1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh bình dương đến năm 2020

109 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 15,71 MB

Nội dung

Trang 1

ade cai = a eS Bae ee le

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

NGUYEN THI MINH TAM

Trang 2

+)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

NGUYÊN THỊ MINH TÂM

NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRÁN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐÉN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã sô: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TÉ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Sau đại học

trường Đại học Bình Dương đã truyền đạt cho tác giả nhiều kiến thức và kinh nghiện

quý báu, đặc biệt là bạn bè lớp CH2-BD đã tích cự hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu Tác giả xin cảm ơn TS Bùi Thị Thanh đã giúp đỡ, chỉ ra những

thiếu sót để tác giả hoàn chỉnh luận văn

Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hợp tác tích cực của tập thể cán bộ, lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, Phòng Nội vụ các huyện,

thị, thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đã hỗ trợ tác giả trong

việc điều tra, tổng hợp số liệu sơ cấp Tác giả xin chân thành cám ơn sự hợp tác và

giúp đỡ quý báu ấy

Qua đây, tác giả xin trân trọng cảm ơn TS Phạm Thị Phi Yến, người hướng

dẫn khoa học cho luận văn đã dành thời gian quý báu hướng dẫn tác giả hoàn thành

Luận văn

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã động viên, giúp tôi

an tâm cơng tác và hồn thành được luận văn này./

Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tâm

| Chú f !!!

Không ghi chép

Không xé trang cắt hình làm nhàu sách,)

| Giữ gìn sách cẩn thận cho nhiều người cùng đạc

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc si “Nang cao chat lượng nguồn nhân

lực cán bộ, công chức xã, phường, thị tran tinh Binh Duong đến nam 2020" 1a két

quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tác giả

Mọi số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý

khách quan, trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CB Cán bộ

CBCC Cán bộ, công chức

CNH, HDH Céng nghiép héa, hién dai hoa QLNN Quản lý nhà nước

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

UB MTTQVN Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Đoàn TNCSHCM Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Cựu CB Cựu Chiến binh

LH Liên hiệp

VN Việt Nam

THCS Trung học cơ sở

Trang 6

DANH MUC CAC BANG BIEU

Trang

Bang 2.1 Giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của các giai Gan 2000 QOD a scsssscsssesssussanssavscbssssnapsovesnerscisscosonscsiyesvisouveees :

Bảng 2.2 Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 -

DOWD (id thurs t6) 0001020900910) ốc `

Bang 2.3 Biên chế cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bình Dương -.- 42

Bảng 2.4 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo trình độ văn HÓA: yiisss6ssey 42 Bảng 2.5 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo trình độ chuyên môn 43

Bảng 2.6 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo trình độ lý luận chính trị 44

Bang 2.7 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo trình độ quản lý nhà nước 44

Bảng 2.8 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo trình độ ngoại ngữ, tin học 45

Bảng 2.9 Điểm trung bình về mức độ hài lòng đối với công việc 48

Bảng 2.10 Kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã 52

Bảng 2.1 1 Phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ, công chức cắp xã 33

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐÓ THỊ

Trang

Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo cấp ở tỉnh Bình Dương l5

Hình 2.1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ CBCC cấp xã giai đoạn 2008 - 2012 36 Hình 2.2 Trình độ lý luận chính trị CBCC cấp xã giai đoạn 2008 — 2012

Trang 8

vi MUC LUC

Nội dung Trang

MEY OBEN ƠI) ca reo 2020212255112 E Tran Do ng In cu rễ na rnaeeeatz rắn se tre i ii

Danh mie cac tit Viét tit eesccccsssssesssceccsssssnseseccssssnseseccsssssneseecessssuneesesessssnesecesssnss iii Danh mục các bang biGU escscssssssesssccssssssesesscesssssnsesecessssnuscescssssunseecsesssssneseeseeeeessn iv Danh myc hinh va d6 thi ssescccccssssssesecsccsssssssesseccssssneesesessssneesesessssniaeesessssnsnneesesees v

DAG LUG Sir csccccecessctevsoswavt sovoosvaustsuusccuvcassavestucscsatsvciscvaswesssussesteisass wuss svevscsvavardeasesidbesses vi

PHAN MO DAU 1

1 Ly do chon OB Tl, cocccecconschersanccecocegnovareucesascnasonerfeasedeseveancrrnecngsensacavecnecensvenesecese 1

D Miah inh niphien Cứu đề tA yasecscsescsovsssasenseccceossssvsesisewtasisctseoessecsertovecsessmasieteoned 4

3 Mu ti@u mghién Ou ececesesesssessescseseeesessseseseseseseseerstesnsaeeessaeseeeeeeneaseeaeenenes 5

3) Đ6i tượng VÀ phạm VE MAIN COU secaccogsscvocsasssescovsovsscovoovnevadosssrarscvasteviee oounrsases 5 BAe DION PUMP METICH UU cotteseresrayersceanaeranroatencaseanenereaeascentevsnrzrernccoureasysetnar=etenre 5 Ge Done eon mon Ca GO tal ess, jscss5es-cessis eau aeiioc mas rerrene mam mmscenit, 6 zp 16 111m0 ici ƯA ỚớớỚCớCớAốốỚCớCÔCớố Cố vs 6 CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE NGUON NHAN LUC CUA BQ MAY QUAN LY CAP XA VA CAC CHi TIEU DANH GIA CHAT LUQNG NGUON NHAN

8

1.1 Khái niệm, cơ cấu và vai trò của nguồn nhân lực . ¿-s¿ § 1.2 Bộ máy quản ly nhà nước theo cấp, khái niệm theo chức danh thuộc bộ

máy quản lý nhà nước ở tỉnh Bình Dương - - 55+ x+x+s+svs+> 18

1.3 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng

"9191800101 000 20

1.4 Những đặc điểm của nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LỰC CÁN BỌ,

CÔNG CHỨC CÁP XÃ TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực con người của tỉnh

Trang 9

vii

2.2 Những hoạt động đầu tư vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán

bộ, công chức cấp xã của tỉnh giai đoạn 2008 - 2012 -: 35

2.3 Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh

00 40

2.4 Kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cắp xã 45 2.5 Đánh giá của người dân qua kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công

Di nở ẺẻẺẻẺẻẻ 52

2.6 Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã 35 2.7 Kết luận chương 2 -2222+++EE22EY22+E2222111121712111111221222221111 xe 59

CHUONG 3 GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNG NGUON NHAN LUC

CÁN BQ, CONG CHUC CAP XA TINH BINH DUONG DEN NAM 2020 60

5:1 ND HỮU c0 i00 S622 S000) G080 8x80008aWSne ok aster bios ond the em oes ens 60

S219 11-4-1ntetrrdtf 0N CÔ ốc la across Tosa Smad Sosa ee 61

Trang 10

PHAN MO DAU

1 LÝ DO CHON DE TAI

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực dé

phát triển kinh tế, xã hội Vì vậy, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm “ Con người là

trung tâm của chiếc lược phát triển đồng thời là chủ thẻ phát triển”[16, tr.76] Trong

đó, nguồn nhân lực hành chính đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước,

quản lý xã hội Mục tiêu phát triển của đất nước ta trong thời kỳ mới đặt ra đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả các lĩnh vực trong đó có đội ngũ cán

bộ, công chức

Một trong bốn nội dung cải cách hành chính được để ra trong chương trình

tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 là “ đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”[18] Tiếp theo đó, chương trình tổng thể

cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định sáu nội dung chính

la: “Cai cach thé chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức; chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để

cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng

cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”[21] Trong các nội

dung đó, Đảng và nhà nước ta vẫn xác định “xây dựng và nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức” là một trọng tâm của chương trình Điều đó khẳng định rằng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một vấn đề cấp bách và liên tục

Đảng và nhà nước ta quan tâm đối với cán bộ, công chức là sự quan tâm toàn diện, không chỉ cán bộ, công chức cấp cao, lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức ở cấp trung ương, tỉnh, huyện mà cả cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Trung ương 5 - khoá IX khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của

Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham

nhũng, không ức hiếp; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp

Trang 11

tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, phường thị trấn đã đạt được những kết

quả khả quan, công tác tuyển dụng, bố trí, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ

chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đã được các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, chú trọng; số lượng và chất lượng đội ngũ

cán bộ công chức ngày càng tăng

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) là người thực thi nhiệm vụ ở một cắp hành chính trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là những người trực tiếp triển khai thực hiện các chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp

trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hằng ngày của nhân dân ở địa phương

và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Thực tiễn cho thấy nơi nào quan

tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở cơ sở, có đội ngũ CBCC đủ bản lĩnh về chính trị, vững về chuyên môn, tận tình phục vụ tổ chức, phục vụ nhân dân

thì nơi đó tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế, văn hoá phát triển, quốc

phòng an ninh được giữ vững Ngược lại, ở đâu chất lượng đội ngũ CBCC không được quan tâm, đội ngũ CBCC không đủ năng lực và bản lĩnh chính trị không vững

vàng, chế độ chính sách không thỏa đáng thì nơi đó tình hình kinh tế - xã hội khó

phát triển quốc phòng an ninh không ổn định Điều đó cho thấy, chất lượng đội ngũ

CBCC cấp xã có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và

đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tốc độ đô thị hóa nhanh, đứng thứ hai của cả nước về thu hút đầu tư

nước ngoài, dân số cơ học tăng nhanh, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao,

được đánh giá là một tỉnh năng động nhất nước Xuất phát từ yêu cầu phát triển của

tỉnh trong giai đoạn mới, đòi hỏi chất lượng đội ngũ CBCC nhà nước phải được nâng cao tương ứng, đặc biệt là chất lượng đội ngũ CBCC cắp xã phải từng bước

được nâng cao, đáp ứng sự năng động, nhạy bén và xử lý kịp thời đúng luật định

các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản và sự chỉ đạo

Trang 12

Do đó, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là công việc thường xuyên liên tục trong quá trình phát triển

Trong mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng, đòi hỏi từ thực tiễn phải có đội

ngũ CBCC cấp xã mạnh về năng lực, trình độ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ

đảm nhiệm Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi đội ngũ CBCC cấp xã

ngày càng phải đạt tiêu chuẩn theo chức danh, chương trình và nhiệm vụ Đó chính

là căn cứ để các cấp ủy Đảng thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo,

bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ và các chế độ, chính sách khác cho phù hợp Vì

vậy việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước vừa là mục tiêu cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ

thường xuyên, cắp bách trong tình hình hiện nay

Bình Dương hiện có 07 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã và 04 huyện); 91 đơn vị hành chính cấp xã (60 xã, 25 phường, 6 thị trấn) Cán bộ

xã, phường, thị trấn có 972 người, công chức 935 người, những người hoạt động, không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là 1.737 người

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyên trong tỉnh nhận thức rõ vị trí, vai trò, tằm quan trọng của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trần Đội ngũ này quyết

định chất lượng hoạt động cũng như chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở do

đó các cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng, áp dụng nhiều giải

pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC xã, phường, thị

trấn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi nhận thức về vị trí,

vai trò của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn; đổi mới tư duy và cũng là thực hiện

bước đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong

tình hình mới Bình Dương phấn đấu tất cả cán bộ chủ chốt và công chức chuyên

môn ở cơ sở phải có trình độ cao đẳng hoặc đại học; có nghiệp vụ về quản lý nhà nước; lý luận chính trị từ trung cắp trở lên, thành thạo tin học văn phòng

Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu dé tai “Nang cao chat lượng

nguồn nhân lực cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương đến

Trang 13

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Vấn đề nang cao chat lượng nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trấn là một

nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị,

đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Có

thể kể đến một số công trình:

Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước, vấn đề cán bộ, công chức chính quyền xã, phường, thị trấn được đặc biệt quan tâm Một số đề tài khoa học, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề này và hoàn chỉnh hơn

Duong Huong Son, Nang cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004)

Truong Tấn Hưng, Nâng cao chất lượng nguôn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã

trên địa bàn huyện Bồ Trạch — Tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh,

Trường Đại học kinh tế Huế, Đại học Huế (2009)

Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Tổ chức nhà

nước như:

- Th.S Nguyễn Thế Vịnh - Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ (2007),

Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá LX), Ha Noi

- Ths Nguyễn Tiến Trung: Tiếp (ực xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2011- 2020, Tạp chí tổ chức nhà nước số

4/2011;

- Ths Phí Văn mạnh: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức xã góp phần

phát triển nông nghiệp bằn vững; Tạp chí tổ chức nhà nước số 9/201;

- Ths Nguyễn Đức Mạnh: Phát triển, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực khu

vực công, Tạp chí tổ chức nhà nước số 4/2013;

Và còn nhiều đề tài, công trình khác nghiên cứu về vấn đề này

Những công trình nghiên cứu, tài liệu nói trên đã làm rõ lý luận cũng như sự

cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn Song cụ thể về đặc điểm, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trắn ở tỉnh Binh Duong thì chưa có công trình nào đề cập đến Đây là

Trang 14

nêu trên là tài liệu tham khảo quý báu có giá trị cho việc nghiên cứu, hoàn thiện bản

luận văn này và công trình nghiên cứu này không trùng với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bồ

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về nguôn nhân lực; đặc điểm nguồn

nhân lực CBCC xã, phường, thị trần và hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn

nhân lực

2 Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trần ở tỉnh Bình Dương trong những năm qua và chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế đó; đánh giá toàn diện

tổng thể nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bình Dương cũng như

những hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này ở tỉnh thời gian qua 3 Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán CBCC xã,

phường, thị trần Bình Dương đến năm 2020

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng nguồn

nhân lực CBCC xã, phường, thị trần (cấp xã), bao gồm cán bộ và công chức chuyên

môn quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 61, Luật Cán bộ, công chức năm 2008

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: đề tài chỉ tập trung đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

CBCC cắp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương,

- Về thời gian: đề tài chỉ đánh giá chất lượng nguồn nhân lực CBCC cấp xã

trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 Các giải pháp, kiến nghị trong

đề tài chỉ phù hợp đến năm 2020

- Giới hạn: Đề tài không đi vào đánh giá chất lượng nguồn nhân lực CBCC cắp xã qua chỉ tiêu về sức khoẻ và chỉ số phát triển con người

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để nghiên cứu một số chỉ

Trang 15

Để phân tích các số liệu sơ cấp, sử dụng phương pháp phân tích so sánh ý kiến đánh giá giữa các nhóm đội ngũ cán bộ, công chức theo các tiêu thức khác nhau thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS Các kết quả thu được sẽ sử dụng để phân tích và làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp

- Phương pháp định tính: được sử dụng để phỏng vấn những người trực tiếp

chịu tác động từ các hoạt động của CBCC xã, phường, thị trần nhằm đưa ra kết luận

về chất lượng công tác hoạt động của CBCC cắp xã Người dân của 23 xã, phường,

thị trấn có CBCC nghiên cứu Ở mỗi xã, phường, thị trấn có 10 người dân được

chọn làm các mẫu khảo sát

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá những vấn đề có tính

ước định, đặc biệt là tận dụng những kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các

chuyên gia để làm sáng tỏ các vấn đề có tính phức tạp

6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA DE TAI

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau:

- Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trấn

tỉnh Bình Dương hiện nay;

- Phân tích, đánh giá những hoạt động đầu tư vào việc nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương thời gian qua;

- Từ kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực CBCC

xã, phường, thị trấn sẽ chỉ ra những mặt đạt được cũng như nguyên nhân tồn tại để

từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan chức năng trong việc nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương đến

năm 2020

7 CÁU TRÚC CỦA ĐÈ TÀI

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, đề tài được kết cấu thành 3

chương, gồm:

Chương I Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực của bộ máy quán lý cấp xã

và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Chương này trình bày khái niệm, cơ cấu và vai trò của nguồn nhân lực; Bộ máy nhà nước quản lý theo cấp;

Khái niệm theo chức danh thuộc bộ máy quản lý nhà nước ở tỉnh Bình Dương: Khái

Trang 16

Chương 2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp

xã Chương này trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn

lực con người của tỉnh Bình Dương Phân tích thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Bình Dương và những hoạt động đầu tư vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh gian đoạn 2008 - 2012 Qua đó nêu lên những tôn tại, hạn chế của công tác này nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trần

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 Chương này dựa trên

thực trạng chất lượng nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thi tran tác giả nêu lên mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu để góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực CBCC cấp xã tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Sau cùng, dựa trên kết quả đánh giá, khảo sát thực trạng nguồn nhân lực

CBCC xã, phường, thị trấn, tác giả đưa ra kết luận và các kiến nghị đến các cơ quan

chức năng có liên quan trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CBCC xã,

Trang 17

Chương 1

CO SO LY LUAN VE NGUON NHAN LUC CUA BO MAY QUAN LY CAP XA VA CAC CHi TIEU DANH

GIA CHAT LUQNG NGUON NHAN LUC

1.1 KHÁI NIỆM, CO CAU VA VAI TRO CỦA NGUÒN NHÂN LỰC

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều

khía cạnh, do đó có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được hiểu như là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ

(vùng, tỉnh ), là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, quản lý

để tham gia vào quá trình triển kinh tế - xã hội như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng Với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh

tế - xã hội, nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là khả năng lao

động của xã hội Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động hay nguồn lực xã hội Có hai loại nguồn nhân lực:

Theo Phạm Minh Hạc, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của

một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ

khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người

lao động có kỹ năng, bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi

cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,

HDH) [6]

Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ năng lực xã hội và tính năng động xã hội Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra giá trị vật chất và tỉnh thần cho xã hội Xem xét nguồn nhân lực

Trang 18

ngừng nâng cao năng lực xã hội của nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo,

chăm sóc sức khoẻ Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng thì chưa đủ Muốn phát huy tiềm năng đó phải chuyển nguồn nhân lực sang trạng thái động thành vốn

nhân lực, tức là nâng cao tính năng động xã hội của con người thông qua các chính

sách, thể chế và giải phóng triệt để tiềm năng con người Con người với tiềm năng vô tận nếu được tự do phát triển, tự do sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị

lao động thì tiềm năng vô tận đó được khai thác phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn [4]

1.1.1.1 Nguồn nhân lực xã hội: Có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn

nhân lực xã hội Tuy nhiên, có thể xác định:

- Nguồn nhân lực xã hội là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có

khả năng lao động Độ tuổi lao động là khoảng tuổi đời theo quy định của luật

pháp mọi công dân có khả năng lao động nằm trong độ tuổi đó được coi là nguồn

lao động của đất nước

- Nguồn nhân lực xã hội được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng:

+ Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào việc quy định độ tuổi lao động Mỗi nước có quy định riêng về độ tuổi tối thiểu và tối đa cho nguồn lao động

Hiện nay, phần lớn các nước quy định tuổi tối thiểu là 14 hoặc 15; ở nhiều

quốc gia, ngay cả tổ chức lao động thế giới cũng không quy định giới hạn tuổi

tối đa mà để mở ở độ tuổi này Ở nước ta, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những

người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có tính thêm lao động trẻ em

và lao động cao tuổi Một cách chung nhất, có thể hiểu nguồn nhân lực là bộ phận

dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của luật pháp có khả năng tham gia

vào lao động Độ tuổi lao động được quy định cụ thể ở mỗi nước khác nhau Theo

Bộ luật Lao động Việt nam quy định tuổi lao động của nam từ 15 đến 60 và của

nữ từ 15 đến 55 tuổi

Trang 19

10

tinh than có quan hệ chặt chẽ và thống nhất, cấu thành nên mặt chất lượng của nguồn lực xã hội Trong đó, thể lực là cơ sở nền tảng để phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải trí thức, trí tuệ của con người vào hoạt động thực tiễn

Ý thức, tỉnh thần, đạo đức, tác phong là yếu tố chỉ phối hiệu qu hoạt động chuyển hóa của thể lực, trí tuệ thành thực tiễn Trí tuệ là yếu tố quyết định đến chất lượng

của nguồn nhân lực xã hội

Trong quá trình lao động, chất lượng nguồn nhân lực xã hội phụ thuộc vào

số lượng, chất lượng công cụ, máy móc trang bị cho người lao động Chính trình

độ công nghệ đặt ra yêu cầu và đồng thời làm thay đổi trình độ của người lao động Điều này được biểu hiện rõ rệt ở những nước có nền kinh tế kém phát

triển đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng con đường chuyển giao, nhập khẩu công nghệ tiên tiến Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tính

chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất càng cao thì mặt chất lượng, đặc biệt là

trình độ trí tuệ của nguồn nhân lực ngày càng giữ vai trò quan trọng Nguồn nhân

lực xã hội theo nghĩa đầy đủ phải được hiểu nó là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, đồng thời là nhân tố quan trọng của quan hệ sản xuất Vì vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phụ thuộc rất nhiều ở chất

lượng nguồn nhân lực

Như vậy, nguồn nhân lực mà chúng ta đang xem xét là nguồn lực con

người, là tiềm năng lao động của con người trong một thời gian nhất định Nguồn

nhân lực là động lực nội sinh quan trọng nhất, nó bao gồm sức mạnh của thể lực,

trí tuệ, tỉnh thần và sự tương tác giữa các cá nhân trong cộng đồng, là tổng thể các

tiềm năng lao động của một ngành, một tổ chức, một địa phương, một quốc gia

trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội vì tính năng động xã hội của con người, nhóm người, ngành, tổ chức, địa phương, vùng, quốc gia Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người

đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, nguồn lực này cần phải được sử dụng

đúng, hợp lý và có hiệu quả mới phát huy hết tiềm năng vô tận đó

1.1.1.2 Nguồn nhân lực trong một tổ chức

Nguồn nhân lực trong một tổ chức là lực lượng lao động của từng đơn vị, tổ

Trang 20

(cán bộ, công chức, người lao động ) có trong danh sách của một tổ chức, hoạt động theo các nhiệm vụ của tổ chức và được tổ chức trả lương

Nguồn nhân lực của tổ chức là những người tạo thành đội ngũ lao động trong

một tổ chức và thực hiện các hoạt động của tổ chức, họ được ký kết hợp đồng

với sự tham gia của các nguồn lực tài chính và vật chất của tổ chức đó Chức

năng của tổ chức là phải sử dụng tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách, biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng

giai đoạn phát triển Để quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực thì bên cạnh quy mô

nguôn nhân lực, vấn đề quan trọng hơn là xác định đúng cơ cấu nguồn nhân lực 1.1.2 Vai trò nguồn nhân lực

1.1.2.1 Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong những nguồn lực

quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của

yêu tố con người

* Con người là động lực của sự phát triển

Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (tài chính, tiền tệ), song chỉ có nguồn

lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác thông

qua con người mới phát huy được tác dụng Sản xuất ngày càng phát triển tạo cơ

hội để chuyển dần từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ

Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ:

- Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó Điều đó thể

hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người

- Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự tác động của con

người thì chúng chỉ là vật chất Chỉ có tác động của con người máy móc mới có thể

hoạt động

Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực, thì năng lực đó là

Trang 21

trong cho sự phát triển Đặc biệt đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển

như nước ta dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực

quan trọng nhất Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát

triển của đất nước

* Con người là mục tiêu của sự phát triển

Phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày cảng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh, Con

người là lực lượng tiêu dùng của xã hội và thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản

xuất và tiêu dùng Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó và ngược lại

Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu vật chất, tinh thần, số lượng và chủng loại hàng hóa đa dạng và

phong phú, chính điều đã tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội * Yếu tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội

Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những

điều kiện để hoàn thiện chính bản thân mình

Động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản

thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người Điều đó lý giải tại sao

con người được coi là nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển

1.1.2.2 Vai trò của đội ngũ CBCC cắp xã

Đội ngũ CBCC cắp xã là đội ngũ gần dân nhát, là cầu nối giữa Đảng với dân Đội ngũ này vừa phải thực thi các chủ trương chính sách, pháp luật từ cấp trên, vừa

phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đối với cấp trên, đồng thời cán bộ

cấp xã phải giải quyết các công việc hàng ngày có tính chất quản lý, tự quản mọi

mặt ở địa phương Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, CBCC cấp xã phải chịu sự

giám sát trực tiếp, hàng ngày của nhân dân

Đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững an ninh,

chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế của địa phương

Đội ngũ CBCC cấp xã là đội ngũ làm việc trong đơn vị hành chính cấp thấp

Trang 22

đơn vị hành chính cấp thấp nhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi mà mọi đường

lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trực tiếp đi vào cuộc sống, đồng

thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánh lại cho Đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp CBCC cắp xã hàng ngày phải giải quyết một

khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả mọi mặt của

đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng: vì vậy, nếu đội

ngũ này thiếu phẩm chất và năng lực sẽ gây những hậu quả tức thời và nghiêm

trọng về nhiều mặt cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung

1.2 BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO CÁP, KHÁI NIỆM THEO CHỨC DANH THUỘC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁP XÃ Ở TỈNH BD

1.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước theo cấp

1.2.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước theo cấp ở tỉnh Bình Dương

Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương được quy định tại

Điều 123 Hiến pháp 1992 và Điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân

dân năm 2003: “Ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành

của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách

nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cắp .”

UBND là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

và chỉ có một chức năng duy nhất là quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của UBND Trên cơ sở đảm bảo tính

thống nhất của pháp luật, UBND có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành

phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài

Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân

dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương được tổ

chức ở 3 cấp tương ứng đối với các đơn vị hành chính sau đây:

1 Tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

2 Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

Trang 23

Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước của các địa phương tỉnh và thành phó trực thuộc trung ương UBND cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành

viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác Thường trực UBND cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch UBND

Bộ máy giúp việc của cấp tỉnh gồm Văn phòng UBND và 19 sở, ban, ngành

Theo quy định mới tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP (do Chính phủ ban hành

ngày 4/2/2008, thay thế Nghị định số 171/2004/NĐ-CP) thì số Sở, ban ngành thuộc

ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin va Truyền thông, Lao động- Thương binh và Xã

hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND Chỉ có 3 Sở được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương là các Sở: Ngoại vụ, Quy hoạch và Kiến trúc, ban Dân tộc

UBND cấp huyện là cơ quan quản lý nhà nước của các địa phương huyện,

quận, thành phó trực thuộc tỉnh, thành phố UBND cấp huyện có từ 9 đến 13 thành

viên, gồm Chủ tịch, 2-3 Phó Chủ tịch và các ủy viên Thường trực UBND cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký Người đứng đầu UBND

cấp huyện là Chủ tịch UBND, trên danh nghĩa là do HĐND cùng cắp bầu ra

Các cơ quan giúp việc của cấp huyện gồm các phòng, ban trực thuộc: Văn phòng ủy ban nhân dân, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tang, Phong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo,

Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Dân tộc, Phòng Y tế, Thanh tra huyện, Phòng Nội vụ, Ban Quản lý các Dự án đầu tư và Xây dựng cơ bản

Ủy ban Nhân dân cấp xã là cơ quan quản lý nhà nước của các đơn vị hành

chính xã, thị trấn, phường UBND cấp xã là cơ quan quản lý nhà nước cấp cơ sở,

Trang 24

Thành phố THU DAU MOT Thị xã THUẬN AN Thị xã DIAN Huyện TÂN UYÊN Huyện PHÚ GIÁO Huyện BEN CAT Huyén DAU TIENG [

Hinh 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo cấp ở tỉnh Bình Dương

Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã có các công chức; Tư pháp - Hộ tịch, Địa

chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Văn hóa - Xã hội,

Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an

Bộ máy quản lý nhà nước theo cấp của tỉnh Bình Dương hoạt động theo quy

định chung của HIến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban

Trang 25

thành phố, 02 thị xã và 04 huyện); 91 đơn vị hành chính cấp xã (60 xã, 25 phường

và 06 thị trắn) Việc chia tách, thành lập đơn vị hành chính mới do Chính phủ quyết

định theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ

1.2.1.2 Tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

- Về cơ cầu tổ chức bộ máy cắp xã, gồm:

Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (HĐND&UBND) và 05 đoàn thể, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ), Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN), Hội nông dân (HND), Hội cựu chiến binh (HCCB), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (ÐTNCSHCM)

- Về cơ cấu chức danh cán bộ, công chức trong bộ máy cắp xã:

Khối Đảng gồm 7 chức danh: Bí thư, Phó Bí thư, Thường trực Đảng ủy (nơi

chưa có Phó Bí thư), Trưởng ban tổ chức Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đảng,

Trưởng Ban Tuyên giáo và Thư ký Đảng ủy

Khối Nhà nước gồm

+ Hội đồng nhân dân cấp xã gồm: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND

Trong đó một số xã Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND

+ Ủy ban nhân dân cấp xã gồm: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch và các Ủy

viên UBND

Khối Đoàn thể gồm: 05 Trưởng đoàn thể (Ủy ban MTTQ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Doan TNCS Hồ Chí Minh)

Công chức chuyên môn có 7 chức danh công chức gồm: Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây

dựng, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - Xã hội

~ Về phân loại cán bộ, công chức cấp xã, gồm 03 loại: Cán bộ, công chức và

những người hoạt động không chuyên trách Trong đó: Cán bộ có 11 chức danh, công chức có 7 chức danh

1.2.2 Khái niệm theo chức danh thuộc bộ máy quản lý nhà nước ở tỉnh

1.2.2.1 Khái niệm Cán bộ

- Cán bộ: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm

giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Trang 26

trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc, trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước

- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính

trị — xã hội

Theo khoản 2, Điều 61, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cấp xã quy định

cán bộ cấp xã bao gồm những người giữ các chức vụ sau: 1 Bí thư Đảng ủy;

Phó bí thư Đảng uỷ;

Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 10 Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

11 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

1.2.2.2 Khái niệm Công chức

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch Ls SD Ww SY ĐÓ

chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức

chính trị — xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc

Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân

quốc phòng; ., trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cắp xã, trong biên chế và hưởng lương từ

ngân sách nhà nước

Theo khoản 3, Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định công

chức cấp xã bao gồm 7 chức danh sau:

1 Trưởng Công an;

Trang 27

Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng — đô thị và môi trường; Tài chính — kế toán; Œ + Đ 9.) Tư pháp - hộ tịch;

7 Văn hóa - xã hội

1.2.3 Tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức cấp xã

Theo quy định của Chính phủ, tùy điều kiện phát triển kinh tế xã hội của

từng địa phương, UBND tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương ban hành quy định

cụ thể tiêu chuẩn chức danh CBCC phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương

mình dựa trên quy định Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng

Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn đối với CBCC xã, phường, thị trắn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn

1.2.3.1 Tiêu chuẩn chung

~ Có tỉnh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường

lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương;

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuy với dân

Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức

kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân,

được nhân dân tín nhiệm;

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hố, chun mơn, đủ năng

lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

1.2.3.2 Tiêu chuẩn đối với cán bộ cấp xã

Căn cứ tiêu chuẩn chức danh CBCC cấp xã được quy định tại tại Quyết định

04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn đối với CBCC

xã, phường, thị trấn; ngày 31/5/2007 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết

Trang 28

phường, thị trắn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Trong đó quy định tiêu chuẩn của từng chức danh (phụ lục 17), cụ thể như sau:

* Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chỉ ủy xã, phường, thị trấn:

+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu + Học vấn: trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: trình độ trung cấp chính trị trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý hành chính nhà nước

* Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND

+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu + Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, đã

qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến

thức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND cắp xã đối với Chủ tịch và phó chủ tịch

HĐND; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế đối với

Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND

* Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân,

Chủ tịch hội Cựu chiến binh:

+ Tuổi đời:

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu

- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi

tham gia giữ chức vụ công tác

- Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch hội Nông dân: Không quá 55 tuổi

đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu

- Chủ tịch hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi tham gia giữ chức vụ

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

Trang 29

20

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ

cấp trở lên

1.2.3.3 Tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã

~ Tiêu chuẩn:

+ Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên và không quá 45 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Trình độ chuyên môn:

Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: trình độ trung cấp hoặc đại học chuyên ngành phù hợp, bồi dưỡng chương trình huấn luyện Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Quân sự

Các chức danh còn lại: trình độ đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp

với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh được đảm nhiệm Riêng đối với 16 xã được

hưởng phụ cấp khu vực do Trung ương quy định yêu cầu trình độ tối thiểu phải tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên

- Trinh độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên

1.3 KHÁI NIỆM CHÁT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LỰC VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÁT LƯỢNG NGUỎN NHÂN LỰC CÁP XÃ

1.3.1 Khái niệm

1.3.1.1 Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể

hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân

lực Chất lượng nguồn nhân lực không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển

kinh tế, mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội bởi

lẽ chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư cách

không chỉ là một nguồn lực của sự phát triển, mà còn thể hiện mức độ văn minh của

một xã hội nhất định [2]

Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống và tỉnh

Trang 30

21

trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội của nguồn

nhân lực, trong đó trình độ học vấn là quan trọng vì đó là cơ sở để đào tạo kỹ

năng nghề nghiệp, là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của một con người 1.3.1.2 Chất lượng cán bộ, công chức

Chất lượng cán bộ, cơng chức khơng hồn tồn giống với chất lượng của các

loại hàng hoá, dịch vụ, bởi con người là một thực thể phức tạp

Theo Hồ Chí Minh, Người cho rằng người cán bộ, công chức có chất lượng thì phải hội đủ các tiêu chuẩn đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt trong đó phẩm chất, đạo đức là

yếu tố hàng đầu Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải luôn rèn luyện người cán bộ,

đảng viên có đủ đức và đủ tài, vừa hồng và vừa chuyên Người luôn quan tâm, động

viên và đìu dắt đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thấm nhuần đạo đức cách mạng,

thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư

Theo đó, chất lượng CBCC ở đây được xem xét một cách toàn diện từ trình độ,

năng lực; kỹ năng, phương pháp làm việc; hiệu quả thực thi công vụ; phẩm chất, đạo đức cán bộ, cơng chức; văn hố ứng xử cho đến sức khoẻ (thể chất, tâm lý) của họ Trong đó, yếu tố trình độ; yếu tố hiệu quả thực thi công vụ và yếu tố phẩm chát, đạo đức CBCC được xem là quan trọng nhất để xem xét chất lượng CBCC

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cấp xã 1.3.2.1 Trình độ của cán bộ, công chức cấp xã

Trình độ của đội ngũ CBCC cấp xã là mức độ đạt được về bằng cấp và mức

thành thạo ở lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương

Căn cứ vào đặc thù hoạt động và phạm vi lĩnh vực công tác, CBCC cấp xã cần có các loại trình độ sau: - Trình độ học vấn; ~ Trình độ chuyên môn; ~ Trình độ lý luận chính trị; ~ Trình độ quản lý nhà nước; ~ Trình độ tin học

Trình độ học vấn là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thức phổ

Trang 31

2

thông về tự nhiên, xã hội làm nền tảng cho nhận thức, tư duy và hoạt động của con

người Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định đến toàn bộ năng lực và

hiệu quả làm việc nhưng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng, đồng thời cũng là chỉ tiêu

quan trọng để đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã

Hạn chế về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế khả năng của người CBCC trong hoạt

động công, tác như: hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính

sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp trên; làm hạn chế khả

năng phô biến những chủ trương, chính sách đó cho nhân dân; làm hạn chế năng lực

tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng

Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngành

nghề nào đó Đây là những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn

của người CBCC, đặc biệt là công chức, những người thực hiện một công vụ thường xuyên trong cơ quan hành chính nhà nước

Trình độ lý luận chính trị là mức độ đạt được trong hệ thống những kiến thức

lý luận về lĩnh vực chính trị, lĩnh vực giành và giữ chính quyền, bao gồm các kiến

thức về quyền lực chính trị, đảng phái chính trị, đấu tranh chính trị Hệ thống kiến

thức này trang bị và củng cố lập trường giai cấp, lập trường quan điểm của Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam Nó giúp cho mỗi CBCC cắp cơ sở có quan

điểm và lập trường đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình

Trình độ quản lý nhà nước là mức độ đạt được trong hệ thống tri thức vẻ lĩnh

vực quản lý nhà nước, bao gồm các kiến thức về hệ thống bộ máy nhà nước, pháp luật, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước Hệ thống kiến thức này giúp người

CBCC hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì và thực hiện như thế nào, cụ thể

là họ được làm những gì và không được làm những gì; công cụ quản lý, kỹ năng và

phương pháp điều hành ra sao, hiểu được sự vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy

nhà nước nói chung và cắp xã nói riêng, từ đó thực thi công việc đúng pháp luật và có hiệu quả

Trình độ tin học là mức độ đạt được về những kiến thức, những kỹ năng trong

lĩnh vực tin học Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, trong xu thế hội

nhập, toàn cầu hoá nên kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức về tin học đối với

Trang 32

23

việc từ việc quản lý hồ sơ, văn bản đến việc giải quyết công việc đều thông qua hệ

thống máy tính và mạng internet Máy tính và kỹ thuật tin học là những công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng và chính xác, làm tăng năng suất lao động và giảm bớt

công việc cho người CBCC cắp xã Những kiến thức tin học mà CBCC cấp xã cần

nhất hiện nay đó là tin học cơ bản, tin học văn phòng (Word, Excel); những kiến

thức về kế toán máy, kế toán tổng hợp,

Tóm lại, đây là những kiến thức cơ bản mà một người CBCC nói chung hoạt

động trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong hệ thống cơ quan nhà nước cần phải có

để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu của vị trí công

tác

1.3.2.2 Hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức

Kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá đầu ra của quá trình thực thi

hoạt động quản lý nhà nước, là tiêu chí cơ bản phản ánh năng lực thực thi hoạt động quản lý nhà nước của cán bộ, công chức Kết quả thực hiện nhiệm vụ bao gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ riêng của cá nhân, kết quả thực hiện nhiệm vụ chung

của tập thể Kết quả thực hiện nhiệm vụ còn được xem xét trên nhiều khía cạnh

khác nhau ví dụ như kết quả thực hiện một vụ việc; kết quả thực hiện nhiệm vụ

trong ngày, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, trong năm, trong nhiệm kỳ

Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vốn

rất phong phú và đa dạng Chính vì vậy, đánh giá kết quả thực thi hoạt động quản lý nhà nước cũng hết sức đa dạng Có sản phẩm làm ra được kết quả ngay, ví dụ như

các quyết định xử phạt hành chính, nhưng cũng có những sản phẩm phải đến một năm thậm chí phải một thời gian dài mới có thể đánh giá được kết quả ví dụ như kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng hàng

năm hay như cho vay xoá đói giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng

Thông thường, việc đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của một cơ quan hoặc

đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của một cán bộ, công chức được tổ chức đánh

giá trong thời gian một năm

Trang 33

24

- Ban hành các quyết định quản lý hành chính nhà nước mà UBND xã được phép ban hành

- Triển khai các hoạt động quản lý hành chính cũng như cung cấp địch vụ công cho xã hội, công dân hay cho khách hàng có nhu cầu (hoạt động hành chính)

Chất lượng hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước nói

chung và của UBND cấp xã nói riêng trong nhóm thứ nhất được quyết định bởi chất

lượng của các văn bản quản lý hành chính Nhà nước mà UBND xã ban hành Như vậy, hiệu quả thực thi công vụ của CBCC cấp xã chính là chất lượng của các loại văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND xã và các quyết

định hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã

Hiệu quả thực thi công vụ của CBCC cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là: - Năng lực của CBCC (trong đó có trình độ, kỹ năng làm việc, phương pháp làm việc, tác phong);

- Kiến thức thực tế;

- Sức khoẻ (thể chát, tâm lý);

~ Năng khiếu bam sinh;

- Các điều kiện khách quan như: cơ chế, chính sách, pháp luật; cơ sở vật

chất kỹ thuật; chế độ đãi ngộ:

Như vậy hiệu quả thực thi công vụ của CBCC phản ánh một cách trực tiếp

việc nhận thức, khả năng giải quyết công việc, phương pháp và kỹ năng làm việc cũng như kết quả giải quyết công việc của CBCC

1.3.2.3 Đạo đức công vụ

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình,

cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi Đạo đức quy định hành vi, quan hệ

của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; Là những nguyên lý

(nguyên tắc) phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với

xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định

Theo đó, đạo đức công vụ là đạo đức của CBCC trong khi thực thi nhiệm vụ

của mình theo quy định của pháp luật, những chuẩn mực quy định nghĩa vụ của những người thừa hành Người công chức có đạo đức công vụ là thể hiện lương tâm

Trang 34

25

cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó

Ở nước ta, khái niệm này vẫn còn mơ hồ và chưa được luật hoá cụ thể Đây là vấn đề luôn được quan tâm, xem xét và nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau Tuy

nhiên, đạo đức công vụ là biểu hiện rất quan trọng của chất lượng CBCC nói riêng

và tính hiệu quả của nền hành chính nói chung Bởi nếu có đạo đức công vụ và có ý

thức cao về đạo đức công vụ thì CBCC sẽ thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực

và không vụ lợi cá nhân, bằng hết khả năng với tỉnh thần tận tụy, nhiệt tình phải

luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc; bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công; có thái độ cư xử đúng mực và phải ln hồn thiện; lấy

hiệu quả công việc làm niềm vui, lẽ sống và là động cơ để phấn đấu Với những

CBCC như vậy sẽ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, nền hành chính

hiệu lực, hiệu quả và trong sạch

Tuy nhiên, một bộ phận CBCC quan liêu, hách dịch, tham nhũng; tha hóa về

đạo đức, lối sống sẽ làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với

Nhà nước, làm suy yếu đội ngũ CBCC cũng như làm giảm hiệu quả, hiệu lực của

nên hành chính

1.3.2.4 Phương pháp và kỹ năng làm việc của cán bộ công chức

Phương pháp giải quyết công việc là cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ hay

một chủ trương, chính sách, một công việc cụ thể Nếu nhiệm vụ là việc phải làm

tức là trả lời cho câu hỏi “làm gì?” thì phương pháp là cách thức phải làm tức là trả

lời cho câu hỏi “làm như thế nào?” để đạt hiệu quả cao nhất

Phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá quá trình “xử lý” để đạt được kết quả đầu ra của thực thi hoạt động quản lý nhà nước Sẽ thật thiếu sót

nếu như đánh giá năng lực làm việc của CBCC chỉ xem xét kết quả mà không xem xét phương pháp làm việc Nếu như trình độ kiến thức là nền tảng giúp cán bộ quản

lý, điều hành đạt “lý” thì phương pháp giúp cán bộ quản lý điều hành đạt “tình”

Người cán bộ có trình độ kiến thức, có phương pháp hoạt động tốt sẽ thực thỉ hoạt

Trang 35

26

thuẫn trong nội bộ nhân dân sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc hoặt mất lòng dân Phương pháp giải quyết công việc thể hiện phong cách, thái độ ứng xử và sự

sáng tạo của CBCC trong thực thi nhiệm vụ Với mỗi việc phát sinh, người CBCC

có nhận định, đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất hoặc với mỗi đối tượng có cách ứng xử phù hợp Với kết quả giải quyết công việc như nhau nhưng người có phương pháp tốt sẽ cho kết quả trong thời gian ngắn nhất, kết quả đạt được sẽ có sức thuyết

phục cao, được nhân dân hài lòng hơn, tin tưởng hơn

Kỹ năng trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước của CBCC là khả năng vận

dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một lĩnh

vực nào đó vào thực tế Trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi rất nhiều

kỹ năng như: kỹ năng quản lý (thu thập và xử lý thông tin, phân tích, hoạch định, ra quyết định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá): kỹ năng lễ tân giao tiếp; kỹ năng vận động quần chúng; kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng; kỹ năng sử dụng các thiết bị nghiệp vụ; kỹ năng tác nghiệp Mỗi công việc, mỗi chức trách đòi hỏi có những kỹ năng khác nhau, ở những mức độ khác nhau Như vậy, phương pháp và kỹ năng của

cán bộ, công chức thể hiện chất lượng thực tế của cán bộ, công chức đó trong hoạt

động công vụ của họ

1.3.2.5 Một số tiêu chí khác

Chất lượng của CBCC còn được thể hiện thông qua một số tiêu chí thuộc về

thé lực, thẻ chất của mỗi CBCC như: Sức khoẻ (thể chất, tâm lý), độ tuổi, thâm niên

công tác, Những tiêu chuẩn này đã được quy định trong Luật Cán bộ, công chức

năm 2008

Sức khoẻ của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí

cơ bản là thể lực và trí lực Thể lực được đánh giá thông qua sức mạnh cơ bắp, còn

trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn, linh hoạt trong phản ứng, trong giải

quyết công việc Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có một sức

khỏe dẻo dai, bền bi thì cũng không thể biến năng lực chuyên môn ấy thành hoạt

động thực tiễn được: Một người có kiến thức, có năng lực được đào tạo cơ bản, có nhiệt tình tâm huyết với công việc, có sự tín nhiệm của mọi người nhưng quanh

năm đau ốm, như vậy thì không thể đảm đương được công việc được giao Hơn

Trang 36

27

thế sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khoẻ mạnh

cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của người cán bộ

cấp xa

Mặt khác, độ tuổi hay thâm niên công tác cũng biểu hiện phần nào năng lực của người cán bộ, công chức Thông thường tuổi càng cao, thâm niên công tác càng

lâu thì kinh nghiệm của CBCC càng nhiều, dày dạn, họ đã tích luỹ được nhiều kiến

thức, nhiều kỹ năng, phương pháp để giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả

Tuy nhiên, độ tuổi cũng chỉ là một tiêu chí phản ánh chất lượng CBCC một cách

tương đối Một số những người trẻ tuổi họ cũng rất ham hiểu biết, trình độ, năng lực

của họ khá cao mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế Vì vậy cần phải nắm được những đặc điểm này để sử dụng CBCC cho phù hợp với từng vị trí và năng

lực, trình độ của từng người trong mỗi cơ quan, tổ chức

1.4 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CUA NGUON NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CÁP XÃ

Đặc điểm của nguồn nhân lực CBCC xã, phường, thị trấn, đặc biệt là xã cho thấy hầu hết đội ngũ này đều là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có

quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng

Ngoài ra, CBCC cấp xã còn có những đặc thù khác và khi đề cập tới những đặc thù này cũng chính là nói đến sự khác nhau giữa CBCC cắp xã so với CBCC hành chính nhà nước nói chung, cụ thể là:

- Tính ổn định, liên tục công tác của CBCC cấp xã không giống như CBCC từ cấp huyện trở lên đến trung ương Cán bộ chủ chốt được bầu cử ở xã như tổ chức

Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ nếu không trúng cử thì việc sắp xếp, bố trí công tác khác về cơ bản không giống như CBCC khác Cũng chính vì thế khi được bầu giữ chức danh chủ chốt theo nhiệm kỳ số cán bộ

này được xác định là cán bộ chuyên trách và được hưởng chế độ như công chức, khi

hết nhiệm kỳ thôi không đảm đương chức danh chủ chốt, số cán bộ đã qua đào tạo,

có chuyên môn nghiệp vụ, uy tín và kinh nghiệm được bố trí vào các vị trí khác,

được chuyên hưởng theo chế độ công chức; số còn lại, do không đủ tiêu chuẩn thì

Trang 37

28

- Qua tổng kết thực tiễn hoạt động của chính quyền cơ sở cho thấy, những

công việc thuộc nội dung quản lý nhà nước của UBND cấp xã đòi hỏi phải được

thực hiện thường xuyên, chuyên nghiệp và do đó trong đội ngũ CBCC cấp xã có một bộ phận cần phải chuyên sâu, chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đó là công chức cấp xã (gồm có 7 chức danh)

- Bên cạnh 2 đối tượng nêu trên còn đối tượng cán bộ cơ sở được xác định là những người hoạt động không chuyên trách chiếm số đông và được hưởng phụ cấp

Trang 38

29

Chương 2

THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LỰC CAN BO, CONG CHỨC CÁP XÃ TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGUÒN LỰC CON NGƯỜI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bình Dương được tái lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Sông Bé cũ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 Sau khi chia tách, Bình Dương có diện

tích 2.695,22 km, với dân số là 648.317 người Cơ cấu hành chính của tỉnh lúc bay giờ gồm: 01 thị xã và 03 huyện với 77 xã, phường, thị trấn Đến ngày 31/12/2012,

toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An; các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng và 91 đơn vị hành chính cấp xã với 60 xã, 25 phường và 6 thị trấn, dân số toàn tỉnh là

1.768.848 người

* Vị trí địa lý

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2.695,22 km” xép thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ

~ Lãnh thổ của tỉnh có tọa độ địa lý như sau:

Vĩ độ Bắc: 10°51' 46" - 11930'; Kinh độ Đông: 106°20'- 106958!

~ Ranh giới hành chính của huyện:

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước; Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh; Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hô Chí Minh

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên A cách

sân bay quốc tế Tan Son Nhat va cdc cang biển chỉ từ 10 - 15 Km thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện

Trang 39

30

và đời sống, thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế tỉnh

nhà đi lên trong điều kiện hội nhập như hiện nay

* Địa hình, đất đai

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy

Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đắt Bình

Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam, rất đa dạng và phong phú

về chủng loại như: Đắt xám trên phù sa cổ, loại đất này phù hợp với nhiều loại cây

trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái; đất phù sa Glây, đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng Loại đất này sau khi được cải tạo

có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v

* Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam

Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ âm khá cao Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình

Dương từ 26°°-27°° Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3% và thấp nhất từ 16°°-

17° (ban đêm) và 18°F vào sáng sớm Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm

lên đến 2.113,3mm

* Thủy văn, sông ngòi

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương

thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa

khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng Bình Dương có 3 con sông lớn (sông Đồng Nai, sông Sài Gòn sông Thị Tính),

nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác có giá trị lớn về cung cấp

nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy, thuận lợi sản xuất

nông nghiệp và cung cấp thủy sản cho nhân dân

* Giao thông,

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Trong hệ thống đường bộ nỗi lên đường quốc lộ 13 — con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên

Trang 40

31

* Tài nguyên rừng, khoáng sản

Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc

hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh Trong những năm tháng chiến tranh

diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối làm cho rừng thêm cạn kiệt Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm

dn dưới lòng đất Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương

sớm hình thành như gồm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương

2.1.2.1 Kinh tế

Sau hơn 15 năm tái lập, từ một tỉnh nông nghiệp, cơ sở hạ tầng yếu kém, điểm

xuất phát thấp, nhờ biết khai thác tiềm năng, lợi thế vị trí địa lý, nhất là phát huy

nhân tố con người, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh, thành phố của

cả nước đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển công nghiệp, dịch vụ

nhanh trên cơ sở chọn lọc công nghiệp có công nghệ cao, hiện đại, công nghiệp cơ

khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ không gây ô nhiễm môi trường Phát triển nông

nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị Bên cạnh

đó, tỉnh cũng đã phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển, xây

dựng thành phố mới Bình Dương theo hướng văn minh hiện đại trong tương lai; các

khu dịch vụ công nghiệp; xây dựng hạ tầng đô thị có sự phối hợp với các tỉnh thành

trong vùng kinh tế trọng điểm dé phát huy hiệu quả đầu tư trong toàn vùng

Từ một tỉnh nông nghiệp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương nỗ

lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế, năng động sáng tạo, vượt qua khó

khăn thách thức để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội từng thời kỳ Đến cuối

năm 2012, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp với diện tích 9.073 ha và 8 cụm công

nghiệp với tổng diện tích 600 ha, tỷ lệ lắp kín diện tích cho thuê của các khu công,

nghiệp đạt 65%; của các cụm công nghiệp đạt 41% Năm 2012, tổng sản phẩm

trong tỉnh (GDP) tăng 12,5% Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp

với tỷ trọng tương ứng là 62% - 34,2% - 3,8% GDP bình quân đầu người 44.2 triệu

Ngày đăng: 04/01/2022, 19:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w