Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Gia Lai nghiên cứu nhằm xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LƯƠNG CHÂU TÙNG
QUAN LY NHÀ NƯỚC VE HOẠT DONG
XUAT NHAP KHAU TREN DJA BAN TINH GIA LAL
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
2019 | PDF | 117 Pages buihuuhanh@gmail.com
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TỊ LƯƠNG CHÂU TÙNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ HOẠT ĐỌNG
XUAT NHAP KHAU TREN DJA BAN TINH GIA LAI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tải luận văn “Quán Öÿ nhà nước vẻ hoạt động xuất
nhập khẩu trên địa bàn tính Gia Lai” là công trình nghiên cứu độc lập của
bản thân tôi Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bồ trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào
“Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề 4
7 So luge tai liệu nghiên cứu chính 4 § Sơ lược tổng quan tài liệu 7
9 Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN DE LY LUẬN CO BAN CUA QUAN LY
NHA NUOC VE HOAT DONG XUAT NHAP KHAU 10
1.1, KHAI QUAT QUAN LY NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHAU 10 1.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu 10
1.1.2 Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu ° 1§
1.2, NOL DUNG QUAN LY NHA NUGC VE HOAT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHAU 19
1.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển xuất nhập khẩu 19
1.2.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và quy định pháp,
luật về xuất nhập khẩu 20
1.2.3 Thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý xuất nhập khâu 24 1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu 25
1.2.5 Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động xuất nhập
Trang 51.3 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE
HOAT DONG XUAT NHAP KHAU Ở NƯỚC TA 28
1.3.1 Nhân tố khách quan 28
1.3.2 Nhân tố chủ quan 30
1.4, KINH NGHIEM CUA MOT SO BIA PHUONG VE QUAN LY NHA
NƯỚC VE HOAT ĐỘNG XUẤT NHAP KHAU 32 1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Kon Tum - 3 1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Thuận 34 1.4.3 Bai học kinh nghiệm rit ra cho tinh Gia Lai 36 KET LUAN CHUONG 1 39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỌNG
XUẤT NHẬP KHẤU TRÊN ĐỊA BÀN TĨNH GIA LAI 40
2.1 ĐẶC DIEM DIEU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XA HOI ANH HUONG
DEN HOAT DONG QUAN LY XUẤT NHẬP KHAU TREN DIA BAN
TINH GIA LAL 40
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 40
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 4
2.1.3 Đặc điểm quan hệ ngoại giao 45
2.2 THUC TRANG HOAT DONG XUAT NHAP KHAU TREN DIA BAN
TINH GIA LAI TRONG GIAI DOAN VỪA QUA 46
2.3 THUC TRANG QUAN LY NHA NUGC VE HOAT BONG XUAT
NHAP KHAU TREN BIA BAN TINH GIA LAL ° sl
2.3.1 Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu SI
2.3.2 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,
Trang 62.3.3 Thực trạng thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý xuất
nhập khẩu 61
2.3.4 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhả nước về hoạt động xuất
nhập khẩu tại Gia Lai “
2.3.5 Thực trạng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt
động xuất nhập khẩu 69
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG T2 2.4.1 Thành tựu n
2.4.2 Hạn chế 74
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 76
KET LUAN CHƯƠNG 2 79
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHAP KHAU TAI DIA BAN TINH GIA LAL 80
3.1 CĂN CỨ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP 80
3.1.1 Dự báo tình hình xuất nhập khẩu tại tỉnh Gia Lai trong những năm
tới 80
3.1.2 Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của tỉnh Gia Lai 8
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT DONG XUAT NHAP KHAU TAI DIA BAN TINH GIA LAL 88
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIỆT TẮT ASEAN [Hiệphội các quốc gia Dong Nam A DN Doanh nghiệp
FDI Vn dau tư trực tiếp nước ngoài FTA Tiệp định thương mại tự do GRDP “Tổng sản phẩm trên địa bản NK Nhập khâu
Trang 9DANH MỤC CÁC BẰNG Số thứ tự Nội dung Trang Bảng 2.1 | Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai 3
“Tổng hợp số lượng văn bản quản lý nhà nước về lĩnh Bảng 22 vực Xuất nhập khẩu tại Việt Nam đến năm 2018 ee = ng 44
Nội dung triển khai thực hiện nhiệm vụ đây mạnh xuất Bảng 243 khẩu hàng hóa tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020 4 Sơđỗ 2.4 [Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu _ | 57
Tiăng hóa thực hiện quy định kiếm tra chuyên ngành tại meas tạ hóa thực hiện quy di yên ngành tại | ạ
'Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh trong giai đoạn 2015-2018
Trang 10MO BAU
1 Tính cấp thiết của dé tài
Trong bồi cảnh chung của đất nước, các địa phương ở nước ta, trong đó
nhập
khẩu cũng tích cực khai thác lợi thế và đẩy mạnh hoạt động này nhằm tạo
có tỉnh Gia Lai, là địa phương có điều kiện để phát triển hoạt động xt
thành động lực phát triển kinh tế Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc
Tây Nguyên ở vị trí trung tâm của khu vực, có vị trí quan trọng về kinh tế,
chính trị và quốc phòng an ninh, là cửa ngỡ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên Đặc biệt tỉnh có chung đường biên giới đài
khoảng 90km với Campuchia cùng nhiều tài nguyên phong phú là điều kiện
để Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển các lĩnh vực kinh tế, trong đó có hoạt động
xuất nhập khâu
Chỉ tính riêng trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, tổng kim ngạch đạt 140 triệu USD Trong đó, Xuất khẩu đạt gần 119 triệu USD,
nhập khẩu đạt trên 21 triệu USD Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được thì trong hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn,
bắt cập như: Bộ máy quản lý còn chưa bố trí hợp lý, các cải cách hành chính
trong lĩnh vực thương mại chưa quyết liệt, chưa đồng bộ với những tiêu chuẩn
yêu cầu quản lý Cách thức và phương pháp quản lý xuất nhập khẩu còn thụ
động, các công cụ quản lý, điều hành chưa phát huy hết các chức năng, còn mang nặng về quản lý hành chính nên hiệu quả xuất nhập khẩu chưa cao Các
Trang 11lực về đội ngũ cán bộ còn hạn chế, còn thiếu về số lượng và chất lượng, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn tiếp diễn
Do vậy, việc hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu trong thời gian tới là một yêu cầu cắp thiết nhất đối với tại địa bàn tinh Gia Lai là nơi có nhiều điều kiện để phát triển về nông nghiệp xuất nhập
khẩu Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quán lý nhà nước vẻ hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Gia Lai” làm luận văn nghiên cứu của
mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
"Để tài xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở để đề xuất các giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu tại địa bàn
tỉnh Gia Lai
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu
+ Lầm rõ thực trạng quản lý nhà nước vẻ hoạt động xuất nhập khẩu trên
địa bàn tỉnh Gia Lai
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhả nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bản tỉnh Gia Lai trong thời gian tới
3 Cau hỏi nghiên cứu
+ Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn
tỉnh Gia Lai?
+ Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu trên địa bản tỉnh Gia Lai?
Trang 12Quản lý nhà nước vẻ hoạt động xuất nhập khâu trên địa bàn tỉnh Gia Lai
~ Phạm vi nghiên cứu:
+ VỀ không gian: trên địa bàn tỉnh Gia Lai
+ Về phạm vi nội dung nghiên cứu: làm rõ chức năng quản lý nhà nước
về hoạt động xuất nhập khẩu của chính quyền cắp tỉnh
thu thập để nghiên cứu từ năm 2013 đến hết năm 2017 Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về xuất nhập khâu đến năm 2020
+ Về thời gian: số liệt
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cắp và các tài liệu liên quan: sưu tam,
tra cứu và chọn lọc thông tin từ giáo trình, công trình nghiên cứu, các tạp chí nghiên cứu khoa học và các tài liệu có liên quan; khai thác số liệu trong niên
giám thống kê, số liệu hoạt động xuất nhập khẩu tại Sở Công thương và Cục
Hải quan tinh Gia Lai từ năm 2013 đến năm 2017
Phương pháp phân tích: dựa trên dữ liệu thu thập được tiễn hành phân
tích, tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu và quản lý nhà nước vẻ xuất nhập khẩu
từ đó đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm qua thực tiễn trên cơ sở đó xác định
những định hướng, mục tiêu và đề ra khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu tại dia ban tinh Gia Lai,
Phương pháp thư thập dit ligu: thông qua công tác trao đổi với các đối tượng là các cán bộ công chức Hải quan, Sở Công thương quản lý nghiệp vụ
liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa tại địa bàn tinh Gia Lai để điều tra đối
tượng là cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với số liệu điều tra là hàng hóa thực hiện quy định ki
tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu Ngoài ra còn thực hiện việc sưu tầm, tra chuyên ngành tại cửa khẩu nhằm nhận diện thực trạng công
Trang 13
giám thống kê, số liệu hoạt động xuất nhập khẩu tại Sở Công thương và Cục
Hải quan tỉnh Gia Lai từ năm 2013 đến năm 2017
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu; có thể trở thành nguồn tài liệu
tham khảo cho quá trình nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước vẻ xuất nhập
khẩu
+ Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đề xuất một số giải pháp trong việc tham
khảo các cơ quan quản lý của tỉnh trong việc hoạch định chính sách quản lý nhà
nước về xuất nhập khẩu địa ban tỉnh Gia Lai
7 Sơ luc tài liệu nghiên cứu chính
Trong quá trình tìm kiếm tư liệu nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy một số bài viết, đề xuất kiến nghị trong khuôn khổ một số văn bản liên quan đến quá
trình thực hiện luận văn
Luật Thương mại năm 2005 Số: 36/2005/QH11 của Quốc Hội có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và
động thương mại phù hợp với nguyên tắt
xác định các hình thức và quyền hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam [10]; nghị định số 187/2013/NĐ-CP “Quy định chỉ tiết thí
hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” [4] của
Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác
xuất khẩu, nhập khâu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa; nghị
Trang 14về việc mua và bán hàng hóa của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; nghị định 90/2007/NĐ-CP [3] của Chính phủ được ban hành để điều
chinh quyền xuất khẩu và nhập khẩu của các đối tượng cuối cùng là thương
nhân nước ngồi khơng hiện diện tại Việt Nam Đây là ba Nghị định chính tạo khuôn khổ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam
Giáo trình “Kinh tế ngoại thương ” do Giáo sư, Tiền sĩ Bùi Xuân Lưu và
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải chủ biên (2006)|7] đã trình bày nội
dung cơ bản về kinh tế ngoại thương, ngoại thương Việt Nam qua các thời kỳ, trên cơ sở đó tác giả đưa ra chiến lược và chính sách thương mại quốc tế của
Việt Nam
Một số công trình hợp tác về thương mại hội nhập và cải cách hi
tư châu Âu (EU- đại
hóa như Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và
MUTRAP) của bộ Công thương và Liên minh Châu Âu với mục tiêu tổng thẻ
nhằm hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu,
ASEAN và tiểu khu vực
Giáo trình “Kinh tế thuong mai” do GS.TS Bang Dinh Đào chủ biên
(2007)(5], trình bày các vấn đề kinh tế thương mại trong nền kinh tế thị
trường, chính sách quản lý thương mại và tổ chức quản lý hoạt động thương,
mại của doanh nghiệp sản xuất
Giáo trình “Quán jý nhà nước vẻ kinh tế”, Học viện Hành chính quốc
gia, Hà Nội của TS Lương Minh Việt (2010)[20)
Giáo trình giới thiệu hai nội dung chính đó là những vấn để lý luận
ching về quản lý nhả nước về kinh tẾ và quản lý nhà nước đổi với các Tinh
vực kinh tế cụ thể Đối với những vấn đề lý luận chung, tác giả đã chỉ ra sự
cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý nhà nước về kinh tế và những kiến thức chung về
Trang 15tế Ngoài ra sự cần thiết phải đổi mới, phương hướng đổi mới và tằm quan trọng của các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế hiện nay cũng được đề cập
đến Đối với quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế cụ thể, tác giả nêu
lên sự cần thiết đặc biệt cũng như nội dung của quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại và đối với doanh nghiệp từ đó đưa ra những vấn đẻ cần phải đổi
mới doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Sách “Quản jý nhà nước về kinh tế" của GS.TS Phan Huy Đường
(2015)[9], NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận chung về quản lý nhà nước vẻ kinh tế; trong đó, nêu rõ sự cần thiết và tính khách quan trong quản lý nhà nước vẻ kinh tế 'Đặc biệt, trong bồi cảnh hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thi nên
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên càng thấy rõ được tằm quan
trọng, vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế đối với quá trình điều hành kinh tỀ
vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo sự ồn định và phát triển kinh tế đất nước Tác giả đã để cập đến những đặc trưng chủ
yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nêu rõ được quy luật kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các nguyên tắc quản lý nhà nước vẻ kinh tế; xác định được đối tượng,
nội dung quản lý nhà nước về kinh tế để từ đó biết được Nhà nước cần tập trung
Trang 168 Sơ lược tống quan tài liệu
8.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì xuất nhập khẩu có
cơ hội hoạt động trong môi trường thuận lợi và đảm bảo theo quy định của
quốc gia và quốc tế Mỗi quốc gia, khu vực thì với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà các nước có quan điểm khác nhau về quản lý xuất nhập khẩu Vì vậy, các dé tài nghiên cứu của họ thường tập trung vào nghiên cứu
và phân tích xu hướng phát triển qua các số liệu thu thập từ quốc gia đồ vả so chính
ìng cụ của từng quốc gia để thể hiện sự phát triển thương mại của họ
Introduction to China's Growing Role in World Trade (Giới thiệu về vai
sánh với các quốc gia khác từ đó đưa ra kinh nghiệm thông qua c
trò của Trung Quốc trong thương mại quốc tế) của Robert C Feenstra, Shang-
Tin Wei (2010) [21] phân tích quan điểm và các cơ hội, thách thức của Trung
'Quốc khi mở rộng và phát triển thương mại quốc tế
Thương mại và tăng trưởng: dẫn đầu trong xuất khẩu hay nhập khẩu? Bằng chứng từ Nhật Bản và Hàn Quốc (Trade and growth: import-led or
export-led? Evidence from Japan and Korea) của Robert Z Lawrenee, David
E Weinstcin (1999) [22] đưa ra lập luận xuất khẩu của Nhật Bản có là ng ‘quan trong trong tăng trưởng
The World Trade Organization: law, practice, and policy (Tỗ chức
Thương mại Thể giới: pháp luật, thực tiễn và chính sách) của Mitsuo
Matsushita, Thomas JSchoenbaum and Peroes C Mavroidis (2006) [23]
cung cấp toàn diện lĩnh vực của WTO như trợ cấp, hỗ trợ quốc gia, hệ thống
xử lý tranh chấp, xem xét hiệu quả của WTO đối với pháp luật quốc gia và sự
tương tác của nó với các lĩnh vực luật khác, đặc biệt là thương mại của các
Trang 17
$2 Các công trình nghiên cứu trong nước
“Trong quá trình tìm kiếm tư liệu nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy một số
bài viết, để xuất kiến nghị trong khuôn khổ một số văn bản liên quan đến quá
trình thực hiện luận văn
Một số sách, luận án và luận văn cũng đã thực hiện các nghiên cứu về
để tài liên quan đến xuất nhập khẩu có liên quan đến đề tài tác giả đang
nghiên cứu như:
Cuốn sách “Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam: 20 năm đổi mới (1986-2005) ” của Tổng cục Thống kê (2006)[13] đã trình bày tổng quan về xuất nhập khẩu trong 20 năm đổi mới và các số liệu thống kê về xuất nhập
khâu của Việt Nam với các Châu lục, khối nước
Cuồn sách “đồng rào ph thuế quan trong chỉnh sách thương mại quắc
tế” của Nguyễn Hữu Khải chủ biên (2005)(9], đã đề cập đến những vấn đề lý
luận chung về hàng rào phi thuế quan và vấn để bảo hộ sản xuất trong nước, các quy định về hàng rào phi thuế quan của WTO và kinh nghiệm sử dụng
hàng rào phi thuế quan của một số nước trên thế giới đồng thời đánh giá việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan của một số nước trên thể giới
Cuốn sách nghiên cứu “Hiệp định thương mại tự do (FTA) Liệt Nam- EU” của PGS.TS Nguyễn Hà An (2013)[1], đã trình bay những trở ngại trong việc ký kết FTA giữa EU-Việt Nam và những cơ hội, thách thức FTA giữa
EU-Việt Nam đem lại cho nền kinh tế Việt Nam
Luận án “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đoàn Hồng Lê thực
Trang 18được thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu theo nội dung
quản lý nhà nước mà chỉ nêu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu theo khoảng thời gian trước hội nhập kinh tế và trong tiến trình hội
nhập kinh tế và khu vực đến năm 2007 nên cơ chế điều hành và chính sách xuất nhập khẩu trong thời gian này còn hạn chế
Luận văn “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu theo pháp luật Việt Nam” cha Trần Thu Trang (2012)[14], đã làm rõ những
vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phân tích đánh giá khái quát các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nêu các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong
it khẩu, thuế nhập kỈ
lĩnh vực thui ở Việt Nam tuy nhiên các giải pháp đưa
ra chưa gắn nhiều với các mặt tồn tại và nguyên nhân mà tác giả đẻ cập đến tại
“chương thực trạng
9, Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khâu
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước vẻ hoạt động xuất nhập khẩu
trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất
Trang 19“10
CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN CUA QUAN LÝ
NHA NUGC VE HOAT DONG XUAT NHAP KHAU
1.1 KHÁI QUÁT QUẦN LÝ NHA NUGC VE HOAT DONG XUẤT
NHAP KHAU
1.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu
a Khdi niệm và đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu
Trong thương mại quốc tế, các nhà kinh tế, nghiên cứu đưa ra rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động xuất nhập khẩu Tuy nhiên, các khái niệm này đều có đặc trưng cơ bản là: Xuất nhập khẩu là một hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hoá mà việc thực hiện được diễn ra giữa quốc gia này voi qui
gia khác, giữa khu vực này với khu vực khác (qua biên giới quốc ga) trên
phạm vi thể giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi và thỏa mãn những điều kiện
do luật pháp quốc tế và cả quốc gia đó công nhận
'Hoạt động này như một cầu nối giữa cung, cầu hàng hóa và dịch vụ của
thi trường trong và ngoài nước Do vậy, để tồn tại và phát triển phải có mỗi
quan hệ kinh tế hàng hóa - tiền tệ giữa các quốc gia vùng lãnh thổ và khả năng hội nhập, liên kết kinh tế với khu vực và quốc tế Hoạt động xuất nhập khẩu tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế góp phần vào việc cân đối trực tiếp các yếu tố sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và
lao động
Xuất nhập khẩu gồm 2 hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu Trong đó,
xuất khẩu là hoạt động bán hàng hố ra nước ngồi (kể cả khu vực trong nước nhưng được coi là khu vực hải quan riêng) theo hệ thống nhất định nhằm
Trang 20cơ cấu kinh tế, ổn định, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân trong nước Hoạt động xuất khấu
có nhiều hình thức khác nhau như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khâu ủy thác,
xuất khẩu gia công ủy thác, buôn bán đối lưu
Bên cạnh xuất khẩu thì nhập khẩu là một trong những hoạt động
thương mại vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia nhập khẩu là hoạt động mua
hàng hóa và dịch vụ tir nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái
xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận Cũng tương tự như xuất khẩu, nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà nó là hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tô chức bên trong và bên ngoài
Hoạt động này có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm
bảo sự phát triển ôn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt đề lợi thể so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên
môn hóa cao trong lao đồng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
b, Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu
'Hoạt động xuất nhập khẩu có đặc điểm cơ bản như sau:
Xuất nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động xuất
nhập khẩu - ngoại thương
Xuất nhập khâu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc
gia (hoặc vùng lãnh thổ quốc gia) nhưng được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định pháp luật của từng quốc gia và vùng lãnh thổ
Hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh
trong nước Bởi hoạt động này được thực hiện trên thị trường rộng lớn, liên
quốc gia và rất khó kiểm soát; đồng thời nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp của các quốc gia
khác nhau Cũng như được thanh toán bằng nhiều loại tiền ngoại tệ, hàng hố
Trang 2112
bn bán quốc tế Do vậy, hoạt động này thường xuyên bị chỉ phối bởi các yếu tố như chính sách, luật pháp, văn hoá, chính trị, của các quốc gia khác
nhau
Một số lý thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu
Có thể nói hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập
khẩu nói riêng là hoạt động trao đổi hàng hoá, tiền tệ đã có từ lâu đời Do vậy, tư tưởng, lý thuyết được đưa ra
để phân tích, giải thích về hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nền kinh tế Trong suốt quá trình nghiên các trường phái kinh tế khác
ứu, các học giả củi
nhau đã đưa ra nhiều tư tưởng, lý thuyết để lý giải vấn đề này, khẳng định những tác động của xuất nhập khẩu đối với sự tăng trưởng và phát triển của
nên kinh tế quốc gia theo trình tự nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ phiến diện đến toàn diện, từ hiện tượng đến bản chất Để hiểu
biết thêm về hoạt động xuất nhập khâu, cũng như cách nhìn nhận về nó trong những giai đoạn phát triển cụ thẻ, chúng ta cần xem xét một số lý thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu để đưa ra những hướng vận dụng các lý thuyết này vào thực tiễn xây dựng chính sách và pháp luật về xuất nhập khẩu như thể nào
cho phủ hợp
* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
“Theo quan điểm vẻ lợi thé tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tai nguyên sẵn có của quốc gia đó Do vậy, quốc gia phải biết chun mơn hố sản xuất loại hàng hoá mà họ có lợi thế hơn để trao đổi sẽ đạt được lợi ích tối đã cho mỗi nước Nhưng trên thực tế, điều này ít
Trang 22
`8
trong lập luận về lợi thể tuyệt đối là sự so sánh chỉ phí sản xuất của từng mặt
hàng giữa các quốc gia Nên lý thuyết này của Adam Smith có những điểm
hạn chế nhưng cũng giải thích được một phần nào đó của việc đem lại lợi ích
của xuất khâu giữa các nước đang phát triển về sau chinh David Ricardo la người phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, xây dựng lý thuyết về lợi thé so sánh * Lý thuyết lợi thế so sánh Trong lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả gia khác trong việc sản ja qui xuất tắt cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt
động xuất khẩu để tạo ra lợi ích Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc
sản xuất ra chúng ít bắt lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối)
và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có những bắt lợi hơn
(đó là những hàng hố khơng có lợi thế tương đối) Lợi thế này chính là từ sự
chênh lệch giữa các quốc gia về chỉ phí cơ hội Mà chỉ phí cơ hội của một
hàng hoá là một số lượng các hàng hoá khác người ta phải bỏ ra để sản xuất
hoặc kinh doanh thêm vào một đơn vị hàng hoá nào đó Như vậy, một trong
những điểm cốt yếu nhất của lợi thể so sánh là những lợi ích do chun mơn hố sản xuất, mặt khác thương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ
không phải là lợi thế tuyệt đối Lợi thế so sánh là đi ién cần và đủ đối với lợi ích của hoạt động xuất nhập khẩu
* Học thuyết HECKCHER- OHLIN
'Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thể so sánh của David Ricardo chỉ để cập đến mô hình đơn giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hoá chỉ với một nguồn đầu vào là lao động Vì thế mà lý thuyết của David Ricardo chưa
Trang 2314
động xuất khẩu trong nền kinh tế hiện đại, do đó sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lý thuyết này đã bộc lộ những hạn chế của nó Đẻ khắc phục những
hạn chế này Eli Heeksher và B.Ohlin trong tác phim: “Thuong mai liên khu
vực và quốc tẾ” đã bỏ sung mô hình mới trong đó ông đã đề cập tới hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động Theo hai ông, một nước sẽ xuất khẩu loại hàng
hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn của nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tổ đắt đỏ và tương đối khan hiểm ở quốc gia đó Hay nói một cách khác một quốc gia tương đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khâu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn
Nhu vay co so ly luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết
lợi thé so sánh của Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được
nguồn gốc của lợi thể so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các
nguồn lực sản xuất) Thuyết này đã kế thừa va phát triển một cách logic các yếu tố khoa học trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và các lý thuyết cổ
điển trước đó về xuất nhập * Lý thuyết bảo hộ hợp lý
Đây là lý thuyết nghịch với trảo lưu ủng hộ tự do hoá thương mại, học
thuyết được phát triển mạnh và vận dụng nhiều trong chính sách xuất nhập khẩu của một số quốc gia phát triển mạnh như Mỹ, Đức và các quốc gia phát
triển công nghiệp như Hàn Quốc, Brazin Tư tưởng cơ bản của thuyết này là
nhằm bảo vệ một số ngành công nghiệp mới phát triển, ngành còn non trẻ nên
cần thiết phải duy trì bảo hộ nhằm tránh nguy cơ bị tiêu diệt trước sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài Đại diện của thuyết này là A.Hamilton, ông
Trang 24‘1s
Nhu vay, cho đến nay đã có khá nhiều học thuyết về xuất nhập khẩu đã được đề xuất, phát triển và ứng dụng qua các thời kỳ lịch sử kinh tế khác
nhau, nhưng các học thuyết này chưa được hoàn thiện đặc biệt là trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay Do vậy, các học thuyết này cũng chưa thể trở thành cơ sở để các quốc gia xây dựng chính sách
phát triển hoạt động xuất nhập khâu của mình, mà còn tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia, từng thời kỳ khác nhau để ứng dụng lý thuyết nào cho phù 'hợp, đồng thời tiếp tục phát triển các lý thuyết mới phù hợp với xu thể và thời
đại
1.1.2 Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu a Khai niệm quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
Quản lý nhà nước về xuất nhập ,khẩu là hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành, do vậy trước khi đi tìm hiểu khái niệm này, chúng ta cần có
cách hiểu thống nhí
thuật ngữ quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một thuật ngữ được sử dụng khá phố biến ở nước ta với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là hai cách
tiếp cận theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà
nước từ cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
đến các cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, UBND c
cấp Cơ quan
kiểm sát như Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân các cấp Với nghĩa rộng này thì quản lý nhà nước chức năng tổng thể của bộ máy
nhà nước với tư cách là một tổ chức quyển lực và mang tính pháp quyền, là tổ
chức cơng quyền quản lý tồn xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp,
tư pháp
Trang 25"16
các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp Theo nghĩa này thì
hoạt động quản lý nhà nước không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp
của Nhà nước mà nó là hoạt động điều hành công việc hàng ngày của hệ
thống bộ máy hành chính nhà nước
Dù theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì hoạt động quản lý nhà nước cũng có những đặc điểm cơ bản phán ảnh bản chất của hoạt động quản lý nhà nước
như sau:
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước
~ Khách thể quản lý nhà nước là quá trình xã hội và hoạt động của con
người
~ Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và
hành,
~ Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính trực tiếp của Nhà nước trên
mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi mặt của đời sống
~ Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo Mang
tính chính trị, dân chủ, khoa học và được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy, con người và nguồn lực vật chất, kỹ thuật và nhiều nguồn lực khác
"Từ việc tìm hiểu và nghiên cứu các khái niệm quản lý nhà nước của các
học giả, các nhà nghiên cứu có thể rút ra một khái niệm chung nhất về quản lý
nhà nước như sau:
Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà
nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối
nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm
mục đích ôn định và phát triển đất nước
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động quản lý nhà nước cũng
được chuyên môn hóa, đây chính là cơ sở khách quan của việc phân chia hoạt động quản lý nhà nước thành
Trang 26`?
Như vậy, quản jý nhà nước về xuất nhập khẩu là là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước lên các quá trình và hành vi trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa va dich vu nhằm đảm bảo các quyền lợi cơ bản của Nhà nước, xã hội và các tổ chức
tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa
b Sự cần thiết quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhả nước về xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay xuất phát từ 2 lý do cơ bản như sau:
Một là, xuất phát từ vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền
kinh tế quốc dân Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bắt kỳ một quốc gia nào Hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nguồn tài chính rất lớn cho đất nước Vai trò của hoạt động này thể hiện qua những điểm sau đây:
Thứ nhất, thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh một quốc gia sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác nhau Đây chính là Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu sẽ giúp các quốc gia nhanh chóng đẩy mạnh trên thể gic mau chốt của công nghiệp hoá hiện đại hoá
việc áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu sẽ tạo được những sản phẩm có chất lượng cao mang tính
cạnh tranh trên thị trường thể giới tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia, đồng thời tiết kiệm được chỉ phí lao động của xã hội
Trang 27“18
Thứ ba, xuất nhập khẩu sẽ giúp tăng thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn cho đất nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thanh toán thương mại, tăng dự
trữ ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, Từ đó, tăng khả năng nhập khẩu các
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị tân tiến cần thiết cho quá trình phát triển đắt
nước
Thứ te, xuất nhập khẩu sẽ dẫn đến cạnh tranh quốc tế Nhờ có hoạt động cạnh tranh giữa các quốc gia, các nền kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất, dich vụ từ đó tạo ra năng lực sản xuất tốt hơn nhằm cạnh tranh tốt hơn Như vậy, quá trình
này sẽ nang cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung
Thứ năm, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ nâng cao vị thế của một quốc
gia không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn cả vị thế chính trị của quốc gia đó xuất nhập khẩu xuất phát từ nhu cầu thị trường thé giới do vậy nó sẽ đóng
góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo khả năng mở rộng và ổn định thị trường; mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất trong nước, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của
nên kinh tế; tạo điều kiện cho các ngành có lợi thế phát triển, đồng thời kéo theo các ngành khác phát triển để phụ vụ ngành lợi thế và ngành xuất khâu
Như vậy, với vai trò quan trọng như đã nêu trên của hoạt động xuất
nhập khâu thì càng đòi hỏi phải có sự quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, thực hiện hiệu hiệu quả quy định của pháp luật nhằm phát huy tối đa vai trò hoạt động này trong phát triển nền kinh tế quốc dân
Hai là, xuất phát từ thực trạng và những hạn chế trong hoạt động xuất
Trang 2819
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thời gian qua chúng ta vẫn còn rất
nhiều tổn tại, hạn chế nhất định như một số mặt hàng nông, thủy sản khó và
chưa tiếp cận được với các thị trường khó tính, đòi hỏi yêu cầu cao về chất
lượng và an toàn thực phẩm Phẫn lớn các mặt hàng xuất khẩu đều chưa xây
dựng được thương hiệu riêng, có chăng mới chỉ có một vài thương hiệu
nhưng cũng chưa khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường quốc tế và khu vực Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nước ta nói chung và tại các địa phương nói riêng còn thấp, chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến một số thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng và thị trường nhập khẩu tăng nhanh do công nghiệp phụ trợ trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu Một vấn đề quan
trọng nữa trong việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩn ở Việt Nam hiện nay
cần có sự quản lý của nhà nước đó chính là tỷ trọng hàng xuất nhập khẩu ở
nước ta hiện nay chủ yếu ở nhóm hàng do khối doanh nghiệp FDI sản xuất, nên khi nhóm doanh nghiệp này có sự biến động, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến
việc gia tăng kim ngạch xuất khâu của nước ta, trong khi đó các doanh nghiệp
FDI lại chịu sự tác động mạnh từ các hoạt động kinh tế toàn cằu Hơn nữa, tỷ
trọng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng, kim ngạch xuất khẩu nhưng lại chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa, chưa kéo doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
trong hoạt động xuất nhập khẩu cẩn có sự quản lý tích cực của
'Nhà nước thông qua các chính sách điều tiết để đảm bảo hoạt động này phát triển đúng quỹ đạo và trở thành động lực kinh tế của đất nước
12 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỌNG XUẤT NHAP KHAU
Trang 29`20
Nha nước cần xây dựng các chương trình cụ thể nhằm thực hiện các
mục tiêu lâu dài và trước mắt như xúc tiến thương mại q\ ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế, phát
triển công nghiệp chế biến, phụ trợ, logitics, nghiên cứu khoa học ứng dụng, và triển khai công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quản lý các
hoạt động xuất nhập khẩu thông qua quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ
thuật của từng lĩnh vực khác nhau Để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch trên, Nhà nước ban hành và thực thi nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm thế mạnh, các sản phẩm là thương hiệu quốc gia, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu
* Kết quả của việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch được đánh
giá qua các tiêu chí
= Mire độ ban hành chiến lược, kế hoạch, quy hoạch của tỉnh/thành phố có đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, có tằm nhìn xa không?
~ _ Các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch xuất nhập khẩu có mang lại hiệu
{qua va tao cơ hội cho doanh nghiệp tham gia góp ý vào các văn bản không?
~_ Các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch xuất nhập khẩu có phù hợp với các mục tiêu xuất nhập khẩu của tỉnh/thành phố đặt ra không?
~_ Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu về các chiến lược, kế hoạch, quy
hoạch của doanh nghiệp ở mức độ nào
1.2.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và quy định pháp luật về xuất nhập khẩu
a Quan điểm lãnh đạo của Đảng về hoạt động xuất nhập khẩu
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, ngoại
thương hoàn toàn do Nhà nước độc quyền, mọi hoạt động xuất, nhập khẩu
Trang 30“2
'Với chính sách đổi mới, hoạt động thương mại dần dần được mở rộng
sang các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tiến tới tự do hoá xuất, nhập khẩu Năm 1988, Nhà nước bắt đầu nới lỏng những hạn chế trong việc
thành lập các tổ chức kinh doanh xuất, nhập khẩu Để khuyến khích hoạt động
sản xuất và giao lưu thương mại, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về hợp
đồng kinh tế (1989) tạo khuôn khổ pháp lý cho các hành vi giao dịch kinh tế
trên thị trường
Bước sang thời kỳ 1990-1997, thực hiện chính sách xoá bỏ chỉ tiêu pháp
lệnh và tiếp tục xoá bỏ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, thoát
ina
khỏi cơ chế tập trung quan liêu, bao cắp, từng bước theo cơ chế thị trường Bộ
luật Dân sự (1995) và Luật thương mại (1997) ra đời tạo hành lang pháp lý ổn
định cho hoạt động xuất, nhập khẩu
“Tóm lại, qua 30 năm thực hiện đổi mới, Nhà nước đã từng bước xóa bỏ
chế độ độc quyền ngoại thương, biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hồi, xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá
trình thanh toán với đối tác nước ngoài, những rao cân phi thuế quan như chế
độ hạn ngạch, đầu mối xuất nhập khâu cũng dẫn được dỡ bỏ
b Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu
c Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu bằng
pháp luật theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng pháp luật thé gid
đảm bảo các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư trong nước và đầu tư nước cũng như các thỏa thuận song phương và đa phương đã cam kết nhằm
Trang 31
`2
Các quy định về Luật quản lý ngoại thương được Quốc hội ban hành
thông qua luật số 05/2017/QH14 gồm các quy định chung về xuất, nhập khẩu;
các quy định về biện pháp hành chính; các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch; các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động,
ngoại thương; các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương: giải quyết
tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương Các Bộ, ngành có liên
cquan và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động xuất nhập khâu
d Xây đựng và tổ chức thực hiện các chính sách xuất nhập khẩu “Chính sách quản lý xuất nhập khẩu là hệ thông những điều khoản, quan điểm, và phương thức mà Nhà nước sử dụng để ra quyết định nhằm tác động vào các chủ thể xuất nhập khâu và thị trường để giải quyết các vấn đẻ liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trong từng thời kỳ nhất định
Qua nghiên cứu một số tiến trình phát triển kinh tế trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, có thể thấy các nước đã và đang thực hiện các mô hình chiến lược xuất nhập khẩu chung nhất đó là xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững giữa chiều rộng và chỉ:
sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu, nhập khẩu có chọn lọc, chú trọng sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với
môi trường,
Tuy theo yêu cầu đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ, mỗi quốc gia xây dựng chính sách xuất nhập khẩu theo mục tiêu khác nhau Chính
sách xuất nhập khẩu bao gồm các bộ phân chủ yếu sau đây: ~ _ Chính sách nhập khẩu
Trang 32`23
~ _ Chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu bao gồm một số chính sách sau: © Mặt hàng cắm xuất khẩu, nhập khẩu ; tạm ngừng xuất khẩu, nhập ® Mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu theo giấy phép
© Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện
© Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu
«phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, kiểm tra nhà nước vẻ chất
lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
«Chính sách mặt hàng đối với loại hình khác (hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan
«Chính sách thị trường xuất khẩu, nhập khẩu
+ _ Chính sách khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu
'Việc tổ chức thực hiện các chính sách quản lý xuất nhập khẩu hợp lý sẽ tác động tích cực lên toàn bộ chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nhất
là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu Các chính sách mặt hang và cải cách thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa dé phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chỉ phí sản
xuất kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh Các chính sách thuế
góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí và giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp, giảm chỉ phí quản lý hành chính thuế của cơ quan hải quan Bên cạnh việc tổ chức thực hiện thì việc rà soát các thủ tục hành chính quy định về chính sách quản lý với hàng hóa xuất nhập khẩu được các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện để tiếp tục hoàn thiện quản lý chuyên ngành, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
quả xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và quy định
pháp luật về xuất nhập khâu được đánh giá qua một số tiêu chí sau:
Trang 33“4
khẩu về các quy định pháp luật về thuế quan, các biện pháp hành chính áp
dụng đối với hàng xuất, nhập khẩu theo quy định pháp luật, các thủ tục khai
báo hải quan, quy trình cắp giấy phép doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ~ Mức độ ban hành các quy định pháp luật có kịp thời, đồng bộ; sự can
thiệp của Nhà nước là thiếu sự điều tiết hay can thiệp quá mức
~ Hiệu quả của việc ban hành quy định pháp luật có tạo khung pháp lý ổn
định lâu đài, ít điều chính và bổ sung, đảm bảo công khai minh bach thong tin pháp luật không? ~ Việc xây dựng và tô chức thực hiện cÌ th sách xuất nhập khâu có hợp lý đối với thời điểm hiện tại không và doanh nghiệp có cân, hiểu, thực hiện cũng như tham gia góp ý kỉ khẩu không?
1.2.3 Thiết lập và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý xuất nhập khẩu Các công cụ quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu là các phương pháp,
cách thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp mà Nhà nước sử dụng nhằm điều
c quy định, chính sách xuất nhập
tiết hoạt động xuất nhập khẩu vận hành theo mục tiêu chiến lược đã hoạch định [8] Căn cứ vào tính chất, mục đích và đối tượng bị điều chỉnh để chia
các công cụ quản lý xuất nhập khẩu thành các loại khác nhau như: công cụ
'thuế quan và phi thuế quan, các hàng rảo thương mại
Việc điều tiết các công cụ quản lý xuất nhập khẩu nhằm thực hiện các
mục tiêu bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và lợi ích của từng cá thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu Vi vậy, để quản lý nhà nước đối với xuất nhập
khẩu đạt hiệu quả phải đảm bảo bằng một hệ thống công cụ hữu hiệu mang
tằm chiến lược, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và hội nhập của đất nước
Trang 34`25
chung chỉ các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Thuế xuất
2 mục dich el
cho ngân sách nhà nước; và (ii) Bảo hộ sản xuất trong nước Thuế xuất nhập
khẩu chính là hàng rào mang tính chất kinh tế về hàng hóa nhập khâu nhập khâu ra đời v: h là: (¡) Góp phần đảm bảo nguồn thu «Các cơng cụ phỉ thuế quan chủ ‘Hang rao phi thué quan là các
cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu
Một số công cụ phí thuế quan chủ yếu là:
~ Các biện pháp hạn chế định lượng,
~ Các biện pháp quản lý về giá tính thuế xuất nhập khẩu;
~ Quyền được kinh doanh xuất nhập khẩu và quy định đầu mồi xuất nhập khẩu; ~ Các rào cân kỹ thuật và môi trường, ~ Các rào cân liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI;
~ Các biên pháp tài chính ngân hàng; ~ Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
* Kết quả của việc thiết lập và sử dụng hiệu quả các công cụ xuất nhập khẩu được đánh giá qua các tiêu chí:
~_ Công tác kiểm tra thu thuế xuất nhập khâu
~_ Mức độ tuân thủ pháp luật, hiểu và sử dụng các công cụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
~_ Quyền và nghĩa vụ cũng như vướng mắc của doanh nghiệp trong việc
kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
được xây dựng để vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ vừa tạo thuận lợi cho các
Trang 35"26
tính hệ thống và quản lý theo mô hình trùng song Chính phủ vừa trực tiếp chỉ đạo Bộ Công thương điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hoặc Chính phủ thông qua các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương điều chỉnh các chủ thể xuất nhập khẩu nhằm tuân thủ mục tiêu đã hoạch định Trong đó, phải
đổi mới cơ chế quản lý, tạo môi trường hành lang pháp lý lành mạnh, bình
đẳng, cải cách mạnh mẽ các hệ thống thủ tục hành chính, chống phiền hà tiêu
‘cue Mặt khác, phải xây dựng chiến lược đào tạo dai han va đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung, các cơ
quan trực tiếp quản lý xuất nhập khẩu, đầu tư, dịch vụ nói riêng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
* Kết quả của việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vẻ hoạt động xuất
nhập khẩu được đánh giá qua các tiêu chí
~_ Cơ cấu tô chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập
khẩu hiện tại có tạo khung pháp lý lâu dài, công khai minh bạch và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu không?
~_ Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý xuất nhập khẩu có phù hợp với
phương pháp điều hành chung của Nhà nước hiện nay
~_ Sự phối hợp quản lý điều hành giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương
1.2.5 Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về hoạt động xuất nhập
khẩu
Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, đảm bảo tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu
Nội dung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm về hoạt động xuất nhập khẩu bao
Trang 36`27
thương mại, trốn thuế triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
hướng dẫn kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp kinh doanh địa điểm kho bãi, dịch vụ giao nhận có liên
quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; kiến nghị cơ quan nhà nước có
thấm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN về hoạt động xuất nhập khẩu; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thắm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về xuất nhập khẩu Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu đã quy định, các cơ quan chủ thẻ quản lý xuất nhập khẩu từ Trung ương đến địa phương tùy theo chức năng quyền hạn của mình
mà có những biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật đẻ chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu đi đúng hướng
* Kết quả của việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động xuất nhập khẩu được đánh giá qua các tiêu chí
~ Mức độ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý xuất nhập khâu tại thành phố là thường xuyên hay buông lỏng
~ Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm về xuất nhập khẩu
~ Các quy định kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về xuất nhập khẩu có phù hợp nội dung QLNN về xuất nhập khẩu và phương thức thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khâu có mỗi quan hệ mật thiết và tác động qua lại, bỗ sung cho nhau Các chiến lược, quy hoạch xuất nhập khâu tạo nền tảng cho triển khai các kế hoạch phù hợp từng
thời kỳ phát triển của đất nước Quy định pháp luật, chính sách được ban hành
iệc điều tiết của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng
Trang 37
`28
định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động,
xuất nhập khâu
Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hợp lý sẽ đảm bảo cquản lý chặt chẽ và tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu Để đạt được các mục tiêu đã định hướng, đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định
pháp luật, thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất nhập khâu phải được tiến hành thường xuyên
Ngoài Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp chức năng quản lý thống nhất về hoạt động xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước thì công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu còn liên quan đến các
Bô ngành khác như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ quản lý tổng thể nền kinh tế phải t nông thôn, ¡ hỏi Nhà nước với vai tr i vay, ết lập, vận dụng các chính sách và nguồn lực sao cho phù hợp để hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động
xuất nhập khẩu nói riêng có thể phát triển mang lại hiệu quả cao
1.3 NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN QUAN LY NHA NUOC
VE HOAT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA 1.3.1 Nhân tố khách quan
Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về
xuất nhập khâu nói riêng chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan Trong đó phải kể đến các yếu tố
khách quan như sau
+ Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Trang 38`29
sách hỗ trợ, chính sách phát triển hoạt động xuất nhập khẩu nói chung đều có tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu Sự tác
động này thể hiện thông qua hai mặt Mặt trực tiếp, nghĩa là những chính sách trực tiếp liên quan tới hoạt động hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập
khẩu Đó là những chính sách quy định về nội dung hoạt động quản lý nhà
nước về xuất nhập khẩu, phương pháp quản lý, hệ thống các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu Các quy định, chính sách này đều được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước Do vậy, một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đẩy đủ, không đồng bộ, còn th
sốt sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý Mặt tác đông gián tiếp của môi trường chính trị - pháp lý tới
hoạt động hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu còn thể hiện ở chỗ:
các chính sách quán lý nhà nước có tạo ra được một môi trường thuận lợi cho
hoạt động hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu phát triển hay không, hay tạo khó khăn cho công tác quản lý này Mặt khác, hoạt động xuất
nhập khẩu không chỉ là hoạt động trong nước mà nó là hoạt động thương mại
quốc tế, liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, do vậy ngoài những quy định pháp lý của riêng quốc gia, thì còn phải tuân thủ quy định và thông lệ quốc tế Do đó,
không ồn định, không tham gia tích cực và các thông lệ, quy định quốc tế sẽ
tu môi trường chính trị - pháp lý trong nước
gây khó khăn và cản trở cho các hoạt động xuất nhập khẩu, ngược lại nếu
quốc gia tham gia tích cực và các hiệp định thương mại của thể giới, khu vực
sẽ là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu
+ Điễu kiện về ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đắt nước
Say còn gọi là kinh tế- xã hội
Trang 39"30
trương hợp môi trường chính trị-xã hội Ổn định, thì sẽ giúp kinh tế tăng trưởng ôn định, ít lạm phát và xã hội ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh tế ôn
định và có điều kiện phát triển phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu Ví dụ
về nền kinh tế Việt Nam, mặc dù chúng ta mới chuyển sang cơ chế thị trường là một cơ chế kinh tế năng động nhưng lại bắt ổn định, vận hành theo cơ chế
thị trường, cơ chế này tạo nên những cơ hội và thách thức khác nhau cho nền
kinh tế cũng như những chủ thể kinh tế khác nhau Trong thời gian qua, do sự
ảnh hưởng từ môi trương bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, sự
biến đổi khí hậu khiến sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta chưa ồn định Thêm vào đó, do mới phát triển nn kinh tế thị trường nên chúng ta thiểu
nhỉ yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cả nền kinh tế Do vậy, các điều kiện này có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động quản lý và phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động xuất nhập khẩu nói
iêng
Bởi vậy việc nghiên cứu tác động của từng nhân tố cũng như tác động tổng hợp của các nhân tố tới hoạt động hoạt động quản lý nhà nước về xuất
nhập khẩu là hết sức cần thiết Từ đó tìm ra được những nhân tố nảo quyết định đến hiệu quả quản lý nhà nước cũng như các nguyên nhân dẫn đến những bắt hợp lý trong hoạt động hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập
khẩu ,, rồi từ đó đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý:
nhà nước về xuất nhập khẩu 1.3.2 Nhân tố chủ quan
+ Con người hay chính là đội ngữ cán bộ, công chức thực hiện công
tác QLNN về xuất nhập khẩu
Đây được coi là nhân tổ cơ bản trong tổ chức và điều hành hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu nói riêng Trong mọi hoạt động nhân tố con người luôn được xác
Trang 40uM
phối đối với các yếu tố khác Điều này luôn được khẳng định và chứng minh
bởi quá trình trình xây dựng và phát triển của nhiễu quốc gia trên thể giới
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, sự lớn mạnh của một quốc gia không còn phụ thuộc quá nhiều ở diện tích lớn hay nhỏ, dân số đông hay ít và tải nguyên có phong phú, đa dạng hay không, mà nhân tố con người mới mang tính
quyết định Do vậy, nhìn nhận vai trò quan trọng của nhân tố này trong hoạt
động quản lý nói chung trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu là điều quan trọng nếu muốn đạt hiệu quả cao trong công tác QLNN về xuất nhập khẩu
+ Cơ chế quản lý nhà nước vẻ xuất nhập khẩu
Đây được coi là hoạt động các tác động trực tiếp tới hoạt động hoạt
động quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu Nếu trong hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập khâu có được cơ chế vận hành, điều hành và chỉ huy thích
hợp, khoa học cùng với sự chỉ đạo, giám sắt sắt sao của đơn vị chức năng thì
chắc chắn chất lượng công tác này sẽ được đảm bảo, đồng thời cơ chế vận
hành phù hợp sẽ tạo điều kiện để công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu được tiến hành thuận lợi, mọi hoạt động có sự phối hợp chặt chẽ, lôgic
thì sẽ phát huy được hiệu quả
+ Các điều kiện vật chất phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu
Đây tuy là các điều kiện hỗ trợ hoạt động nhưng trong điều kiện hướng
tới nên hành chính nhà nước hiện đại, nền tài chính công trong sạch, minh
bạch phải được trang bị và sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất, máy móc, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ hoạt động, đặc biệt là việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu Các điều kiện vật chất ấy đóng vai tò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng quản lý