cầu trúc của bình diện biéu đạt cho phù hợp với cầu trúc của bình diện nội dung đã dẫn đến các loại hình vị siêu đoạn tính khác nhau, các hình vị trống và tiêu cực, các hình vị thay thế v.v Chẳng hạn, hình thái thời quá khứ của tiếng Anh took (lẫy đi) từ động từ take có thể được xem xét bằng các phương pháp khác
nhau: 1) được xem xét như một hình vị viết liền tương ứng với hai hình vị: take
và hậu tô của thời quá khứ ed (G Hocket) ; 2) như một biến thê của hình vị take và một biến thễ không của hình vị ed (B Bloch) ; 3) như một hình vị ngắt đoạn t k và biến thể của hình vị thời quá khứ oo (2 Harris) ; 4) như một biễn
Trang 29Khái niệm hình vị được mở rộng và có sức thuyết phục khi các nhà
ngôn ngữ học miêu tả cho rằng tất cả các yếu tố trong thành phần âm thanh của một phát ngôn đều thuộc về một hình vị này hay một hình vị khác Đông - thời, họ tước bỗ những hạn chế liên quan đến cái biễu đạt hình vị, nghĩa là các
đơn vị có cùng chức năng nhưng khác nhau về hình thái được liên kết lại thành một hình vị Do dựa vào yếu tố chức năng (ngữ nghĩa), chính thuật ngữ
"hình vị" đã được bỗ sung thêm, như "một nghĩa vị" Điều đó dẫn đến việc một
đơn vị nội dung đã thay cho một đơn vị hình thức Các nhà ngôn ngữ học miêu tả khi phân tích khái niệm một đơn vị ngôn ngữ và thay đôi nội dung của hình
vị đã gọi đơn vị hình thái là hình tô (biến thê của hình vị) Như vậy, đối với các
nhà ngôn ngữ học miêu tả, thuật ngữ "hình tố" và "hình vị" đã được phân biệt rõ Những cái mới nêu trên cho phép coi một hình vị là yếu tố thực hiện một chức năng trong hệ thống ngữ pháp
Việc biễn một hình vị thành một đơn vị chức năng đưa đến việc biễu đạt các hình vị theo chức năng của chúng mà không chỉ ra biễn thê ngữ âm chủ yếu của nó: một hình vị (số nhiều), một hình vị (thời quá khứ) Điêu đó có nghĩa là các nhà ngôn ngữ học miêu tả đã đi đến nguyên tắc trước đây về việc thiết lập các thế tương ứng giữa các ý nghĩa ngữ pháp và phương pháp biéu đạt hình thái của chúng
Các nhà ngôn ngữ học miêu tả Mĩ đã đưa nhiêu cái mới vào phương pháp
luận phân tích ngôn ngữ mà phương pháp đó được thừa nhận ngay ở ngồi
khn khỗ của khuynh hướng này Ngoài ra, cũng cân phải đánh giá việc các nhà ngôn ngữ học miêu tả đề ra học thuyết vê các loại hình khác nhau của hình vị (trên ngữ liệu của các ngôn ngữ khác nhau), họ đã chỉ ra vai trò của các thành tố siêu đoạn tính hoặc vẫn điệu (trọng âm, ngữ điệu, thanh điệu, dấu ngắt, dấu nối), đã đề ra một cách cụ thê các nguyên tắc phân tích ngữ âm và âm vị học,
mà trong quá trình đó đã thễ hiện sự nghiên cứu toàn diện và cụ thé các hạng
thức phân chia, các loại kết hợp và sự phụ thuộc ngữ pháp của các thành lồ ngôn ngữ Việc phân tích theo các yếu tố cấu thành trực tiếp do các nhà ngôn ngữ học miêu tả Mĩ đề ra có ý nghĩa to lớn Việc phân tích theo các yếu tố cấu thành trục tiếp dụa trên các đơn vị của một hệ thống ngôn ngữ được liên kết với
nhau bởi các mối quan hệ phức tạp và đa dạng
Vào đầu những năm 60, phương pháp cải biến đã được thay thế và bỗ sung về chất cho phương pháp phân tích theo thành tố cau thành trực tiếp Đặt
nên móng cho phương pháp này là Z Harris, nhưng người tiễn hành phương
Trang 30học trò của ông, N Chomsky Phương pháp cải biễn xuất hiện do việc phê phán
phương pháp cầu thành trực tiếp trong ngôn ngữ học miêu tả
Về âm vị học, trường phái có nhiều đóng góp quan trọng, như đã trình bày, là Trường phái Ngôn ngữ học cấu trúc - chức năng Praha, mà học giả tiêu biểu thuộc lĩnh vực này là N.S Trubetskoy
Trong công trình Những cơ sở âm vị học nỗi tiếng của mình, N.S.Trubetskoy đã đưa ra những kiến giải đầy sức thuyết phục về âm vị và
những khái yen liên quan với nó Ông cho rằng trước mắt người nghiên cứu, âm vị hiện ra không phải là các âm tự nhiên (đo được và nghe được) mà là các loại
hình trừữu tượng của những âm đó - có nghĩa là các âm được nhận thức ở tắt cả mọi người nói cùng một thứ ngôn ngữ Âm vị khơng tồn tại ngồi hệ thống âm vị
của từng ngôn ngữ Đặc điểm của mỗi âm vị được sinh ra từ mối quan hệ giữa
các đơn vị của từng hệ thống am vi Vì thế, không có âm vị nói chung, mà chỉ có
âm vị nằm trong hệ thống âm vị của mỗi ngôn ngữ Điều đó cho phép mỗi
người, mặc dù không có kiến thức về lĩnh vực âm vị học, vẫn có thể dễ dàng sử
dụng hệ thống ngôn ngữ của mình một cách tự nhiên và hiệu quả
Ngôn ngữ học cấu trúc đặc biệt coi trọng mối quan hệ tồn tại bên trong hệ thống ngôn ngữ Cấu trúc xét về thực chất là sự kết hợp của những đơn vị
(thành tố), trong đó mỗi đơn vị được quy định bởi những đơn vị còn lại Chẳng
Trang 31Nhìn vào sơ đồ trên có thể xác định được âm vị /t/ thông qua những
đặc điểm của các âm vị đối lập trực tiếp với nó Ví dụ, trong quan hệ của các
âm vị íp - t - k/ sự đồng nhất là ở đặc điểm phụ âm tắc, vô thanh và sự khác biệt là ở đặc điểm phụ âm có vị trí cầu âm khác nhau (/p/: phụ âm môi, //: phụ âm đầu lưỡi, /k/: phụ âm cuối lưỡi) ; trong quan hệ của các âm vị /d - † - t/ sự đồng nhất là ở đặc điểm phụ âm tắc, đầu lưỡi và sự khác biệt là ở đặc điểm
hoặc a) giữa // và /d/: các phụ âm khác nhau về thanh tính, hoặc b) giữa /t/ và itl các phụ âm khác về tiêu chí cứng - mềm; trong quan hệ ga các âm vị
ís - t- S*⁄/ sự đồng nhất là ở đặc điểm phụ âm đầu lưỡi, vô thanh và sự khác -
biệt là ở đặc điểm hoặc a, giữa /Ư và /s/: các phụ âm khác nhau về tiêu chí cách phát âm (tắc, xát) hoặc b) giữa /S*/ và /t/: các phụ âm khác nhau về tiêu
chí có tiếng gió - không có tiếng gió
Với cách xác định âm vị trên nền các âm vị khác như trên, đặc trưng âm
vị hiện ra như một tổng thể của những nét khu biệt được thê hiện đồng thời - bao gồm không chỉ những nét khác biệt, mà cả những nét tương đồng so với các âm vị khác cùng hệ thống Trong ví dụ vừa phân tích, âm vị /t/ là âm vị phụ âm đầu lưỡi, tắc, vô thanh không có tiếng gió Đương nhiên, tổng thể của
những nét khu biệt của một âm vị nào đó chỉ có giá trị khi nó đứng ở một vị trí nhất định - vị trí âm vị học - vị trí mà ở đó âm thanh có chức năng khu biệt
nghĩa của hai từ trong một ngôn ngữ cụ thể Ở vị trí đếi lập - vị trí phi âm học -
vị trí mà ở đó âm thanh không có chức năng khu biệt nghĩa, thì âm vị chỉ thé
hiện không đầy đủ (có thể là ít hơn, và cũng có thể nhiều hơn) tổng thể những
nét khu biệt của một âm vị Khái niệm biến: thể âm vị được sử dụng trong trường hợp này Ví dụ, trong tiếng Nga, vị trí của nguyên âm [o] va [u] trong mom và mym là vị trí âm vị học - âm vị /o/ và âm vị /u/ là những âm vị độc lập; còn vị trí của phụ âm [s] và [s”] trong cawa và cywa không tương tự như
trường hợp trên, âm [s”] là một dạng biến thể của âm vị /s/
Khái niệm biến thể âm vị được hều là các dạng khác nhau của sự hiện thực hoá âm vị Có thể phân biến thể âm vị làm ba loại, đó là biến thể bắt buộc (còn gọi là biến thể ngữ âm, biến thể phối hợp) biến thể tự do và biến thể trung hồ hố Biến thể bắt buộc thực hiện theo quy luật đồng hoá hoặc dị _ hoá ngữ âm của mỗi ngôn ngữ Biến thể tự do thực hiện theo thói quen phát
âm cá nhân, địa phương và đặc trưng của các phong cách Biến thể trung hoả
Trang 32mà ở vị trí đó các âm vị bị mắt đi những nét khu biệt vốn có của mình (ví dụ,
trong tiếng Nga, sự khác biệt về ý nghĩa giữa mo và ðom là do có sự đối lập
của hai âm vị phụ âm /t/ và /d/; còn âm vị /d/ trong cag được phát âm là âm [t],
thì âm [t] ở đây là biến thể trung hồ hố của âm vị /d/
Cuối cùng, cần phân biệt khái niệm âm vị âm đoạn và âm vị siêu âm đoạn Các âm vị nguyên âm, phụ âm được hiện thực hoá bằng những âm cụ
thể, nối tiếp nhau như những khúc đoạn ghép lại là âm vị âm đoạn; các yếu tố
khác như thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu không được hiện thực hoá một cách độc lập, mà phải hiện thực hoá đồng thời với những bộ phận khác, được gọi là các âm vị siêu âm đoạn N.S Trubetskoy cũng giải thích các kiểu kết hợp
giữa một số âm vị (kết hợp chặt, kết hợp lỏng) là những âm vị siêu âm đoạn
4 Đơn vị âm tiết
4.1 Khái niệm âm tiết
Trong ngữ âm học đại cương, đơn vị âm tiết được các nhà ngôn ngữ
học khảo sát chủ yếu qua cứ liệu của các ngôn ngữ tổng hợp - thường là phi
âm tiết tính Ở các ngôn ngữ này, âm tiết thuần tuý là đơn vị phát âm, là chỗ
ngắt của chuỗi âm thanh diễn ra trong hoạt động lời nói F de Saussure trong
Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã nhận xét: "Trong ngôn ngữ không phải
chỉ có các âm, mà còn có những đoạn âm nữa Cái mà ta có được trước tiên
không phải là các âm; âm tiết hiện ra một cách trực tiếp hơn các âm tạo ra
nó" L.R Zinder thì cho rằng sự phân chia tự nhiên thành những đơn vị nhỏ
hơn âm tiết là không thể xảy ra Âm tiết chính là nơi giao nhau giữa kích
thước của việc phân đoạn lời nói vả khái niệm nội dung ngữ âm
4.2 Một số quan điểm nghiên cứu âm tiết
a) Quan điễm nghiên cứu âm tiết gắn liên với nguyên âm
Từ xa xưa, các nhà ngôn ngữ học cỗ đại đã quan niệm rằng âm tiết gắn liền với nguyên âm, ở đâu có nguyên âm thì có âm tiết Trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới, hiện tượng này là phổ biến, nhưng không phải không có ngoại lệ Trong tiếng Tiệp chẳng hạn có những tổ hợp phụ âm là âm tiết, thậm chí là âm tiết - từ, ví dụ âm tiết từ Krk - cái cổ, vjk - (con) chó sói Theo
quan điểm này, khi xuất hiện nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba, việc xác
Trang 33b) Quan điễm nghiên cứu âm tiết gắn liền với âm vang
Một số nhà ngôn ngữ học quan niệm rằng âm tiết là tập hợp của các âm
vang bên cạnh các âm không vang hoặc kém vang Vì các nguyên âm đều là âm
Vang nên quan niệm như vậy cũng có thẻ coi là thoả đáng Nhưng theo quan điểm này, trong trường hợp xuất hiện một tổ hợp các âm vang (gồm nguyên âm và phụ
âm vang), việc xác định ranh giới âm tiết thật không đơn giản
c) Quan điểm nghiên cứu âm tiết gắn liên với độ căng cơ bắp của bộ
máy phát âm
Nhà ngôn ngữ học người Pháp M Grammon là người đề xướng ra
quan điểm nảy và người phát triển nó đến mức hoàn hảo là nhà ngôn ngữ Xô viết (cũ) L.V Serba Ông cho rằng quá trình phát âm một âm tiết tương Ứng với sự căng lên rồi chùng xuống của cơ bắp thuộc bộ máy phát âm Điểm căng nhất là đỉnh âm tiết và chỗ chùng nhất là ranh giới âm tiết Theo quan điểm này, âm tiết được nhận diện qua các giai đoạn phát âm cụ thể
4.3 Cấu tạo của âm tiết
Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều có cấu tạo âm tiết là tổ hợp của nguyên âm và phụ âm Nếu ký hiệu nguyên âm là V (âm đầu của thuật
ngữ nguyên âm - vowels), và ký hiệu phụ âm la C (âm đầu của thuật ngữ phụ
âm - consonnants), thì âm tiết có các dạng cấu tạo sau:
CV CVC CCV CCVC
V (1) VC (2)
Dạng (1) là những âm tiết có thành phần kết thúc là nguyên âm, được gọi là âm tiết mở Nếu những âm tiết có kết thúc là phụ âm câm (phụ âm không phát âm) cũng được gọi là âm tiết mở (ví dụ âm tiết ris trong từ Paris, s không được phát âm, là âm tiết mở)
Dạng (2) là những âm tiết có thành phần kết thúc là phụ âm, được gọi là âm tiết đóng
5 Ký hiệu ngữ âm
5.1 Hội Ngữ âm học quốc tế
Hội Ngữ âm học quốc tế gọi tắt là IPA thành lập năm 1886 Hội chủ
Trang 34âm quốc tế đôi khi được sử dụng tuỳ tiện trong từng ngôn ngữ; nhưng nhìn chung, những ký hiệu chính vẫn được sử dụng một cách phổ biến Hệ thống
ký hiệu ngữ âm cần cho việc học ngoại ngữ và việc nghiên cứu ngữ âm của
từng ngôn ngữ; giúp người học, người nghiên cứu có một sự hiểu biết v>
đánh giá chính xác phẩm chất các âm của các ngôn ngữ 5.2 Ký hiệu ngữ âm IPA
a) Ký hiệu nguyên âm ly tủ ư ©\ø 3/0 € 3 œ a ˆ_b) Ký hiệu phụ âm Phụ âm tắc
vị tri cầu âm ke -
quat mat cuôi lưỡi thanh môi - môi , i đầu lưỡi - răng lưỡi lưỡi lưỡi con hau thanh tinh vô thanh p t t C k q ? hữu thanh b d d j g Phu am xat
vị trí cấu âm | môi - môi khe | đầu quặt mặt | răng mặt cuối lưỡi | thanh | họng môi | răng | răng | lười lưỡi | lưỡi mặt | lưới | lưới con hầu
thanh tính răng răng lưỡi
vô thanh Ộ f 9 s ƒ C ẹ X h h
hữu thanh B8 |v|ô |z |z |5 |ø j Y fi
Trang 35Phụ âm mũi
pvt cau am | môi-môi | môi-răng đầu lưỡi - quặt Mặt cuối lưỡi
thanhtinh rang lưỡi lưỡi lưỡi con
hữu thanh m m n HỆ n J N
c) Một sỗ dẫu phụ
tính chất dấu tính chất dau
ngac hoa › t bật hơi † mac hoe ~ t hữu thanh d mdi hoa ° t vô thanh mũi hoá ~ ã thì thầm yết hầu hoá ä dài a quặt lưỡi 7, ngắn x
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THU'C HANH
1 Vẽ bộ máy phát âm và giải thích:
a) Sự khác biệt giữa giọng nói các cá nhân;
b) Sự khác biệt giữa các âm đi qua khoang miệng và các âm đi qua
khoang mũi
2 Chữ viết có phải là hình thức của ngữ âm không? Vì sao?
3 Phân biệt sự khác nhau giữa các âm - nguyên âm và các âm - phụ âm
4 Miêu tả mỗi dòng nguyên âm một nguyên âm cụ thể và miêu tả mỗi nhóm phụ âm (theo vị trí phát âm) một phụ âm cy thé
Trang 365 Trong các nhóm nguyên âm, nhóm nguyên âm dòng nào là nhóm nguyên âm cao (bổng) và nhóm nguyên âm dòng nào là nhóm nguyên âm thap (tram)
6 Nhóm phụ âm đầu lưỡi và nhóm phụ âm cuối lưỡi khác nhau như thế
nào vê độ cao? Các phụ âm môi là phụ âm cao hay phụ âm thấp?
7 Tiếng Việt và tiếng Anh đều có âm vị nguyên âm /a/, nhưng nội dung âm vị học của nguyên âm /a/ của tiếng Việt và tiếng Anh có đồng nhất không?
Giải thích
8 Nêu sự khác biệt cơ bản giữa âm vị âm đoạn và đơn vị siêu âm đoạn Thử so sánh thanh điệu của tiếng Việt và trọng âm của một ngôn ngữ mà anh (chị) đã học
| 9 Nêu các kiểu âm tiết và phân loại các âm tiết Các phụ âm đứng cuối
âm tiết không được phát âm có giống các phụ âm được phát âm không?
10 Phân loại các âm tiết của khổ thơ sau: 1 Rào rào tiếng của bầy ong
Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ Mẹ còn đang bận đưa ru Cái hoa bận đỏ, cái hồ bận xanh (Xuân Quỳnh) 11 Tìm các ký hiệu phụ âm thể hiện các phụ âm tiếng Việt Phân các phụ âm thành 2 nhóm:
- Nhóm có hình thức chữ viết tương đương (giống) các ký hiệu;
~ Nhóm có hình thức chữ viết không tương đương (khác) các ký hiệu
12 Tim các ký hiệu nguyên âm thể hiện các nguyên âm tiếng Việt
Phân các nguyên âm tiêng Việt thành 2 nhóm như đã phân ở câu 11 - nhóm có hình thức chữ việt tương đương và nhóm có hình thức chữ việt không
Trang 37ll- NGU AM HOC TIENG VIET
1 Am tiét tiéng Viét
1.1 Bun i Am tiết trong các ngôn ngữ phân tích - âm tiết tính Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Miễn Điện là những ngôn ngữ phân tích - ảm tiết tính, hay còn gọi là những ngôn ngữ có cơ cấu âm tiết Ở những ngôn ngữ này, nhìn bề ngoài, cấu tạo của âm tiết vô cùng đơn giản Các âm tiết điển hình nhất có cấu trúc âm đoạn là phụ âm - bán âm hoặc âm vang -
_ nguyên âm - phụ âm hoặc bán âm Ví dụ âm tiết [tuan] của tiếng Việt, âm tiết
[xoan] của tiếng Hán, âm tiết [mian] của tiếng Miễn Điện là những âm tiết có day đủ thành phần âm đoạn (âm tiết điễn hình) Ngoài ra các ngôn ngữ âm tiết
tính thường là ngôn ngữ có thanh điệu
Bằng chứng quan trọng nhất dẫn tới sự cần thiết phải có giải pháp riêng cho các van đề của ngôn ngữ âm tiết tính gắn liền với mối tương quan giữa âm tiết và hình vị trong các ngôn ngữ loại hình này Điều đầu tiên có thể nhận xét được là đơn vị hình vị không thể "ngắn" hơn âm tiết, nghĩa là không có
hình vị phi âm tiết trong các ngôn ngữ âm tiết tính Trường hợp hình vị chỉ
gồm một nguyên âm như ế trong tiếng Việt không chứng tỏ nguyên âm đơn lẻ đó là hình vị, mà chứng tỏ âm tiết có thể chỉ gồm một đơn vị âm đoạn (nguyên
âm) Một cách khái quát, trong các ngôn ngữ âm tiết tính có thể có những
hình vị với "kích cỡ" bằng hoặc lớn hơn âm tiết, nhưng không thể có những
hình vị mà bình diện biểu đạt nhỏ hơn âm tiết
| Trong các ngôn ngữ phi âm tiết tính, đơn vị thực hiện chức năng làm
thành tố tối thiểu để hình thành hình vị là âm vị (âm - âm vị) ; còn trong các _ ngôn ngữ âm tiết tính, chức năng đó thuộc về âm tiết Mọi âm đơn lẻ (nguyên
âm hoặc phụ âm) trong các ngôn ngữ âm tiết tính đều không có khả năng là
Trang 381.2 Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt
a) Âm tiết tiếng Việt là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất
Đặc điểm này chung cho mọi ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt Khi giao tiếp, đơn vị nhỏ nhất được sử dụng một cách tự nhiên đó là âm tiết, mặc dù khả năng của mỗi người đều đạt tới việc phát âm riêng lẻ các âm (phụ âm và
nguyên âm) Gần đây, trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt có thêm một
thuật ngữ nữa, dùng tương đương với thuật ngữ âm tiết, đó là tiếng” Mỗi phát ngôn bao giờ cũng được thực hiện bằng sự nối tiếp của các âm tiết, ví dụ, trong phát ngôn: Ngày mai năm học mới sẽ bắt đậu có 8 âm tiết nối tiếp nhau là ngày - mai - năm - học - mới - sẽ - bắt - đầu
3 Trong tiéng Việt có một loại đơn vị xưa nay ta thường quen gọi là
"tiếng", "tiếng một" hay là "chữ", ví dụ: ăn, học, nhà, cửa, cao, rộng, và, nhưng, đã, sẽ, tri, thức, thiên, địa, tiêu, vô, bất v.v Gọi loại đơn vị này là "tiếng", "tiếng một" tức là căn cứ vào ngữ âm; gọi loại đơn vị này là chữ tức là căn cứ vào văn tự Trong tiếng Việt, mỗi tiễng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng, và có mang một thanh điệu nhất định Trong chữ viết, từ chữ Nôm trước kia cho đến chữ Quốc ngữ hiện nay, mỗi tiễng bao giờ cũng viết rời ra thành một chữ Đối với người Việt, khi đứng trước một câu văn hay câu thơ, muốn xác định có bao nhiêu tiễng là một điêu không có gì khó khăn lắm Ví dụ đứng trước câu thơ:
Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiên tuyến chắc càng thắng to
chúng ta rất dễ dàng xác định ra ngay được 14 tiếng: có thê xác định được
bằng cách phát âm (phát thành 14 hơi) hay bằng cách nghe (nghe thành
14 tiếng) ; có thê xác định được bằng cách đếm thanh điệu (6 thanh ngang + 4 thanh sắc + 1 thanh nặng + 1 thanh hỏi + 2 thanh huyền = 14 thanh)
4 Trong quan niệm của chúng tôi, mỗi một tiếng như thế chính là một
đơn vị gốc - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt: tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng "đơn giản nhất về tỗ chức" và "có giá trị về mặt ngữ pháp”
” Về đơn vị này, GS Nguyễn Tài Cần trong Ngữ pháp tiếng Việt, đã phân tích rất sâu sắc trên phương diện ngữ pháp Xin trích dẫn những quan điểm cơ bản của tác giả để
Trang 39Nói rằng tiếng là đơn vị đơn giản nhất về mặt tỗ chức là vì, đứng vê mặt ngữ pháp mà xét, mỗi tiếng làm thành một chỉnh thê, không thể xé ra thành
những bộ phận nhỏ hơn nữa Đúng trước một tiếng như cha, ngữ âm học còn
có cách đề tách ra thành những thành tố gọi là âm vi (cha = ch + a) nhưng
ngữ pháp học thì không còn có cách nào đề phân tích thành những bộ phận
nhỏ như thê nữa Trong con mắt của nhà ngữ pháp học, cha chỉ là một khối
hoàn chỉnh, không có tỗ chúc nội bộ -
Nếu xuất phát từ âm vị rồi dùng phương pháp tông hợp đề xây dựng thành các kiểu đơn vị ngữ pháp, thì tiếng là đơn vị hình thành, xuất hiện đâu
tiên trong quá trình làm việc Trước nó, chúng ta chưa thê tỗng hợp nên một
đơn vị ngữ pháp nào khác Ngược lại, nếu đi từ câu nói, rồi dùng phương pháp
phân tích để tách ra thành các kiễu đơn vị ngữ pháp, thi tiéng lại là cái đơn vị
cuối cùng có thễ tìm ra được Sau nó, không còn có thê phân tích thêm được
một đơn vị ngữ pháp nào khác Tiếng chính là cái điểm mốc đầu tiên từ đẫy bắt đầu quá trình tỗng hợp và là cái điểm mốc cuối cùng, đến đây, phải chấm
dứt quá trình phân tích của ngữ pháp học
ˆ 8 Nói rằng tiếng có giá trị về mặt ngữ pháp là vì trong tiếng Việt, mỗi
tiếng bao giờ cũng có tác dụng giúp ta giải thích được, phân tích được cái tỗ
chức bên trong của những đơn vị trực tiếp lớn hơn nó Do đó, khi chúng ta tiễn hành khảo sát, mỗi tiếng bao giờ cũng có thê tách rời ra khỏi những tiếng bên
cạnh bằng những đường ranh giới ngữ pháp
Tiéng có khả năng giải thích mặt ngữ nghĩa, ví dụ như ở trường hợp kỳ,
quốc trong đảng kỳ, quốc kỳ, quốc ca, và ở trường hợp dãi, dàng trong dễ dãi, dễ dàng v.v
a Ở trường hợp kỳ, quốc khả năng giải thích mặt ngữ nghĩa thê hiện ra một cách rõ ràng, ai cũng trông thấy được vì đây là trường hợp mỗi tiếng tự
thân có mang một ý nghĩa riêng biệt: kỳ có nghĩa là "cò", quốc có nghĩa là
"nước", do đó quốc kỳ có nghĩa là "cờ của nước", khác hẳn với nghĩa của
đảng kỳ và quốc ca
b Ở trường hợp dãi, dàng trong dé dai, dé dang, tinh hình có phần
khác hon Dãi, dàng thuộc vào loại tiếng tự thân không mang một ý nghĩa rõ
rệt nào cả Muốn thấy được rằng chúng có khả năng, có tác dụng giải thích
mặt ngữ nghĩa thì phải đặt chúng vào trong cả đơn vị Chúng ta biết rằng ghép
Trang 40nghĩa của dãi và dàng Nếu cho nghĩa của dễ dãi là x, nghĩa của dễ dàng là y, nghĩa của dễ là z thì có thê phát biểu cái tác dụng ngữ nghĩa của dàng
bằng sai số y - z, và của dãi bằng sai số x - z
6 Tiếng có khả năng giải thích mặt tỗ chúc đơn thuân hình thái, ví dụ
như ở trường hợp cà, phê trong cà phê và đủng, đỉnh trong đủng đỉnh Ở
đây không còn có thê tìm được tác dụng của tiếng về mặt giải thích ngữ nghĩa
như ở hai trường hợp trên nữa Cà, phê, đủng, đỉnh tự thân đêu vô nghĩa Và
ngay khi đặt chúng vào trong cả đơn vị thì chúng cũng không có tác dụng gì
giống như kiéu tác dụng của dãi, dàng, trong dễ dãi, dễ dàng Nhưng không thé vì thế mà cho rằng cà + phê, ding + đỉnh chỉ là những sự kết hợp đơn thuần ngữ âm như ở trường hợp ch + a được Ở trường hợp ch + a, đường
ranh giới giữa ch và a là một đường ranh giới không giúp ích gì cho nhà ngữ pháp học; hai bộ phận ch và a nếu có tách riêng ra, thì cũng không có lợi gì
cho việc trình bày quy tắc sử dụng từ cha ở trong câu nói cả Ở trường hợp cà
+ phê, đủng + đỉnh thì tình hình khác hẳn thế Nếu chúng ta so sánh: - cà phê cà cà phê phê gì!
có cà phê cà phiếc gì không?
đủng đỉnh đủng với đỉnh mãi!
sao mà cứ đủng đa đủng dinh thé! thì chúng ta sẽ thấy là không thể nào cho rằng, ở đây, tiếng đầu và tiếng sau gắn chặt với nhau thành một khối, làm thành một đơn vị tối đơn giản - một đơn vị gốc duy nhất như ở trường hợp ch + a được Muốn trình bày được, giải thích
được quy tắc sử dụng các từ cà phê, đủng đỉnh ở trong câu nói thì phải công nhận rằng giữa cà và phê, giữa đủng và đỉnh có một đường ranh giới đi
ngang qua, tách hai tiễng thành hai đơn vị ngữ pháp riêng biệt Loại đơn vị gốc
do một tiếng vô nghĩa đảm nhiệm và chỉ có tác dụng giải thích mặt tỗ chức đơn thuần hình thái như thế, trong thuật ngữ ngôn ngữ học thường gọi là hình
vị hình thúc
b) Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ỗn định về hình thức Đặc điểm này phổ biến với các ngôn ngữ loại hình âm tiết tính Khi âm tiết đặt
trong từ và từ đó đặt trong câu với những chức năng ngữ pháp khác nhau,