1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

94 10 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Trên Địa Bàn Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Trinh Ngoc Linh
Người hướng dẫn TRUONG BA THANH
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 13,83 MB

Nội dung

Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản hóa trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2014-2018; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn quận Sơn Trà trong thời gian tới.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRINH NGQC LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI

THAC THUY SAN TREN DIA BAN QUAN SON TRA,

THANH PHO DA NANG

LUAN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE

2019 | PDF | 93 Pages buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

TRIN

GỌC LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI

THAC THUY SAN TREN DIA BAN QUAN SON TRA,

THANH PHO DA NANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong ‘bat kỳ công trình nào khác

Tac giả

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề:

Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

3

3

Phương pháp nghiên cứu 4 Y nghia khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu Đề tài 5

Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu 6 7 2 3 4 5 6 1

§ Sơ lược tổng quan tải liệu

9 Kết cầu của đề tải §

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ

HOAT DONG KHAI THAC THUY SAN aU

1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE QUAN LY HOAT DONG KHAI

THAC THUY SAN 10

1.1.1 Một số khái niệm 7 10

1.1.2 Đặc điểm Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản 13 1.1.3 Vai trò Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội 16

1.2 NOL DUNG QUAN LY HOAT BONG KHAI THAC THUY SAN 17 1.2.1 Quy hoạch về hoạt động khai thác thủy sản 17 1.2.2 Chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản 18 1.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động khai thác thủy sản 19 1.2.4 Thực hiện các biện pháp bảo vệ, duy trì nguồn lợi thủy sản ven

Trang 5

1.2.5 Thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản 29 1.3 NHAN TO ANH HUGNG DEN QUAN LY HOAT ĐỘNG KHAI

THAC THUY SAN 30

KET LUẬN CHUONG 1 34

CHUONG 2: THYC TRANG QUAN LY HOAT DONG KHAI TH

THUY SAN QUAN SON TRA GIAI DOAN 2014 - 2018

2.1 DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE-XA HOI VA CAC TI

DANH GIA QUAN LY HOAT DONG KHAI THAC THUY SAN 35

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của Quận Sơn Trà 37 2.1.3 Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn quận Sơn

giai đoạn 2014-2018 40

22 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÊ HOẠT ĐỘNG KHAI THAC THUY SAN TREN DIA BAN QUAN SON TRA 47 2.2.1 Quy hoach hoat déng khai thác thủy sản trên địa bàn Quận Son Tra 47 2.2.2 Chính sách quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản 49 2.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản 3 2.2.4 Thực hiện các biện pháp bảo vệ, duy trì nguồn lợi thủy sản ven biến s8

2.2.5 Thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản 59

KET LUAN CHUONG 2 65

CHUONG 3: CAC GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY HOAT

Trang 6

hoạt động khai thác thủy sản - 69 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN LY HOAT ĐỘNG KHAI

THAC THUY SAN CUA QUAN SON TRA 7

3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch hoạt động khai thác thủy sản 71 3.2.2 Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về hoạt động khai

thác thủy sản 72

3.2.3 Hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về

hoạt động khai thác thủy sản T4

Trang 7

DANH MYC CAC BANG Tên bảng Trang

ị _ | BỘ UÊU chỉ đình giá rong quản lý tố chức thực hiện s "hoạt động khai thác thủy sản

+¡ | Điển tích, đân số, mật độ dân phô phân theo phường ae năm 2018

22 [Dãn số trung bình nam phân theo phường, 39

23 _| Nang Ive tau thuyền giai đoạn 2014 — 2018 B

24 _ | Tong hợp số liệu Tổ khai thác 36

5 | Xi Phat vi phạm pháp luật về hoạt động khai thác thủy sin 60

Trang 8

vẽ

2.1 [Dân số trung nam phân theo phường qua các năm 40

2:2 _ | Tông cơng suất tồn Quận 4

2⁄3 | Téng s6 tau thuyền toàn Quận 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐÔ

Sơ đồ Ten ‘Trang,

31 | W đồ bộ mây tô chức nhà nước quan Son Tra trong ] 5

quản lý hoạt động khai thác thủy sản

Trang 9

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu kmỶ, gấp 3 lần dign tich dat lién và có bờ biển đài 3.260 km Trong sự nghiệp xây dựng, bảo

vệ tổ quốc, biển có vai trò vị trí quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát

triển kinh tế - xã hội, bảo dim an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường của nước ta Những năm qua, kinh tế biển và lĩnh vực khai thác thủy sản của đất nước ta không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh và có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội Sự phát triển của ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng đối với Việt Nam không chỉ

về mặt kinh tế và môi trường mà cả về an ninh lương thực và an ninh xã hội Tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thể kỷ 21, Hội nghị lần thứ § Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã thông qua Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 “Vẻ chiến lược phát triển bổn vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045” Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 “Đưa Liệt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bên vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biển đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thể ô nhiềm, suy thối mơi trường biển, tình trang sat lở

bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tần các hệ sinh thái biển quan

trọng Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tổ trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển”

Trang 10

khai thác thủy sản của thành phố

Quận Sơn Trà có số lượng tàu thuyển phương tiện khai thác, đánh bắt

thủy sản chiếm hơn 2/3 số lượng tàu thuyền của thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên với thực trạng chung của cả nước và (hành phố Đà Nẵng, hoạt động khai thác của quận Sơn Trà nói riêng gặp rất nhiều khó khăn Hiện nay, cơ cấu tàu thuyền khai thác của Quận Sơn Trà chủ yếu là tàu công suất nhỏ, đánh bắt gần ‘bo dễ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, mắt cân bằng hệ sinh thái thủy sinh trong khi ngư trường lại chưa được khai thác hiệu quả; cơ cấu nghề khai thác chưa bảo đảm tính hợp lý, các nghề khai thác (nghề lưới kéo, nghề mành,

nghề đáy, nghề cá có quy mô nhỏ, đa nghề và sử dụng các các ngư cụ truy

thống), gây khó khăn trong việc kiểm soát khai thác trên các vùng biển Đà Ning chưa áp dụng phương pháp quản lý cộng đồng trách nhiệm đối với hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biễn ven bờ nên tình trạng vi phạm pháp luật

về thủy sản vẫn xây ra

Chính sách hỗ trợ của nhà nước không đồng bộ, chưa đủ mạnh, nhiều chính sách mang tính hình thức không đáp ứng và giải quyết được các khó khăn vướng mắc của ngư dân; Việc tổ chức, duy trì hoạt động của mô hình tổ đội, nghiệp đoàn gặp nhiều khó khăn do hi

dẫn cụ thể nào của nhà nước về cách thức tổ chức cũng như cơ chế hỗ trợ kinh phí

'Do đó việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động

nay chưa có quy định, hướng,

Trang 11

chung là vấn đề cắp bách trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo Đó là lí do mà tác giả chọn đề tài:'"Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thiy sản trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Ning’

nghiệp,

2 Mục tiêu nghiên cứu

“Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về lý luận về quản lý hoạt động khai

lẻ làm luận văn tốt

thác thủy sản, luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản của Quân Sơn Trà thời gian qua Đồng thời, xây dựng phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản ở Quận Sơn Trà nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay của Quận nói riêng và Thành phố Đà Nẵng nói chúng

Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động khai thác thủy sản Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản của Quận Sơn Trà giai đoạn 2014-2018 Xác định phương hướng và các giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản của Quận Sơn Trả trong thời

gian đến

3 Cau hỏi nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà

nước về hoạt động khai thác thủy sản ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, tập

trung vào những câu hồi như: Thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong thời gian qua như thế nào? Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản? Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động khai thác thủy sản 4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

xã hội của Quận; nội dung quản lý khai thác như thế nào và các nhân tố anh hướng đến việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn Quận Sơn Trà

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

'Nội dung: Công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở biển đối với những loại thủy sản có sẵn trong thiên nhiên

'Về mặt không gian: ĐỀ tài tập trung nghiên cứu hoạt động khai thác và công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bản quận Sơn Trả, thành

phố Đà Nẵng

'Về mặt thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018 và hướng tới năm 2030 Các giải pháp, đề xuất trong luận văn có ý nghĩa áp dụng đến năm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệt:

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập

từ các phòng ban thuộc quận Sơn Trà như các báo cáo về hoạt động khai thác thủy sản của HĐND, UBND quận, phòng Kinh tế quận Bên cạnh đó,

đề tài sử dụng các sách báo, dé tai, tap chi, các bài báo, giáo trình của các

Trang 13

động khai thác thủy sản của Quận Sơn Trả giai đoạn 2014 ~ 2018 và đưa ra giải pháp quản lý nhà nước về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của “Quận trong thời gian tới

$.2 Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp đối với các dữ

liệu, thông tin thu thập được từ Niên giám thống kê, từ báo cáo của các cơ quan chuyên ngành và địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến lĩnh vực hoạt động khai thác thủy sản; về quy hoạch, chính sách quản lý; tổ chức thực hiện; các biện pháp duy trì và bảo vệ nguồn lợi thủy

sản; thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác Từ

+ quả nghiên cứu phân tích số liệu nêu trên, những thông tin thu thập được, tác giả có được những nhận định, đánh giá sơ bộ thực trạng quản ý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bản Quận Sơn Trả giai đoạn 2014 — 2018, cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp 6 Ý nghĩa khoa học 'Về mặt khoa học Đề tài nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề cơ bản à thực tiễn của việc nghiên cứu Đề

về quản lý hoạt động khai thác thủy sản

Việc áp dụng các phương pháp thống kê trong tính toán và đánh giá tác

động của các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đang quan tâm là một quy trình

mang tính khoa học cao 'Về mặt thực tiễn

Trang 14

sách nhằm làm giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi thủy sản 7 Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu

Hoạt động khai thác thủy sản biển là một trong những thế mạnh của kinh tế Việt Nam Nhận thức được vai trỏ, vị trí của ngành thủy sản nói chung và khai thác nói riêng là thế mạnh của nền kinh tế Chính vì thé, thời gian qua đã có nhiều văn bản, chính sách, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản, có thể lược khảo một số văn bản chính sách, công trình nghiên cứu như:

Mai Văn Bưu, Đỗ Hoàng Toàn (2005), "Giáo trình quản lý nhà nước

về kinh

“Trong giáo trình này, tác giả tiếp cận các định nghĩa về quản lý nhà nước về kinh tế, vai trò của các chính sách trong quản lý nhà nước về

kinh tế, các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế

Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2008), “Giáo trình Kinh tế thủy

sản", Nhà xuất bản Lao động Trong giáo trình này, tác giả tiếp cận về nội dung quản lý nhà nước ngành thủy sản như mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý nhà nước ngành thủy sản; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước

ngành thủy sản

Trang 15

8 Sơ lược tống quan tài liệu

Hiện nay có rất nhiều tài liệu về thực trạng khai thác và công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam và Thành phố Đà Nẵng, điển hình là nghiên cứu “Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và

tương lai” của tác giả Vũ Văn Phái Nghiên cứu tập trung về đặc điểm chính:

vùng biển, đảo, các nguồn tài nguyên biển của Việt Nam, hoạt động khai thác thủy sản phát triển kinh tế biển trong tương lãi

Hay như bài viết với tiêu đề “xảy dựng khung phân tích đa chiều và hệ thống chỉ số đánh giá phát triển bền vững ngành thủy sản — Trường hợp mgành thủy sản Khánh Hòa “của tác giả Lê Thế Giới Nội dung chủ yếu nói về Thủy sản là ngành sản xuất có lợi th và tiềm năng phát triển ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng, đặc biệt nó gắn chặt với sinh kế của người dan

'Bên cạnh đó, qua việc tham khảo các bài viết trên các Trang thông tin điện tử của Thành phố Đà Nẵng, Quận Sơn Trả; các website của ngành Thủy sản có liên quan đến việc đánh giá quản lý hoạt động khai thác thủy sản, các chính sách hỗ trợ ngư dân; về công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác tác giả sẽ được tiếp cận số liệu, các chính sách quản lý đối với hoạt động khai thác thủy sản của Thành phố Đà Nẵng và quận Sơn Trà, cũng như 48 xuất giải pháp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy

sản trong thời gian đến

Trang 16

mang tính chất tổng quan, có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà

nước về hoạt động khai thác thủy sản Nhìn chung, các công trình đã nghiên

cứu ở các góc độ, địa bàn khác nhau với những phương pháp khác nhau, đã tập trung phân tích, đánh giá thực trang và các nhân tổ ảnh hưởng đến vai trò quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản để từ đó để ra các giải pháp phi hợp với thực tiễn của từng địa phương Các kết quả nghiên cứu trước có một số nội dung có giá trị, phù hợp với đặc diễm, thực trạng quản lý hoạt động khai thác thủy sản hiện nay mà Thành phố Đà Nẵng nói chung và Quận Sơn Trà nói riêng có thể vận dụng Và theo tìm hiểu thực tiễn của tác giả đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nảo về quản lý trong hoạt động khai thác thủy sản trên địa bản Quận Sơn Trà Đề tài ma tác giả lựa chọn nghiên cứu

không trùng với bắt kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đó Trong luận văn này, tác giả có kế thửa thành quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, kết hợp với việc thu thập số liệu thực tế, đi sâu nghiên cứu làm rõ thực trạng, nguyên nhân các tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực khai thác thủy sản của Quận Sơn Trà, từ đó tìm giải pháp quản lý năng lực khai

thác, tăng số lượng tàu cá xa bờ, giảm số lượng tàu cá ven bờ; chuyển dịch từ

nghề khai thác hiệu quả thấp, gây cạn kiệt nguồn lợi sang nghề hiệu quả cao, thân thiện với môi trường; cải tiến công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu; nâng cao trình độ và thu thập của lao động; giảm thiểu rủi ro, tai nạn trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

9 Kết cầu của đề tài

Trang 17

Phụ lục đẻ tài được chia làm 3 chương như sau:

Trang 18

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC

VE HOAT DONG KHAI THAC THUY SAN

1.1, NHUNG VAN DE CHUNG VE QUAN LY HOAT DONG KHAI

THAC THUY SAN

1.1.1 Một số khái niệm & Quản lý Nhà nước

“Quản lý nhà nước là một quá trình trong đó các cơ quan của hệ thống,

bộ máy quyền lực của một quốc gia từ cấp Trung ương đế: cơ sở thực

ối tượng là: hệ thống các tô chức kinh tế, các doanh

các tổ chức xã hội, các đoàn thể và các hộ gia đình trong xã hội bằng hiện các tác động vào nại công cụ hành chính, và các biện pháp phi hành chính nhằm đạt tới mục tiêu

phát triển được định sẵn thể hiện qua các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường” [9]

~ Các yếu tố cấu thành quản lý Nhà nước

Trong Chương §: Quản lý Nhà nước ngành thủy sản -Giáo trình Kinh tế

Thủy sản- của tác giả Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung ~ Trường Đại học kinh tế Quốc dân, bao gồm các yếu tố:

“Chủ thể quản lý nhà nước: là Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa

Trang 19

"

những người phục vụ cho các hoạt động khác nhau của các cơ quan, bộ phận của bộ máy công quyển trong quá trình thực thỉ chức năng quản lý nhà nước

Các đối tượng của quản lý nhà nước bao gâm: Các tỗ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công tác và các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận; các tổ chức phi Chính phủ hoạt động vì sự phát triển của cộng đồng xã hội

Các công cụ chủ yếu của Chính phú: Hệ thỗng pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật; các công cụ tài chính tiền tệ; hệ thống kinh tế

Các công cu để thực hiện quản lý nhà nước: Hệ thống văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành; hệ thống văn bản chế độ chính sách do các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước ban hành theo thẩm quyển của mình theo quy định của pháp luật

'Yêu cầu của việc xây dựng hệ thống pháp luật là bảo vệ và mang lại lợi ích tối đa cho cả Nhà nước và các đối tượng bị quản lý (các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, doanh nghỉ

, hộ gia đình )

'Yêu cầu của việc xây dựng, hoạch định các chính sách kinh tế và xã hội là phải thúc đẩy tạo ra sự phát triển bền vững của nền kinh tế, môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa xã hội mang bản sắc dân tộc Các chính sách kinh tế gồm có: chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, tài chính, chính sách khoa học, công nghệ: chính sách thị trường, chính sách bảo

hiểm rủi ro kinh doan Các chính sách xã hội bao gồm: chính sách việc làm và

thu nhập dân cư; chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách giáo dục, đào tao; chính sách xóa đói, giảm nghòo ”

b Quản lý Nhà nước về kinh tế

Trang 20

nước lên nên kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguôn lực kinh tễ trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiểu phát triển kinh tế đắt nước đã đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế Quản lý kinh tế là nội dung cắt lồi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác cuả xã hội Quản tý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản ý kình tế của Nhà nước" |9, Tr 21]

~ Quản lý khai thác thủy sản: Vào cuối những năm 40 của thế kỷ 20 thuật ngữ “quản lý nghề cá” được các nước có nghề cá phát triển ở châu Âu đề cập nhiều, nhằm có thoả thuận thống nhất về lĩnh vực quản lý nghề khai thác cá biển

Theo tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO - Food and Agriculture Organization) thì khái niệm quản lý nghề cá được hiểu như sau

Quản lý nghệ cá là một quá trình tổng hợp về thu thập thông tin, phân tích, quy hoạch, tư vấn, ra quyết định, phân bổ nguôn lợi, xây dựng và thực hiện các quy định hoặc các luật lệ và thí hành khi cần thiết, nhằm quản lý: các

hoạt động khai thác đề đảm bảo năng suất tiếp tục của nguồn lợi và đạt được các mục tiêu khác về khai thác thúy sản

Hội thảo quốc tế về nghề cá có trách nhiệm ở thành phố Cancun, nim

1992 (Mexico) đã thống nhất:

Quản lý nghề cá là “Hoàn thiện việc sử dụng bằn vững nguẫn lợi thuỷ sản hài hoà với môi trường; thực hiện nuôi trằng và đánh bắt không gây hại cho hệ sinh thái, nguồn lợi và chất lượng, kết hợp giá trị gia tăng với các sản phẩm thông qua quá trình vận chuyển để đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết; quản lý các hoạt động thương mại để cung cắp cho khách

>6]

Trang 21

3 Tir hai quan nigm trén, c6 thé khái quát quản lý khai thác thủy sản đó là việc 1 Điều tra đánh giá năng lực thủy sản 2 Lập chính sách và để ra mục tiêu quản lý 3 Lựa chọn và thực hiện các biện pháp quản lý, tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng như bảo vệ chúng

4 Tư vấn và hiệp thương với những người đánh bắt hoặc nhóm người có liên quan (trực tiếp hoặc không trực tiếp) đối với nguồn lợi thủy sản

5 Tham gia tư vấn với những người sử dụng nguồn lợi thủy sản

6 Báo cáo cho chính quyền, ngư dân và cộng đồng vẻ tình trạng của nguồn lợi thủy sản và biện pháp đã, đang và sẽ áp dụng

'7 Thiết lập hệ thống giám sát nhằm theo dõi việc tuân thủ các qui định đã được ban hành trong hoạt động thủy san

~ Quản lý Nhà nước về hoạt động khai

c thủy sản: *đó là việc

nhà nước sử dụng các công cụ hành chính, phi hành chính nhằm quản lý hoạt động khai thác thủy sản do các tổ chức, hộ gia đình thực hiện sao cho đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm tốn hại đến môi trường thiên nhiên như gây ô nhiễm hoặc làm cạn kiệt nguồn nước Đồng thời điều chỉnh các hoạt động của con người sống tại chỗ và những người tham quan, du lịch

được hưởng lợi mà không làm cho các nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị mắt đi

hoặc bị tổn hại, cũng như tạo các điều kiện về vật chất, tinh thin dé không ngừng phát triển các nguồn lợi thủy sản đã có và ngày một da dạng hơn”[7]

1.1.2 Đặc điểm Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản a Đặc điểm nghề khai thác thủy sản

Trang 22

thác khi phải lựa chọn các thông số kỹ thuật cho ngư cụ phủ hợp với từng loại đặc tính khác nhau Các thông số kỹ thuật phải làm sao vừa có tính kinh tế, đánh bắt được nhiều lại vừa có tính chọn lọc cao để bảo vệ nguồn lợi Một năm thường có 2 mùa khai thác: vụ Nam và vụ Bắc phụ thuộc vào gió mùa Tây Nam và Đông Bắc Vì vậy, nghề đánh bắt cá ở Việt Nam là một nghề khai thác đa loài, đội tàu khai thác cũng đa dạng về kích cỡ và trong nhiều trường hợp phải bố trí kiêm ghép nhiều nghề trên một đơn vị tà

Dac tính số lượng loài phong phú nhưng số lượng cá thể mỗi lồi khơng

wu thuyền nhiều, cũng gây khó khăn cho tổ chức chế biến, bởi vì mỗi mẻ lưới, mỗi chuyến biển phải mắt nhiều công phân loại cá, tôm Chất lượng và số lượng

nhiều khi không đáp ứng yêu cầu của chế biến công nghiệp

~ Mặc dù vùng nước ven bờ có độ sâu dưới 30m chỉ chiếm một diện tích gần 17% tổng diện tích thềm lục địa nước ta nhưng đã phải chịu áp lực khai thác rất cao dẫn đến nguồn lợi vùng ven bờ cạn kiệt Chỉ riêng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ được coi là vùng sinh thái có sản lượng khai thác cao nhất, hang năm có thé đạt tới trên 60% tổng sản lượng khai thác hải sản ở nước tà

~ Nguồn lợi hải sản nước ta nhìn chung không giàu, càng xa bờ mật độ hải sản cảng giảm, nguồn lợi hải sản cảng nghèo Thực tế khai thác xa bờ cho

thấy: lượng cá tiêu chuẩn xuất khẩu thấp Vùng khai thác xa bờ có nguồn lợi

Trang 23

~ Đời sống ngư dân ven biển nhìn chung là thấp, đông con, thiếu việc lâm Áp lực kinh tế đã tạo ra tỉnh trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi bằng, nhiều hình thức, đặc biệt nguy hiểm là sử dụng chất nổ, xung điện và xianua

b Đặc điểm quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản

Đó là thực thi quyền lực công và nhân danh Nhà nước về các hoạt động

khai thác hãi sản

Hiện nay Quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng Tuy nhiên, quản lý về hoạt động khai thác thủy sản vẫn thể hiện được bản chất riêng của Nhà nước

Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan Cụ th là

*Quy định của Bộ Thủy sản hoặc của Ủy ban nhân dân

tỉnh, thành phố về danh mục các loài thủy sản bị cắm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cắm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng tại các vùng biển hoặc từng tuyến khai thác; khu vực bị cấm khai thác và khu

vực bị cắm khai thác có thời hạn; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy

sản được phép khai thác Quy định đối với các tầu cá hoạt động tại tuyến bở Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến lộng Quy định đối với các tàu

cá hoạt động tại tuyến khơi:

Tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 90 sức ngựa (cv) trở lên và tàu cá

lắp máy có tổng công suất từ 50 sire ngua (cv) trở lên làm các nghẻ câu, rê, vây, chụp mực được hoạt động tại tuyến khơi;

Trang 24

Tàu cá hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi phải được đánh dấu để

nhận biết Bộ Thủy sản quy định cụ thể về dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá

hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi "[5]

1.13 Vai trò Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động khai thác thủy sản có một vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của các địa phương ven biển nói riêng Sản lượng khai thác thủy sản ở vùng biển được dùng làm thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu của người dân góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm Không những thế đánh bắt thủy sản còn là một lĩnh vực kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt ở những vùng ven biến góp phin xoá đói giảm nghèo, các vùng ven biển đã giảu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ đánh bắt thuỷ , hoạt động khai thác thuỷ sản là nguồn nguyên liệu

đầu vào trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của quận là ngành luôn giữ vị trí là một trong những lĩnh vực có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của địa phương Hằng năm thu về một lượng ngoại tế lớn, có đóng góp không nhỏ

vào GTSX của quận

Ngoài ra, hoạt động khai thác thủy sản góp phần bảo vệ an ninh, chủ

Trang 25

7

đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biển mà còn góp phần bảo vệ ANQP

Do đó, việc quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản có vai trò hết sức quan trọng nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hoạt động khai thác bền vững

1.1.4 Những tiêu chí đánh giá công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sẵn

Tình hình triển khai thực hiện các chính sách về công tác quản lý nhà nước của Trung ương và địa phương

Thu nhập và mức sống bình quân của ngư dân: Số lượng, trình độ và thu nhập của lao động khai thác thủy sản; số tai nạn trong khai thác thủy

sản;Số lượng tàu cá tham gia bảo hiểm

'Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tình trạng khai thác bắt hợp pháp; "biến động nguồn lợi thủy sản

1.2 NỘI DUNG QUẦN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN

1.2.1 Quy hoạch về hoạt động khai thác thủy sản

Mỗi quốc gia có các điều kiện tự nhiên đặc thù tạo ra tiềm năng đẻ phát

triển ngành kinh tế thủy sản, đó là quy mô về diện tích mặt nước "nội địa” và diện tích mặt nước biển có khả năng nuôi trồng hoặc khai thác các loài thủy

sản Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, sinh thái, Nhà nước có vai trò phân bổ

những diện tích mặt nước cụ thể vào phát triển thủy sản theo lợi thế tự nhiên, bằng việc thực hiện các công tác quy hoạch và phân vùng phát triển thủy sản

Trang 26

và loại thủy sản thích hợp có thể nuôi trồng phủ hợp, từ đó đưa ra những định hướng, các chỉ báo về các giống thủy sản có thể đưa vào sản xuất, có thé thuần chủng, hoặc có thể nuôi kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trên cùng một diện tích, trên một vùng sinh thái

Đối với khai thác thủy sản tự nhiên (trên các vùng nước mặt biển, hoặc

mặt nước sông, hồ có diện tích lớn) thì công tác quản lý nhà nước phải đưa ra được những chỉ báo về khả năng có thể khai thác tối đa trong khoảng thời gian nhất định (một năm hoặc một số năm), các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện được tham gia đánh bắt, khai thác và những nghĩa vụ phải tuân thủ mà Nhà nước đã đưa ra đối với những người tham gia đánh bắt thủy sản [7]

1.2.2 Chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản

Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

“Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản; Thực hiện đồng cquản lý tong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;

Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy san trên biển từ vùng khơi trở ra;

Phat t

Trang 27

19

1.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động khai thác thủy sản

'Yếu tổ quyết định thực hiện quản lý hoạt động khai thác thủy sản là yếu tố con người và tô chức, bộ máy quản lý Ở nước ta, bộ máy quản lý nhà nước

ngành thủy sản được xây dựng từ Trung ương đến địa phương, gắn với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp

a Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khai thác thủy sản từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách, đổi mới, hội nhập quốc tế nhưng cũng phải phủ hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện của từng địa phương

-ề

i tri, chite năng:

+ Tổng cục Thủy sản là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trong phạm vỉ cả nước, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật

+ Tổng cục Thủy sản có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp

+ Trụ sở của Tổng cục Thủy sản đặt tại thành phố Hà Nội ~ Về nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

* Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự

Trang 28

* Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài han, trung hạn, hàng năm, các chương trình, dự án, để án và công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;

* Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, tiến bộ kỹ thuật thuộc phạm vi cquản lý của Tổng cục

+ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Tổng, cục

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục

+ Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, để án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục

+ Về bảo tồn và phát triển nguỗn lợi thủy sản:

* Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công bố danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong sách đỏ Việt

Nam và các loài thủy sản cần được bảo vệ, tái tạo, phát triển; các loài thủy sản

bị cắm khai thác, cắm khai thác có thời hạn; quy định thời gian và khu vực

cấm khai thác, khu vực cắm khai thác có thời hạn, phương pháp khai thác,

loại nghề khai thác, ngư cụ bị cắm sử dụng, chủng loại, kích cỡ tối thiểu các

loài thủy sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác;

Trang 29

* Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ

môi trường sống của các loài thủy sản; bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi

thủy sản, biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản; bảo tồn quỹ sen, đa dạng sinh học thủy sản;

'* Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản ở từng vùng biển, ngư trường, các thủy vực, sông, hồ lớn; dự báo và công bé ngư trường, vùng khai thác thủy sản; xác định trữ lượng, sản lượng khai thác hàng năm ở từng vùng, biển, ngư trường;

* Quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiểm; hoạt động xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, sinh trưởng và trong cấy nhân tạo các loài thủy sinh vật nguy cấp, quý, hiếm

+ Về khai thác thủy sản:

* Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân vùng khai thác thủy sản; phân công, phân cắp quản lý khai thác thủy sản; quy phép khai thác thủy sản; điều kiện hoạt động khai thác thủy sản của tu cá nước ngoài

chế quản lý khai thác thủy sản; trình tự, thủ tục cắp, thu hồi gii

trong vùng biển Việt Nam và tàu cá Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản trong và ngoài vùng biển Việt Nam;

* Hướng dẫn 16 chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong,

hoạt động khai thác thủy sản;

* Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quy hoạch khai thác thủy sản, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tâu cá

+ VỀ đăng ký, đăng kiểm tàu cá:

Trang 30

* Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu cá; quản lý thuyền viên tàu cá; kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;

* Tổ chức thực hiện việc đăng kiểm tâu cá thuộc thẩm quyển quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Về đồng mới, cải hoán tầu cá:

* Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu cá;

lịnh mức kinh tế - kỹ thuật duy tu sửa chữa định kỳ đối với tàu cá; cơ sở đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tau ed

* Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đóng mới, cải hoán, duy tu, sửa chữa định kỳ tâu cá

+ VE nui

ig thily san

* Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; danh mục giống thủy sản; danh mục hóa chất cắm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, được sử dụng trong nuôi trồng

thủy sản; công nhận giống, thức ăn thủy sản theo quy định;

* Hướng dẫn, kiểm tra chất lượng, cắp phép xuất, nhập khâu giống thủy sản; thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; chế phẩm sinh hoc,

vi sinh vat, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

* Chỉ đạo, hướng dẫn,

mùa vụ nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản; thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, chất xử lý cải

tra việc thực hiện quy định về quy hoạch,

Trang 31

B

* Đánh giá và chỉ định tổ chức chứng nhận về nuối trồng (hủy sản; tổ

chức, kiểm tra, đánh giá, chỉ định và thu hồi chỉ định phòng thử nghiệm trong nuôi trồng thủy sản theo quy định;

* Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động quan trắc, cảnh báo, giám sắt, xử

lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; hoạt động khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định trong nuôi trồng thủy sản; phòng, tránh thiên tai trong nuôi trồng thủy sản

+ Về kiểm ngư:

'* Thực hiện quản lý nhà nước về kiểm ngư theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

* Tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện và xử lý các hành vỉ vi phạm pháp luật về thủy sản:

* Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiểm, cứu hộ, cứu nạn, trực đường dây nóng những vấn đẻ đột xuất, phát sinh nghề cá trên biển; ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tầu cá và ngư đân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

* Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyển chủ quyền, quyền tài phán của

quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật;

* Hướng dẫn thông tin liên lạc, phòng, tránh thiên tai, tìm kiếm, cứu

hộ, cứu nạn tâu cá trên

Trang 32

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chế biến, phát triển thị trường thủy sản theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ Nông, nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Quản lý dự án quy hoạch, điều tra cơ bản về thủy sản theo phân công, phân cắp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Tổ chức công tác thống kê; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin chuyên ngành thủy sản theo quy định của pháp luật

+ Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến ngư theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn

+ Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Quản lý t6 chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng viên chức và người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách,

chế độ đãi ngộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tham gia đảo tạo, bồi dường

chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyển quản lý của “Tổng cục theo phân cắp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Hướng dẫn và kiểm tra đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ theo phân cắp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 33

những và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống, lãng phí theo thẩm quyền

+ Quản lý tài chính, tải sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật

+ Quản lý đầu tư xây dựng theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn và quy định của pháp luật

+ Quản lý Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam và các nguồn tài chính của quốc tế hỗ trợ cho ngành thủy sản theo quy định

+ Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao

b Cơ cầu tỗ chức: bao gồm 6 vụ * Vụ Kế hoạch, Tài chính * Vu Khoa học, Công nghệ và Hợp tác qui * Vụ Pháp chế, Thanh tra * Vụ Báo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản * Vụ Nuôi trồng thủy sản * Vụ Khải thắc thủy sản 'Các cơ quan chức năng thuộc tông cụ gồm: * Van phòng Tổng cục * Cục Kiểm ngư * TRng tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản

Trang 34

+ Tổ chức công tác quản lý tàu cá, quản lý cường lực khai thác, nghề khai thác, mùa vụ khai thác, ngư trường khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản đối với từng vùng biển Đẩy mạnh phân

cấp quản lý tàu cá khai thác vùng ven bờ cho chính quyền địa phương nhằm

ting cường hiệu quả, hiệu lực quản lý sát với thực tiễn, giảm mạnh cường lực khai thác, bảo đảm duy trì và tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ

+ Phát triển mô hình tổ chức cộng đồng quản lý nghề cá cho từng vùng biển ven bờ hoặc cho từng đối tượng khai thác Tổ chức đào tạo nghề cho lao động khai thác thủy sản từ ven bờ ra xa bờ

+ Điều tra, giám sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản, thu thập thông tin nghề cá và dự báo ngư trường; điều tra thu thập số liệu nghề cá phục vụ quản lý nghề cá bền vững Thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tổn biển và khu bảo vùng nước nội địa Bảng 1.1: Bộ tiêu chí đánh giá trong quản lý động khai thác thấy sản "Tiêu chí Chỉ tiêu Số lượng, công suất tàu cá cơ cầu theo nhồm công suất, lhghẻ kh;

‘San lượng khai thác thủy sản

Tính bền vững Công nghệ khai thác và tổ chức sản xuất

thác và theo địa phương Vốn đầu tư phát triển khai thác thủy sản Co sé hau can va dịch vụ khai thác thủy sản

Thu nhập và |- Số lượng, trình độ và thu nhập của lao động khai thác mức sống thủy sản

ngư dân Số tai nạn trong khai thác thủy sản Số lượng tàu cá tham gia bảo hiểm

Trang 35

2”

'Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản,

Tính hợp pháp | Tình trạng khai thác bắt hợp pháp;

Biến động nguồn lợi thủy sản

“Tỉnh hình thực hiện chính sách quản lý hoạt động khai tác thủy sản của Trung ương,

Chính sách } Tinh hình thực hiện chính sách quản lý hoạt động khai ác thủy sản của địa phương,

cho việc ra quyết định một cách hệ thống, toàn diện và mạch lạc Ngoài ra, các chỉ tiêu sẽ thể hiện rõ quá trình khai thác, mức độ khai thác và nhà quản lý

e chỉ tiêu cung cấp thông tìn về xu thể, mô tà một trạng thái, hỗ trợ

sẽ căn cứ vào đó đưa ra các giải pháp phù hợp, tối ưu nhất (Ví dụ: khi tổng

công suất tàu tăng lên sẽ làm cho chỉ phí đầu tư tăng lên và khi tổng công suất tàu càng tăng, năng suất khai thác (CPUE) càng giảm đi và dẫn đến lợi nhuận

cho một đơn vị công suất sẽ giảm theo, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế

'Như vậy, khi nhìn vào diễn biến của CPUE, các nhà quản lý sẽ có các giải pháp nhằm cắt giám tổng công suất tàu Tuy nhiên, việc cắt giảm tổng công suất tàu sẽ làm ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng ngư dân (số lao động khai thác) và như vậy khi cắt giảm các nhà quản lý phải có các giải pháp cân đối sao cho phủ hợp với nguỗn lợi của từng vùng biển, cũng như tạo sinh kế cho ngư dân theo điều kiện xã hội của địa phương

Ngoài ra để đánh giá việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản, có thé

dựa vào các nhóm bộ chỉ số ngÌ

Nhóm 1 Chỉ số qui mô khai thác

1 Tổng sản lượng và Tổng cường lực khai

2 — Năng suất khai thác trên một đơn vị cường lực khai thác-

Trang 36

3, Coredu tau thuyền va nghd nghiép

Nhóm 2 Chí số sinh thái và nguồn lợi

1 Thành phần loài (phần trăm loài chính)

2 Chiều đài trung bình

3 Chiều dài trung bình cá thành thục

4 Chỉ số đang dang sinh hoe —H”

5 CPUE của nhóm sinh tháiloài nhạy cảm Nhóm 3 Chỉ số kinh tế xã hội

1 Gié tri sin luong

2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 4 Số laođộng Lương Nhóm 4 Chỉ số quản lý: 1 Số vụ đánh bắt bất hợp pháp 2 Tỷ lệ số tàu được cấp phép 3 Số khu bảo tồn biển được thành lập, 4 Số bãi để bị mắt di 1.2.4 Thực hiện các biện pháp bảo vệ, duy trì nguồn lợi thủy sản ven biến

Đối với hoạt động khai thác thủy sản nự nhiên, Chính phủ thực hiện quyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc:

+ Đưa ra các quy định hạn chế hoạt động khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trong thời gian nhất định hoặc lâu dài

Trang 37

29

Đối với hoạt động nuôi t

òng thủy sản, Chính phủ có thể

+ Đưa ra các quy định hạn chế về sử dụng nguồn nước đưa vào nuôi trồng nhằm không dẫn đến cạn kiệt trữ lượng nước

+ Đưa ra những quy định vẻ hạn chế các chất độc dẫn đến gây ô nhiễm

từ các hoạt động nuôi tring,

Đối tượng bảo vệ nguôn lợi thủy sản bao gồm các loài thủy sản, mơi trường sống của lồi thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy san

Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm "Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật thủy sản và quy định khác của pháp luật có

liên quan”

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản; Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiểm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;

Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản [5, Điều 13, 14]

1.3.5 Thanh tra, kiếm tra các hoạt động khai thác thủy sản

Chính phủ, Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra trực tiếp các quá

trình đánh bắt, xử lý bằng hành chính và kinh tế các trường hợp vi phạm quy

định đối với các hoạt động đánh bắt

Công tác thanh tra, kiểm tra luôn gắn liền với các hoạt động khai thác thủy sản nhằm mục đích để quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ pháp luật về hoạt động khai thác thủy sản Nội dung: thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp

x bảo

Trang 38

vệ nguồn lợi thủy sản; đăng ký, đăng kiểm tàu cá, bằng thuyền trưởng, máy trưởng, giấy phép khai thác thuỷ sản; nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, tàu cá không kẻ số đăng ký, bio hiểm thuyển viên, trang thiết bị thông tin liên lạc thực hiện kiểm tra, thanh tra trực tiếp các quá trình đánh bắt, xử lý bằng hành chính và kinh tế các trường hợp vi phạm quy định đối với các hoạt động khai thác

1.3 NHAN TO ANH HUONG DEN QUAN LY HOAT ĐỌNG KHAI

THAC THUY SAN

Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản chịu tác động của nhiều nhóm nhân tố khác nhau Trong đó gồm 3 yếu tố chính là:

1.3.1 Chính sách chung của Trung ương và thành phố

Các chính sách từ Trung ương và thành phố sẽ được triển khai thực hiện tại địa phương Nếu các chính sách mang tính khả th và thích ứng cao thì mang lại hiệu quả hoặc ngược lại sẽ kìm hãm hoạt động khai thác thủy sản

tại địa phương Ngoài những chính sách trên thì còn có các chính sách của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục thủy sản cũng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản tại địa phương Do đó, trong hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trên địa bản quận phải thường, xuyên cập nhật, nắm bắt được các nội dung về cơ chế chính sách của Trung

ương và thành phố cũng như tác động của các chính sách này đối với hoạt

động khai thác thủy sản trên địa bản quận Từ đó kịp thời điều chỉnh và thích ứng tong hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trên địa bản quận

Trang 39

31

Với một địa phương có môi trường kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản về mọi mặt “Chính quyền địa phương có thể chủ động về nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các

hoạt động khai thác thủy sản, tạo lập môi trường vốn thuận lợi cho ngư dân tiếp cận để thực hiện các dự án liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản, cũng như là vấn đề tiếp cận khoa học công nghệ một cách thuận lợi và dễ đàng hơn Đặc biệt kinh tế phát triển đảm bảo và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho cơ quan quan lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản của dia phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, các quy hoạch, kế hoạch về phát triển hoạt động khai thác thủy sản

- Môi trường tự nhiên

“Thứ nhất là, phạm vi nguồn lực mặt nước trải rộng tạo ra sự phức tạp đối với công tác quản lý nhà nước

'Yếu tố này nảy sinh do sự phân bố tự nhiên các diện tích mặt nước có điều kiện phát triển thủy sản rất đa dạng và không đồng đều giữa các vùng; quy mô về diện tích mặt nước ở từng vùng, trữ lượng nước trong mỗi sông, hồ, vùng mặt biển rất khác nhau Vì vậy đây là yếu tố tạo ra sự phức tạp lớn nhất đối với quản lý nhà nước các hoạt động thủy sản, thể hiện trên các mặt sau + Quản lý việc sử dụng nguồn lực mặt nước không giống nhau không thể hoặc rất khó có qui định chung nhất về các điều kiện trong sử dụng nợt nước hợp lý cho tất cả các vùng

+ Quản lý các quá trình tác động gây ô nhiễm nguồn nước khó chặt chẽ cho tính trải rộng và nhiều chủ thể cùng tham gia sử dụng

Trang 40

+ Tình trạng biến động về môi trường tự nhiên (bão, lụt, hạn rất khác nhau) do đó ảnh hưởng không giống nhau đến nguồn nước của từng vùng

Thứ hai là, tính đa dạng về các nguồn lợi thủy sản (nhiều giống, nhiều chủng loài thủy sản với tính sinh học và yêu cầu về điều kiện sống khác

nhau)

'Yếu tố này gây ra những khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản là khó xác định các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loài thủy sản được phép đưa vào sản xuất

~ Cơ sở vật chất

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thủy sản là Nhà nước phải điều chỉnh các hoạt động đóng mới và cải hoán phương tiện đánh bắt; phạm vĩ và quy mô khai thác, đưa ra những quy định ràng buộc người tham

gia đánh bắt (hủy sản với nghĩa vụ bảo vệ các nguồn lợi thủy sản tự nhiên Nếu số lượng tàu thuyền không đảm bảo các điều kiện ra khơi thì không những ảnh hướng đến việc khai thác thủy sản mà còn ảnh hướng đến sự an toàn về tính mạng của ngư dân Vì vậy đây là nhân tố mà công tác quản lý

nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản cần quan tâm

1.3.3 Yếu tố thuộc về cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động khai

thác thủy sản

Lao động khai thác thủy sản phần lớn là bộ phận dân cư nghèo, kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật khai thác rất hạn chế, do đó nhà nước phải có trách nhiệm đào tạo, tập huấn những kiến thức cơ bản cho ho

'Yếu tố này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải thực hiện những công việc sau:

Ngày đăng: 11/10/2022, 12:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN